MỞ ĐẦU Trong tố tụng dân sự, chủ thể tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện của đương sự có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương... Khi tham gia TTDS,
Trang 1ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Đề 8: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự
Nhóm học phần: N02.TL1.nhóm 2
Trang 2Hà Nội – 2012
BIÊN BẢN LÀM BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 MÔN HỌC LUẬT TỐ TỤNG
DÂN SỰ
Nhóm học phần: N02.TL1.nhóm 2 Nội dung đề tài: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự.
Qua quá trình làm bài tập nhóm tháng số 1, toàn thể nhóm thống nhất đánh giá xếp loại kết quả và mức độ tham gia đóng góp vào bài tập nhóm của các thành viên như sau:
1 340921 Triệu Hồng Hạnh
2 340930 Lê Thị Hương
3 341135 Lê Thị Hoa
4 341157 Lương Thị Liên
5 341205 Trần Thu Thủy
6 341252 Nguyễn Hồng Mây
7 341323 Quách Thị Loan
8 341357 Hà Thị Phượng
9 341624 Triệu Ngọc Thơ
10 341706 Nguyễn Thị Quỳnh Nga
12 341847 Phạm Phương Linh
Ngày 13/03/2012, TM.nhóm:
Nhóm trưởng
Nguyễn Thị Quỳnh Nga
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Trang 3A Biên bản làm bài tập nhóm tháng số 1 môn học Luật tố tụng dân
sự……….1
B Mục lục 2
C Bảng từ viết tắt……… 3
D Mở đầu 4
E Nội dung 4
I Một số vấn đề lý luận về người đại diện của đương sự trong TTDS 4
1 Khái niệm……….4
2 Phân loại……… 6
3 Cơ sở khoa học và ý nghĩa của việc xây dựng quy định pháp luật về
người đại diện của đương sự trong TTDS……… 7
II Người đại diện của đương sự trong TTDS theo pháp luật thực định.7 1 Khi nào chủ thể tham gia TTDS với tư cách người đại diện của đương sự? ……… 7
2 Quyền và nghĩa vụ của người đại diện cho đương sự trong TTDS… 10
3 Chấm dứt quan hệ đại diện trong TTDS……….11
III Thực trạng xây dựng và thực thi pháp luật về người đại diện của
đương sự trong TTDS, những hạn chế và kiến nghị khắc phục………12
F Kết luận 14
G Chú thích………14
H Phụ lục……… 15
Trang 4I Danh mục tài liệu tham khảo……… 18
BẢNG TỪ VIẾT TẮT
1 Tố tụng dân sự: TTDS
2 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011: BLTTDS
MỞ ĐẦU
Trong tố tụng dân sự, chủ thể tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện của đương sự có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương
Trang 5sự Sự tham gia của họ trong tố tụng có đóng góp đối với việc làm sáng tỏ vụ án, góp phần bảo vệ pháp chế Thực tế hiện nay, việc xác định địa vị pháp lý của người đại diện của đương sự là một vấn đề khá phức tạp, rất dễ mắc sai sót Vì vậy, trong yêu cầu hoạt động nhóm làm bài tập tháng 1 lần này, nhóm chúng tôi lựa chọn nghiên cứu
về đề tài: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự Qua nội dung bài luận
dưới đây là thành quả làm việc nhóm, chúng tôi sẽ trình bày cho bạn hiểu người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự là gì?, vai trò của họ, nêu và phân tích rõ ràng các quy định của pháp luật hiện nay về vấn đề đó cũng như đề cập đến thực trạng xây dựng và thực thi pháp luật về nó, đồng thời đưa ra một số kiến nghị khắc phục những tồn tại trong công tác này
NỘI DUNG
I Một số vấn đề lý luận về người đại diện của đương sự trong
TTDS
1 Khái niệm
Trước khi hiểu người đại diện của đương sự trong TTDS là gì, ta đi vào một
số khái niệm có liên quan TTDS là trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để tòa án giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách Khi tham gia TTDS, các đương sự có thể trực tiếp tham gia tố tụng hoặc sẽ có người khác thay mặt họ tham gia tố tụng thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
họ Trong trường hợp 2 sẽ làm xuất hiện một chủ thể mới trong TTDS được gọi là
“người đại diện của đương sự”, tồn tại một quan hệ pháp luật đại diện giữa đương sự
và chủ thể đó Theo điều 139 Bộ luật Dân sự 2005 thì: “Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.”, có
thể thấy đây là khái niệm về hoạt động đại diện theo pháp luật nội dung
BLTTDS chỉ liệt kê các loại người đại diện của đương sự mà không đưa ra định nghĩa thế nào là người đại diện của đương sự (tuy nhiên đây cũng là điểm vượt trội so với Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 - chưa đưa ra cách hiểu rõ ràng về người đại diện hợp pháp) Từ các quy định về quyền, nghĩa vụ của người đại diện của đương sự
Trang 6và xuất phát từ cách hiểu quan hệ đại diện trong dân sự thì có thể định nghĩa: “Người đại diện của đương sự là người tham gia tố tụng thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án.”(1)
Người đại diện của đương sự trong TTDS vừa mang đặc điểm của chủ thể trong quan hệ đại diện nói chung vừa có những đặc trưng riêng khi được đưa vào tham gia tố tụng dân sự với tư cách người đại diện của đương sự:
- Thứ nhất, tư cách người đại diện của đương sự được hình thành trên cơ sở quan hệ pháp lý đại diện trong tố tụng dân sự Quan hệ này có thể được xác lập theo pháp luật, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo sự ủy quyền Căn cứ tham gia tố tụng của người đại diện không phức tạp như người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (khi phải hội đủ các điều kiện luật định và được tòa chấp nhận cấp giấy chứng nhận tư cách này)
- Thứ hai, người đại diện nhân danh, thay mặt đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự; hoạt động phụ thuộc vào quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự và trong phạm vi ủy quyền Đây là điểm cơ bản để phân biệt người đại diện của đương sự với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Khác với người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, nhân danh chính mình một cách độc lập, song song với đương sự, để hỗ trợ, trợ giúp pháp lý, góp phần bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho đương sự; pháp luật quy định cụ thể địa vị pháp lý cho họ, họ không bị ràng buộc bởi quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự Chính vì vậy mà BLTTDS đã quy định tương đối cụ thể về quyền nghĩa vụ của người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự và gần như không quy định cho người đại diện của đương sự
- Thứ ba, về mục đích tham gia tố tụng của người đại diện cho đương sự: nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước tòa án Điều này giống như người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
- Thứ tư, người đại diện của đương sự có thể là cá nhân hoặc tổ chức Thông thường người đại diện của đương sự phải là cá nhân bởi chỉ các
cá nhân mới có thể tự mình chủ động thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương
sự Tuy nhiên BLTTDS, cũng cho phép cơ quan tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền lợi
Trang 7ích hợp pháp của người khác do vậy trong trường hợp này cơ quan tổ chức khởi kiện
sẽ là người đại diện theo pháp luật của người được bảo vệ - đương sự theo Khoản 2 điều 73 BLTTDS (ví dụ: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn trong hôn nhân, gia đình; công đoàn cấp trên công đoàn cơ sở trong việc bảo vệ tập thể người lao động…) và lúc này sẽ nảy sinh cùng lúc 2 quan hệ đại diện (quan hệ giữa cơ quan tổ chức khởi kiện với đương sự và quan hệ giữa người đại diện của cơ quan tổ chức với cơ quan tổ chức đó) Suy cho cùng, người trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng này đương nhiên là cá nhân
- Thứ năm, người đại diện của đương sự có năng lực hành vi tố tụng dân sự, năng lực này có liên hệ mật thiết với năng lực hành vi dân sự; không thuộc các trường hợp không được làm đại diện
2 Phân loại
Điều 73 BLTTDS quy định người đại diện bao gồm 2 loại là người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền Song trên tổng thể các quy định pháp luật thì người đại diện có thể chia làm 3 loại dựa vào căn cứ phát sinh quan hệ đại diện, giữa các loại có những điểm khác nhau:
- Người đại diện do tòa án chỉ định: Chỉ trong một số trường hợp nhất định quy định tại Điều 76 BLTTDS; phạm vi đại diện chỉ trong một
vụ việc cụ thể
- Người đại diện theo ủy quyền: Riêng loại người đại diện này không xuất hiện trong tố tụng dân sự về việc ly hôn; quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ chỉ trong phạm vi ủy quyền được ghi nhận trong hợp đồng ủy quyền
(Phần II sẽ phân tích rõ nội dung này, ngoài ra, bạn có thể tham khảo phần phụ lục phân biệt 3 loại người đại diện này).
Ngoài ra, dựa vào vị trí của người được đại diện, có thể phân chia người đại diện cho bị đơn; nguyên đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan… Dựa vào chủ thể được đại diện: người đại diện cho cá nhân; người đại diện cho cơ quan, tổ chức
3 Cơ sở khoa học và ý nghĩa của việc xây dựng quy định pháp luật về người đại diện của đương sự trong TTDS
Trang 8Xuất phát từ quyền được bảo vệ của cá nhân nói chung hay quyền tiếp cận công
lý, quyền khởi kiện theo nghĩa rộng của đương sự trong TTDS; nhà nước có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm cho quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của họ Mục đích của TTDS là nhằm giải quyết vụ án dân sự, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự Tuy nhiên, các đương sự không phải ai cũng có khả năng bằng hành vi của mình tham gia trực tiếp quá trình này (đối với tổ chức hoặc cá nhân bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự ) hay muốn tham gia (cá nhân có khả năng tham gia nhưng không muốn trực tiếp xuất hiện, người đại diện có hiểu biết hơn ) Do vậy, quy định người đại diện của đương sự có ý nghĩa rất lớn, đảm bảo cho đương sự được quyền bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tối đa trong nhiều trường hợp khác nhau Ngoài ra sự tham gia của người đại diện vào tố tụng còn có tác dụng nhất định trong việc làm rõ sự thật của vụ việc dân sự; góp phần thúc đẩy dân chủ, bảo vệ pháp chế (cũng chính từ vai trò quan trọng này của người đại diện cho đương sự mà chi phối nhiều quy định pháp luật TTDS về sau như vấn đề vắng mặt người đại diện)
II Người đại diện của đương sự trong TTDS theo pháp luật thực
định
1 Khi nào chủ thể tham gia TTDS với tư cách người đại diện của đương sự?
Để một người có tư cách là người đại diện của đương sự trong tố tụng dân
sự, trước hết người đó phải có khả năng bằng hành vi của mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự - tức năng lực hành vi tố tụng dân sự Năng lực hành vi tố tụng dân sự có liên quan mật thiết với năng lực hành vi dân sự Thông thường, đối với cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên, không mắc bệnh tâm thần và các tật, bệnh khác làm ảnh hưởng tới khả năng điều khiển hành vi tức không bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự Tuy nhiên, pháp luật quy định trường hợp đặc biệt đối với người đại diện theo ủy quyền cho đương sự (sẽ được đề cập ở phần dưới) Đối với cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định của mình đại diện cho đương sự thì không xem xét tới năng lực hành vi tố tụng dân sự, vì chúng luôn có năng lực này phát sinh và đi kèm với năng lực pháp luật tố tụng dân sự Để trực tiếp thực hiện các hoạt động tố tụng vì
Trang 9mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì các cơ quan, tổ chức này
sẽ phải có các cá nhân đại diện đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự tham gia quá trình
tố tụng
Điều kiện thứ hai để một người có thể là người đại diện của đương sự trong
tố tụng dân sự là họ không thuộc một trong các trường hợp không được làm người đại diện Điều kiện chung cho tất cả các loại đại diện được quy định tại khoản 1 điều 75 BLTTDS như sau:
Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:
a) Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ án với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
b) Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một
vụ án.
Như vậy, nhằm bảo đảm đúng mục đích, ý nghĩa của đại diện; pháp luật đã có quy định rõ ràng ngăn chặn các trường hợp mâu thuẫn về quyền và lợi ích, gây phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cần được đại diện trong TTDS Quy định này là tất nhiên và trên thực tế, nếu không có quy định này thì cũng rất hiếm trường hợp như đã kể trên
Phần tiếp theo đây, chúng tôi sẽ trình bày và phân tích cụ thể căn cứ phát sinh
và điều kiện đặc thù cho phép một người trở thành người đại diện cho đương sự trong từng loại đại diện cụ thể:
a) Người đại diện theo pháp luật của đương sự
Căn cứ để hình thành quan hệ đại diện này là do ý chí của nhà nước dựa trên cơ sở các mối quan hệ tồn tại sẵn có Đây là những suy đoán của nhà nước đảm bảo tốt nhất lợi ích của người được đại diện từ những người đại diện có mối quan hệ gắn bó nhất đối với người được đại diện
Cá nhân đại diện theo pháp luật của đương sự được xác định thông qua quy định của Bộ luật Dân sự 2005, cụ thể là Điều 140, trừ những trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật, của ngành luật TTDS thực định đặc thù Cơ
Trang 10quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mặc nhiên trở thành chủ thể tham gia TTDS với tư cách người đại diện của đương sự
b) Người đại diện do tòa án chỉ định của đương sự
Cơ sở để hình thành quan hệ đại diện này xuất phát từ quyết định của tòa án theo quy định tại Điều 76 BLTTDS Điều này chỉ áp dụng đối với trường hợp có đương sự
là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp không được làm người đại diện quy định tại Khoản 1 điều 75 BLTTDS (áp dụng chung cho các loại người đại diện đã trình bày ở phần chung trên) Đây là quy định cần thiết để luôn bảo đảm thuận lợi cho việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đương sự
Ngoài các điều kiện chung cho các loại người đại diện, đối với người đại diện do tòa án chỉ định còn phải thỏa mãn điều kiện: không là cán bộ, công chức trong các ngành tòa án, kiểm sát, công an trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện cho cơ quan của họ
c) Người đại diện theo ủy quyền của đương sự
Đại diện theo uỷ quyền hoàn toàn dựa trên sự tự do ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ đại diện chỉ cần họ đáp ứng đủ các yêu cầu về đại diện theo uỷ quyền
Người đại diện theo ủy quyền của đương sự được xác định theo quy định của
Bộ luật Dân sự 2005, theo đó, họ không chỉ là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ mà còn có thể là cá nhân có năng lực hành vi một phần theo khoản 2 điều 143 Bộ luật Dân sự 2005 Về chủ thể được đại diện có thể là pháp nhân (luôn có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ) hoặc cá nhân - chủ thể này cần phải có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ (rất khác đối với hình thức đại diện theo pháp luật) Ngoài các điều kiện đối với người đại diện nói chung, người đại diện theo ủy quyền của đương sự còn không được
là cán bộ, công chức tòa án, viện kiểm sát, công an trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện cho cơ quan của họ (Khoản 3 điều 75 BLTTDS) Pháp luật cũng không cho phép đại diện theo ủy quyền trong việc ly hôn (Khoản 3 điều 73 BLTTDS) Quy định này xuất phát từ bản chất xem xét giải quyết ly hôn là giải quyết quan hệ tình cảm – đã được khoác lên một chiếc áo pháp lý đặc thù
2 Quyền và nghĩa vụ của người đại diện cho đương sự trong TTDS