Do đó, một phần TTBYT hiện tại của BVĐKTBG còn mang tính chồngchéo, lạc hậu có khi cùng một chủng loại TTB lại được tài trợ bởi nhiều tổchức khác nhau.Về đội ngũ cán bộ làm công tác quản
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
VŨ QUANG HƯNG
QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2013
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sỹ “Quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang” chuyên ngành quản trị kinh doanh, mã số 60.34.01.02 là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng cá nhân tôi.
Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
VŨ QUANG HƯNG
i
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân Tôi xin được bày tỏ sự cám ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể và cá nhân
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo PGS TS Nguyễn Thị Tâm - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy , cô giáo Bộ môn Kế toán tài chính; các thầy cô giáo khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh; phòng Đào tạo trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn Tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo Sở Y tế Bắc Giang; Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang; cán bộ, nhân viên, Phòng Kế toán - Tài chính; Phòng Vật tư – Trang thiết bị; Cùng các Khoa, phòng trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện
và hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập phân tích số liệu
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè những người đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
-Hà Nội, ngày tháng năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
VŨ QUANG HƯNG
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
iii
Trang 5Bảng 4.7 Kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện Đa khoa Bắc
Giang theo dựa án JIBIG đến năm 2014 – Nhật Bản 51Bảng 4.8 Chi tiết kế hoạch mua sắm trang thiết bị Khoa Phẫu Thuật –
GMHS theo dự án JIBIG đến năm 2014 – Nhật Bản 52Bảng 4.9 Mức độ hài lòng của cán bộ bệnh viện về công tác lập kế hoạch
mua sắm thiết bị y tế 54Bảng 4.10 Nguồn vốn mua sắm TTBYT của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc
Giang qua các năm (2010 đến 2012) 56Bảng 4.11 Kết quả công tác kiểm kê số lượng TTBYT nhập về qua các năm
58Bảng 4.12 Đánh giá về chất lượng công tác quản lý nguồn nhập TTBYT
61Bảng 4.13 Kinh phí có nguồn gốc NSNN được duyệt mua mới thiết bị y
tế ở Bệnh viện đa khoa Bắc Giang 63Bảng 4.14 Biến động TTBYT tại các khoa thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bắc Giang từ 30/12/2012 đến tháng 6 năm 2013 65Bảng 4 15 Kết quả thực hiện kế hoạch vốn mua sắm TTBYT năm 2012
của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang 66Bảng 4.16 Tần suất sử dụng một số TTBYT tại bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bắc Giang 69Bảng 4.17 Đánh giá về chất lượng TTBYT trong quá trình sử dụng 71Bảng 4.18 Kết quả quan sát việc quản lý một số TTBYT trong quá trình
sử dụng tại bệnh viện Đa khoa Bắc Giang 73Bảng 4.19 Đánh giá việc thực hiện quy trình sửa chữa trang thiết bị y tế
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang 76
Trang 6Bảng 4.20 Đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá TTBYT của Ban gám
đốc bệnh viện 80
Bảng 4.21 Hiện trạng một số thiết bị y tế ở bệnh viện Đa khoa Bắc Giang tính đến tháng 6 năm 2013 83
Bảng 4.22 Nhân lực các phòng chức năng 92
Bảng 4.23 Nhân lực các khoa lâm sàng 93
Bảng 4.24 Nhân lực các khoa cận lâm sàng 94
Bảng 4.25 Đề xuất về các TTBYT ưu tiên mua sắm trong thời gian tới 99
v
Trang 7DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang 8Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Giang BVĐKTBG
vii
Trang 91 MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang là một đơn vị y tế trong hệ thống y tếnhà nước có nhiệm vụ thực hiện các kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ cho nhândân Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang thực hiện cả nhiệm vụ phòng bệnh vàchữa bệnh cho nhân dân hàng ngày [15] Trang thiết bị y tế bao gồm các thiết
bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục cho hoạt độngchăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội củađất nước đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, nhucầu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càngcao.Trang thiết bị y tế (TTBYT) là một trong những yếu tố quan trọng quyếtđịnh hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầythuốc trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh Do vậy, lĩnh vực trang thiết bị
y tế cần được tăng cường đầu tư cả về số lượng và chất lượng, nhằm đảm bảotính khoa học và hiệu quả trong điều trị bệnh nhân
Trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ đắc lực cho cán bộ, nhân viên y tếtrong chẩn đoán, điều trị có hiệu quả các căn bệnh phức tạp, hiểm nghèo.Hiện nay nước ta đang có sự ra đời của rất nhiều các đơn vị y tế chuyên sâuvới việc sử dụng TTBYT kỹ thuật cao, hiện đại giúp cho việc chẩn đoánchính xác và điều trị đạt hiệu quả cao hơn, như máy chụp cộng hưởng từ MRI– 1.5T, máy chụp cắt lớp đa dãy dựng hình, siêu âm doppler màu 4D, dao mổGammar, máy gia tốc điều trị ung thư, máy xét nghiệm tự động Celldyn 3200– Abbott, máy mổ cận thị bằng phương pháp Lasik Với vai trò nòng cốttrong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành y tế, TTBYT đã và đangđược nghiên cứu và phát triển, sử dụng và đang hỗ trợ tích cực cho các nhà ydược học không ngừng thu được những kỳ tích lớn lao trong sự nghiệp chămsóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân
Trang 10Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại và thách thức lớn trongthực tế hoạt động của ngành y tế về lĩnh vực trang thiết bị y tế Do Việt Nam
là một nước còn nghèo, nền kinh tế đang phát triển, nguồn ngân sách cho y tếcủa nước ta còn hạn chế, trong nhiều năm qua TTBYT ở Việt Nam được cungcấp từ nhiều nguồn viện trợ khác nhau nhưng không được đánh giá đúng nhucầu nên có tình trạng vừa thừa vừa thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với cácnước trong khu vực Tình trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc chẩnđoán, điều trị và theo dõi bệnh tật, từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng củacông tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong hơn mười năm thựchiện đổi mới vừa qua, ngành Y tế đã đầu tư nâng cấp TTBYT cho các cơ sở y
tế Trong đó đặc biệt quan tâm đến các đơn vị y tế tuyến tỉnh và tuyến cơ sởgần dân, nhằm đem lại hiệu quả tạo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, giảmtải bệnh nhân cho tuyến trên, tạo niềm tin cho nhân dân Các đơn vị y tế tuyếntỉnh và các truyến dưới đã được cung cấp TTBYT, dụng cụ cần thiết để phục
vụ cho công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu
Từ năm 1990 đến nay, TTBYT của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang(BVĐKTBG) được cung cấp từ nhiều nguồn như: Ngân sách nhà nước, quỹBHYT, viện trợ UNFPA, viện trợ từ dự án ITALIA, viện trợ từ dự án Hà Lan,viện trợ WHO, viện trợ ODA, dự án phòng chống HIV/AIDS, từ đề án Xã hộihoá y tế [15]
Do đó, một phần TTBYT hiện tại của BVĐKTBG còn mang tính chồngchéo, lạc hậu có khi cùng một chủng loại TTB lại được tài trợ bởi nhiều tổchức khác nhau.Về đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, sử dụng, bảo hành,bảo dưỡng TTBYT tại BVĐKTBG còn không đồng đều, vừa thiếu về sốlượng, và còn hạn chế về trình độ chuyên môn Do vậy hiệu quả sử dụngTTBYT còn thấp và không đồng đều, chưa đảm bảo chất lượng và hiệu quảcủa công tác khám chữa bệnh (KCB)
9
Trang 11Quản lý TTBYT có hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng KCB tạiBVĐKTBG , nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế, từ đó thu dungngười dân tới KCB, góp phần làm giảm sự quá tải cho các bệnh viện tuyếntrên, đồng thời người dân được hưởng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao ngay tạituyến tỉnh, vì vậy giảm được chi phí đi lại không cần thiết, việc này rất có ýnghĩa với người nghèo, những người bệnh ở vùng sâu, vùng xa, ở xa vớinhững bệnh viện lớn tuyến trên có trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.
Do đó, việc khảo sát thực trạng quản lý, sử dụng TTBYT tại BVĐKTBG làhết sức cần thiết
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài
“Quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Bắc Giang, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lýtrang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1.Hệ thống hoá một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lýtrang thiết bị y tế
2.Đánh giá thực trạng tình hình quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Bắc Giang;
3.Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, tăng cường quản lýtrang thiết bị y tế tại BVĐK tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra
- Thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh BắcGiang hiện nay như thế nào?
- Những yếu tố khách quan và chủ quan nào ảnh hưởng đến quá trìnhquản lý trang thiết bị y tế?
Trang 12- Giải pháp nào nhằm tăng cường quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Bắc Giang?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là công tác quản lý các trangthiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
-Điều tra khảo sát ban lãnh đạo Bệnh viện, các trưởng phó các khoa,phòng, các cán bộ công nhân viên liên quan đến quản lý TTBYT, Các bệnhnhân và người nhà bệnh nhân được sử dụng TTBYT của Bệnh viện Đa khoatỉnh Bắc Giang
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu các vấn đề về quản lý các trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đakhoa tỉnh Bắc Giang; đánh giá thực trạng tình hình quản lý TTBYT; Nhữngđiểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý TTBYT;Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý TTBYT; Đề xuất giải pháp tăngcường quản lý TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
1.3.2.2 Phạm vi không gian
Nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
1.3.2.3 Phạm vi thời gian
Đề tài được nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2013
Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2013Thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp thực hiện từ tháng 6 đến tháng 8 năm
2013, các giải pháp đề xuất đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
11
Trang 132 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BỆNH VIỆN
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện tuyến tỉnh
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm về trang thiết bị y tế
2.1.1.1 Khái niêm về trang thiết bị y tế
Theo Thông tư số 24/2011/TT – BYT ngày 21/6/2011 của Bộ Y tế thìtrang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, hoá chất, kể cả phầnmềm cần thiết, được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau phục vụ cho conngười nhằm mục đích: [7]
a) Ngăn ngừa, kiểm tra, chẩn đoán, điều trị, làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc
bù đắp tổn thương;
b) Kiểm tra, thay thế, sửa đổi, hỗ trợ phẫu thuật trong quá trình khámbệnh,chữa bệnh;
c) Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống
d) Kiểm soát quá trình mang thai cho sản phụ:
e) Tiệt trùng trong y tế (không bao gồm hoá chất, chế phẩm diệt côntrùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế)
f) Phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động y tế;
* Bên cạnh đó một số tài liệu cũng cho rằng: Trang thiết bị y tế là mộtloại hàng hoá đặc biệt, chủng loại đa dạng, luôn được cập nhật ứng dụng cáctiến bộ khoa học công nghệ mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi [9]
Quản lý TTBYT là là một ngành đặc thù, cần được sự quan tâm đúngmức về chính sách, nhân lực, kinh phí [10]
2.1.1.2 Đặc điểm trang thiết bị y tế bệnh viện
Hiện nay, nhiều loại TTBYT hiện đại đang được sử dụng trong lĩnhvực khám chữa bệnh cho con người Đó là con đẻ của việc ứng dụng khoa
Trang 14học công nghệ, đã giúp cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh một cách nhanhchóng, chính xác, an toàn, hiệu quả cao [16] Vì vậy đã ít gây ra biến chứngcho người bệnh Xét về phương diện tinh thần, TTBYT còn giúp cho ngườithầy thuốc thêm vững tin và yên tâm trong công việc khám chữa bệnh, đồngthời còn giúp cho người bệnh thêm lạc quan, hy vọng hơn với việc đẩy lùi cănbệnh đang điều trị [17].
Mỗi loại trang thiết bị y tế có đặc điểm riêng và được sử dụng linh hoạtcho các đối tượng khác nhau Đặc điểm TTBYT thể hiện:
a) Trang thiết bị y tế là tài sản cố định có giá trị cao
Trang thiết bị hiện nay cho ngành y tế thường là hiện đại nên có giá trịcao, đắt tiền Nó được sản xuất gắn liền với thành tựu của khoa học tiên tiến
về khám chữa bệnh [11]
b) Trang thiết bị y tế tại bệnh viện tuyến tỉnh thường được hình thành từnhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó có từ ngân sách nhà nước, các loại việntrợ, quỹ phát triển khoa học và tự mỗi đơn vị mua sắm
c) Trang thiết bị y tế ở Việt Nam phần lớn được nhập khẩu từ các nước cónền khoa học tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi người sử dụng phải cập nhật và nângcao trình độ thường xuyên
d) Trang thiết bị y tế bao gồm nhiều loại khác nhau, có tính năng sử dụngkhác nhau:
- Loại thiết bị cá nhân: TTBYT được sử dụng tại tư gia (Homecare) dựatrên kỹ thuật y tế viễn thông ( Telemedicine) rất thích hợp với hoàn cảnh cácnước đang phát triển và xu hướng quốc tế [16] Với số lượng tiêu thụ lớn vì
có thể sử dụng linh hoạt ở những vùng xa lẫn thành thị và có thể xuất khẩuđến các nước chậm tiến, chúng mang đến lợi nhuận kinh tế cao, rất hấp dẫnđối với doanh nhân.Việc sản xuất chúng không cần đòi hỏi kinh nghiệm quácao hay đầu tư lớn, phù hợp với các công ty mới khởi nghiệp Thêm vào đó,loại trang thiết bị (TTB) này có thể giúp chúng ta phát triển một hệ thống y tế
13
Trang 15điện tử (E-Healchcare) [18] Đây là một phương cách vừa đáp ứng nhu cầucấp bách vừa đặt nền tảng cho một nền tảng y tế hiện đại.
* Loại TTBYT đơn giản: Đây là loại thiết bị đơn giản dễ sử dụng, kếthợp với những thiết bị khác được sử dụng trong Bệnh viện, đặc biệt là đơn vị
y tế nhỏ
* Loại thiết bị nghiên cứu: Đây là những thiết bị đáp ứng nhu cầu trongcác phòng nghiên cứu khoa học Mặc dù hiệu quả kinh tế không phát huyđược ngay nhưng đây là cách hỗ trợ và xây dựng một hướng phát triển lâudài, nhằm tăng cường năng lực cho bệnh viện
* Loại TTBYT thuộc cảm biến y sinh: Đây là những thiết bị được thiết
kế trên nền kiến thức khoa học và kỹ thuật cao như công nghệ nano và vimạch Nó được trang bị đối với các bệnh viện lớn, kết hợp vừa nghiên cứu,vừa khám, chữa bệnh
2.1.1.3 Phân loại trang thiết bị y tế theo chức năng hoạt động
Trang thiết bị y tế bao gồm tất cả các dụng cụ, thiết bị kỹ thuật, phươngtiện vận chuyển, vật tư chuyên dụng và thông dụng phục vụ cho các hoạtđộng phòng bệnh, khám và chữa bệnh của ngành y tế [9] Dựa vào các nộidung chuyên môn của y học, ngày nay người ta có thể phân ra 10 nhómTTBYT như sau:
- Nhóm I: Thiết bị chẩn đoán hình ảnh bao gồm các thiêt bị đặc trưng là:Máy chụp XQuang các loại, máy chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ,chụp mạch số hoá xoá nền, máy chụp cắt lớp positron (PET/CT), máy siêu âm
- Nhóm II: Thiết bị chẩn đoán đện tử sinh lý bao gồm các loại máy: Máyđiện tâm đồ(ECG), điện não đồ (EEG), điện cơ đồ, máy đo lưu huyết não
- Nhóm III: Thiết bị labo xét nghiệm bao gồm các thiết bị như máy đếm
tế bào, máy ly tâm
Trang 16- Nhóm IV: Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mổ bao gồm cácthiết bị như máy thở, máy gây mê, máy theo dõi (monitoring), máy tạo nhịptim, máy sốc tim, dao mổ điện, thiết bị tạo oxy
- Nhóm V: Thiết bị vật lý trị liệu như điện phân, điện sóng ngắn, tiahồng ngoại, laser trị liệu
- Nhóm VI: Thiết bị quang điện tử y tế như Laser CO2, Laser YAG, Nd,
Ho, Laser hơi kim loại, phân tích máu bằng Laser
- Nhóm VII: Thiết bị đo và điều trị chuyên dùng như máy đo công năngphổi, đo thính giác, tán sỏi ngoài cơ thể, gia tốc điều trị ung thư, thiết bịcường nhiệt, máy chạy thận nhân tạo
- Nhóm VIII: Các thiết bị từ y tế Phương Đông như máy dò huyệt,massage, châm cứu, điều trị từ phổi
- Nhóm IX: Nhóm thiết bị điện tử y tế thông thường dùng ở gia đình nhưhuyết áp kế điện tử, nhiệt kế điện tử , máy chạy khí rung, điện tim
- Nhóm X: Nhóm các loại thiết bị thông dụng phục vụ trong các cơ sở y
tế như thiết bị thanh tiệt trùng, máy giặt, trung tâm quản lý thông tin ( hệthống máy tính), xe ôtô cứu thương, lò đốt rác thải y tế, khu xử lý nước thải Ngoài phân loại có tính chất tương đối trên đây, để đảm bảo sự thốngnhất trong toàn ngành, Bộ trưởng Bộ y tế đã ban hành danh mục thiết bị y tế
cụ thể được sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân [9]
2.1.1.4 Danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu cho Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh
Để tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực TTBYT, Bộtrưởng Bộ y tế đã ký quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 về việcban hành danh mục TTBYT tại bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh Danh mụcTTBYT do Bộ y tế ban hành đối với bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh phân bổtheo các khoa như sau :
- TTBYT khoa Khám bệnh gồm 41 loại
- TTBYT khoa Cấp cứu hồi sức gồm 105 loại
15
Trang 17- TTBYT khoa Nội tổng hợp gồm 75 loại.
- TTBYT khoa Nội tim mạch lã khoa gồm 72 loại
- TTBYT khoa truyền nhiễm gồm 72 loại
- TTBYT khoa Lao gồm 74 loại
- TTBYT khoa Da liễu gồm 69 loại
- TTBYT khoa Thần kinh gồm 76 loại
- TTBYT khoa Tâm thần gồm 68 loại
- TTBYT khoa Y học cổ truyền gồm 67 loại
- TTBYT khoa Nhi gồm 73 loại
- TTBYT khoa Ngoại tổng hợp gồm 73 loại
- TTBYT khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức gồm 114 loại
- TTBYT khoa Phụ sản gồm 103 loại
- TTBYT khoa Tai mũi họng gồm 82 loại
- TTBYT khoa Răng hàm mặt gồm 83 loại
- TTBYT khoa Mắt gồm 95 loại
- TTBYT khoa Vật lý trị liệu phục hồi chức năng gồm 87 loại
- TTBYT khoa Ung bướu gồm 66 loại
- TTBYT khoa Huyết học truyền máu gồm 51 loại
- TTBYT khoa Hoá sinh gồm 49 loại
- TTBYT khoa Vi sinh gồm 61 loại
- TTBYT khoa Chẩn đoán hình ảnh gồm 34 loại
- TTBYT khoa Thăm dò chức năng gồm 35 loại
- TTBYT khoa nội soi gồm 25 loại
- TTBYT khoa Giải phẫu bệnh gồm 31 loại
- TTBYT khoa Chống nhiễm khuẩn gồm 23 loại
- TTBYT khoa Dược gồm 40 loại
- TTBYT khoa Dinh dưỡng gồm 16 loại
- TTBYT Phòng Kế hoạch tổng hợp gồm 12 loại
Trang 18- TTBYT Phòng Y tá gồm 5 loại.
- TTBYT Phòng Vật tư thiết bị y tế gồm 24 loại
- TTBYT Phòng Tổ chức cán bộ gồm 5 loại
- TTBYT Phòng Hành chính quản trị gồm 32 loại
- TTBYT Phòng Tài chính kế toán gồm 8 loại
- Trang thiết bị chung và dự phòng gồm 56 loại
Dựa vào danh mục này mà các Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, các cán bộđược giao công tác quản lý vật tư – thiết bị của các bệnh viện cần xây dựngcác mẫu biểu, sổ sách theo dõi, cập nhật hàng hoá hàng tháng và báo cáo tìnhhình thay đổi TTBYT cho cấp trên
2.1.2.Cơ sở lý luận về quản lý trang thiết bị y tế trong bệnh viện
2.1.2.1 Khái niệm về quản lý
Cho tới nay có khá nhiều khái niệm về quản lí do bản thân khái niệmquản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt về nghĩa rộng và nghĩa hẹp Hơnnữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lí cũng
có nhiều giải thích, lý giải khác nhau [8] Cùng với sự phát triển của phươngthức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người thì sựkhác biệt về nhận thức của con người thì sự khác biệt về nhận thức và lý giảikhá niệm quản lý càng trở nên rõ rệt Do vậy khái niệm về quản lý rất phongphú và đa dạng, sau đây là một số khái niệm chủ yếu:
Theo Fayei: “ Quản lý là hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doangnghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: Kế hoạch, tổ chức,chỉ đạo,điều chỉnh, và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổchức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”
Theo Hard Koont: “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốtgiúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định”
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằmđạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường
17
Trang 19[8] Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động quản lý nhằm dẫn dắt đốitượng quản lý đi đến mục tiêu Chủ thể có thể là một người, một bộ máy quản
lý gồm nhiều người, một thiết bị Đối tượng quản lý tiếp nhận các tác độngcủa chủ thể quản lý Như vậy, quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướngđích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sửdụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội của tổ chức để đạt được nhữngmục tiêu đã đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường [20]
Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hộicủa lao động Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của conngười Về cơ bản, mọi người đều cho rằn quản lý chính là các hoạt động domột hoặc nhiều người diều phối hành động của những người khác nhằm thuđược kết quả mong muốn
Tổ chức quản lý: Là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tracác nguồn lực và hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chứcvới hiệu lực và hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động [20].Theo tác giả Hồ Văn Vĩnh (2005), luận chính trị: Quản lý là sự tác động
có tổ chức, hướng tới đích của chủ thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề
ra Theo định nghĩa trên, hoạt động quản lý có một số đắc trưng sau:
- Quản lý luôn là tác động hướng đích, có mục tiêu;
- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận, gồm chủ thể quản lí(Cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý , điều khiển) và đối tượng quản
lý (bộ phận chịu sự quản lí), đây là quan hệ ra lệnh – phục tùng, không đồngcấp và có tính bắt buộc [8];
- Quản lý bao giờ cũng có quản lý con người;
- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan, nhưng phải phù hợp vơiquy luật khách quan;
- Quản lý về công nghệ là sự vận động của thông tin [20];
Trang 20Chủ thể thông qua các cơ chế quản lý (nguyên tắc, phương pháp, côngcụ) tác động vào đối tượng quản lí nhằm đạt được các mục tiêu xác định Mốiquan hệ tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng quản lí tạo thành hệ thốngquản lý
Hệ thống quản lý được thể hiện theo sơ đồ sau
ra với hiệu quả cao nhất
2.1.2.2.Nguyên tắc quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện
19
Trang 21Trang thiết bị y tế là một loại tài sản đặc biệt, chủng loại đa dạng nênquản lý TTB cũng có những đặc trưng riêng Cũng như các lĩnh vực kỹ thuật,chuyên môn trong ngành y tế, lĩnh vực TTBYT như trên đã trình bày thựcchất là một bộ phận kỹ thuật phức tạp, đa dạng với giá trị kinh tế lớn, là mộtphần tài sản quý giá của ngành y tế [20].
Vì vậy vấn đề quản lý là hết sức quan trọng và phải được quán triệttrong toàn ngành, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở y tế
Nguyên tắc quản lý TTBYT tại các cơ sở y tế:
+ Nắm chắc tình hình tài sản TTBYT cả về số lượng, chất lượng và giátrị, trên cơ sở đó có kế hoạch mua sắm, sửa chữa, phân phối và điều hoà.+ Bảo đảm việc nhập, xuất, bảo quản và dự trù trang thiết bị (TTB) theođúng chế độ:
+ Nhập tài sản TTB: Tất cả những tài sản mua về, nhập về đều phải tổchức kiểm nhận nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng, chủng loại, phải cóphiếu nhận hợp lệ và phải có biên bản cụ thể khi hàng thừa, hàng thiếu
+ Xuất tài sản TTB: Xuất hàng để dùng, để nhượng bán, điều chuyển ,huỷ bỏ Khi xuất phải có phiếu hợp lệ và đúng chế độ
+ Bảo quản tài sản TTB: Tất cả các loại TTB dù mua hay nhận từ bất kỳnguồn nào đều phải tổ chức kho tàng, phương tiện, người chịu trách nhiệmvào sổ theo dõi phải giữ gìn và sớm phát hiện ra mất mát, thất lạc hoặc hưhỏng, kém phẩm chất để sử lý kịp thời
+ Dự trù TTB: Mọi loại tài sản TTB đều phải có một lượng dự trữ vừa
đủ để nhằm đảm bảo nhiệm vụ thường xuyên của cơ sở y tế không bị ngắtquãng do cung cấp chưa kịp thời hay ngược lại dự trữ quá lớn gây ra tìnhtrạng lãng phí
Phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu, kiểm kê để xác định tình hình tài sảnTTB và phát hiện những sai sót trong quản lý, bảo quản TTB của cơ sơ y tế:
+ Mục đích của kiểm kê:
Trang 22- Đảm bảo việc quản lý tài sản TTB được chính xác.
- Đảm bảo quyết toán có căn cứ
+ Nguyên tắc kiểm kê:
- Khi kiểm kê phải cân, đong, đếm bằng những dụng cụ hợp pháp
- Khi kiểm kê phải xét, đánh giá tình hình tài sản TTB
- Phải đối chiếu giữa sổ sách với thực tế kiểm kê để xác định đúng mứctồn kho hoặc thừa, thiếu
- Phải giải quyết dứt điểm khi có tình trạng thừa, thiếu
* Tất cả các cán bộ trong bệnh viện đều phải có trách nhiệm gìn giữ vàbảo vệ TTB
Bảo vệ tài sản, TTB được coi là nghĩa vụ, là quyền lợi thiết thân của mỗi cán
bộ CNVC trong đơn vị Những người được trực tiếp phân công quản lý, sử dụng,bảo quản, vận chuyển thì phải luôn chú ý tính toán sử dụng cho thật hợp lý, hếtcông xuất bảo đảm cho tài sản được an toàn về số lượng và chất lượng
Dựa trên những nguyên tắc cơ bản trên Bệnh viện phải thực hiện côngtác quản lý TTBYT theo những quy định sau:
+ Hàng năm dưới sự hướng dẫn của Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế,
Bộ y tế, Sở y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang cần chủ động kiểm tra lạiTTB và lập kế hoạch dự trù mua sắm theo thứ tự ưu tiên
+ Bệnh viện phải phân công cán bộ có trách nhiệm theo dõi, quản lýTTB của từng khoa, phòng chịu trách nhiệm về thống kê, kiểm kê, báo cáotình hình TTB hàng năm
+ Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyênmôn cho đội ngũ quản lý nhằm nắm vững quy trình vận hành, sử dụng TTB
Bệnh viện và mỗi khoa, phòng cần có sổ tài sản quản lý TTBYT, có biênbản ghi chép, kiểm kê TTBYT, có kế hoạch sửa chữa hay thanh lý nhữngTTB bị hỏng [20]
21
Trang 23+ Bệnh viện Đa khoa tỉnh chịu sự quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của
Sở Y tế nên Sở Y tế có vai trò hướng dẫn Bệnh viện Đa khoa Tỉnh sử dụng vàquản lý TTBYT, cấp phát TTB dựa vào nhu cầu thực tế, hướng dẫn ngay cách
sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng định kỳ cho cán bộ bệnh viện, xây dựng công tácđào tạo và kế hoạch giám sát định kỳ việc sử dụng TTB tại các khoa, phòng
2.1.2.3 Mục tiêu quản lý TTBYT bệnh viện
- Nhằm làm hạn chế tối đa hư hỏng, kéo dài tuổi thọ của TTBYT
- Tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ( đảm bảo TTBYT luônhoạt động ổn định, chính xác và an toàn cho bệnh nhân)
- Nắm chắc tình hình TTBYT và xây dựng nhu cầu TTBYT mua sắmcho năm sau, báo cáo lên cấp trên ( Bộ Y tế và Sở Y tế)
- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và tiến hành kiểmtra, đánh giá chất lượng TTBYT theo đúng quy định
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý TTBYT tại bệnh viện tuyến tỉnh
2.1.3.1 Nhân tố bên ngoài
- Quản lý TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh là một trong những nộidung cơ bản của công tác quản lý Muốn có phương án quản lý TTBYT hợp
lý và có hiệu quả, đòi hỏi các Bệnh viện Đa khoa tỉnh phải quản lý TTBYThợp lý và có hiệu quả, đòi hỏi mỗi Khoa, Phòng trong Bệnh viện Đa khoa tỉnhphải nghiên cứu, phân tích sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quátrình hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh tại đơn vị mình [11]
a) Đường lối, chủ chương, chính sách xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và Chính phủ
Mỗi đơn vị y tế dù muốn hay không đều phải thực hiện theo đúngđường lối, chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội củaĐảng, Nhà nước và Chính phủ Chỉ có làm theo cách này thì phương hướng tổchức quản lý dịch vụ KCB tại đơn vị mới đúng đắn Tổ chức quản lý dịch vụ
Trang 24KCB trong đơn vị y tế được duy trì, phát triển hay mở rộng phụ thuộc mậtphần rấy lớn vào đường lối chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng,Nhà nước và chính phủ [12].
b) Tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị máy móc
Tiến bộ khoa học, kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức quản lýdịch vụ KCB trong các cơ sở y tế, tạo tiền đề vật chất, kỹ thuật cho dịch vụKCB tại BVĐK tỉnh Bắc Giang được hợp lý Nhờ có tiến bộ khoa học, kỹthuật mà ngày càng có nhiều công nghệ mới, thiết bị máy móc mới vì vậy, để
có được phương án tổ chức quản lý dịch vụ KCB hợp lý, BVĐK tỉnh BắcGiang phải xác định cho được đơn vị mình nên mua công nghệ, thiết bị máymóc, với dược phẩm y tế nào là thích hợp [9]
Tổ chức quản lý dịch vụ KCB tại BVĐK tỉnh Bắc Giang nếu được ứngdụng nhanh chóng và kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay thì nócho phép sử dụng đầy đủ, hợp lý và tiết kiệm dược phẩm y tế và sức lao độngnhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của hoạt độngdịch vụ KCB Trong tổ chức quản lý dịch vụ KCB của BVĐK tỉnh Bắc Giangnếu cập nhật được kịp thời công nghệ mới, thiết bị, máy móc mới với tínhchất hiện đại và đầu tư theo chiều sâu thì sẽ nâng cao được trình độ tay nghề,
kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ trong đơn vị, tạo ra nhiều sản phẩmvới chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng kịp thời nhu cầu khám bệnh và chữabệnh cho nhân dân Ngoài ra nếu đưa nhanh tiến bộ khoa học, kỹ thuật vàodịch vụ khám chữa bệnh còn giúp cho đơn vị sử dụng hợp lý dược phẩm y tếthay thế và sử dụng tổng hợp các loại dược phẩm, dược liệu
Tiến bộ khoa học, kỹ thuật và tổ chức dịch vụ KCB tại BVĐK tỉnh BắcGiang tuy là hai vấn đề nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển Để có được phương án tổ chức dịch vụ
23
Trang 25KCB hợp lý, BVĐK tỉnh Bắc Giang phải chú ý tới các tiến bộ khoa học, kỹthuật, công nghệ và thiết bị, máy móc mới.
2.1.3.2 Nhân tố bên trong
a)Chủng loại thiết bị y tế được trang bị sử dụng
TTBYT sử dụng rất phong phú, đa dạng về chủng loại và chúng còn đượcgọi là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình thực hiện
hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh (Thuốc – Thầy thuốc – TTBYT) Giữa
TTBYT và tổ chức quản lý dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện có mối quan
hệ hữu cơ với nhau Dịch vụ khám chữa bệnh tại BVĐK tỉnh là một quá trìnhliên tục tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội.Giá trị và giá trị sử dụng của dược phẩm y tế được tăng lên gấp bội khi TTBYTtham gia vào quá trình hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh tại BV [9]
Chủng loại TTBYT đơn giản hay phức tạp có ảnh hưởng đến tổ chứcquản lý dịch vụ KCB tại BV Ngược lại, tổ chức dịch vụ KCB tại BVĐK tỉnh
ở trình độ cao hay thấp đều đòi hỏi việc sử dụng TTBYT phải đáp ứng yêucầu Nhìn chung, mối quan hệ giữa quản lý dịch vụ khám chữa bệnh vàTTBYT thay đổi theo những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của mỗi đơn vị vàthay đổi theo sự phát triển của xã hội Vì vậy, để có được phương án tổ chứcquản lý các TTBYT hợp lý và hiệu quả, mỗi đơn vị phải chú ý và xác địnhcho được mức độ ảnh hưởng của TTBYT đối với đơn vị mình [20]
b) Trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ sử dụng TTBYT bệnh viện
Đội ngũ y bác sĩ, cán bộ ngành y tế nói chung và cán bộ ngành y tếtrong các bệnh viện Đa khoa nói riêng có vai trò quan trọng đối với công tácquản lý thiết bị y tế [9] TTBYT là một trong 3 yếu tố quan trọng nhất (thầythuốc – Thuốc – Thiết bị) trong ngày y tế, đồng thời đây cũng là đối tượngđặc thù, là công cụ, dụng cụ có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ con người vớihàm lượng khoa học cao Bởi vậy, trong quá trình vận hành sử dụng, bảo trì,
Trang 26bảo quản và sửa TTBYT đòi hỏi đội ngũ nhân lực phải có trình độ sử dụng vàbảo quản nhất định
2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện tuyến tỉnh
2.2.1 Các chính sách quốc gia về TTBYT
Chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế giai đoạn 2002 - 2010" đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 130/2002/QĐ-TTg ngày4/10/2002; Chính sách quốc gia bao gồm 7 giải pháp chính trong đó "Pháttriển công nghiệp trang thiết bị y tế" được xem là một trong những giải phápquan trọng của Chính sách quốc gia về TTBYT giai đoạn 2002 – 2010 [12].Tại hội nghị "Nghiên cứu chế tạo và sản xuất TTBYT" tháng 6/2003,Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Y tế chủ trì phối hợp các Bộ,ngành và các đơn vị liên quan xây dựng đề án "Nghiên cứu chế tạo và sảnxuất TTBYT đến năm 2010"
Ngày 21/1/2005, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số18/2005/QĐ-TTg về Đề án "Nghiên cứu chế tạo và sản xuất TTBYT đến năm2010" Đến nay đề án đã được Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn
vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện được hơn 3 năm
Trong 2 ngày 10 và 11/3/2009, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội nghị:
"Đánh giá kết quả 6 năm triển khai thực hiện Chính sách quốc gia và 3 nămtriển khai Đề án nghiên cứu chế tạo và sản xuất trang thiết bị y tế" Phó Thủtướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tham dự và chỉ đạo hội nghị
Hội nghị sẽ tập trung vào 3 chuyên đề được trình bày và trao đổi đánhgiá kết quả triển khai thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ vềlĩnh vực trang thiết bị y tế, quản lý, nghiên cứu và đào tạo lĩnh vực trang thiết
bị y tế và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phổ biến kỹ thuật y tế mới
25
Trang 27Ngoài ra còn có các gian hàng triển lãm trưng bày các sản phẩm TTBYT
là thành tựu bước đầu trong nghiên cứu chế tạo và sản xuất của các cơ sởkhoa học công nghệ, trung tâm nghiên cứu chế tạo, sản xuất và kinh doanhtrong và ngoài ngành [12]
2.2.2 Những thành tựu đã đạt được
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong hơn mười năm thựchiện đổi mới vừa qua Ngành y tế đã đầu tư nâng cấp TTB cho các cơ sởthuộc các lĩnh vực: Y tế dự phòng, KCB, Y dược học cổ truyền, đào tạonghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản suất thuốc và TTBYT Đặcbiệt các Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh đã triển khai ứng dụng nhiều tiến bộkhoa học kỹ thuật mới, sử dụng nhiều phương tiện hiện đại trong khám bệnh,chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhândân.Từng bước đổi mới công rtác quản lý sắp xếp và tổ chức lại hệ thốngcông ty, xí nghiệp TTBYT, các viện nghiên cứu và trường đào tạo, từng bướclập lại trật tự trong lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu TTBYT Một số nhàmáy, xí nghiệp sản suất TTBYT đã được đầu tư nghệ Những TTBYT thôngthường, thiết bị nội thất chiều sâu đổi mới công của bệnh viện đã được nội địahoá cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được bước đầu của ngành y tếtrong nước và bước đầu đi vào xuất khẩu
Tại các bệnh viện tuyến tỉnh, các khoa chủ yếu như: chẩn đoán hìng ảnh,xét nghiệm sinh hoá, phòng mổ và hồi sức cấp cứu đã được trang bị một sốthiết bị cơ bản: máy X quang cao tần tăng sáng truyền hình, máy siêu âm,máy nội soi, máy xét nghiệm hoá sinh nhiều chỉ số, máy huyết học, máy gây
mê, máy thở, máy sốc tim, máy theo dõi bệnh nhân v.v [3]
Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều được trang bị đủ trangthiết bị để sàng lọc phát hiện bệnh nhân bị nhiễm HIV, viêm gan, một số yêucầu đặc biệt quan trọng trong công tác truyền máu an toàn [2]
Trang 28Hiện nay chính phủ đã có những bước điều chỉnh các quy định, luật lệ vàchính sách kinh tế vĩ mô cho phù hợp với các quy định quốc tế, tạo ra môitrường đầu tư và kinh doanh ngày càng thuận lợi, thông thoáng và minh bạchhơn cho tất cả các doanh nghiệp trong đo có doanh nghiệp kinh doanh và sảnxuất TTBYT [12] Công tác rà soát, ban hành các quy định, văn bản pháp quy
và hoạch định chính sách trong quản lý nhà nước về lĩnh vực TTBYT cũngđang được thực hiện để phù hợp với các quy định của WTO
Với mong muốn thông báo và chia sẻ các thông tin để cùng nhau nămbắt, chuẩn bị tốt cho hội nhập về lĩnh vực TTBYT, ngày 25 và 26 tháng 5năm 2007 tại Hội nghị “ Quản lý chất lượng trang thiết bị y tế trong giai đoạnhội nhập và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực trang thiết bị vàcông trình y tế” do vụ trang thiết bị và công trình y tế Bộ y tế tổ chức tạiThành phố Đồng Hới – Quảng Bình, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế đã
có bài trình bầy “ Quản lý Trang thiết bị y tế trong hội nhập xu hướng quốc tế
và vai trò của Nhóm công tác về sản phẩm Trang thiết bị y tế Asean ACCSQ/MDPWG”
2.2.3 Những hạn chế trong quản lý trang thiết bị y tế ở Việt Nam
* Những rào cản trong nhập khẩu TTBYT
Việc đưa ra những quy định nhập khẩu trang thiết bị y tế nhằm mụcđích đảm bảo các thiết bị y tế trên thị trường đạt chất lượng, an toàn cho cộngđồng Đồng thời tạo ra sự thuận lợi cho đơn vị kinh doanh và quản lý Songtrên thực tế trong quá trình triển khai các quy định có nhiều vướng mắc
Báo cáo gần đây nhất về cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý nhân lực kỹthuật trang thiết bị y tế tại các sở y tế cũng cho thấy, bệnh viện đa khoa tỉnh
và bệnh viện huyện của 47/63 tỉnh thành (tháng 6/2011) cũng chỉ ra rằng, độingũ cán bộ kỹ thuật về trang thiết bị y tế hầu hết là kiêm nhiệm; những đơn vị
có cán bộ phụ trách kỹ thuật về trang thiết bị y tế thì trình độ chủ yếu là caođẳng hoặc trung cấp Nhiều cán bộ được đào tạo từ các chuyên ngành kỹ thuật
27
Trang 29khác như điện, tin học… thậm chí dược và y, rất ít đơn vị có cán bộ trình độđại học hoặc trên đại học [5].
Đặc thù của cửa khẩu là chuyên xử lý những hàng hóa nhập khẩu tươngđối mới, trị giá rất cao và thời gian lưu kho (để thẩm định) không thể kéo dàinhất là những TTBYT chuyển phát nhanh Trong khi đó, những quy trìnhkiểm tra cứ thay đổi (theo các thông tư hướng dẫn thực hiện) Quy định nàychưa hết hiệu lực đã có quy định khác thay thế Dẫn đến nhân viên hải quangặp nhiều rắc rối khi thẩm định thiết bị y tế đó nằm trong danh mục khôngphải xin cấp giấy phép nhập khẩu hay không? Do vậy, đòi hỏi phải có Nghịđịnh về việc nhập khẩu TTBYT mang tính pháp lý, cụ thể cao hơn để cácnhân viên căn cứ vào đó thực hiện [5]
Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng TTBYT chưa có mã vạch để tính thuế, dovậy nhân viên hải quan không biết cách áp giá cho từng thiết bị như thế nào?Hơn nữa, TTBYT thay đổi liên tục theo công nghệ và nhu cầu, việc xác định đó
là thiết bị mới hay cũ vô cùng khó khăn Mà việc xác định đó lại liên quan đếnviệc thiết bị đó có phải xin giấy cấp phép hay không? Những trường hợp nhưvậy hải quan không còn cách nào khác là buộc các doanh nghiệp phải liên hệ với
Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế (TTB và CTYT) xác minh [2]
Mặc dù doanh nghiệp mua về với mục đích dùng trong y tế và có ghi rõtrong hồ sơ thiết bị, nhưng đơn vị hải quan vẫn yêu cầu giải trình qua nhiềubước để xác minh được những thiết bị đó dùng trong y tế (những thiết bị nàynếu dùng ngoài y tế, mức thuế thường rất cao) Điều này gây khó khăn trongviệc hợp tác với công ty nước ngoài Đối tác sẽ nhận định nhập khẩu TTBYTvào Việt Nam gặp nhiều trở ngại, rắc rối và nguy cơ cắt nguồn hàng rất cao.Trong khi về vấn đề bảo dưỡng kỹ thuật, các doanh nghiệp phải “gồng mình”bảo hành trong một năm hay hai năm cho các thiết bị, nên nếu bị ngưng cungcấp các thiết bị hỗ trợ sửa chữa, doanh nghiệp không biết phải giải thích nhưthế nào cho khách hàng Do vậy, cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý mong
Trang 30muốn các các bộ ngành có những quy định rõ ràng hơn, tránh gây kéo dài thờigian trong quá trình làm thủ tập nhập khẩu.
* Thiếu sự quan tâm đến công tác quản lý TTBYT
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ về nguồn nhân lực kỹ thuật trangthiết bị y tế tại 35 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 144 bệnh viện đa khoa tuyếnhuyện, 66 trung tâm y tế, phòng khám đa khoa thuộc 30 tỉnh/thành phố (năm2007) thì tỷ lệ cán bộ phụ trách về vật tư, trang thiết bị y tế rất thấp: chỉ có6% là kỹ sư; 59% là kỹ thuật viên; còn lại 35% là các cán bộ khác (kiêmnhiệm bao gồm: bác sỹ, dược sĩ, y sĩ ) [3]
Báo cáo gần đây nhất về cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý nhân lực kỹthuật trang thiết bị y tế tại các sở y tế cũng cho thấy, bệnh viện đa khoa tỉnh
và bệnh viện huyện của 47/63 tỉnh thành (tháng 6/2011) cũng chỉ ra rằng, độingũ cán bộ kỹ thuật về trang thiết bị y tế hầu hết là kiêm nhiệm; những đơn vị
có cán bộ phụ trách kỹ thuật về trang thiết bị y tế thì trình độ chủ yếu là caođẳng hoặc trung cấp Nhiều cán bộ được đào tạo từ các chuyên ngành kỹ thuậtkhác như điện, tin học… thậm chí dược và y, rất ít đơn vị có cán bộ trình độđại học hoặc trên đại học [6]
Trang thiết bị y tế của Việt Nam hiện nay nhìn chung còn thiếu, chưađồng bộ và lạc hậu so với các nước trong khu vực [6] Hầu hết trang thiết bị y
tế đang sử dụng tại các cơ sở y tế chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng
và sửa chữa, không đủ nguồn vốn để đầu tư và đổi mới, nhiều địa phươngkhông có đủ kinh phí để mua vật tư tiêu hao Trình độ của đội ngũ cán bộchuyên môn y tế chưa đủ để khai thác hết công suất trang thiết bị hiện có.Năng lực của cán bộ kỹ thuật trang thiết bị y tế chưa đáp ứng kịp những đổimới về kỹ thuật và công nghệ Chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lựcchuyên sâu về kỹ thuật thiết bị y tế còn thấp so với yêu cầu Nhiều bệnh việntỉnh chưa có phòng quản lý Vật tư - thiết bị y tế
29
Trang 31Các xí nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế còn ít, chủng loại nghèo nàn,chất lượng sản phẩm chưa cao Hệ thống kinh doanh, xuất nhập khẩu chưahoàn chỉnh, thiếu vốn, thiếu thông tin, thiếu cán bộ có nghiệp vụ thương mại
và trình độ kỹ thuật về trang thiết bị y tế
Hậu quả là nhiều cơ sở kỹ thuật và trang thiết bị tại các cơ sở y tế từtrung ương đến địa phương nhiều nơi bị xuống cấp đặc biệt về chất lượng, độchính xác, độ ổn định, độ an toàn do không được bảo dưỡng, sửa chữa vàkiểm tra, kiểm chuẩn kịp thời; các thiết bị tại các tuyến y tế cơ sở được sửdụng cho đến khi bị hỏng hóc lớn mới được sửa chữa thay thế, gây lãng phí
về hiệu quả đầu tư và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng khám chữa bệnh.Thậm chí, tại một số đơn vị tồn tại tình trạng thiết bị được đầu tư nhưng đắpchiếu hoặc sử dụng không có hiệu quả…
Trang 333 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
3.1.1 Lịch sử hình thành
- Tên giao dịch: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
- Địa chỉ: Đường Lê Lợi, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang tiền thân là Nhà thương bản xứ do thực dân Pháp lập nên (tháng 6/1907) với quy mô nhỏ bé, khoảng 50 giường bệnh Đến nay, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử của dân tộc và của tỉnh, Bệnh viện đã được Bộ Y tế xếp loại la bệnh viện hạng hai với quy mô 550 giường bệnh (2011) 31 khoa, phòng chức năng [15]
Những năm gần đây, Bệnh viện đã có sự phát triển nhanh chóng; cơ sở vật chất, phòng khám, buồng bệnh, trang thiết bị y tế được đầu tư Đội ngũ cán bộ thầy thuốc được kiện toàn, củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn theo hướng tăng cường các lĩnh vực kỹ thuật mũi nhọn, nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị ngoại trú và cấp cứu trên cơ sở coi trọng giáo dục phẩm chất chính trị, nâng cao y đức người thầy thuốc nhân dân; chấn chỉnh và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thái độ ứng xử .đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh
Giai đoạn năm 1997 đến nay, thực hiện Quyết định của Quốc Hội nướcCộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ X khoá IX ngày06/11/1996 Hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh được tái lập trên cơ sở tỉnh HàBắc cũ [15] Sau khi tái lập ngày 01/01/1997, Bệnh viện tỉnh Hà Bắc đượcmang tên là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang Qua các năm hoạt động Bệnhviện Đa khoa tỉnh Bắc Giang đã đạt được một số chỉ tiêu cơ bản vào nhữngnăm (2006 đến 2012) như sau:
Trang 34Bảng 3 1 Một số tiêu chí cơ bản của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
Chỉ tiêu ĐV 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Số lần khám bệnh Lần 158.333 169.233 177.630 180.873 187.246 189.395 Bệnh nhân nội trú Người 23.423 24.190 22.524 24.066 26.074 26.256 Tổng số phẫu thuật Ca 2.703 3.000 3.241 3.518 3.656 3.964
Nguồn: Báo cáo hàng năm của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang từng bước hiện đại hoá TTBYT tạicác khoa phòng đáp ứng triển khai các kỹ thuật chuyên môn theo phân tuyếncủa Bộ Y tế, chia sẻ gánh nặng quá tải của các bệnh viện tuyến Trung ương
3.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện
3.1.2.1 Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh
- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ cácbệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặcngoại trú
- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhànước
- Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phốtrực thuộc trung ương và các ngành
- Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi hội đồnggiám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu
- Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết
33
Trang 353.1.2.3 Nghiên cứu khoa học về y học
- Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhànước, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kếthợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc
- Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sócsức khỏe ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố vàcác ngành
- Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầungành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện
3.1.2.4 Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật
- Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh viện hạng III) thực hiệnviệc phát triển kỹ thuật chuyên môn
- Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chămsóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành
Trang 36- Cú kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngõn sỏch Nhà nước cấp Thực
hiện nghiờm chỉnh cỏc quy định của Nhà nước về thu, chi tài chớnh, từng bướcthực hiện hạch toỏn chi phớ khỏm bệnh chữa bệnh
- Tạo thờm nguồn kinh phớ từ cỏc dịch vụ y tế: Viện phớ, bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và của cỏc tổ chức kinh tế khỏc
3.1.3 Tổ chức bộ mỏy
Sơ đồ 3.1 Tổ chức của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
- Bộ mỏy tổ chức của Bệnh viện gồm
+ Ban Giỏm đốc: 1 Giỏm đốc và 4 đồng chớ Phú Giỏm đốc cú trỡnh độ Chuyờn khoa II: 03; Dược sĩ: 01
+ 06 Phũng chức năng: Kế hoạch tổng hợp, Điều dưỡng,Vật tư - thiết bị
y tế, Tổ chức cỏn bộ, Hành chớnh quản trị, Tài chớnh kế toỏn
+ 15 Khoa Lâm sàng cú giờng bệnh: Khoa Cấp cứu, Hồi sức tớch cực vàchống độc, Nội Tim mạch, Nội Tổng hợp, Nội Hô hấp, Ngoại tổng hợp,
Giỏm Đốc
P.Giỏm Đốc
P.Giỏm Đốc
DL, VLTL, CNK.
Khối LS và 1816
Khoa: Ngoại TH,
CT, HSTC, CC,
HH, TM, nội TH, PTGMHS, Truyền nhiễm.
Khối CLS - XHH
Khoa: UB, KB, TDCN, GPB, Huyết học, Sinh hoỏ, XQ, Vi sinh,
35
Trang 37Ngoại Chấn thương, Ung bướu, Mắt, Răng- hàm- mặt, Tai- mũi- họng, Y học
cổ truyền, Da liễu, Truyền nhiễm và khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng
+ 05 Khoa lâm sàng: Khoa Khám bệnh, Phẫu thuật Gây mê Hồi sức, Kiểmsoát nhiễm khuẩn, Dinh dưỡng và khoa Dược
+ 06 Khoa cận lâm sàng: Huyết học truyền máu, Hóa sinh, Vi sinh,Giải phẫu bệnh, Thăm dò chức năng và Chẩn đoán hình ảnh
- Mô hình cơ cấu tổ chức của Bệnh viện áp dụng theo mô hình kiểutrực tuyến Mô hình cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến là mô hình tổ chức quản
lý, trong đó mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệmtrước một người lãnh đạo trực tiếp cấp trên Đặc điểm của loại hình cơ cấunày là mối quan hệ giữa các nhân viên trong tổ chức bộ máy được thực hiệntheo trực tuyến, tức là quy định quan hệ dọc trực tiếp từ người lảnh đạo caonhất đến người thấp nhất; người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một ngườiphụ trách trực tiếp
+ Ưu điểm
Loại hình này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủtrưởng Tức là, mô hình này đề cao vai trò thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắcmột thủ trưởng
Thông tin trực tiếp nên nhanh chóng, chính xác
Tạo ra sự thống nhất tập trung cao độ, chế độ trách nhiệm rõ ràng.+ Nhược điểm
Mô hình này chỉ áp dụng cho tổ chức có quy mô nhỏ (người lãnh đạo cóthể xử lý những thông tin phát sinh) chứ không phù hợp cho quy mô lớn
Người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộphận quản lý chuyên môn
Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từngmặt quản lý
Trang 38Khi cần hợp tác, phối hợp công việc giữa hai đơn vị, hoặc hai cá nhânngang quyền thuộc các tuyến khác nhau thì phải đi theo đường vòng qua cáckênh đã định.
3.1.4 Nguồn nhân lực
* Một số vấn đề chung
- Ưu điểm
+ Bệnh viện được các ban, ngành trong và ngoài tỉnh cũng như Sở Nội
vụ, Sở Y tế luôn quan tâm, giúp đỡ điều động, cơ cấu nguồn nhân lực tạo điềukiện để Bệnh viện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
+ Viên chức được cơ quan có thẩm quyền điều động về Bệnh việncông tác được bố trí, điều động, phân công công tác theo trình độ, năng lựcchuyên môn tại các khoa, phòng phù hợp
+ Bệnh viện đã chủ động xây dựng kế hoạch điều động, luân chuyển
vị trí làm việc phù hợp với trình độ chuyên môn tạo điều kiện để viên chứchoàn thành tốt nhiệm vụ
+ Công tác đào tạo cán bộ được chú trọng đẻ nâng cao trình độchuyên môn, nghiệm vụ như: Đào tạo chuyên khoa, định hướng, ngắn vàdài hạn cũng như tập huấn để triển khai kỹ thuật mới nhằm phục vụ ngườibệnh ngày càng tốt hơn
+ Gắn công tác thi đua, khen thưởng kịp thời nhằm động viên,khuyến khích viên chức trong công tác và học tập
+ Công tác tiếp dân, mở hòm thư góp ý của nhân dân luôn đượcBệnh viện chú trọng Tăng cường, giám sát, kiểm tra về việc thực hiện Quychế chuyên môn, quy chế ứng xử của ngành cũng như của Bệnh viện nhằmphát hiện, ngăn chặn những hành vi sai trái, tiêu cự của viên chức đối vớingười bệnh
- Một số hạn chế
37
Trang 39+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số viên chức cón nhiềuhạn chế, yếu kém.
+ Việc điều động, luân chuyển của một số vị trí làm việc của một sốkhoa, phòng chưa thường xuyên, liên tục gặp nhiều khó khăn do đặc thùcủa một số chuyên khoa, chuyên ngành
+ Số thầy thuốc trình độ chuyên môn sâu còn ít và chưa đồng đều,còn thiếu các chuyên gia sâu trong một số lĩnh vực
+ Văn hoá ứng xử của một bộ phận cán bộ chưa để lại những ấntượng tốt cho người bệnh, việc chỉ dẫn bệnh nhân còn chưa cụ thể rõ ràng
Bảng 3.2 Tình hình cán bộ viên chức của bệnh viện qua các năm
Theo Định mức biên chế các cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa đạt tiêuchuẩn hạng II (theo thông tư Liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BTC, Hướngdẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước của Bộ Y tế và
Bộ Nội vụ.), tỷ lệ người/giường bệnh làm việc trong giờ hành chính là từ 1,25
Trang 40-1,4 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang là Bệnh viên đa khoa hạng II với 500giường bệnh theo kế hoạch năm 2009; 550 giường theo kế hoạch năm 2010 và
2011 Theo Bảng 1, tỷ lệ người làm việc trong giờ hành chính/giường bệnhtrong 3 năm là: 638/500 = 1,27; 611/550 = 1,11; 627/550 = 1,14 Như vậy,nguồn nhân lực của Bệnh viện chưa đảm bảo được định mức bên chế theo quiđịnh trong năm 2010 và 2011
Thực tế báo cáo 6 tháng đầu năm 2012 của Bệnh viện về tình hình quản
lý, sử dụng biên chế so với công suất giường bệnh cho thấy, bình quân ngày sửdụng giường bệnh là 600 người/ngày, vượt 12/% công suất sử dụng cho phép.Như vậy so với tình hình thực tế, nguồn nhân lực của bệnh viện chưa đảm bảođược nhu cầu của công tác khám chữa bệnh Căn cứ hệ số điều chỉnh định mứcbiên chế do Bộ Y tế quy định đối với các bệnh viện có quá tải bệnh nhân, Hệ sốđiều chỉnh = Hệ số quy định x số % công suất sử dụng giường bệnh bình quân.Vậy tổng biên chế của bệnh viện được tính như sau: Tổng biên chế = 1,4 x120% x 550 = 658 Như vậy so với tổng số biên chế định mức yêu cầu củabệnh viện hiện nay còn thiếu là 658 - 650 = 8 người để đảm bảo công tác khámchữa bệnh theo quy định
39