-Nhận thức được tầm quan trọng đó của FDI, Vĩnh Phúc cũng như các tỉnhkhác trong cả nước đã tích cực đẩy mạnh công tác kinh tế đối ngoại và thực hiệnnhiều biện pháp nhằm thu hút các dự á
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO VĨNH PHÚC TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2011 3
1.1 TỔNG QUAN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VĨNH PHÚC 3
1.1.1 Khung chính sách FDI 5
1.1.1.1 Các hiệp ước quốc tế về FDI 6
1.1.1.2 Các quyết định liên quan đến việc đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp 6
1.1.1.3 Thủ tục quản lý dự án FDI 7
1.1.1.4 Chính sách thuế 8
1.1.2 Môi trường kinh tế- xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc 10
1.1.2.1 Kết cấu hạ tầng 10
1.1.2.2 Tình hình kinh tế 14
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC 16
1.2.1 Các nhân tố vi mô 16
1.2.2 Các nhân tố vĩ mô 17
1.3 TÌNH HÌNH THU HÚT NGUỒN VỐN FDI TẠI VĨNH PHÚC TỪ NĂM 2008 ĐẾN năm 2011 18
1.3.1.Thực trạng quy mô và tốc độ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc 18
1.3.2 Thực trạng cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Phúc 20
1.3.2.1 Thực trạng thu hút FDI theo cơ cấu đối tác đầu tư 20
1.3.2.2 Thực trạng thu hút FDI theo ngành kinh tế 24
1.3.3 Đóng góp của khu vực FDI vào GDP của tỉnh Vĩnh Phúc 25
1.3.4 Các chính sách của tỉnh Vĩnh Phúc về thu hút FDI 25
1.4 ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ THU HÚT VỐN FDI TẠI VĨNH PHÚC 27
Trang 21.4.1 Những thành công 27
1.4.2 Những tồn tại, hạn chế 29
1.4.3 Nguyên nhân 32
1.4.3.1 Cơ chế quản lý 32
1.4.3.2 Các nguyên nhân khác 32
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC MỘT CÁCH BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020 33
2.1 BỐI CẢNH THU HÚT FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 33
2.1.1 Tác động bối cảnh quốc tế đến thu hút FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc 33 2.1.2 Tác động (dài hạn) bối cảnh trong nước đến thu hút FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc 34
2.2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG THU HÚT FDI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC 35
2.2.1 Cơ hội trong việc thu hút FDI 35
2.2.2 Thách thức từ nay đến năm 2020 trong việc thu hút vốn FDI 36
2.3 ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI MỘT CÁCH HIỆU QUẢ TRONG NHỮNG NĂM TỚI 37
2.3.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc đến năm 2020 37
2.3.1.1 Mục tiêu tổng quát 37
2.3.2 Định hướng thu hút FDI 38
3.1.3.1 Về địa bàn 38
2.3.2.3 Lĩnh vực đầu tư 39
2.4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC .39
2.4.1 Giải pháp đối với UBND tỉnh Vĩnh Phúc 39
2.4.1.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư 39
2.4.1.2 Tăng cường đổi mới, vận động xúc tiến đầu tư 40
Trang 32.4.1.3 Đào tạo nguồn nhân lực và chính sách thu hút, sử dụng nhân
tài 42
2.4.1.4 Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh 43
2.3.1.5 Tăng cường giám sát và quản lý các doanh nghiệp FDI 44
2.4.2 Kiến nghị đối với Nhà nước trung ương và Doanh nghiệp 45
2.4.2.1 Luật pháp, chính sách 46
2.4.2.2 Thủ tục hành chính 47
2.4.2.3 Phân công, phân cấp 47
PHẦN KẾT LUẬN 48
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc từ năm
2008 đến 2011 19
Bảng 1.2: Thu hút FDI Phân theo đối tác đầu tư 21
Bảng 1.3: Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 30
của tỉnh Vĩnh Phúc 30
Trang 5DANH MỤC HÌNH VẼ
Biểu đồ 1.1 : Thủ tục hành chính có liên quan đến thu hút đầu tư 8
Biểu đồ 1.2 : Tăng trưởng kinh tế Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010 15
Biểu đồ 1.3 : Cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư 23
Biểu đồ 1.4: Đầu tư trực tiếp tại Vĩnh Phúc phân theo ngành 24
Biểu đồ 2.1 : So sánh cơ cấu GDP tỉnh Vĩnh Phúc và một số tỉnh, thành phố khác dự kiến quy hoạch đến năm 2020 38
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới ASEAN Association of Southeast Asia
Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm Quốc nội
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức PCI Provincial Competitiveness Index Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
VoIP Voice over Internet Protocol Truyền giọng nói trên giao thức IP VDC Vietnam Datacommunication
Company
Công ty Điện toán và Truyền số liệu
ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line Đường dây thuê bao số bất đối xứng MVA Mega volt- Ampere Đơn vị đo công suất dòng điện
Trang 7GPMB Giải phóng mặt bằng
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính tất yếu khách quan của việc lựa chọn đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là một bộphận rất quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư, được đánh giá là “chiếc chìakhóa vàng”, là một đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương,kinh tế đất nước và góp phần đưa đất nước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thếgiới Địa phương tiếp nhận đầu tư không những được cung cấp về vốn mà cònđược tiếp nhận công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến Vì vậy, thuhút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành vấn đềquan trọng đối với nhiều địa phương, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở cácnước đang phát triển trong đó có Việt Nam
Riêng Vĩnh Phúc, một tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, trong vùng lan toả của tam giác phát triển kinh tế trọngđiểm phía Bắc, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đấtnước Nhưng nhìn chung, Vĩnh Phúc là một tỉnh có nền kinh tế mang đặc trưngcủa một tỉnh nông nghiệp, điểm xuất phát thấp, nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ chưathể đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế Vì vậy nguồn vốn FDI đóng một vai trò hếtsức quan trọng đảm bảo cho tỉnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá
-Nhận thức được tầm quan trọng đó của FDI, Vĩnh Phúc cũng như các tỉnhkhác trong cả nước đã tích cực đẩy mạnh công tác kinh tế đối ngoại và thực hiệnnhiều biện pháp nhằm thu hút các dự án FDI và đã đạt được những kết quả đángkhích lệ Xuất phát từ thực tế trên, sau khi được trang bị những vấn đề lý luận,phương pháp luận có hệ thống và chiều sâu về kiến thức chuyên ngành kinh tế đốingoại, em đã chọn đề tài " Tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc tính đếnnăm 2020" làm nội dung nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp
2.Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm
2008 đến năm 2011, những thành tựu và hạn chế trong quá trình thu hút vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc Triển vọng cho các nhà đầu tư trực tiếpnước ngoài và các giải pháp cơ bản thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàivào tỉnh Vĩnh Phúc một cách bền vững đến năm 2020
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động thu hút FDI vào một tỉnh
- Phạm vi nghiên cứu :
Trang 9+ Phạm vi không gian: Thu hút FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc
+ Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2008 – 2011 vàkiến nghị đến năm 2020
4.Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích dựbáo, phương pháp phân tích logic và lịch sử, ngoài phương pháp truyền thống,còn dùng phương pháp xử lý số liệu, phân tích đối chiếu
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – GS.TS Đỗ Đức Bình cùng các bác,
các anh chị Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhiệt tình giúp đỡ,tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này
Trang 10CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO
VĨNH PHÚC TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2011.
1.1 TỔNG QUAN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VĨNH PHÚC
Vĩnh Phúc nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, là cầu nối giữacác tỉnh phía Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng, do vậy có vai tròrất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia
Địa hình của Vĩnh Phúc chia làm ba vùng: rừng núi, trung du và đồng bằng.Vùng rừng núi nằm ở phía Bắc, tiếp giáp với khu vực rừng núi của 2 tỉnh TuyênQuang và Thái Nguyên, trong đó có hai dãy núi quan trọng là Tam Đảo và SángSơn, có tiềm năng lớn về tài nguyên rừng và du lịch Các nhà nghiên cứu khi xemxét vùng đồng bằng sông Hồng dưới góc độ địa lí, văn hoá đã xếp khu vực này vàovùng địa - văn hoá thềm phù sa cổ Như vậy, Vĩnh Phúc không những là địaphương có bề dày lịch sử về văn hoá, mà còn có thể coi là nơi khởi nguồn của nềnvăn minh của đồng bằng Bắc Bộ
Vùng đồng bằng phía Nam có tổng diện tích 46.8 nghìn ha, bao gồm 46 xã,phường, thị trấn thuộc địa bàn các huyện Mê Linh (đã được điều chỉnh về Hà Nộinăm 2008), Vĩnh Tường, Yên Lạc và 6 xã của huyện Bình Xuyên, 3 xã của huyệnTam Dương Vùng đồng bằng có 32,9 nghìn ha diện tích đất nông nghiệp Đây làkhu vực có tiềm năng và có truyền thống trồng lúa nước, cây vụ đông, trồng rau,
chăn nuôi lợn,… có đủ các điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp thâm canh
năng suất cao
Vùng trung du ở giữa có địa hình đồi gò xen kẽ nhau từ Đông sang Tây,gồm 8 xã của huyện Tam Dương, 6 xã của huyện Bình Xuyên, 10 xã của huyệnLập Thạch và Sông Lô; 6 phường của thành phố Vĩnh Yên và 2 xã của thị xã PhúcYên Tổng diện tích khu vực này là 24,9 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm
14 nghìn ha Đây là vùng có quỹ đất đai dồi dào, đặc biệt là đất đồi thích hợp trồng
cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa màu và chăn nuôi đại gia súc Vì vậy, vùng này
có điều kiện để chuyển đổi cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi theo hướng tăng sản xuấthàng hoá thực phẩm
Về mặt thủy văn, trên địa bàn Vĩnh Phúc, hệ thống sông suối khá đa dạng,trong đó lớn nhất là hai hệ thống sông Lô và sông Hồng Sông Lô ở phía Tây vớichiều dài chảy qua địa bàn tỉnh là 37 km, trở thành ranh giới tự nhiên giữa VĩnhPhúc và Phú Thọ Ở phía Nam, sông Hồng cũng là ranh giới phân tách giữa VĩnhPhúc với Hà Nội với chiều dài chảy qua là 40 km Ngoài ra, trên địa phận VĩnhPhúc còn có nhiều sông ngòi nhỏ bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo chảy xuống vùngđồng bằng như sông Phó Đáy, sông Cà Lồ
Trang 11Vĩnh Phúc còn có nhiều đầm, hồ lớn được hình thành bởi kiến tạo địa líhoặc do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội sau này, như đầm Vạc, đầm Rượu, đầmĐông Mật, đầm Kiên Cương, đầm Dưng, hồ Đại Lải, hồ Thanh Hương, Xạ Hương,
Vân Trục, Đây là những đầm, hồ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều tiết
nguồn nước, điều hoà khí hậu, phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ, du lịch
Với vị trí địa lí và thủy văn thuận lợi, hệ thống giao thông của Vĩnh Phúcphát triển khá sớm Ngay từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nhằm mục đích khaithác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tỉnh và các vùng lân cận, thực dânPháp đã triển khai xây dựng hệ thống giao thông vận tải bao gồm cả đường bộ,đường sắt và đường hàng không Hiện nay, quốc lộ 2 Hà Nội - Hà Giang chạy quađịa phận Vĩnh Phúc với trên 50 km, song song với đường sắt Hà Nội - Lào Cai quaVĩnh Phúc Quốc lộ 2B từ Vĩnh Yên đi khu nghỉ mát Tam Đảo, quốc lộ 2C từVĩnh Yên qua Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô đi Tuyên Quang Đây là nhữngtuyến đường bộ mang tầm chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội củamiền Bắc Bên cạnh đó, các đường nối từ vùng đồng bằng lên miền núi cũng kháphong phú, như đường 12, 13, 23, 40, 129 với tổng chiều dài trên 302 km Hệthống giao thông đường thuỷ cũng được chú ý và khá phát triển, nhất là trên hệ
thống sông Hồng, Sông Lô Đường hàng không, ngay từ năm 1941, phát xít Nhật
đã cho xây dựng sân bay Hương Gia trên địa bàn Vĩnh Phúc nhằm phục vụ cho
nhu cầu quân sự Hoà bình lập lại tại khu vực Đa Phúc - Kim Anh, Nhà nước ta đã
xây dựng sân bay quân sự Đa Phúc, về sau sân bay này được cải tạo xây dựngthành sân bay Nội Bài, sân bay quốc tế quan trọng nhất ở khu vực phía Bắc
Về khí hậu, chế độ gió mùa và sự thay đổi khí hậu trong năm một mặt tạođiều kiện cho việc thực hiện thâm canh, gieo cấy nhiều vụ, đa dạng hoá sản xuấtnông nghiệp, tăng hệ số sử dụng đất nông nghiệp Song, mặt khác cũng gây rakhông ít khó khăn như úng lụt, khô hạn, sương muối, lốc xoáy, mưa đá ảnh hưởngđến hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân
Nguồn tài nguyên khoáng sản của Vĩnh Phúc không phong phú Tuy có một
số loại khoáng sản quý hiếm như thiếc, vàng sa khoáng nhưng trữ lượng thấp, phântán, do vậy không thuận lợi cho đầu tư khai thác Khoáng sản có trữ lượng đáng kểnhất là vật liệu xây dựng như đá xây dựng, đá granit (khoảng 50 triệu m3), caolanh, cát sỏi và đất sét,…
Tài nguyên rừng của Vĩnh Phúc tương đối đa dạng do có địa hình rừng núi
và gò đồi, nhất là có vườn quốc gia Tam Đảo, có giá trị về kinh tế lâm nghiệp và
du lịch Hiện đất lâm nghiệp đang sử dụng có 27,3 ngàn ha, trong đó đất có rừngtrồng 13,4 nghìn ha, đất có rừng tự nhiên 9,8 nghìn ha và trong tương lai có thểtrồng thêm 11 nghìn ha đất trống đồi trọc thuộc đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng
và trồng cây phân tán
Ngoài Tam Đảo, Vĩnh Phúc còn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch
Trang 12Tài nguyên du lịch của tỉnh rất đa dạng và phong phú, nhiều điểm du lịch lại nằmtrong quy hoạch tổng thể về du lịch của vùng Bắc Bộ.
So với các tỉnh, thành trong cả nước, Vĩnh Phúc là tỉnh có dân số thuộc loạitrung bình Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 1 triệu người sinh sống, trong đó ngườiKinh chiếm trên 97%, người Sán Dìu chiếm 2,5%, dân cư thuộc các thành phầndân tộc khác có số lượng ít chủ yếu đến Vĩnh Phúc do quá trình chuyển cư và hônnhân
Năm 1997, nguồn lực lao động của tỉnh là 584,59 nghìn người: khoảng 7,3%lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; lao động chưa qua đào tạo chiếm sốlượng lớn Hiện nay, lao động có trình độ đại học và cao đẳng trở lên đang cóchiều hướng tăng
Bên cạnh những thuận lợi rất căn bản, sự phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc
cũng có nhiều khó khăn và hạn chế Một trong những khó khăn lớn nhất là nềnkinh tế có xuất phát điểm thấp, chưa có tích luỹ, đời sống của một bộ phận cư dân
còn khó khăn, dẫn đến hạn chế khả năng tự đầu tư phát triển.
Cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầucủa nền sản xuất hàng hoá và phát triển thương mại trong cơ chế thị trường Nhữngnăm gần đây, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa đủ để đảm bảo phát
triển ổn định và bền vững Đó là những thách thức cơ bản của Vĩnh Phúc khi bước
vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.1.1 Khung chính sách FDI
Chính sách thu hút nguồn vốn FDI tại Việt Nam đã được thực hiện ngay từkhi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và được thể chế hóa thông qua ban hànhluật Đầu tư nước ngoài năm 1987 Cho đến nay luật Đầu tư nước ngoài đã đượcsửa đổi và hoàn thiện 4 lần vào các năm 1990, 1992, 1996, và gần đây nhất là năm
2000 Năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư mới áp dụng chung cho cả đầu
tư trong nước và nước ngoài So với các đạo luật khác thì gần như trong cùng thờigian ngắn, đây là đạo luật mà có nhiều thay đổi nhất Sự thay đổi này một mặt thểhiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài, mặt khác đó cũng là yêu cầu phù hợp với quy luật chung, nhằm đápứng kịp thời sự biến đổi khách quan của tình hình phát triển kinh tế trong nướccũng như quốc tế trong từng thời kỳ, để tiến tới một đạo luật ngày càng hoàn chỉnhphù hợp với xu thế hội nhập, nâng cao khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quảvốn đầu tư nước ngoài
Trang 131.1.1.1 Các hiệp ước quốc tế về FDI
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hoa kỳ (BTA) : Là hiệp địnhquan trọng được ký giữa Việt Nam và Hoa kỳ năm 2001, được quy định cụ thể vềthương mại hàng hóa, các quyền sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ và việc pháttriển các quan hệ đầu tư giữa hai nước
- Hiệp định về tự do hoá, khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật
Bản: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (hay được gọi tắt là JVEPA)
là một hiệp định tự do hóa thương mại, dịch vụ, bảo hộ đầu tư và khuyến khíchthương mại điện tử giữa Việt Nam và Nhật Bản, chính thức ký hiệp định ngày 25tháng 12 năm 2008
- Hiệp định khung về khu vực đầu tư các nước ASEAN: Hiệp định được kýkết bởi Chính phủ các nước Brunei Darussalam, Cộng hoà In-đô-nê-xia, Cộng hoàDân chủ Nhân dân Lào, Liên bang Myanmar, Cộng hoà Phi-líp-pin, Cộng hoàXing-ga-po, Ma-lai-xia, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam ngày 28/01/1992 tại Phillipin nhằm tạo sự thống nhất và tăng cường hợp tácgiữa các nước trong khu vực
- Các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO: Việc tham gia WTO là mộttrong những nỗ lực nhằm tiếp cận thị trường thương mại, dịch vụ, đầu tư, sở hữutrí tuệ,… và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thương mại quốc tế, tạotiền đề hội nhập và phát triển nền kinh tế Do vậy, Việt Nam tuân thủ các cam kết
-Nghị định số 101/2006/NĐ-CP quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi vàđăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư
- Thông tư liên tịch số 0505/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA giữa Bộ Kế hoạchĐầu tư và Bộ Tài chính, Bộ Công an
Trang 14- Vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng được công bố bởi Bộ Kế hoạch và đầutư.
1.1.1.3 Thủ tục quản lý dự án FDI
Ngày 15/01/2001, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ra quyết định số 60/QĐ-UB(quyết định thực hiện “cơ chế một cửa” về hợp tác đầu tư trong nước và nướcngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc) Quyết định này quy định nội dung chủ yếu để
tổ chức thực hiện quy chế “một cửa” (một đầu mối) trong việc xúc tiến, quản lýđầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở tuân thủ Luật ĐTNN tạiViệt Nam, Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan để cải cáchthủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi nhất cho đầu tư pháttriển theo từng giai đoạn, từng thời kỳ Hiện nay, cơ chế “một cửa” liên thông đangthực hiện ở 03 đơn vị: Sở Kế hoạch & Đầu tư thực hiện lĩnh vực cấp giấy phépđăng ký kinh doanh, mã số thuế và giấy phép khắc dấu; UBND thành phố VĩnhYên thực hiện lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng; Sở tư pháp thực hiện lĩnh vực
hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp và các cơ sở pháp lý
"Cơ chế một cửa" trong quyết định này được thống nhất như sau:
- "Một cửa" là thực hiện theo cơ chế một đầu mối, một cơ quan giải quyết
mọi vấn đề liên quan đến nhà đầu tư từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định dự án đếncấp giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật
- "Một cửa" không phải là một cơ quan làm thay tất cả các công việc của các
ngành liên quan mà là đầu mối quan trọng để khâu nối tổng hợp ý kiến các ngànhtrên cơ sở thống nhất ý kiến của các ngành dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh
- Nhà đầu tư có nguyện vọng đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc thay vì phải đếnnhiều cơ quan thì đến nay chỉ phải đến một cơ quan để liên hệ công tác từ khâukhảo sát ban đầu cho đến khi nhận được giấy phép đầu tư
Trang 15Biểu đồ 1.1 : Thủ tục hành chính có liên quan đến thu hút đầu tư
(Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc )
1.1.1.4 Chính sách thuế.
a Chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước:
Thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Đối với các dự án sản xuất trong KCN: mức thuế suất thuế TNDN là 25%
áp dụng trong suốt thời hạn thực hiện dự án
- Đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao: mức thuế suất thuếTNDN là 10% áp dụng trong 15 năm đầu, sau đó là 25% trong các năm tiếp theo;
Dự án được miễn thuế TNDN trong vòng 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế
và giảm 50% trong 09 năm tiếp theo
- Đối với các dự án có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thuhút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài nhưng tổng thờigian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm Thủ tướng Chính phủ đồng ý việckéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất 10% theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tàichính Dự án sẽ được miễn thuế TNDN trong vòng 04 năm kể từ khi có thu nhậpchịu thuế và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo
Trang 16- Đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, dạy nghề,văn hoá, thể thao và môi trường: mức thuế suất thuế TNDN là 10% trong suốt thờigian hoạt động áp dụng đối với phần thu nhập của doanh nghiệp Dự án sẽ đượcmiễn thuế TNDN trong 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo.
- Các loại thuế và lệ phí khác theo quy định hiện hành tại thời điểm nộpthuế hàng năm
Những ưu đãi áp dụng chung cho các doanh nghiệp:
- Nhà đầu tư được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền vớiđất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại ViệtNam theo đúng quy định của pháp luật
- Miễn giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố địnhcho doanh nghiệp
- Trường hợp những pháp luật và chính sách mới ban hành có các quyền lợi
và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi và ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước
đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi và ưu đãi mới trong thời gian ưu đãicòn lại (nếu có) kể từ ngày pháp luật, chính sách mới có hiệu lực
- Những ưu đãi khác do Chính phủ ban hành tại từng thời điểm
b Một số ưu đãi đầu tư và các hỗ trợ của tỉnh:
- Tỉnh xây dựng cơ sở hạ tầng gồm đường giao thông, hệ thống cấp điện,cấp nước, thông tin liên lạc và các vấn đề liên quan giải phóng mặt bằng… đếnhàng rào khu công nghiệp;
- Giá thuê đất sẽ được áp dụng ở mức thấp nhất trong khung chính sách củaNhà nước
- Ưu tiên cung ứng lao động và hỗ trợ tiền đào tạo nghề theo yêu cầu từngloại lao động của dự án, phù hợp với quy định của tỉnh Vĩnh Phúc và Nhà nước
- Tạo điều kiện tốt nhất để Chủ đầu tư tiếp cận vay vốn ngân hàng trongtrường hợp Chủ đầu tư cần vay vốn;
- Đối với những dự án có quy mô lớn sẽ do Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếptham gia xử lý Ngoài ra, tuỳ thuộc vào tính chất và quy mô của từng dự án, tỉnhVĩnh Phúc sẽ dành thêm những hỗ trợ khác
- Bảo hộ tài sản công nghệ, kỹ thuật và thương mại
Trang 171.1.2 Môi trường kinh tế- xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.2.1 Kết cấu hạ tầng
a Giao thông vận tải
Giao thông vận tải được xác định là một bộ phận rất quan trọng trong kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội, là động lực thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế và là mộttrong những phương tiện hàng đầu liên kết tỉnh với bên ngoài, vì vậy Vĩnh Phúcchú trọng ưu tiên phát triển giao thông vận tải đi trước một bước
Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông đa dạng, phân bổ đồng đều trong toàntỉnh, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy Mặt khác, Vĩnh Phúc nằm sát sânbay quốc tế Nội Bài, do vậy việc đi lại hay vận chuyển hàng hóa hết sức thuậntiện
Về đường bộ, có 4 tuyến quốc lộ: Quốc lộ 2, 2B, 2C và quốc lộ 23 Trong
đó quốc lộ 2 là tuyến quan trọng, xuyên suốt từ các tỉnh phía Bắc chạy dọc theochiều dài của tỉnh về Hà Nội và nối đến các tỉnh phía Nam, đưa Vĩnh Phúc hòanhập vào mạng giao thông của tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – QuảngNinh Đường sắt Hà Nội – Lào Cai nối với Vân Nam – Trung Quốc đi qua VĩnhPhúc có 6 ga, là tuyến giao thông quan trọng, vận tải hàng hóa, hành khách VĩnhPhúc có các con sông lớn đi qua như: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy, với cáccảng sông Chu Phan, Vĩnh Thịnh, Như Thụy có thể vận chuyển nguyên vật liệu,nhiên liệu, hàng hóa thiết bị, máy móc từ cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh vềVĩnh Phúc thuận lợi
Nhằm góp phần thu hút, mời gọi đầu tư, năm 2010, nhiều tuyến đường quantrọng đã và đang được khởi công phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt làcông nghiệp và đô thị Bên cạnh việc chi trên 1.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển
hạ tầng, tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực mời gọi các doanh nghiệp có năng lực đầu tưvào lĩnh vực này Đến nay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã cơ bản đáp ứng được yêu cầucủa các doanh nghiệp đến đầu tư Con đường xương sống của tỉnh là quốc lộ 2Ađoạn Vĩnh Yên - Nội Bài đã hoàn thành và đưa vào sử dụng không chỉ giải quyết
sự ùn tắc của lượng xe cộ lưu thông mà còn mở rộng hơn cánh cửa thu hút đầu tưđối với Vĩnh Phúc Đường từ quốc lộ 2A nối khu công nghiệp Bình Xuyên với khucông nghiệp Bá Thiện đã hoàn thành; một loạt tuyến đường khác như đườngNguyễn Tất Thành nối 4 khu công nghiệp, quốc lộ 2B, 2C, Đại Lải - Đạo Tú cũngđang triển khai thi công phục vụ chủ trương “Đưa công nghiệp lên đồi”
Trang 18b Mạng lưới thông tin và truyền thông
Cùng với sự phát triển nhanh của mạng lưới thông tin trong cả nước, mạnglưới bưu chính, viễn thông, thông tin trong tỉnh đã đáp ứng được yêu cầu thông tinphục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của người dân Mạng thông tin phục vụcông tác quản lý ngày càng hiện đại đã đáp ứng được đầy đủ và kịp thời công tácthông tin phục vụ yêu cầu chỉ đạo, điều hành quản lý của các cấp lãnh đạo Hạ tầngviễn thông, thông tin của Vĩnh Phúc đã có những bước phát triển mạnh, mạng viễnthông trên địa bàn tỉnh được trang bị tổng đài hiện đại, đáp ứng tốt các dịch vụ và
có khả năng nâng cấp, cung cấp các dịch vụ mới Về mặt phổ cập dịch vụ, 100%
số xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã có máy điện thoại, mật độ thuê bao điện thoại(cả cố định và di động) năm 2010 đạt 48,38 thuê bao/100 dân
Mạng phục vụ Bưu chính hiện nay đã được phát triển rộng khắp trong toàntỉnh đáp ứng các dịch vụ bưu chính cơ bản Đến hết năm 2010, tất cả các xã đã cóđiểm phục vụ, với 176 điểm phục vụ, trong đó có 27 bưu cục và 123 điểm bưuđiện văn hoá xã Bán kính phục vụ bình quân là 1,7-1,5 km/điểm, số dân bình quânđược phục vụ là 5.764 người/1 bưu cục Toàn tỉnh có 211 thùng thư được đặt ở tất
cả các xã, phường, thị trấn
Mạng viễn thông phát triển mạnh với các công nghệ hiện đại tương đươngvới mức trung bình cuả khu vực Các tổng đài độc lập có dung lượng trên 5.000 sốđang từng bước được thay thế bằng các tổng đài vệ tinh hoặc thiết bị truy nhậpV5.x Tất cả các xã đều có truyền dẫn quang Có 3 tuyến cáp quang liên tỉnh củaVNPT, Viettel và EVN Telecom hướng Hà Nội - Vĩnh Phúc - Việt Trì
Truyền dẫn nội tỉnh do viễn thông tỉnh quản lý; kết nối giữa các tổng đàithường sử dụng từ 2 đến 5 luồng 2 Mb/s Các tuyến viba nội tỉnh thường sử dụng 2luồng 2 Mb/s Về mạng ngoại vi, cáp ngầm thường sử dụng các loại cáp từ 200 đến
600 đôi, các tuyến cáp treo dưới 200 đôi và trên 1000 km cáp đi trong cống Có80.000 đôi cáp gốc và bán kính phục vụ thường từ 4 - 7 km Do đặc thù địa lý củatỉnh là diện tích không lớn và địa hình trung du nên mạng viễn thông nông thôn sửdụng cáp đồng
Trong tỉnh có đầy đủ các mạng điện thoại di động hiện có trong nước như:Mobifone, Vinaphone, Viettel Mobile, EVN Telecom, Vietnamobile, G-Tel Tất
cả các huyện trong tỉnh đều có trạm phát sóng Đến cuối năm 2008 toàn tỉnh cókhoảng 432 trạm BTS, cơ bản đảm bảo thông tin thông suốt trên địa bàn
Về mạng Internet và VoIP, tại Vĩnh Yên có 1 POP của VDC cung cấp dịch
vụ truy nhập Internet và VoIP Mạng Internet của Vĩnh Phúc đã triển khai 2 thiết
bị DSLAM cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng tại Vĩnh Yên và PhúcYên Đường truyền băng thông rộng ADSL, truyền hình cáp cũng đang được cácdoanh nghiệp cung cấp dịch vụ triển khai đầu tư lắp đặt thiết bị
Trang 19c Điện lực
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh nằm trong vùng thuận lợi về cung cấpđiện từ lưới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối được quyhoạch và đầu tư đồng bộ đảm bảo thuận lợi, cung cấp đủ nhu cầu cho phát triểncác khu công nghiệp của tỉnh
Trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh
đã cùng Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếmnguồn vốn đầu tư phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh hệ thống cấp điện gồm có:
-Đường dây và trạm biến áp hiện có: Đường dây 220 kV và các đường dây
110 kV vận hành tốt, ổn định và vừa tải Các trạm biến áp 110 kV gồm có: trạmLập Thạch 25 MVA; trạm Vĩnh Yên trong năm 2008 nâng công suất lên 2 x 63MVA; trạm Phúc Yên 2x40MVA Để đáp ứng nhu cầu phát triển đặc biệt là pháttriển công nghiệp tại khu vực phía Đông Bắc tỉnh, trạm 2 x 125 MVA-220/110/22kV đã được xây dựng trong những năm gần đây Các trạm 110 kV vàhầu hết các trạm trung gian hiện đang vận hành ở chế độ đầy tải
- Các công trình đang triển khai xây dựng: Đường dây và trạm 110 kVThiện Kế công suất 2 x 63 MVA (đã cơ bản xây dựng xong đường dây) Đườngdây và trạm biến áp 110 kV Vĩnh Tường 2 x 25 MVA (đã hoàn thành thiết kế kỹthuật, chuẩn bị khởi công) Ngoài ra đang có kế hoạch nâng công suất trạm 110kVPhúc Yên hiện có từ 2 x 40 MVA lên 40+63 MVA
d Mạng lưới cấp, thoát nước.
Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về nguồn nước Nguồn nước mặt, nước ngầm tựnhiên dồi dào đủ để cung cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,thủy lợi trên địa bàn Tuy nhiên, hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt và pháttriển công nghiệp còn chưa được đầu tư lớn
Cấp nước:
Hiện nay Vĩnh Phúc có một số nhà máy nước cung cấp nước sạch cho sinhhoạt: Nhà máy nước Vĩnh Yên, công suất cấp nước 16.000 m3/ngày đêm với 17giếng khoan và 1 nhà máy xử lý chất lượng nước; Nhà máy nước Phúc Yên (doCông ty cấp thoát nước môi trường số II quản lý) có công suất 12.000 m3/ngàyđêm với 5 giếng khoan, trong đó, nước cấp cho sản xuất công nghiệp 3.174
m3/ngày đêm
Ngoài các nhà máy trên, còn có các dự án nhỏ cấp nước sạch ở thị trấn TamĐảo (công suất 5.000 m3/ngày đêm), Yên Lạc, Lập Thạch và thị trấn Vĩnh Tườngvới công suất 3.000 m3/ngày đêm Năm 2010 đạt 8/9 huyện lỵ (ngoại trừ huyện lỵSông Lô mới thành lập) có hệ thống cấp nước sạch tập trung
Trang 20Hiện nay, tỉnh đang triển khai và kêu gọi đầu tư một số dự án cấp nước lớnlấy nước từ Sông Lô: Dự án JBIC, công suất dự kiến 100.000 m3/ngày đêm, tổngvốn 120 triệu USD; đang kêu gọi nhà đầu tư (Hà Lan) dự án 500.000 m3/ngàyđêm.
Hệ thống cung cấp nước sạch của tỉnh cho đến nay vẫn chưa đáp ứng đầy đủcho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và cho sản xuất Cung cấp nước đô thị chưa tốt
và chất lượng nước chưa đạt yêu cầu
Thoát nước:
Hiện nay, hầu hết trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư đồng bộ và hoàn chỉnh,một số khu vực đô thị mới chỉ được đầu tư xây dựng cống, rãnh thu gom nướcthải, các công trình được đầu tư còn nhỏ lẻ, mang tính chắp vá, cục bộ Ngay cảcác đô thị lớn như thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên cho đến nay vẫn chưa có
hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung Nước thải mới chỉ được xử lý cục bộbằng hệ thống bể tự hoại của các hộ gia đình, sau đó thải trực tiếp ra hệ thống thoátnước mưa và nước thải
Hiện tại chỉ có hai dự án thoát nước đang được triển khai tại thành phố VĩnhYên:
- Dự án thoát nước mưa khu vực phía Nam Vĩnh Yên (2010)
- Nhà máy xử lý nước thải và hệ thống thoát nước thải khu vực Vĩnh Yên:
dự kiến hoàn thành trong năm 2012
Xử lý nước thải trong các khu công nghiệp vẫn chưa được đầu tư đúng mức.Hiện tại, có 11,11% khu công nghiệp có hệ thống nước thải tập trung đạt tiêuchuẩn môi trường
e Giáo dục - đào tạo và nguồn lao động
Hệ thống các cơ sở giáo dục – đào tạo của Vĩnh Phúc đã góp phần nâng caodân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Tỉnh Vĩnh Phúc
đã đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục bậctrung học cơ sở từ năm 2002, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng nhanh:năm 2005 là 28%; 2010 là 51,2%
Tổng số học sinh phổ thông có mặt đầu năm 2009-2010 là 241.212 người,
tăng 0.2% so với năm học trước Số giáo viên đạt chuẩn các trường phổ thông đạt
chuẩn và trên chuẩn đều cao hơn so với năm học trước Hệ thống giáo dục mầmnon tiếp tục phát triển, tỷ lệ huy động số cháu trong độ tuổi vào nhà trẻ, nhóm trẻ
và các cháu trong độ tuổi vào học mẫu giáo đều tăng so với năm học trước Hoànthành việc chuyển đổi từ bán công sang công lập 12/12 trường THPT và 158/161
cơ sở giáo dục mầm non
Trang 21Hoạt động đào tạo được đẩy mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạocho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đào tạo của nhân dân Trên địa bàn tỉnh
có 78 cơ sở đào tạo gồm: 3 trường đại học, 7 trường Cao đẳng, 13 cơ sở có đào tạo
hệ trung cấp chuyên nghiệp, 55 cơ sở dạy nghề thuộc các Bộ, ngành Trung ương,tỉnh huyện, doanh nghiệp, các tổ chức quần chúng xã hội và các thành phần khác.Tỉnh có Trường chính trị có nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức về chính trị và quản lýnhà nước cho cán bộ các cơ quan đảng, chính quyền các cấp
Hoạt động dạy nghề phát triển nhanh trong thời gian gầy đây cả về số cơ sở
và số người được đào tạo Ngoài các trường, trung tâm dạy nghề, việc dạy nghềcòn được tổ chức trong các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp Mạnglưới cơ sở dạy nghề chủ yếu tập trung ở các thành phố, thị xã và các khu côngnghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cho lao động tại chỗ
Ngoài những cơ sở dạy nghề phục vụ cho ngành công nghiệp, trên địa bàntỉnh cũng đã có những cơ sở dạy nghề cho nông dân phục vụ phát triển nôngnghiệp
Công tác giải quyết việc làm luôn được chú trọng, số lao động được sắp xếpviệc làm năm sau luôn cao hơn năm trước Năm 2010 toàn tỉnh có khoảng 695ngàn lao động, trong đó có khoảng 21 ngàn lao động được sắp xếp việc làm Tỷ lệlao động thất nghiệp ở khu vực thành thị vì vậy cũng ngày càng giảm, năm 2001 tỷ
lệ này là 3,82% đến năm 2010 tỷ lệ này giảm còn 1,06% Công tác tạo việc làm tạikhu vực nông thôn cũng thường xuyên được quan tâm, tỷ lệ sử dụng lao động ởkhu vực nông thôn ngày càng tăng, năm 2001 là 71,75%, năm 2005 tăng lên 85%
và đến năm 2010 khoảng 91%
1.1.2.2 Tình hình kinh tế
Năm 2009, khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng mạnh mẽ tới tăngtrưởng kinh tế của cả nước, trong đó có Vĩnh Phúc Nhịp độ tăng trưởng kinh tếgiảm xuống còn khoảng 8,3% sau đó tăng trở lại với tốc độ tăng 21,7% vào năm2010
Tính chung giai đoạn 2001-2010, GDP Vĩnh Phúc tăng trưởng bình quân16,5%/năm trong đó nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,0%/năm; công nghiệp, xâydựng tăng 20,7%/năm; dịch vụ tăng 17,1%/năm Nhìn chung tốc độ tăng trưởngluôn đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọngđiểm phía Bắc, tăng gấp 2 lần so với tốc độ trung bình của cả nước
Quá trình tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc trong những năm qua có thểnói gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ của khu vực công nghiệp mà đặc biệt là khuvực có vốn đầu tư nước ngoài Đồng thời có sự đột biến trong một số năm do một
Trang 22số dự án công nghiệp có quy mô lớn đi vào hoạt động làm gia tăng sản lượng công
nghiệp Điều này có thể thấy rõ trên Biểu đồ 1.2
Biểu đồ 1.2 : Tăng trưởng kinh tế Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 14,83%, vượt kế hoạch (Kế hoạch tăng14-14,5%), trong đó ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 2,18%; ngành côngnghiệp - xây dựng đạt 16,29% và ngành dịch vụ đạt 16,89% Cơ cấu kinh tế tiếptục chuyển dịch theo hướng tích cực, ước tỷ trọng ngành Nông, lâm nghiệp, thuỷsản chiếm 15,6%; ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 54,8% và ngành Dịch vụchiếm 29,6% Xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh, đạt giá trị hơn 592 triệu USD,tăng 12,4% so với năm 2010
Tổng thu ngân sách đạt 16.484 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 11.638 tỷđồng (vượt dự toán HĐND tỉnh giao) cao nhất từ trước đến nay; là năm liên tiếpthứ 8 tỉnh tự cân đối được ngân sách và là 1 trong 13 tỉnh, thành phố có đóng góp
Trang 23cho ngân sách Trung ương GDP bình quân/ người (theo giá thực tế) năm 2011 đạtkhoảng 43 triệu đồng/ người/ năm (tương đương với trên 2.000 USD/năm), gấp 15lần so với năm 1997 khi mới tái lập tỉnh.
Cũng trong năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm
2011 tiếp tục tăng, vượt kế hoạch đề ra, ước đạt hơn 24.462 tỷ đồng Hoạt độngkinh doanh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn nhìn chung ổn định, huyđộng được 12.500 tỷ đồng, tăng 4,8% so cuối năm 2010
Về thu hút đầu tư vào các lĩnh vực của tỉnh tiếp tục có bước phát triển, nhất
là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); khẳng định Vĩnh Phúc là điểm đếnhấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước Năm 2011, thu hút được 70
dự án mới, gồm 59 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.230 tỷ đồng và 11
dự án FDI mới với tổng vốn đầu tư gần 108 triệu USD Luỹ kế đến hết năm 2011toàn tỉnh có 681 dự án, gồm 554 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là hơn32.829 tỷ đồng, và 127 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 2.421 triệu USD
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những khó khăn của tình hình kinh tế thế giới
và trong nước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ước năm 2011 tăng khoảng 22% là mứctăng cao nhất trong một số năm gần đây Sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhất là Honda và Toyota (do NhậtBản gặp thảm họa “kép” động đất và sóng thần)
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT FDI VÀO TỈNHVĨNH PHÚC
1.2.1 Các nhân tố vi mô
Một là, chính sách của địa phương: Địa phương là người sát cánh cùng nhà
đầu tư, vì vậy các chính sách của địa phương cũng ảnh hưởng rất lớn đến thu hútnguồn vốn ĐTNN Tránh những thủ tục hành chính rườm rà, chính sách bất lợi,gây khó dễ cho nhà đầu tư nước ngoài
Hai là, nguồn nhân lực: Là yếu tố đặc biệt quan trọng, các nhà đầu tư nước
ngoài rất khắt khe và khó tính trong việc tuyển dụng lao động Tỉnh Vĩnh Phúc cầnchú trọng hơn nữa trong việc đào tạo nguồn nhân lực vì nó là điều kiện để cácdoanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể hoạt động lâu dài được.Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp rất lớn vào tăng trưởng vàphát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, đã tạo ra việc làm và sự chuyển dịch
cơ cấu lao động của tỉnh Tuy nhiên, sự đóng góp này chưa thực sự sâu sắc, chưanâng cao tay nghề cho người lao động, tăng cường thu hút lao động cho nhữngngành có công nghệ hiện đại, trình độ kỹ thuật cao Yêu cầu đặt ra là tỉnh VĩnhPhúc cần có các giải pháp tích cực để khắc phục những hạn chế giúp tăng cườngthu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các ngành công nghiệp kỹ thuậtcao, đồng thời tạo ra nhiều việc làm hơn nữa cho lao động địa phương nhưng vẫn
Trang 24đảm bảo các vấn đề về môi trường giúp tỉnh phát triển bền vững.
Ba là, cơ sở hạ tầng vi mô: Ngoài cơ sở hạ tầng vĩ mô, phải cần nói đến cơ
sở hạ tầng vi mô đóng vai trò quan trọng không kém vì cơ sở hạ tầng vi mô cũngtạo ra sự thuận lợi cho nhà đầu tư khi đã hoạt động ở tỉnh Hệ thống cấp điện,nước, đường xá trong hàng rào các CCN, KCN, KĐT cũng cần được đầu tư đồng
bộ hơn nữa
1.2.2 Các nhân tố vĩ mô
Một là, điều kiện tự nhiên: tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở vị trí huyết mạch phía Bắc
rất thuận lợi trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Gần sânbay quốc tế Nội Bài thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá theo đường hàngkhông, gần cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh) rất thuận lợi cho việc lưu thônghàng hoá theo đường biển, gần Thủ đô Hà Nội là thị trường tiêu thụ rộng lớn vớinguồn nhân lực dồi dào và là tỉnh trung gian nối liền thủ đô Hà Nội lên các tỉnhphía Bắc như Phú Thọ, Thái Nguyên, Gia Lai, Lạng Sơn, Yên Bái
Hai là, hệ thống luật pháp: Ngoài điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của tỉnh thì
hệ thống luật pháp cũng là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốnFDI Luật pháp có rõ ràng thuận lợi thì nhà đầu tư mới có thể yên tâm để chonguồn vốn chảy vào và sinh lời Đặc biệt, ngoài hệ thống luật pháp chung còn phảinói đến các thủ tục hành chính, chính sách ưu đãi riêng cho các nhà đầu tư của tỉnhVĩnh Phúc Luật đầu tư phải từng bước được hoàn thiện hơn, phù hợp với bối cảnhchung của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng
Ba là, văn hoá xã hội: Là nhân tố gián tiếp tác động đến việc thu hút nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh, nhìn chung tình là khu vực điển hình củanền văn minh lúa nước nên người dân nhiệt tình chịu khó, là ham học hỏi
Bốn là, cơ sở hạ tầng vĩ mô: Cơ sở hạ tầng là nhân tố tác động mạnh và là
một trong những nhân tố hàng đầu tác động đến thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài, nhìn chung tỉnh Vĩnh Phúc đã, đang hoàn thiện và ngày càng mở rộng
cơ sở hạ tầng vĩ mô góp phần đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài vào tỉnh
1.3 TÌNH HÌNH THU HÚT NGUỒN VỐN FDI TẠI VĨNH PHÚC TỪNĂM 2008 ĐẾN NĂM 2011
Với phương châm “ tất cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều là công dânVĩnh Phúc - Thành công của doanh nghiệp chính là thành công và niềm tự hào củatỉnh” Từ năm 2008 đến đầu năm 2011, số dự án và số vốn đăng ký đầu tư vào tỉnhtăng nhanh: tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 2008 đến nay là 21,5% về số dự án
và 45+,8% về vốn đầu tư Kết quả này đã đưa Vĩnh Phúc vào “top” các tỉnh dẫnđầu về thu hút đầu tư trong cả nước
Trang 251.3.1.Thực trạng quy mô và tốc độ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc.
Kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đãđạt được nhiều thành tựu to lớn như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục cao và ổnđịnh trong nhiều năm, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Vĩnh Phúc gia tăng,đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽtheo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngànhnông - lâm - ngư nghiệp Một trong những nguyên nhân của thành tựu đó là do chủtrương mới của Đảng bộ nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về hoạt động kinh tế đối ngoại.Trong đó có hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh
Trang 26Bảng 1.1 : Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc từ năm 2008
(Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Năm 2008, năm có thể nói là vô cùng khó khăn của các doanh nghiệp khi
phải đối mặt với cuộc khủng hoảng của kinh tế toàn cầu, nhưng tại Vĩnh Phúc việcthu hút đầu tư vẫn đạt được những kết quả hết sức khả quan, đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI): cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 16 dự án đầu tư mới với số vốn đầu
tư đăng ký là 149,075 triệu USD
Năm 2009, khi cơn bão khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
lan rộng, Vĩnh Phúc là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhấtbởi sản xuất công nghiệp hướng ra xuất khẩu Suy thoái kinh tế ảnh hưởng trựctiếp đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, việc làm của người lao động.Những khó khăn này thực sự trở thành thách thức lớn đối với việc thực hiện cácmục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Toàn tỉnh chỉ thu hút được 7 dự ánFDI với tổng số vốn đăng ký là 82,2446 ( triệu USD ) giảm 55,17% so với năm2008
Năm 2010 là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2006 - 2010 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 – 2010) đồngthời cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, trong đó nổi bật vàquan trọng nhất là Đại hội Đảng các cấp tiến đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ XI của Đảng Riêng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp ước thực hiện năm
2010, trên địa bàn tỉnh thu hút được 160 dự án tăng 44,1% so với năm 2009 (tăng
49 dự án), trong đó: 9 dự án FDI (tăng 4 dự án so với năm 2009), với tổng số vốn
Trang 27đăng ký khoảng 250 triệu USD tăng 154,3% so với năm 2009 và 145 dự án DDImới (tăng 44 dự án), với tổng số vốn đăng ký đạt 6.749,4 tỷ đồng, giảm 2,5% sovới năm 2009 do chủ yếu là các dự án có quy mô nhỏ
Năm 2011, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới và khủng hoảng nợ công ở châu Âu; trong nước mặt bằnggiá cả, lãi suất cho vay của ngân hàng, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếpđến sản xuất và đời sống của nhân dân Thu hút đầu tư vào các lĩnh vực của tỉnhtiếp tục có bước phát triển, nhất là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI);khẳng định Vĩnh Phúc là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoàinước Năm 2011, thu hút được 70 dự án mới, gồm 59 dự án DDI với tổng vốn đầu
tư đăng ký là 2.230 tỷ đồng và 6 dự án FDI mới với tổng vốn đầu tư gần 108 triệuUSD Luỹ kế đến hết năm 2011 toàn tỉnh có 681 dự án, gồm 554 dự án DDI vớitổng vốn đầu tư đăng ký là hơn 32.829 tỷ đồng, và 127 dự án FDI với tổng vốn đầu
tư gần 2.421 triệu USD
1.3.2 Thực trạng cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3.2.1 Thực trạng thu hút FDI theo cơ cấu đối tác đầu tư
Nhật Bản – Nước đầu tư lớn nhất vào tỉnh Vĩnh Phúc, bắt đầu từ ngày5/9/1995 công ty Toyota Việt Nam chính thức được phê duyệt và cấp giấy phépkinh doanh, với tổng số vốn đăng ký ban đầu là gần 90 triệu USD, lĩnh vực chuyênsản xuất kinh doanh, lắp ráp ô tô với công suất bình quân ban đầu đạt 10 ngànchiếc/năm Một năm sau đó vào ngày 22/3/1996, công ty Honda Việt Nam tiếp tụcđược cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, với lượng vốn đăng ký ban đầu là104.003.000 USD, lĩnh vực chuyên sản xuất kinh doanh, lắp ráp xe máy với côngsuất trung bình gần 500 ngàn xe máy/năm Tính đến nay (năm 2011) tổng số vốnđầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc lên đến trên 763 triệu USD đẫn đầu trong các đối tác với
Trang 28(Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư)
Có thể thấy, đối tác đầu tư khó tính nhất đã chọn tỉnh Vĩnh Phúc là điểm đến
Trang 29đáng tin cậy cho nguồn vốn của họ, thì lẽ nào mà không thu hút được vốn đầu tư từnhững đối tác ít khó tính hơn như: Đài Loan ( 347 triệu USD), Hàn Quốc (245triệu USD), Kể từ khi hai tập đoàn lớn của Nhật Bản là : Toyota và Honda đi vàohoạt động đã góp phần tăng thu ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng caođời sống nhân dân, đặc biệt là kéo theo ảnh hưởng lan tỏa của các ngành côngnghiệp khác như: Nhà máy xe buýt Daewoo; tập đoàn Canon; công ty ToyotaBoshoku Việt nam, chuyên sản xuất ghế và cửa ô tô; công ty sản xuất phanh NissinViệt Nam, chuyên sản xuất phanh ô tô, xe máy; công ty cao su Inoue Việt Namchuyên sản xuất săm lốp ô tô, xe máy,
Từ Bảng 1.2, đáng chú ý ở đây là nhà đầu tư mới xâm nhập vào thị trườngViệt Nam đã dành cho Vĩnh Phúc sự ưu đãi đặc biệt với 500 triệu USD vốn đầu tưcho 1 dự án Ngoài ra, mặc dù mới tham gia vào đầu tư tại Việt Nam, Ấn Độ đãdành sự chú ý cho tỉnh Vĩnh Phúc là 200000 USD, đây là dấu ấn quan trọng đểthúc đẩy quan hệ hợp tác hơn nữa vì Ấn Độ là một đất nước hồi giáo có nhữngphong tục và văn hóa rất khác biệt, do vậy tỉnh cần lưu ý và tạo điều kiên hơn nữacho các nhà đầu tư này Ấn Độ sẽ là cầu nối cho các nhà đầu tư Hồi Giáo vào ViệtNam