Sau hơn hai mươi năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đang dần chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng. Nhất là từ khi Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển thành phần kinh tế tư nhân, đã có rất nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do đó mà mức độ cạnh tranh để tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp ngày càng lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp dù bât cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với những khó khăn thử thách và phải chấp nhận quy luật đào thải từ thị trường. Muốn tồn tại và phát triển bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình những hướng đi tốt nhất, phù hợp với mình để đủ khả năng đứng vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Chính trong bối cảnh này, lợi nhuận đã trở thành mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí và lợi nhuận ngày càng được quan tâm. Vì thế các doanh nghiệp đều ra sức tìm con đường giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Do vậy, với tỷ trọng chiếm khoảng 7080% tổng chi phí, vật tư cần được quản lý thật tốt. Nếu doanh nghiệp biết sử dụng vật tư một cách tiết kiệm, hợp lý thì sản phẩm làm ra càng có chất lượng tốt mà giá thành lại hạ tạo ra mối tương quan có lợi cho doanh nghiệp trên thị trường. Quản lý vật tư càng khoa học thì cơ hội đạt hiệu quả kinh tế càng cao. Với vai trò như vậy nên yêu cầu quản lý vật tư cần chặt chẽ trong tất cả các khâu thu mua, dự trữ và bảo quản đến khâu sử dụng. Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì là một đơn vị sản xuất giấy thuộc Tổng Công ty giấy Việt Nam, vì vậy việc quản trị tốt vật tư mang tính cấp thiết và vô cùng quan trọng đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo cho công ty thực hiện được những kế hoạch đã đề ra với chi phí thấp. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị vật tư, em đã viết chuyên đề với đề tài: Kế toán quản trị vật tư tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn hai mươi năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đang dần chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng Nhất là từ khi Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển thành phần kinh tế tư nhân, đã
có rất nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do đó mà mức độ cạnh tranh để tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp ngày càng lớn Vì vậy, các doanh nghiệp dù bât cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với những khó khăn thử thách và phải chấp nhận quy luật đào thải từ thị trường Muốn tồn tại và phát triển bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình những hướng đi tốt nhất, phù hợp với mình để đủ khả năng đứng vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay
Chính trong bối cảnh này, lợi nhuận đã trở thành mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí và lợi nhuận ngày càng được quan tâm Vì thế các doanh nghiệp đều ra sức tìm con đường giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Do vậy, với tỷ trọng chiếm khoảng 70-80% tổng chi phí, vật tư cần được quản lý thật tốt Nếu doanh nghiệp biết sử dụng vật tư một cách tiết kiệm, hợp lý thì sản phẩm làm ra càng có chất lượng tốt mà giá thành lại hạ tạo ra mối tương quan có lợi cho doanh nghiệp trên thị trường Quản lý vật tư càng khoa học thì cơ hội đạt hiệu quả kinh tế càng cao Với vai trò như vậy nên yêu cầu quản lý vật tư cần chặt chẽ trong tất cả các khâu thu mua, dự trữ và bảo quản đến khâu sử dụng
Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì là một đơn vị sản xuất giấy thuộc Tổng Công ty giấy Việt Nam, vì vậy việc quản trị tốt vật tư mang tính cấp thiết và vô cùng quan trọng đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo cho công ty thực hiện được những kế hoạch đã đề ra với chi phí thấp
Trang 2Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì, nhận thức được
tầm quan trọng của công tác quản trị vật tư, em đã viết chuyên đề với đề tài: "Kế toán quản trị vật tư tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì"
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác kế toán quản trị vật tư
- Phản ánh và đánh giá thực trạng về công tác kế toán quản trị vật tư tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị vật
tư tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì
3 Đối tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu
3.1 Đối tươ ̣ng nghiên cứu
Kế toán quản trị vật tư ta ̣i Công ty Cổ phần giấy Việt Trì
3.2 Pha ̣m vi nghiên cứu
- Về nội dung: Kế toán quản trị vật tư tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì
- Về không gian: Công ty Cổ Phần giấy Việt Trì
Địa chỉ: Phường Bến Gót – Thành Phố Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ
- Về thời gian: Dữ liệu phân tích trong vòng 3 năm, từ năm 2011 đến năm
2013 Tập trung vào tháng 1 năm 2013
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp xử lý thông tin
- Phương pháp kế toán
- Phương pháp chuyên gia
Trang 35 Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, chuyên đề gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
sản xuất
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì
Trang 4CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT TRÌ
1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì
1.1.1 Tên và địa chỉ Công ty
- Tên Doanh nghiệp: Công ty CP Giấy Việt Trì
- Chủ tịch HĐQT Tổng Giám đốc Công ty: Ông Nguyễn Văn Hiện
- Địa chỉ: Phường Bến gót-Việt trì-Phú Thọ
- Cơ sở pháp lý của Công ty CP giấy việt trì: Công ty CP giấy Việt trì tiền thân là Công ty Giấy Việt Trì Được thành lập theo Quyết định số 1044/QĐ-Do hội đồng quản trị Tổng công ty Giấy Việt Nam cấp ngày 10/9/1998 và Giấy phép ĐKKD số 2600107284 cấp ngày 22/3/2010 do sở Kế hoạch đầu tư Tỉnh Phú Thọ cấp
- Vốn điều lệ: 65.000.000.000,đồng
- Điều lệ hoạt động: Hoạt động theo điều lệ hoạt động của Tổng Công ty Giấy Việt Nam
- Loại hình Doanh nghiệp: Là doanh nghiệp Nhà nước (Nay là Công ty
CP có vốn tham gia của Nhà nước)
- Hình thức sở hữu vốn:
+ Nhà nước chiếm 29% vốn
+ Cổ đông góp vốn chiếm 71% vốn
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam nằm trong khu công nghiệp Việt Trì cùng với Nhà máy Điện, Nhà máy Hoá chất và Nhà máy Đường Giấy Việt Nam; tiền thân là Nhà máy Giấy Việt Trì Nhà máy Giấy Việt Trì được khởi công vào năm 1959 do Trung Quốc giúp đỡ thiết kế và xây dựng Đóng trên địa bàn Phường Bến Gót – Việt Trì – Phú Thọ Công suất thiết kế là 18.000 tấn giấy/ năm, sản phẩm theo thiết kế chủ yếu là giấy in, gíấy viết và giấy vẽ
Trang 5Sau 3 năm khẩn trương xây dựng, ngày 19 tháng 5 năm 1961, Nhà máy Giấy Việt Trì chính thức đi vào sản xuất Những tấn giấy đầu tiên, sản phẩm của tình hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc ra đời đúng vào dịp kỉ niệm lần thứ 71 ngày sinh Hồ Chủ tịch
Từ đó đến nay, trải qua hơn bốn chục năm hoạt động Công ty Cổ phần giấy Việt Trì đã vượt qua muôn vàn khó khăn, có những lúc tưởng chừng khó vựơt qua; đó là những năm giặc Mỹ đánh phá không kích miền Bắc trong đó có khu Công nghiệp Việt Trì, đó là những năm chuyển đổi cơ chế từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường Song với truyền thống của mình, Công ty
Cổ Giấy Việt Trì không chỉ đứng vững mà còn có tốc độ phát triển khá Thể hiện qua một số giai đoạn phát triển của công ty như sau:
Giai đoạn từ 1961 – 1965: Đây là giai đoạn mà Nhà máy Giấy Việt Trì sản xuất ổn định và đạt sản lượng cao nhất với trên 41.000 tấn giấy các loại, trong đó có 11.000 tấn được xuất khẩu ra các nước anh em trong Xã hội chủ nghĩa đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp của ngành Giấy Viẹt Nam
Giai đoạn từ 1966 – 1972: Đây là gia đoạn nhà máy gặp hiều khó khăn do
bị bom Mỹ tàn phá, sản xuất bị ngưng trệ do một số phân xưởng sản xuất bị bom phá hỏng (phân xưởng Xeo, phân xưởng Bột, phân xưởng Thu hồi), vì vậy sản xuất trong thời kì này chỉ đạt 20.000 tấn giấy
Giai đoạn từ 1973 – 1990: Giai đoạn này Nhà máy vừa phải tiến hành khắc phục hậu quả của chiến tranh vừa tổ chức sản xuất lại bị ảnh bưởng bởi sự chuyển đổi cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường Do vậy, sản lượng thời kì này chỉ đạt bình quân từ 3000- 4000 tấn giấy/năm
Giai đoạn từ 1991 đến nay: Những năm đều do ảnh hưởng của sự chuyển đổi cơ chế kinh tế sản phẩm thiêu thị khó khăn nên sản lượng sản xuất chỉ đạt 3.000 tấn giấy/năm
Năm 1993 Bộ Công nghiệp nhẹ đã ra Quyết định số 455 CNN/TCLĐ thành lập lại Doanh nghiệp, Nhà máy Giấy Việt Trì được chuyển thành Doanh nghiệp Nhà nước trực thộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam
Trang 6Năm 1996 Nhà máy Giấy Việt Trì đựoc Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đồng ý cho đổi tên giao dịch thành Công ty Giấy Việt Trì Đã ổn định sản xuất, tích cực đầu tư thêm thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng, đặc biệt năm 1997, Công ty giấy Việt Trì được Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư dây chuyền sản xuất mở ra một giai đoạn mới cho Công ty Giấy Việt Trì
Năm 2008, Công ty tiến hành Cổ phần hoá doanh nghiệp chuyển đổi thành Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần và chính tức đi vào hoạt động theo Công ty Cổ phần từ ngày 01 tháng 10 năm 2008
Công ty Giấy Việt Trì gồm 2 xí nghiệp giấy thành viên, năng lực sản xuất của năm 2008 là 60.000 tấn trong đó:
Xí nghiệp giấy số 1 sản xuất 14.000 tấn/năm
Xí nghiệp giáy Số 2 sản xuất 46.000 tấn/năm
Do vậy sản lượng không ngừng được nâng cao và chất lượng sản phẩm cũng ngày một tốt hơn
Trước những thử thách và khó khăn cạnh tranh về sản phẩm giấy in viết trên thị trường tháng 7 năm 2009 Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì đã quyết định đầu tư thêm dây chuyền giây in viết với công suất thiết kế 20.000 tấn/năm với sự
nỗ lực lớn của tập thể cán bộ công nhân giấy việt trì đã lắp đặt và đưa vào chạy thử thành công dây chuyền giấy in viết vào tháng năm 2010 cho đến nay, sản phẩm của Công ty được thị trường chấp nhận Cho đến nay, sản lượng sản xuất của công ty có thể đạt từ 60.000 – 70.000 tấn/năm
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì
1.2.1 Chức năng của công ty
- Tiến hành sản xuất và đáp ứng nhu cầu thị trường về giấy chất lượng cao khu vực tỉnh Phú Thọ và các khu vực lân cận
- Ứng dụng công nghệ sản xuất giấy tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia
- Đầu tư và vận hành có hiệu quả, thu hút và đảm bảo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương; ổn định cải thiện đời sống vật chất cho cán
bộ công nhân viên trong Công ty
Trang 7- Góp phần tăng trưởng kinh tế chung trên địa bàn cũng như tạo được nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước
- Bảo vệ Công ty, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; tuân thủ các quy định của pháp luật, các chính sách của Nhà nước
1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; sản phẩm là các sản phẩm về giấy các loại Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, thực hiện đúng ngành nghề đăng ký kinh doanh khi thành lập, Công ty CP Giấy Việt Trì có nhiệm vụ:
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh giấy và các sản phẩm từ giấy theo chỉ tiêu kế hoạch SX KD do hội đồng quản trị Công ty phê duyệt, được thông qua đại hội đồng cổ đông, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong cả nước và nhu cầu của các Doanh nghiệp sản xuất
- Hạch toán kinh tế đầy đủ, phù hợp với chế độ tài chính, thực hiện mọi chế độ chính sách pháp lệnh của Nhà nước và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định
- Bảo toàn và phát triển vốn được giao đồng thời Công ty có trách nhiệm chăm lo phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển của Doanh nghiệp, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc và điều kiện sống của người lao động
1.3 Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
1.3.1 Đặc điểm về ngành nghề SXKD của Công ty CP giấy Việt Trì
Là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với loại hình công nghệ theo dây chuyền, NVL Công ty sử dụng để sản xuất giấy gồm: các NVL chính như: tre,
nứa, gỗ và các loại giấy lề, bột giấy có nguồn gốc trong nước và nhập khẩu
Dây chuyền sản xuất của Công ty bao gồm: 1 dây chuyền thiết bị do Trung Quốc viện trợ và lắp đặt đây là dây chuyền đã cũ, Công ty đã nhiều lần cải tạo vì vậy sản phẩm sản xuất ra vẫn đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng Dây chuyền mới được đầu tư, thiết bị do Hàn Quốc cung cấp đây là dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại, năng suất cao, chất lượng sản phẩm sản xuất ra tốt
Trang 8Đối tượng phục vụ của Công ty là người tiêu dùng, các nhà kinh doanh giấy và các Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ giấy Các loại sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng gồm: Giấy viết, giấy bìa, giấy Duplex cao cấp giấy đánh máy; các loại sản phẩm cung cấp cho các nhà sản xuất gồm: giấy Duplex, giấy
Kraft line,
Các loại sản phẩm chính của Công ty hiện nay: Công ty CP giấy Việt Trì
sản xuất các loại giấy theo kế hoạch của Công ty và theo nhu cầu của thị trường
Hiện nay sản phẩm của Công ty Giấy Việt Trì bao gồm:
- Giấy bìa các loại - Giấy bao gói
- Giấy đánh máy - Giấy Duplex các loại
Phương thức tiêu thụ sản phẩm: Công ty thực hiện việc bán hàng tới tận tay người tiêu dùng cả 2 kênh phân phối đó là: phân phối trực tiếp và kênh phân phối qua đại lý tiêu thụ
1.3.2 Đặc điểm về công nghệ sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì
Trang 9Sơ đồ 1.1: Dây chuyền sản xuất Xí nghiệp giấy số I
a, Chức năng, nhiệm vụ của các phân xưởng:
Nhiệm vụ của phân xưởng bột: Phân xưởng có nhiệm vụ nấu, rửa, sàng lọc tẩy trắng bột cấp cho phân xưởng xeo
- Nấu bột: trước đây Cty CP Giấy việt Trì đang nấu theo phương pháp xút (tác nhân nấu là NaOH) dăm mảnh được nạp vào nồi nấu cùng với nước và lượng
Trang 10xút nhất định Xong bắt đầu cho vào nấu ở dạng quay tuần hoàn nhằm mục đích cho dịch ngấm vào dăm mảnh, khi nạp mảnh xong ra tiến hành xông hơi
- Rửa và làm sạch bột: Bột sau nấu được bơm từ bể phóng sang hai máy rửa chân không 20m3 nhưng quay lợi dụng độ cao để chân không rửa và vệ sinh môi trường Sau bột được rửa sạch được bơm qua sàng ly tâm, phần bột được bơm qua lọc cát hai cấp sau đó đem đi cô đặc và chứa vào bể đưa sang tẩy trắng
- Tẩy trắng bột giấy, qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn clo hoá
+ Giai đoạn kiềm hoá
+ Giai đoạn hypo hoá
Phân xưởng xeo:
Có nhiệm vụ phân bột tẩy trắng và nghiền phôi các loại bột đảm bảo tiêu
chuẩn hoá, pha các phụ gia hoá chất phủ (Tẩy trắng ), chất độn, tinh bột, pha
trộn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật rồi cấp ra các xeo để chạy các loại giấy như:
Xeo I xeo giấy bìa, sóng
Xeo II chạy giấy in viết
Xeo III, IV chạy giấy đánh máy
Xeo V, VI chạy giấy vẽ, bìa các loại
Phân xưởng hoàn thành: Có nhiệm vụ gia công, lựa chọn, đếm, đóng gói
và nhập kho các loại mặt hàng giấy ở dạng ram và dạng cuộn, cùng với kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì nhập kho, nếu chưa đạt tiêu chuẩn quay lại phân xưởng Xeo.(Đến nay không còn nấu bột nữa mà Cty thực hiện Sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường: sản xuất trực tiếp bằng bột giấy hoặc lề phế liệu)
Đội sửa chữa: Có nhiệm vụ sửa chữa thiết bị hỏng và bảo dưỡng thiết bị
các phân xưởng nhà máy I để duy trì sản xuất
Trang 11Sơ đồ 1.2: Cụng nghệ sản xuất của Xớ nghiệp giấy số II
b, Quy trỡnh cụng nghệ chạy mỏy của xớ nghiệp giấy số 2
Nguyờn lý xeo ra giấy cũng trải qua phõn xưởng bột xử lý bột, sau khi đảm bảo tiờu chuẩn đưa sang xeo và làm giấy Cỏc sản phẩm cú thể chạy định lượng từ 120 ữ 450g/m2
Quy trỡnh cụng nghệ xeo giấy nhà mỏy II với quy mụ lớn hơn nhà mỏy I Toàn bộ dõy chuyền được kiểm soỏt điều khiển tự động của hệ thống QCS và DCS
bị, dõy truyền cụng nghệ phục vụ cho sản xuất Hiện nay trong cụng ty số lượng
Lề OCC
Giấy đứt Máy xeo
Thiết bị hoàn thành
Xử lý bột KP Xử lý bột OCC Xử lý giấy đứt
Chuẩn bị bột lớp top
Chuẩn bị bột lớp back
Chuẩn bị bột lớp fillter
Trang 12máy móc thiết bị hiện có đều khá hiện đại và phù hợp với sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 1.1: Một số trang thiết bị máy móc chủ yếu của Công ty
Giá trị ban đầu
1 NM I HT xeo dài số 2 01 T.quốc 1995 2.327.886.296
3 ,, HT xeo dài sô 1 01 T.quốc 1957 2.588.476.294
6 ,, Khuấy bể hypo 2PF1 01 T.quốc 1994 125.887.608
13 NM II HT chuẩn bị hoá chất 01 H.quốc 2002 19.113.524.217
14 NM II HT máy xeo giấy 01 ,, 2002 193.237.729.831
15 NM II HT chuẩn bị bột 01 ,, 2002 58.105.113.619
17 NM II HT máy hoàn thành 01 ,, 2002 21.980.552.849
20 ,, ,, Nồi hơi than 01 T.quốc 2006 9.966.129.561
21 PX C.điện Máy mài lô giấy 01 ,, 1970 188.266.260
1.4.2 Đặc điểm về lao động của Công ty
Lao động là yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh Vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất, cho dù được trang bị máy
Trang 13móc hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến nhưng thiếu lao động có trình độ tổ chức thì cũng không thực hiện sản xuất được Hiểu được tầm quan trọng đó nên công ty hết sức chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của họ Trong những năm qua Công ty CP Giấy Việt Trì đã xây dựng được cho mình một đội ngũ cán bộ công nhân viên vững
về trình độ chuyên môn, trẻ hóa về độ tuổi góp phần sản xuất nhiều sản phẩm có chất lượng, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra, làm tốt nghĩa
vụ với nhà nước, đời sống của cán bộ nhân viên ngày càng được nâng cao
Công ty CP Giấy Việt Trì là Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Bột giấy và giấy Do đó, số lượng lao động nam qua các năm 2010-2011-2012 chiếm tỷ lệ lao động cao hơn lao động nữ Năm 2010, tỷ lệ cán bộ quản lý kinh tế: 10,3%, công nhân công nghệ 50,5%, công phục vụ 39,2% Năm 2011 tỷ lệ cán bộ quản lý chiếm 11,5% công nhân công nghệ chiếm 49,1% và công nhân phục vụ chiếm 39,4% Năm 2012, cán bộ quản lý chiếm 12,2%, công nhân công nghệ là 67,2% và công nhân phục vụ là 20,6%
Cơ cấu lao động tại công ty được thể hiện qua bảng sau đây:
Trang 14Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty Giấy Việt Trì qua 3 năm – 2011 – 2012
Chỉ tiêu
2011/2010
Chênh lệch 2012/2011
Số lượng
(Người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(Người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(Người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(Người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(Ngườ i)
Trang 15Qua bảng trên cho thấy, tổng số lao động của công ty có sự biến động qua các năm Nhìn chung các chỉ tiêu lao động qua các năm đều giảm Năm
2011 giảm so với năm 2010 tổng số lao động giảm 64 người tương ứng với 5,23% Năm 2012 giảm 175 lao động tương ứng với 15,09% Số lượng lao động năm 2012 giảm nhiều so với năm 2011 là do sự suy thoái nền kinh tế thế giới đã làm cho các mặt hàng sản xuất của công ty giảm.Vì vậy để giảm chi phí một trong những biện pháp công ty áp dụng là cắt giảm công nhân có trình độ kém và cho nghỉ hưu sớm một số cán bộ nhận viên đã có tuổi trong công ty thay vào đó công ty tuyển những người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học
- Tình hình lao động tại công ty theo giới tính: Do đặc tính của ngành nghề kinh doanh sản xuất giấy nên tỷ lệ lao động nam trong công ty luôn chiếm trên 50% tổng số lao động,yếu ở phòng tổ chức – hành chính, phòng cơ điện và phòng kỹ thuật, do yêu cầu của các phòng ban này đòi hỏi người lao động chịu được áp lực cao trong công việc Số lao động nữ năm 2011 là 480 lao động giảm
15 lao động (tương ứng với 3,03%) so với năm 2010 Năm 2012 số lao động nữ
là 455 lao động giảm 25 lao động (tương ứng với 5,21%) so với năm 2011
- Tình hình lao động tại công ty theo chức năng, nhiệm vụ: Nhìn chung, theo chức năng nhiệm vụ thì lực lượng lao động của công ty chủ yếu là công nhân: gồm có công nhân công nghệ và công nhân phục vụ Lực lượng lao động này chiếm tỉ trọng lớn nhưng số lượng lại giảm qua các năm Nguyên nhân là do một số máy xeo giấy ngừng hoạt động đồng thời một số lao động đến tuổi nghỉ hưu và một số chuyển công tác
1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
1.5.1 Tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Giấy Việt Trì
TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG
TY
Trang 161.5.2 Chức năng nhiệm vụ của cơ cấu sản xuất
Hiện tại cơ cấu sản xuất của Công Ty CP Giấy Việt Trì bao gồm 2 Xí nghiệp Sản xuất thành viên và 2 phân xưởng phục vụ
- Xí nghiệp Giấy số I (Dây chuyền cũ sản xuất bột và giấy) : Nhiệm vụ chính là sản xuất các mặt hàng truyền thống của Công ty như: Giấy in, viết, bìa, giấy vệ sinh, giấy đánh máy
- Xí nghiệp Giấy số II (Dây chuyền hiện đại vừa được đầu tư): Nhiệm vụ chính
là sản xuất giấy bao bì công nghiệp cao cấp với công suất 25.000 tấn/năm sản xuất các mặt hàng: Giấy Duplex, giấy Kraft Line phục vụ nhu cầu về bao bì trong nước và tiến tới xuất khẩu nhưng hiện nay Công ty đã SX vượt 200% công suất thiết kế
- Phân xưởng Động lực: Có nhiệm vụ cung cấp hơi cho cả hai nhà máy Giấy số
I và số II
- Phân xưởng Cơ điện: Nhiệm vụ chính gia công các sản phẩm cơ khí phục vụ
cho việc sửa chữa thiết bị của các nhà máy giấy trong Công ty đồng thời lo bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị điện đảm bảo cung cấp điện liên tục cho sản xuất
1.5.3 Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý
Ban Giám đốc gồm: 01 đ/c Giám đốc và 02 đ/c phó GĐ Nhiệm vụ như sau:
- Đ/c CT HĐQT -Tổng Giám đốc: Phụ trách chung về mọi hoạt động SXKD của Công ty, thực hiện chế độ một thủ trưởng có sự lãnh đạo của cấp uỷ Giám đốc chịu trách nhiệm chính trước Nhà nước và tập thể Công ty về mọi hoạt động tài chính cũng như điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty
- Đ/c Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật: Trực tiếp phụ trách khối sản xuất, điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất do Công ty giao đồng thời chịu trách nhiệm về công tác Bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh công nghiệp và PCCN
- Đ/c Phó Tổng Giám đốc kinh tế: Trực tiếp phụ trách kinh doanh và bí thư Đảng bộ Công ty
- Phòng TCHC: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong việc xắp xếp, bố trí nhân sự, định mức lao động, xây dựng quy chế tiền lương, tiền thưởng theo dõi và thực hiện các chế độ theo Bộ luật xây dựng các kế hoạch đào tạo bồi dư-ỡng cán bộ và công tác bảo hộ lao động, công tác hành chính, như tổ chức đón tiếp khách, công tác văn thư, lưu trữ, đời sống, ăn ca, y tế
Trang 17- Phòng TCKT: Thực hiện nhiệm vụ Giám đốc về tài chính và kiểm tra hoạt động SXKD của Công ty thông qua tổ chức chỉ đạo công tác hạch toán kinh tế Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Tổng Công Ty và Nhà nước giao Kiểm tra chặt chẽ các nhiệm vụ kinh tế phát sinh, hạch toán đúng đủ kịp thời lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính quyết toán quý, năm
- Phòng VTNL: Tổ chức thu mua, tiếp nhận, bảo quản và cấp phát vật tư,
nguyên liệu, phụ tùng phục vụ sản xuất, tổ chức công tác vận tải phục vụ nhu cầu vận tải trong và ngoài Công ty, tiếp nhận và quản lý sản phẩm
- Phòng KD: Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về SXKD sản phẩm bột và giấy Giúp Giám đốc Công ty xây dựng chiến lược kinh doanh và các chính sách nhằm phát triển thị trường, tìm đối tác ký kết hợp đồng mua bán,
tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm bột và giấy của Công ty
- Phòng kỹ thuật CN: Có nhiệm vụ sửa chữa và nâng cấp, đầu tư các công trình, tham mưu về kỹ thuật sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, các định mức kinh tế kỹ thuật, theo dõi và chỉ đạo về tình trạng máy móc thiết bị trong quá trình chạy máy của các bộ phận nhằm đảm bảo duy trì và phát triển SXKD
- Đội Bảo vệ thuộc phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật
tự trong Công ty, lên kế hoạch và đôn đốc việc thực hiện công tác phòng chống cháy nổ và lực lượng dân quân tự vệ
- Trường Mầm non: Có nhiệm vụ chăm sóc nuôi dạy con em cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty
1.6 Đặc điểm về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Trang 19Bảng 1.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm
3 Doanh thu xuất khẩu Tr.đ
5 Giá trị TSCĐ bình quân Tr.đ 497.602 455.096 468.257 -42.506 -8,54 13.161 2,89
6 Vốn lưu động bình quân Tr.đ 186.354 204.074 287.068 17.720 9,51 82.994 40,67
8 Tổng chi phí SX trong năm Tr.đ 713.186 960.630 982.211 247.444 34,7 21.581 2,25
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Trang 20Nhận xét về tình hình SXKD của công ty qua 3 năm 2010 – 2012:
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm và các chỉ tiêu khác đều tăng Thu nhập bình quân đầu người nhìn chung năm sau cao hơn năm trước, Điều này chứng tỏ sự nỗ lực hết mình của cán bộ công nhân viên trong Công ty cùng sự lãnh đạo đúng đắn của Ban Giám đốc trong việc sử dụng lao động Để mức tăng trưởng bền vững và tăng lên trong những năm tới Công
ty cần quan tâm về nhiều mặt hơn nữa, như chất lượng lao động, bố trí lao động hợp lý, cũng như hệ thống máy móc thiết bị Tất cả những điều này có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty
Qua các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trên ta có được cái nhìn tương đối về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Từ bảng số liệu trên, ta nhận thấy doanh thu thuần của công ty có sự thay đổi qua các năm Năm 2011 tăng cao 248.377.000.000 đồng so với năm 2010 Đến năm 2012, doanh thu thuần tăng 23.434.000.000 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 2,41% so với năm 2011 Nguyên nhân của sự thay đổi đó là:
- Năm 2011 doanh thu tăng do công ty nhận được rất nhiều đơn đặt hàng trong địa bàn tỉnh Phú Thọ, và thị trường của công ty được mở rộng cả các tỉnh lân cận miền bắc Công ty đẩy mạnh hoạt động Marketing và bán hàng nên doanh thu tăng Sản phẩm của Công ty được đánh giá là chất lượng giá cả hợp lý
- Năm 2012 Công ty tiến hành mở rộng thị trường tiêu thụ trên cả miền Trung và thâm nhập sâu hơn vào thị trường miền Nam Công ty đẩy mạnh hoạt động Marketing và bán hàng nên doanh thu tăng Công ty tiến hành mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm trang thiết bị
Tổng chi phí sản xuất trong năm 2011 tăng cao 247.444.000.000 đồng so với năm 2010 Đến năm 2012, tổng chi phí sản xuất tăng 21.584.000.000 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 2,25% Sở dĩ chi phí sản xuất tăng cao là do Công ty đầu tư mới một số trang thiết bị máy móc hiện đại nhập khẩu từ bên Hàn Quốc về
Năm 2011 công ty được hưởng mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi là 10%, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 701.000.000 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 8,54 %
so với năm 2010 Có sự tăng như vậy là do chi phí sản xuất giảm nhiều hơn so với
Trang 21doanh thu tiêu thụ sản phẩm Năm 2012, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh
so với năm 2011 cụ thể là tăng 1.389.000.000đồng tương ứng với tăng 15,59% Nguyên nhân chủ yếu là do là chi phí sản xuất giảm nhiều, doanh thu tăng với tỷ lệ nhiều hơn chi phí, từ đó làm cho lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty tăngrất mạnh
Trong bối cảnh toàn bộ nền kinh tế đều bị ảnh hưởng rất nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế, công ty vẫn tiếp tục duy trì sản xuất, làm ăn có lãi là một kết quả đáng được ghi nhận
1.7 Đặc điểm công tác kế toán của công ty Cổ phần giấy Việt Trì
1.7.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ tổ chưc kế toán
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay sự đổi mới sâu sắc cơ chế quản lý kinh tế đòi hỏi nền tài chính phải được tiếp tục đổi mới một cách toàn diện, nhằm tạo ra sự ổn định của môi trường kinh tế Hệ thống pháp luật tài chính tạo hành lang pháp lý cho các mối quan hệ và các hoạt động tài chính Vì vậy ở mỗi đơn vị, mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và Công ty CP giấy
TH VAT
KT xuất nhập vật tư, công nợ phải trả KT TSCĐ
Thủ quỹ,
kế toán công đoàn, Tính lương khối CQ
Theo rõi
và đối chiếu công nợ, đôn đốc công nợ
Kế toán trưởng
Trang 22Việt Trì nói riêng công tác kế toán có vai trò, vị trí rất quan trọng nhất thiết không thể thiếu được Có thể nói phòng kế toán là đầu mối quan trọng, tham ra vào tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp
Nhìn vào sơ đồ phòng Tài chính kế toán cho thấy: Kế toán trưởng (trưởng phòng) có vai trò điều hành toàn bộ công việc trong phòng, và một phó phòng đồng thời là kế toán tổng hợp và theo dõi phần TSCĐ Khi kế toán trưởng đi vắng thì phó phòng có vai trò điều hành toàn bộ công việc trong phòng Các kế toán viên mỗi người theo rõi một phần hành kế toán nhất định
1.7.2 Tổ chức công tác hạch toán kế toán tại công ty
➢ Chính sách kế toán áp dụng
- Công ty áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam và thực hiện chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
và thường xuyên cập nhật các thông tư, quyết định của BTC hiện nay
- Niên độ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt nam Đồng (VNĐ)
- Kỳ kế toán: Công ty tiến hành hạch toán theo tháng
➢ Phương pháp kế toán áp dụng
- Phương pháp tính thuế: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền
➢ Hệ thống chứng từ sử dụng:
Công ty sử dụng chứng từ kế toán theo danh mục chứng từ kế toán, bao gồm:
- Các chứng từ về tiền: Phiếu thu, phiếu chi, Ủy nhiệm thu Ủy nhiệm chi, Séc chuyển khoản…
- Chứng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm…
- Chứng từ khác: Bảng chấm công…
➢ Hệ thống báo cáo của công ty
- Bảng cân đối kế toán: (Mẫu B01- DN)
- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh: (Mẫu B02- DN)
Trang 23- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: (Mẫu B03- DN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính: (Mẫu B03- DN)
➢ Hình thức kế toán
Để phù hợp với hệ thống kế toán của các nước đang phát triển, thuận lợi cho việc sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán công ty đã áp dụng theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ (áp dụng toàn bộ trên máy – sử dụng phần mềm MISA.SME.NET 2012)
Sơ đồ 1.5: Hình thức kế toán trên máy vi tính
NET 2012
- Sổ kế toán
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị
In sổ, báo cáo cuối tháng, quý, năm
Trang 24CHƯƠNG 2
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VẬT TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY
VIỆT TRÌ
2.1 Thực trạng kế toán quản trị vật tư tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì
2.1.1 Phân loại vật tư hàng hóa
Như chúng ta đã biết, để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, Công
ty đã sử dụng rất nhiều loại vật tư, hơn thế nữa chúng ta lại có những đặc điểm rất riêng biệt Vì vậy, để thuận lợi trong công việc theo dõi, phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp, các loại vật tư được chia thành nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ:
2.1.1.1 Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ
Nguyên vật liệu chính: Là yếu tố chính cầu thành nên thực thể vật chất
của sản phẩm như: Dăm tre, dăm nứa, bột giấy, lề giấy
Nguyên vật liệu phụ: Vật liệu phụ không cấu thành nên thực thể sản
phẩm, nhưng nó có tác dụng làm tăng thêm chất lượng của sản phẩm và tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường như: Sút, phèn, clo, vôi, nhựa thông, cao lanh, tynopan
Nhiên liệu: Khi sử dụng có thể sử dụng cung cấp nhiệt lượng cho qúa
trình sản xuất kinh doanh Nhiên liệu được dùng trực tiếp vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Than điện cho lò hơi để cung cấp hơi cho các phân xưởng, xăng dầu sử dụng cho các phương tiện vận chuyển
Như vậy, để phục vụ cho công tác quản lý của mình, Công ty đã tiến hành phân loại chúng một cách khá tỷ mỉ, chi tiết, cụ thể như đã chi tiết từng loại, thứ, tên theo từng tiểu khoản: 15211, 15212 để có thể thực hiện theo dõi quản lý một cách rễ dàng
2.1.1.2 Công cụ dụng cụ
Đặc điểm cơ bản của công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động tham gia vào nhiêu chu kỳ sản xuất kinh doanh, nó cũng bị hao mòn dần về mặt giá trị
Trang 25vê TSCĐ
Những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ được xếp vào công
cụ, dụng cụ
- Theo nội dung công cụ, dụng cụ bao gồm:
+ Bao bì tính giá riêng dùng để đóng gói hàng hoá trong quá trình bảo quản hàng hoá hoặc vận chuyển hàng hoá đi bán…
+ Dụng dụ đồ dùng bằng thuỷ tinh, sành sứ
+ Quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang
+ Công cụ, dụng cụ khác
2.1.2 Tổ chức công tác xây dựng và quản lý định mức tiêu dùng vật tư
Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng tiêu dùng lớn nhất cho phép
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thành một công việc nào đó trong những điều kiện tổ chức và kĩ thuật nhất định của thời kỳ kế hoạch, vì vậy
mà công tác xây dựng và quản lý định mức tiêu dùng vật tư ở Công ty Cổ phần giấy Việt trì rất được chú trọng Để đảm bảo vật tư một cách tốt nhất cho sản xuất thì không thể không coi trọng việc nâng cao chất lượng của công tác định mức
Xây dựng hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là công việc rất phức tạp bởi chủng loại nguyên vật liệu rất phong phú và đa dạng, khối lượng xây dựng định mức lớn Một số loại vật liệu phụ tuy giá không lớn nhưng lại rất quan trọng trong việc sản xuất sản phẩm Vì vậy, Công ty không chỉ chú trọng công tác xây dựng và quản lý định mức vật tư cho các loại vật liệu chính mà còn thực hiện rất nghiêm túc công tác xây dựng và quản lý định mức vật tư cho các cật liệu phụ nhằm quản lý được toàn bộ chi phí nguyên vật liệu đã và sẽ tiêu dùng trong kỳ, từ đó tìm ra biện pháp hạn chế được lượng tiêu dùng nguyên vật liệu không cần thiết giúp cho việc sử dụng vật tư sản xuất có hiệu quả nhất
Công tác xây dựng và quản lý định mức tiêu dùng vật tư tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì do phòng Kỹ thuật đảm nhiệm Việc xây dựng và quản lý định mức tiêu dùng vật tư được tiến hành chủ yếu dựa vào kết cấu của từng sản phẩm Phòng Kỹ thuật dựa vào các kết cấu và chỉ tiêu đó, xây dựng hệ thống định mức vật tư sao cho lượng vật tư sử dụng tiết kiệm nhất mà vẫn đảm bảo
Trang 26được chất lượng sản phẩm Phòng kỹ thuật luôn luôn kết hợp giữa việc tính toán
về kinh tế và kĩ thuật với việc phân tích toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng vật tư cho kì kế hoạch Ngoài việc dựa vào kết cấu của từng loại sản phẩm, việc tiến hành công tác xây dựng và quản lý định mức tiêu dùng vật tư còn dựa vào những căn cứ liên quan đến máy móc thiết bị, trình độ và kinh nghiệm của người lao động Phòng kĩ thuật luôn chú ý đến việc xây dựng hệ thống định mức sao cho phù hợp với thực tế sản xuất Công ty cũng hết sức quan tâm đến công tác xây dựng định mức tiêu dùng vật tư cho sản xuất để tiến hành quản lý một cách chặt chẽ và không ngừng hạ thấp định mức tiêu dùng vật tư nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vật tư cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh
Nhiệm vụ của tổ định mức là:
- Tiến hành xây dựng các định mức chi tiết, tổng hợp cho từng phân xưởng
- Phổ biến kịp thời cho từng phòng ban, phân xưởng, tổ đội sản xuất
- Cùng với các phòng ban, phân xưởng có liên quan tiến hành nghiên cứu
và có các biện pháp để thực hiện định mức và phấn đấu giảm mức
Thông qua hàng loạt các hợp đồng cũng như kinh nghiệm sản xuất lâu năm, phòng kĩ thuật luôn cố gắng đưa ra một hệ thống định mức vật tư cho từng loại sản phẩm một cách thực tế nhất Từ bảng định mức do phòng kỹ thuật gửi đến, phòng vật tư nhiên liệu dựa vào đó tính toán ra lượng vật tư cần mua để sản xuất hết số lượng sản phẩm trong kỳ, tính ra chi phí vật tư trong kỳ rồi thực hiện công tác thu mua vật tư Nhìn chung thì bảng định mức do phòng kỹ thuật đề ra khá chính xác và hợp lý, công nhân sau khi thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm thường hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, sử dụng vật tư không vượt quá định mức được giao
Phòng vật tư nhiên liệu sau khi cấp phát vật tư cho các phân xưởng để tiến hành sản xuất sản phẩm thường cho cán bộ vật tư đi kiểm tra, theo dõi tình hình
sử dụng vật tư ở từng phân xưởng, từ đó đề ra được các quyết định quản lý và sử dụng vật tư hợp lý hơn Nếu các phân xưởng sử dụng vật tư sản phẩm vượt quá định mức đặt ra quá nhiều (tỷ lệ sai hỏng so với định mức cho phép là 0,5%) thì cán bộ kỹ thuật cùng phối hợp với cán bộ vật tư và quản đốc phân xưởng tìm ra
Trang 27nguyên nhân giải quyết, nếu cần thì phải để ra một hệ thống định mức khác phù hợp hơn
2.1.3 Công tác lập kế hoạch mua sắm, sử dụng và dự trữ vật tư
2.1.3.1 Công tác lập kế hoạch sử dụng vật tư
Phòng vật tư căn cứ vào chỉ tiêu về sản lượng, kinh doanh trong kỳ của phòng kinh doanh và báo cáo tình trạng phương án sửa chữa của phòng kĩ thuật để xem xét tính chất và mức độ sửa chữa cụ thể, trên cở sở hệ thống định mức tiêu dùng vật tư có sẵn để xác định số lượng từng loại vật tư cần dùng tong kỳ kế hoạch
2.1.3.2 Lập kế hoạch dự trữ vật tư
Dự trữ vật tư nhằm đảm bảo cung cấp kịp thời vật tư cho nhu cầu sản xuất Số lượng vật tư cần dự trữ được xác định dựa vào số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch và lần mua sắm vật tư đầu tiên trong kỳ kế hoạch Để đảm bảo sử dụng hiệu quả Công ty luôn cố gắng dự trữ vật tư ở mức tối thiểu
2.1.3.3 Công tác xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư
Kế hoạch cung ứng vật tư do Phòng vật tư nhiên liệu đảm nhiệm Phòng vật tư nhiên liệu có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình sản xuất thực tế năm trước do phòng tài chính kế toán gửi xuống rồi thông qua đó lập kế hoạch sản xuất từng
kỳ (tháng, quý, năm) Ngoài việc phải tổ chức sản xuất, đảm bảo cung ứng nguồn vật tư cần thiết cho sản xuất, sửa chữa, Phòng Vật tư nhiên liệu còn phải tính toán chi tiết lượng vật tư dự trữ, bảo hiểm cần thiết cho cả giai đoạn sản xuất trong kỳ Tính toán chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý để từ
đó xác định giá thành sản phẩm một cách tối ưu nhất
Phòng vật tư nhên liệu thông qua định mức tiêu hao vật tư do phòng Kỹ thuật chức năng đề ra và căn cứ vào số lượng sản phẩm kỳ kế hoạch, lượng phế phẩm thu hồi trong kỳ trước và lượng phế phẩm phát sinh cho phép rồi lập ra
kế hoạch cung ứng vật tư cho từng đối tượng sản phẩm trong kỳ Sau khi lập kế hoạch cung ứng vật tư trong kỳ, Phòng vật tư nhiên liệu trình lên ban giám đốc Nếu được ban giám đốc phê chuẩn, phòng vật tư nhiên liệu tiến hành thực hiện công tác cung ứng vật tư cho quá trình sản xuất trong toàn công ty sao cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và đảm bảo tiến độ sản xuất
Trang 28Chính vì vậy, việc xác định nhà cung ứng có ý nghĩa tích cực trong việc sản xuất, xem xét vấn đề giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng Công ty xác định cho mỗi loại vật tư từ hai đến ba người cung ứng, tham khảo giá và các yêu cầu khác nhau lựa chọn sao cho chí phí thấp, có lợi nhất Công ty định kỳ tiến hành đánh giá người cung cấp thông qua một hệ thống các chỉ tiêu giá cả, uy tín, năng lực, thời hạn cung ứng, chất lượng nguyên vật liệu ,
từ đó sẽ chủ động tìm nguồn cung ứng thích hợp Phòng vật tư nhiên liệu thông qua kế hoạch đó tổ chức công tác thu mua vật tư rồi điều hành quá trình sản xuất các mặt hàng sao cho kịp tiến độ được giao
2.1.4 Công tác tổ chức tiếp nhận vật tư
Do các loại vật tư mà Công ty sử dụng được bán rộng rãi trên thị trường, nên công ty chỉ mua hàng trong nước, các trường hợp nhập khẩu dường như không phát sinh
Khi vật tư được nhà cung ứng vận chuyển đến kho của công ty, đại diện phòng vật tư sau khi nhận được hóa đơn hay phiếu xuất kho của người bán gửi đến thì tiến hành kiểm tra đối chiếu với các bản hợp đồng để giải quyết chấp nhận hay không chấp nhận lô hàng đó Nếu không có sai sót gì thì đại diện phòng vật tư – nhiên liệu làm thủ tục tiến hành nhập kho
Trước tiên, vật tư mua về phải được kiểm nghiệm chất lượng, số lượng, chủng loại, quy cách xem có hợp tiêu chuẩn hay không Ban kiểm nghiệm gồm
có một đại diện phong Vật tư – nhiên liệu (thường là phó phòng, người chuyên đều hành vấn đề liên quan đến vật tư), một đại diện phòng tổ chức kế toán (thường là kế toán vật tư) và một thủ kho Đại diện của phòng kế toán tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng của từng loại vật tư rồi trước sự chứng kiến của ban kiểm nghiệm, hai bên lập biên bản kiểm nghiệm, lập hai biên bản kiểm nghiệm một giao cho phòng Vật tưu – nhiên liệu, một giao cho phòng kế toán Trường hợp vật tư không đúng số lượng, quy cách, phẩm chất so với chứng từu hóa đơn, thì lập thêm 1 liên, kèm theo chứng từ liên quan gửi cho đơn vị bán vật
tư để giải quyết Đại diện phòng vật tư – nhiên liệu phải chịu trách nhiệm về việc này, phải trình lên ban giám đốc và chờ ý kiến giải quyết của ban lãnh đạo