Vì vậy, việc phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trìnhthực hiện các nhóm tiêu chí xây dựng nông thôn mới nói chung trên địa bànnông thôn là một vấn đề cấp thiết nhằ
Trang 1A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn giành được sự quan tâm to lớn củaĐảng và Nhà nước, nhiều chủ trương chính sách đã được ban hành và tổ chứcthực hiện hiệu quả và đạt được nhiều thành tựu đáng kể Kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội nông thôn được tăng cường, điện, đường, trường, trạm…nhất làthủy lợi, giao thông đã được đầu tư xây dựng tại nhiều nơi, góp phần thúc đẩysản xuất, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn Bên cạnh những thành tựu đãđạt được có thể thấy hiện nay phát triển nông thôn Việt Nam vẫn còn gặpnhiều những khó khăn, hạn chế Trước năm 2009, mặc dù có sự chuyển đổi về
cơ cấu sản xuất nhưng ở nông thôn sản xuất nông nghiệp vẫn là loại hình sảnxuất chủ đạo, trình độ sản xuất còn thấp nên tốc độ tăng trưởng kinh tế, đónggóp cho GDP của khu vực nông nghiệp còn chưa tương xứng với tiềm năng.Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn còn yếu kém, lạc hậu và khôngđồng bộ Kết cấu hạ tầng chưa đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế; Cơ cấu hạtầng kết nối giữa các khu vực còn yếu kém Sự phối hợp trong kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội của các điểm dân cư mới chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt vànhanh chóng bị lạc hậu trong quá trình phát triển
Ngày 16 tháng 4 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới,gồm 19 nội dung tiêu chí cụ thể, chia thành 5 nhóm Nhóm thứ nhất là tiêu chí
về “Quy hoạch và thực hiện quy hoạch” Nhóm thứ hai về “Hạ tầng kinh tế - xãhội” với các tiêu chí Giao thông, Thủy lợi, Điện, Trường học, cơ sở vật chất Vănhóa, Chợ nông thôn, Bưu điện, Nhà ở dân cư Nhóm thứ ba là về “Kinh tế và tổchức sản xuất”, gồm tiêu chí thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động và hình thức tổchức sản xuất Nhóm thứ tư “Văn hóa- Xã hội - Môi trường” gồm tiêu chí Giáodục, Y tế, Văn hóa và môi trường; và cuối cùng là nhóm về “Hệ thống chính trị”
Trang 2với 2 tiêu chí: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xãhội.
Qua 04 năm triển khai thực hiện, trên thực tế có những tiêu chí gặp nhiềukhó khăn, vướng mắc, ví dụ, tiêu chí số 2 về giao thông nông thôn, tính đến hếtnăm 2014 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chưa có xã nào đạt, kể cả các xã làm điểm
Vì vậy, việc phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trìnhthực hiện các nhóm tiêu chí xây dựng nông thôn mới nói chung trên địa bànnông thôn là một vấn đề cấp thiết nhằm đề xuất một số giải pháp để tiếp tục đẩynhanh qúa trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là lý do em
chọn đề tài “Hiện trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2020” làm tiểu luận của chuyên đề “Xây
dựng mô hình nông thôn mới ở các tỉnh phía Bắc nước ta trong điều kiện mới”.
2 Mục tiêu của đề tài:
- Phân tích hiện trạng quá trình thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thônmới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ năm 2011-2014
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện các tiêu chí xây dựng nôngthôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ nay cho đến năm 2020
3 Giới hạn:
Đề tài nghiên cứu thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnhBắc Kạn từ năm 2011 đến 2014, từ đó đưa ra những giải pháp để triển khaithực hiện đến năm 2020
4 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp: Thu thập thông tin, dữ liệu; phân tích, tổnghợp, thống kê, so sánh Phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng
Trang 35 Ý nghĩa thực tiễn
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để đánh giá tiến độ quátrình thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Kạn, nhất làcác tiêu chí thuộc nhóm thứ hai
- Đề tài đánh giá một cách khách quan, trung thực hiện trạng xây dựngnông thôn mới của tỉnh nên đây là tài liệu tham khảo bổ ích giúp cho các địaphương trong tỉnh vận dụng vào thực tiễn ở địa phương mình trong quá trìnhxây dựng nông thôn mới trong thời gian tới
6 Kết cấu tiểu luận: Gồm 3 phần:
- Phần mở đầu;
- Phần nội dung:
- Kết luận:
Trang 4B NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới
1.1 Lý luận về nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Khái niệm Nông thôn: Nông thôn là một hệ thống xã hội, một cộng đồng
xã hội có những đặc trưng riêng biệt như một xã hội nhỏ, trong đó có đầy đủcác yếu tố, các vấn đề xã hội và các thiết chế xã hội Nông thôn được xem xétnhư một cơ cấu xã hội, trong đó có hàng loạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm
trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau (nguồn: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đổi mới ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn – Tô Huy Rứa (chủ biên).
Đặc trưng cơ bản của nông thôn
Hệ thống xã hội nông thôn được xác định theo ba đặc trưng cơ bản sau:
* Về các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội: Ở nông thôn, đặc trưng chủ yếu
ở đây là nông dân, ngoài ra ở từng xã hội còn có các giai cấp, tầng lớp như địachủ, phú nông, nhóm thợ thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, v.v…
* Về lĩnh vực sản xuất: Đặc trưng rõ nét nhất của nông thôn là sản xuất nông
nghiệp; ngoài ra, còn có thể kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm: dịch vụ,buôn bán, tiểu thủ công nghiệp mà có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực sản xuấtnông nghiệp
* Về lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng: Nông thôn thường rất đặc
trưng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã Đặc trưng này bao gồm rấtnhiều khía cạnh như từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh thần,phong tục, tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực cho hành vi, đến khía cạnh dân
số, lối sống gia đình, sinh hoạt kinh tế, ngay cả đến hệ thống đường xá,năng lượng, nhà ở,…
Trang 5Đó là những đặc trưng cơ bản nhất về mặt xã hội học để nhận diện nôngthôn Chính đặc trưng thứ ba đã tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho hệthống xã hội nông thôn.
Khái niệm về nông thôn mới
Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.Ư của Trung ương, nông thôn mới làkhu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơcấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp vớiphát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thịtheo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dântộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sốngvật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa
Với tinh thần đó, nông thôn mới có năm nội dung cơ bản Thứ nhất
là nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại Hai là sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa Ba là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển Năm là xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ.
Để xây dựng nông thôn với năm nội dung đó, Thủ tướng Chính phủ cũng
đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thônmới bao gồm 19 tiêu chí
Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn trước đây với xây dựng nông thôn mới
Có thể nói, xây dựng nông thôn cũng đã có từ lâu tại Việt Nam Trướcđây, có thời điểm chúng ta xây dựng mô hình nông thôn ở cấp huyện, cấpthôn, nay chúng ta xây dựng nông thôn mới ở cấp xã Sự khác biệt giữa xâydựng nông thôn trước đây với xây dựng nông thôn mới chính là ở những điểmsau:
Trang 6Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới là xây dựng nông thôn theo tiêu chí
chung cả nước được định trước
Thứ hai, xây dựng nông thôn địa bàn cấp xã và trong phạm vi cả nước Thứ ba, cộng đồng dân cư là chủ thể của xây dựng nông thôn mới, không
phải ai làm hộ, người nông dân tự xây dựng
Thứ tư, đây là một chương trình khung, bao các chương trình mục tiêu
quốc gia và các chương trình có tính chất mục tiêu đang diễn ra tại nông thôn
1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về Xây dựng Nông thôn mới
Trong quá trình lãnh đạo xây dựng đất nước, Đảng ta đã xác định rõ quanđiểm nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền nông nghiệp lạc hậu, vì vậy,xác định tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, sự đột pháđầu tiên về chính sách của Đảng trong thời kỳ đổi mới cũng được khởi đầu từlĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ta tiếp tục đưa ra những quanđiểm chỉ đạo đối với vấn đề nông thôn, nông dân, nông nghiệp Đại hội đãkhẳng định những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nhữngkết qủa đạt được của nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng và nhấnmạnh “ Sự phát triển ổn định của nông nghiệp nhất là sản xuất lương thực vàđảm bảo an sinh, an ninh lương thực quốc gia Kinh tế nông thôn và đời sốngnông dân cải thiện hơn trước, việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầngnông thôn, đầu tư phát triển giống mới có năng xuất, chất lượng cao, phát triểncác cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp….đã có tác động tích cựcđến sản xuất, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo”
Có thể khẳng định rằng, thành tựu trong nông nghiệp, nông dân, nôngthôn không chỉ góp phần vào ổn định chính trị, xã hội nông thôn và nâng caođời sống nông dân trên phạm vi cả nước mà còn ngày càng tạo thêm những
Trang 7tiền đề vật chất cần thiết góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnhCNH, HĐH đất nước.
Tuy cùng với những thành tựu đạt được nông nghiệp, nông dân, nôngthôn nước ta trong gia đoạn hiện nay vẫn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém.Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm”; “tình trạng thiếu việc làmcòn cao”; đời sống của một bộ phận dân cư nhất là ở miền núi, vùng sâu,vùng xa còn nhiều khó khăn; xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, tình trạngtái nghèo còn cao, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, chất lượng chămsóc sức khỏe còn thấp, hệ thống y tế và chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứngyêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân nhất là với người nghèo, đồng bàovùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; “ Môi trường ở nhiều nơi bị ônhiễm nặng, tài nguyên đất đai chưa quản lý tốt, khai thác sử dụng kém hiệuquả, chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp”
Xuất phát từ thực tế, trong đó quan điểm chỉ đạo thực hiện mục tiêu pháttriển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn 2011-2015 cũng đượcNghị quyết Đại hội XI của Đảng xác định rõ những nội dung chính sau:
Thứ nhất; phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả bền vững
trên cơ sở phát huy những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giảiquyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn
Thứ hai; Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân chủ thể của
quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn trong toàn bộ quá trình phát triểnnông nghiệp và nông thôn hiện nay, nông dân giữ vai trò chủ thể, đây là sựkhẳng định đúng đắn, cần thiết nhằm khơi dậy và phát huy mọi tiềm lực củanông dân trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới trên các mặt kinh tế, chínhtrị, văn hóa, xã hội đồng thời nhằm đảm bảo những quyền lợi chính đáng củanông dân Để phát huy vai trò của nông dân hiện nay, Nghị quyết Đại hội
Trang 8Đảng khóa XI nêu rõ: “Nêu cao trình độ giác ngộ của giai cấp nông dân, tạođiều kiện để nhân dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Thứ ba: Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhằm khắc phục hạn chế và bất cậptrong phát triển nông thôn nước ta hiện nay Đảng xác định: “Xây dựng nôngthôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp đi đôi với nâng cao đời sống vật chấttinh thần của nhân dân”, đồng thời “quy hoạch phát triển nông thôn và phát triển
đô thị, bố trí các điểm dân cư, phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghềgắn với bảo vệ môi trường”
Những quan điểm về vấn đề nông nghiệp xây dựng nông thôn mới trongNghị quyết Đại hội lần XI của Đảng là sự khẳng định bổ sung và tiếp tục pháttriển chủ trương đường lối lãnh đạo đối với nông nghiệp, nông dân, nông thônđược đặt ra từ Nghị quyết Trung ương 7 khóa X của Đảng quán triệt sâu sắc
và vận dụng hiệu quả những quan điểm chỉ đạo trên của Đảng là cơ sở vữngchắc để nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta có những bước phát triểnmới
Nhằm đảm bảo việc xây dựng nông thôn mới hiệu quả và phù hợp vớithực tiễn, ngày 20 tháng 02 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyếtđịnh 342/QĐ- TTg sửa đổi một số tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thônmới được ban hành kèm theo quyết định 491/QĐ- TTg Quyết định 342/QĐ-TTg đã sửa đổi 05 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới banhành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủtướng Chính phủ cụ thể như sau:
Tiêu chí số 07 về chợ nông thôn được sửa đổi như sau: “Chợ theo quyhoạch, đạt chuẩn theo quy định”
Tiêu chí số 10 về thu nhập được sửa đổi như sau:
Trang 9Nội dung tiêu chí: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn(triệu đồng/người).
Chỉ tiêu chung cho cả nước:
Năm 2012: Đạt 18 triệu đồng/người;
Đến năm 2015: Đạt 26 triệu đồng/người;
Đến năm 2020: Đạt 44 triệu đồng/người
Tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động được sửa đổi như sau:
Tên tiêu chí: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên;
Nội dung tiêu chí: Tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi laođộng
Chỉ tiêu chung và từng vùng: đạt từ 90% trở lên;
Tiêu chí số 14 về giáo dục được sửa đổi như sau: “14.1 Phổ cập giáo dục THCS”.Tiêu chí số 15 về y tế được sửa đổi như sau:
Nội dung: “15.1 Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế”
Chỉ tiêu chung cho cả nước: đạt từ 70% trở lên;
tư số 41/2013/TT-BNNPTNT như sau:
- 08 xã đạt 10-14 tiêu chí (tăng 04 xã so với năm 2013);
- 79 xã đạt từ đạt 5 - 9 tiêu chí (giảm 02 xã so với năm 2013);
- 25 xã đạt dưới 5 tiêu chí (giảm 02 xã so với năm 2013);
- 0 xã nào trắng tiêu chí (năm 2010 có 02 xã trắng tiêu chí)
Bình quân mỗi xã đạt 6,3 tiêu chí tăng so với năm 2013 là 0,51 tiêu chí(năm 2013 bình quân 5,79 tiêu chí/xã)
Trang 10- Cụ thể mức độ đạt tiêu chí:
+ Quy hoạch có 112/112 xã hoàn thành;
+ Tiêu chí Giao thông 0/112 xã;
+ Tiêu chí thủy lợi 34/112 xã;
+ Tiêu chí điện 61/112 xã;
+ Tiêu chí trường học 7/112 xã;
+ Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa 0/112 xã;
+ Tiêu chí chợ 34/112 xã;
+ Tiêu chí bưu điện 66/112 xã;
+ Tiêu chí nhà ở dân cư 12/112 xã;
+ Tiêu chí văn hóa 3/112 xã;
+ Tiêu chí môi trường 0/112 xã;
+ Tiêu chí hệ thống chính trị 28/112 xã;
+ Tiêu chí an ninh trật tự xã hội 89/112 xã
2.1 Công tác lập Đồ án quy hoạch, Đề án xây dựng nông thôn mới
- Công tác lập Đồ án quy hoạch: Đến tháng 4/2013 toàn tỉnh hoàn thànhcông tác lập Đồ án quy hoạch, 112/112 xã đã phê duyệt xong Đồ án quyhoạch, công bố niêm yết công khai qui hoạch, đạt 100% Tuy nhiên, chưa có
xã nào hoàn thành cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo thông tư số41/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT
Trang 11- Công tác xây dựng Đề án: Đã có 112/112 xã được phê duyệt Đề án xâydựng nông thôn mới (đạt 100%) Chất lượng Đề án nhìn chung còn thấp, quátrình triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn
2.2 Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân
Trong 4 năm (2011 - 2014) thực hiện nguồn vốn sự nghiệp hỗ trợ pháttriển sản xuất thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là 11.736triệu đồng, giải ngân 11.650 triệu đồng (đạt 99,23% kế hoạch) Nội dung hỗtrợ chủ yếu tập trung về giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ gia đình; hỗ trợmáy móc cho cơ sở chế biến dong riềng và hợp tác xã nông nghiệp
Nguồn vốn lồng ghép để hỗ trợ phát triển sản xuất trong 4 năm 2014) là 21,3 tỷ đồng Đã triển khai hỗ trợ 18.657 cây giống, 41.677 congiống vật nuôi, 1.040 máy móc các loại Số hộ hưởng lợi là 5.903 hộ Xâydựng, thực hiện 119 mô hình chăn nuôi, trồng trọt các loại; mở 178 lớp bồidưỡng tập huấn về khuyến nông khuyến lâm với 4.770 lượt người tham gia
(2011-2.3 Xây dựng hạ tầng thiết yếu
Qua 4 năm thực hiện, xây dựng hạ tầng kinh tế- xã hội thiết yếu ở nôngthôn đã đạt một số kết quả nhất định góp phần quan trọng tạo diện mạo mớicho nông thôn Bắc Kạn Tuy nhiên là tỉnh miền núi khó khăn, đất rộng, ngườithưa địa hình phức tạp, suất đầu tư các công trình hạ tầng rất cao, nguồn lựccủa địa phương còn hạn chế, đóng góp của người dân chủ yếu là hiến đất vàngày công lao động nên số lượng các công trình mới được đầu tư chưa nhiều,chưa làm chuyển biến rõ rệt bộ mặt nông thôn
2.3.1 Đường giao thông nông thôn
Trong 4 năm (2011-2014) tổng vốn đầu tư trực tiếp từ Chương trìnhMTQG xây dựng nông thôn mới là 23.420 triệu đồng, đã đầu tư xây dựngđược 30,3 km đường giao thông nông thôn và 1,43 km kênh mương nội đồng,nhân dân huy động đóng góp hơn 30.000 ngày công lao động
Trang 12Nguồn vốn lồng ghép và đóng góp của nhân dân trong 4 năm (2011-2014)
là hơn 170 tỷ đồng, đã đầu tư xây dựng được 69,9 km đường trục xã, liên xã;
bê tông hóa 46,7 km đường trục thôn, liên thôn, xóm; nâng cấp 48 công trìnhđường trục thôn; xây dựng 13 công trình đường giao thông nội đồng
Đến nay chưa có xã nào đạt tiêu chí về giao thông
2.3.2 Thuỷ lợi
Các công trình lồng ghép thực hiện xây dựng được 41 công trình, kiên cốhóa được 84,185 km kênh mương, 2,84 km kè, nạo vét tu sửa được 10,3 kmkênh mương; xây dựng mới 3 trạm bơm; tổng vốn là 119 tỷ đồng Đến cuốinăm 2014 có 34/112 xã đạt tiêu chí số 3 về thuỷ lợi
2.3.3 Điện nông thôn
Tỷ lệ số hộ có điện, số thôn bản có điện được nâng cao Chất lượng điệnnăng và độ tin cậy cung cấp điện được cải thiện đáng kể, góp phần quan trọngphát triển kinh tế - xã hội của địa phương Đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có112/112 xã có điện; 92,39% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; có 61 xãđạt tiêu chí số 4 về điện
2.3.4 Về chợ nông thôn
Trên địa bàn tỉnh có 65 chợ nông thôn Đa số các chợ hoạt động tốt, phục
vụ được nhu cầu về giao lưu, trao đổi hàng hoá của thương nhân và bà connhân dân địa phương Đến cuối năm 2014, có 34/112 xã đạt tiêu chí số 7 vềchợ nông thôn
2.3.5 Bưu điện văn hóa xã
Đến cuối năm 2014, có 66/112 xã đạt tiêu chí số 8 về bưu điện, nhìnchung các điểm phục vụ bưu chính viễn thông xây dựng đã lâu nên hầu hếtcác điểm này đã xuống cấp về cơ sở vật chất, chưa có kinh phí để sửa chữa
Số xã có Internet đến thôn là 104/112 xã, đạt 92,8%
Trang 132.3.6 Trường học và Giáo dục, đào tạo
Trong những năm qua, công tác giáo dục ở khu vực nông thôn đã đượcquan tâm Đến cuối năm 2014, có 32 trường đạt chuẩn Quốc gia Cụ thể 03trường THCS, 20 trường tiểu học, 9 trường mầm non, mẫu giáo Có 112/112
xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đượctiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt tỷ lệ 84,84 %; tỷ lệtrẻ em trong độ tuổi đi học hàng năm đạt 87,8% Đến nay có 7 xã đạt tiêu chítrường học, 27 xã đạt tiêu chí giáo dục
2.3.7 Về cơ sở chất văn hoá và văn hóa
Xây dựng nhà văn hóa xã, thôn theo chuẩn của Bộ Văn hóa thể thao và dulịch trên địa bàn tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí và mặt bằng đểxây dựng Trong 4 năm qua, lồng ghép từ các chương trình, dự án đã xâydựng được 8 nhà văn hóa thôn (7 nhà văn hoá thôn của xã Bình Văn, huyệnChợ Mới bằng vốn do doanh nghiệp trên địa bàn tài trợ với tổng vốn 3 tỷđồng, 01 nhà văn hóa tại xã Quảng Chu huyện Chợ Mới do Bộ Tư lệnh quânkhu I tài trợ 400 triệu đồng) Xây dựng 01 nhà văn hoá xã Vi Hương do Ngânhàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam chi nhánh Bắc Kạn tài trợ 600 triệuđồng Kết quả đến nay chưa có xã nào đạt tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất vănhóa, có 03 xã đạt tiêu chí số 16 về văn hóa
2.3.8 Về Y tế
Tỷ lệ người dân nông thôn tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt96,3% Các trạm y tế xã luôn được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trangthiết bị Kết quả đến nay có 71/112 xã có trạm y tế đạt chuẩn
2.3.9 Về môi trường
Trong 4 năm xây dựng được 15 công trình nước sinh hoạt từ các nguồnvốn lồng ghép của các chương trình dự án như: chương trình mục tiêu Quốcgia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình 134, 135, 193,