1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Trọn bộ tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp Trung cấp lý luận chính trị năm 2018

76 5,4K 44

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 130,61 KB
File đính kèm TRON BO TL ON THI TOT NGHIEP TCLLCT NAM 2018.rar (829 KB)

Nội dung

Tổng hợp các tài liệu ôn thi lớp Trung cấp lý luận chính trị hành chính gồm Các môn Lịch sử Đảng, Nhà nước pháp luật, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lãnh đạo quản lý, nghiệp vụ đoàn thể, triết học, quản lý hành chính nhà nước, lãnh đạo quản lý, đường lối…… các tài liệu ôn thi cho năm 2018

Trang 1

Câu 1: Vị trí pháp lý của các cơ quan nhà nước ở Trung ương Nhận thức của đồng chí về quyền giám sát tối cao của Quốc hội?

* Vị trí pháp lý của các cơ quan nhà nước ở Trung ương

Các cơ quan Nhà nước được thiết kế, hoạt động trên cơ sở pháp luật Bảnthân Nhà nước đặt mình trong khuôn khổ pháp luật

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có quy định rõ địa vị pháp lý, chức năng,thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước bao gồm Quốc hội (chương V Hiến pháp,Luật Tổ chức Quốc hội Việt Nam), Chủ tịch nước (chương VI Hiếnpháp), Chính phủ (chương VII Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ), Tòa ánnhân dân và Viện kiểm sát nhân dân (chương VIII Hiến pháp, Luật Tổ chức Tòa

án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân)

- Quốc hội: là một cơ quan lập pháp quan trọng trong hệ thống chính trị

Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quanquyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Cơ quan này có ba chức năng chính (theo điều 69 Hiến pháp 2013):

1 Lập hiến, Lập pháp

2 Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước

3 Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước

Thành phần nhân sự của cơ quan này là các đại biểu, do cử tri Việt Nambầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Các đạibiểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước,

có nhiệm kỳ 5 năm

Đứng đầu Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Quốc hội do các đại biểu bầura

- Chủ tịch nước:

Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đốinội và đối ngoại, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Chủ tịchnước do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm Chủtịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội (điều 86, 87Hiến pháp năm 2013)

- Chính phủ

Chính phủ Việt Nam là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước

Trang 2

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quanchấp hành của Quốc hội Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội và Chủ tịchnước Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, và báo cáo công tác trướcQuốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước (điều 94 Hiến pháp2013)

Chính phủ Việt Nam được thành lập trong kỳ họp thứ nhất của Quốc hộimỗi khóa và có nhiệm kỳ là 5 năm

Đứng đầu Chính phủ Việt Nam là Thủ tướng Chính phủ Thủ tướngChính phủ do Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội phê chuẩn Các Phó thủ tướng

do Thủ tướng chỉ định Các thành viên Chính phủ do Chủ tịch nước chỉ địnhtheo đề xuất của Thủ tướng và được Quốc hội phê chuẩn

- Tòa án nhân dân tối cao: Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam là cơ quan

xét xử nhà nước cao nhất và có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1 Hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinhnghiệm xét xử của các Tòa án

2 Giám đốc việc xét xử của các Tòa án các cấp; giám đốc việc xét xử củaTòa án đặc biệt và các Tòa án khác, trừ trường hợp có quy định khác khi thànhlập các Tòa án đó

3 Trình Quốc hội dự án luật và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự ánpháp lệnh theo quy định của pháp luật

Đứng đầu Tòa án Tối cao là Chánh án Tối cao Chánh án Tối cao do Chủtịch nước đề cử và Quốc hội phê chuẩn

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan kiểm sát và công tố nhà nước caonhất

Viện kiểm sát có thẩm quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp:

1 Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòaXHCN Việt Nam

2 Bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo

vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh vàthống nhất

Đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo Hiến pháp

Trang 3

*Nhận thức về quyền giám sát tối cao của Quốc hội: Giám sát tối cao

là một trong những chức năng đặc thù của Quốc hội tương xứng với vị trí là cơquan quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước

Hiến pháp năm 2013 không quy định Quốc hội giám sát tối cao đối với

“toàn bộ hoạt động của Nhà nước” (đoạn 4 Điều 83) mà thu hẹp phạm vi củaquyền giám sát tối cao của Quốc hội

Theo Hiến pháp năm 1992, Quốc hội có quyền giám sát bất cứ hoạt độngnào của các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, kể cả cấp cơ sở TạiHiến pháp năm 2013, phạm vi đó đã được giới hạn trong các hoạt động của cơquan nhà nước ở cấp cao nhất, những cơ quan do Quốc hội thành lập, phê chuẩnnhư Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tốicao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Hội đồng bầu cử quốcgia (Điều 70 Hiến pháp năm 2013) Phạm vi này phù hợp với chức năng giámsát tối cao của Quốc hội, đồng thời phù hợp với thực tiễn thực hiện chức nănggiám sát này

Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc thựchiện quyền giám sát tối cao đối với các thiết chế độc lập như Kiểm toán nhànước, Hội đồng bầu cử quốc gia và các cơ quan nhà nước khác do Quốc hộithành lập

Khoản 2 Điều 84 Hiến pháp năm 1992 quy định về các chủ thể thuộcquyền giám sát tối cao của Quốc hội bao gồm: Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụQuốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng thêm phạm vi thực hiện quyềngiám sát tối cao của Quốc hội đối với các thiết chế như Kiểm toán nhà nước,Hội đồng bầu cử quốc gia và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập Quy địnhnày là phù hợp với tính chất hoạt động giám sát của Quốc hội Sở dĩ có sự thayđổi này là do Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung hai thiết chế hiến định độc lập (cơquan) là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước (Chương X) Vì các

cơ quan này thuộc thẩm quyền thành lập của Quốc hội nên phải đưa vào nhiệm

vụ, quyền hạn của Quốc hội Hơn nữa, việc hiến định các cơ quan độc lập trêngóp phần làm rõ chủ quyền nhân dân, làm rõ hơn cơ chế phân công, phối hợptrong việc kiểm soát quyền lực và hoàn thiện bộ máy Nhà nước pháp quyềnXHCN Việt Nam

Quy định mang tính chất khái quát hóa để các văn bản luật có điều kiện

cụ thể hóa những hoạt động nào của nhà nước thuộc thẩm quyền giám sát tối caocủa Quốc hội Việc quy định mang tính chất khái quát về những hoạt động của

Trang 4

Nhà nước thuộc thẩm quyền giám sát tối cao của Quốc hội tại Khoản 2 Điều 70Hiến pháp năm 2013 là cơ sở vững chắc để các văn bản pháp luật ban hành saunày được xây dựng có hệ thống, chi tiết, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn giữacác lĩnh vực pháp luật.

Câu 2: Phân tích vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta Đồng chí hãy đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế

“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”?

1 Khái niệm: Hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị

(các cơ quan quyền lực nhà nước, các đảng chính trị, các phong trào xã hội, các

tổ chứcchính trị xã hội…) được xây dựng trên các quyền và các chuẩn mực xãhội, phânbố theo một kết cấu chức năng nhất định, vận hành theo những nguyêntắc, cơ chế và quan hệ cụ thể nhằm thực thi quyền lực chính trị

2 Vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta:

HTCT Việt Nam bao gồm: ĐCSVN, Nhà nước, MTTQVN và các tổ chức chínhtrị - xã hội như: Tổng Liên đoàn LĐ VN, Đoàn Thanh Niên CSHCM, Hội NôngDân, Hội Liên hiệp PNVN, Hội Cựu chiến binh VN

2.1 Đảng Cộng sản Việt Nam:

Khoản 1, điều 4, Hiến pháp 2013 quy định: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiênphong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân laođộng và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp côngnhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tưtưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và

xã hội

+ Vai trò của Đảng trong HTCT: Hệ thống chính trị nước ta hiện nay được tổchức và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng duynhất nắm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách vàchủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức,kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên

Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệunhững đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơquan lãnh đạo của hệ thống chính trị Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng vàđảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độtrách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu Đảng thường xuyên nâng cao nănglực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tínhchủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, do đó giữ vai trò quan trọng trong

hệ thống chính trị và trong xã hội: đảng không chỉ là một bộ phận cấu thành của

Trang 5

hệ thống chính trị mà còn là lực lượng lãnh đạo toàn hệ thống chính trị và lãnhđạo toàn bộ xã hội Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huyquyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giámsát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

2.2 Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Điều 2, Hiến pháp 2013 quy định:

“1 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

2 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cảquyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấpcông nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức

3 Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữacác cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tưpháp.”

+ Vai trò:

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị

ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thaymặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động củađời sống xã hội

Nhà nước là phương tiện quan trọng nhất của nhân dân thực hiện quyền làm chủcủa mình Nhà nước trong hệ thống chính trị có chức năng thể chế hoá đườnglối, quan điểm của Đảng thành các quy định pháp luật trong Hiến pháp và cácquy định pháp luật khác và thực hiện quyền quản lý đất nước Hoạt động củanhà nước nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng nhưng có tính độc lập tương đối, vớicác công cụ và phương thức quản lý riêng của mình

Quyền lực nhà nước ở nước ta thuộc về nhân dân, được tổ chức và thực hiệntheo nguyên tắc: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp

và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp

Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhànước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội do nhândân trực tiếp bầu ra, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập ra Hiến pháp vàluật pháp (lập hiến và lập pháp) Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản

về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, những nguyên tắc chủyếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạtđộng của công dân

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.Với ý nghĩa đó, Quốc hội được gọi là cơ quan lập pháp Chính phủ là cơ quanchấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hoà xã hội

Trang 6

chủ nghĩa Việt Nam.

Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, vănhoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước Chính phủ là cơquan chấp hành, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và phải báo cáo công tác vớiQuốc hội Trên ý nghĩa đó, Chính phủ được gọi là cơ quan hành pháp

Cơ quan tư pháp gồm: Toà án, Viện kiểm sát và các cơ quan điều tra Đây lànhững cơ quan được lập ra trong hệ thống tổ chức Nhà nước để xử lý những tổchức và cá nhân vi phạm pháp luật, đảm bảo việc thực thi pháp luật một cáchnghiêm minh, chính xác

Toà án các cấp là cơ quan nhân danh Nhà nước, thể hiện thái độ và ý chí củaNhà nước trước các vụ án thông qua hoạt động độc lập và chỉ tuân theo phápluật Toà án là cơ quan duy nhất có quyền áp dụng chế tài hình sự, không ai bịcoi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đã cóhiệu lực pháp luật

Để đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo việc xét xử đúngngười đúng tội, Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức thành hệ thống, tập trungthống nhất và độc lập thực hiện thẩm quyền của mình đối với các cơ quan kháccủa Nhà nước Thực hiện các quyền khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra,truy tố Với ý nghĩa đó, các tổ chức Toà án, Viện kiểm sát được gọi là cơ quan

tư pháp

Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dụcnâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân Vì vậy, cần tăng cường phápchế xã hội chủ nghĩa

2.3 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tựnguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các

cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài

Vai trò: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhândân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tậphợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăngcường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng,Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiệnđường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoànkết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năngphát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư

Các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội là nơi tập hợp quần chúng,phản ánh ý chí, nguyện vọng và lợi ích của các tầng lớp nhân dân, vì vậy là một

bộ phận không thể thiếu của một xã hội dân chủ

Trang 7

Các tổ chức này ở nước ta hiện nay là bộ phận không tách rời của hệ thốngchính trị và là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một trong những công

cụ bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Trong số các tổ chức quầnchúng ở nước ta, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức nòng cốt, giữ vai tròquan trọng

3 Các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế “”Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”

Thực tế 30 năm qua cho thấy, đổi mới hệ thống chính trị nước ta là một đòi hỏikhách quan và đây là một chủ trương đúng của Đảng Các nghị quyết của Đảng

về đổi mới hệ thống chính trị, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5khóa IX “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã,phường, thị trấn”; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa X “Về đổi mới, kiệntoàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máynhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội”; Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28-5-2013, của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về “Một số vấn

đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở” đãđược triển khai thực hiện nghiêm túc và thu được những kết quả quan trọngbước đầu

Để tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị, trước hết chúng ta cần quántriệt sâu sắc các nghị quyết và kết luận của Trung ương Đảng về đổi mới, hoànthiện hệ thống chính trị, nhất là Kết luận số 64-KL/TW, trong đó tập trung vàonhững nội dung chính sau:

* Đối với Đảng

- Trong đổi mới hệ thống chính trị, phải giữ vững vai trò lãnh đạo, vị thế cầmquyền của Đảng - đó là vấn đề có tính nguyên tắc, bất di, bất dịch Để bảo đảmđược điều đó, phải làm tốt công tác xây dựng Đảng để Đảng có đủ năng lực lãnhđạo và sức chiến đấu trong mọi hoàn cảnh Muốn vậy, Đảng phải đứng vữngtrên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụngsáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợpvới xu thế lịch sử, thực tiễn Việt Nam, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội

- Phải tiếp tục xây dựng Đảng trở thành một “đảng đạo đức, văn minh”, cáchmạng và khoa học, trong sạch và vững mạnh, thật sự vì lợi ích của mỗi ngườidân và lợi ích của cả dân tộc, phấn đấu cho một xã hội của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân; từng cán bộ, đảng viên của Đảng phải là những người trungthành, tận tụy, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, “khổ trước thiên hạ, sướngsau thiên hạ”, xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhândân “Mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cáchmạng, thực sự là một tấm gương về phẩm chất đạo đức, lối sống Cán bộ cấptrên phải gương mẫu trước cán bộ cấp dưới, đảng viên và nhân dân… Cán bộ,đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Tổ quốc, trước Đảng và nhân

Trang 8

dân, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân

- Với tư cách là thủ lĩnh chính trị, được nhân dân ủy thác, Đảng phải đưa rađược những quyết sách chính trị đúng đắn, khoa học, khách quan, phù hợp,hướng vào mục tiêu vì hạnh phúc của nhân dân Tăng cường nghiên cứu lý luận,tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về đảng cầm quyền, về chủ nghĩa

xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và những vấn đề mới nảysinh trong quá trình đổi mới, không ngừng phát triển lý luận, đề ra đường lối vàchủ trương đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; khắc phục một số mặt lạc hậu,yếu kém của công tác nghiên cứu lý luận

- Chăm lo xây dựng, củng cố, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng “nhưgiữ gìn con ngươi của mắt mình” Giữ vững và thực hiện nghiêm túc nguyên tắctập trung dân chủ Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng; kiệntoàn tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên

- Chăm lo thật tốt công tác cán bộ, ở tất cả các khâu, công đoạn, bảo đảm đúngquy trình, dân chủ, khách quan, để chọn được những người xứng đáng, đúng làtinh hoa của tập thể, được tập thể suy tôn Đó là những cán bộ vững vàng về lậptrường chính trị, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, có thái độ tôntrọng luật pháp và thực sự “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”

- Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị theo hướng dân chủ, hiệu quả Tập trung lãnhđạo xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân đủ mạnh, với hệ thống luật pháp mang đặc trưng đó ngày cànghoàn chỉnh, đồng bộ

- Đảng thật sự tôn trọng dân chủ, phát huy có hiệu quả trong thực tế vai trò củaMặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trên mọi phương diện thuộcchức năng của các tổ chức này, đồng thời đổi mới tổ chức và phương thức hoạtđộng của chúng; khắc phục tình trạng hành chính hóa

- Chăm lo nâng cao trình độ dân trí, nhất là trình độ văn hóa pháp lý, văn hóadân chủ, văn hóa chính trị, nhằm làm cho nhân dân lao động hiểu biết và sửdụng quyền dân chủ, thực hành dân chủ một cách đúng đắn, hiệu quả

* Đối với Nhà nước

- Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhândân, dưới sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện với hiệu quả cao chức năng quản lýkinh tế, quản lý xã hội; giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổchức khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị trường

- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương trong hoạt độngcủa Nhà nước, chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đángcủa mọi người dân Bổ sung các thể chế và cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảmnguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyềnlực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ

Trang 9

quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Tiếp tục xâydựng, từng bước hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháptrong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.

- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Trước hết, đốivới Quốc hội, phải thực sự bảo đảm đây là cơ quan đại biểu cao nhất của nhândân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Hoàn thiện cơ chế bầu cử Quốc hội,hội đồng nhân dân các cấp để cử tri làm chủ quá trình lựa chọn và bầu để chọnđược những người thực sự xứng đáng vào Quốc hội và hội đồng nhân dân cáccấp

- Hoàn thiện chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp và pháp luật nhằm xácđịnh rõ và cụ thể hơn quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch nước là người đứngđầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại, thống lĩnh các lựclượng vũ trang; quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan lập pháp, hành pháp

và tư pháp Nghiên cứu làm rõ quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban

Bí thư đối với Chủ tịch nước theo tinh thần Kết luận số 64-KL/TW của Hội nghịTrung ương 7 khóa XI

- Tiếp tục đổi mới hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hànhchính trong sạch, vững mạnh, quản lý thống nhất, thông suốt, tinh gọn, hợp lý;nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, khắc phục tìnhtrạng buông lỏng trên một số lĩnh vực Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chứcnăng, nhiệm vụ của các bộ, ngành tập trung vào quản lý nhà nước trên các lĩnhvực, khắc phục những chồng chéo hoặc bỏ trống về chức năng, nhiệm vụ, phạm

vi, đối tượng quản lý; làm rõ mối quan hệ phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngangbộ; bảo đảm nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện vàchịu trách nhiệm chính Hoàn thiện cơ chế phân cấp theo hướng tăng tính tự chủ,

tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, đồng thời bảo đảm sự quản lýthống nhất của Trung ương

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; giảm mạnh và bãi

bỏ các loại thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân Nâng caonăng lực, chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách Đẩymạnh xã hội hóa các loại dịch vụ công phù hợp với cơ chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa

- Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng

hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệquyền con người Hoàn thiện chính sách, pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tốtụng tư pháp và về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, bảo đảm tính khoa học,đồng bộ, đề cao tính độc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan

và chức danh tư pháp Sắp xếp, kiện toàn tổ chức và hoạt động của cơ quan điềutra theo hướng thu gọn đầu mối; xác định rõ hoạt động điều tra theo tố tụng vàhoạt động trinh sát trong đấu tranh phòng, chống tội phạm Tiếp tục đổi mới vàkiện toàn các tổ chức bổ trợ tư pháp Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Trang 10

và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp Tăngcường các cơ chế giám sát, bảo đảm sự tham gia giám sát của nhân dân đối vớihoạt động tư pháp.

- Đối với chính quyền địa phương, hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền cấptỉnh, cấp huyện theo hướng quy định khung các cơ quan chuyên môn giúp việccho ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; căn cứ điều kiện cụ thể, tiêu chí vàquy định khung của Chính phủ, địa phương có thể lập (hoặc không lập) cơ quan,

tổ chức đặc thù Rà soát, điều chỉnh, khắc phục những chồng chéo, không rõ vềchức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấptỉnh, cấp huyện, giữa ủy ban nhân dân cấp huyện với các sở, ngành cấp tỉnh.Thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân cáccấp; bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân ở cấp xã, cấp huyện đốivới những nơi có đủ điều kiện Thực hiện chủ trương bố trí một số chức danhcán bộ chủ chốt không phải là người địa phương

- Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức để nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹnăng công tác; kết hợp đào tạo, bồi dưỡng với luân chuyển để rèn luyện trongthực tiễn Xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, nhất là đội ngũ cán bộ, công chứctham mưu cấp chiến lược Gắn chính sách tinh giản biên chế với việc thực hiệncải cách chính sách tiền lương, nâng cao thu nhập cho đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức Có chính sách phù hợp với đội ngũ chuyên gia, chính sách thuhút người tài vào làm việc trong cơ quan của hệ thống chính trị; thu hút cán bộtrẻ, có trình độ đại học về công tác ở cơ sở

* Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội

- Tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc và các đoànthể chính trị - xã hội theo hướng tinh gọn, rõ chức năng, nhiệm vụ, không chồngchéo Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, cơ chếtài chính đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, tạo điềukiện để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tăng thêm tính tựchủ, chủ động hơn trong hoạt động, không bị “hành chính hóa”, để gần dân, sátdân hơn

- Thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp, quy định về giám sát, phản biện xãhội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ chế để nhân dântham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền

- Quy định chặt chẽ về tổ chức và hoạt động của các hội theo nguyên tắc tựnguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tuân thủ pháp luật Sửa đổi,

bổ sung các quy định của Nhà nước về tổ chức quản lý, và hoạt động hội phùhợp với tình hình mới./

Câu 3: Tại sao hiện nay phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị? Vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam va sự thể hiện

Trang 11

vai trò đó trong thực tế hệ thống chính trị nước ta Tại sao nhà nước giữ vai trò trụ cột trong hệ thống chính trị.

1 Khái niêm: Hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị

(các cơ quan quyền lực nhà nước, các đảng chính trị, các phong trào xã hội, các

tổ chứcchính trị xã hội…) được xây dựng trên các quyền và các chuẩn mực xãhội, phânbố theo một kết cấu chức năng nhất định, vận hành theo những nguyêntắc, cơ chế và quan hệ cụ thể nhằm thực thi quyền lực chính trị

2 Tại sao phải tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị XHCN Việt Nam:

- Do yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa để phát triển đất nước

Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa vào cuối năm 1960, kể từ Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ III của Đảng Quá trình công nghiệp hóa của nước ta đến trướcthời kỳ đổi mới có hơn 25 năm, tiến hành theo 2 giai đoạn: công nghiệp hóa ởmiền Bắc (1960-1975) và công nghiệp hóa trên phạm vi cả nước (1975- 1986) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức là con đường tất yếucủa mọi quốc gia trong quá trình phát triển Sản xuất xã hội càng phát triển càngchứng tỏ trình độ hiểu biết sâu sắc của con người đối với thế giới, con ngườicàng có những tư liệu lao động hoàn thiện hơn Quá trình phát triển này tất yếuchuyển nền sản xuất từ sử dụng công cụ thủ công lên sản xuất bằng máy, tức là

xã hội bước sang giai đoạn công nghiệp hóa

Kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì mức độ cạnh tranh cũng ngày cànggay gắt hơn Việc tìm và tạo ra lợi thế cạnh tranh, tham gia phân công lao độngtrong nước và quốc tế để tồn tại và phát triển là yêu cầu bắt buộc đối với mọichủ doanh nghiệp và mọi quốc gia Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tất yếu ngàycàng đạt trình độ cao hon, hoạt động kinh tế có năng suất và hiệu quả cao hơn.Nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện cuộc cáchmạng khoa học và công nghệ trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ chưa từng có,các nước đang trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chuyển mạnh lênkinh tế tri thức Ớ trong nước, tuy đã có những phát triển tích cực, nhưng về cơbản, chúng ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nước nghèo và kém phát triển Khicác yếu tố cho phát triển kinh tế - xã hội không chỉ đơn thuần là vốn, lao động,tài nguyên thiên nhiên, mà còn có thêm yếu tố tri thức với ý nghĩa ngày càng cóvai trò quan trọng, trực tiếp và quyết định, nếu không nhanh chóng nắm bắt vàvận dụng được tri thức mới thì sẽ không thể tránh khỏi sự tụt hậu, cách xa so vớicác nước phát triển

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức làyêu cầu bắt buộc để tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Cơ sởvật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn, hiện đại với cơ

Trang 12

cấu kinh tế hợp lý, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng khoa học và côngnghệ tiên tiến, được hình thành có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân Quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trithức không phải hoàn thành trong một sớm một chiều, mà phải trải qua thời giankhá nhiều năm Việc bảo đảm ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội cho quá trìnhnày là rất cần thiết và đây chính là điều kiện tiên quyết của sự tăng trưởng vàphát triển.

Đại hội XI của Đảng ta yêu cầu: “Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ốn định chínhtrị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủquyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triểnnhanh và bền vững”

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triến kinh tế tri thức là sự nghiệpcủa toàn đảng, toàn dân Vì thế, sự đồng thuận xã hội là một tiền đề điều kiện có

ý nghĩa quyết định Đe tạo lập tiền đề này, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chínhsách và tổ chức bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa tăng cường vai trò lãnh đạo củaĐảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước với phát huy đầy đủquyền làm chủ của nhân dân

- Xuất phát từ thực trạng Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay còn nhiều tồn tại, hạn chế

Qua hơn 80 năm lãnh đạo của Đảng, hệ thống chính trị Việt Nam đã phát huy tốtvai trò tổ chức và vận hành của mình, mặc dù trong mỗi giai đoạn cách mạng,

do những đặc điểm và điều kiện chính trị khác nhau mà vị trí, vai trò của từng

bộ phận trong hệ thống chính trị có những sự điều chỉnh cho phù hợp Tuynhiên, đi đôi với những thành quả thu được, hệ thống chính trị nước ta vẫn cònbộc lộ nhiều khiếm khuyết Cụ thể:

Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, chưa được cụ thểhóa, chưa phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, phương thức và phạm vi hoạtđộng của từng chủ thể trong hệ thống chính trị Phương thức lãnh đạo của Đảngđối với Nhà nước và MTTQ và các đoàn thể nhân dân trên một số nội dung cònchưa rõ, chậm đổi mới…

Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phậnkhông nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biếnphức tạp hơn

Chưa thực hiện tốt các cơ chế tổ chức thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhànước Dẫn đến tình trạng chồng chéo, giảm hiệu lực, hiệu quả của quá trình thựcthi quyền lực nhà nước Việc phân cấp phân quyền còn chưa hợp lý, còn tìnhtrạng vừa chồng chéo, vừa bỏ trống trong thực thi quyền lực nhà nước ở địaphương Các tổ chức chính trị - xã hội hành chính hóa, hoạt động kém hiệu quả

Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của các thiết chế cơ bản trong bộ máy nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, hệ

Trang 13

thống tư pháp còn những điểm chưa thực sự hợp lý, hiệu lực, hiệu quả Chưakhắc phục được sự chồng chéo, vướng mắc về chức năng, nhiệm vụ giữa cácthiết chế, làm ảnh hưởng tới sự thống nhất quyền lực nhà nước và hiệu quả hoạtđộng của Nhà nước Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, nhiều nội dung chưa đápứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền, còn chồng chéo; tính công khai,minh bạch, khả thi, ổn định còn hạn chế Kỷ cương, kỷ luật trong quản lý nhànước, thực thi công vụ còn nhiều yếu kém Cải cách hành chính còn chậm, thiếuđồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu; thủ tục hành chính còn phức tạp, phiền hà, đang

là rào cản lớn đối với việc tạo lập môi trường xã hội, môi trường kinh doanhlành mạnh, minh bạch, hiệu quả cho sự phát triển Công tác phòng, chống thamnhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu đề ra; tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêmtrọng

- Xuất phát từ yêu cầu mở rộng dân chủ XH

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổsung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất củachế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước Xây dựng

và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ đượcthực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực Dân chủgắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, đượcpháp luật bảo đảm.”

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một hình thức chính trị của nhà nước, do nhân dânlao động lập ra dựa trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấpnông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Mọi quyềnlực nhà nước thuộc về nhân dân, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Dânchủ xã hội chủ nghĩa là mục tiêu cao cả mà Đảng và Nhà nước ta luôn hướngtới, quyết tâm biến nó thành hiện thực

Phương thức, cơ chế thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa là nhân dân thực hiệnquyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị vàcác hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, mà trọng tâm là “thể chế hóa

và thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhưvăn kiện Đại hội XII của Đảng đã chỉ ra Dưới nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,nhân dân là chủ thể của quyền lực, là người thực hiện quyền lực; đa số nhân dânlao động có quyền và được bảo đảm các điều kiện cần thiết để tham gia các hoạtđộng quản lý nhà nước, quản lý xã hội

Trong việc thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước phải bảo đảm chonhân dân tham gia đông đảo vào việc tổ chức, lập ra bộ máy nhà nước, vào việcquản lý các công việc của Nhà nước, quyết định các công việc trọng đại của đấtnước; đồng thời, có cơ chế bảo đảm cho nhân dân thực hiện việc kiểm tra, giámsát hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các tổ chức và cánhân khác được trao những quyền hạn nhất định để quản lý một số công việccủa Nhà nước Nhà nước phải tôn trọng, bảo đảm các quyền con người, quyền

Trang 14

công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người.

- Xuất phát từ quá trình hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của laođộng và quan hệ giữa con người với nhau Ngày nay, quá trình hội nhập quốc tếđang diễn ra ngày càng nhanh hơn, mạnh hơn dưới sự tác động của nhiều nhân

tố, trong đó kinh tế thị trường và sự phát triển như vũ bão của khoa học côngnghệ là động lực hàng đầu Hội nhập quốc tế đã, đang là một xu thế lớn của thếgiới hiện đại, tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốcgia

Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội, hoặc diễn

ra trên cùng nhiều lĩnh vực với tính chất, phạm vi, hình thức khác nhau Chủ thểchính của hội nhập quốc tế là các quốc gia có đủ năng lực và thẩm quyền đàmphán, ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế khi đã ký tham gia Hội nhập quốc

tế là một xu thế lớn, tất yếu và là đặc trưng quan trọng của thế giới hiện nay Hộinhập quốc tế đem tới cho các quốc gia không chỉ những lợi ích về mọi mặt, màcòn đặt các quốc gia trước những thách thức, bất lợi Song, con đường phát triểnkhông thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa là tham gia hộinhập quốc tế

Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam những năm tới ngày một sâu rộnghơn, không chỉ có những thời cơ, thuận lợi mà còn phải đối mặt với nhiều tháchthức, khó khăn Để hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng đi vào thực chất,hiệu quả hơn, theo Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 “về hội nhậpquốc tế cần nhận thức, xác định rõ một số vấn đề đặt ra, đó là: Hội nhập quốc tế

là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo củaĐảng và sự quản lý của Nhà nước Mọi cơ chế, chính sách phải phát huy tínhchủ động, tích cực và khả năng sáng tạo của tất cả các tổ chức, cá nhân, khaithác hiệu quả tiềm năng của toàn xã hội, của các tầng lớp nhân dân vào côngcuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bao gồm cả cộng đồng người Việt Nam đangsinh sống và làm việc ở nước ngoài

3 Vai trò của Nhà nước trong HTCT và sự thể hiện vai trò đó trong thực tế

Điều 2, Hiến pháp 2013 quy định:

“1 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

2 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cảquyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấpcông nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức

3 Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữacác cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tưpháp.”

+ Vai trò:

Trang 15

Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thựchiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trướcnhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội Đó chính là Nhànước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Mặt khác, Nhà nước chịu sựlãnh đạo của giai cấp công nhân, thực hiện đường lối chính trị của Đảng Đảnglãnh đạo Nhà nước thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữacác cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.Quyền lực nhà nước ở nước ta thuộc về nhân dân, được tổ chức và thực hiệntheo nguyên tắc: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp

và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp

Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dụcnâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân Vì vậy, cần tăng cường phápchế xã hội chủ nghĩa

* Tại sao Nhà nước là trụ cột trong HTCT

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị

ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thaymặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động củađời sống xã hội

Nhà nước là phương tiện quan trọng nhất của nhân dân thực hiện quyền làm chủcủa mình Nhà nước trong hệ thống chính trị có chức năng thể chế hoá đườnglối, quan điểm của Đảng thành các quy định pháp luật trong Hiến pháp và cácquy định pháp luật khác và thực hiện quyền quản lý đất nước Hoạt động củanhà nước nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng nhưng có tính độc lập tương đối, vớicác công cụ và phương thức quản lý riêng của mình

Quyền lực nhà nước ở nước ta thuộc về nhân dân, được tổ chức và thực hiệntheo nguyên tắc: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp

và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp

- Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhànước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hiến pháp 2013quy định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyềnlực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hộithực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng củađất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước

- Thực hiện quyền hành pháp là bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tớiđịa phương, đứng đầu là Chính phủ Theo Hiến pháp 2013: Chính phủ là cơquan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội Chính

Trang 16

phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủyban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Bộ và cơ quan ngang Bộ là các cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năngquản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực (hay nhóm ngành, lĩnh vực) trên phạm

vi cả nước và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vựcđược giao

Các cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập theo từng nhiệm kỳ, thựchiện những nhiệm vụ nhất định do Chính phủ giao (có thể làm chức năng quản

lý hành chính nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công cho Chính phủ)

Bộ máy chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay được tổ chức ba cấp (tỉnh,huyện, xã) với hai cơ quan chủ yếu là Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân

- Cơ quan tư pháp bao gồm Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.Đây là những cơ quan được lập ra trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đểbảo vệ pháp luật, đảm bảo việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, chínhxác

Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật, đồng thờicoi trọng giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân

Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ

Câu 4 Tại sao phải xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam Các đặc trưng của nhà nước pháp quyền Việt Nam Mỗi công dân phải thực hiện trách nhiệm của mình như thế nào để góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

* Khái niệm: Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân;quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soátgiữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hànhpháp, tư pháp; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tôn trọng, bảo vệ vàbảo đảm quyền con người, quyền công dân; nhà nước tổ chức, hoạt động theopháp luật, quản lý XH bằng pháp luật nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân; doĐảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đồng thời chịu trách nhiệm trước nhân dân

và sự giám sát của nhân dân

* Lý do phải XD nhà nước pháp quyền ở Việt Nam:

- Xuất phát từ giá trị mô hình nhà nước pháp quyền:

Tư tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền đã có từ rất lâu trong lịch sửnhân loại và tương ứng với mỗi kiểu nhà nước (chủ nô, phong kiến, tư sản,

Trang 17

XHCN) đều có một hệ thống pháp luật tương ứng và đạt mức độ phát triển khácnhau Tư tưởng về nhà nước pháp quyền phát triển không ngừng, là thành quảcủa nhân loại, nó hình thành và phát triển cùng với sự tiến bộ xã hội và cho đếnnay đã được thế giới thừa nhận về mặt lý luận như một học thuyết về nhà nướcpháp quyền Về bản chất có thể quy nhà nước pháp quyền về các giá trị có tínhtổng quát sau:

Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ Dân chủvừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độnhà nước Mục tiêu của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi một nềndân chủ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân

Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiếnpháp và pháp luật Hiến pháp và pháp luật luôn giữ vai trò điều chỉnh cơ bản đốivới toàn bộ hoạt động Nhà nước và hoạt động xã hội, quyết định tính hợp hiến

và hợp pháp của mọi tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con ngườitrong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội Quyền con người là tiêuchí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà nước

Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thựchiện theo các nguyên tắc dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực.Điểm chung là quyền lực nhà nước không thể tập trung vào một người, vào một

cơ quan, mà phải được phân công (phân chia) giữa các cơ quan nhà nước trongviệc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp

Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và phápluật phù hợp Nền tảng của nhà nước pháp quyền là Hiến pháp và một hệ thốngpháp luật dân chủ và công bằng, do vậy, một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và phápluật luôn là một yêu cầu, một điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo cho Hiến pháp,pháp luật luôn được tôn trọng, đề cao và tuân thủ nghiêm minh

- Xuất phát từ việc lựa chọn con đường đi lên CNXH của Việt Nam

Tính tất yếu lịch sử của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nambắt nguồn từ chính lịch sử xây dựng và phát triển của Nhà nước ta Ngay từ khithành lập và trong quá trình phát triển, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã

và luôn là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp Nhà nước được tổ chức và hoạtđộng trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật và luôn vận hành trongkhuôn khổ Hiến pháp và pháp luật

Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt

Trang 18

Nam xuất phát từ định hướng XHCN mà mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế

độ xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Chúng ta

ý thức sâu sắc rằng, để xây dựng được một chế độ xã hội có tính mục tiêu nhưvậy, công cụ, phương tiện cơ bản chỉ có thể là nền kinh tế thị trường định hướngXHCN và một nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh

- Xuất phát từ yêu cầu quá trình hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hộicủa lao động và quan hệ giữa con người với nhau Ngày nay, quá trình hội nhậpquốc tế đang diễn ra ngày càng nhanh hơn, mạnh hơn dưới sự tác động củanhiều nhân tố, trong đó kinh tế thị trường và sự phát triển như vũ bão của KH,

CN là động lực hàng đầu Hội nhập quốc tế đã, đang là một xu thế lớn của thếgiới hiện đại, tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốcgia

Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống XH (chínhtrị, KT, văn hóa, an ninh - quốc phòng, giáo dục ), hoặc diễn ra trên cùng nhiềulĩnh vực với tính chất, phạm vi, hình thức khác nhau Chủ thể chính của hộinhập quốc tế là các quốc gia có đủ năng lực và thẩm quyền đàm phán, ký kết vàthực hiện các cam kết quốc tế khi đã ký tham gia Hội nhập quốc tế là một xuthế lớn, tất yếu và là đặc trưng quan trọng của thế giới hiện nay

Tính tất yếu khách quan ấy còn xuất phát từ đặc điểm của thời đại với xu thếtoàn cầu hóa Nhu cầu hội nhập KT quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnhcải cách nhà nước, cải cách pháp luật, bảo đảm cho Nhà nước không ngừng vữngmạnh, có hiệu lực để giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển KT-XH, thựchành dân chủ, củng cố độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế

- Xuất phát từ thực trạng hoạt động của nhà nước ta

Việc XD nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay xuất phát từ tấtyếu KT, là một nhu cầu chính trị khách quan Đến nay, nhà nước pháp quyềnXHCN Việt Nam đã được định hình trên những nét cơ bản và trở thành trụ cộtcủa hệ thống chính trị nước nhà Trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị,cùng với việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, cần xác địnhxây dựng và hoàn thiện nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm XD Nhà nước phápquyền XHCN Việt Nam chính là xây dựng và thực hiện nền dân chủ XHCN,xây dựng và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; làm cho quyền lực nhànước và hệ thống tổ chức thực thi quyền lực - hệ thống chính trị - được xác địnhđúng đắn và có hiệu quả hơn Quyền lực Nhà nước được củng cố và tăng cường

Trang 19

cũng có nghĩa là quyền lãnh đạo của Đảng được củng cố và tăng cường

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ưu điểm, quá trình xây dựng nhà nước phápquyền XHCN nói riêng và đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trịnói riêng của chúng ta hiện nay cũng còn bộc lộ nhiều nhược điểm cần khắcphục như: Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN chưa theo kịp yêu cầu pháttriển kinh tế và quản lý đất nước, thể hiện trên các mặt: năng lực xây dựng thểchế, quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật còn yếu; tổ chức bộ máy ởnhiều cơ quan còn chưa hợp lý, biên chế cán bộ, công chức tăng thêm; chứcnăng, nhiệm vụ của một số cơ quan chưa đủ rõ, còn chồng chéo; chất lượng độingũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mớicủa đất nước; cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra; thủ tục hành chínhcòn gây phiền hà cho tổ chức và công dân; năng lực dự báo, hiệu lực, hiệu quảquản lý của Nhà nước trên một số lĩnh vực yếu…Công tác phòng, chống thamnhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra Quan liêu, tham nhũng, lãng phívẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngănchặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội

Những nhược điểm nói trên đặt ra yêu cầu khách quan phải đổi mới, nângcao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước để phát huy dân chủ XHCN,thực hiện tốt quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, phát triển kinh tế thị trườngtạo cơ sở vật chất cho việc xây dựng CNXH và giữ vững định hướng XHCN

* Phân tích các đặc trưng của nhà nước pháp quyền Việt Nam: (nếu

ko yêu cầu phân tích thì chỉ nêu 6 ý in đậm)

Điều 2 Hiến pháp 2013: “ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhândân Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cảquyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấpcông nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Quyền lực nhà nước làthống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước

trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có những đặc trưng sau:

1 Đó là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân; bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

NN của dân là NN trong đó dân là chủ; dân là người có địa vị cao nhất, cóquyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, dân tộc HCM đãnhiều lần khẳng định: nước ta là nước dân chủ; địa vị cao nhất là dân, vì dân lachủ; bao nhiêu quyền hạn là của dân; quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân

Trang 20

Trong NN ta, toàn bộ quyền lực NN thuộc về nhân dân thể hiện rõ nhất tính chấtdân chủ triệt để của NN ta, trở thành nguyên tắc cơ bản tổ chức bộ máy quyềnlực NN và phải được thể hiện rõ trong các văn bản pháp lý mà đạo luật cao nhất

là Hiến pháp Trong NN ta, dân là chủ thể của quyền lực thì người cầm quyền,cán bộ, công chức chỉ là người được uỷ quyền, được nhân dân trao quyền đểgánh vác, giải quyết những công việc chung của đất nước

NN do dân là dân làm chủ NN Nội dung quyền làm chủ NN của dân rấtrộng, trước hết thể hiện ở chỗ: nhân dân là người tổ chức nên các cơ quan NN từ

TW đến địa phương thông qua thực hiện chế độ tổng tuyển cử phổ thông, trựctiếp, bỏ phiếu kín bầu các đại biều xứng đáng vào các cơ quan quyền lựcNN.Nhà nước dân chủ nhân dân do nhân dân trực tiếp tổ chức, xây dựng thôngqua tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu

Nhà nước ta là một nhà nước dân chủ trên thực tế và trong hành động NN

vì dân nghĩa là NN đó được tổ chức và hoạt động theo một mục tiêu duy nhất,không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân Cải thiện và nâng caođời sống nhân dân là cơ sở hàng đầu đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ mãy

NN và năng lực đội ngũ cán bộ công chức NN NN phải biết kết hợp, điều chỉnhcác loại lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, tầng lớp, bộ phận dân cư để luônđược mọi người ủng hộ, xây dựng Đồng thời là người hướng dẫn dân, NN phảicòn biết kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích của TW và lợiích của địa phương, lợi ích của các ban, ngành, các chủ thể xã hội

2 Đó là nhà nước tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trọng quá trình thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp

và tư pháp.

Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là do nhân dân lập ra và nguồn gốcquyền lực của Nhà nước là từ nhân dân Nhân dân thông qua chế độ bầu cử: phổthông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín đã tự nguyện trao quyền lực củamình cho các đại biểu Quốc hội và đã tập trung quyền lực của mình vào Quốchội Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồngnhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, donhân dân bầu ra và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân Quyền lực NN làthống nhất đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN

Nhà nước ta thực hiện cơ chế phân công quyền lực chứ không phải phânchia quyền lực, quyền lực vẫn thống nhất vào Quốc hội Bởi vì, tuy có sự phâncông thực hiện quyền lực nhưng Thủ tứơng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính

Trang 21

phủ và các thành viên khác của Chính phủ đều do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn,những người được Quốc hội bầu hoặc phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội

Việc phân công thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta luôn gắn liền với

sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp Chẳng hạn các quyền cơ bản của công dân được cơ quanlập pháp ghi nhận trong hiến pháp, sẽ được cơ quan hành pháp triển khai thựcthi trong thực tiễn và được cơ quan tư pháp bảo vệ; Chính phủ, Toà án nhân dântối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tuy không có quyền ban hành các đạoluật nhưng có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội, có quyển kiến nghịchương trình XD pháp luật hàng năm của Quốc hội…

3 Đó là nhà nước được tổ chức, hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và luật trong đời sống xã hội.

Trong Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân và sự lựa chọn chính trịđược xác lập một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao nhất bằng Hiến pháp.Chính vì lẽ đó mà Hiến pháp được coi là Đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệulực pháp lý cao nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốcphòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổchức và hoạt động của các cơ quan nhà nước Sự hiện diện của Hiến pháp làđiều kiện quan trọng nhất bảo đảm sự ổn định xã hội và sự an toàn của ngườidân

Những quan điểm lớn, những nội dung cơ bản của Hiến pháp là cơ sởpháp lý quan trọng cho sự duy trì quyền lực nhà nước, cho sự làm chủ của nhândân Và đó chính là nền tảng có tính chất hiến định để xem xét, đánh giá sự hợphiến hay không hợp hiến của các đạo luật, cũng như các quyết sách khác củaNhà nước và của cá tính chất chính trị, tính chất xã hội

Hiến pháp có một vai trò quan trọng như vậy trong việc duy trì quyền lựccủa nhân dân, cho nên, việc xây dựng và thực hiện một cơ chế hữu hiệu cho việcphát hiện, đánh giá và phán quyết về những quy định và hoạt động trái với Hiếnpháp là rất cần thiết trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở nước tahiện nay

Pháp luật XHCN của chúng ta là kết quả của sự thể chế hoá đường lối,chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xãhội, văn hoá giáo dục khoa học, đối nội, đối ngoại Pháp luật thể hiện ý chí vànguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ

xã hội

Trang 22

4 Đó là nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc con người; bảo đảm trách nhiệm giữa nhà nước và công dân, thực hành dân chủ gắn với kỷ cương, kỷ luật.

Xét về bản chất, ngọn cờ bảo vệ quyền con người thuộc về các Nhà nướccách mạng chân chính, nhà nước xã hội chủ nghĩa Cuộc đấu tranh trên 70 nămđầy gian khổ hy sinh của dân tộc Việt Nam vì độc lập, tự do dưới sự lãnh đạocủa Đảng suy cho cùng, chính là vì quyền con người, quyền được sống, quyền

tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của cộng đồng dân tộc và của từng cá nhân,từng con người Do vậy, vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, mởrộng quyền dân chủ, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân,giữa công dân với Nhà nước, … luôn được Đảng ta dành sự quan tâm đặc biệt

Thực hiện tốt các cơ chế làm chủ của nhân dân: làm chủ thông qua đạidiện (là cơ quan dân cử và các đoàn thể), làm chủ trực tiếp bằng các hình thứcnhân dân tự quản, bằng việc xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước tại

cơ sở Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới phong cách, bảo đảm dân chủ trongquá trình chuẩn bị ra quyết định và thực hiện các quyết định

5 Đó là nhà nước do ĐCSVN lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

và các tổ chức thành viên của mặt trận.

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xãhội Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách

và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức,kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên Đảng thốngnhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảngviên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnhđạo của hệ thống chính trị Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viênhoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ tráchnhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu Đảng thường xuyên nâng cao năng lựccầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủđộng, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị

Đảng đề ra đường lối, chính sách phát triển xã hội phù hợp với quy luật và

có đầy đủ khả năng để tổ chức, thực hiện thành công đường lối, chính sách đó

Sự lãnh đạo thể hiện ở các hình thức sau: định ra chiến lược, mục tiêu cơ bản,đường lối chính sách phát triển xã hội làm cơ sở cho các hoạt động của các tổchức trong HTCT

6 Nhà nước thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại, chủ động, tích cực

Trang 23

hội nhập quốc tế Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,

đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, tuân thủ Hiến chương Liên Hợp quốc và điều nước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần cho sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ

XH trên thế giới.

Đường lối đối ngoại là một bộ phận của đường lối lãnh đạo chung củaĐảng ta, ở mỗi giai đoạn cách mạng có mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể vàgóp phần phục vụ đường lối đối nội

Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệhợp tác đi vào chiều sâu Triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động

và tích cực hội nhập quốc tế Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thựchiện đầy đủ các cam kết quốc tế, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mớitrong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích của đấtnước Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng và anninh… Công tác đối ngoại được đẩy mạnh sẽ tạo môi trường quốc tế thuận lợi,hòa bình, thiết thực góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Mục tiêu và nhiệm vụ của đối ngoại, Đảng ta đã xác định trong văn kiệnĐại hội XII: mục tiêu tối thượng là bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sởcác nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi Thựchiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và pháttriển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cựchội nhập quốc tế; là bạn là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộngđồng quốc tế nhằm “phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định,tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đờisống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệphòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”

* Mỗi công dân phải thực hiện trách nhiệm của mình như thế nào để góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam? CĂN CỨ VÀO CHƯƠNG II (Chương II Hiến pháp 2013, quyền và nghĩa vụ của công dân)

ĐỂ LIÊN HỆ BẢN THÂN TỪNG HỌC VIÊN.

CHƯƠNG II: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA

Trang 24

CÔNG DÂN

Điều 14

1 Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyềncông dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôntrọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật

2 Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định củaluật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, antoàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng

Điều 15

1 Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân

2 Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác

3 Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội

4 Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợiích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Điều 16

1 Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật

2 Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, KT, văn hóa, XH

Câu 5 Tại sao xây dựng nhà nước pháp quyền VN phải hoàn thiện hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật đó cần đáp ứng những yêu cầu nào? Những giá trị cơ bản của pháp luật VN đối với quá trình XD nhà nước pháp quyền VN?

* Khái niệm:

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyềnlực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các

cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tưpháp; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảmquyền con người, quyền công dân; nhà nước tổ chức, hoạt động theo phápluật, quản lý XH bằng pháp luật nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân; do ĐảngCộng sản Việt Nam lãnh đạo đồng thời chịu trách nhiệm trước nhân dân và sựgiám sát của nhân dân

* Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống pháp luật

Trang 25

XD NN PQ VN phải hoàn thiện hệ thống pháp luật vì đặc trưng củaNNPQ là tôn trọng, đề cao, coi PL là tối thượng do đó, PL là cơ sở cho tổ chức,hoạt động của NN và là công cụ chủ yếu để NN quản lý XH, là chuẩn mực ứng

xử của mọi người trong XH

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam là một quá trình lâu dài,khó khăn, phức tạp xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của đất nước, phù hợp với trình

độ phát triển KT, văn hóa, chính trị và truyền thống dân chủ của nước ta Đồngthời, phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc, giá trị có tính phổ biến, đượcthừa nhận chung trong tất cả các nhà nước pháp quyền; đảm bảo nhà nước phápquyền XHCN Việt Nam được xây dựng gắn với một xã hội công dân, một XHdân sự, thừa nhận vị trí tối thượng của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống

XH Do đó, vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhànước pháp quyền XHCN Việt Nam là một vấn đề quan trọng, cơ bản, góp phầnxây dựng thành công nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam

Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do nhiềunguyên nhân chủ quan và khách quan nên hệ thống pháp luật của chúng ta vẫnchỉ từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ViệtNam Vì vậy, chất lượng và hiệu quả của hệ thống pháp luật nói chung trong quátrình điều tiết xã hội chưa cao Mặt khác, nước ta đang từng bước hoàn thiện xâydựng mô hình KT thị trường định hướng XHCN, đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện

hệ thống pháp luật là một tất yếu khách quan

* Những yêu cầu đối với Hệ thống pháp luật

Yêu cầu khách quan, cấp bách của việc hoàn thiện HTPL và tổ chức thựchiện PL xuất phát từ chính yêu cầu của việc xây dựng NN pháp quyềnXHCNVN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, bỏ đảm phát huy quyềnlàm chủ của Nhân dân, thực hiện yêu cầu quản lý XH bằng PL Những yêu cầu

cơ bản của hệ thống pháp luật trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCN Việt Nam

- Tính hoàn chỉnh: thể hiện mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật.

Tính hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật thể hiện đòi hỏi hệ thống pháp luật phải

có đủ các ngành luật theo cơ cấu nội dung lôgíc và thể hiện thống nhất trong hệthống văn bản quy phạm pháp luật tương ứng; đòi hỏi mỗi ngành luật phải có đủcác chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật

Tính hoàn chỉnh của pháp luật bao hàm cả tính thống nhất về cả hình thức vànội dung trong nội tại của một văn bản pháp luật Cùng một lĩnh vực hay cùng mộtđối tượng điều chỉnh thì các quy phạm pháp luật phải thống nhất với nhau và

Trang 26

không có mâu thuẫn giữa các quy phạm pháp luật đó trong một văn bản; Cơ cấucủa một văn bản pháp luật phải thể hiện được mối liên hệ lôgíc giữa các phần,chương, mục, điều, khoản, điểm với cách trình bày, cách đánh số thứ tự thống nhất;thể hiện sự thống nhất không mâu thuẫn, không trùng lặp, chồng chéo giữa các vănbản pháp luật với nhau về cả nội dung và hình thức.

- Tính đồng bộ: Về mặt nội dung, các văn bản pháp luật được ban hành

phải thống nhất và đồng bộ với nhau Các văn bản pháp luật phải tuân thủ cáctiêu chuẩn tính thống nhất và đồng bộ về mặt hình thức của văn bản Các vănbản pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành phải đảm bảo yêu cầuthống nhất thứ bậc sự phù hợp giữa các văn bản pháp luật của cấp dưới so vớicác văn bản của cơ quan cấp trên

- Tính khả thi:

Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩmquyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luậthoặc tự mình căn cứ vào quy định của pháp luật để tạo ta các quyết định làmphát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể

Khi áp dụng pháp luật phải có căn cứ, lý do xác đáng; áp dụng pháp luậtđúng, chính xác, công bằng; phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong áp dụngpháp luật; việc áp dụng pháp luật phải phù hợp với mục đích đề ra; việc áp dụngpháp luật phải bảo đảm tính hiệu quả trong áp dụng pháp luật

Ngoài ra, HTPL cần đảm bảo các yêu cầu như:

+ Phù hợp thực tiễn khách quan, dễ sử dụng và có tính ổn định cao

+ Bảo đảm tính dân chủ, pháp chế, khoa học và hiệu quả điều chỉnh củapháp luật

+ Tương thích với pháp luât quốc tế mà Việt Nam ký kết, gia nhập

+ Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng với hoạt động xây dựng, hoàn thiện

hệ thống pháp luật, thực hiện pháp luật

+ Các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội đều phải được điều chỉnhtrực tiếp bằng các bộ luật và luật nhằm đáp ứng hiệu quả việc thực hiện chứcnăng QLNN, quản lý XH, phát triển nền KT thị trường, hội nhập quốc tế, đẩymạnh CNH, HĐH hóa đất nước… Để đáp ứng yêu cầu này, hệ thống pháp luậtcần tập trung hoàn thiện về Pháp luật trong lĩnh vực: KT; giáo dục, đào tạo,

KH, CN; xã hội như bảo vệ sức khỏe nhân dân, tôn giáo, báo chí, xuất bản, trợgiúp pháp lý, phòng chống tệ nạn xã hội…; an ninh quốc phòng, trật tự an toàn

Trang 27

XH, bảo vệ biên giới, phòng chống tội phạm…; tổ chức và hoạt động của bộmáy nhà nước như luật Tổ chức Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát, tổchức và hoạt động của cơ quan điều tra, thi hành án, bổ trợ tư pháp…

+ Đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật

4 Những giá trị cơ bản của pháp luật Việt Nam đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

- Pháp luật là công cụ thực hiện đường lối chính sách của Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân trao cho sứ mệnh vẻ vang làlãnh đạo đất nước, để thực hiện vai trò lãnh đạo của mình Đảng đã ban hànhnhững chủ trương, đường lối đúng đắn để qLNN, quản lý XH Thông qua phápluật mà nhà nước thể chế hóa những quan điểm của Đảng đi vào thực tiễn cuộcsống, những đường lối chủ trương này trở thành những mệnh lệnh, chỉ chị mangtính chất quyền lực được nhà nước đảm bảo thực hiện thông qua hệ thống phápluật, và cũng dựa vào pháp luật có thể phân biệt được đâu là những hành vikhông tuân thủ đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, từ đó, có nhữngbiện pháp điều chỉnh thích hợp, nghĩa là pháp luật cũng chính là thước đo khuônmẫu cho Đảng kiểm tra việc thực hiện những chủ trương, đường lối của mìnhtrong đời sống XH

Pháp luật là phương tiện thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, vàđồng thời pháp luật cũng là phương tiện để Đảng kiểm tra kết quả việc thực hiệnnhững đường lối, chính sách đó trong hoạt động thực tiễn xã hội

- Pháp luật là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động

Pháp luật quy định cụ thể và đảm bảo đầy đủ trong thực tế nguyên tắc”mọiquyền lực trong nước đều thuộc về nhân dân”.nhân dân phải là người thực sựxây dựng nên nhà nước của mình, tham gia vào công việc của nhà nước và kiểmtra sự hoạt động của nhà nướcPháp luật cung quy định rõ nghĩa vụ trung thành

và phục vụ nhân dân một cách tận tụy của các cơ quan, công chức nhà nướctrong việc thực hiện công vụ,chống thái độ vô trách nhiệm,hách dịch, cửaquyền,bài trừ tệ nạn quan liêu,tham nhũng

Công dân khi thực hiện quyền làm chủ,các quyền tự do dân chủ củ mìnhkhông được là tổn thất đến lợi ích chung của XH,đến lợi ích và quyền tự do dânchủ của các công dân khác

Vì vậy việc thi hành các quyền tự do dân chủ phải trong khuân khổ của phápluật quy định,pháp luật phải ghi rõ các quyền và nghĩa vụ của công dân,mỗi công

Trang 28

dân phải làm tròn nghĩa vụ đối với tập thể và nhà nước đối với ngườ nào không tựgiác thì phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế, bất cứ vi phạm nào cũng phải bị xử

lý đích đáng và đúng luật

- Pháp luật là công cụ quản lý của nhà nước

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì nhà nước và pháp luật cócùng nguyên nhân phát sinh, cùng tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giaicấp Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước, cũng đồng thời là nguyênnhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật Với ý nghĩa đó, nhà nước không thể tồn tại

và phát huy tiềm lực nếu thiếu pháp luật Ngược lại, pháp luật chỉ phát sinh tồntại và có hiệu lực khi dựa trên cơ sở sức mạnh của quyền lực nhà nước

Để bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả, đòi hỏi phải phân định rõchức năng, thẩm quyền của mỗi cơ quan, do đó pháp luật là cơ sở để xây dựng

và hoàn thiện bộ máy nhà nước

PL là sự ghi nhận về mặt pháp lý trách nhiệm của nhà nước đối với xh và

cá nhân (công dân), là phương tiện quản lý có hiệu lực đối với mọi mặt cảu đờisống xh Pl chứa đựng trong nó sự kết hợp giưa thuyết phục và cương chế, giưatập trung và dân chủ, giưa năng động sáng tạo và kỷ cương, kỷ luật do đó, khithực hiện các chức năng của mình, nhà nước không thể không sử dụng PL

Dựa vào pháp luật, nhà nước có thể quản lý xã hội hiệu quả hơn, nói đúnghơn, nhà nước sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trở nên trật

tự, ổn định, và pháp luật là phương tiện để nhà nước triển khai các chính sáchcủa nhà nước được đi vào đời sống một cách nhanh nhất

Ngoài ra, pháp luật còn là công cụ bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của

xã hội và mọi người dân, và nhân dân muốn đấu tranh bảo vệ quyền lợi củamình cũng phải tuân theo các quy định pháp luật Dựa vào pháp luật, nhà nướcgiải quyết những tranh chấp mâu thuẫn trong xã hội, đồng thời, đấu tranh chốnglại những hiện tượng tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật

Câu 6 Vị trí pháp lý của HĐND và UBND So sánh vị trí pháp lý của HĐND với vị trí pháp lý của quốc hội, vị trí pháp lý của UBND với vị trí pháp lý của chính phủ.

* Vị trí pháp lý HĐND và UBND

Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy HĐND và UBND là những cơ quan có vaitrò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước,trật tự pháp luật, pháp chế và quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương, cơ sở

Trang 29

- Vị trí pháp lý của HĐND được quy định tại Điều 113, Hiến pháp năm

2013 như sau: HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho

ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địaphương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhànước cấp trên

Ví trị này cho thấy HĐND có vai trò là cơ quan đại diện Tính đại diện thểhiện ở chỗ HĐND gồm những đại biểu do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổthông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín; các đại biểu HĐND thay mặt nhândân thực hiện quyền lực nhà nước

HĐND thực hiện hai chức năng quan trọng là quyết định những vấn đềquan trọng và giám sát HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quantrọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương

về KT-XH, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phươngđối với cả nước

HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trựcHĐND, UBND, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việcthực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơquan nhà nước, tổ chức KT, tổ chức XH, đơn vị vũ trang nhân dân và của côngdân ở địa phương

- Vị trí pháp lý của UBND được quy định tại Điều 114, Hiến pháp năm

2013 như sau: UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là

cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịutrách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên

Vị trí này khẳng định tầm quan trọng của UBND trong việc thực thi phápluật, các nghị quyết của HĐND và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

ở địa phương Chức năng quan trọng của UBND là tổ chức và chỉ đạo việc thihành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và Nghịquyết của HĐND cùng cấp

UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phầnbảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từtrung ương tới cơ sở

* So sánh vị trí pháp lý của HĐND với vị trí pháp lý của Quốc hội

Giống nhau: đều là cơ quan quyền lực nhà nước được nhân dân trực tiếpbầu ra đại diện cho quyền lợi hợp pháp của nhân dân Làm việc theo chế độ tập

Trang 30

thể và biểu quyết theo đa số, đều có chức năng quyết định và giám sát.

Khác nhau:

Vị trí pháp lý của HĐND Vị trí pháp lý của Quốc Hôi

- Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa

phương

- Là cơ quan đại diện cho ý chí và

nguyện vọng của nhân dân

- Quyết định những vấn đề quan trọng

của địa phương

- Quyết định các biện pháp để thi hành

hiến pháp, pháp luật, văn bản cấp trên

- Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm

- Giám sát việc tuân thủ pháp luật của

các cơ quan NN, tổ chức, cá nhân tại địa

- thực hiện quyền lập hiến, lập pháp

- quyết định những vấn đề quan trọng của đấtnước

- Có chức năng giám sát tối cao đối với hoạtđộng của nhà nước

+ UBND với chính phủ

Giống nhau: Là cơ quan hành chính nhà nước,Là cơ quan chấp hành của cơ

quan nhà nước cùng cấp Quản lý hành chính NN trên mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội Làm việc theo chế độ tập thể và đề cao trách nhiệm người đứng đầu; có

quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Khác nhau:

Vị trí pháp lý của UBND Vị trí pháp lý của Chính phủ

-Là cơ quan chấp hành của HĐND

-Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa

- Là cơ quan chấp hành của Quốc hội-Là cơ quan hành chính nhà nước cao

Trang 31

- UBND chịu trách nhiệm tổ chức thực

hiện các văn bản của HĐND, các văn bản

pháp luật và văn bản cấp trên tại địa

Câu 7: Những chủ thể có thẩm quyền thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân Trình bày các hoạt động giám sát của các chủ thể đó Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã hiện nay?

* Hoạt động giám sát của HĐND:

Theo Điều 113 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 vàtại điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003: HĐND là cơ quan quyềnlực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủcủa nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dânđịa phương và cơ quan nhà nước cấp trên

Ví trị này cho thấy HĐND có vai trò là cơ quan đại diện Tính đại diện thểhiện ở chỗ HĐND gồm những đại biểu do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổthông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín; các đại biểu HĐND thay mặt nhândân thực hiện quyền lực nhà nước

Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015,giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơquan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và phápluật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyềnhoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý

* Những chủ thể có thẩm quyền thực hiện chức năng giám sát của HĐND

và các hoạt động giám sát của các chủ thể đó

Việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND có ý nghĩa hết sức quantrọng thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan

Trang 32

đại biểu của nhân dân địa phương góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạtđộng của các cơ quan Nhà nước ở địa phương, đảm bảo quyền làm chủ của nhândân địa phương.

- Những chủ thể có thẩm quyền thực hiện chức năng giám sát củaHĐND:

+ HĐND + Thường trực HĐND

+ Các ban của HĐND + Các tổ đại biểu của HĐND

+ Đại biểu HĐND

- Hoạt động giám sát của các chủ thể:

+ Hoạt động giám sát của HĐND: HĐND giám sát việc tuân theo HP, PL ởđịa phương và việc thực hiện NQ của HĐND cùng cấp; giám sát hoạt động củathường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp

và ban của HĐND cấp mình, giám sát quyết định của UBND cùng cấp và nghịquyết của HĐND cấp dưới trực tiếp và báo cáo về hoạt động giám sát của mìnhtrước cử tri địa phương thông qua phương tiện thông tin đại chúng và hoạt độngtiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND

+ Hoạt động giám sát của thường trực HĐND: Thường trực HĐND giámsát việc tuân theo HP, PL ở địa phương và việc thực hiện NQ của HĐND cùngcấp; giám sát hoạt động của UBND, các cơ quan thuộc UBND, TAND,VKSND, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và HĐND cấp dưới; giám sát QĐcủa UBND cùng cấp, NQ của HĐND cấp dưới trực tiếp; giúp HĐND thực hiệnquyền giám sát theo sự phân công của HĐND Chịu trách nhiệm và báo cáo vềhoạt động giám sát của mình trước HĐND

+ Ban của HĐND giúp HĐND giám sát hoạt động của TAND, VKSND,

cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp; giám sát hoạt động của UBND, các cơquan thuộc UBND cùng cấp thuộc lĩnh vực ban phụ trách; giám sát văn bản quyphạm pháp luật thuộc lĩnh vực ban phụ trách Chịu trách nhiệm và báo cáo vềhoạt động giám sát của mình trước HĐND, Thường trực HĐND

+ Tổ đại biểu HĐND giám sát việc tuân theo HP, Luật, văn bản quyphạm PL của cơ quan nhà nước cấp trên ở địa phương và nghị quyết của HĐNDcùng cấp hoặc về vấn đề do HĐND, Thường trực HĐND phân công Chịu tráchnhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình, báo cáo về hoạt động giámsát của đại biểu HĐND trong tổ với Thường trực HĐND

+ Đại biểu HĐND chất vấn Chủ tịch UBND, thành viên khác của UBND,

Trang 33

Chánh án TAND, Viện trưởng Viện KSND, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBNDcùng cấp; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc tuân theoHiến pháp và pháp luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị củacông dân ở địa phương Chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát củamình trước cử tri tại địa phương thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri.

Khi xét thấy cần thiết, HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND tiếnhành giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương

Các chủ thể giám sát của HĐND chịu trách nhiệm về báo cáo, nghị quyết, kếtluận, yêu cầu, kiến nghị giám sát của mình

- Các hoạt động giám sát, gồm:

+ Xem xét báo cáo công tác;

+ Xem xét việc trả lời chất vấn;

+ Xem xét việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùngcấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp;

+ Giám sát chuyên đề;

+ Bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu;

+ Tổ chức hoạt động giải trình;

+ Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;

+ Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri

*Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã:

Cấp xã là cấp cuối cùng trong hệ thống chính quyền địa phương ở nước

ta, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng của bộ máy nhà nước, là chỗdựa, là công cụ sắc bén để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân,làm cơ sở cho chiến lược ổn định và phát triển đất nước, là yếu tố chi phối mạnh

mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng dân cư trên địabàn

+ Thực trạng:

Trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay thì vấn đề nâng cao hơnnữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND càng được chú trọng hơnnhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước trongsạch, vững mạnh Thời gian qua hoạt động giám sát của HĐND các cấp nóichung và cấp xã nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực HĐND đã có sự đổi

Trang 34

mới cả về tổ chức, nội dung và phương thức giám sát nên đã đạt được những kếtquả đáng ghi nhận; nhiều vấn đề bức xúc của cử tri được quan tâm giám sát,niềm tin của nhân dân đối với HĐND được nâng lên, nhân dân ngày càng gắn

bó, quan tâm theo dõi và tích cực tham gia vào các hoạt động giám sát củaHĐND làm cho vị thế của HĐND ngày càng được đề cao, góp phần quan trọngvào việc xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh và hiệu quả

Tuy nhiên hoạt động giám sát của HĐND cấp xã hiện nay vẫn còn hìnhthức và mang tính thời vụ, còn những cuộc giám sát chưa có phương pháp vàquy trình tổ chức chặt chẽ; nội dung giám sát còn dàn trải, chưa đi sâu vào cácvấn đề bức xúc, nổi cộm Hoạt động giám sát tại kỳ họp còn hạn chế, hoạt độngchất vấn và trả lời chất vấn chưa sôi nổi Hoạt động giám sát của Thường trựcHĐND còn ít; hoạt động giám sát của các ban HĐND còn thiếu chặt chẽ, chưasâu; hoạt động giám sát của các vị đại biểu HĐND chưa được duy trì thườngxuyên; kiến thức và kỹ năng hoạt động của không ít đại biểu HĐND còn hạn chế

đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả giám sát của HĐND hiện nay

+ Nguyên nhân: Do sự nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò, chức

năng của HĐND; do sự hạn chế về kiến thức và kỹ năng hoạt động của đại biểuHĐND; do chất lượng các kiến nghị qua giám sát chưa cao và việc thực hiện cáckiến nghị sau giám sát không nghiêm túc; do cơ cấu đại biểu HĐND chưa hợp

lý, sự phối hợp thiếu chặt chẽ, việc cung cấp thông tin chưa kịp thời; chưa có sựhoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của HĐND, cơ cấu tổ chức và bộmáy hoạt động của HĐND còn hạn chế vv

+ Giải pháp:

- Cần phải coi công tác kiểm tra, giám sát của Thường trực HĐND và cácBan của HĐND là một việc làm thường xuyên Thường trực HĐND phải chủđộng, sáng tạo tìm ra biện pháp hợp lý để đẩy mạnh hoạt động của HĐND Cầnphân công hợp lý cho các ban trong công tác giám sát, trong việc tiếp công dânnhằm đảm bảo cho pháp luật và nghị quyết của HĐND được thực hiện nghiêmchỉnh, từ đó tạo được mối quan hệ tốt và gắn bó giữa HĐND và các đơn vị đượcgiám sát

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các ban của HĐND:Trong hoạt động giám sát các ban cần được sự tạo điều kiện về mọi mặt củaThường trực HĐND, nhất là trong việc điều hòa, phối hợp hoạt động giữa cácban, phân công các ban theo dõi kiểm tra, giám sát đối với các vấn đề bức xúcdiễn ra ở địa phương Đồng thời nên có sự phối hợp gữa Thường trực HĐND,các ban của HĐND và Mặt trận Tổ quốc Qua giám sát, các ban góp ý, bổ sung

Trang 35

thông tin cho các đơn vị được giám sát về các chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước Sau mỗi lần giám sát, các Ban phải có báo cáo, có kiến nghị cácgiải pháp để thực hiện cho Thường trực HĐND, UBND và các ngành liên quan,các đơn vị được giám sát tiếp thu, giải quyết Hoạt động này là bảo đảm hiệu lựchoạt động của HĐND, tránh hình thức

- Đại biểu HĐND phải gắn bó với cử tri, vừa lắng nghe và phản ánh trungthực ý kiến, nguyện vọng của cử tri, vừa giám sát, vừa tác động và đôn đốc các

cơ quan có thẩm quyền giải quyết thỏa đáng các ý kiến, nguyện vọng của cử tri

- Tăng thời gian cho các cuộc họp HĐND cấp xã Kỳ họp HĐND là hìnhthức hoạt động quan trọng nhất thể hiện vị trí, vai trò, tính chất của cơ quanquyền lực Nhà nước tại địa phương và tính đại diện của nhân dân địa phương,

do đó phải nâng cao chất lượng của các kỳ họp HĐND Hiện tại theo qui địnhcủa pháp luật, một năm HĐND tiến hành hai kỳ họp thường lệ và có thể tiếnhành kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thường để giải quyết những vấn đề độtxuất tại địa phương Trong thực tế HĐND chỉ tiến hành các kỳ họp thường lệcòn ít khi tiến hành các kỳ họp bất thường

- Xác định rõ mục đích, nội dung kỳ họp HĐND và giảm bớt thời giantrình bày các báo cáo Để nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND cấp xã, cần xácđịnh rõ mục đích nội dung kỳ họp từ đó cung cấp đầy đủ và chính xác các thôngtin cần thiết, bố trí hợp lý thời gian báo cáo và thảo luận cho mục đích và nộidung đó Tại các kỳ họp HĐND, chương trình giám sát cần được dành một thờigian thích đáng cho việc xem xét, thảo luận, đánh giá báo cáo công tác củathường trực HĐND và UBND Chủ tọa kỳ họp cần hướng dẫn các đại biểu đisâu thảo luận các vấn đề chủ yếu trong các báo cáo, đánh giá đúng bản chất củavấn đề, tránh lan man không tập trung Kỳ họp nên dành một thời gian cần thiếtcho chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND Hoạt động chất vấn, trả lờichất vấn cần công khai hình thức này trên phương tiện truyền thanh của xã đểnhân dân có điều kiện theo dõi Khi nêu các chất vấn cần rõ ràng, cụ thể, có địachỉ về người và việc

- Cần phát huy hơn nữa vai trò của Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cấp

xã Đối với Chủ tịch HĐND kiêm Bí thư cấp ủy cơ sở, không nên khoán trắngcông việc HĐND cho Phó Chủ tịch HĐND mà cần xây dựng kế hoạch phân bổthời gian hợp lý quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho công tác HĐND

- Trong hoạt động giám sát, đại biểu HĐND cấp xã nên kết hợp chặt chẽvới các ban thanh tra nhân dân, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi,… Xâydựng các ban thanh tra nhân dân hoạt động có chất lượng sẽ là một công cụ quan

Trang 36

trọng trợ giúp cho các cấp chính quyền, các tổ chức kinh tế - xã hội và công dângiảm bớt sai phạm trong quá trình hoạt động, góp phần thiết lập trật tự kỷcương, bảo đảm lợi ích hợp pháp của mọi công dân tại địa bàn cơ sở

Câu 8: Phân tích vai trò của pháp luật trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam? Theo đồng chí, khẳng định sau là đúng hay sai: “Pháp luật và đạo đức đều được Nhà nước

sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội” Tại sao?

1 Khái niệm

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc

thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được đảm bảo thực hiện bằngsức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, là yếu tố bảo đảm sự ổn định và trật tự xã hội

Pháp luật XHCN là hệ thống những quy tắc xử sự chung do Nhà nước

XHCN ban hành hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đại đa

số nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và được đảm bảo thực hiệnbởi bộ mãy nhà nước và phương thức tác động của Nhà nước, trên cơ sở giáodục, thuyết phục và cưỡng chế của Nhà nước nhằm xây dựng chế độ XHCN

2 Phân tích vai trò của pháp luật trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

2.1 Vai trò của pháp luật trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường:

- Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế:

Là mối quan hệ giữa pháp luật, yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng với kinh

tế, yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng

Pháp luật là yếu tố phụ thuộc vào kinh tế: các điều kiện kinh tế vừa lànguyên nhân trực tiếp quy định sự ra đời của pháp luật, vừa quyết định toàn bộnội dung và sự phát triển của nó

Kinh tế quyết định pháp luật ở 3 điểm sau:

+ Cơ cấu kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định cơ cấu hệ thống pháp luật.+ Tính chất của quan hệ kinh tế, cơ chế kinh tế quyết định tính chất của cácquan hệ pháp luật, mức độ và phương pháp điều chỉnh của pháp luật

+ Các tổ chức và thiết chế pháp lý chịu ảnh hưởng quyết định từ chế độKT

Tuy nhiên, pháp luật cũng có tính độc lập tương đối, tác động trở lại đối với

Trang 37

kinh tế Theo hướng tích cực, sự tác động của pháp luật thể hiện vai trò của phápluật đối với sự phát triển của kinh tế:

- Vai trò của pháp luật:

+ Thiết lập trật tự của nền kinh tế, sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.+ Tạo lập hành lang pháp lý cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và cạnhtranh của các chủ thể kinh doanh

+ Quy định quyền, nghĩa vụ của đơn vị kinh tế và chủ thể kinh doanh

+ Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của các đơn vị kinh tế và chủ thể kinh doanh

+ Củng cố, bảo vệ các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường

+ Cơ sở pháp lý để xác lập, thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ quyềnlợi ích kinh tế của quốc gia

2.2 Vai trò của pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền.

+ Pháp luật là công cụ thực hiện đường lối chính sách của đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân trao cho sứ mệnh vẻ vang làlãnh đạo đất nước, để thực hiện vai trò lãnh đạo của mình Đảng đã ban hànhnhững chủ trương, đường lối đúng đắn để quản lý nhà nước, quản lý xã hội.Thông qua pháp luật mà nhà nước thể chế hóa những quan điểm của Đảng đivào thực tiễn cuộc sống, những đường lối chủ trương này trở thành những mệnhlệnh, chỉ chị mang tính chất quyền lực được nhà nước đảm bảo thực hiện thôngqua hệ thống pháp luật, và cũng dựa vào pháp luật có thể phân biệt được đâu lànhững hành vi không tuân thủ đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, từ

đó, có những biện pháp điều chỉnh thích hợp, nghĩa là pháp luật cũng chính làthước đo khuôn mẫu cho Đảng kiểm tra việc thực hiện những chủ trương, đườnglối của mình trong đời sống xã hội

Pháp luật là phương tiện thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, vàđồng thời pháp luật cũng là phương tiện để Đảng kiểm tra kết quả việc thực hiệnnhững đường lối, chính sách đó trong hoạt động thực tiễn xã hội

+ Pháp luật là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động

Pháp luật quy định cụ thể và đảm bảo đầy đủ trong thực tế nguyêntắc”mọi quyền lực trong nước đều thuộc về nhân dân”.nhân dân phải là ngườithực sự xây dựng nên nhà nước của mình, tham gia vào công việc của nhà nước

và kiểm tra sự hoạt động của nhà nướcPháp luật cung quy định rõ nghĩa vụ trung

Trang 38

thành và phục vụ nhân dân một cách tận tụy của các cơ quan,công chức nhànước trong việc thực hiện công vụ,chống thái độ vô trách nhiệm,hách dịch, cửaquyền,bài trừ tệ nạn quan liêu,tham nhũng.

Công dân khi thực hiện quyền làm chủ,các quyền tự do dân chủ củ mìnhkhông được là tổn thất đến lợi ích chung của xã hội,đến lợi ích và quyền tự dodân chủ của các công dân khác

Vì vậy việc thi hành các quyền tự do dân chủ phải trong khuân khổ củapháp luật quy định,pháp luật phải ghi rõ các quyền và nghĩa vụ của côngdân,mỗi công dân phải làm tròn nghĩa vụ đối với tập thể và nhà nước đối vớingườ nào không tự giác thì phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế,bất cứ viphạm nào cũng phải bị xử lý đích đáng và đúng luật

+ Pháp luật là công cụ quản lý của nhà nước

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì nhà nước và pháp luật cócùng nguyên nhân phát sinh, cùng tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giaicấp Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước, cũng đồng thời là nguyênnhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật Với ý nghĩa đó, nhà nước không thể tồn tại

và phát huy tiềm lực nếu thiếu pháp luật Ngược lại, pháp luật chỉ phát sinh tồntại và có hiệu lực khi dựa trên cơ sở sức mạnh của quyền lực nhà nước

Để bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả, đòi hỏi phải phân định rõchức năng, thẩm quyền của mỗi cơ quan, do đó pháp luật là cơ sở để xây dựng

và hoàn thiện bộ máy nhà nước

PL là sự ghi nhận về mặt pháp lý trách nhiệm của nhà nước đối với XHh

và cá nhân (công dân), là phương tiện quản lý có hiệu lực đối với mọi mặt cảuđời sống XH PL chứa đựng trong nó sự kết hợp giưa thuyết phục và cương chế,giưa tập trung và dân chủ, giưa năng động sáng tạo và kỷ cương, kỷ luật do đó,khi thực hiện các chức năng của mình, nhà nước không thể không sử dụng PL

Dựa vào PL, nhà nước có thể quản lý XH hiệu quả hơn, nói đúng hơn, nhànước sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trở nên trật tự, ổn định,

và pháp luật là phương tiện để nhà nước triển khai các chính sách của nhà nướcđược đi vào đời sống một cách nhanh nhất

Ngoài ra, pháp luật còn là công cụ bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của

xã hội và mọi người dân, và nhân dân muốn đấu tranh bảo vệ quyền lợi củamình cũng phải tuân theo các quy định pháp luật Dựa vào pháp luật, nhà nướcgiải quyết những tranh chấp mâu thuẫn trong xã hội, đồng thời, đấu tranh chốnglại những hiện tượng tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật

Ngày đăng: 30/11/2018, 15:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w