1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ THI HSGIOI văn 8

21 244 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 150,5 KB

Nội dung

Ngợi ca sự hy sinh cao đẹp của những người lính trong chiến dịch thànhcổ Quảng Trị năm 1972, nhà thơ Lê Bá Dương đã viết: “Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹĐáy sông còn đó bạn tôi nằm Có tuổ

Trang 1

Ngợi ca sự hy sinh cao đẹp của những người lính trong chiến dịch thành

cổ Quảng Trị năm 1972, nhà thơ Lê Bá Dương đã viết:

“Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹĐáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm.”

(Lê Bá Dương,Lời người bên sông)Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn (khoảng một trang giấy thi)

Câu 3: (5 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.”

Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Ngô Tất Tố) và “Lão Hạc” (Nam

Cao), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên

———————Hết——————

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8, NĂM HỌC

2011-2012

MÔN NGỮ VĂN LỚP 8Câu 1: (2 điểm)

Các biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: điệp từ (mỗi) (0,25đ); Câu hỏi tu từ (người thuê viết nay đâu) (0,25đ); nhân hóa (giấy buồn, mực sầu) (0,25đ)

Phân tích tác dụng:

- Điệp từ : thể hiện sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ (0,25đ) Hình ảnh ông đồ tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố đông người qua nhưng không người thuê viết (0,25đ)

- Câu hỏi tu từ: không có lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn… (0,25đ)

- Nhân hóa: cái sầu, cái buồn như ngấm vào cả sự vật (giấy, nghiên)(0,25đ), những vật vô tri cũng buồn cùng ông đồ, cũng cảm thấy cô đơn,lạc lõng (0,25đ)

Câu 2: (3 điểm)

HS có thể diễn đạt bằng những cách khác nhau Về đại thể, cần nêu được những cảm nhận sau đây:

Trang 2

1 Hai dòng thơ đầu là lời nhắn nhủ của tác giả với những người hôm nay (Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ) như sợ những mái chèo lên dòng Thạch Hãn làm đau những hài cốt của những người lính liệt sĩ vẫn còn nằm lại đáy sông ( Đáy sông còn đó bạn tôi nằm ) Hai dòng thơ gián tiếp nêu lên sự khốc liệt của chiến tranh và sự hy sinh cao đẹp của những người lính, có cả những người lính vô danh vẫn chưa tìm được hài cốt Đồng thời thể hiện thái độ trân trọng, tri ân của những người hôm nay về sự hy sinh cao đẹp đó (1đ)

2 Hai dòng thơ tiếp theo tác giả đã khái quát, nâng cao tầm vóc cao đẹpcủa sự hy sinh : những người lính hy sinh đã hóa thân vào “ dáng hình

xứ sở” ( Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm ) Ý nghĩa của sự hy sinh đó, vì thế tồn tại vĩnh hằng trong lòng nhân dân; đi mãi cùng thời gian và không gian của đất nước, của dân tộc (1đ)

3 Cảm nhận được một số đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ thiết tha và sâu lắng; nhịp thơ biến đổi từ nhịp 2/2/3 sang nhịp 3/4; thủ pháp hoán dụ( có tuổi hai mươi), ẩn dụ (thành sóng nước/ vỗ yên bờ bãi )… (1đ)

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

Câu 1: (4 điểm)

Nhà thơ Vũ Đình Liên đã viết:

“… Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu ”

(Ông đồ)

a Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ?

b Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ?

c Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ Phân tích giá trị biểu đạt của chúng ?

Câu 2: (4 điểm)

Cảm nhận của em về sức mạnh của nghệ thuật hội họa trong

“Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Ô hen ri

Câu 3: (12 điểm)

Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ngợi ca tình yêu thương giữa con người với con người

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

Trang 3

- Tình cảm: buồn, sầu (0,25 điểm)

điểm)

c Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ: Điệp ngữ

(mỗi); câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu?); nhân hoá (giấy-buồn,

Phân tích có các ý:

(2,0 điểm)

- Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng.

- Hình ảnh ông đồ già tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố, người trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt người thuê viết

- Một câu hỏi nghi vấn có từ nghi vấn nhưng không một lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút - tâm trạng xót xa ngao ngán

- Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật (giấy, nghiên), những vật

vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng…

(1,5 điểm)

- Cụ Bơ men: Nhà hội hoạ không thành đạt trong nghề nghiệp, tuổigià vẫn kiên trì làm người mẫu Vì tình cảm cũng như trách nhiệm cứu đồng nghiệp cụ đã vẽ “Chiếc lá cuối cùng” giữa mưa gió, rét buốt

(1 điểm)

- “Chiếc lá cuối cùng” trở thành kiệt tác vì nó như liều thần dược

đã cứu được Giôn xi

” Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

(Quê hương – Tế Hanh)

Trang 4

CÂU 2 (2,5 Điểm)

Hãy viết một đoạn văn nêu lên suy nghĩ của em từ câu văn sau: ” Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp”

CÂU 3 (6,0 Điểm)

Trong bài thơ ” Một khúc ca xuân”, nhà thơ Tố Hữu có viết:

” Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Em hãy nêu suy nghĩ của mình về lẽ sống được thể hiện trong bốn câu thơ trên

————————————— Hết ————————————— HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN LỚP 8

CÂU 1 : (1,5 điểm)

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng : nhân hóa (0,25)

- Bằng biện pháp nhân hóa: tác giả không chỉ diễn tả hình ảnh con

thuyền nằm im trên bến mà còn cảm thấy nó như đang lắng nghe, đang cảm nhận chất mặn mòi của biển cả Hình ảnh con thuyền vô tri đã trở nên có hồn Và , cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũngthấm đậm vị muối mặn của biển khơi, đó là sự vất vả nhưng tràn đầy hạnh phúc.(0,75)

- Câu thơ thể hiện sự tinh tế tài hoa và một tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người, cuộc sống lao động của quê hương.(0,5)

CÂU 2: (2,5 điểm)

HS viết trọn vẹn đoạn văn, nội dung cơ bản đạt được các ý sau:

- Từ một hiện tượng của thiên nhiên: (Ở một nơi mà tưởng chừng như

không thể tồn tại sự sống có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thạt đẹp) để diễn tả sức chịu đựng, sức sống kì diệu của

những loài cây

- Hiện tượng thiên nhiên đó, gợi suy nghĩ gì về vẻ đẹp của những con người – môi trường khó khăn không khuất phục ý chí con người Trong hoàn cảnh nghiệt ngã là lúc con người thể hiện nghị lực phi thường, sức chịu đựng và sức sống kì diệu nhất Đối với họ, nhiều khi sự gian khổ, khắc nghiệt của hoàn cảnh lại chính là môi trường để giúp họ tôi luyện, giúp họ vững vàng hơn trong cuộc sống Thành công mà họ đạt được thật có giá trị, thật rực rỡ vì nó là kết quả những cố gắng phi thường

Trang 5

+ Đoạn thơ nêu lên một lẽ sống, một quan niệm sống tốt đẹp Đó là: mỗi

cá nhân đều phải có trách nhiệm với cuộc đời chung, phải cống hiến chocộng đồng, cho xã hội, cho những người xung quanh mình (dẫn chứng)+ Mỗi người sẽ sống trọn vẹn hơn khi biết chia sẻ, biết sống vì người khác Xã hội hạnh phúc hơn khi mọi người đều hướng đến cái chung, cái cao cả (dẫn chứng)

- Ý 2: Liên hệ cuộc sống hiện tại và trách nhiệm cá nhân

Về diễn đạt:

- Hành văn chặt chẽ, trôi chảy, mạch lạc, giàu màu sắc cá tính

(Trên đây là những gợi ý cơ bản, học sinh có thể có những cách trình bày khác, theo yêu cầu của đề Gám khảo căn cứ gợi ý và bài làm cụ thểcủa học sinh để cho điểm phù hợp)

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THỦY

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SƠ

NĂM HỌC: 2013 – 2014

Môn Ngữ văn Thời gian: 150 phut, không kể thời gian giao đề.

Câu 2 (5 điểm):

Nhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện, có ý kiến cho

rằng: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” Chi tiết “Chiếc bóng” trong

tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã thể hiện điều đó

Em hãy trình bày hiểu biết của mình về vấn đề trên

Câu 3 (12 điểm):

Về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ chứa đựng một triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời”

Bằng hiểu biết về bài thơ Bếp lửa, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

———————————— Hết ————————————

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI LƠP 9 THCS

NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn Ngữ văn 1- Câu 1 ( 3 điểm):

A- Yêu cầu về kĩ năng:

Trang 6

- HS biết trình bày thành đoạn văn, hoặc bài văn ngắn có kết cấu hoàn chỉnh, chặt chẽ.

- Diễn đạt phải liền mạch, rõ ràng, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chuẩn xác

- Có kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt và biểu cảm của từ ngữ: phải hiểu nghĩa của từ, từ đó đặt vào đoạn thơ cụ thể của Nguyễn Duy để hiểu từ ngữ ấy biểu đạt ý nghĩa gì và có sắc thái biểu cảm như thế nào

B- Yêu cầu về nội dung kiến thức:

* HS giới thiệu ngắn gọn và khái quát được chủ đề bài thơ, dẫn dắt đến khổ thơ cuối và nêu vấn đề mà đề bài yêu cầu: cái hay, giá trị biểu cảm

của hai từ láy: Vành vạnh, phăng phắc

( ý này cho 0,5 điểm)

* HS cảm thụ, phân tích, bình được cái hay và hiệu quả nghệ thuật của những từ láy trong đoạn thơ:

- Từ láy “vành vạnh” là từ láy tượng hình, bổ sung ý nghĩa cho từ “tròn”

Từ này gợi tả hình ảnh vầng trăng tròn trịa, đầy đặn, không một chút haokhuyết; một vầng trăng trong sáng, ngời ngời Từ đó giúp người đọc liên tưởng: vầng trăng như vậy là biểu tượng cho tình nghĩa tròn đầy thủy chung, trước sau như một, không hề thay đổi

( ý này cho 1,0 điểm)

- Từ láy “phăng phắc” vừa gợi tả hình ảnh, gợi tả trạng thái, từ láy này

bổ sung cho từ “im” Từ láy này gợi tả sự im lặng tuyệt đối, sự âm thầm

lặng lẽ, trước sau vẫn như một, không thay đổi Như vậy từ láy này góp phần diễn tả được thái độ bao dung độ lượng của trăng, tượng trưng cho lòng bao dung độ lượng của nhân dân, tượng trưng cho quá khứ ân nghĩa, ân tình Sự bao dung độ lượng ấy âm thầm, lặng lẽ mà vô cùng cao thượng… Sự bao dung, vị tha ấy đã giúp những con người đã trót

vô tình với quá khứ thức tỉnh

( ý này cho 1,0 điểm)

- Khái quát: Như vậy hai từ láy này tạo nên sức gợi, tính biểu cảm, làm

cho hình ảnh vầng trăng, hình tượng ánh trăng thêm nổi bật, ấn tượng;

và góp phần biểu đạt một cách sâu sắc, trọn vẹn ý tưởng mà tác giả muốn gửi gắm…

( ý này cho: 0,5 điểm)

2- Câu 2 ( 5 điểm):

A- Yêu cầu về kĩ năng:

- Với nội dung vấn đề mà câu hỏi nêu ra, HS biết trình bày vấn đề thành một bài văn ngắn hoàn chỉnh

- Tuy phạm vi kiến thức chỉ hỏi về một chi tiết trong một tác phẩm, bài viết có thể ngắn gọn, nhưng đây vẫn là dạng bài nghị luận văn học tổng hợp, vì vậy HS không những hiểu về chi tiết trong tác phẩm mà còn phải biết sử dụng các thao tác nghị luận văn học tổng hợp như giải thích, phân tích, chứng minh… để làm sáng tỏ vấn đề

- Diễn đạt rõ ràng, dùng từ, đặt câu chuẩn xác

- Biết sắp xếp và trình bày các ý thành hệ thống, mạch lạc

Trang 7

B- Nội dung kiến thức cần đạt:

* HS phải hiểu và trình bày được hai vấn đề:

1- Giải thích ngắn gọn ý kiến: ý kiến trên nói về vai trò quan trọng của chitiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự Trong tác phẩm tự sự có rất nhiều chi tiết, và trong đó có những chi tiết được coi là chi tiết nghệ thuật Những chi tiết nghệ thuật đôi khi là những chi tiết rất nhỏ, nhưng nó lại chưa đựng ý nghĩa sâu sắc, thể hiện được tầm vóc tư tưởng, quan điểm, thể hiện được cả sự thăng hoa trong sáng tạo nghệ thuật, thể hiệnđược tài năng của người nghệ sĩ => Chính vì vậy mới nói: chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn

(Ý này cho 0,5 điểm) 2- Phân tích ý nghĩa sâu sắc, cái hay, sự khéo léo của chi tiết Chiếc bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để

chứng minh cho ý kiến trên:

- Chi tiết Chiếc bóng tô đậm thêm những nét đẹp phẩm chất của Vũ

Nương trong vai trò làm vợ, làm mẹ:

+ Yêu thương con, muốn bù đắp tình cảm cho con khi vắng cha,

+ Yêu thương, thủy chung với chồng, luôn mong ngóng và nhớ chồng dadiết nên Vũ Nương phải mượn chiếc bóng của mình để khỏa lấp nõi lòng…

+ Khát khao gia đình, được sum họp, được hạnh phúc

(Ý này cho 1,5 điểm)

- Chiếc bóng là ẩn dụ cho số phận mong manh của người phụ nữ trong

chế độ nam quyền Chỉ là chiếc bóng vô hình nhưng cũng dẫn tới bi kịch, đẩy một người phụ nữ đức hạnh đến cái chết oan ức Chiếc bóng

Vũ Nương vô tình đem ra đùa với con, nhưng chính trò đùa ấy lại hại nàng, phải chăng Nguyễn Dữ muốn gửi gắm một triết lí: ở đời làm sao học hết được chữ “NGỜ”

(Ý này cho 0,5 điểm)

- Chi tiết Chiếc bóng để lại một thông điệp sâu sắc: phải yêu thương, tin

tưởng, tôn trọng nhau, đừng để cho những điều vô hình, mong manh (như chiếc bóng) giết chết tình yêu, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình

(Ý này cho 0,5 điểm)

=> Như vậy một chi tiết nhỏ này đã hàm chứa những tư tưởng sâu sắc của Nguyễn Dữ, góp phần làm nên giá trị nhân đạo, tính nhân văn của tác phẩm.

- Chiếc bóng tạo sự bất ngờ, tính hấp dẫn của tình huống, sự chặt chẽ

cho cốt truyện, tạo sự thắt nút, mở nút rất hợp lí Chi tiết này được để xuống cuối phần thứ hai của truyện, sau khi Vũ Nương không còn nữa, chuyện đau xót nhất đã xảy ra và sai lầm không thể làm lại, mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm thành bi kịch Do đó tính tố cáo cũng sâu sắc, mạnh mẽ hơn => Điều này thể hiện tài năng của Nguyễn Dữ

(Ý này cho 1,0 điểm)

=> Khái quát: Như vậy chi tiết này thể hiện rất rõ tư tưởng nhân đạo

(thương xót, đồng cảm với những người phụ nữ bất hạnh, bênh vực

Trang 8

người phụ nữ, phê phán tư tưởng trọng nam khinh nữ, thói gia trưởng, ích kỉ của những người đàn ông trong xã hội phong kiến…), đồng thời cũng cho thấy tài năng của tác giả.

=> Tất cả những điều này đã chứng minh chi tiết Chiếc bóng – một chi

tiết nhỏ trong truyện nhưng đã làm nên tầm vóc một “nhà văn lớn”-

Nguyễn Dữ

(Ý này cho 1,0 điểm)

3- Câu 3 ( 12 điểm ):

A- Yêu cầu về kĩ năng:

- HS có kĩ năng làm bài nghị luận văn học tổng hợp, biết kết hợp các phép lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, biết khái quát để làm nổi bật vấn đề…

- Hiểu đúng và viết trúng trọng tâm vấn đề mà đề bài yêu cầu: những gì thân thiết nhất với tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

- Lập được các luận điểm phù hợp, trúng trọng tâm vấn đề

- Biết lựa chọn dẫn chứng, phân tích và bình dẫn chứng sao cho làm sáng rõ vấn đề

- Không sa đà vào tình trạng kể lể, diễn xuôi ý thơ…

- Biết liên hệ với các bài thơ cùng chủ đề đã được học như bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và liên hệ với thực tế cuộc sống để trình bày vấn

đề một cách thấu đáo, toàn diện

- Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, trôi chảy; biết dùng từ, đặt câu chuẩn xác, gợi cảm

- Bố cục bài phải hoàn chỉnh, chặt chẽ

B- Yêu cầu về nội dung kiến thức:

Các nội dung cần đạt

1- Giải thích ý kiến: Đây là một ý kiến xác đáng, đã khái quát được chủ

đề tư tưởng sâu sắc của bài thơ Bếp lửa mà Bằng Việt muốn gửi gắm: những gì thân thiết nhất với tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời

- Sức tỏa sáng: đây là ánh sáng của cái đẹp, của những điều thiêng liêng cao đẹp, ánh sáng ấy soi rọi, cứ mãi lung linh trong tâm hồn con người Nó là thứ ánh sáng bất diệt

- Nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời: đây là

sự nâng đỡ về tinh thần, là sự bồi đắp tâm hồn con người Từ ấu thơ cho tới khi trưởng thành, thậm chí đến khi con người ta đi hết cuộc đời, những điều cao đẹp ấy vẫn nâng đỡ, là điểm tựa, là sức mạnh tinh thần.2- Phân tích bài thơ Bếp lửa để chứng minh cho ý kiến: Việc phân tích bài thơ phải hướng vào, làm nổi bật chủ đề tư tưởng như lời nhận định,

để thấy rằng lời nhận định mà đề bài nêu ra là đúng

* Khái quát:

- Giới thiệu những nét nổi bật về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Bếp lửa: bài thơ được sáng tác khi Bằng Việt du học ở nước ngoài, xa quê hương, xa tổ quốc

Trang 9

- Mạch cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa, từ bếp lửa, cháu nhớ về bà, suy ngẫm về cuộc đời bà, về tình bà cháu, về những điều thiêng liêng cao đẹp => Hình ảnh bếp lửa và bà là cặp hình tượng nghệ thuật sóng đôi trong suốt bài thơ.

* Bài thơ viết về những kỉ niệm tuổi thơ của cháu bên bà và bên bếp lửa

Bà và bếp lửa là những gì thân thiết nhất đối với cháu: Bà là người thân,

là người đã nuôi nấng, dạy bảo, nâng đỡ cháu từ những ngày thơ ấu cho tới khi trưởng thành; còn bếp lửa là hình ảnh bình thường, giản dị, cũng thân thiết, gắn bó với cháu từ thời thơ ấu

* Sức tỏa sáng của hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa:

- Hình ảnh bếp lửa tỏa sáng có thể hiểu với cả hai nghĩa:

+ Bếp lửa thật do bàn tay bà nhóm lên, lung linh tỏa sáng, dù trong bất

cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào

+ Một bếp lửa luôn tỏa sáng trong tâm hồn, trong kí ức của cháu: Bếp lửa luôn tỏa sáng, luôn lung linh trong tâm hồn cháu, ngay cả khi cháu trưởng thành, sống và học tập ở đất nước bạn xa xôi Bởi vì trong tâm hồn cháu, ánh sáng bếp lửa là ánh sáng tượng trưng cho tình yêu

thương bà dành cho cháu, tượng trưng cho niềm tin, nghị lực của bà, cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt của bà trước những thử thách của cuộc sống…

(HS phân tích, chứng minh)

- Cùng với hình ảnh bếp lửa, hình ảnh bà tỏa sảng bởi những phẩm chấtcao đẹp: bền bỉ, kiên cường, có nghị lực vững vàng trong hoàn cảnh gian khó, có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống; yêu thương cháu hết lòng; giàu đức hi sinh (sự hi sinh lặng thầm, cao cả)…

(HS phân tích, chứng minh)

* Bà và bếp lửa nâng đỡ cháu trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời:

(HS hiểu và phân tích, bình luận để làm rõ sự nâng đỡ về tinh thần của

bà và bếp lửa đối với cháu, chú ý làm nổi bật được điều sau đây:

- Cháu đã trải qua thời thơ ấu trong những năm tháng đói mòn đói mỏi, rồi thời niên thiếu trong giai đoạn đất nước chiến tranh, giặc giã, cha mẹ tham gia kháng chiến, cháu ở cùng bà, rồi cả làng, trong đó có ngôi nhà của hai bà cháu bị giặc đốt cháy tàn cháy rụi…, trong những năm tháng

ấy, bên bếp lửa của bà, cháu vẫn cảm nhận được tình yêu thương ấm

áp, cháu được truyền cho niềm tin, nghị lực để vượt qua hoàn cảnh Tâm hồn cháu được bồi đắp… Bà và bếp lửa đã trở thành điểm tựa tinh thần cho cháu…

(HS lấy dẫn chững thơ và phân tích Chú ý đi sâu vào đoạn thơ:

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớmNhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

………

Ôi kì là và thiêng liêng – bếp lửa! )

- Khi cháu đã trưởng thành, đã bay cao bay xa, được tiếp xúc với nhữngđiều mới lạ, nhưng cháu vẫn không thể quên hình ảnh bà và bếp lửa Bà

Trang 10

và bếp lửa vẫn là điểm tựa tinh thần cho cháu

(Phân tích 4 câu thơ kết bài để làm rõ điều này)

* Liên hệ với bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (hoặc những bài thơ

mà HS biết):

Bài thơ Tiềng gà trưa cũng ghi lại những cảm xúc của người cháu khi hồitưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ bên bà, với đàn gà bà nuôi Hình ảnh người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, yêu thương cháu hết mực, rồi hình ảnh những chú gà mái, ổ trứng hồng…, tất cả đều là những hình ảnh giản dị, nhưng lại đem đến cho cháu niềm hạnh phúc, để khi cháu

trưởng thành, khi cháu đã là một người chiến sĩ thì những hình ảnh ấy vẫn là điểm tựa tinh thần, là động lực thôi thúc cháu chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước…)

* HS có thể liên hệ từ thực tế cuộc sống, từ những suy nghĩ của bản thân về vấn đề này, từ đó khái quát được ý nghĩa: mỗi chúng ta cần biết trân trọng ân tình với quá khứ, với quê hương và với những người thân yêu, biết trân trọng những điều bình thường giản dị nhưng có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày, xung quanh chúng ta

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011-2012

MÔN NGỮ VĂN 8

Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 Câu 1: (2 điểm)

Hãy xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

“Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắmMực đọng trong nghiên sầu.”

( Vũ Đình Liên, Ông đồ)

Câu 2: (3 điểm)

Ngợi ca sự hy sinh cao đẹp của những người lính trong chiến dịch thành

cổ Quảng Trị năm 1972, nhà thơ Lê Bá Dương đã viết:

“Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹĐáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm.”

(Lê Bá Dương,Lời người bên sông)Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn (khoảng một trang giấy thi)

Câu 3: (5 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.”

Ngày đăng: 27/11/2018, 20:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w