TRƯỜNG THCS GIA HIỆP Thứ ……… ngày … tháng 04 năm 2009 Họ và tên: ……………………………………………… KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 8 Lớp: ……… Thời gian: 45 phút Điểm Lời phê của cô giáo I. Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1. Câu nghi vấn là câu: A. Kể hoặc tả một sự việc nào đó. B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. C. Nêu yêu cầu, đề nghò đối với người khác. D. Có chức năng chính là dùng để hỏi. Câu 2. Ở dạng viết, cuối câu nghi vấn thường có dấu câu: A. Dấu chấm B. Dấu chấm hỏi C. Dấu chấm than D. Dấu chấm lửng Câu 3. Trong những câu nghi vấn sau, câu dùng để cầu khiến là: A. Chò khất tiền sưu đến chiều mai phải không? (Ngô Tất Tố) B. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao) C. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (Tô Hoài) D. Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên) Câu 4. Chức năng chính của câu cầu khiến là: A. Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghò, khuyên bảo. B. Biểu thò sự nhìn nhận đánh giá sự vật, sự việc. C. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết. D. Khẳng đònh hoặc phủ đònh một vấn đề, sự việc. Câu 5. Câu phủ đònh được phân thành … loại chính: A. Hai loại B. Ba loại C. Bốn loại D. Năm loại Câu 6. Trong bốn kiểu câu phân loại theo mục đích nói, kiểu câu được sử dụng phổ biến là: A. Câu cầu khiến B. Câu nghi vấn C. Câu trần thuật D. Câu cảm thán Câu 7. Nối từng câu trần thuật ở cột A với từ ngữ thể hiện mục đích nói ở cột B Cột A Cột B 1. Mình cảm ơn cậu rất nhiều. 2. Xin đảm bảo mình sẽ trả sách đúng hẹn. a. Hứa hẹn b. Cam đoan c. Cảm ơn 1 ghép với …… 2 ghép với …… Câu 8. Trong câu văn: “ Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vò.” (Hồ Chí Minh) Trật tự từ dựa trên cơ sở: A. Bọn thực dân, phát xít và triều đình phong kiến bò đánh đổ. B. Nhân dân ta thoát được cảnh “một cổ ba tròng”. C. Biểu thò được những sự kiện quan trọng lúc bấy giờ. D. Biểu thò thứ tự trước sau của sự kiện, sự việc. Câu 9. Nói tranh lượt lời là cách nói: A. Khi người đối thoại đã kết thúc lượt lời. B. Khi được chủ tọa chỉ đònh quyền nói. C. Xen ngang lời người khác sau khi đã xin lỗi, và được đồng ý. D. Cắt ngang lời người khác, khi người ấy chưa kết thúc lượt lời. Câu 10. Nối từng câu ở cột A với kiểu câu tương ứng ở cột B Cột A Cột B 1. Mình sẽ cho cậu mượn cuốn “Kính vạn hoa” của Nguyễn Nhật nh mà mình mới mua. 2. Mong bạn thông cảm cho! 3. Cậu có thể kể cho tớ nghe tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố được không? 4. Cuộc đời lão Hạc thật đau khổ, bất hạnh biết bao. a. Câu nghi vấn b. Câu trần thuật c. Câu cảm thán d. Câu cầu khiến e. Câu phủ đònh 1 ghép với …… 2 ghép với …… 3 ghép với …… 4 ghép với …… Câu 11. Sửa lại câu mắc lỗi sau: “Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ, vừa làm giảm tuổi thọ của con người.” …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… II. Tự luận (6 điểm) Câu 1. (3 điểm)Hành động nói là gì? Xác đònh hành động nói trong từng câu trong đoạn văn sau: {…} Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu (1). Nay em giết nó, tất không khỏi bò tội chết (2). Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi (3). Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu (4). Câu 2. (3 điểm) Viết một đoạn văn ngắn về đề tài:Tác hại của trò chơi điện tử và lời khuyên của em đối với các bạn ham mê trò chơi ấy. Trong đoạn có sử dụng một câu có đảo trật tự từ. Chỉ rõ và giải thích tác dụng của việc đảo trật tự từ đó. ---Hết--- . hẹn. a. Hứa hẹn b. Cam đoan c. Cảm ơn 1 ghép với …… 2 ghép với …… Câu 8. Trong câu văn: “ Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vò.” (Hồ Chí Minh) Trật. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu (4). Câu 2. (3 điểm) Viết một đoạn văn ngắn về đề tài:Tác hại của trò chơi điện tử và lời khuyên của em đối với các bạn