1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TRỌNG tâm KIẾN THỨC văn 10 11 12

16 610 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 130 KB

Nội dung

Chiến thắng Mtao Mxây trích sử thi Đăm Săn 2.. Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy 3.. Cảnh ngày hè Nguyễn Trãi 6.. Nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm 7.. Đại cáo bình Ngô 10.Chuyện

Trang 1

HƯỚNG DẪN ÔN THI THPT QG 2019

ÔN NHỮNG GÌ ?

Năm 2018 đề thi THPT QG có dạng liên hệ 2 tác phẩm văn 12 - 11 ( Chiếc thuyền ngoài xa và Hai đứa trẻ) Năm nay đề thi THPT QG tích hợp kiến thức văn 10-11-12 vì vậy các em cần xác định rõ trọng tâm , tránh ôn dàn trải các bài Để được điểm cao các em cần học chắc kiến thức đọc hiểu, Nghị luận xã hội

200 chữ, kiến thức cơ bản về các tác phẩm trọng tâm lớp 12 -11-10 Lưu ý nhóm tác phẩm/ nội dung liên quan để ôn tập theo hệ thống

Phần liên hệ trong đề thi 2018 chỉ chiếm 10% tổng điểm toàn bài, năm nay rất có thể đề thi có dạng liên hệ nhiều tác phẩm, hoặc dạng đề Nghị luận ý kiến bàn về văn học ( Phân tích các tác phẩm để chứng minh ý kiến,…) Kiến thức văn 10 và

11 có trong phần Nghị luận văn học, hoặc có thể được tích hợp trong phần đọc hiểu và Nghị luận xã hội

Hiện tại chưa có đề minh họa 2019 nên tạm thời các bạn vẫn ôn kĩ tác phẩm 12 Dưới đây là danh sách các tác phẩm trọng tâm cần ôn tập

CÁC TÁC PHẨM TRỌNG TÂM VĂN 12

1 Tuyên ngôn độc lập

2 Tây Tiến :

Trọng tâm : đoạn 1-2-3

 Hình tượng người lính Tây Tiến

 Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên

 Bút pháp lãng mạn của Quang Dũng

3 Sóng :

 Hình tượng sóng và em

4 Việt Bắc

Trọng tâm : 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc

Đoạn: Nhớ gì như nhớ người yêu…Chày đêm nện cối đều đều suối xa

Trang 2

Đoạn Bức tranh tứ bình : Ta về mình có nhớ ta… Thuỷ chung

Đoạn Việt Bắc trong kháng chiến : Những đường Việt Bắc của ta…Đèo De núi Hồng

 Tính dân tộc trong bài Việt Bắc

5 Đất nước

 Những cảm nhận mới mẻ về đất nước

 Tư tưởng đất nước của nhân dân

 Chất liệu văn hóa, văn học dân gian

6 Vợ chồng A Phủ

Trọng tâm : Hình tượng nhân vật Mị

 Phân tích những đoạn văn: đoạn miêu tả sự hồi sinh trong đêm tình mùa xuân, đoạn đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ

 Phân tích chi tiết căn buồng của Mị

 Phân tích nhân vật A Phủ

 Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

 Ý nghĩa kết thúc truyện

7 Rừng xà nu

 Hình tượng cây xà nu

 Hình tượng Tnú

 Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Hình ảnh bàn tay Tnú và câu nói của cụ Mết: Chúng nó đã cần súng, mình phải cầm giáo.

8 Người lái đò sông Đà

 Hình tượng con sông Đà: Hung bạo và trữ tình

 Hình tượng người lái đò

 Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Lưu ý những đoạn văn miêu tả sông Đà và người lái đò trong cuộc vượt thác

9 Ai đã đặt tên cho dòng sông :

Trọng tâm : Hình tượng sông Hương

 Phong cách nghệ thuật của tác giả

10.Hồn Trương Ba da hàng thịt

Trọng tâm : Bi kịch của nhân vật Trương Ba, Khát vọng được sống là chính mình

Trang 3

11.Vợ nhặt :

1 Phân tích nhân vật bà cụ Tứ

2 Nhân vật người vợ nhặt

3 Phân tích nhân vật Tràng

4 Tình huống truyện vợ nhặt

5 Ý nghĩa đoạn kết và hình ảnh lá cờ Việt Minh

6 Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

12.Chiếc thuyền ngoài xa : Bài này vừa thi năm 2018 nên khả năng thi là rất

thấp

7 Tình huống truyện

8 Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài

9 Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng

10.Ý nghĩa hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa, ý nghĩa tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy

13 Những đứa con trong gia đình :

 Phân tích nhân vật Việt, Chiến

 Chủ nghĩa anh hùng cách mạng

14 Đàn ghi ta của Lor-ca : ( khó )

 Hình tượng Lor ca

TRỌNG TÂM VĂN 11 :

1 Tự tình

 Bi kịch duyên phận

 Khát vọng của người phụ nữ

2 Câu cá mùa thu

 Vẻ đẹp bức tranh thu

Trang 4

 Tâm sự thời thế của tác giả

3 Thương vợ

 Hình tượng nhân vật Bà Tú

 Tấm lòng thương vợ của ông Tú

4 Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

 Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ

5 Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

 Nhân vật Vũ Như Tô

 Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng

6 Hai đứa trẻ – Thạch Lam : Lưu ý bài này vừa thi năm 2018 nên khả năng thi là

rất thấp

 Tâm trạng nhân vật Liên

 Phân tích cảnh đợi tàu

 Bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống nơi phố huyện nghèo

 Đặc sắc nghệ thuật

7 Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân

 Tình huống truyện

 Phân tích Nhân vật Huấn Cao

 Phân tích Cảnh cho chữ

 Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân

8 Chí phèo – Nam Cao

 Nhân vật Chí Phèo :phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Chí Phèo ,ý nghĩa tiếng chửi đầu truyện

 Hình ảnh bát cháo hành, cái lò gạch cũ

 Lưu ý : Đoạn văn miêu tả sự hồi sinh của Chí, đoạn miêu tả hành động giết Bá Kiến và tự sát

Trang 5

10 Vội vàng– Xuân Diệu :

 Quan niệm sống mới mẻ của Xuân Diệu

 Tình yêu thiên nhiên, khát vọng sống mãnh liệt

9 Tràng giang – Huy Cận :

 Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên

 Cái tôi cô đơn trước thời cuộc Tâm sự yêu nước thầm kín

10.Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử :

 Bức tranh phong cảnh_tâm cảnh

 Nỗi buồn, cô đơn của nhà thơ trong một mối tình đơn phương vô vọng, tấm lòng tha thiết với thiên nhiên, cuộc sống, con người

11.Từ ấy - Tố Hữu

12 Chiều tối _ Hồ Chí Minh

TRỌNG TÂM VĂN 10

1 Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn)

2 Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

3 Tấm Cám:

4 Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)

5 Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)

6 Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

7 Đọc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du)

8 Phú sông Bạch Đằng

9 Đại cáo bình Ngô

10.Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

11.Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm – Bản dịch của Đoàn Thị Điểm)

Trang 6

12.Truyện Kiều : Trao duyên, Chí khí anh hùng

NHỮNG NỘI DUNG LIÊN HỆ/ SO SÁNH

NGỮ VĂN 11-12

1 Tây Tiến:

Hình tượng người lính Tây Tiến , liên hệ vẻ đẹp người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trong Từ ấy, hình tượng người chiến sĩ cộng sản trong bài Chiều tối để: Rút ra nhận xét về cách xây dựng hình tượng chung người chiến sĩ, nghĩa sĩ; tinh thần của người chiến sĩ cách mạng trong thơ ca cách mạng; thấy được vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ trong thơ ca cách mạng hoặc nhận xét về phong cách sáng tác của từng tác giả

2 Sóng :

 Hình tượng sóng và em

 Liên hệ tới quan niệm về tình yêu, thời gian trong Tự tình, Vội vàng, …

 Liên hệ khát vọng sống trong bài thơ “Vội Vàng ” của Xuân Diệu; khát vọng tình yêu, hạnh phúc của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình

3 Vợ chồng A Phủ

11.Phân tích hình tượng nhân vật Mị Liên hệ thân phận và khát vọng của người phụ nữ trong Tự Tình; khát vọng sống và thay đổi thực tại của nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ

12.Phân tích chi tiết căn buồng của Mị Liên hệ tới sự tù túng nơi phố huyện trong Hai đứa trẻ

Trang 7

 Phân tích những đoạn văn: đoạn miêu tả sự hồi sinh trong đêm tình mùa xuân, đoạn đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ Liên hệ đoạn văn miêu tả

sự hồi sinh của Chí Phèo ( khi Chí phèo tỉnh dậy thì trời sáng đã lâu )

 Phân tích nhân vật A Phủ Liên hệ tới nhân vật Chí Phèo, với nhân vật Tràng để thấy được số phận của người nông dân trước cách mạng tháng tám 1945

 Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo Liên hệ giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Chí Phèo

 Kết thúc truyện Liên hệ tới kết thúc truyện Chí Phèo, để thấy được giá trị nhân đạo, cách nhìn hiện thực của mỗi tác giả

4 Rừng xà nu

 Hình tượng cây xà nu

 Hình tượng Tnú

 Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Hình ảnh bàn tay Tnú và câu nói của cụ Mết: Chúng nó đã cần súng, mình phải cầm giáo.

 Liên hệ sự lặp lại hình ảnh rừng xà nu và cái lò gạch cũ trong đoạn mở đầu và kết thúc Rừng xà nu - Chí Phèo

 Liên hệ hình tượng người chiến sĩ trong VH trung đại

5 Người lái đò sông Đà

 Hình tượng con sông Đà: Hung bạo và trữ tình Liên hệ vẻ đẹp dòng sông trong Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để nhận xét về cách khai thác hình tượng thiên nhiên(dòng sông của mỗi tác giả)

 Hình tượng người lái đò Liên hệ Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù

 Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân , liên hệ Chữ người tử tù

6 Ai đã đặt tên cho dòng sông:

 Hình tượng sông Hương Liên hệ vẻ đẹp dòng sông trong Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để nhận xét về cách khai thác hình tượng thiên nhiên(dòng sông của mỗi tác giả)

 Phong cách nghệ thuật của tác giả

7 Hồn Trương Ba da hàng thịt Bi kịch của nhân vật Trương Ba Liên hệ khát

vọng của Trương Ba và khát vọng của Chí Phèo Bi kịch Trương Ba và Vũ Như Tô

Trang 8

8 Vợ nhặt:

13.Phân tích nhân vật bà cụ Tứ Liên hệ tới nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa để rút ra nhận xét về tình mẫu tử…

14.Nhân vật người vợ nhặt Liên hệ thân phận và khát vọng của người phụ nữ trong Tự Tình; khát vọng sống và thay đổi thực tại của nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ Liên hệ tới nhân vật Thị Nở để rút ra nhận xét về quan niệm của nhà văn đối với vẻ đẹp của người phụ nữ

 Phân tích nhân vật Tràng Liên hệ tới nhân vật Chí Phèo, nhân vật A Phủ để để thấy được số phận của người nông dân trước cách mạng tháng tám 1945 15.Tình huống truyện vợ nhặt Liên hệ với tình huống Chữ người tử tù để nhận xét về tài năng trong nghệ thuật xây dựng tình huống của mỗi nhà văn

16.Chi tiết bát cháo cám Liên hệ tới bát cháo hành trong Chí Phèo của Nam Cao để nhận xét về dụng ý của nhà văn khi xây dụng chi tiết này

17.Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo Liên hệ giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Chí Phèo

9 Chiếc thuyền ngoài xa :

18.Tình huống truyện Liên hệ với tình huống Chữ người tử tù, Vợ nhặt để nhận xét về tài năng trong nghệ thuật xây dựng tình huống của mỗi nhà văn

19.Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài Liên hệ thân phận và khát vọng của người phụ nữ trong Tự Tình; khát vọng sống và thay đổi thực tại của nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ

20.Phân tích đoạn văn miêu tả người chồng vũ phu Liên hệ đến nhân vật Chí Phèo để rút ra nhận xét về sự tác động của ngoại cảnh tới sự tha hóa và bạo lực…

21.Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng Liên hệ tới sự thay đổi trong suy của Huấn Cao đối với viên quản ngục để nhận xét quan niệm về cái đẹp, về nghệ thuật và cuộc sống, liên hệ sự đối lập trong Hai đứa trẻ

10 Những đứa con trong gia đình :

 Phân tích nhân vật Việt, Chiến Liên hệ vẻ đẹp người nông dân nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trong Từ ấy;

Trang 9

 Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Liên hệ tới chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong rừng xà nu…

11 Đàn ghi ta của Lor-ca :

Hình tượng Lor ca Liên hệ vẻ đẹp người nghệ sĩ chân chính trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài; nhận xét về cách khai thác của mỗi nhà văn, nhà thơ về bi kịch của người nghệ sĩ

13.Ngoài ra còn có khả năng liên hệ/ so sánh về vẻ đẹp của thiên nhiên trong

Tây tiến, Việt Bắc, Tràng Giang, Đây Thôn Vĩ Dạ…

NHỮNG NỘI DUNG LIÊN HỆ TÁC PHẨM VĂN 10-12

1 Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn)

- Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu nhân vật anh hùng sử thi, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ : Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu với phép so sánh, phóng đại được sử dụng có hiệu quả cao

- Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về một cuộc sống hòa hợp, hạnh phúc

Nội dung liên quan :

 Hình tượng Đăm Săn- Hình tượng người lính Tây Tiến- Nhân vật T nú ( vẻ đẹp, lí tưởng sống, ý thức trách nhiệm với cộng đồng)

 Tính sử thi trong Rừng Xà nu

2 Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Trang 10

- Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong câu chuyện về thành Cổ Loa và mối tình Mỵ Châu - Trọng Thuỷ

- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết

Nội dung liên quan :

Ý thức về nghĩa vụ công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc –

2 chị em Chiến và Việt trong “ Những đứa con trong gia đình”; dân làng Xô Man trong “ Rừng xà nu”

3 Tấm Cám:

- Giá trị nội dung: +) Mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám phản ánh

mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ (dì ghẻ- con chồng), đặc biệt là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác

+) Ý nghĩa xã hội của mâu thuẫn: Chiến thắng của cái thiện trước cái ác, cái ác trước sau cũng phải trả giá đích đáng, “ác giả ác báo”, cái thiện sẽ được tôn vinh,

“ở hiền gặp lành”

Nội dung liên quan: Vẻ đẹp tâm hồn , khát vọng sống của người lao động nghèo trong “ Vợ nhặt”, “ Vợ chồng A Phủ”

4 Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)

Nội dung văn bản:

Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc

Nghệ thuật:

- Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng

- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc

Nội dung liên quan: Bài Tây tiến, Từ ấy, Rừng xà nu

5 Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)

Trang 11

- Bức tranh cảnh ngày hè tràn đầy sức sống, sinh động vừa giản dị, dân dã đời thường vừa tinh tế, gợi cảm

- Tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, tấm lòng vì dân, vì nước của tác giả

- Thấy được đặc sắc nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, đan xen câu lục vào thơ thất ngôn

Nội dung liên quan: Bức tranh tứ bình Việt Bắc,

6 Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

- Hiểu đúng quan niệm sống nhàn và cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm : Sống hòa hợp với thiên nhiên, coi thường danh lợi

- Biết cách đọc một bài thơ kết hợp giữa trữ tình và triết lí có cách nói ẩn ý, thâm trầm và sâu sắc

Nội dung liên quan: Vẻ đẹp thiên nhiên trong “ Việt Bắc”

7 Đọc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du)

- Nắm kiến thức về một vấn đề được các nhà thơ Việt Nam thế kỉ XVIII quan tâm: số phận của những người phụ nữ tài sắc, bất hạnh

- Giá trị nhân đạo sâu sắc:

+ Nguyễn Du xót xa, thương cảm cho Tiểu Thanh- một hồng nhan bạc mệnh, một tài năng thi ca đoản mệnh, cho những kiếp hồng nhan đa truân, tài tử đa cùng nói chung

+ Với cảm hứng tự thương và sự tri âm sâu sắc, ông đã đặt vấn đề: quyền sống của người nghệ sĩ, sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên các giá trị văn hóa tinh thần

Nội dung liên quan:

Ngày đăng: 26/11/2018, 14:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w