1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Nghiên cứu văn bản tác phẩm như tây nhật kí của thiền sư thanh cao

112 91 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --- BÙI THỊ VÒNG Pháp danh THÍCH ĐÀM THỦY NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TÁC PHẨM NHƯ TÂY NHẬT KÍ CỦA THIỀN SƢ THANH CAO LUẬN VĂN

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-

BÙI THỊ VÒNG (Pháp danh THÍCH ĐÀM THỦY)

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TÁC PHẨM

NHƯ TÂY NHẬT KÍ CỦA THIỀN SƢ THANH CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-

BÙI THỊ VÒNG (Pháp danh THÍCH ĐÀM THỦY)

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TÁC PHẨM

NHƯ TÂY NHẬT KÍ CỦA THIỀN SƢ THANH CAO

Ngành: HÁN NÔM

Mã số: 8.22.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH HÁN NÔM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS ĐỖ THỊ BÍCH TUYỂN

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:

- Luận văn Thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các công trình của ai khác

- Luận văn đã tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị

- Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích dẫn nguồn cụ thể trong luận văn

Tác giả luận văn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới TS Đỗ Thị Bích Tuyển, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo không chỉ trong giới hạn nghiên cứu của đề tài luận văn, mà còn trong nhiều vấn đề khoa học khác

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Học viện Khoa học xã hội, thầy Nghiệp sư cùng chư tôn đức, các thầy cô, bạn

bè đã tạo điều kiện thuận lợi và động viên khích lệ trong suốt thời gian tôi học tập và hoàn thành luận văn

Tác giả luận văn cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong các Hội đồng đánh giá luận văn, bởi những góp ý của Hội đồng sẽ giúp tác giả luận văn có những tiến bộ trên con đường học tập và nghiên cứu

Tác giả luận văn

Bùi Thị Vòng

Trang 6

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thiền sư Thanh Cao (? - 1896) quê ở làng Mạc Xá huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương Sinh thời ngài trụ trì ở chùa Đồng Nhân và chùa Đại Tráng tỉnh Bắc Ninh, là người có công lớn trong việc hoằng dương Phật pháp và xây dựng chùa chiền Trong quá trình tu tập, Thiền sư vinh hạnh cùng đoàn

sứ thần gồm các quan Kinh lược sứ, quan Tổng đốc được cử sang Pháp xem đấu xảo và thực hiện các công việc của sứ đoàn vào năm Đồng Khánh thứ 2 (1887) Vào thời điểm đó, việc một vị Thiền sư được tham gia vào công việc nhà nước sang phương Tây dự xem đấu xảo và nhận được sự giao lưu, đón tiếp nồng hậu của người Pháp là một sự kiện hiếm hoi Chính vì thế Thiền sư đã nhận được sự ngưỡng mộ của các bạn hữu và văn sĩ trí thức lúc bấy giờ Hành trình đi sứ và sự đưa tiễn quý mến của bạn bè đã được Thiền

sư ghi lại trong tác phẩm Như tây nhật kí 如西日記, trong đó có trước tác thơ Nôm Tây hành nhật kí 西行日記 do chính Thiền sư biên soạn.Văn bản

tác phẩm đó được Thiền sư và các đệ tử tổ chức khắc in vào năm Thành Thành thứ 3 (1891) tại cơ sở khắc in chùa Đồng Nhân, nơi ngài trụ trì Hiện nay, tại chùa Đồng Nhân tỉnh Bắc Ninh còn lưu giữ được một số hoành phi, câu đối, của các văn sĩ, quan lại và sơn môn cùng thời và sau này ca ngợi, tán thán công đức cùng sự việc đi sứ của ngài Bên cạnh đó, tại chùa Đại Tráng (chùa Cao) thành phố Bắc Ninh còn lưu giữ được tấm bia trong bảo tháp của Thiền sư Thanh Cao Tấm bia do đệ tử của Thiền sư lập, khắc ghi tiểu sử, sự nghiệp của Thiền sư, cũng là cách tri ân công lao của ông với vùng đất này và sự nghiệp hoằng dương Phật pháp buổi sinh thời

Ngoài việc tu tập theo pháp môn trong giới và để lại sự truyền thừa đáng kính nể, thì tập thơ đi sứ viết bằng chữ Nôm của Thiền sư để lại đến ngày nay

Trang 7

Hiện nay, những tư liệu cổ ghi chép về Thiền sư còn lại không nhiều Chúng tôi lần theo những gợi ý của người đi trước, tra cứu trong kho thư tịch

cổ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, còn thấy được sự tận tâm đóng góp của

Thiền sư trong công việc tập hợp, hiệu chỉnh và khắc in bộ sách Hải thượng

Lãn ông y tông tâm lĩnh và đích thân ông đề lời dẫn cho việc duyên do khắc

in Qua một số tư liệu thư tịch và hiện vật còn lại, qua tác phẩm Như tây

nhật kí, thân thế và sự nghiệp cũng như sự tán dương của bạn bè đồng hữu,

đệ tử với tài đức và sự tu trì hoằng dương Phật pháp nơi phương tây và trong nước của ông dần được sáng tỏ

Từ trước tới nay, chưa có nhiều bài nghiên cứu, giới thiệu về sự nghiệp

và trước tác của Thiền sư Trong bản luận văn lần này, học viên chọn văn

bản tác phẩm Như tây nhật kí làm đề tài nghiên cứu với hy vọng góp phần

tìm hiểu và làm sáng tỏ thân thế sự nghiệp của Thiền sư Thanh Cao trong bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX và sự đóng góp với việc nước, việc đạo một cách trọn vẹn của Thiền sư, qua đó đánh giá giá trị của văn bản tác phẩm trong kho tàng văn học dân tộc

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Nghiên cứu về Thiền sư Thanh Cao

Việc tìm hiểu, nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của Thiền sư Thanh Cao tính tới thời điểm này có thể nói chưa nhiều Qua quá trình tìm hiểu sơ bộ, học viên nhận thấy có một số bài của tác giả Nguyễn Quang Khải

trên Tạp chí Phật học và trên trang wed của tỉnh Bắc Ninh, như Những tư

Trang 8

3

liệu quý tại chùa Đồng Nhân, Báo điện tử Bắc Ninh đăng ngày 26/01/2011

Trong các bài viết này, tác giả chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu tại thực địa và phỏng vấn thực địa tại những ngôi chùa mà trước đây Thiền sư Thanh Cao

tu tập, cụ thể: 1/Hệ thống câu đối tại chùa Đồng Nhân: bao gồm những câu đối tán thán Thiền sư, có niên đại, có đề tên người soạn; 2/Phỏng vấn nhà sư trụ trì và người cao tuổi tại chùa Đồng Nhân và chùa Đại Tráng thành phố Bắc Ninh Những bài viết của tác giả Nguyễn Quang Khải đã ít nhiều muốn làm sáng tỏ việc Thiền sư sang Pháp xem đấu xảo, nhưng qua cuộc đi đó đã giảng truyền Phật pháp và xây chùa tại Pháp, qua đó đánh giá về hành trạng

sự nghiệp của Thiền sư Ngoài ra, trong bài Công đức của một số vị Thiền sư

tiêu biểu đối với việc khắc văn, in kinh sách ở Bắc Ninh thế kỷ XVIII- XIX,

Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 3/2016, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Khải cũng khẳng định công đức của Thiền sư trong việc tổ chức khắc in kinh sách khi ngài trụ trì chùa Đại Tráng ở Bắc Ninh vào cuối thế kỷ XIX, cụ thể

là tổ chức quyên góp kinh phí để khắc ván in các bộ kinh điển Phật giáo (bộ

"Diệu pháp liên hoa kinh", "Dược sư", "Lương hoàng thủy sám", các sách thuốc của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và một số sách thơ văn.” [13]

Ngoài ra còn một số bài viết giới thiệu khác của ông về Thiền sư Thanh Cao đăng trên các trang tin khác cũng nằm trong những nội dung đó

Tác giả Việt Anh, trong bài Chữ Hán - Nôm trong giao lưu văn hóa

Việt - Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Tạp chí Hán Nôm, số 1/2008 có

chi tiết nhắc tới Hòa thượng Thanh Cao khi nhấn mạnh những nỗ lực của người Việt cuối thế kỷ XIX đã tham gia những chuyến đi sứ sang Pháp để xúc tiến giao lưu văn hóa với nước Pháp và nhiều quốc gia khác Tác giả bài viết cho rằng : Mặc dù triều đình Huế có những động thái chính trị bế quan tỏa cảng thì nỗ lực của nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam vẫn tự nhiên diễn

ra Họ, những người có cơ hội đặt chân đến Pháp, có thể là nhà nho học kỳ

Trang 9

4

cựu như Phan Thanh Giản (1796-1887), Phạm Phú Thứ (1820-1881), Ngụy Khắc Đản (1817- 1878), Nguyễn Trọng Hợp ; có thể là người trẻ nhiều học thức như Đặng Văn Nhã, Nguyễn Văn Đào ; hoặc là người nơi cửa Phật như Hòa thượng Thanh Cao; hay là bậc trí thức-người tiên phong của nền văn hóa mới như Trương Vĩnh Ký [3, tr.55-62] Đây là những bằng chứng về sự giao lưu văn hóa Việt - Pháp cũng như Pháp - Việt

- Tác giả Lê Quốc Việt trong bài viết “Lưỡng Quốc Hòa Thượng - Như

Tây Thượng Nhân”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Giá trị mộc bản Hải Thượng

y tông tâm lĩnh giải pháp bảo tồn và phát huy, Bắc Ninh, 2018 cũng giới

thiệu về Hòa thượng Thanh Cao có công lao trong việc khắc in bộ sách Hải

Thượng y tông tâm lĩnh

2.2 Nghiên cứu về văn bản tác phẩm Như tây nhật kí

Cho tới nay, học viên trong quá trình sơ bộ khảo sát tư liệu và tìm hiểu

thấy rất ít bài viết nhắc tới tác phẩm này Sách Di sản Hán Nôm – Thư mục

đề yếu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm giới thiệu, Như tây nhật kí, kí hiệu

AB.541 là tác phẩm viết bằng chữ Nôm theo thể thơ lục bát, tác giả là nhà sư Thanh Cao

Ngoài ra tác giả Nguyễn Minh Đăng trong bài Hai văn kiện ngoại giao

viết bằng chữ Nôm, Tạp chí Hán Nôm, số 6/2008, khi giới thiệu về một số

văn kiện ngoại giao bằng chữ Nôm có đề cập đến tác phẩm Như tây nhật

kí如西日記 của Thiền sư Thanh Cao Tác giả cho rằng thi thoảng mới thấy

được một số bài thơ hoặc bài ca lục bát thuật lại công việc đi sứ của các sứ

giả Việt Nam như Sứ trình tân truyện của Tiến sĩ Nguyễn Tông Khuê, Như

Tây nhật trình của Học giả Trương Vĩnh Ký… Như tây nhật kí của Thiền sư

Thích Thanh Cao là một trong số những trứ tác Nôm hiếm hoi đó, do vậy đây là một tác phẩm giá trị có thể khai thác về nhiều mặt [7]

Hầu như các bài viết trên chưa khai thác, giới thiệu cụ thể về văn bản tác phẩm thơ Nôm gắn với thân thế và sự hoằng dương Phật pháp của Thiền

Trang 10

5

sư, nhất là chặng đường đi Pháp tham dự đấu xảo của ngài Như thế có thể

nhận thấy những nghiên cứu về giá trị của văn bản/tác phẩm Như tây nhật kí

của Thiền sư chưa được đặt ra và nghiên cứu một cách cụ thể và sâu rộng Chính vì thế, học viên đã lựa chọn để làm đề tài nghiên cứu trong bản luận văn này nhằm làm rõ hơn thân thế, sự nghiệp cũng như quan điểm, tư tưởng của Thiền sư trong việc hoằng dương và trì tụng Phật pháp trong và ngoài nước

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Qua việc khảo sát văn bản tác phẩm Như Tây nhật kí góp phần tìm hiểu

về hành trạng của Thiền sư Thanh Cao và những đóng góp của Thiền sư với

sự nghiệp phát triển và hoằng dương Phật pháp ở trong và ngoài nước, qua

đó tìm hiểu về nội dung thơ đi sứ viết bằng chữ Nôm của ông

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm

vụ sau:

- Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của Thiền sư Thanh Cao qua các nguồn

tư liệu tại địa phương và ghi chép trong thư tịch

- Mô tả, khảo dị văn bản Như tây nhật kí kí hiệu AB.541 và Tây hành

kí, kí hiệu AB.9 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, qua đó học viên sẽ có nhận

định, đánh giá về văn bản thơ Nôm đi sứ của Thiền sư Thanh Cao

- Phiên dịch, chú thích Tây hành nhật kí trong văn bản Như tây nhật kí

- Thông qua việc biên dịch đó, chúng tôi nghiên cứu các giá trị về nội dung văn bản, góp phần giới thiệu tư tưởng nhập thế của Thiền sư với việc nước và việc đạo, tình yêu quê hương đất nước và con người trên thế giới

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 11

6

Văn bản tác phẩm Như tây nhật kí, kí hiệu AB.541 và đối chiếu với

bản Tây hành ký, kí hiệu AB 9 hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm Ngoài ra còn kết hợp khảo sát một số tư liệu Hán Nôm tại chùa Đồng Nhân và chùa Đại Tráng, thành phố Bắc Ninh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của Thiền sư Thanh Cao trong bối cảnh cuối thế kỷ XIX Bên cạnh đó là những vấn

đề chính phản ánh trong văn bản Như tây nhật kí như quan điểm, tư tưởng của

của một vị tu hành trước vấn đề ngoại giao và việc truyền bá đạo Phật trong bối cảnh đương thời

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn vận dụng những tri thức tổng hợp về Văn bản học, văn hóa học, tôn giáo học, văn tự học và nghiên cứu liên ngành để triển khai các vấn

đề trong từng chương của luận văn

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp văn bản học: Nghiên cứu, khảo sát văn bản, tác phẩm

Như tây nhật kí trong kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, nêu lên đặc

điểm văn bản và quá trình lưu truyền văn bản

- Phương pháp thông diễn học (hay còn gọi là thuyên thích học) cũng

được sử dụng để diễn dịch văn bản Như tây nhật kí cũng như giải thích, giải

nghĩa, giúp chúng ta thấu hiểu văn bản sâu hơn

- Phương pháp liên ngành nhằm nêu ra những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, v.v

- Kết hợp điều tra điền dã để thu thập tài liệu và khảo chứng thông tin

- Các thao tác mô tả, thống kê

Trang 12

6.2 Về mặt thực tiễn

Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát văn bản tác phẩm Như tây nhật kí

của Thiền sư Thanh Cao, luận văn nhằm góp phần cung cấp tư liệu để tìm hiểu về giá trị nội dung của tác phẩm trong việc thực hành phương pháp tu trì của Phật giáo, ứng biến trong các hoạt động/hoàn cảnh diễn ra trong đời sống hàng ngày

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phiên âm, dịch nghĩa, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Thân thế và sự nghiệp của Thiền sư Thanh Cao

Chương 2: Khảo cứu tác phẩm Như tây nhật kí

Chương 3: Giá trị nội dung của văn bản Tây hành nhật kí

Trang 13

8

Chương 1 THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA THIỀN SƯ THANH CAO

Tư liệu ghi chép về thân thế và sự nghiệp của Thiền sư Thanh Cao hiện nay còn lưu giữa được không nhiều và không cụ thể trong thư tịch Bằng việc khảo cứu tư liệu tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm và điều tra thực tế tại chùa Đồng Nhân và chùa Đại Tráng, thành phố Bắc Ninh, chúng tôi sẽ cố gắng phác họa hành trạng của Thiền sư và sự nghiệp cống hiến với Phật pháp cùng sự nghiệp khắc in sách và kinh sách của ngài

1.1 Giới thiệu về Thiền sư Thanh Cao

1.1.1 Thân thế của Thiền sư Thanh Cao

Chùa Đồng Nhân có tên chữ là Đồng Nhân tự 同人寺, thuộc thành phố

Bắc Ninh, gồm nhà tam bảo 7 gian nối liền với nhà khách 5 gian, tạo thế vuông góc với hai ngôi nhà trên là 5 gian nhà tổ Trong vườn chùa có 5 ngôi tháp, trước sân nhà tam bảo có tượng Phật bà và một bia đá cổ Trong chùa hiện có 5 bức hoành phi và 15 đôi câu đối

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Thạch trong bài viết Đồng Nhân Tự - đại

bản doanh của Tướng Nguyễn Cao, trên tạp chí Xưa và Nay, số 1 - 2006,

ngôi chùa được xây dựng năm 1877 sau khi Pháp tấn công Bắc Ninh lần thứ nhất (1873), để làm nơi hương khói cho linh hồn các nghĩa binh được siêu thoát Năm 1882 nhân việc tướng Nguyễn Cao về trú quân tại chùa, nhà sư trụ trì chùa là Thích Thanh Cao nhờ tướng Nguyễn Cao viết văn bia [23] Cũng tại chùa Đại Tráng và chùa Đồng Nhân hiện còn lưu lại được nhiều hiện vật/văn bản ghi chép về thân thế của Thiền sư Thanh Cao Trong quá trình điều tra thực tế tại hai ngôi chùa này, học viên may mắn được tiếp cận những nguồn tư liệu quý giá, như hệ thống hoành phi câu đối, văn bia, khoa cúng tổ được viết bằng chữ Hán Mỗi nguồn tư liệu đều có những giá trị quý giá riêng, bổ sung vào việc tìm hiểu thân thế của Thiền sư

Trang 14

9

Thiền sư Thanh Cao người thôn Thanh Lâm, xã Mạc Xá, huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, thuộc dòng dõi nho phong, chính tín xuất gia, tuổi nhỏ vào đạo, đắc ấn tín từ Hoà Thượng chùa Vĩnh Nghiêm, minh tâm kiến tính, làm sáng dòng thiền, làm con cháu kế đăng trụ trì chùa Đại Tráng, noi gương người xưa sinh ra pháp thân, nuôi lớn tuệ mệnh, lập cao ánh mây lành, làm tai mắt cho người sau, mưa rào mùa hạ gió ấm mùa đông dậy lời kinh báu như ngôi sao bắc đẩu trên núi cho đệ tử, từng lời từng chữ như nhả ngọc phun châu, uy nghi phép tắc đi lại nhẹ nhàng như áng mây, hiện vẻ uy lực như hổ chúa, ngoài hiện vẻ sáng ngời thanh thoát như dải ngân hán, trong ẩn tàng đức độ như tượng vương1

Theo văn bản Khoa cúng tổ viết bằng chữ Hán hiện lưu giữ tại chùa

Đại Tráng cho biết, Thiền sư là Tỷ khiêu thế danh là Tam Tỉnh, tự Thanh Cao, pháp danh Sinh Định Thích Không Không Luật sư2

, Thiền sư là con cháu đời thứ chín của Tào Động Nam truyền3, tức là con cháu đời thứ chín

của sơ tổ Thủy Nguyệt và thuộc đời thứ 44 phái thiền Tào Động Theo Việt

Nam Phật giáo sử luận của tác giả Nguyễn Lang, ở Đàng Ngoài, Thiền phái

而得度,即於釋種於投機,海陽標单策神洲地鍾秀氣,莫舍已青林仁里係出儒風,正信出 家,弱冠入道…印永嚴尙之家風,明心見性,續焰傳燈,作大壯後昆之龜,鏡生法身,養慧 命,立群緇耳目之標霏,夏雨沛春,風示諸子斗山之望,言言金玊,字字珍珠,威肅風雲,儀 凜凜象王,外現氣高星漢,德堂堂獅子内藏”-nhất tâm phụng thỉnh, tiền hồi hậu dị, túc nguyện kim sinh, thác hình hài ư phụ mẫu chi tinh, giả dựng dục ư âm dương chi khí, ứng

dĩ sa môn nhi đắc độ, tức ư thích chủng ư đầu cơ, hải dương tiêu Nam Sách thần châu đại trủng tú khí, Mặc Xá dĩ Thanh Lâm Nhân Lí hệ xuất nho phong, chính tín xuất gia, nhược quan nhập đạo… ấn Vĩnh Nghiêm hòa chi gia phong, minh tâm kiến tính, tục diệm truyền đăng, tác Đại Tráng hậu côn chi qui, cảnh sinh pháp thân, dưỡng tuệ mệnh, lập quần truy nhĩ mục chi tiêu phi, hạ vũ thị xuân, phong thị chư tử đẩu sơn chi vong, ngôn ngôn kim ngọc, tử tử chân châu, uy túc phong vân, nghi lẫm lẫm tượng vương, ngoại hiện khí cao tính hán, đức đường đường sư tử nội tạng”(Trích khoa cúng tổ chùa Đại Tráng)

Thanh Mặc tháp khoa cúng tổ chùa Đại Tráng ân tứ hòa thượng ma ha tỷ khiêu Tam Tỉnh

tự Thanh Cao pháp danh Sinh Định thích Không Không luật sư

3 漕峒单傳第九宗- Tào Động Nam truyền đệ cửu tông- khoa cúng tổ chùa Đại Tráng

Trang 15

10

Tào Động do Thiền sư Thủy Nguyệt đi du học Trung Hoa mang về Thiền sư hiệu là Tông Giác, sinh năm 1636, tên là Đăng Giáp, quê làng Thanh Triều, huyện Hưng Nhân tỉnh Thái Bình [14, tr.466]

Cũng theo Khoa cúng tổ của các đệ tử viết để cúng Thiền sư Thanh

Cao, ngài có ý chí xuất gia tu học từ thuở nhỏ, tu hành giảng truyền Phật đạo tại chùa Linh Sơn hơn 30 năm, trên dưới hơn nửa chốn Bắc Giang đều là

đệ tử của Thiền sư4 Nhị khí: Tài thí pháp thí cả hai đều dung thông, ngụ theo ý chỉ của Thiền Tào Động “trực chỉ nhân tâm kiến tính thành Phật” tu hành để mượn phương tiện của Lâm Tế mà hóa độ chúng sinh: thấy đời bệnh tật điều hòa dược thảo chữa bệnh cho dân, gặp lúc khốn khổ, chuyển gạo mì giúp người đói khổ, khắc in nội điển, biên khắc y thư, xây dựng chùa cảnh Đại Tráng để hoằng dương phật pháp5

Hiện nay, tại chùa Đại Tráng còn một tấm bia ốp trong bảo tháp do các môn đệ của ngài soạn khắc, ca ngợi sự nghiệp và công lao của ngài Qua nội dung văn bia càng thấy làm rõ thân thế của ngài

Tháng 2 năm Đinh Sửu (1877) niên hiệu Tự Đức thứ 30, Thiền sư Thanh Cao cùng quan viên thân hào hương lão trên dưới trong ngoài xã Đại Tráng đứng ra khởi công, quy tập nghĩa chủng, nghĩa từ và khai sáng chùa Đồng Nhân Tháng 11 cùng năm thì hoàn tất chùa Đồng Nhân, chi phí mất

家受戒,住錫古武山寺三十有餘年矣.間風搨定處石岸,聽法受經之下,北江諸寺院,半 出其間焉- Thanh Cao tháp bi kí tôn hòa thượng, tính Nguyễn tự tam tỉnh, hiệu Thanh Cao, Hải Đông, Mạc Xá, sản dã dĩ trâmn cụ chi phiệt biên, nhiên xuất gia thụ giới, trụ tích cổ Vũ Sơn tự tam thập hữu dư niên hỹ Nhàn phong tháp định xứ thạch ngạn, thính pháp thụ kinh chi hạ, Bắc Giang chư tự viện, bán xuất kì gian yên

樂草,救療沉疴,饑饉辰轉運稻梁濟諸貧乏重刊内典印宋經文輯刻醫書創修寺宇海上 懒翁- nhất tâm phụng thỉnh, pháp tài nhị thí, phúc tuệ song tu, thực danh thiền ư giáo chi trung, đạt hữu vi ư vô vi chi phúc, bệnh độ thế điều hòa dược thảo, cứu liệu trầm kha, cơ cẩn thời chuyển vận đạo lương tế chư bận phiếm động hình nội điển ấn tống kinh văn, tập khắc y thư sáng tu tự vũ hải thượng Lãn ông” (Trích khoa cúng tổ chùa đại tráng)

Trang 16

11

hơn 3000 đồng cả việc trùng tu xây dựng tam bảo, tiền đường, tượng Phật

Từ đó Thiền sư được mời về kiêm nhiệm trụ trì chùa Đồng Nhân để cầu siêu

độ vong linh nghĩa sĩ và hoằng dương Phật pháp tại đây.6

Như vậy có thể nhận thấy, khi tu tập trụ trì ở chùa Đại Tráng, Thiền sư

đã huy động công đức toàn dân để xây dựng chùa Đồng Nhân, mở đường khai sáng và giác ngộ đệ tử và phật tử, vừa làm cơ sở để hoằng dương Phật pháp Ngay sau thời gian đó, chùa Đồng Nhân đã trở thành cơ sở để Thiền

sư thực hiện các công việc khắc in kinh sách

Về năm ngài viên tịch, trong Khoa cúng tổ tại chùa Đại Tráng có ghi:

năm Giáp Ngọ hoa mai báo tiểu xuân, tuổi vừa hơn lục giáp, ngày 23 giữa giờ ngọ đứng bóng mặt trời, cưỡi lưng lừa thẳng lên bốn núi, Thiền sư viên tịch vào ngày 23 tháng 10 năm Giáp Ngọ niên hiệu Thành Thái thứ 7 (1896)7 Nhục thân Thiền sư nhập tháp tại khuôn viên lăng mộ tháp chùa Đại Tráng thành phố Bắc Ninh, gọi tên là Thanh Mạc tháp

Như vậy, các nguồn tư liệu tại chùa Đồng Nhân và Đại Tráng đã giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về thân thế của Thiền sư Thanh Cao

1.1.2 Sự nghiệp hoằng dương Phật pháp của Thiền sư Thanh Cao

Thiền sư vốn xuất thân từ dòng dõi nho phong, lại chính tín xuất gia từ nhỏ, đắc tâm ấn từ Hòa Thượng Vĩnh Nghiêm, là con cháu đời thứ 9 của Thiền phái Tào Động, làm sáng rạng dòng sơn môn Tại chùa Đồng Nhân (Bắc Ninh) còn đôi câu đối treo tại nhà tổ, nội dung nói rõ về thân thế của ngài như sau:

Trang 17

Thiền sư truyền trao cho đệ tử tứ chúng theo giới luật với mục đích rốt ráo là người xuất gia từ thân giáo đến khẩu giáo, biểu hiện từ tứ oai nghi để hoằng pháp bằng thân giáo của mình Đó cũng là phương pháp tu trì và truyền dạy của Thiền sư thuở sinh thời hành đạo

Niềm vui giải thoát trong con đường chính pháp mà Thiền sư Thanh Cao đã trao truyền cho đệ tử xuất gia tại gia hơn 30 năm trụ trì lên tòa thuyết pháp, hơn nửa các chùa Bắc Giang là đệ tử giác ngộ nghe pháp từ Ngài:

“住錫古武山寺三十有餘年矣.間風搨定處石岸,聽法受經之下,北江諸寺院,半出其間焉”

Tự giác ngộ, bước chân vào cửa thiền môn, Thiền sư luôn ôm giấc mộng giúp đời thoát khổ, nên dùng trí tuệ và lòng từ bi của mình diễn thuyết kinh văn độ khắp quần mê không mệt mỏi

Tuổi trẻ ôm hoài bão nguyện mang tài danh của mình để giúp người giúp đời, nhưng chợt nhận ra cái vòng danh lợi của thế gian cũng chỉ là ràng buộc của ba kiếp:

栽器宇住单如西遊兩國荣褒此會

Tài khí vũ trụ nam như tây du lưỡng quốc vĩnh bao thử hội;

Tráng nhĩ khâm hoài siêu trần xuất thế tam sinh mộng giác cơ quan

Tạm dịch là:

9 Mùa đông Thành Thái năm thứ 4 (1892) Chiêu Phủ sứ họ Lê tỉnh Thanh Hóa tặng Câu đối tại chùa Đồng Nhân

Trang 18

độ qua chín nghìn đường mưa gió để đến được sơn môn

Không những giảng giải về kinh luật luận mà bằng trí tuệ chủng chủng phương tiện, Thiền sư mang ánh sáng Phật pháp hòa vào đời theo hạnh nguyện tự giác giác tha Hạnh nguyện độ sinh của Thiền sư được ca ngợi với các vị trí khi là Thiền sư lên tòa thuyết pháp, khi thì hiện thị bằng phương tiện độ đời cứu người thần dược, đạo đời độ cả trong phương tiện đại thừa Chính vì thế, Thiền sư được ban tặng nhiều danh hiệu đặc biệt:

升堂說法多年爲禪師爲名儒爲良醫大道蘊藏原自冨 賽會進書双賞有星佩有龍錢有刀牒此辰遭際更奇觀

10

Mùa xuân Thành Thái thứ 4 (1892) Hàn lâm kiểm thảo nhân mục Lê Sĩ Phong kính tặng

Trang 19

Dâng thư được phong thưởng hai lần: có Bội tinh, có Long bài, có đao

điệp, ngày đạt được vị trí đó thật là lạ (Mùa xuân năm Thành Thái thứ 4

(1892), pháp tử Thành Vực xã Dĩnh Kế phủ Lạng Giang chúc mừng)

Không những hoằng dương Phật pháp độ cho nhân sinh thoát khổ, Thiền sư còn mở rộng tông phong xây dựng Đồng Nhân để cầu siêu độ vong linh, oan hồn được oan ủi mà siêu thoát: Gom xây nghĩa mộ, lập miếu nghĩa, cứu đời giúp người, vô vàn công đức thù thắng Sự việc này còn được ghi rõ trong khoa cúng tổ do sư đệ tử Thiền sư viết để cúng Ngài:

Chi tiết này cũng được ghi rõ trong văn bia trên bảo tháp của ngài Thiền sư Thanh Cao đã mở bày phương tiện chuyển bánh xe lớn nơi phương trời Tây Tự nhận mình là người khiêm tốn, thấy trách nhiệm của mình với Phật pháp mà nhận lời đi đấu xảo, ngài đã không quản ngàn dặm

11

Khoa cúng tổ sư chùa Đại Tráng

Trang 20

Trong bản Như tây ký, kí hiệu AB.9 hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu

Hán Nôm, có đôi câu đối:

求經北國當初祖

奉命如西第九孫

Cầu kinh Bắc quốc đương sơ tổ

Phụng mệnh như tây đệ cửu tôn 13

Tạm dịch:

Cầu kinh nơi phương Bắc là sơ tổ Thủy Nguyệt;

Nhận mệnh đi Tây là cháu đời thứ chín của phái Tào Động

Như vậy, qua đôi câu đối này, có thể nhận thấy, sư tổ Thủy Nguyệt là sơ

tổ của phái Tào Động đã sang Trung Quốc học đạo (vào thế kỷ XVII) Đến

求經北國當初祖/奉命如西第九孫 câu đối thờ tại chùa Hòe Nhai, Hà Nội và

được ghi trong Tây hành kí AB.9

Trang 21

Tiến Đạt dịch năm 2015 có viết về Thiền sư Thủy Nguyệt như sau:

Thiền sư sinh năm Đinh Sửu (1637), quê ở Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tiên Hưng, đạo Sơn Nam, nước An Nam (nay thuộc thôn Thanh Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), Ngài là con trai của nhà

họ Đặng Lớn lên, Ngài theo học Nho giáo, đến năm 18 tuổi Sư thi đỗ Cống

cử tứ trường Năm 20 tuổi, Ngài chán cảnh đời bon chen xô bồ, bọt bèo dâu

bể nên đã đi tu theo các Thiền sư Ngài bỏ nghiệp Nho, rời bỏ chốn quan trường tìm đến chùa ở xã Hổ Đội huyện Thụy Anh (nay thuộc thôn Hổ Đội,

xã Thụy Lương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) xin xuất gia học đạo Sư

ở đây sáu năm học tập các kinh sách nhưng chưa thỏa mãn nên đã xin phép thầy trụ trì đi du phương tham vấn Ngài đi rất nhiều nơi, tham vấn các bậc tôn túc ở trong nước nhưng mà tâm vẫn chưa sáng đạo Năm 28 tuổi, Ngài

đã quyết chí sang bên Trung Quốc tầm học [31]

Đến cháu đời thứ 9 của phái Tào Động là Thiền sư Thanh Cao đã mang ánh sáng phật pháp đến với đất nước phương Tây xa xôi Thời bấy giờ không phải ai cũng có đủ trí tuệ và lòng từ bi vì quần sinh rộng lớn mà làm được điều đó

進書賽會两承恩禪林韻事

Tiến thư tái hội lưỡng thừa ân thiền lâm vận sự,

Nam trụ Tây du song thượng tuyển hòa thượng cao phong

Trang 22

17

Dâng thư cảm tạ mở hội đã hai lần hưởng ân lớn, cảnh chùa ban phúc,

Ở Việt Nam sang nước Pháp, hai vua đều tuyển chọn là Hòa Thượng Cao Phong

Trong nhà thờ Tổ chùa Đồng Nhân hiện nay treo đôi câu đối ca ngợi rằng:

交情貓記得三十八年前而今僧新牒拙新陛無非夙定

奇氣蓋多籍幾千萬里外到處海遊西皿遊北其道高禪

Giao tình mưu kí đắc tam thập bát niên tiền nhi kim tăng tân điệp chuyết tân bệ vô phi túc định;

Kì khí cái đa tịch cơ thiên vạn lí ngoại đáo xứ hải du tây mãnh du Bắc

Kì đạo cao thiền

Hưng lộc tự thiếu khanh Bắc Ninh tỉnh thương tả Nguyễn Văn Nhã trang phụng Thành Thái tứ niên đông

Tạm dịch :

Mối tình giao hảo ghi lại lúc ba mươi năm trước và bây giờ vị tăng mới nhận được giới điệp, sự vụng về mới nhận chức không thể không đủ định lực;

Khí phách kì lạ bao trùm khắp sách vở, trải qua muôn ngàn dặm ngoài đến biển khơi, du hóa từ phương Tây đến phương Bắc, ở đâu ngài cũng giữ được cốt cách thanh cao chốn Thiền môn

Hưng lộc tự thiếu khanh Thương tá tỉnh Bắc Ninh là Nguyễn Văn Nhã kính tiến Mùa đông năm Thành Thái thứ 4 (1892)

Hoằng dương Phật pháp đến nơi đạo pháp còn ít lan tỏa thật là một công lao siêu phàm trong việc nối tổ truyền tông của tông môn Tào Động Qua những lời chúc tụng tiễn tặng của bạn bè trong chuyến đi tham dự đấu xảo cho chúng ta thấy Thiền sư Thanh Cao là người thông tam tạng để ứng

dụng phương tiện quyền xảo vào đời như thế nào:

Trang 23

Tạm dịch:

Lời bạt chúc mừng của chùa Bổ Đà

Chùa Linh Sơn rộng lớn kì quan đẹp

Chuyến đấu xảo bên phương tây như đặt chân đến cổng trời

Ngưỡng trông đức Từ Tôn tròn phúc lực

Một lần đạt đến cảnh giải thoát vạn lần vui

Nhận mệnh đi Tây là một con đường đi khai mở Phật pháp, đem ánh sáng Phật pháp đến những nơi chân trời còn chưa bừng tỉnh, để rồi nhà sư đạt được miền vui của lòng vị tha được cống hiến cho đạo pháp, mang lại an vui cho nhân loại Nhiều lần hóa thành hóa hiện để dụ người vào đạo, nhưng Bảo sở có đến được hay không, có đạt được hay không chỉ có niềm vui đích thực của người giải thoát mới cảm nhận được

1.2 Sự nghiệp khắc in kinh sách của Thiền sƣ

Hơn 30 năm trụ trì tại chùa Đại Tráng, Thiền sư Thanh Cao đi thuyết pháp độ sinh khắp các vùng, khai mở xây dựng hưng long chốn tổ Đồng Nhân, trên dưới quan lại đến dân thôn đều mến đạo của Ngài Đồng thời với việc hoằng dương Phập pháp được vinh danh “Lưỡng quốc Hòa thượng”, Thiền sư còn tổ chức, kêu gọi quyên góp thành lập tổ in khắc nội điển và ngoại điển góp phần lưu truyền được các bộ kinh Phật và các bộ sách lưu truyền đến ngày nay

Theo một số tư liệu và một số bài báo ghi lại Thiền sư cho khắc in các

bản kinh như: Lương Hoàng sám pháp kinh梁皇懺法經, Diệu Pháp Liên

Trang 24

19

Hoa kinh妙法蓮華經, Dược Sư kinh藥師經… Cũng theo thông tin điều tra

điền dã của chúng tôi tại chùa Đại Tráng, nhà sư trụ trì cho biết tại chùa tàng

bản khoảng chừng trên 200 bản văn khắc với các kinh: Nhất vạn tam bách

kinh一萬三百經, tứ thiên cửu bách kinh四千九百經, cửu thiên nhất bách kinh九千一百經, nhất thiên thứ bách kinh 一千次百經, dĩ thượng

以上一萬佛經nhật vạn Phật kinh, Long Hoa tam hội Phật龍華三會佛, nhất

thập phương tăng già cúng kinh一十方僧伽供經… với số lượng ván khắc các bộ kinh rất lớn

Việc khắc in đó là công lao tâm huyết của Thiền sư đã kêu gọi người có của người có công, phát tâm công đức tiến cúng cho việc khắc in này Đó cũng thể hiện sự quan tâm, ủng hộ của các chính quyền và các vị quan lại, bạn hữu trong việc việc quyên góp tiền của của nhân dân thập phương để in khắc kinh điển

Thông qua đó, lại thấy vị thế quan hệ của vị Thiền sư với xã hội, không những làm an lòng dân, còn có uy tín với các cấp chính quyền và có khả năng vận động quần chúng đóng góp tiền của để khắc in kinh văn trong khoảng thời gian dài Điều này có thể nhận thấy, Thiền sư đã phải thật uyển chuyển phương tiện giữa đạo và đời để thực hiện những ý nguyện của mình Đặc biệt Thiền sư còn có công lao to lớn trong việc khắc in toàn bộ tập

Hải thượng y tâm tông lĩnh 海上懶翁醫宗心領 của Hải Thượng Lãn Ông

Lê Hữu Trác biên soạn Nhân duyên xuất phát điểm cho việc khắc in tập y thư lớn này là do Thiền sư có thân bệnh và liên hệ với lời Phật dạy, trong kinh điển nhà Phật có bộ “kinh dược sư 經藥師” dậy việc nguyên do và cách chữa bệnh Thiền sư có nhắc lại trong lời tiểu dẫn: “không thầy không thuốc bệnh không thuyên giảm, có người mang sách thuốc đến giới thiệu Thiền sư

tự nghiêm cứu để chữa bệnh cho mình, thấy bệnh thuyên giảm ” thấy sách hay nên Thiền sư cho khắc in Với tập sách y thư gồm 65 quyển, hiện nay tại

Trang 25

20

bảo tàng Bắc Ninh lưu trữ 1191 đơn vị mộc bản15 Còn hiện tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ được các bản in do chính Thiền sư Thanh Cao cho tổ chức khắc in và viết lời tựa Bài lời đề dẫn nói về duyên do khắc in bộ sách này được in trong tập sách海上懶翁醫宗心領全集, kí hiệu A.90, Viện Nghiên cứu Hán Nôm Bài tựa có đoạn dịch nghĩa như sau:

Lãn Ông sinh ra ở đất đó, nghiên cứu kỹ về việc chữa trị, cho nên về phương diện tuyên ngôn và viết sách, phần đa đều rất thâm ý Còn lại sự phân tích về thuỷ- hoả, âm- dương, bàn luận về tính hư- thực bên trong, đều đúc kết lại từ các nhà, phát lộ chưa từng phát lộ của người xưa Soi xét thuật người xưa, rạng rỡ bậc danh y nước Nam, thơ văn đạo nghĩa, dần dà thành cảnh giới thời thịnh Đường Chỉ đáng tiếc nhất là, cục thế dâu bể, sách tản mạn mất nhiều Nếu không cho khắc ván thì chẳng mấy trở thành quyển thì què trang quyển thì rách, tai mắt ta nếu có dịp nhòm ngó đến, thì còn có ích

gì nữa Quãng thời gian đó, tăng tôi định cho khắc in lưu hành rộng rãi trong nước, nhưng lo sức mình không đủ mà cứ cố làm, thêm nữa chùa bận bụi, kinh điển khắc in còn chưa xong, nên công việc phải lùi lại mất 10 năm vậy 16

Bộ sách y thư của Hải Thượng Lãn Ông biên soạn viết bằng tay trong vòng 30 năm, nhân duyên tìm hiểu của Thiền sư Thanh Cao được một người cho xem 51 quyển, hàng ngày Thiền sư mở ra xem thấy thâm thúy y thư, tập sách cứu người, sau sưu tập thêm, mời người hiệu đính, quyên góp tiền kinh phí, cho khắc in trong vòng gần 10 năm mới xong Một việc lớn lao như vậy được Thiền sư dụng công thực hiện mười năm trời mới xong

15

Nguyễn Thị Trọng, Giám đốc bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo đề tài hội thảo

khoa học giá trị di sản mộc bản Hải Thượng y tông tâm lĩnh giải pháp bảo tồn và phát huy, Bắc Ninh, 2018

16

Tham khảo bài dịch của nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, trong Hội thảo sách thuốc

Hải thượng Lãn Ông, do Bảo tàng Bắc Ninh tổ chức năm 2018

Trang 26

21

Việc làm của Thiền sư được giới thân hào, quan lại ủng hộ không những về vật chất mà còn giúp sức trong việc sưu tầm những bản cảo còn sót Trong lời đề dẫn, có viết rằng:

Năm Tự Đức thứ 30 (năm 1877), thân hào trong vùng nhiều người qua chùa khuyên tôi khắc ván, tiền cúng ván gỗ thị đã lục tục quyên riêng Liền

đó mà uỷ thác cho những bậc danh gia, sưu tầm bản cảo còn xót lại, thì được thêm 4 quyển, soạn ra theo thứ tự đến dần đủ Đến năm thứ 31 (năm 1878) thì gặp vị Giải Nguyên đất Cách Bi là Nguyễn Đại nhân giữ chức Tán

lý đi quân vụ đến đất Bắc Nhân rỗi việc công mới đi nhàn du, tìm hỏi những người hiểu biết chuyện cũ Nhân bàn đến chuyến đó, Đại nhân cũng rất vui mừng ái mộ, mới vì chuyện đó mà đích thân soạn bài khuyến văn để giúp cho rộng tiền chi phí Tiếp đó thì hội họp thân hào, gom góp tiền hỗ trợ việc khắc in

Việc khảo đính biên tập bộ sách Hải thượng y tông tâm lĩnh được Thiền

sư thực hiện từ năm 1879 đến năm 1885 mới hoàn thành Có thể nói rằng do nhân duyên lớn Thiền sư mới có duyên khắc bộ y thư lớn này để lại cho đời sau, mặc dù Hải Thượng Lãn Ông có công viết soạn bộ sách trong vòng 30 năm với ý nguyện không làm lương tướng cũng làm lương y giúp người

Trong lời đề dẫn cho tập sách khắc in Hải thượng y tông tâm lĩnh, kí

hiệu A.90 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thiền sư bày tỏ tâm huyết của mình rằng:

“Hiệu đính cho lần khắc đầu này, vẫn còn nhiều chỗ khuyết ngờ Nếu như có gì bất cập, cúi xin những bậc cao minh đính chính sớm, để tránh cho đời sau thì đó là trông đợi sâu xa của tôi trước là để rõ nguyên uỷ và coi là bài tiểu dẫn, còn nói đó là bài tựa thì thực không dám

Ngày mồng 1 tháng 4 năm đầu niên hiệu Hàm Nghi (năm 1885)

Trang 27

22

Trụ trì chùa Đồng Nhân, xã Đại Tráng, huyện Võ giàng, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là Thích Thanh Cao đứng ra hiệu đính cho khắc ván và cúi làm bài dẫn Ván cất ở chùa Đồng Nhân, xã Đại Tráng

Như vậy công lao lưu truyền bộ sách y thư này của Thiền sư Thanh Cao đáng để cho người đời sau ghi nhớ và biết ơn, người đời sau nhớ đến tên tuổi của bậc danh y nước Nam Lê Hữu Trác, đồng thời nhớ đến công lao của Thiền sư đã có công khắc in lại bộ y thư

Thiền sư không những hoằng truyền phật pháp trong nước mà còn mang dáng dấp độ sinh hoằng dương chính pháp trong chuyến đi đấu xảo tại phương trời Tây nước Pháp vào năm 1889 Trong chuyến đi đó Thiền sư ghi lại thành tập thơ lục bát bằng chữ Nôm và tập thơ tiễn tặng của các quan lại,

bạn bè gần xa thành tập Tây hành nhật kí Văn bản được khắc in tại chùa

Đồng Nhân vào năm Thành Thái thứ 3 (năm 1891), hiện nay bản in lưu tại kho sách thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm với kí hiệu AB.541

Sự nghiệp của Thiền sư trong việc xây dựng chùa chiền, in kinh sách, hoằng truyền tư tưởng đạo Phật được các sơn môn đệ tử ca ngợi Trong văn bia được đệ tử của Thiền sư ghi khắc tại tháp Thanh Mạc còn khẳng định:

những việc in khắc kinh tạng, xây dựng chùa tháp hay như in khắc y thư

đã có người khắc đã làm từ xưa, riêng việc văn chương là điều bất hủ để lại mãi mãi muôn đời17 Đây là sự nhìn nhận, đánh giá hết sức khách quan về một vị Thiền sư tài ba của vùng kinh Bắc cuối thế kỷ XIX

Trong các phần chương 2 và chương 3, học viên sẽ trình bày kỹ hơn vấn đề này để làm rõ thân thế và sự nghiệp của Thiền sư

Tiểu kết

行狀則重刊經藏諸部,印海上懶翁醫書…乃以逾文之年奉命如西,盃浮萬里誠,有如 堂人云幾人雄猛得寜馨

Trang 28

23

Thiền sư Thanh Cao họ Nguyễn tên tự Tam Tỉnh, hiệu là Thanh Cao, người làng Mạc Xá, xứ Hải Đông Vốn dĩ dòng trâm anh thế phiệt, Thế rồi ngài phát chí xuất gia thụ giới, rồi cắm trượng tại chùa cổ Vũ Sơn hơn 30 năm Sinh thời ngài trụ trì chùa Đại Tráng tại Bắc Ninh, rồi cho xây dựng chùa Đồng Nhân cạnh đó để chiêu hồn nghĩa sĩ tử trận Ngài là đệ tử đời thứ

9 của phái Tào Động, môn đệ của Sư Tổ Thủy Nguyệt Các tư liệu Hán Nôm tại chùa còn ghi dấu ấn xây dựng và mở mang sự nghiệp truyền thừa của Thiền sư Trong quá trình tu tập và hoằng dương Phật pháp, Thiền sư còn tận tâm khuyến khóa và đứng ra khắc in kinh sách và đặc biệt là chiêu tập

công đức khắc in bộ Hải Thượng Lãn ông y tông tâm lĩnh – bộ y thư của

Danh y Lê Hữu Trác và đề tựa cho những bản in này Đây là sự đóng góp to lớn của Thiền sư trong việc kết hợp giữa đạo và đời, đóng góp cho sự phát triển văn hóa dân tộc và truyền lại cho ngày nay Hành trạng của một vị Thiền sư trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX xả thân vì đạo, để cứu độ nhân sinh đã để lại tấm gương không biết mệt mỏi, vẹn tròn cả tài thí và pháp thí hết mình vì đạo vì đời, lan tỏa cho giới tăng ni ngày nay

Trang 29

24

Chương 2:

KHẢO CỨU TÁC PHẨM NHƯ TÂY NHẬT KÍ

Trong chương này chúng tôi khảo cứu văn bản tác phẩm Như tây nhật

kí, kí hiệu AB.541, kết hợp đối chiếu với dị bản Tây hành kí, kí hiệu AB.9

tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm Qua việc khảo cứu đó, góp phần làm rõ tình hình văn bản và hành trình đi sứ từ chùa Đồng Nhân (nơi Thiền sư Thanh Cao trụ trì) sang thủ đô nước Pháp và từ nước Pháp trở về chùa Đồng Nhân

2.1 Bối cảnh đi sứ phương Tây triều Nguyễn và các tác phẩm hiện còn

Dưới triều vua Tự Đức, năm 1863, sau khi triều đình nhà Nguyễn thỏa hiệp ký hiệp ước Nhâm Tuất (1862) trao 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho quân Pháp, vua Tự Đức cử một phái đoàn đi sứ của Đại Nam qua Pháp hy vọng "chuộc" lại 3 tỉnh Đây cũng là hoạt động ngoại giao đầu tiên của Nhà

nước Việt Nam với một quốc gia ở châu Âu

Sứ đoàn do Thượng thư Phan Thanh Giản và phó chánh sứ là đại thần Phạm Phú Thứ Sứ đoàn khởi hành ngày 21.6.1863 và trở về cảng Thuận An vào ngày 28.3.1864, trọn một năm và một tuần Đoàn đi bằng tàu biển

"Européen" theo hải trình Sài Gòn, cảng Singapore- Mã Lai, vượt Ấn Độ Dương vào biển Hồng Hải, đến Ai Cập Sứ đoàn phải lên bộ đi tàu hỏa ghé thủ đô Le Caire, vào thành phố Alexandire để vào Địa Trung Hải Bằng tàu biển đi ngang Thổ Nhĩ Kỳ, Iatlia rồi cập cảng Toulon của Pháp ngày 9.9.1863 rồi lên tàu hỏa đến Marseille rồi đến Paris tối ngày 13.9.1863

Các sách như Đại Nam hội điển sự lệ, còn ghi nhận, vào triều Nguyễn,

chuyến đi sứ sang Pháp đầu tiên vào năm 1863, một phái đoàn ngoại giao do Phan Thanh Giản (1796 - 1867), Phạm Phú Thứ (1820 - 1880), Ngụy Khắc Đản (1817 - 1878) dẫn đầu sang Pháp và Tây Ban Nha để đàm phán về chủ

Trang 30

25

quyền ba tỉnh Nam kỳ của Việt Nam Nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1818 - 1898) đã được các vị Chánh, Phó sứ lựa chọn làm phiên dịch chính cho đoàn Các con tàu Écho, Européen và Japon đã đưa và đón phái đoàn này trong một sứ mệnh đầy khó khăn Trong chuyến đi sứ đó, ba vị sứ giả đã

cùng soạn bản Tây phù nhật kí ghi chép về chuyến Bên cạnh đó, Phạm Phú Thứ có soạn riêng tập Giá Viên biệt Hai bản nhật kí này đều là những ghi

chép có tính chất hành trình, trong đó, các tác giả miêu tả khá chi tiết, tỉ mỉ

các hoạt động của sứ bộ Riêng Như Tây ký của Ngụy Khắc Đản thì có

những khảo sát nhiều mặt về đất nước Pháp, bao gồm lịch sử hình thành đất nước, nhà nước, thiết chế xã hội, phong tục tập quán cũng như văn hóa nghệ thuật của nước Pháp cuối thế kỷ XIX

Như vậy, những chuyến đi sứ sang phương tây thời kỳ này gắn nhiều với mục đích chính trị và vận mệnh đất nước Trên các chặng đường đi sứ, các nhà ngoại giao xưa đã ghi chép lại nhật kí hành trình bằng những áng thơ văn dạt dào cảm xúc, mang hơi thở của thi nhân Hiện nay tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ một số tác phẩm đi sứ phương Tây như sau :

- Giá Viên biệt lục 蔗園別錄 kí hiệu VHv.1770, Phạm Phú Thứ (năm 1863)

- Tây phù thi thảo 西浮詩草 kí hiệu A.2304, Phạm Phú Thứ (năm

1863)

- Như Tây ký 如西記 kí hiệu A.764, Ngụy Khắc Đản (năm 1863)

- Kỷ Tỵ niên chính nguyệt nhật phúc tư công văn nhật kí

己巳年正月日覆咨公文日記 kí hiệu A.1083, tác giả là Trương Vĩnh

Ký (năm 1868 và 1869)

- Sứ Tây nhật kí 使西日記 (A 2910), Vũ Quang Nhạ, Trần Đình

Lượng, Hoàng Trọng Phu (1900)

Trang 31

Như vậy, Như tây nhật kí là một trong số ít những tác phẩm bằng thơ

Nôm ghi chép về những chuyến đi sứ sang phương Tây, do vậy rất đáng được nghiên cứu khai thác và giới thiệu

2.2 Giới thiệu văn bản Như tây nhật kí

2.2.1 Mô tả văn bản Như tây nhật kí, kí hiệu AB.541

Văn bản Như tây nhật kí, kí hiệu AB.541 hiện lưu giữ tại kho sách Viện

Nghiên cứu Hán Nôm Văn bản được khắc, in trên giấy dó, gồm 54 tờ, khổ

in 26,5x15cm, ngoài trang đầu và trang thứ 2, văn bản chia làm 2 phần: phần

1 là thơ, ca, câu đối do bạn bè soạn tặng bằng chữ Hán với tên Tiễn tặng thi

tập gồm 33 tờ; phần 2 là tập thơ Nôm lục bát và thất ngôn với nhan đề là Tây hành nhật kí gồm 20 tờ Để tiện theo dõi, chúng tôi gọi tên đặt trang

theo theo thứ tự từ 1a đến 54b và chia văn bản thành 2 phần cụ thể như sau:

Phần thứ nhất: Tiễn tặng thi tập

Trang 1a do người sưu tầm hiệu đính viết cho tên văn bản thành Như

tây nhật kí phụ tiễn thi nhất bản 如西日記 附餞詩一本 chữ viết tay, chữ

Hán đá thảo

Trang 2a và 2b là trang viết tay theo lối chữ Hán thảo khó đọc, vài chỗ

bị mất chữ, cuối trang 2a lại có vài dòng chữ Hán khắc in, tên tác giả viết 2 trang 2a và 2b, trang 2b mất phần cuối của 3 dòng đầu, 2 trang này là Điển toạ Bật Sô giới Thanh Hồ soạn lời tựa cho việc khắc in Dòng cuối trang 2b khắc in niên đại vào ngày 22 tháng 11 năm Thành Thái thứ 2 (năm 1890)

Từ trang 3a đến hết trang 34b là tập Tiễn tặng thi tập餞贈詩集 khắc in

bằng chữ Hán bao gồm: câu đối, thơ Ngũ ngôn trường thi, Thất ngôn tứ

Trang 32

27

tuyệt, Thất ngôn bát cú là những lời chúc tụng, ca ngợi, động viên, nhắc nhở… của bạn bè, đệ tử tặng Thiền sư Thanh Cao và lời cảm thán của chính Ngài Các thể loại thơ, câu đối tiễn tặng được thể hiện ở bảng sau:

TT Thể loại ở phần Tiễn

tặng bằng chữ Hán

Số lƣợng

Thuộc trang

1 Câu đối 19 đôi thuộc trang 30a, trang 32ab,

trang 33a, trang 34ab

2 Ngũ ngôn trường thiên 1 bài dài 30 câu thuộc trang 13ab

3 Thất ngôn tứ tuyệt 16 bài trang 8a, trang 9a, trang 10a,

trang 15ab, trang 19ab, trang 28a, trang 29ab

4 Thất ngôn bát cú 77 bài 2a đến trang 7b, trang 9b,

trang 10a, trang 10b, trang 11

ab, trang 12ab, trang 13a, trang 14ab, trang 15ab, trang 16ab, trang 17ab, trang18ab, trang 20ab, trang 21b, trang 22ab, trang 23ab, trang 25ab, trang 26a, trang 27ab, trang 28ab, trang 29b, trang 30ab, trang 31ab, trang 33b

Trong 77 bài có một bài thơ ở trang 3b và 4a bày tỏ cảm xúc của chính Thiền sư Thanh Cao về việc nhận mệnh đi Tây Nội dung như sau:

Trang 33

28

Vạn thiên an thức bỉ ba ba Tạm dịch:

Quay đầu nhìn lại giang sơn nhiều hổ thẹn Lời xưa từng nghe như ếch ngồi đáy giếng

Chỉ mới biết một hai loài hoa gọi là mẫu tử Muôn nghìn sự an nhiên nhận biết ở cõi sa bà

Trong tập thơ tiễn tặng trang 24b dòng thứ tư chữ thứ 5 xuất hiện chữ tông18 kiêng huý viết bớt một nét, trang 32a dòng thứ 7 chữ thứ tư xuất hiện

sự kiêng huý trong cặp đối:

昔念法葩經一邑馨香還有主,

Giả niệm pháp ba kinh nhất ấp hinh hương hoàn hữu chủ

Kim du Phú Lãng quốc bán thiên tây bắc cộng tri danh

Tạm dịch:

Ngày xưa thường niệm kinh pháp ba một vùng hương thơm trùm khắp cõi

Ngày nay dạo chơi nước Phú Lãng nửa trời Tây, Bắc đều nổi danh

Trong đôi câu đối này vì kiêng huý chữ Hoa nên Pháp Hoa 19

141- trang 150 Ngô Đức Thọ (1997), Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại,

Nxb văn hóa, Hà Nội

19

Chữ Hoa trong tên Hồ Thị Hoa là mẫu thân của vua Thiệu Trị, nên kinh pháp hoa

đọc thành kinh pháp ba Ngô Đức Thọ (1997), Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều

đại, Nxb văn hóa, Hà Nội

Trang 34

29

Dòng cuối cùng trang 34b là dòng ghi niên đại hoàn thành bản khắc in tập thơ tiễn tặng vào tháng 3 năm Tân Mão niên hiệu Thành Thái thứ 3 (năm 1891), bản khắc lưu tại chùa Đồng Nhân

Phần thứ hai: Tập thơ Nôm Tây hành nhật kí từ trang 35a đến trang

54b gồm: Thơ lục bát và thơ thất ngôn, gồm 630 câu thơ, trong đó có 4 bài thơ thất ngôn gồm 28 dòng, còn lại là thể thơ Nôm lục bát

TT Thể loại thơ Nôm Số lƣợng

câu/dòng

Trang trong văn bản

1 Thơ Nôm thất ngôn 28 dòng Trang 38b từ câu thơ

119 đến câu thơ 126

2 Thơ Nôm lục bát 637 câu thơ Còn lại

Bốn bài thơ thất ngôn như sau:

Bài thứ nhất: trang 38b từ câu thơ 119 đến câu thơ 126:

Mến đạo lòng này chẳng ngại xa

120 Chùa rằng Gia Chất ở đây mà Nam vô Phật để chắp duyên lại Tây vãng tăng thường mến cảnh qua Ngoái thấy am mây là thấy Phật Nghĩ yên việc nước mới yên nhà

125 Một lời gửi lại lòng thiền định Đâu cũng bầu trời cảnh trí ta

Bài thứ 2: thuộc trang 39a và 39b từ câu thơ 139 đến câu thơ 146:

梞錫𦋦自富潤村

細厨敕賜馭車拵

扁撩𠬠幅鐄印帖

像鐲堆邊色吻群

Gậy tích ra từ Phú Nhuận thôn

140 Tới chùa Sắc Tứ ngựa xe dồn

Biển cheo một bức vàng in thiếp Tượng đúc đôi bên sắc vẫn còn

Mõ rắp chuông cheo thầy đạo mạo

Trang 35

Hương thơm đèn sáng chốn từ môn

145 Dẫu rằng biển rộng non xanh biếc Định tuệ lòng thiền vẫn sắt son

Bài thứ 3: Trang 41a từ câu thơ 205 đến câu thơ 208:

沒瓢世界𥒥

𩈘渃蹎𩄲隻㳥拵

𠳦趣有情徐待佐

𢣧𢚸煩惱渃共𡽫

205 “Một bầu thế giới đá chon von

Mặt nước chân mây chiếc sóng dồn

Khen thú hữu tình chờ đợi tá Khây lòng phiền não nước cùng non”

Bài thứ 4: Thuộc trang 42a và trang 42b từ câu thơ 235 đến câu thơ 340:

235 Chim khôn khôn cả đến ngoài lông

Đề đá tơ tơ truyền chẳng không

Biết đỗ buồm cao không sợ hãi Tìm ăn bể rộng trải sâu nông

Sẵn mỏ thương lại loài ngan ngỗng

240 Dẫu khéo coi sao kẻ lưới lồng

Gió mát trăng thanh đà sẵn tổ Leo chèo cheo dẻo luống hổ công

Bốn bài thơ theo thể nhất ngôn là cảm hứng sáng tác của Thiền sư Thanh Cao trước những địa điểm của đất nước và nước ngoài mà ngài đi qua trên con đường đi sứ

Dòng cuối cùng trang 54b là dòng khắc in niên đại và nơi tàng bản:

Hoàng triều Thành Thái tam niên tuế tại Tân Mão tam nguyệt nhật sách thành Bản lưu Đồng Nhân tự

Trang 36

31

Nghĩa là: Khắc in thành sách vào tháng 3 năm Tân Mão (1892) niên hiệu Thành Thái thứ 3 Bản khắc in lưu tại chùa Đồng Nhân

2.2.2 Xác định niên đại, tác giả văn bản Như tây nhật kí

Trong tập thơ tiễn tặng gồm các bài thơ thất ngôn bát cú đường luật, thơ thất ngôn, thơ tứ tuyệt, câu đối, lời tán tụng của bạn bè quan lại, các Thiền

sư, đệ tử xuất gia, tại gia như Tổng đốc Bắc Ninh là Nguyễn Ngọc Ban, đệ

tử Thanh Bỉnh, Chánh tổng xã Bảo Triện, bạn thân chốn sơn môn chùa Bổ

Đà, Thiền sĩ họ Mai… nhất loạt tặng thơ Thiền sư trước khi xuất dương vào năm Đồng Khánh thứ 3 (năm 1888) Đầu tập thơ tiễn tặng trang 3a có đề:

“同慶二年戊子十一月十一日北寜省武江縣大壯社同人寺住持阮清高爲有承接 Đồng Khánh nhị niên Mậu Tý thập nhất nguyệt, thập nhất

nhật, Bắc Ninh tỉnh Vũ Giàng huyện Đại Tráng xã, Đồng Nhân tự, trụ trì Nguyễn Thanh Cao vi hữu thừa tiếp”, Nghĩa là: ngày mười 11 tháng 11 niên

hiệu Đồng Khánh thứ 2 (Mậu Tý năm 1887) Thiền sư Nguyễn Thanh Cao nhận mệnh tiếp chỉ

Chi tiết này có thể hiểu là Thiền sư Thanh Cao tiếp chỉ nhận mệnh đi sứ sang tây dương cùng đoàn sứ bộ tham dự đấu xảo Chính vì nhân duyên đó,

nên bạn hữu đề thơ tiễn tặng Thiền sư Tập thơ Nôm Tây hành nhật kí 西行日記, có đề tên tác giả là Hoà Thượng Thanh Cao soạn (xem ảnh dưới

đây)

Trang 37

60.Hiệu năm Thành Thái triều đình mới dâng

Trang 36b ghi lại cuối năm 1888 vua Đồng Khánh băng hà, đầu năm 1889

thượng nguyên vua Thành Thái nên ngôi Như vậy cuốn nhật kí Tây hành nhật

kí được Thiền sư Thanh Cao bắt đầu soạn vào năm 1887 (niên hiệu Đồng

Trang 38

33

皮𣈜夢𦒹茶婆吏低 Vừa ngày mồng sáu Trà Bà 26 lại đây

Trang 52b câu thơ 591 và câu thơ 592 xác định ngày mồng 6 tháng 11

Trang 54b cuối trang xác định cuốn Tây hành nhật kí được khắc in vào

tháng 3 năm Tân Mão, năm Thành Thái thứ 3 (năm 1891), bản khắc in lưu tại chùa Đồng Nhân

Như vậy có thể xác định rõ niên đại, tác giả trong văn bản Như tây nhật kí

là gồm 2 phần:

1/Tập thơ tiễn tặng của bạn bè sáng tác tặng Thiền sư Thanh Cao vào năm 1887 Phần này do Điển toạ Bật Sô giới Thanh Hồ soạn lời tựa cho việc khắc in vào năm Thành Thái thứ 3 (năm 1891);

2/Tập nhật kí bằng thơ Nôm Tây hành nhật kí do Thiền sư Thanh Cao

bắt đầu soạn năm 1887 khi nhận mệnh đi tham dự đấu xảo trong suốt hành trình đến khi quay trở về vào cuối năm 1889, và được khắc in vào tháng 3 năm Thành Thái thứ 3 (1891), tàng bản tại chùa Đồng Nhân

Điều đó khẳng định đây là văn bản hoàn chỉnh, xác định rõ tác giả, năm sáng tác, năm khắc in và nơi khắc in, tàng bản

26

Nước Trà Bà

Trang 39

34

2.2.3 Khảo dị Tây hành nhật kí trong Như Tây nhật kí kí hiệu AB.541 với văn bản Tây hành kí, kí hiệu AB.9

Trong quá trình khảo cứu tư liệu để thực hiện luận văn, ngoài tập thơ

Nôm Tây hành nhật kí trong văn bản Như tây nhật kí, học viên còn tìm thấy văn bản Tây hành kí kí hiệu AB.9 hiện lưu giữ tại kho sách Viện Nghiên cứu

Hán Nôm Văn bản viết tay bằng bằng chữ Nôm, 28 tờ, gồm 431 câu thơ Nôm, trong đó có 3 bài thơ thất ngôn gồm 20 câu thơ, còn lại là thơ Nôm theo thể thơ lục bát Nội dung của văn bản là tập nhật kí chép về cuộc hành trình đi sứ tại Pháp tham dự đấu xảo của một vị Thiền sư vào khoảng năm Thành Thái thứ nhất (1889) Trong tập thơ xuất hiện niên đại đi sứ:

Tôn vua Thành Thái triều đình với dâng

Tác giả ghi lại sự kiện lịch sử vào cuối năm 1888 (Đồng Khánh thứ 3) vua Đồng Khánh băng hà, đến đầu năm 1889 triều đình tôn vua Thành Thái lên ngôi, như vậy dựa vào sự kiện lịch sử này chúng ta có thể xác định tác giả ghi lại cuốn nhật kí này từ năm 1887 đến khi hoàn thành sứ mệnh đi sứ tham dự đấu xảo vào năm 1889

Trong tập Tây hành kí 西行記 tác giả ghi lại một số đặc điểm địa danh

cũng như giáo lí Phật giáo như sau:

20 Nào còn chước vị nào còn cầu danh

Cỏ hoa non nước riêng mình Bầu trời cảnh Bụt kệ kinh tụng trì

Trang 40

40 Lui ra một khoảng từ phủ nghỉ ngơi Quan vua quan phủ đón mời

Hoa tiên thắm bạc lễ nghi tiễn mừng Qua chùa Đình Bảng trú an tăng Hai mươi tháng chạp ngàn đăng Nhĩ Hà

45 Hoè Nhai chốn tổ sư nhà Tìm vào tạm trú rồi ra nghe trừng (trình)

Đặc biệt dòng đầu trang 2b tác giả chép lại:

Cúng tổ đối liễm diễn câu:

求經往北當初祖

奉命如西第九孫

續慧命

Cầu kinh vãng bắc đương sơ Tổ

Phụng mệnh như tây đệ cửu tôn (tục Tuệ mệnh)

Tạm dịch là:

Trong khoa cúng tổ có câu đối viết:

Cầu đạo phương Bắc là sơ tổ,

27

Chùa Tiêu Sơn nằm lưng chừng núi, tên Nôm là chùa Tiêu, tên chữ là Thiên tâm

tự thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu nổi tiếng là danh lam cổ

tự ninh

Ngày đăng: 26/11/2018, 10:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w