1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Văn hóa tộc người Thái

30 386 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,33 MB

Nội dung

GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI THÁI Tổng quan tộc người Thái Nguồn gốc lịch sử phát triển người Thái Các giá trị văn hóa của người Thái Văn hóa vật chất người Thái Trang phục truyền thống của tộc người Thái Ẩm thực người THái Kiến trúc nhà ở truyền thống người Thái Văn hóa phi vật chất người Thái Ngôn ngữ người Thái Tín ngưỡng người Thái Tục tang ma người Thái Văn hóa dân gian người Thái VẬN DỤNG VĂN HÓA NGƯỜI THÁI TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Tài nguyên du lịch tự nhiên người Thái Tài nguyên du lịch nhân văn người THái Các hoạt động khai thác tài nguyên du lịch người Thái Vận dụng văn hóa tộc người Thái với vai trò dịch vụ du lịch Vận dụng văn hóa tộc người trong ứng xử du lịch

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN 1 Giá trị văn hóa tộc người Thái 3

1.1 Tổng quan tộc người Thái 3

1.1.1 Tên 3

1.1.2 Nhóm 3

1.1.3 Dân số 3

1.1.4 Nguồn gốc lịch sử phát triển 3

1.1.5 Phân bố ở Việt Nam 3

1.2 Các giá trị văn hóa của người Thái 3

1.2.1 Văn hóa vật chất 3

1.2.2 Văn hóa phi vật chất 6

PHẦN 2 Vận dụng văn hóa người thái trong hoạt động du lịch 10

2.1 Vận dụng văn hóa tộc người Thái với vai trò là tài nguyên du lịch 10

2.1.1 Tài nguyên du lịch 10

2.1.2 Các hoạt động khai thác tài nguyên đó 24

2.2 Vận dụng văn hóa tộc người Thái với vai trò dịch vụ du lịch 25

2.3 Vận dụng văn hóa tộc người trong ứng xử du lịch 25

2.3.1 Khách du lịch 25

2.3.2 Cư dân 25

2.3.3 Người làm du lịch 25

PHẦN 3 Kết luận 26

Trang 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 https://vi.wikipedia.org

2 http://www.vietnamtourism.com/

3 lichsuvanhoathai.com

4 viettourist.vn

Trang 3

PHẦN 1.

Trang 4

PHẦN 2 GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI THÁI

2.1 Tổng quan tộc người Thái

2.1.3 Dân số

Theo số liệu điều tra dân số năm 2009 của tổng cục thống kê thì tộc ngườiThái có 1,550,423 người

2.1.4 Nguồn gốc lịch sử phát triển

Nhóm Thái Trắng (Táy Đón hay Táy Khao) là con cháu của người Bạch Y

đã cư trú lâu đời ở Tây Bắc Việt Nam Đến thế kỉ II sau Công nguyên họ đãchiếm được ưu thế ở dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu và sau đó pháttriển thế lực ở các thế kỉ sau

Nhóm Thái Đen (Táy Đăm) đến Việt Nam khoảng thế kỉ thứ VI, VII

Nhóm người Thái Mộc Châu từ Lào di cư sang Việt Nam từ thế kỉ XIV,chịu ảnh hưởng của hai ngành Thái Trắng và Thái Đen Nhóm này tiếp tục di cưxuống Thanh Hóa và ngược lên Sơn La

2.1.5 Phân bố ở Việt Nam

Người Thái sinh sống chủ yếu ở vùng Tây Bắc Việt Nam Ngoài địa bàntrên người Thái còn sinh sống ở Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An

2.2 Các giá trị văn hóa của người Thái

2.2.1 Văn hóa vật chất

Trang phục truyền thống của tộc người Thái

Cũng như nhiều dân tộc khác, trang phục của phụ nữ Thái còn bảo lưu vàthể hiện rõ nét nhất bản sắc văn hóa dân tộc Các bộ phận của nữ phục Tháigồm: Áo ngắn (xửa còm), áo dài(xửa chái và xửa luổng), váy(xỉn), thắt lưng(xái

Trang 5

cỏm), khăn(piêu), nón(cúp), xà cạp(pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòngtay, xà tích…

Áo ngăn của người Thái có nhiều loại, trong đó xửa cỏm (áo ngắn bó sátngười có hàng cúc bướm) là đặc trưng hơn cả Loại áo xửa cỏm may vừa khítthân, rất ngắn, gấu áo vừa chấm cạp váy, làm tôn thêm những đường nét đẹp củaphụ nữ Bởi thế, loại áo phụ nữ này rất kho may cắt, sao cho áo vừa bó sátngười, vừa làm cho người mặc cử động thoải mái

Xửa cỏm là áo mặc phổ biến ở nhiều nhóm người Thái, tuy nhiên giữa cácnhóm địa phương cũng có chút khác biệt Áo xửa cỏm là của thái Đen may cổtròn ôm gọn lấy vòng cổ, còn của người Thái Trắng thì cổ xuôi xuống hai vạt,giống như cổ áo cánh của phụ nữ Kinh Áo người Thái Phù yên (Nghĩa Lộ) thìhàng cúc bạc được thay bằng cúc xương, hình cầu Áo thái ở Mai Châu thìkhông xé ngực mà may kiểu chui đầu

Hình 1.1 Áo xửa cỏm người Thái

Ở cả người Thái Đen và Thái Trắng đều mặc loại áo dài xửa luổng (áo lớn)

Đó là một loại áo khác ngoài, may dài, rộng, chui đầu, có tay hay không có tay

Ở người Thái Đen, loại áo này may bằng vải chàm, có ghép màu đỏ, xanh, trắng

ở cổ, ngực và gấu áo Phụ nữ Thái Đen từ khi còn trẻ đã may loại áo này, mộtdành cho bản thân khi về già và một biếu mẹ chồng khi mới về làm dâu Các cụgià mặc áo xửa luổng lộn trái vào ngày thường, chỉ khi chết mới mặc mặt phải

Cô dâu cả lúc túc trực bên quan tài mẹ chồng cũng phải mặc áo xửa luổng, khi

Trang 6

ra tới mộ, cởi áo treo lên trên cột nhà mổ Chỉ như vậy, theo quan niệm dân gian,

tổ tiên mới đón nhận linh hồn người quá cố

Váy (xỉn) cùng với xửa cỏm tạo nên dáng nét chính của bộ nữ phục Thái.Thắt lưng (xài ẻo) làm bằng vải tơ tằm hay sợi bông màu xanh lam hoặc tímxẫm, giữ cho cạp váy quấn chặt lấy eo bụng

Nói về bộ trang phục nữ Thái không thể thiếu chiếc khăn piêu Chiếc khănpiêu được các cô gái Thái thêu thùa rất cầu kì, nó thể hiện sự khéo léo của mỗi

cô gái Piêu tết 3 sừng là piêu thường dùng, piêu tết 5 hay 7 sừng là piêu sang,dùng làm quà biếu, đội lúc bản mường có hội hè, cưới xin

Hình 1.2 Khăn piêu

Áo nam giới có hai loại, áo cánh ngắn và áo dài Áo ngắn may bằng vảichàm, kiểu xẻ ngực, tay dài hoặc ngắn, cổ tròn Khuy áo làm bằng đồng hay tếtbằng nút vải, có hai túi phía vạt trước có khi có túi con ở phía ngực trái Áongắn loại này hầu như không có trang trí hoa văn, mà chỉ dịp trang trọng người

ta mới thấy nam giới Thái mặc tấm áo cánh ngắn mới, lấp ló đôi quả chỉ (makmay) ở đầu đường xẻ tà hai bên hông áo Mak may quấn bằng chỉ mầu xanh, đỏvàng, xen kẽ nhau

Ẩm thực

Cơ cấu bữa ăn của người Thái đầu bảng vẫn là chất bột cộng thêm rau cá,thịt Trước đây người Thái có thói quen cấy nhiều lúa nếp nên gạo được coi làlương ăn truyền thống

Trang 7

Gạo nếp ngâm đồ trên chõ, dỡ ra mủng nắm tay ăn bốc là thói quen trongmỗi bữa ăn hàng ngày Ngày nay việc dùng gạo tẻ thổi cơm đang dần phổ biến.Trên mâm cơm hàng ngày không thể thiếu món muối ớt dầm thêm tỏi, rau thơm,hành, mùi, có thể thêm gan gà luộc, rau ăn hàng ngày xào mỡ hoặc rang bỏmuối, có thịt thì cũng rang muối Khi có giết trâu, bò, nai người Thái cũng tuốtlấy sữa đắng ở ruột non các con vật giết hòa với tỏi, ớt, nước chua làm mónnước chấm hoặc sốt để ăn gọi là món nậm pịa.

Kiến trúc nhà ở truyền thống

Từ lâu người Thái đã quần cư chính bản Mỗi bản bao gồm đất ở đất canhtác, bãi cỏ chăn nuôi, khu rừng, khu nghĩa địa và nguồn nước sông suối riêng.Bản lớn có tới hàng trăm nóc nhà Các bản người Thái thường ở chân sườn núitrông xuống cánh đồng Khi làm nhà, đồng bào Thái tránh đón nóc nhà này đâmvào cửa nhà kia

Điểm khác biệt nhất của nhà cửa người Thái so với người Việt và Hán là

họ xây nhà sàn Nhà người Thái trắng có khá nhiều điểm gần với nhà Tày-Nùng.Còn nhà người Thái Đen lại gần với kiểu nhà của các cư dân Môn-Khmer Tuyvậy, nhà người Thái Đen lại có những đặc trưng không có ở nhà của cư dânMôn-Khmer: nhà người Thái Đen nóc hình mai rùa, chỏm đầu đốc có khau cútvới nhiều kiểu khác nhau Hai gian hồi để trống và có lan can bao quanh Khungcửa ra vào và cửa sổ có nhiều hình thức trang trí khác nhau

Bộ khung nhà Thái có hai kiểu cơ bản là khứ tháng và khay điêng Vì khayđiêng là vì khứ kháng được mở rộng bằng cách thêm hai cột nữa Kiểu vì nàydần gần lại với kiểu vì nhà người Tày-Nùng

Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt của nhà Thái Đen khá độc đáo: các gianđều có tên riêng Trên mặt sàn được chia thành hai phần: một phần dành làm nơingủ của các thành viên trong gia đình, một nửa dành cho bếp và còn là nơi đểtiếp khách nam

2.2.2 Văn hóa phi vật chất

Ngôn ngữ

Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái của hệ ngônngữ Thái-Kadai Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái (Thái Lan),tiếng Lào của người Lào, tiếng Shan ở Myanma và tiếng Choang ở miền nam

Trang 8

Trung Quốc Tại Việt Nam, 8 sắc tộc ít người gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng,Sán Chay, Tày, Thái được xếp vào nhóm ngôn ngữ Thái.

Ở Việt Nam, Thái là dân tộc thiểu số có tiếng nói và sớm có chữ viết riêng.Theo cuốn Quan Tô Mương (kể chuyện Mường) thì chữ Thái Đen dòng TạoXuông, Tạo Ngần ở đất Mường Lò (nay là huyện Văn Trấn và thị xã Nghĩa Lộ -Yên Bái) đã có từ thế kỉ XI Chắc chắn chữ Thái là phương tiện duy nhất để ghichép các thông tin kinh tế, xã hội, văn hoá của dân tộc Và như thế chữ Thái cổ

đã trở thành di sản văn hoá của tộc người và nhân dân Thái

Hình 1.3 Chữ Thái đen

Tín ngưỡng

Do sinh sống bằng nông nghiệp trong điều kiện còn phụ thuộc nhiều vàothiên nhiên, khoa học còn kém phát triển, người Thái tin rằng các lực lượng siêunhiên quyết định số phận của họ Họ tin trên trời có Then Luông là đấng caiquản trời đất,loài người và vạn vật, Then Luông được các quần thần giúp việc.Còn ở trần gian, bất cứ nơi nào cũng có các ma cai quản Muốn lập bản, khaiphá ruộng, phát nương, đánh cá, săn thú đều phải xin phép các ma ruộng, manương, ma rừng ma suối… Những vị thần trên trời, các ma dưới trần cùng với

ma nhà, ma họ, những ông bà cụ kị đã mất là những lực lượng phù hộ, bảo vệcon người

Người Thái theo trật tự gia đình phụ quyền, có hình thức thờ cúng tổ tiên.Người Thái có nơi thờ cúng từng dòng tộc, từng dòng họ Chỗ đó có thể là một

Trang 9

rừng cấm, một gốc cây, một hòn đá Nếu người trong một họ liên kêt với nhaubằng việc thờ cúng ma dòng họ, thời thành viên trong gia đình liên kết với nhaubằng việc thờ ma nhà Bố mẹ đã khuất được coi là siêu linh tác động đến toàn bộđời sống của con cháu Chỉ có người chủ nhà mới được thay mặt gia đình cúng

ma nhà, chủ trì lễ xên hươn, cầu xin tổ tiên nói chung phù hộ cho con cháu

Tục tang ma

Người Thái quan niệm con người có Ba hồn gọi là khuân, khi chết ba hồn

ấy phân ra như sau:

 Khuân đầu thành một phì bay lên trời

 Khuân thân thể thành một phi ở Mường pú pẩu nơi bìa rừng, đó là nơichôn cất người chết Mường pú pẩu ở người Thái giống như mường macủa người Mường

 Khuân tứ chỉ thành một phi gọi là ma nhà sống quanh quẩn bên bàn thờ

Lễ đưa tang: Quan tài khiêng tay qua cầu thang xỉa xuống đất trên đònkhiêng Con rể cả cầm đuốc dẫn đường Người chết chôn trong bãi tha ma dòng

họ Người Thái rất sợ phải đụng tới mồ mả sau khi chôn cất nên huyệt đào sâutới 1,5 – 1 ẵm

Lễ rửa nhà: sau hai ba ngày chôn cất thi hài gia chủ giết gà làm cỗ mời thầy

mo đến khắp lời xua đuổi tà ma Thầy mo lấy chổi lá gai nhúng vào chậu nướcngâm bồ kết quét qua các xó xỉnh trong nhà Sau đó chậu nước và chổi được vồivàng mang ra đổ vứt xuống suối Từ đó con cháu mới nhẹ nhõm nỗi buồn nhớthường người chết nhanh chóng vơi đi Người Thái cũng có tục mang khăn áotang màu trắng xổ gấu

Trang 10

Thực chất tang lễ của người Thái chỉ là thổ táng và người Thái cũng đãthực hiện đầy đủ về thế giới hai bên đối với người chết.

Văn hóa dân gian

Sinh sống hàng ngàn năm trên dải đất Việt Nam thừa hưởng một nền vănminh cổ truyền lớn lao của cha ông người Thái đã góp phần cống hiến khôngnhỏ vào kho tàng văn hoá chung của cả dân tộc Việt Nam Nhờ có văn tự, cưdân Thái đã lưu lại cho đến nay nhiều sách, chuyện ghi trên giấy, trên lá cây Đó

là những cuốn sách sử chép tay dày hằng trăm trang, những bộ luật hay tập quántương đối hoàn chỉnh, phản ánh tình hình xã hội đương thời những bản trường

ca làm kích động lòng người, những chuyện thơ tuy khuyết danh nhưng đầy giátrị nghệ thuật, những tập dân ca những bài hát đồng giao những bài hát răn đời,những tầp ghi chép những nghi lễ tôn giáo …Có thể nói vốn văn nghệ cổ truyềnThái rất phong phú

Thơ ca dân gian chiếm một vị trí rất lớn gồm những câu ca dao, những tậpthơ tình yêu, thơ ca hát trong dịp hội hè, đám cưới, mừng lên nhà mới ,trongnhững dịp lao động sản xuất, cho đến những bản trường ca, những truyện thơlịch sử

Đất Thái còn nổi tiếng về múa Múa còn gọi là múa xoè Ban đầu xoè cóhình thức đơn giản và có tính phổ thông Có điệu xoè vòng hay xoè theo hàng,múa theo nhịp đàn hay theo điệu hát khi vui chơi dưới ánh trăng hay lúc nghỉgiữa hai thời gian sản xuất Sau cách mạng, nghệ nhân dân gian mới phát triểnthành những điệu xoè mang biểu diễn lên sân khấu như điệu xoè khăn, xoè quạt,xoè nón, xoè bướm, xoè đèn…

Hình 1.4 Múa quạt

Trang 11

PHẦN 3 VẬN DỤNG VĂN HÓA NGƯỜI THÁI TRONG HOẠT ĐỘNG DU

LỊCH

3.1 Vận dụng văn hóa tộc người Thái với vai trò là tài nguyên du lịch

3.1.1 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Vườn quốc gia Pù Mát

Nằm trên dải đất miền Trung, Vườn quốc gia Pù Mát có nhiều thuận lợitrong việc phát triển du lịch: diện tích rộng lớn, tính đa dạng sinh học cao vớinhiều loài động vật rừng, thực vật rừng mới được khám phá trong thời gian gầnđây: 2.500 loài thực vật thuộc 160 họ và gần 1.000 loài động vật

Đặc biệt, một khung cảnh thiên nhiên hoang sơ như chưa hề có bàn tay củacon người chạm đến: Rừng nguyên sinh thượng nguồn Khe Thơi, Khe Bu, KheChoăng, Cao Vều Thác Khe Kèm, suối nước Mọc, sông Giăng, rừng săng lẻ

và những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Thái - nét hoang sơ là món quà củathiên nhiên ban tặng cho VQG Pù Mát

Hình 2.5 Vườn quốc gia Pù Mát

Với giới khoa học, cái tên Pù Mát không có gì xa lạ bởi đây là một trong

những nơi đầu tiên phát hiện loài thú quý hiếm: Sao la Với diện tích vùng lõi

rộng 94.804ha và vùng đệm rộng 86.000 ha, trải rộng trên 3 huyện TươngDương, Con Cuông và Anh Sơn của tỉnh Nghệ An, Pù Mát chính là nơi ở củangười Thái - dân tộc đã sống ở đây nhiều đời Nét hoang sơ hùng vĩ của núi rừng

Trang 12

Pù Mát được pha lẫn với nét văn hoá độc đáo, tinh tế của người Thái Họ sinhsống ở hầu hết các thôn bản, trong các nhà sàn bằng gỗ với nghề trồng lúa nước.

Ở những vùng đồi, họ tham gia trồng cây hoặc đốt nương làm rẫy, trồng màuhoặc các loại cây lương thực khác; chăn nuôi gia súc gia cầm; làm các sản phẩmmây tre đan và dệt vải truyền thống Vải thổ cẩm của người Thái nổi tiếng vềtính độc đáo, màu sắc sặc sỡ và bền đẹp Giữ truyền thống lâu đời, người Tháisinh sống tập trung theo dòng họ, mỗi cộng đồng dân cư có tín ngưỡng và tậptục riêng, có những lễ hội gắn liền với các mùa bội thu và sản xuất nông nghiệp.Nhảy sạp, uống rượu cần là đặc trưng không thể trộn lẫn trong sinh hoạt thườngngày của người Thái

Hình 2.6 Sao La tại vườn quốc gia Pù Mát

Thác Khe Kèm - dải lụa trắng giữa đại ngàn

Thác Khe Kèm hay còn gọi là thác Kèm mang vẻ đẹp hoang sơ mà thiênnhiên ban tặng cho Vườn quốc gia Pù Mát Thác cách thị trấn Con Cuông, tỉnhNghệ An, khoảng 20 km về phía nam

Hình 2.7 Thác Khe Kèm

Trang 13

Phía trên và hai bên thác là cả một thảm thực vật với hàng trăm loài hoaquanh năm khoe sắc Mỗi mùa có một loài hoa nên tạo cho du khách có cảmgiác như lạc vào vườn hoa đại ngàn Dưới chân thác là khe nước dài với nhữngphiến đá phẳng lỳ như những chiếc bàn lớn làm chỗ nghỉ chân cho du khách.Cũng tại chân thác, là những hồ nhỏ có độ nông, sâu khác nhau tạo nên một bứctranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời Về mùa hè, nhiệt độ tại khu vực Thác là20oC rất mát mẻ

Hình 2.8 Ngắm cảnh bên Thác Khe Kèm

Du khách có thể thoả thích vui chơi bên dòng thác để tận hưởng không khímát mẻ và môi trường trong lành của tự nhiên, rồi uống rượu cần, ăn cơm lamhay xem những điệu múa Lăm của đồng bào dân tộc Thái

Hình 2.9 Những món ăn của người Thái

Trang 14

Du khách có thể men theo đường mòn lên đỉnh thác, thoả sức ngắm cảnhnúi rừng Từ đây du khách cũng có thể đi ngược lên thung lũng Khe Bu hoặc đi

bộ leo núi Pu Loong - một ngọn núi cao ở Vườn Quốc gia Pù Mát (thời gian đi

về mất khoảng từ 6-8 tiếng) Hiện nay đã có một con đường trải nhựa từ thị trấnCon Cuông đến thác Khe Kèm Tại đây đã có một số cơ sở lưu trú và dịch vụ dulịch phục vụ du khách Thác Khe Kèm là điểm du lịch thu hút khách du lịchtrong nước và nước ngoài

Rừng săng lẻ

Xuất phát từ trụ sở Vườn Quốc Gia Pù Mát dọc lên tuyến Tương Dương

-Kỳ Sơn Nằm cách trụ sở chính của VQG Pù Mát khoảng 40km là xã Tam Đình(Tương Dương) nói đến xã Tam Đình bởi ở đó có một điểm du lịch hấp dẫn Ai

đi qua cũng phải dừng chân ghé lại để chiêm ngưỡng và thưởng thức không khítrong lành Rừng Săng Lẻ một điểm tham quan được rất nhiều người biết đến.Đến đây du khách sẽ thấy một màu xanh trùng điệp của lá cây pha lẫn vớimàu trắng bạc của thân cây Săng Lẻ, một số du khách khi tham quan rừng Săng

Lẻ đã không nén nổi cảm xúc về cảnh đẹp thơ mộng nên đã sáng tác nhiều bàithơ, nhiều ca khúc ngợi ca vẻ đẹp của núi rừng miền tây nam xứ Nghệ, cảmnhận và choáng ngợp trước vẻ đẹp của khu rừng nguyên sinh nên họ đã tặng chorừng Săng Lẻ cái tên thơ mộng “Thung lũng xanh”

Hình 2.10 Rừng săng lẻ

Trang 15

Rừng Săng Lẻ là điểm hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, cắm trại,picnic, cho tất cả cá nhân, tập thể nào khi đi du lịch Đến đây chắc chắn khurừng này sẽ gợi cho du khách thú ham thích tìm hiểu khám phá những điều kỳthú còn ẩn chứa trong rừng.

Vốn dĩ khu rừng này luôn dữ được vẻ nguyên sơ vốn có của nó là nhờ tinhthần và trách nhiệm của những ngời sống xung quanh khu rừng là bà con ngườidân tộc Thái bản Quang Thịnh cuộc sống của họ rất tình cảm, đạm bạc và hiếukhách Nếu quý khách có nhu cầu giao lưu rượu Cần với đồng bào người Tháiđêm nay tại thôn bản để khám phá cuộc sống của họ, ở đó du khách sẽ được hoàmình vào điệu Săng Khan quen thuộc và nổi tiếng trong các lễ hội của ngườiThái, thoả sức chiêm ngưỡng các sắc phục rực rỡ và mang đậm bản sắc văn hoádân tộc, múa hát quanh chum rượu Cần bên ánh lửa bập bùng có tiếng hát, cótiếng chiêng tiếng trống Tất cả sẽ tạo cho du khách cảm thấy hài lòng khi đượcsống trong không khí tưng bừng và sôi động nơi đây

Để chuyến tham quan trở nên phiêu lưu hơn, du khách có thể dành ra ítphút để khám phá xung quanh rừng Săng Lẻ các hang động kì bí còn ẩn chứa rấtnhiều điều bí mật

Tham quan rừng Săng Lẻ chiêm ngưỡng và khám phá những vẻ đẹp củanúi rừng, hoà nhập với cuộc sống của đồng bào người Thái, ghi lại các hình ảnhđẹp, khám phá và chinh phục được thiên nhiên ở cửa ngõ miền tây nam NghệAn

Tài nguyên du lịch nhân văn

Lễ hội

Lễ hội của người Thái thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan và trảinghiệm, những lễ hội được mong chờ nhất là lễ hội hoa Ban, lễ hội đua thuyềntrên sông Đà, hội cầu an cho bản làng, hội xòe, ném còn khai xuân Và hầu hếtcác lễ hội này đều diễn ra vào dịp đầu năm mới, đặc biệt là bắt đầu từ sau TếtNguyên đán

Lễ hội hoa Ban

Lễ hội hoa Ban thường được tổ chức ở Sơn La và Điện Biên Đây khôngchỉ là lễ hội riêng của người Thái mà còn là tài sản chung của người dân TâyBắc, với sự tham gia của nhiều dân tộc trong vùng Hoa Ban có một vị trí hết

Ngày đăng: 25/11/2018, 12:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w