Đây là tài liệu chọn lọc về văn hóa các dân tộc ít người ở việt nam. Tài liệu có sự tham khảo nhiều tài liệu khác nhau về dân tộc học trên sự so sánh. Tài thích hợp để tham khảo và cho học sinh sinh viên các khối ngành du lịch và nghiên cứu văn hóa. Tìa liệu cũng đã được bổ sung và cập nhật các thông tin nghiên cứu mới nhất về văn hóa dân tộc bana. Tài liệu cũng có thể dùng cho các hướng dẫn viên du lịch đưa khách tham quan và trải nghiêm văn hóa bản sắc của các dân tộc.
Trang 1- Cư trú chủ yếu ở vùng Trung Trung Bộ, ven dải Trường Sơn và TâyNguyên, các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên…
- Họ là tộc người có dân số đông nhất, chiếm vị trí rất quan trọngtrong các lĩnh vực: văn hóa, xã hội ở các cao nguyên miền Trungnước ta
II HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
a) Nông nghiệp
- Người Bana sinh sống nhờ nông nghiệp, chủ yếu là canh tác lúatrên ruộng khô và rẫy Việc trồng trọt được tiến hành theo một nônglịch khá chặt chẽ Công việc đồng áng bắt đầu khi cây gạo (Blang) rahoa, đó là khi trời đổ những cơn mưa đầu mùa, khi chòm sao lưỡicầy xuất hiện Người Bana bắt đầu quốc ruộng Khi hoa gạo rụnghết, hoa Drong bắt đầu nở thì họ trìa lúa Tháng ba hay tháng tưdương lịch khi ve kêu inh ỏi là lúc mở đầu mùa sản xuất Trước ngàytrìa lúa, do bắt đầu cỏ non mọc, buộc phải xới đất lên rất kỹ Để xuađuổi chim muông phá phách, người Bana tạo nên dàn nhạc rừngcông phu, tài tình, bằng cách lợi dụng sức gio sức nước, tạo nênnhững âm thanh khi dồn dập khi khoan thai, vừa vui tai vừa làm chothú hoảng sợ Việc thu hoạch kéo dài 2-3 tháng do họ phải suốt lúabằng tay vì lúc đó công cụ không được cải tiến Khi suốt họ lựa chọnnhững bông tốt làm giống
- Vườn ở vùng Bana nằm ngay trên rẫy hay trong các đám ruộngkhô, nơi đất mầu mỡ nhất Một mảnh vườn có thể trồng trọt liên tụctrong khoảng 4-5 năm Trong đó có loại cây dùng để dệt và nhuộmnhư: bông, chàm; cây thuốc hút; cây làm thức ăn; các loại rau: bầu,
bí, đỗ, vừng, lạc; các loại cây ăn quả: chuối, mít, dứa, đu đủ; cây gia
Trang 2vị: ớt, hành, tỏi, kiệu; các loại rau thơm Ngoài ra còn trồng mía, ngô,khoai, sắn, bo bo, kiều mạch, các loại kê, khoai sọ, khoai môn Vườnchuyên canh cũng xuất hiện
- Hiện nay ở vùng Bana thu hẹp diện tích rẫy, mở rộng diện tíchruộng, chuyễn rẫy thành ruộng khô và khai phá ruộng nước
b) Thủ công
- Hầu như mỗi làng đều có lò rèn Rèn là nghề độc nhất có thể xemnhư một nghề thủ công, mặc dù chưa được tổ chức thành phườnghội Công cụ rèn bao gồm ống bễ bằng tre hay bằng gỗ, đe bằng đáhoặc bằng sắt, búa bằng sắt Mỗi làng xưa kia thường chỉ có một lòrèn Nhân dân đổi công, hoặc đổi hàng hóa để lấy sản phẩm rèn nhưlưỡi cầy, rìu, cuốc
- Nghề gốm tương đối phổ biến mặc dù kỹ thuật còn thô sơ
- Nghề dệt là công việc của đàn bà Các gia đình đều trồng lấy bông.Công cụ cán, bật bông, se sợi tựa như ở đồng bằng, tuy có một vàichi tiết khác Do chưa có khung cửi nên người Bana dệt rất chậm,một vài tấm vải dài chừng 2 sải thì phải mất gần 1 tháng
- Đan lát là công việc của đàn ông Họ thường tập trung tại nhà Rông
để đan các loại dụng cụ từ mủng, sọt, bồ, bịch, cho đến các loại gùi.Loại gùi Brăng hay Tnong để đựng quần áo, hay suốt lúa; Krô củađàn ông mang sau lưng, Haká hay Prong để đựng lúa, họ còn đan lới
để bắt cá và làm vật trao đổi có giá trị Đàn ông Bana có nghề đanchiếu bằng lá Pmắt, Mơnal, giống như lá dừa nhưng dài tới 2m Látrẽ thành 5-6 dây rồi đem phơi khô trong 5-6 ngày hoặc ngâm quanước làm mềm để đan những chiếu khổ 1.6m-1.20m
c) Săn bắn hái lượm
- Có rất nhiều loại rau ngon tùy theo từng mùa, nhiều loại măng,nấm, mộc nhĩ Người Bana thích ăn một số loại sâu, nhất là sâu cây
dẻ, cây chít, dế, châu chấu, cào cào, các loại ong non, kiến non, ếch,nhái, nòng nọc, tôm, tép và một số loài nhuyễn thể sống dưới nước
- Nếu hái lượm, trồng trọt là công việc của phụ nữ và trẻ em thì sănbắn là trách nhiệm của đàn ông Săn bắn không chỉ nhằm phục vụcho việc bảo vệ mùa màng, mà còn nhằm kiếm thức ăn Gia súc tuynhiều nhưng chủ yếu chỉ dùng trong những dịp cúng bái, hội hè, cướixin, ma chay… Săn bắn còn là dịp để trai tráng rèn luyện tài năng vàlòng dũng cảm
- Trong săn bắn, nhất là ở An Khê, việc dùng tên thuốc độc rất phổbiến Có 4 loại cây có nhựa dùng làm thuốc độc: Krăm và Đrăm là
Trang 3độc dược, tẩm tên để bắn các loại thú như hoẵng, nai, chồn…; Tengneng là đồ độc hại cao hơn dùng để tẩm tên bắn hổ, báo, gấu…; ĐơGăng là đồ độc hại rất mạnh, nếu ngửi phải hơi cũng chết.
d) Trao đổi hàng hóa
- Hàng hóa được trao đổi giữa địa phương và cư dân xung quanh,việc trao đổi theo lối cổ truyền
- Vật ngang giá thông thường là trâu, bò, nồi đồng, chiêng, cồng Cácloại tiền này đôi khi lại đổi lấy tiền đồng, tiền bạc để làm trang sức.Giá trị các vật ngang giá thường thống nhất theo từng vùng và xê ítnhiều theo các vùng khác nhau Nồi đồng gồm nhiều loại: nồi ba, nồinăm, nồi bẩy Giá trị các nồi đồng cũng còn phụ thuộc vào niềm tin là
có thần linh Chiêng (Chinh chông) có nhiều loại Loại chiêng Lào
pha bạc rất tốt, có thể được đúc từ Miến Điện, có giá trị tới 30 contrâu hay 1 con voi Ở vùng Bana, có loại chiêng có núm, có loạichiêng bằng Có bộ chiêng gồm 5 chiếc có đủ cha và các con, bộchiêng 3 chiếc đủ cha và các con Những bộ chiêng quý thường cótên như là: bom, doanh hay doong duan
- Ché có rất nhiều loại Giá trị của chúng không phải là do khả năng
sử dụng mà do khan hiếm, do quan niệm đấy là nơi cư ngụ của thầnlinh để phù hộ cho gia chủ Giá trị của chiếc ché còn phụ thuộc vào
người mua và người bán Ché quý của người Bana là loại Stoc, đặc biệt là Stoc Vênh, được mua tới 30-40 con trâu và phải cất riêng,
làm nhà riêng cho ở vì nếu để cùng nhà gia chủ sẽ chết Các loại chébình thường chỉ có giá bằng một con lợn
- Vật ngang giá thông thường là lưỡi cuốc, cào cỏ (Yec) gọi là Minh Đrăm 10 minh đrăm là 1 Blớc, giá trị bằng 1 con gà mái (2 blớc = 1).
6 gó là một ché thông thường 12 gó là một gò bây (nồi bẩy) 25 góbằng một gơ bung, giá trị ngang bằng 1 con trâu Những đơn vị vậtngang giá này được quy ra các tấm hiện vật Tiền chỉ mới được sửdụng ở các thị trấn, thị xã dưới thời Pháp thuộc Sau ngày giảiphóng, tiền ngân hàng VN mới được sử dụng rộng rãi trong toànvùng
III Văn hóa vật chất
1 Nhà ở và công trình kiến trúc
Nhà ở:
- Người Bana ở nhà sàn (hnam) Xưa kia, người Bana thường ở loại
nhà sàn dài hàng gian, có một hành lang thông giữa các gian, dànhcho gia đình lớn gồm nhiều cặp vợ chồng và con cái Bên cạnh đó
Trang 4người Bana cũng phổ biến với loại nhà sàn nhỏ dành cho các giađình hai hay ba thể hệ cùng chung sống Nhà nhỏ Bana gồm 3 gian
hay 5 gian Nhà có 4 mái lợp tranh (pơ đa), hai mái chính phía trước,
phía sau hình chữ nhật có hai mái đầu hồi hình tam giác Trên nócmái, ở hai đầu hồi có trang trí hai thanh gỗ bắt chéo như là phần nối
dài cảu hai kèo hồi gọi là tơ nóp hay ktoanh nào trước mặt cũng có
1 sàn lộ thiên hay có mái che, với 1 cầu thang lên xuống Trong nhàthường chia làm 3 phần:
+ Phần đầu hồi mé Đông: được quan niệm là phía của sự sống.Chỗ ở của vợ chồng chủ nhà Tại đó, bên bếp lửa, có đặt 1 hòn đáđược coi như 1 bảo vật, thần bản mệnh của gia đình
+ Gian giữa là nơi tiếp khách Ở đó có 1 bếp lớn và là chỗ ngủ củanhững đàn bà đến tuổi trưởng thành trở lên Xung quanh bếp là nơi
để gia cụ như: gùi, mẹt, khuy dệt…và các ché rượu
+ Mé Tây là gian của các cặp vợ chồng, con cái nhỏ và những contrai chưa đến tuổi tập trung ra nhà Rông
- Kích thước nhà tương đối thống nhất, chiều dài mỗi gan bằng 1 sải
tay (pơ lai) cộng một cánh tay (hlooc) của chủ nhà, chiều rộng nhà
bằng 3 sải tay của chủ nhà Vật liệu làm nhà là các loại thực vật cósẵn xung quanh nơi cư trú, gồm gỗ dùng để làm cột, kèo, cầu thang,dầm ngang và đôi khi cả mặt sàn, lồ ô dùng để làm đòn tay, đòn nóc,
xà, phên tường, sàn nhà, tranh dùng lợp mái, dây mây và dây rừng
để cột các bộ phận của ngôi nhà Kết cấu khung nhà là kết cấu haicột không vì kèo người ta dựng bộ khung cột với các loại cột chống
(d’răng), nối dầm sàn (d’mam), đặt quá giang (tơ pong pụ), xà dọc (tơ pong vil) và xà ngang (tơ pong tol) bằng kỹ thuật buộc chạc và
khoát ngoãm chứ không đục mộng Dụng cụ đẻ làm bộ khung cột làrìu, rựa, cưa, đục, nào Khung mái nhà được làm ở dưới đất bao
gồm rui (po ju) đòn tay hay hoành (ho pok) bằng lồ ô, cố kết với nhau bằng dây mây (ri), mái tranh, sau đó, được khiêng và đặt lên
Trang 5trên bộ khung cột Người Bana làm vách bằng lồ ô, bên ngoài vách làcác dố dọc và nẹp ngang Vách không được dựng thẳng với cột mà
hơi nghiêng theo kiểu thượng thách hạ thu Sàn nhà được đan bằng
những cây lồ ô bổ đôi đập phẳng Cửa chính bao giờ cũng có hai bậucửa nằm phía dưới và phía trên, mỗi bậu có hai đầu được đẽo tròn
hình mỏ chim gọi là ktol.
- Trong nhà sàn nhỏ ba gian có ba cửa: một cửa chính (măng tơm)
mở ở gian giữa, hai cửa phụ (măng mok ) hay (măng jac) ở hai đầu
hồi Người Bana thường làm nhà mới vào mùa khô, khi công việcnương rẫy đã hoàn tất Trước khi dựng nhà ở khoảnh đất đã định,người chủ nhà phải đến đó nằm ngủ một đêm Quá trình làm nhàđược chuẩn bị cẩn thận, gỗ được chọn để làm nhà thường là gỗ chik
(loong chik) chắc, thẳng, không mối mọt, có chạc để có thể đặt kèo.
Trong khi đi tìm nguyên vật liệu nếu gặp con mang hoặc chim pơlang kêu gần thì phải quay về, hai ba ngày sau đó mới được đi tìm gỗlại Khi dựng nhà, người ta dựng cây cột đầu hồi phía trái cửa chínhtrước, vì đây là gian vợ chồng chủ nhà, gian gốc của ngôi nhà
- Sau đó, người chủ gia đình làm lễ cúng xin các thần linh phù hộ chocác thành viên trong nhà luôn luôn mạnh khỏe Người đàn bà chủnhà là người dội nước vào hố chôn cột nhà Tiếp đó các bộ phậnkhác của ngôi nhà mới được dựng lên Nhà làm xong, gia chủ làmcơm, rượu cúng thần linh và mời họ hàng, dân làng đến mừng nhà
mới (et tok hnam nao) Lễ vật cúng thần là một con gà và ghè rượu.
Bếp lửa chính trong nhà được đốt lên Người đàn bà chủ lễ lấy máu
gà đổ vào bếp lửa và cầu xin thần bếp lửa yang tơ nuk uynh phù hộ
cho gia đình luôn luôn mạnh khỏe, may mắn và làm ăn thuận lợi Đầu
gà được gói vào túi vải cùng với lá loong klo đem treo ở cây cột gian
Trang 6trái nhà Sau lễ cúng thần, các cặp vợ chồng lấy lửa ở bếp chính vềnhen ở bếp lửa nhà mình Lễ cúng nhà mới được làm tại bếp lửa nên
cũng được gọi là cúng thần bếp (pơm yang tok yang tơ nuk uynh).
Bà chủ đặt ba viên đá trong các bếp lửa Nếu sau một thời gian ởnhà mới mà làm ăn không thuận lợi, hay đau ốm, người Bana tinrằng do đất nhà xấu, phải mời thầy cúng làm lễ cúng Tủy theo điềukiện kinh tế mà người ta cúng gà hay lợn
Công trình kiến trúc: Nhà Rông
- Nằm ở giữa làng hay đầu làng, là công trình lớn nhất trong làng –một di sản đặc trưng của các dân tộc thiểu số Kon Tum, kích thướcbiến động trong khoảng 10-15m chiều dài, 4-5m chiều rộng, 1-1,5mchiều cao sàn Nhà Rông của dân tộc Bana, Gia Rai, Xê Đăng có qui
mô to cao, từ Kon Tum ngược lên các địa phương phía Bắc thì nhàRông có xu hướng thấp dần
+ Hai mái của nhà Rông cao gấp nhiều lần vách, có hình lưỡi rìu,
phần giữa hơi lồi ra Trên nóc (pơ pung) có trang trí hình mặt trời (măt tơ ngai) ở giữa, hình trăng khuyết hai bên mặt trời và hình rau rớn (ktoanh) ở hai đầu hồi Vách và sàn nhà được đan bằng lồ ô
dày, chắc chắn Kết cấu bộ khung nhà Rông cũng tương tự như
khung nhà ở, nhưng cao hơn, với các vì cột (d’răng) được kết nối với quá giang (tơ pong pụ), xà ngang (tơ pong tol), xà dọc (tơ pong vil) dầm ngang và dầm dọc bằng tạo ngoãm và buộc dây Nằm
chéo nhau theo mái phía trong nhà là hai cây rừng dài nhưng chắc
loong tơ rạ có nhiệm vụ giữ cho ngôi nhà luôn vững chãi.
+ Nhà Rông và nhà ở đều có cửa lên xuống ở gian giữa, hai đầu hồinằm theo hướng Đông Tây, cửa nhà hướng Nam, lưng nhà như là
Trang 7trung tâm của mỗi làng Hướng của làng là hướng cửa nhà Rông vànhà ở, tốt nhất là hướng Nam, có thể hướng Bắc và Đông do nhucầu dựa vào núi, nhưng không bao giờ là hướng Tây Theo tínngưỡng Bana, hướng Đông, hướng mặt trời mọc được coi là hướngtốt, hướng của sự sống, hướng Tây, hương mặt trời lặn được coi là
hướng xấu, hướng của người chết Cũng vì thế, nghĩa địa (plei kiak) hay (plei atau) thường được đặt ở hướng Tây của làng Tập quán
làm nhà hai hồi quay hướng Đông Tây còn nhằm hạn chế nắng nóngban ngày chiếu vào nhà trong những tháng mùa khô
+ Nhà Rông thường có 3 gian hay 5 gian, với hai hàng cột, mỗi hàng
có 4 cột hay 6 cột, mỗi gian rộng 2,5-3 sải tay, lòng gian 3-3,5 sải tay
Bộ khung mái là sự kết hợp của các đòn tay (hơ pok), rui (hơ kyh), thanh giằng và dây mây Vách nhà (tơ nar hay pơ nứt) được đan
bằng lồ ô dày, bên ngoài vách có các đố dọc và nẹp ngang Ở một sốlàng, vách nhà Rông không thẳng đứng mà hơi nghiêng theo kiểu
thượng thách hạ thu Nhà Rông chỉ có một cửa ra vào (măng tơm)
ở chính giữa nhà, các cửa sổ (măng mok) thường mở phía trước
nhà Giống như nhà ở, giữa cầu thang lên xuống với cửa chính nhà
Rông có một khoảng sàn (pra rông) lộ thiên, hai góc phía ngoài có hai cây cột cao chừng 3 mét (gu pra), đỉnh cột được đẽo khắc hình
người, hình quả bầu, hình nồi đồng, hình rau rớn Không gian trongnhà Rông không bị ngăn cách, nhưng được chia làm 3 phần theochiều ngang nhà
Quá trình làm nhà Rông:
- Được thực hiện trong vòng 7 ngày:
+ ngày đầu đục cột và đẽo cột
+ ngày 2 đào lỗ, chôn cột, dựng cột, đặt xà ngang và kèo
Trang 8+ ngày ba và ngày tư làm nóc, mái, phên vách, ván sàn
+ ngày năm dựng các giàn giáo
+ ngày bảy làm sàn nhà, sàn lộ thiên và cầu thang lên xuống
- Khi hoàn thành, người Bana tổ chức lễ đâm trâu cúng mừng nhàRông mới, kéo dài một ngày, một đêm Trâu cúng nhà Rông phải là
trâu trắng Cột đâm trâu (gowl sa kpo) đặt ngay dưới sân nhà Rông,
được đẽo gọt từ cây bông gòn Trong buổi lễ, đàn ông trong làngđánh trống, chiêng, phụ nữ múa soang Tất cả di chuyển xung quanhcột đâm trâu theo chiều ngược kim đồng hồ Sau khi đâm trâu xong,người ta cắt đầu trâu treo lên cột đâm trâu để làm lễ bói xin tốt lành.Già làng vừa cầm dao dài chọc vào đầu trâu vừa khấn với thần linh.Tiếp đó, người ta cắt dây treo đầu trâu Khi mới xuống đất, nếu đầutrâu quay về hướng đông là tốt
Nhà Rông Bana có các chức năng xã hội, tín ngưỡng và văn hóa:
- là nơi ngủ đêm của thanh niên và đàn ông chưa vợ nhằm để phòngtrai gái loạn luận, tạo điều kiện cho thanh niên và đàn ông chưa vợrèn luyện và học hỏi kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất chuẩn
bị cho việc lập gia đình
- là nơi họp già làng và dân làng để quyết định các trọng sự của làngnhư lễ hội, di chuyển làng, chiến tranh…
- là nơi đón tiếp khách đến từ bên ngoài, cả khách chung của cộngđồng hay khách riêng của từng gia đình
Nhà Rông được coi là thần bản mệnh của cả cộng đồng trú ngụ:
Trang 9- là nơi tiến hành các lễ cúng thường kỳ và không thường kỳ củacộng đồng, bao gồm lễ mừng lúa mới, lễ bắc máng nước, lễ cầumưa, lễ mừng chiến thắng, lễ lập làng mới, lễ lên nhà Rông….
- là chốn linh thiêng và uy nghiêm, biểu tượng cho quyền uy và sứcmạnh của cộng đồng
- là nơi cất giữ và trưng bày tất cả những linh khí vật chất cộng đồng
của làng, ngoài túi kđung, còn có chiêng thần, trống thần, chén rượu
cần, cột cúng thần, các sừng trâu sau lễ đâm trâu, các xương đầuthú săn được…
Nhà Rông là nơi diễn ra sinh hoạt văn hóa các lễ cúng cộng đồng:
- nơi trình diễn các loại hình văn nghệ dân gian gồm: dân ca, dânnhạc, dân vũ, đặc trưng nhất là điệu múa cồng chiêng, kèm theo lễđâm trâu
- nơi diễn xướng các trường ca của cộng đồng
Biểu tưởng cho linh khí, sức mạnh và niềm tự hào của các cộngđồng làng Bana
2 Trang phục
Sắc màu trong trang phục của dân tộc Bana là đen, đỏ, trắng –những màu sắc được người Bana sử dụng nhiều trong thổ cẩm Cáchình mẫu là sự cách điệu của cảnh núi rừng Hoa văn trên thổ cẩmcủa người Bana có màu sặc sỡ, chạy dọc theo chiều tấm vải Màuđen được xem là màu chủ đạo, gây ấn tượng mạnh về phong cách,phản ánh đường nét văn hóa truyền thống và đời sống sinh hoạthằng ngày Màu trắng tượng trưng cho khát vọng, ước mơ Màu đỏbiểu hiện cho màu của lửa, của máu, tượng trưng cho sức sống, sự
Trang 10vươn lên, niềm đam mê, tình yêu và khát vọng Màu vàng biểu hiệncho ánh sáng mặt trời, sự kết hợp hài hòa giữa con người và tựnhiên, Màu xanh biểu hiện cho màu da trời, màu của cây lá.
Trang phục đàn ông:
- Gồm khố, áo, khăn và thắt lưng Có hai loại khố: khố ngày thường
và khố ngày lễ
+ Khố ngày thường rộng 20-25cm, dài 2,5-3m, nều màu chàm, có
ba dải hoa văn màu đỏ-trắng chạy dọc theo khố, hai dải hai bên rìarộng 3cm, một dải ở giữa rộng 4cm, chân khố có đường viền đỏ Khốngày thương hẹp và ngắn nên chỉ che được một phần hai đùi phíatrước và phía mông sau, tiện lợi cho việc mang vác và di chuyển + Khố ngày lễ lớn thì lớn hơn, dài 2-2,5m, rộng 35-40cm, không cóhoa văn chạy giữa, chỉ có hai hoa văn sọc đỏ-trắng rộng 8cm chạydọc hai bên rìa và hai dải hoa văn hình hoa chạy theo 2 chân khố,mỗi chân đều có tua rua màu chàm và màu đỏ dài 25cm Khố ngày lễdài và rộng hơn nên che được toàn bộ đùi trước và hai mông sau,tạo cảm giác vừa khỏe mạnh, vừa kín đáo, được dùng trong các dịp
lễ hội gia đình và cộng đồng
- Ngày thường, đàn ông Bana ở trần Vào ngày lễ hội hoặc giá lạnh,đàn ông Bana mặc áo cộc tay, chui đầu, cổ vuông hay cổ khoét, tạothành bởi hai tấm vải khâu ở vai và sườn, còn gọi là áo pông xô.Toàn bộ áo màu chàm, chỉ có một đường hoa văn đỏ-trắng chạy theogấu áo Vào dịp lễ hội, người đàn ông dùng vải khăn bịt đầu có hoavăn hình học, rộng 10cm, dài 1m Khăn được buộc qua trán, thắt nút
ở phía sau đầu để rủ hai dải xuống vai Người ta gài bên trong vành
Trang 11khăn những vật trang sức như lông chim, xương thú, bông hoa rừnghình đuôi chó…
Trang phục phụ nữ:
- Khăn quấn đầu của phụ nữ ít thấy ở phía Tây nhưng lại phổ biến ởphía Đông Trong những ngày lễ, phụ nữ quấn trên đầu chiếc khăn
đen có dải hoa văn mỏng hai bên mép (a ngưm) Khăn được quấn
tròn trên đầu và gài vào một bên gáy
- Áo phụ nữ cũng là áo pông xô chui đầu, nền áo màu chàm, gồm hailoại là áo ngày thường và áo ngày lễ Áo ngày thường là áo cộc tay,khâu từ hai mảnh vải ở vai và nách, cổ bằng, không khoét, có bađương hoa văn đỏ trắng nhỏ và đơn giản ở ngực, ở giữa ngang áo
và ở gấu áo Áo ngày lễ khác áo ngày thường:
+ áo ngày lễ từ trên xuống dưới có nhiều hoa văn, trong đó, hoavăn dưới cùng lơn nhất, rộng 20-25cm
+ từ ngực áo xuống chân áo cũng là những dải hoa văn màu trắng liên tiếp, rộng 30-35cm, tạo cảm giác áo có nền màu đỏ-trắngxen lẫn hoa văn màu chàm, thực tế nền của áo là nền màu chàm
đỏ Váy Bana thuộc loại váy mở, là một tấm vải nề màu chàm, cũnggồm hai loại là váy ngày thường và váy ngày lễ Váy ngày thường,
tùy người cao thấp mà rộng 0,6-0,7m, dài 1-1,2m, có cạp váy (pơ por hơ pen), là dải hoa văn màu trắng-đỏ, rộng 5cm, rộng hơn váy
nỗi bên 20cm và một dải hoa văn màu trắng-đỏ rộng 5cm chạy theo
chân váy (chưng hơ pen) Khi mặc, váy chỉ trùm đầu gối hoặc đến
ngang bắp chân để tiện việc mang vác và đi lại Váy ngày lễ có điểm khác biệt so với váy ngày thường:
+ váy ngày lễ dài hơn, tùy theo dáng người mà biến động trongkhoảng 75-90cm để khi mặc gấu váy trùm kín chân
Trang 12+ váy ngày lễ có cạp váy dài hơn váy ngày thường, mỗi bên dài ra1m để khi mặc, hai đầu cạp váy rủ xuống hai bên từ hông xuống gầnchân váy.
+ ngoài hai đường hoa văn trắng-đỏ ở cạp váy và chân váy, váyngày lễ có đương hoa văn lớn, với nhiều họa tiết đỏ xen trắng, rộng
35-40cm chạy ngang giữa thân váy, gọi là pok hơ pen hay tuynh hơ pen.
Trẻ em, người già và thầy cúng:
- Trẻ em Bana ngày nhỏ thường ở trần và địu sau lưng bằng tấm áochoàng Khi lớn hơn, chúng cũng được may những bộ trang phụcgiống như trang phục người lớn nhưng hoa văn không cầu kỳ bằng
- Trang phục của già làng và thầy cúng giống như trang phục củadân thường, nhưng hoa văn nhiều hơn và nhiều màu đỏ hơn
Trên tổng thể, hoa văn trên trang phục Bana có nền màu chàm,hoa văn màu đỏ là chủ đạo, kết hợp với màu xanh và trắng, tạo cảmgiác vừa trang nhã, vừa sặc sỡ và gây chú ý cho người nhìn Để cócác sợi chỉ màu, người ta dùng các loại lá cây và rễ cây trong rừng
Để có được hoa văn các màu, người Bana cho các lại lá cây, vỏ vây
và rễ cây rừng vào trong ché có nước, nhâm vài ngày cho nátnhuyễn hay thôi ra nước rồi lọc lấy nước đặc và nhúng sợi chỉ vào
Để nhuộm màu chàm, người ta hái lá cây loong t’rum bỏ trong chén,
đổ nước, cho vỏ ốc đã nung cháy qua lửa vào, đập kín, ngâm vàingày, thấy lá đã nát mủn mới bóp nát và vớt xơ ra, sau đó nhúng sợivào, để một hai ngày rồi vớt ra phơi khô Vỏ ốc cháy tan trong nướcthành một thứ vôi ngâm vào vải có tác dụng chống vắt rừng rất tốt
Để có màu đỏ, người ta lấy củ hai loại cây loong mut po rai và loong pu peh giã nát, nhâm vào ché vài ngày, sau đó chắt lấy nước,
Trang 13nhúng sợi vào, vớt ra ngay rồi phơi khô hoặc lấy bàn chải làm từ lônglợn nhúng vào và quết lên sợi treo trên một xà ngang Để có màu
vàng, người ta lấy vỏ cây loong nhau giã nhỏ, bỏ trong ché, đổ
nước, để vài ngày rồi lọc lấy nước trong và nhúng sợi vào
Khi trong nhà có người chết, thân nhân mặc áo, khố, váy mộc,màu trắng, không hoa văn và để gấu như là dấu hiệu tang chế Trongthời kì để tang, thân nhân người chết kiêng mặc những áo, khố váymới và đẹp, mà chỉ mặc những áo, khố váy đã cũ như minh chứngvới xung quanh là mình đang chịu tang
Đầu tóc:
+ Phụ nữ: phụ nữ ưa để tóc ngang vai Khi búi thì cài lược hay lôngnhím, hoặc trâm bằng đồng hoặc thiếc Đàn bà không chít khăn, màthường chỉ quấn đầu bằng chiếc dây vải hay vòng hạt cườm
+ Đàn ông: Xưa kia đàn ông búi tóc ở giữa đỉnh đầu hay để xõa.Khăn thường chít theo kiểu đầu rìu Trong các ngày lễ bỏ mả, đànông búi tóc sau gáy rồi cắm một số lông chim cong Ngày nay phầnlớn họ đều cắt tóc ngắn
Trang 14kim loại, có thể là tre, gỗ Tục cà răng mang theo quan niệm triết lýcộng đồng hơn là trang sức.
- Vòng cổ không chỉ dùng làm trang sức, làm đẹp mà còn mang ýnghĩa về tinh thần Nó được sử dụng trong đám cưới để bói xemtương lai vợ chồng mới sẽ như thế nào Trong nghi lễ đó, vòng cổ
(anam) được nắm chặt cùng với cơm, nếu bỏ ra mà vòng cổ và cơm
không dính với nhau nghĩa là đôi vợ chồng ấy không sống với nhau
hạnh phúc lâu dài; nếu vòng cổ và cơm dính chặt nhau có nghĩa là
tốt Vòng tay và vòng chân được làm bằng đồng Đàn ông đeo vòngđơn ở cổ tay và cổ chân, phụ nữ đeo vòng đồng kép Vòng tay képđược quấn từ cổ tay lên khuỷu tay; vòng chân kép được quấn từ cổchân lên đến nửa bắp chân
- Đồ trang sức còn là những vòng lục lạc hay chũm chọe bằng kim
loại, dùng để đeo ở đối gối các nhạc công khi biểu diễn cồng chiêng
- Do quan niệm hồn chính của người nằm giữa đỉnh đầu nên ngườiBana giữ gìn tóc rất cẩn thận Đàn ông, phụ nữ đều để tóc dài Nếuphụ nữ buộc tóc thành lọn phía sau gáy cho gọn thì đàn ông thươngbúi tóc trên đỉnh đầu Việc đàn ông cắt tóc ngắn chỉ mới xuất hiện từnhững thập niên đầu của thế kỷ XX
3 Ẩm thực
Ăn:
- Nguồn thức ăn của người Bana rất phong phú, bao gồm các loạilương thực, thực phẩm và các loại cây ăn quả do họ tự sản xuất rahoặc khai thác từ tự nhiên Nguồn lương thực sản xuất trên rẫy baogồm: lúa nếp, lúa tẻ, ngô, khoai, săn Nguồn lương thực khai thác
Trang 15trong tự nhiên gồm các loại củ rừng: củ mài, củ từ, củ nâu, củchuối… Nguồn thực phẩm sản xuất tại nhà và trên rẫy: gia súc, giacầm, bầu, bí, ớt, cà, mướp, dứa, chuối… nhưng gia súc và gia cầmchủ yếu dùng để trao đổi và trong tang lễ chứ ít khi trở thành nguồnthực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.
- Nguồn thực phẩm khai thác từ tự nhiên gồm: thú rừng, chim, chuột,
cá và các loại thủy sản, các loại côn trùng, rau rừng, măng rừng, quảrừng và nấm rừng Lúa gạo được dùng để nấu cơm ăn hàng ngày,ngô, khoai, sắn dùng để làm rượu hoặc nướng ăn chơi Vào kỳ giáphạt nhiều gia đình phải dùng các loại ngô, khoai, sắn hay các loại củrừng làm thành phần chính của bữa ăn thay cho cơm Các loại thựcphẩm được chế biến thành các món ăn như canh, nướng, luộc, tái
Món cơm: Trước đây, gạo nếp nấu trong ống lồ ô giống cơm lam là
món ăn phổ biến ở người Bana Ngày nay, do rừng bị chặt phánhiều, lồ ô ít đi, chỉ vào các dịp lễ hội, cúng, đám ma, đám cưới,người ta mới nấu cơm nếp lam Cơm nếp được nấu trong các ống lồ
ô bánh tẻ, nướng trên thang cuổi cho cháy hết lớp vỏ xanh bênngoài Khi chín, cơm có mùi vị thơm ngon Trong các bữa tiệc hiệntại, người Bana chủ yếu ăn cơm tẻ, ít ăn cơm nếp Lúa được giãhằng ngày Việc giã gạo do phụ nữ đảm nhận Đây không chỉ là phâncông lao động, mà còn là tín ngưỡng, vì phụ nữ là mẹ lúa Gạo được
cho vào nồi (gọ) cùng nước lã vừa đủ và nấu trên bếp lửa Khi cơm
cạn nước, lửa được rút bớt để cơm chín bằng sức nóng của than.Cơm là thành phần chất chính trong bữa ăn của người Bana Khigiáp hạt, đói kém, người ta nấu độn cả ngô, khoai, sắn vào cơm Ởnhững vùng xa rừng, người Bana nấu cơm nếp trong nồi Cách thức
Trang 16cũng tương tự như nấu cơm tẻ, chỉ khác là khi sôi nước một lúc,người ta chắt bớt nước tỏng nồi cho cơm khỏi bị nhão.
Món cháo: Món cháo hay nấu trong lễ bỏ mả Gạo nếp ngâm vài
giờ, vớt ra để ráo rồi giả nhỏ trong cối Xương được nấu nhừ rồi bỏbột gạo và muối vào, đun nhỏ lửa đến khi cháo nhuyễn Cũng có khingười Bana nấu cháo hoa với muối và bí
Món bánh: Người Bana có món bánh đót làm từ gạo nếp tương tự
như bánh chưng của người Việt Gạo nếp ngâm khoảng 3-4 giờ, vớt
ra rá, gói bằng lá chuối (hla prit) hoặc lá kơ pang Mỗi chiếc bánh
chừng nữa bát gạo, không có nhân Bánh gói xong có hình khối tamgiác bốn mặt Bánh được đun trong khoảng hai giờ thì chín Khi ăn,
bánh được chấm với muối ớt Bánh đót hay có trong lễ bỏ mả, do
người dân trong làng mang đóng góp cho gia đình chủ
Món canh: Canh là món ăn hằng ngày Nguyên liệu để làm canh rất
đa dạng, bao gồm các loại măng, rau, nấm, thịt cá, xương, cua, ốc…
Có hai cách nấu canh Cách thứ nhất là rau, măng, nấm, cà, bầu, bínấu với thịt, cá Cách thứ hai là rau, măng, nấm nấu với gạo giã nhỏ
và muối Vào những dịp cúng lễ, người Bana chế biến món canhtổng hợp: thịt, da, xương, lòng được chặt nhỏ nấu với bí, cà, ớt vàmuối trong các nồi động to Gặp tháng đói kém, người Bana nấucanh lá sắn với muối và gạo giã, tạo thành món ăn nửa canh nửacháo
Món luộc: Người Bana thích ăn một số món luộc Khi mổ thịt gia
súc, gan, tim, tiết gà, lợn, trâu được luộc để cúng thần, sau đó dànhcho người già Gà cũng được luộc nguyên con để cúng thần Mùađói kém, ngô, khoai, sắn và các loại củ rừng được luộc ăn thay cơm
Ít thấy người Bana luộc cá hay rau, bí, măng, nấm
Trang 17Món nướng: Người Bana thích ăn các món nướng trên lửa Người
ta nướng các loại ngô, khoai, sắn để ăn chơi ngoài những bữa ănchính Thịt thú rừng nước, cá nướng là các món ăn khoái khẩu Vào
các dịp cúng nhà Rông hay đám cưới, món lòng nướng (hơ tuk)
được ưa thích Trong đám cưới, thịt nướng là món không thể thiếudành cho cha mẹ hai bên và người làm mối Thịt trâu, bò, lợn, cũngđược thái miếng, xiên que tre tươi và nướn than
Món rang: Ngoài thịt gia súc, thịt rừng và các loại thủy sinh, người
Bana còn ăn các loại con trùng và ấu trùng như châu chấu, cào cào,ông non, kiến, mối, chuồn chuồn, ve… Cách chế biến là vặt bỏ cánh,cho vào nồi luộc qua và ran khô với muối Chẳng hạn, người ta đốt tổcho kiến chết, rang chín lên rồi giã với muối ớt
Món thịt tái: Thịt tái là món dành cho đàn ông trong các dịp đám thứ.
Có hai cách làm thịt tái Cách thứ nhất là trộn thịt thái mỏng với lá me
giã nhuyễn với muối ớt, gọi là món nhăm jâm Cách thứ hai là băm
nhỏ thịt trộn với bột ngô, muối, ớt và các loại gia vị như hành, mùi
tàu, sả, gọi là món arih Đôi khi người ta trộn ruột đắng của trâu, bò
đã được luộc chín vào món tái
Món muối ớt: Muối ớt là món ăn dễ làm và rất phổ biến trong bữa ăn
hàng ngày của người Bana Ớt trồng trên rẫy hay đổi của người Kinhđược trộn với muối rồi giã nhỏ trong cối hay trong bát Đến bữa bỏ ra
ăn với cơm Thực đơn thường thấy trong các bữa ăn trưa trên rẫy làcơm và muối giã ớt
Làm khô (kro):
Thực phẩm làm khô bao gồm thịt khô, cá khô và măng khô.Thịt trâu, thịt thú rừng được thái thành miếng to, nguyên da, để làmgiàn bếp Thịt khô dần dưới sức nóng của lửa nấu ăn hàng ngày Khi
Trang 18ăn, thịt được lấy xuống, nhúng vào nước sôi cho mềm, thái ra nấucanh với rau, măng, nấm Cá được mổ bỏ ruột, xâu thành từng xâubằng xiên tre, phơi khô dưới nắng rồi đưa lên giàn bếp cho khô dần.Khi ăn, cá được lấy xuống nấu ăn với rau, măng, nấm Măng già cuối
vụ được thái nhỏ, luộc chín rồi đem phơi nắng Khi măng khô, đượccho vào gùi, ủ lá chuối và bỏ lên trên gác bếp ăn dần Khi ăn, măngđược ngâm nước hai ngày và được luộc kỹ trước khi được nấu vớithịt, cá và muối
Làm chua (po ju):
Thực phẩm chua gồm măng chua và rau cải chua Măng đượcthái mỏng và bỏ vào ché, đổ nước ngập măng, lấy lá rừng nút kín
Cứ vài ngày, nước được thay một lần để măng không bị hỏng Cónơi, người ta làm măng chua bằng cách trộn với muối, bỏ vào ché và
ủ kín, không cho nước Sau 3-4 tháng có thể lấy ra nấu với muốihoặc thịt, cá Rau cải được phơi cho héo vàng, trộn với muối, ủ kíntrong ché, sau khoảng hay tháng có thể lấy ra nấu
Làm muối (boh):
Món muối thường lấy là chua muối Cua đông bắt về để trêngiàn bếp vài ngày cho chín bằng sức nóng của lửa, bỏ trong ống lồ ôcùng với muối mặn và đậy kín Sau một tuần, cua đã mềm là có thể
ăn được Khi nấu, cua được bóp hay giã nát, lọc lấy nước, nấu canhvới mang chua hay rau cải chua Thịt lợn, thịt trâu, cá kiến vàng khi
có nhiều cũng được muối để để dành Thịt thái miếng, bở vào ồng lồ
ô cùng với muối mặn, để sát bếp lửa hoặc trên giàn bếp Cá kiếnvàng cũng được muối tương tự như thịt Các món muối chủ yếuđược dùng để nấu canh với các loại rau
Trang 19Dù chế biến theo nhiều cách khác nhau nhưng nói chung, ngườiBana thích ăn nướng, ăn nấu hơn ăn luộc.
Có sự phân công theo giới trong việc nấu ăn Trong bữa ănthường ngày, phụ nữ là người vào bếp Trong các đám thử, đàn ông
là người làm thịt và nấu ăn
Tùy từng mùa, người Bana có số bữa ăn trong ngày khác nhau.Vào mùa nông nhàn, họ chỉ ăn 2 bữa sáng và tối, người già và trẻnhỏ có thể ăn thêm bữa trưa Vào mùa làm rẫy, họ ăn 3 bữa sáng,trưa và tôi Bữa trưa được ăn ngay trên rẫy Thông thường, người tachỉ nấu ăn 2 lần trong ngày vào buổi sáng và buổi chiều tối, bữa trưa
ăn để nguội Ngày thường người ta nấu bằng nồi đất, chỉ khi có lễ hộicộng đồng, người ta mới nấu nướng trong các nồi to Cơ cấu bữa ănhàng ngày đơn giản bao gồm cơm, canh, rau nấu muối và muối ớt.Vào các dịp cúng lễ như cúng nhà Rông, sửa giọt nước, cúngnhà mới, cúng lúa hoặc những đám cưới, đám ma, cơ cấu bữa ănkhác so với ngày thường, trong đó, món canh thịt, lòng, gan, tim,phổi nấu với bầu, bí và rau là món ăn chủ yếu Đồ ăn được nấu trong
nồi đồng và khi chín thì múa vào lá chuối hoặc lá kơ pang đặt trên
những tấm phên dài
Người Bana có một số tục ăn kiêng Trước hết là ăn kiêng cho
cả cộng đồng: người Bana kiêng nấu cá với đọt mây, kiêng ăn concóc, vì sợ thần sấm sét giận mà gây các tai họa như chết người,cháy làng, dịch bệnh Kế đến là tục kiêng ăn một loại động vật nào đócho cả dòng họ Điều này liên quan đến tín ngưỡng tô tem Chẳnghạn, tùy từng dòng họ mà người ta kiêng ăn măng tre, quả xoài rừng,một loại rau, nấm hay con dúi, con tê tê… Có những thức ăn chỉ cóngười già mới được ăn, nhưng trẻ em, nhất là phụ nữ mang thai
Trang 20không được ăn, ví dụ như quả rừng dính đôi, mục đích là sau nàytránh sinh con đôi, điều mà người dân Bana và nhiều dân tộc kháckiêng sợ Những thợ săn trước khi đi săn lại kiêng ăn một số thức ănnhất định.
Uống:
- Người Bana uống nước lã Nước uống của người Bana lấy từ
nguồn nước của làng (đác klang, đắc sto râm hay đac giọt) Nguồn
nước ăn nằm ở đầu làng, hoặc là khe nước chảy trực tiếp từ trên caoxuống, hoặc là nước suối dẫn theo máng từ trên núi về, hoặc lànhững hồ đào nhỏ có nước thấm từ trong đất ra Dụng cụ đựng nướcphổ biến là vỏ quả bầu khô
- Vào các dịp cúng lễ như nhà Rông, cúng nhà mới, cúng mángnước, cúng lúa hoặc các dịp đám ma, đám cưới, sinh con hoặc khi
có bạn bè, người thân ở xa thăm viếng, người Bana uống rượu cần
Rượu cần (sik, sđrô) gồm : rượu gạo (sđrô ba), rượu kê (sđrô tơ rô vu), rượu ngô (sđrô hơ po), rượu sắn (sđrô bum) Nhìn hàng ché
buộc miệng kín bằng lá xếp sát vách sau gian giữa nhà người Bana
có thể đoán được thực lực kinh tế của gia chủ Nếu hàng ché dài và
có nhiều ché to thì chủ nhà là người giàu có và ngược lại Trong cácloại rượu, rượu kê là rượu ngon nhất, hút ra cốc có màu vàng mậtong, chỉ được dùng trong các lễ cúng gia đình Người Bana kiênglàm rượu kê vào các ngày nắng do rượu dễ bị chua Để làm rượuthơm ngon, ché rượu kê ủ xong thường để nơi nào mát mẻ trongnhà, men rượu là loại men thực vật Người Bana uống rượu bằngcách đổ nước lã vào ché rồi dùng cần hút Sau mỗi lần uống cạnnước lại đổ ngập trong rượu Người uống phải uống hết phần nước
Trang 21và rượu đến khi hở mấu cang mới được thôi Sau mỗi lần uống hếtcang nước lại được đổ ngập cang và uống tiếp đến khi rượu nhạt thìthôi Nếu uống rượu trong nhà thì gia chủ sẽ là người uống trước.Nếu uống tại nhà Rông thì già làng và khách có quyền uống trước.Việc làm rượu cần do người phụ nữ trong gia đình đảm nhiệm,nhưng việc tổ chức uống rượu cần lại do đàn ông chủ động.
Hút:
- Người Bana có tục hút thuốc lá (et hất), không chỉ đàn ông mà đàn
bà cũng hút thuốc Thuốc lá được trồng ở trên rẫy
- Tẩu hút thuốc chủ yếu do đàn ông sử dụng Có hại loại tẩu: tẩu gỗ,
có trang trí hoa văn, hình thức cầu kỳ, chỉ người giàu mới sử dụng,
gọi là đing lem, đing lâng và tẩu le, làm từ ống le, không có hoa văn, hình thức đơn giản, dành cho người bình thường gọi là đing tle.
Những người không có tẩu thướng lấy lá chuối, lá kơ pang hơ lửa
cho mềm rồi cuốn thuốc hút
- Phụ nữ Bana không dùng tẩu hút thuốc, cũng không hút thuốc màngậm thuốc Lá thuốc tươi hoặc khô được thái nhỏ và giã nát nhétvào kẽ răng cho thuốc ngấm dần, đến khi thuộc nhạt người ta bỏ đi
và ngậm thuốc khác
4 Phương tiện vận chuyển, vũ khí
Khi đi làm rẫy hay vào rừng, đàn bà địu con sau lưng bằng tấm vảichoàng, đàn ông vai mang gùi, ná, tên Phương tiện vận chuyển phổbiến ở người Bana là gùi Phụ nữ vận chuyển gùi tốt hơn đàn ông dohọc phải lấy củi, nước hằng ngày Hành trang ra khỏi nhà của ngườiđàn ông là cây ná, ống tên và gùi nhỏ hình mai rùa Hành trang củangười phụ nữ là gùi to đan thưa hình mắt cáo Người phụ nữ khi về
Trang 22nhà thường mang sau lưng một gùi đầy củi hay đầy những quả bầuđựng nước Bằng cách gùi họ có thể mang trên lưng 50-60kg Cáchmang gùi phổ biến là mang hai quai quàng vào vai Người Banakhông dùng ngựa trâu để vận chuyển như một số dân tộc miền núiphía Bắc, không dùng voi vận chuyển như người Êđê, Mnong ở namTây Nguyên Khi cần vận chuyển gỗ to từ rừng về làm áo quan haylàm nhà Rông, người Bana huy động sức mạnh tập thể kéo haykhiêng vác Dùng gùi để vận chuyển là ứng xử có chọn lựa củangười Bana nhằm thích ứng với địa hình rừng rậm núi cao NgườiBana bơi lội không giỏi Đề đi lại, vận chuyển trên sông, người Banadùng thuyền độc mộc, loại thuyền này khá phổ biến ở các làng vensông Ba và sông Đắc Bla Không thấy ở đâu người Bana đi lại trênsông suối bằng các bè mảng ghép từ tre, lồ ô và các loài cây thânrỗng khác Một số làng Bana ở phía Đông biết làm những chiếc cầutreo qua các suối nhỏ Vật liệu làm cầu thường là tre, lồ ô và dâyrừng, về sau có thêm dây kim loại Do vật liệu không bền, cầu nhanhhỏng và phải làm lại sau vài năm.
Vũ khí của người Bana đơn giản, bao gồm ná (srạ), khiên (khêl), giáo dài (htác) gươm (đao) Đôi khi người ta cũng dùng rìu,
dao làm vũ khí trong chiến đấu và săn bắn
Ná là vũ khí quen thuộc của đàn ông, dùng để săn bắn thúrừng và tự vệ Tên ná làm từ cật cây lồ ô già, mũi nhọn, đàu có gàingạnh tam giác để dễ định hướng khi bắn Đôi khi người Bana sử
dụng tên tẩm thuốc độc (sơ ra) trong các cuộc săn thú lớn và trong
chiến đấu
Khiên được làm từ gỗ, hình tròn, đường kính 50-60cm, cónúm tay cầm ở giữa, sử dụng bằng tay trái, là vũ khí tự vệ trong