Văn học dân gian:

Một phần của tài liệu Tài liệu chọn lọc và chính xác nhất về văn hóa tộc người, dân tộc bana (Trang 33 - 34)

- ý nghĩa: là dịp để những người sống biểu lộ lòng thương tiếc của

3. Văn học dân gian:

Ca múa dân gian:

- Dân ca: gồm 4 thể loại chính:

+ Hát ru: Do phụ nữ hát khi ru con, giai điệu chậm và mềm mại,

nhịp điệu đơn giản và trùng lặp, nội dung dễ hiểu hướng tới giáo dục, con ngoan khỏe, lớn lên chăm làm rẫy, dệt vải, yêu thương bố mẹ và là người tốt.

+ Hát đồng dao: do trẻ em diễn xướng tập thể, vừa đi, vừa hat,

vừa vỗ tay, nội dung nói về các hình ảnh tự nhiên và xã hội ngộ nghĩnh diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

+ Hát giao duyên: do nam nữ thanh niên diễn xướng trong giao

lưu và tìm hiểu. Nội dung là dùng câu chữ, hình ảnh ẩn dụ để ướm hỏi tình cảm của nhau, thường là hát ở sân nhà rông, trên nương rẫy hay trong đám cưới.

+ Hát than thở: dùng để kể lể và thể hiện lòng thương tiếc của

người phụ nữ, thân nhân người chết trong các đám tang và lễ bỏ mả.

- Múa dân gian:

+ Soang là điệu múa phổ biến nhất của người Ba na, chủ yếu là

dùng thân thể (đầu, lưng, eo, hông), cử động của chân tay chỉ là kết hợp. Đội hình xếp hình tròn hoặc hình vòng cung, chiều vận động là chiều ngược kim đồng hồ, từ tây sang đông  trực tiếp hoặc gián tiếp diễn tả và tái hiện lại các sinh hoạt sản xuất và xã hội truyền thống đã và đang diễn ra ở vùng rừng núi của người Ba na.

+ Múa cồng chiêng là sinh hoạt trung tâm nổi bật thu hút sự chú ý củ tât cả những người tham gia. Có 4 đội, hai đội nam, hai đội nữ, hai đội nam đánh công chiêng, hai dội nữ dàn hàng ngang sau mỗi đội nam để múa soang theo tiết tấu của công chiêng. Điệu múa thể hiện bằng những bước múa, tay nắm tay nhau, lần lượt và liên tiếp đưa ra đằng trước, đằng sau, kết hợp đôi chân di chuyển tịnh tiến theo tiết tấu cồn chiêng.

- Âm nhạc dân gian:

+ Âm nhạc Bana là âm nhạc đơn thanh hay đa thanh.

+ Âm nhạc Bana là mô phỏng âm thanh và nhịp điệu nguyên sơ của thiên nhiên, của rừng núi.

+ Đặc biệt không gian âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Văn học dân gian và Hơmon: bao gồm nhiều thể loại khác

nhau như truyện cổ tích, câu đố, tục ngữ, trường ca hơmon. - Truyện cổ tích phản ánh thế giới quan và triết lí nhân văn của chủ nhân đã sang tạo ra chúng như đề cao trí thông minh, lên án thói hư tật xấu, giải thích nguồn gốc các dân tộc, giải thích quan hệ giữa thế giới người sống với thế giới người chết.

- Thơ ca Bana cũng rất phong phú, nói lên tâm tình của con người trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên và xã hội.

Một phần của tài liệu Tài liệu chọn lọc và chính xác nhất về văn hóa tộc người, dân tộc bana (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w