Phong tục tập quán 1.Hôn nhân

Một phần của tài liệu Tài liệu chọn lọc và chính xác nhất về văn hóa tộc người, dân tộc bana (Trang 40 - 44)

1.Hôn nhân

Người Bana cho phép tự do tìm hiểu và lựa chọn bạn đời, việc cưới xin đều theo nếp cổ truyền. Vợ chồng trẻ ở luân phiên mỗi bên một thời gian theo thỏa thuận của hai gia đình hai bên, sau khi sinh con đầu lòng mới làm nhà riêng. Trước đây trai gái Bana khi đến tuổi trưởng thành (20 đối với nam, 18 đối với nữ), được tự do yêu đương tìm hiểu lẫn nhau, nhưng quyền quyết định đi đến hôn nhân không phải không có ảnh hưởng của cha mẹ. Trong thực tế, nhiều khi cha mẹ can thiệp rất nhiều vào chuyện hôn nhân của con cái. Thậm chí, trong một số trường hợp, quyết định gả cưới của cha mẹ hoàn toàn đi ngược lại mong muốn của các con. Chính vì vậy, trong ngôn ngữ người dân tồn tại hai thuật ngữ hôn nhân. Trong trường hợp trai gái tự do yêu đương và tìm bạn đời tiến tới hôn nhân, người dân gọi là chărơihkơ ding (hôn nhân tự chọn); trong trường hợp cha mẹ quyết định gả bán con theo ý kiến riêng của mình, người dân gọi là mẽ bă pơ giao ăn (cha mẹ gả bán). Việc gả bán con theo ý riêng của cha mẹ thường chỉ xảy ra giữa gia đình giàu có với gia đình nghèo vì lí do kinh tế, hay sắc đẹp. Các gia đình tương đương về điều kiện kinh tế, về địa vị xã hội thì con cái của họ phần lớn tự do tìm hiểu để đi tới hôn nhân. Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời, lựa chọn thông gia dựa trên sự so sánh giàu nghèo đã ít còn được đặt ra như trong quá khứ. Sự chênh lệch về tuổi tác giữa nam và nữ cũng không phải là điều quan trọng. Vấn đề mang tính quyết định để

đi tới hôn nhân trong thời điểm hiện tại là trai gái phải yêu thương nhau. Tiêu chuẩn hàng đầu để các chàng trai, cô gái lựa chọn bạn đời là đạo đức, sức khỏe, và tính cần cù, siêng năng, thạo việc. Nguyên tắc hôn nhân của người Bana đã dịch gần hôn nhân người Việt và hệ thống gia tộc ngang cũng như dọc. Nam nữ được tự do hôn nhân nhưng phải được bố mẹ đồng ý. Xã hội Bana đã nghiêng sang chế độ phụ hệ. Vì vậy, chị gái, em gái dựng vợ gả chồng cho con cái phải hỏi ý kiến của anh em trai mình. Xã hội cũng không cho phép trai gái ăn ở với nhau trước khi lấy nhau. Vợ chồng mới cưới coi tập tục phải đến năm sau mới được có con. Hôn nhân một vợ một chồng đã bền vững, ít thấy xảy ra li dị. Việc li dị không chỉ do họ hàng mà do hội đồng già làng thu xếp một cách rất thận trọng. Người Bana trong cùng một họ hàng gần tuyệt đối không được lấy nhau. Vì phạm tội loạn luân bị phạt rất nặng phải trần truồng phải trần truồng ăn vào máng lợn trước công chúng, giống như trường hợp giao hợp với thú vật. Người ta cấm ngặt an hem con dì con già, con cô con cậu và con chú con bác ruột lấy nhau. Trường hợp người cùng một cụ, kỵ tức là đã tách ra khỏi cùng một ông bà hay là đã hơi xa có thể được lấy nhau, sau khi chịu làm một lễ tạ tội với thần linh. Tuy nhiên do có sự phân biệt giữa họ gần và họ xa nên nguyên tắc hôn nhân ngoài dòng họ ở đây được thực thi với hai cấp độ khác nhau. Thứ nhất, toàn bộ các thành viên nam nữ thuộc họ gần tức là con cháu trong vòng ba đời của một ông bà tổ, bao gồm cả bên cha và bên mẹ tuyệt đối không có quan hệ tính giao và hôn nhân. Nếu ai vi phạm quy định đó tức đã mắc tội loạn luân và bị làng xử phạt rất nặng theo luật tục. Họ cho rằng cùng dòng họ lấy nhau là trái với đạo đức, khiến thần linh nổi giận gây ra các tai họa để trừng phạt con người như cháy nhà, dịch bệnh, mất mùa. Dòng họ nào để xảy ra chuyện đó sẽ phải chuẩn bị đủ 3 con trâu, 3 con dê, 3 con gà và 3 ché rượu để cúng thần nhà rông, thần nước để giải hạn cho dân làng và chính hai gia đình đó. Nghi thức trong lễ cúng là chủ nhà đọc lời cúng và đôi trai gái bị phạt lấy một ít tiết của con vật hiến sinh hòa với rượu, đổ vào vỏ bầu đến từng nhà trong làng, dùng cành cây tre nhúng vào quả bầu đựng nước rồi quết lên chân cầu thang với ngụ ý xua đuổi, tẩy uế mọi rủi ro tai họa, mong giàng đừng bắt tội dân làng. Thứ hai, các thành viên nam, nữ thuộc họ xa, tức là con cháu cùng một ông bà tổ, từ đời thứ bốn trở lên tính theo đằng cha cũng có thể lấy được nhau, nhưng

phải làm một lễ cúng nhỏ tạ lỗi với tổ tiên. Khi đó họ sẽ không mắc vào tội loạn luân và không vi phạm luật tục.

Những trường hợp nam nữ quan hệ tình cảm sâu nặng với nhau mà không đi đến hôn nhân, không làm thủ tục cưới hỏi thì làng bắt vạ một con dê, một con bò hoặc một con gà. Trước đây, trai gái chưa cưới xin có quan hệ với nhau lỡ có con phải tiến hành cúng thần trước khi trỉa lúa, vào khoảng đầu tháng 4, với lễ vật là một con dê và một con lợn. Người dân quan niệm các trường hợp vi phạm này đã làm ảnh hưởng tới thần đất, thần lúa nên phải tiến hành cúng phạt trước khi trỉa lúa nếu không dân làng sẽ mất mùa, đói kém. Vào ngày tổ chức nghi lễ, lễ vật được giết thịt lấy máu trộn với rượu, và đội trai gái phạm tội phải lần lượt mang thứ máu trộn với rượu đó bôi vào từng chân từng chiếc cầu thang lên nhà trong làng, vừa bôi vừa xin lỗi mọi người xin đừng nhớ, xin bỏ qua chuyện cũ. Trong trường hợp người con gái có chửa mà không chịu khai ra bố đứa trẻ thì cô ta sẽ phải chịu hình phạt một mình, từ trách nhiệm chuẩn bị lễ vật tới thực hiện các thủ tục trong lễ cúng. Trường hợp hai bên cùng nhau nhận lỗi thì chàng trai phải chịu trách nhiệm cao hơn. Nếu đã bị phát hiện và thừa nhận là cha của đứa trẻ mà không chịu cưới cô gái và chăm sóc đứa trẻ, ngoài việc nộp phạt, chàng trai phải đền cho cô gái một con bò. Trường hợp người con gái có quan hệ với nhiều người con trai, khi có thai, chàng trai có quan hệ với cô gái sau cùng phải đền nhiều hơn hoặc có thể chia thành các phần trách nhiệm đều nhau.

2. Tang ma

Khi trong làng có người chết, họ đánh hồi trống dài, trầm. Và đến tại nhà rông để báo cho dân làng và người đi rẫy, đi rừng biết. Người chết được vuốt mắt, khâm liệm bằng khố, áo, váy mới bỏ gạo, muối và thịt gà vào trong mồm, để một dúm muối lên bong, buộc ngón chân cái và các ngón chân con vào nhau, sau đó được đặt lên nằm ở gian giữa, nhà người giàu thì được nằm trên cáng gỗ. Bà con đến chia buồn, đánh cồng chiêng, múa soang và giúp đỡ gia chủ, thân nhân ngồi quanh thi hài khóc kể lể, tỏ tình thương bằng cách đút cơm vào mồm, phả hơi thuốc vào mặt người chết.

Đàn ông có tục tự thương để tỏ lòng thương người quá cố. Vợ chết hoặc con trai có mẹ chết dùng thanh củi đang cháy dí vào ngực cho xém, dùng móng tay sắc cào vào người, dùng dao rạch đùi hay đập đầu nhiều lần vào cột nhà cho chảy máu, vết sẹo đó vừa biểu thị tình cảm vừa là dấu hiệu của sự để tang. Cà

ng có nhiều vết sẹo càng được các cô gái khâm phục và để ý. Tập tục này đến những thập niên giữa thế kỷ XX này không còn.

Họ chon cất vào buổi tối vì quan niệm rằng: ban đêm dành cho cái chết, ngày dành cho sự sống. Kể từ khi xác chết được đưa từ trên nhà xuống ra nghĩa địa có các nhạc công đeo mặt nạ nhảy múa, đánh cồng chiêng theo điệu dành cho đám tang, đi đầu là các nhạc công, sau đó là thi hài người chết được quấn chiếu đặt trên cáng che do bốn người khênh. Thân nhân vừa đi vừa khóc lóc, kể lể. Ra đến huyệt họ mới đưa xác vào quan tài. Để trong quan tài một quả bầu đựng gạo, một quả bầu đựng nước và một số vật tùy thân: tẩu thuốc, khăn, trước khi lấp mộ, người chết được mở mặt lần cuối để thân nhân nhìn. Tiếp đó, một người thân trong gia đình vợ hoặc cha mẹ của người đã khuất đứng quay lưng lại huyệt mộ, ném xuống một ít đất vài mẩu gỗ để tiễn biệt người chết. Người có mặt nạ cũng làm theo, dùng tay lấp đất đắp thành mộ.

Một phần của tài liệu Tài liệu chọn lọc và chính xác nhất về văn hóa tộc người, dân tộc bana (Trang 40 - 44)