1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến thời trần ở việt nam

77 519 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 407 KB

Nội dung

311].Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc tatrong tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam, trên cơ sở đó phát huy sức mạnh củanhững giá trị văn hóa

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ, ngoài những nỗ lực của bản thân còn có sự giúp

đỡ tận tình của quý Thầy Cô, sự động viên to lớn từ gia đình và bạn bè thân thiết

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô - Tiến sĩ Đỗ Hương Giang, người đãhết lòng giúp đỡ cũng như tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn này Xinchân thành cảm ơn quý Thầy Cô của Học viện Khoa học xã hội đã tận tình truyền đạtkiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, các anh chị đồngmôn, bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt khoảng thời gian 02năm vừa qua

Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2018

Tác giả

Lý Thị Thanh Thoảng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi

Các kết quả được công bố trong luận văn là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Lý Thị Thanh Thoảng

Trang 5

MỤC LỤC

PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ 1

ĐẾN THỜI TRẦN Ở VIỆT NAM 1

PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ 2

ĐẾN THỜI TRẦN Ở VIỆT NAM 2

MỤC LỤC 5

MỞ ĐẦU 1

1.1.4 Điều kiện Văn hóa – Giáo dục 12

Kết luận chương 1 28

Chương 2 30

NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG 30

CỦA PHẬT GIÁO THỜI TRẦN ĐẾN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, VĂN HÓA – GIÁO DỤC THỜI TRẦN 30

2.1.1 Nội dung cơ bản của Phật giáo thời Trần 30

Kết luận chương 2 66

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giáo sư Trần Văn Giàu từng nhận định: “Bình minh của dân tộc ta đã gắn liềnvới Phật giáo Phật giáo là ngọn đuốc văn minh ở xứ ta” [16, tr 15] Thật vậy, Phậtgiáo du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên, trải qua hơn 2000 nămlịch sử - một chiều dài thời gian khá đủ để cho đạo Phật, dù là truyền từ Ấn Độ hay

từ Trung Hoa sang, đều được bản địa hóa, Việt Nam hóa, để những giá trị tinh hoacủa Phật giáo biến thành sở hữu thực sự của dân tộc Việt Nam Với mục đích hướngcon người đến sự giải thoát, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Phật giáo đã minhchứng được giá trị cũng như sức sống của mình trong lòng dân tộc Trong xu thế hộinhập ngày nay, nếu không biết chọn lọc trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trịtinh thần văn hoá dân tộc, thì người Việt Nam có nguy cơ bị mất gốc Khẳng địnhmối quan tâm đó, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nói: “Xây dựng nền vănhóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong

đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ, làm cho văn hóagắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng vữngchắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của sự phát triển” [13, tr 75 -76]

Phật giáo trong mối quan hệ với văn hóa dân tộc được biểu hiện hết sức đadạng và phong phú trên nhiều bình diện và tầng lớp Tuy nhiên, phải đến thời Trần,mối quan hệ giữa Phật giáo và văn hóa Việt Nam mới đạt đến đỉnh cao của sự hỗndung Triều Trần (1226 – 1400) là một trong những triều đại lớn nhất của lịch sửtrung đại Việt Nam Dưới sự lãnh đạo của vua quan nhà Trần, nhân dân Đại Việt đã

ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông thắng lợi, bảo vệ nền độc lập của đấtnước, ghi một dấu son vàng trong lịch sử phát triển của dân tộc ta Nhắc đến nhàTrần không chỉ riêng gì những chiến công vang dội trước quân xâm lược hung hãn

mà gót giày xâm lược đã đặt đến các miền khác nhau của lục địa Á Âu, mà hơn hết,

đó là nói về nghệ thuật lãnh đạo toàn dân kháng chiến của vua quan nhà Trần Cóđiều khi nói đến nhà Trần mà chỉ đề cập đến những thành tựu quân sự thì chưa đủ.Bởi vì, bên cạnh những chiến công vang dội về quân sự thì văn hóa giai đoạn này

Trang 7

cũng đạt được những thành tựu nhất định Một trong những đỉnh cao góp phần mangbản sắc riêng biệt của văn hoá Đại Việt đó là sự phát triển của Phật giáo lên ngangtầm thời đại Ngày nay, nếu chúng ta tiếp thu được những nét đẹp tuyệt vời của Phậtgiáo nói chung và tư tưởng Phật giáo thời Trần nói riêng, chắc chắn Phật giáo sẽ làngọn đuốc soi đường cho nhân loại thoát khỏi những xung đột, hận thù, chiến tranh,khổ đau để xây dựng một ngôi nhà chung an vui, hòa bình trên thế giới [27, tr 311].

Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc tatrong tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam, trên cơ sở đó phát huy sức mạnh củanhững giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và lâu đời của dân tộc trong cuộc sốnghôm nay là việc làm vừa có ý nghĩa lý luận lâu dài vừa có tính thời sự cấp bách.Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo thời Trần nổi lên như một dấu son, gópphần khắc họa khá đậm nét bản sắc, cốt cách tâm hồn người Việt nói chung và đặctrưng của triết học Phật giáo nói riêng trong suốt quá trình phát triển Việc dung hợpcác nguồn tư tưởng từ quá khứ của dân tộc với triết lý phong phú, sâu sắc, thâm trầmcủa Nho, Lão, đặc biệt là triết lý Phật giáo, bằng sự kế thừa có chọn lọc, các nhà tưtưởng thời Trần đã xây dựng nên hệ tư tưởng Phật giáo hoàn chỉnh góp phần kiếntạo nên mạch nguồn về vai trò của Phật giáo và sự đồng quy hài hòa giữa tam giáo,làm nên những nét đẹp thiết yếu của bản sắc văn hóa trong chiều sâu tâm thức dântộc, để lại một ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài đến các giai đoạn phát triển về sau của dântộc

Do đó, tác giả đã chọn vấn đề: “Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến thời Trần ở Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Phật giáo nói chung và tư tưởng Phật giáo thời Trần nói riêng từ trước đến nay

đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến, với nhiều chủ đề và màu sắc, các vấn

đề nghiên cứu có thể được khái quát như sau:

Thứ nhất, đó là các công trình nghiên cứu về Phật giáo thời Trần trên phương diện lịch sử Tiêu biểu cho chủ đề này phải kể đến các tác phẩm lớn như: Đại Việt sử

ký toàn thư, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998; Đại cương lịch sử Việt

Trang 8

Nam do Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn chủ biên, Nxb Giáo

dục, Hà Nội, 2005,… các công trình khoa học trên đã trình bày và phân tích khá kháiquát và sâu sắc điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cũng như các tiền đề lý luận hìnhthành tư tưởng Phật giáo thời Trần

Thứ hai: đó là các công trình nghiên cứu về Phật giáo thời Trần dưới góc độ lịch sử tư tưởng văn hóa, tôn giáo Liên quan đến chủ đề này phải kể đến các công trình như: Thơ văn Lý - Trần, do Viện Văn học biên soạn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1989; Ủy ban Khoa học Xã hội - Viện Triết học cho xuất bản quyển Lịch sử Phật giáo Việt Nam do Nguyễn Tài Thư chủ biên Công trình này bàn về Phật giáo Việt Nam từ Ấn Độ du nhập sang vào thế kỷ thứ II cho đến thế kỷ XIX; Quyển Lịch

sử Phật giáo Việt Nam, tập III (từ Lý Thánh Tông đến Trần Nhân Tông) của Lê Mạnh Thát được Nxb TP Hồ Chí Minh ấn hành năm 2002 Quyển Tư tưởng Việt Nam thời Trần của Trần Thuận được Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh xuất bản năm

2014,…tất cả các công trình thuộc chủ đề này giúp ta thấy rõ giá trị về văn hóa, tưtưởng, tôn giáo mà Phật giáo thời Trần đã đóng góp cho lịch sử tư tưởng Việt Nam

Thứ ba, đó là các công trình nghiên cứu về Phật giáo thời Trần dưới góc độ

tư tưởng triết học như các tác phẩm của Nguyễn Đăng Thục: Thiền học Việt Nam, Lịch sử tư tưởng Việt Nam (nhiều tập), Lịch sử triết học Phương Đông (nhiều tập)…

bàn về Thiền tông Việt Nam và tính kế thừa của nó qua nhiều thời kỳ; Năm 1995,

quyển Thiền học đời Trần do Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam xuất bản, gồm 28

bài viết của nhiều tác giả xoay quanh vấn đề tác phẩm, tư tưởng của các thiền gia đời

Trần; Nguyễn Hùng Hậu viết Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập I, từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV, Nxb Khoa học Xã hội, năm 2000; Trương Văn Chung xuất bản cuốn Tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần năm 1998, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Gần đây nhất, có thể kể đến là cuốn Triết học Phật giáo Việt Nam thời Trần của Đỗ Hương Giang, được Nxb Khoa học Xã hội ấn hành năm

2017, cuốn sách đã trình bày cụ thể quá trình hình thành và phát triển của Phật giáothời Trần, cũng như nội dung tư tưởng và các đặc điểm của triết học Phật giáo ViệtNam thời kỳ này Các công trình trên đã thể hiện nội dung của triết học Phật giáo

Trang 9

thời Trần qua việc phân tích hành trạng và tác phẩm của từng nhân vật như: TrầnThái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang.

Quả thật, các công trình khoa học trên thực sự là những tài liệu bổ ích để tácgiả học tập, kế thừa, phát triển trong luận văn của mình Tiếp tục thành quả của cáccông trình nghiên cứu đó, trong phạm vi đề tài của mình, tác giả sẽ nghiên cứu sâuhơn sự tác động của Phật giáo đến mọi mặt đời sống xã hội nhà Trần cũng như sựphản ánh của cuộc sống đương thời đến việc hình thành những đặc điểm Phật giáoriêng biệt chỉ có ở thời đại này

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích

Từ việc nghiên cứu nội dung, đặc điểm tư tưởng Phật giáo Việt Nam giai đoạn

1226 - 1400, phân tích ảnh hưởng của nó đến đời sống Kinh tế, Chính trị - Xã hội,Văn hóa – Giáo dục thời Trần

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ trên, luận văn dựa trên cơ sở thế giới quan

và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.Đồng thời, tác giả còn sử dụng tổng hợp các phương pháp sử học, hệ thống cấu trúc,lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh và đối chiếu,…

để nghiên cứu và trình bày luận văn Luận văn được tiếp cận dưới góc độ triết họclịch sử và triết học tôn giáo

5 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Phật giáo, đặc biệt là thiền tông và ảnh hưởng của nóđến các lĩnh vực Kinh tế, Chính trị - Xã hội, Văn hóa – Giáo dục của thời đại nhàTrần ở Việt Nam

Trang 10

Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Thiền tông Việt Nam thời Trần

Thời gian: Phần nội dung chính, tác giả luận văn tập trung vào giai đoạn nhàTrần (1225 – 1400) Tuy nhiên, các tiền đề hình thành thì sẽ liên quan đến thời giantrước đó Đồng thời, tác giả cũng không tránh khỏi việc phải tìm hiểu, nghiên cứunhững nhận xét, đánh giá của các nhà tư tưởng cũng như các nhà nghiên cứu từ sauthời nhà Trần đến hiện nay

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa thực tiễn

Thông qua việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của Phật giáo đến toàn bộ quá trìnhhình thành và phát triển của thời Trần, có thể rút ra những bài học lịch sử bổ ích gópphần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong công cuộc đổimới và hội nhập quốc tế hiện nay Kết quả nghiên cứu luận văn có thể sử dụng làmtài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử tư tưởng ViệtNam cho sinh viên và học viên cao học các ngành Triết học, Tôn giáo học, Văn hóahọc, Sử học trong các trường Cao đẳng và Đại học

7 Kết cấu đề tài

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 2chương, 4 tiết và 11 tiểu tiết

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG

VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI TRẦN

1.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển của thời Trần ở Việt Nam

Trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã chứng minhđược rằng: để trường tồn và phát triển trên mảnh đất đầy hiểm họa xâm lăng và

Trang 11

có nguy cơ bị đồng hóa, ông cha ta phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của toàn dântộc để thực hiện quyền độc lập, tự do của mình Một trong những sức mạnh tổnghợp đó chính là bản sắc văn hóa truyền thống, giá trị tinh thần dân tộc Do đó,việc nghiên cứu tư tưởng Phật giáo thời Trần chính là đi tìm một trong nhữngkhía cạnh bản sắc, giá trị tinh thần của dân tộc để hiểu và tin tưởng vào truyềnthống văn hóa tốt đẹp, lâu đời của dân tộc ta Trên cơ sở đó, biết chọn lọc để đáp

ứng được nhiệm vụ mà Đảng ta đã đề ra cho lĩnh vực văn hóa là: xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Trong phạm vi đề tài, tác giả bắt

đầu từ việc khái quát các điều kiện hình thành của Phật giáo ở thời đại nhà Trần

1.1.1 Điều kiện Lịch sử

Mùa đông năm 938, với chiến thắng quân Nam Hán của Ngô Quyền trênBạch Đằng giang đã chứng minh tinh thần yêu nước quật cường, sức đấu tranhbền bỉ và mưu lược tài ba của quân, dân ta Đánh dấu một trang sử mới – trang sửđộc lập, tự do của dân tộc Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại sau chặng đườngđấu tranh hơn mười thế kỷ nhằm thoát khỏi sự đô hộ của giặc phương Bắc là tàinguyên cạn kiệt, nhân dân mệt mỏi sau thời gian dài bị áp bức, cộng thêm nhữnghậu quả của âm mưu đồng hóa,… đã đặt ra cho thế hệ đi đầu một nhiệm vụ vôcùng cấp thiết Nhưng chính trên đống hoang tàn ấy, các triều đại Ngô, Đinh,Tiền Lê, Lý, Trần,… bằng ý chí kiên cường, tinh thần quật khởi, dân tộc ta đãtừng bước xây dựng một nhà nước phong kiến độc lập ngày càng hùng mạnh.Mặc dù vậy, lịch sử dân tộc cũng không tránh khỏi những cuộc nội chiến với âmmưu thay thế triều đại, cụ thể sau thời kỳ hoàng kim, từ khoảng giữa thế kỷ XIIđến đầu thế kỷ XIII, triều đình nhà Lý bước vào giai đoạn suy tàn Đất nước rơivào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng Tình trạng nông dân và nhữngngười tự do ngày càng tồi tệ bởi một mặt, họ bị quan lại bóc lột nặng nề, sưu caothuế nặng Mặt khác, thiên tai, mất mùa, đói kém, dịch bệnh hoành hành khắp nơilàm cho nền kinh tế ngày càng sa sút dẫn đến tình trạng ở nhiều địa phương, cácthế lực địa chủ phong kiến đã tập hợp lực lượng nổi dậy chống phá triều đình.Nổi bật trong số các thế lực cát cứ thời bấy giờ là tập đoàn quân sự của anh em

Trang 12

họ Trần ở vùng Hải Ấp (Thái Bình) Do có công giúp nhà Lý dẹp loạn, lập lại trật

tự, gia tộc họ Trần được triều đình trọng dụng đã thao túng quyền bính và dầnthâu tóm mọi quyền lực trong tay

Năm 1225, Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái là Chiêu Thánh vừa mớibảy tuổi, rồi lên làm Thái Thượng hoàng và sau đó xuất gia đi tu ở chùa ChânGiáo, lấy hiệu là Huệ Quang đại sư Theo sự dàn xếp của Trần Thủ Độ, ChiêuHoàng đã kết hôn với Trần Cảnh “Mùa đông, tháng 12, ngày 12 năm Ất Dậu(1225) nhận thiền vị của Chiêu Hoàng, lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là KiếnTrung” [37, tr 7] dưới sự giúp đỡ, ủng hộ của Trần Thủ Độ và họ hàng Nhà Trầntrải qua các triều vua đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm phát triển các mặt kinh

tế, chính trị, xã hội, thúc đẩy xã hội tiến lên một bước đáng kể Dưới triều TrầnThái Tông và Trần Nhân Tông, nước ta ba lần chiến thắng quân Nguyên – Môngxâm lược, góp phần nâng cao vị trí nhà Trần trong lịch sử

Với sự khôn khéo của Trần Thủ Độ, chính quyền nhà Lý nhanh chóngchuyển sang họ Trần như một tất yếu vốn có của lịch sử Do sự suy thoái của nhà

Lý, sự tiếp nối của triều đại nhà Trần nhằm trả lời những câu đố mà lịch sử đặt racho con dân Đại Việt như: giải quyết tình trạng cát cứ, ổn định tình hình xã hội,chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa – giáo dục Và đó cũng chính là cơ sở quantrọng cho các nhà tư tưởng tiêu biểu của Phật giáo thời Trần xây dựng một hệthống tư tưởng hoàn chỉnh

1.1.2 Điều kiện Kinh tế

Cũng như thời Lý, các vua Trần chú trọng đẩy mạnh sự phát triển kinh tế,đặc biệt là chế độ sở hữu ruộng đất Các hình thức sở hữu ruộng đất cơ bản thời

kỳ nhà Trần là ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước và ruộng đất thuộc sở hữu tư

nhân Có hai bộ phận cấu thành ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước: Một là, ruộng

đất do nhà nước trực tiếp quản lý, nó tồn tại như tài sản của bản thân nhà vua vàhoàng cung, một loại “tư hữu” đặc biệt mà những hoa lợi bóc lột là của riênghoàng đế Bộ phận ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý có sơn lăng, tịch điền

và quốc khố Hai là, ruộng đất công của thôn làng: ruộng công các làng xã thời

Trang 13

bấy giờ được gọi là quan điền hay quan điền bản xã Còn ruộng đất thuộc sở hữu

tư nhân được hình thành từ chính sách ban cấp ruộng đất của chính quyền nhà

Trần, nét khác biệt cơ bản về tổ chức nhà nước so với triều Lý Ruộng đất và

bổng lộc của nhà Trần ban cấp được gọi là thái ấp Việc ban cấp thái ấp là chínhsách kinh tế quan trọng nhằm tạo ra cơ sở xã hội cho chính quyền nhà Trần.Nguồn đất ban đầu của thái ấp thuộc quyền sở hữu nhà nước, nhưng khi ban cấpthành thái ấp thì thuộc chiếm hữu tư nhân của các quý tộc Thái ấp thời Trần cũng

là nơi ở bền vững của quý tộc và mãi mãi được lưu truyền, như lời Trần HưngĐạo đã nói trong Hịch tướng sĩ rằng: “thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổnglộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng” [41, tr 392] Ngoài thái ấp thì năm 1266,

do nhu cầu khẩn trương mở rộng diện tích canh tác và thực hiện chủ trương xâydựng, củng cố thêm thế lực của quý tộc Trần, nhà Trần đã cho các vương hầu,công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập những người xiêu tán không có sản nghiệplàm nô tỳ để khai khẩn đất hoang lập điền trang Vương hầu có điền trang thực sự

từ đấy

Về công cuộc trị thủy, để phục hồi sản xuất nông nghiệp, mở rộng thêm diện

tích canh tác Triều đình đã áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp,trong đó có tổ chức làm thủy lợi trong phạm vi cả nước Nhà Trần đã cho xâydựng hệ thống đê đỉnh nhĩ và các dòng kênh tiêu úng Năm 1248, Trần Thái Tôngđặt cơ quan hà đê, có chánh sứ, phó sứ phụ trách việc đê điều ở các lộ Đây làcông việc quan trọng, một bước ngoặt to lớn trong lịch sử thủy lợi nước ta Đắp

đê ngăn mặn cũng là công cuộc mới mẻ ở thời Trần, các nhà quý tộc thường cho

nô tỳ đắp đê ở bãi biển lập điền trang Công cuộc xây dựng thủy nông cũng đượcnhà Trần chú ý, ở những vùng Thanh Hóa và Nghệ An là nơi có nhiều công trìnhthủy nông Năm 1248, Trần Nhân Tông lại cho đào sông Mã, sông Lễ và đục núiChiếu Bạch ở Thanh Hóa, đây cũng là công việc tốn sức, tốn của Năm 1256,triều đình cho khơi lại sông Tô Lịch nhằm đảm bảo giao thông, đồng thời, để tướitiêu cho các vùng xung quanh kinh thành Sang thế kỷ XIV nhiều công trình thủynông vẫn tiếp tục được xây dựng

Trang 14

Về kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp, thủ công nghiệp nhà Trần bao

gồm thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp tư nhân Thủ công nghiệp nhànước với nhiều ngành nghề như: sản xuất đồ gốm, dệt, chế tạo vũ khí Các nghềthiết yếu như nghề làm gốm, rèn, đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, mộc, xâydựng và khai khoáng thuộc về loại hình thủ công nghiệp tư nhân

Mạng lưới thương nghiệp và thành thị ngay từ đầu đã được nhà Trần quantâm, qua việc xây dựng nên một hệ thống giao thông thủy bộ trong cả nước Hệthống giao thông biển và trên bộ thời Trần phục vụ cho yêu cầu quân sự nhưngcũng có nhiều tác dụng tốt cho thương nghiệp Đường bộ, đường thủy cho yêucầu quân sự không còn do các địa phương và nhân dân tự phát xây dựng mà làcông tác của chính quyền địa phương, của triều đình trực tiếp tổ chức, xây dựng.Đây được xem là bước tiến lớn so với thời Lý Để phát triển lưu thông hàng hóacác vua Đại Việt thời Lý - Trần đều đúc tiền Ngoài ra, trên thị trường còn sửdụng nhiều tiền Trung Quốc Nhà Trần đã mở rộng việc mua bán đất bằng tiền,nộp tiền để lấy quan chức, việc đúc tiền do quan xưởng đảm nhiệm Quan hệ tiền

tệ đã thâm nhập vào đời sống chính trị và tín ngưỡng Nhà nước thu tô thuế bằngtiền, cũng đã thể hiện chức năng thanh toán của tiền tệ thời Trần đã phát triểnrộng lớn Thương nghiệp thời Trần tuy có bước phát triển mới nhưng chủ yếu vẫn

là nền kinh tế tự cung, tự cấp Tổ chức các phường thủ công ở Thăng Long cònrất đơn giản, còn gắn chặt với sản xuất nông nghiệp Ngoại thương do nhà nướcđộc quyền, hàng hóa trao đổi chủ yếu vẫn là sản phẩm của nền kinh tế tự nhiên, ít

có sản phẩm thủ công Đến cuối thế kỷ XIV, khi nông nghiệp sa sút và nhà nướckiểm soát khắc khe việc buôn bán, sản xuất thủ công thì nền kinh tế hàng hóa rơivào chỗ bế tắc

Với các chủ trương lớn nhằm mục đích khôi phục và phát triển kinh tế sausuy thoái Chính quyền tôn thất họ Trần đã tạo ra những biến đổi trong thượngtầng kiến trúc nhà nước, góp phần thúc đẩy văn hóa, tinh thần, tư tưởng pháttriển, tạo ra cho xã hội một sinh khí mới, một sức mạnh mới có thể đương đầuvới các cuộc ngoại xâm

Trang 15

1.1.3 Điều kiện Chính trị - Xã hội

Nét độc đáo trong cơ chế chính trị thời Trần là chế độ “Lưỡng đầu” đã đạtđến mức hoàn chỉnh Khi thái tử đã khôn lớn thì cho nối ngôi chính thống ngay,còn vua cha lui về ở cung Thanh Từ, xưng là Thượng hoàng, cha con vẫn cùngnhau giữ chính quyền trong nước Thực ra, việc truyền ngôi vua chỉ là để đềphòng lúc có chuyện, còn các công việc đều do thượng hoàng quyết định Cácvua Trần tập trung trong tay các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp với một số

sự chỉ đạo thống nhất, trong đó quyền lực hành pháp lớn nhất là quyền bổ nhiệmphong cấp, bãi miễn quý tộc và quan lại trong hệ thống quan chức triều đình.Ngoài ra, nhà Vua còn có quyền tối hậu trên các phương diện giáo dục - văn hóa.Nhà vua là người đề xướng ra đầu bài thi, cũng như tuyển duyệt người thi đỗtrong các kỳ thi Đình

Cũng như thời Lý, thời Trần, người trong nước gọi quốc hiệu là Đại Việt,còn các triều đình Trung Quốc (Tống, Nguyên) thì gọi là An Nam quốc và phongcho vua Trần làm An Nam quốc vương Kinh đô Đại Việt đặt tại Thăng Long.Năm 1397, theo ý muốn của Hồ Quý Ly, Thuận Tông dời đô về An Tôn (ThanhHóa) gọi là Tây Đô Chế độ chính trị nhà Trần được thiết lập theo kiểu nhà nướcquân chủ tập quyền phương Đông Cơ chế quân chủ tập trung của nhà Trần đã thểhiện sư phát triển cao hơn hẳn so với nhà Lý về nhiều mặt, cả quy mô lẫn trình độquản lý, cũng như trong việc củng cố bộ máy nhà nước từ trung ương đến địaphương, cơ sở Thời Trần, việc tuyển dụng nhân tài qua khoa cử ngày một quy củhơn Các quan lại Nho học dần dần thay thế các tăng quan trong triều Bộ máynhà nước thời Trần đã có sự phân công, phân cấp khá rõ ràng, đã có sự chuyênmôn hóa giữa các tổ chức, cơ quan, các chức sắc quan lại,… Tổ chức nhà nước

và các quy chế hành chính cũng được quy định khá chặt chẽ Bộ máy nhà nướcđược xây dựng thành một hệ thống hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương sovới thời Lý đã phát triển hơn hẳn một bước Tầng lớp nắm địa vị cao nhất trong

bộ máy nhà nước là quý tộc Trần Nhưng bên dưới là cả một bộ máy quan lạiphức tạp từ trung ương đến các địa phương

Trang 16

Về tổ chức quân đội: do đặc điểm và yêu cầu của điều kiện lịch sử nên triều

đại nhà Trần rất coi trọng binh pháp và kỹ thuật quân sự Nhà vua, đồng thời làtổng tư lệnh quân đội, trực tiếp chỉ đạo trong việc chọn tướng tài, luyện tập quân

sỹ, đóng thuyền chiến, chế tạo khí giới Cùng với việc hoàn thiện bộ máy nhànước để ổn định xã hội, củng cố chính quyền phong kiến trung ương tập quyền,nhà Trần đã ra sức xây dựng một tổ chức quân đội hùng mạnh đủ sức bảo vệ nềnđộc lập của dân tộc Quân đội nhà Trần là một đội quân thiện chiến, được trang

bị, tổ chức và huấn luyện tốt, có nhiều kinh nghiệm bởi đã trải qua các cuộckháng chiên chống giặc Nguyên – Mông Lực lượng quân sự thời Trần bao gồmcác thành phần chủ yếu: 1 Quân chủ lực của triều đình; 2 Quân của lộ, châu; 3.Quân của quý tộc tôn thất; 4 Lực lượng dân binh (hương binh) trong làng, xã,động, bản Hơn nữa, do chủ trương kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và tổ chức

vũ trang (ngụ binh ư nông) khá sáng tạo mà trong chiến tranh, nhà Trần có thể tậphợp được lực lượng quân đội lớn mạnh, đông đảo khi cần thiết

Về pháp luật: nếu thời Lý chỉ có duy nhất bộ Hình thư ban hành vào năm

1042, thì ở thời Trần, bên cạnh những chiếu, lệnh, các văn bản đơn hành,… đã cótới năm bộ luật căn bản điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội Cụ thể như:Quốc triều thông chế (20 quyển) quy định về tổ chức chính quyền Sau đó đượcsửa chữa, bổ sung lại ban hành bộ Quốc triều hình luật Bằng việc hoàn chỉnh hệthống pháp luật, nhà Trần đã khẳng định và củng cố sự phân chia đẳng cấp rõ rệtnhằm mục đích bảo vệ tuyệt đối quyền lợi của giai cấp quý tộc tôn thất họ Trần

Về ngoại giao: kế thừa những tiền lệ cũ của thời kỳ trước để xây dựng chiến

lược ngoại giao hòa hảo đã giúp thời Trần giữ được sự bình yên cho đất nước vànhân dân Đồng thời, cũng thể hiện được tinh thần độc lập dân tộc, tự chủ trongquan hệ với các nước láng giềng

Về sự phân chia đẳng cấp xã hội, đất nước ta bước vào thời đại nhà Trần

trên nền tảng xã hội được xây dựng ổn định và vững chắc từ thời Lý Trong quátrình xây dựng chính quyền quý tộc quân chủ vững mạnh, đồng thời củng cố,phát triển kinh tế, văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, xã hội thời Trần đã diễn ra

Trang 17

sự phân hóa mạnh mẽ Một xã hội mới với những đẳng cấp mới dần được hìnhthành Nhìn chung, trong gần hai thế kỷ, xã hội thời Trần đã hình thành và tồn tại

ba đẳng cấp chính: Đẳng cấp quý tộc, tôn thất – quan lại trong chính quyền quânchủ; Đẳng cấp những người bình dân, chủ yếu là nông dân các làng xã, thợ thủcông và thương nhân, địa chủ; Đẳng cấp nô tỳ

1.1.4 Điều kiện Văn hóa – Giáo dục

Về văn hóa

Văn học ở thời Trần, ngoài các nhà sư còn có quý tộc và nho sỹ tham giavào lực lượng sáng tác Với chủ đề sáng tác được mở rộng, thơ văn nhà Trầnkhông những xoay quanh vấn đề của đạo Phật, mà còn đề cập đến những vấn đềcủa Nho giáo, Lão giáo Nhưng nổi bật hơn cả là những áng văn thơ thể hiện tinhthần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, lòng tự hào dân tộc của nhân dân ta quacác cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông Sự xuất hiện chữ nôm vào năm

1282 là nét điển hình của Việt Nam hóa trong ngôn ngữ, Việt Nam hóa chữ Hán

mà qua chữ viết, cách nói của người Việt, tinh thần độc lập tự cường được khắc

họa một cách sinh động và rõ nét nhất Tiêu biểu có thể kể đến Hịch tướng sỹ; Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn,… Ngoài ra, với nội dung phản ánh nhân

sinh quan và thế giới quan Phật giáo, loại thơ “Thiền” đặc biệt phát triển đượcsáng tác bởi các vua và các thiền sư thời Trần đã làm phong phú thêm văn họcthời kỳ này

Sử học: nếu việc viết sử được bắt đầu từ thời Lý thì đến thời Trần hoạt độngbiên soạn những bộ sử của đất nước đã được chú trọng hơn Cùng với việc thành

lập Viện quốc sử, nhiều bộ sử đã ra đời như: An Nam chí lược, Việt sử cương mục, Đại Việt sử ký toàn thư, Lĩnh Nam chích quái,…

Trong thời Trần, các ngành nghệ thuật sân khấu, ca vũ nhạc cũng có nhữngtiến bộ đáng kể Nhạc cụ phong phú, tuồng chèo trở thành loại hình nghệ thuậtđược đa số tầng lớp ưa thích Ngành kiến trúc và điêu khắc đã đạt được nhữngthành tựu quan trọng khi hiện thực tính siêu nhiên trừu tượng trong Phật giáo thời

Trang 18

Lý bằng việc mọc lên của các hoàng thành, cung điện, chùa chiền bề thế và đẹpđẽ.

Cùng với những nhà thiên văn và lịch pháp nổi tiếng như Đặng Lộ, TrầnNguyên Đán, sự xuất hiện của nhà y học và dược học lỗi lạc Tuệ Tĩnh (tứcNguyễn Bá Tĩnh) đã làm cho nền y học của dân tộc ta dưới thời Trần đạt đượcnhững thành tựu đáng kể

Về giáo dục

Năm 1253, nhà nước cho lập Quốc học viện để đào tạo nhân tài Ngay sau

đó, ở Thăng Long và các địa phương trong nước, trường lớp được dựng lên khánhiều Năm 1281, Trần Nhân Tông lập thêm nhà học ở Phủ thiên Trường Songsong, các trường lớp do nhà nước tổ chức, một số trường tư ra đời và đều có vị trítrong đời sống xã hội của đất nước Tiếp tục những chính sách của thời Lý, nhàTrần mở khoa thi để chọn quan lại Ngoài ra, những người không đỗ đạt nhưng

có tài vẫn được sử dụng Phan Huy Chú (sử gia thế kỷ XIX) có nhận xét: “TriềuTrần dùng người thật là công bằng, tuy đã đặt khoa mục mà trong việc kén dùngchỉ cốt tài là được, cho nên những nho sĩ có chí hướng thường được trổ tài củamình, không đến nỗi bó buộc hạn chế về tư cách…, chỉ cần người dùng được chứkhông câu nệ ở đường xuất thân Nhân tài văn học được thịnh cũng nhờ thếchăng?” [7, tr 22] Nội dung học và thi cử của thời Trần bao gồm một số vấn đề

về chính trị, đạo đức của Nho giáo và Phật giáo Bên cạnh đó, do sự phát triểncực thịnh của Phật giáo, nhất là thời Trần Nhân Tông mà triết lý đạo đức nhânsinh Phật giáo không chỉ trở thành nội dung giáo dục của khoa cử mà còn là nền tảngđạo đức xã hội

Sự phát triển của Nho học và nền giáo dục khoa cử thời Trần đã góp phầnphổ cập Nho giáo trong nhân dân với các quan niệm phổ biến về tam cương, ngũthường, trung quân Cùng với đó, sự thịnh hành Phật giáo trên cơ sở phát triểncủa nhà Lý, các vua Trần đã sử dụng Phật giáo như một công cụ tư tưởng vì mụcđích tu dưỡng đạo đức, củng cố khối đại đoàn kết nội bộ vương hầu quý tộc, cốkết xã hội xung quanh nhà nước quân chủ chuyên chế họ Trần, mà tiêu biểu là sự

Trang 19

hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm mang đậm màu sắc dân tộc.Phật giáo bắt đầu hòa trộn vào xã hội, ăn sâu bám rễ vào làng xã như một lẽđương nhiên Vào cuối thời Trần, tình hình chính trị mất ổn định đã làm cho Phậtgiáo mất đi vẻ trang nghiêm thanh tịnh Để thay đổi cục diện, nhà nước phải tổchức thi các thầy chùa, tiến hành kiểm soát, sa thải tăng đạo để trao chức tăngđường, đầu mục và tri cung, tri quản, tri tự cho người thông hiểu đạo Phật.

1.2 Những tiền đề hình thành, phát triển Phật giáo thời Trần

1.2.1 Truyền thống yêu nước, tín ngưỡng bản địa và tư tưởng tam giáo

Truyền thống yêu nước

Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, trong bối cảnh thường xuyên phảiđấu tranh chống lại những kẻ thù xâm lược cậy vào sức mạnh quân sự, kinh tếcủa mình, thì tinh thần yêu nước luôn là nhân tố quan trọng kết thành sức mạnhđại đoàn kết để dân tộc Việt Nam giành chiến thắng Giáo sư Trần Văn Giàu từngviết: “tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhândân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộlịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ

và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác Yêu nước trở thành một triết lý xã hội

và nhân sinh của người Việt Nam” [17, tr 100 – 101]

Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trênthế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam Song, tư tưởng ấy được hìnhthành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểuhiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sửđặc thù của từng dân tộc Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ làmột tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chínhlịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc ta Lịch sử mấy nghìn năm của dântộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thùxâm lược Chính vì vậy, mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, tưtưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh

kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dùchúng có hùng mạnh đến đâu

Trang 20

Qua đó, ta thấy rằng, chính lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nướccủa dân tộc đã tạo nên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Đồng thời, nó lại trở thànhsức mạnh, là động lực chủ yếu, quyết định nhất cho thắng lợi của quân và dân tatrước mọi kẻ thù xâm lược Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộcxâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành Từ năm

179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc Đây

là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quậtcường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằngoanh liệt Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: LêHoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông,…Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, lòng yêu nước ở mỗi người dân ViệtNam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích củaquốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biếtmệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc.Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mìnhcho đất nước hay đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường Đây là sự hy sinh to lớnđược thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta Bấy nhiêu thôicũng đã đủ để có thể thấy rằng, tư tưởng yêu nước không đơn giản là một triết lý,

nó là kim chỉ nam cho hành động, đem lại một sức mạnh to lớn, thúc đẩy dân tộc

ta tiến lên

Trong Nam quốc sơn hà, Lý Thường Kiệt đã thể hiện tinh thần yêu nước hùng

hồn:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

Nhữ đẵng hành khan thủ bại hư!” [39, tr 321]

Hay với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn: “ta thường tới bữa quên ăn, nửađêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da,

ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta

Trang 21

bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm” [41, tr 387] Tiếng vang vọng nghìnnăm hô vang “Đánh! Đánh!” ở Hội nghị Diên Hồng; những nỗi niềm thấm đẫmtrong Bình Ngô đại cáo; niềm kiêu hãnh trong lời kêu gọi “đánh cho sử tri Namquốc anh hùng chi hữu chủ”,

Từ thế kỷ thứ XV, Nguyễn Trãi đã từng khẳng định rằng, nước Đại Việt tathật là một nước văn hiến và hào kiệt không bao giờ thiếu Còn Chủ tịch Hồ ChíMinh thì nói: “Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần ái quốc củabọn đế quốc phản động Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế” [26, tr 172].Tinh thần yêu nước được hình thành từ sớm, lại được thử thách, khẳng định quabao nhiêu thăng trầm của lịch sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theoyêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, tinh thần yêu nước đó trở thành chủnghĩa yêu nước, trở thành một trong những giá trị truyền thống cao quý nhất, bềnvững nhất của dân tộc ta Yêu nước đã thực sự trở thành một thứ vũ khí tinh thần

mà theo Giáo sư Trần Văn Giàu vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hayvinh, phần rất quan trọng là tùy thuộc ở chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta quênlãng và chôn vùi món vũ khí tinh thần ấy

Tín ngưỡng bản địa

Với một bề dày quá trình khai thiên lập địa đã hình thành nên một nền vănhóa lớn ngay trên mảnh đất này Đó chính là nền văn minh Sông Hồng và cáchình thức nhà nước sơ khai, như nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc ở nửacuối thiên niên kỷ thứ I TCN Nhà nghiên cứu Trần Văn Giàu khi nghiên cứunhững giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam đã từng viết: “Trình độ văn hoákhá cao, có xã hội tổ chức thành quy củ, tồn tại lâu dài hình thành hàng ngànnăm” [18, tr 106] Các phong tục tập quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo, công

cụ kỹ thuật cùng với các hình thức sinh hoạt, văn hóa tinh thần phong phú đượchình thành từ rất sớm Các nền văn hóa Phùng Nguyên (2000 - 1500 TCN), ĐồngĐậu (1500 - 1100 TCN), Gò Mun, Đông Sơn, (khoảng thế kỷ III TCN) được “…biểu hiện bằng các món dụng cụ, trang sức, trống đồng, thạp đồng, mũi tênđồng mà người Việt Nam hiện rất tự hào” [19, tr 27]

Trang 22

Bên cạnh đó, người Việt cổ đã biết chế tạo đồ đá, sau đó là đồ đồng và sắt.Hơn thế, là biết trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc Việt Nam vốn là một xứ sởgắn liền với nghề nông nghiệp trồng lúa nước, nên con người sớm nảy nở tínngưỡng tôn thờ các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp… quan niệm

về Lạc Long Quân - Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng hay tục thờ cúng các vị thầnmùa màng Mặt khác, ở người Việt còn thờ trời đất hay gọi là thờ thổ công, thổđịa Họ cho rằng, các vị thần này đều có quyền năng ban thưởng hoặc gián phạtđến mọi người

Cùng với đó, tín ngưỡng thờ thần cũng phát triển phổ biến ở cấp độ làng xã.Thần làng, ấp là những vị có công đánh giặc ngoại xâm, những vị có công lậplàng khai hoang mở đất, những vị tổ nghề hay thần còn là hồn thiêng sông núi.Còn một số nhà sư trở thành thần thánh và được thờ trong chùa, theo kiểu “tiềnPhật hậu Thánh” Mặt khác, trong đời sống tâm linh người Việt, tín ngưỡng thờcúng tổ tiên diễn ra sâu rộng nhất so với các loại hình tín nguỡng kể trên Thờcúng tổ tiên mang ý nghĩa là nhớ về cội nguồn, biết ơn cha mẹ là người nuôi nấng,dạy dỗ, sinh thành ra ta hay thần linh phù hộ cho ta trong cuộc sống thường ngày.Đặc biệt hơn là triết lý “mẹ sinh” [11, tr 233] Tín ngưỡng mẹ sinh hình thành từthời nguyên thủy khi hái lượm là phương thức sinh sống của con người

Khi Phật giáo du nhập vào nước ta đã bén rễ hỗn dung ngay vào tư tưởngnày Sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa tạo nên cái mà người ta gọi

là “dòng Phật giáo dân gian” và nó cũng đã tồn tại lâu dài trong lịch sử Việt Nam.Chính tính chất sâu sắc về mặt tình cảm của tín ngưỡng bản địa và tính cao thâm,

hệ thống của Phật giáo là ưu thế để hai dòng tư tưởng không loại trừ nhau mà còn

bổ sung cho nhau Chính điều đó đã góp phần tạo nên giá trị truyền thống của vănhóa Việt Vì vậy, Phật giáo ngày càng ăn sâu vào đời sống tâm linh của người Việt

Tư tưởng tam giáo

Hơn một nghìn năm các triều đại phong kiến phương Bắc từ nhà Triệu đếnnhà Đường biến nước ta thành nơi để vơ vét, bóc lột bằng việc thực hiện chínhsách đồng hóa về văn hóa tư tưởng với dã tâm xóa bỏ độc lập chủ quyền dân tộc

Trang 23

Ở giai đoạn này, tam giáo (Nho, Phật, Lão) được truyền vào nước ta như mộtphương thuốc xoa dịu lòng dân để dễ bề cai trị Tuy nhiên, bằng vó ngựa xâmlược của kẻ thù, Nho giáo, Lão giáo tuy có chỗ đứng trong chính trị nhưng vẫnchưa thể đi sâu vào đời sống xã hội của nhân dân bằng sự dung dị của Phật giáo.Hơn thế, Phật giáo du nhập vào nước ta từ rất sớm, vì vậy đã đặt nền móng lâuđời trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử dân tộc Ở thời Trần, Phật giáo sớmtrở thành hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hưngthịnh và suy vong của chính quyền quý tộc nhà Trần

Mặc dù vậy, các vị vua thời Trần đã biết kết hợp nhuần nhuyễn cũng nhưphát huy vai trò của Nho giáo lẫn Lão giáo trong sự nghiệp trị quốc của mình.Chính vì thế, nghiên cứu Phật giáo thời Trần không thể không tìm hiểu về quátrình hình thành, du nhập và thích ứng của Nho giáo, Lão giáo (hay còn đượcxem là tam giáo đồng nguyên) trong đời sống xã hội Đại Việt lúc bấy giờ

Nho giáo

Nho giáo hay còn gọi là đạo Khổng, được Khổng Tử (551 – 479 TCN) sánglập và các môn đệ của ông là Mạnh Tử (372 - 289 TCN), Tuân Tử (313 - 238TCN), Đổng Trọng Thư phát triển Khổng giáo là một trong những trường pháitriết học chính của Trung Quốc thời cổ đại, đó là những tư tưởng triết lý, luân lýđạo đức, thể chế cai trị vốn đã có cơ sở ở Trung Quốc từ thời Tây Chu, đến cuốithời Xuân Thu thì được hoàn chỉnh bởi thầy trò nhà Khổng

Vấn đề trung tâm của Nho giáo là tư tưởng về con người Nho học quanniệm tính thiện của con người gồm năm đức: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín hay còngọi là ngũ thường Với học thuyết “Chính danh” làm cho con người chấp nhận sựtồn tại lâu dài của chế độ phong kiến, là nguyên nhân của sự trì trệ, chậm pháttriển của các nước phuơng Đông Nho giáo rất chú trọng dạy đạo làm người,hướng vào rèn luyện đạo đức con người, đề cao giáo dục, giáo dục làm con người

ác thành thiện Đây thực sự là quan điểm hết sức tiến bộ của Nho giáo

Nho giáo ở dạng Hán nho được các quan lại Trung Hoa như Tích Quang,Nhâm Diên, Lý Thiện, Sĩ Nhiếp tích cực truyền bá từ đầu công nguyên NhưngPhật giáo đã có ưu thế hơn Nho giáo rất nhiều Trong khi Nho giáo chỉ dừng lại ở

Trang 24

tầng lớp quan lại xung quanh chính quyền ngoại bang thì Phật giáo đã thâm nhậpvào các tầng lớp nhân dân ở mọi miền đất nước

Ở thời Lý, với sự kiện Lý Thái Tổ cho xây cất Văn Miếu thờ Chu Công,Khổng Tử (1076), mới có thể xem là Nho giáo được tiếp nhận chính thức Chính

vì vậy, mà Nho giáo ở Việt Nam chủ yếu là Tống Nho (Nhà Lý cùng thời với nhàTống ở Trung Hoa) chứ không phải Hán Nho, Đường Nho…

Sang thời Trần, Nho giáo từng bước phát triển mạnh mẽ Đến giữa thế kỷXIV, Nho giáo lấn át Phật giáo, dần dần chiếm địa vị độc tôn và từng bước đi sâuvào sinh hoạt tinh thần của nước Đại Việt trên nhiều lĩnh vực Tầng lớp Nho sĩngày càng đông đảo và đẩy lùi dần thế lực của tầng lớp tăng lữ trên lĩnh vựcchính trị cũng như thi cử Quan lại xuất thân từ nho học ngày càng chiếm ưu thếtrong bộ máy chính quyền và nắm giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình[33, tr 36]

Cuối triều Trần, cuộc xung đột giữa Phật giáo và Nho giáo bắt đầu Vấn đề

có nhiều lý do, nhưng lý do chính có lẽ là do nhu cầu phát triển văn hoá và giáodục nước ta khi chế độ phong kiến tập quyền đã bắt đầu, việc bổ sung quan lạibằng hai con đường “nhiệm tử” và “thủ sĩ” không đủ mà cần phải bổ sung mộtphương thức đào tạo và tuyển lựa quan lại mới Phương thức này chỉ có thể đạtđược bằng con đường phát triển giáo dục văn hoá và thực hiện chế độ thi cử đểtuyển lựa nhân tài Nho giáo đã có đầy đủ lý thuyết và quy chế về giáo dục, khoa

cử tất nhiên phải đảm đương nhiệm vụ lịch sử ấy Do đó, Nho giáo có cơ hội vượtqua Phật giáo để bám rễ sâu vào đời sống chính trị xã hội của nhà nước Đại Việt.Mặc dù, là hệ tư tưởng phục vụ quyền lợi của giai cấp phong kiến nhưngNho giáo đã đặt rõ vấn đề người quân tử, tức là người lãnh đạo chính trị phải cóđạo đức cao cả, dù nguyên tắc ấy không được thực hiện trong thực tế nhưng nóvẫn là một điểm làm chỗ dựa cho những sĩ phu đấu tranh Nho giáo đã tạo ra cho

kẻ sĩ một tinh thần trách nhiệm cao cả với xã hội, là yếu tố tạo nên truyền thốnghiếu học, truyền thống khí tiết của kẻ sĩ, làm cho nền giáo dục phát triển hết sứcmạnh mẽ Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, Nho giáo cũng đem lại không ít

Trang 25

tác động tiêu cực Đầu tiên, quan hệ của con người trong Tam cương có tínhphiến diện, mặc dù Nho giáo có nói đến nghĩa vụ và cách đối xử của hai bên,nhưng thực tế thì trước sau chỉ lên án những kẻ làm tôi, làm con, làm vợ mà thôi.Thực tế, đó là mối quan hệ độc đoán một chiều Hai là, quy toàn bộ quan hệ xãhội của con người vào Tam cương, Ngũ thường là không đủ Đặc biệt, Nho giáocoi thường người phụ nữ, đã quy định trói buộc người phụ nữ vào người đàn ông.

Vì vậy, Nho giáo đã không giải đáp được vấn đề số phận và yêu cầu giải phóngcon người, làm cho chủ nghĩa giáo điều và bệnh khuôn sáo phát triển mạnh tronglĩnh vực tư tưởng và giáo dục khoa cử đương thời

Phật giáo

Dựa vào truyện Nhất dạ Trạch trong Lĩnh Nam Trích quái của Vũ Quỳnh vàKiều Phú biên soạn thì Phật giáo truyền vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ VI vàđầu thế kỷ V trước công nguyên Nhưng đó chỉ là truyền thuyết Một số quanđiểm khác lại cho rằng Phật giáo vào nước ta khoảng thế kỷ thứ nhất, khi nước ta

bị nhà Hán đô hộ Khi đó Việt Nam có Trung tâm Phật giáo nổi tiếng là Luy Lâu,được thành lập do sự viếng thăm của các nhà buôn và tăng sĩ Ấn độ, trực tiếpbằng đường biển chứ không phải là bằng đường bộ từ Trung Quốc xuống TrongThiền uyển tập anh, phần tiểu sử Thiền sư Thông Biện có đoạn nói rằng Tùy Văn

Đế muốn hỗ trợ tam bảo, đã xây dựng tháp xá lợi thờ 49 nơi, làm 150 ngôi chùatháp Ông muốn làm chùa tháp ở Giao Châu bèn sai pháp sư Đàm Thiên chọnmột số danh tăng sang đó để giáo hóa, khiến mọi người đều biết đạo Bồ đề Pháp

sư Đàm Nhiên tâu: “Xứ Giao Châu có đường biển thông trực tiếp với Thiên Trúc.Khi Phật pháp mới đến Giang Đông chưa khắp thì ở Luy Lâu đã có tới 20 ngôi bảotháp, để được hơn 500 vị tăng và dịch được 15 quyển kinh rồi” [38, tr 91 – 92].Điều đó đã chứng tỏ Phật giáo đến Giang Đông chưa đầy đủ thì Luy lâu đã trởthành Trung tâm Phật giáo ở Giao Châu (Đại Việt)

Phật giáo với những tư tưởng như: vô thường, vô ngã, nhân quả, nghiệpbáo, luân hồi và triết lý nhân sinh từ, bi, hỷ, xã đứng về phía người nghèo khổ,trong học thuyết Tứ Diệu đế, Thập nhị nhân duyên, Bát Chánh đạo gần gũi và

Trang 26

phù hợp với triết lý nhân sinh cũng như phong tục tập quán của người Việt, nhưquan điểm phúc đức nhân ái, vị tha, hòa hiếu Vì vậy, Phật giáo đã được ngườiViệt tiếp nhận, với một số vị thiền sư có công truyền bá và tu tập như KhươngTăng Hội, Mâu Bác, Ma Ha Kỳ Vực,…Khương Tăng Hội là người giới thiệu vàviết tựa cho các tác phẩm Lục Độ Tập Kinh, An ban Thủ Ý và cũng được coi làngười khởi đầu hay là “khai sáng” thiền học Việt nam và đặc biệt hơn là Mâu Bácvới tác phẩm Lý hoặc Luận đã giải thích về Nho, Lão, Phật, tạo ra cuộc dung hợp

về học thuyết giữa Nho, Đạo và Phật đầu tiên ở Việt Nam Từ đó, Phật giáokhông những đã đi sâu vào đời sống tâm linh, đạo đức của dân tộc Việt mà nócòn ảnh hưởng đến cả đời sống chính trị của nước Việt Nam Do vậy, Phật giáo

đã sớm chiếm ưu thế hơn Nho giáo và Lão giáo rất nhiều

Lão giáo

Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, Lão giáo bắt nguồn từ học thuyết triếthọc của Lão – Trang nên thường được gọi là Đạo Lão Những tư tưởng cốt lõicủa Lão giáo là học thuyết về “Đạo” và những tư tưởng biện chứng, cùng họcthuyết “Vô vi” về lĩnh vực chính trị - xã hội Với quan điểm “Đạo” là cái bảnnguyên của vạn vật, là nguyên lý vận hành của mọi hiện hữu đã hình thànhnguyên tắc “bình quân” và “phản phục” trong quan niệm về tính biện chứng củathế giới, biến Lão giáo trở thành một tư tưởng triết học không bao hàm sự pháttriển Lão giáo du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc cùng với NhoGiáo Về sau, với sự phát triển phức tạp, Lão giáo được chia làm 2 trường phái:Đạo gia và Đạo giáo Đạo gia ảnh hưởng đến tầng lớp trí thức, quý tộc Còn trongĐạo giáo lại chia thành hai trường phái là: đạo Thần tiên và đạo Phù thủy ĐạoThần tiên ảnh hưởng đến tầng lớp vua quan, còn đạo Phù thủy thì kết hợp với cáctín ngưỡng bản địa nên đã rời bỏ cái đạo vô vi vốn có để đi vào lối tu Tiên, tìmkiếm sự trường sinh Đạo Phù thủy chủ yếu ảnh hưởng đến tầng lớp nông dân, nô

tỳ Bằng chứng là từ quan niệm các vị thần vốn có trong Đạo giáo của Trungquốc như Lão Tử, Quang Công, Văn sương, Bát Tiên, người Việt Nam với tínngưỡng bản địa đã tạo ra các vị thần riêng của mình như tục thờ Mẫu, tục thờ

Trang 27

Tam phủ, Tứ phủ,… mỗi vị thần này đều có những sự tích và công trạng riêng, đikèm là những hình thức lễ nghi thờ cúng riêng.

Tóm lại, không chỉ đợi đến thời đại nhà Trần mới xuất hiện “tam giáo đồngnguyên” mà ngay từ thế kỷ thứ II, Việt Nam đã trở thành mảnh đất tốt để Tamgiáo lớn mạnh trong lòng bao dung của người Việt Hơn nữa, Phật giáo cũng có

ưu điểm lớn là tinh thần khoan dung và tự do, Phật giáo không bao giờ chống đốihay chỉ trích Nho giáo cùng Lão giáo Theo lời của giáo sư Trần Quốc Vượng thìtâm thức người Việt là sự cởi mở, đa nguyên, đa dạng… có cái “duy lý” của Nhogiáo, có cái “tâm linh” của Phật, có cái “siêu việt” của Lão – Trang và có cả cái

mê tín “thần ma” của căn tính tiểu nông” [42, tr 496]

Ba dòng thiền

Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi do Tỳ Ni Đa Lưu Chi, người Nam Thiên Trúcsáng lập vào năm 580 tại chùa Pháp Vân, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh Thiền pháinày là sự kết hợp giữa thiền và mật Vì vậy, nội dung của nó đã thể hiện đượcnhững nét sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật giáo và cũng như vừa biểu lộ đờisống thực tế và đơn giản của quần chúng nghèo khổ nên đã được người dân ViệtNam đón nhận

Thiền phái Vô Ngôn Thông

Thiền phái thứ hai là Vô Ngôn Thông do thiền sư Vô Ngôn Thông, ngườiTrung hoa sáng lập vào trăm 820 tại chùa Kiến Sơ (Phù Đổng, Hà Bắc) nội dung

cơ bản của thiền phái này là Tâm địa ở đây chính là bản nguyên, tâm tự tính, Phậttánh, , thường có trong mỗi con người Nó chứa đựng và viên đồng hết thảy Tất

cả sự vật, hiện tượng của thế giới này đều do tâm tạo tác sai biệt mà ra Chính cáitâm vọng động đối đãi, phân biệt đã khởi lên vạn vật trong thế gian, làm che lấptâm thanh tịnh, tâm bản nguyên, từ đó muốn quay về tính bản nguyên thanhtịnh cần phải rời bỏ, buông xả tất cả những gì che lấp làm biến dạng tâm Bừngsáng khi con người đạt tới trạng thái giác ngộ

Thiền phái Vô Ngôn Thông vừa mang bản sắc thiền tông vừa kết hợp vớitịnh độ tông của Trung Quốc nên nó mang một màu sắc thiền phật giáo Trung

Trang 28

quốc Tuy nhiên, nó vẫn rất gần gũi với đời sống xã hội, hòa nhập vào đời sốngngười dân trong khi vẫn duy trì được sinh hoạt tâm linh của mình.

Thiền phái Thảo Đường

Thiền phái Thảo Đường ra đời không phải là ngẫu nhiên mà nó là sự đápứng của tinh thần dân tộc Việt Trong khi trường phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi mangmàu sắc Ấn độ Thiền phái Vô Ngôn Thông lại mang màu sắc Trung Quốc thìtrước tình hình đó vào thời vua Lý Thánh Tông (1023 - 1072) đã lập nên mộtthiền phái thứ ba mang tên Thảo Đường Thiền phái Thảo Đường có khuynhhướng tổng hợp các yếu tố Thiền, Tịnh, Nho, Lão Nó đã phản ánh được sự hòađồng giữa Nho, Đạo và Phật giáo Do nó đi theo hướng thiên trọng tri thức vàtriết lý thơ ca, nên đã không cắm rễ vào được quần chúng nhân dân, mà chỉ ảnhhưởng đến tầng lớp vua quan, quý tộc và tầng lớp tri thức Các thiền sư ở thiềnphái này thường thể hiện triết lý của mình qua hình thức thơ ca và thi vị, phóngkhoáng, tiêu dao, vừa xúc tích hàm ẩn nhiều thâm sâu ẩn ý, huyền diệu Nó đã tạonên một nét đặc sắc truyền thống Phật giáo trong các thời đại sau

Tóm lại, Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, thiền phái Vô Ngôn Thông và thiền

phái Thảo Đường mặc dù có những điểm khác nhau về triết lý, phương pháp tutập cũng như vai trò của từng thiền phái trong mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước,nhưng giữa ba thiền phái này đều có những điểm chung nhất định: chúng đều dựatrên những triết lý của Thiền Tông để bàn luận phát triển kiến tính và đốn ngộ

Cả ba thiền phái này đều hòa nhập vào việc giúp nước, giúp đời và đã trở thànhtiền đề lý luận gián tiếp mà sau này được các thiền sư nhà Trần, cụ thể là TrầnNhân Tông đúc kết để lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

1.2.2 Những nhà tư tưởng tiêu biểu của Phật giáo thời Trần

Trần Thái Tông (1218 – 1277)

Hoàng đế Thái Tông, họ Trần, tên húy là Cảnh, năm 1226 được vợ là LýChiêu Hoàng nhường ngôi, Trần Cảnh lên làm vua, mở đầu thời đại nhà Trần Thái Tông là vị “…vua khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, cho nên có thểsáng nghiệp truyền dòng, lập kỷ dựng cương, chế độ nhà Trần thực to lớn vậy…”[37, tr 7] nhưng làm vua mà mọi việc nước trong ngoài đều nằm trong tay Trần Thủ

Độ Thái Tông buồn bực, đau đớn, đã từ bỏ ngôi vua trốn đến Yên Tử mong tìm

Trang 29

sự bình yên cho tâm hồn trong giáo lý nhà Phật nhưng do yêu cầu của xã tắc lạiphải quay về ngồi lại ngôi vua trị vì trăm họ Nhưng bằng sự tinh thông Phật họcqua lời dạy của Quốc sư chùa Hoa Yên rằng: “trong núi vốn không có Phật, Phật

ở ngay trong lòng” [3, tr 28], Trần Thái Tông đã hoàn thành nhiều tác phẩm Phật

học như: Thiền tông chỉ nam, Lục thời sám hối khoa nghi, Kim cương tam muội kinh chú giải, Bình đẳng lễ sám văn, Khóa hư lục Những tác phẩm của ông đã

tạo nên tập đại thành đầu tiên của lịch sử tư tưởng Phật học Việt Nam

Với bản tính gia trưởng, ngang ngược của Tướng quốc Trần Thủ Độ, TháiTông hoàng đế buộc lòng phải từ bỏ cảnh chùa trở về cõi tục Nhưng chính bởi tốchất thiên bẩm cùng địa vị chính trị của mình, Trần Thái Tông đã góp phần tạonên một hệ tư tưởng tiến bộ là hiện thực bản chất tinh thần siêu việt của Phật giáobằng ý thức của một con người bình thường sống giữa cõi trần mà vẫn là tu Phật.Đóng góp đó của ngài đã thể hiện một tinh thần lạc quan mạnh mẽ, sự cần thiếttrong quá trình xây dựng đất nước nói chung và phát triển Phật giáo thời Trần nóiriêng

Tuệ Trung Thượng sĩ (1230 – 1291)

Tuệ Trung Thượng sĩ, tên là Trần Quốc Tung tức Trần Tung, con trai của AnSinh Vương Trần Liễu, anh ruột Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và cũng làanh ruột Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm, vợ vua Trần Thánh Tông TheoTrần Nhân Tông “Thượng sĩ là người khí lượng thâm trầm, phong thần nhàn nhã.Ngay từ còn để chỏm đã hâm mộ cửa không Đến tham vấn thiền sư Tiêu Dao ởPhúc Đường, người đã lãnh hội được yếu chỉ bèn dốc lòng nhờ làm thầy Ngàyngày chỉ lấy việc hứng thú với thiền học làm vui, không hề bận tâm đến công danh

sự nghiệp” [3, tr 544 – 545], là người có công trong hai cuộc kháng chiến chốngNguyên – Mông năm 1285 và 1288

Thượng sĩ không xuất gia Ông là một ngôi sao sáng trong vườn thiền ViệtNam và được xem là “ngọn đèn tổ của Phật hoàng, lấy tâm truyền tâm… làmphấn phát ngọn gió lành nhà Phật” [41, tr 594] Những tư tưởng thâm trầm, sắc

sảo của ông còn được ghi lại qua tác phẩm Thượng sĩ Ngữ Lục và 49 bài thơ văn

còn lại trong tập thơ văn Lý - Trần Tuệ Trung còn là người đặt nền móng choThiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Trang 30

Trần Nhân Tông (1258 – 1308)

Trần Nhân Tông, tên húy là Khâm, sinh năm Mậu Ngọ Nguyên Phong nămthứ 8, ngày 11 tháng 11 (tức ngày 11 tháng 11 năm 1258), là con trưởng của vuaTrần Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái hậu Theo ĐạiViệt sử ký toàn thư, Trần Khâm sinh ra “được tinh anh thánh nhân, thuần túy đạomạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần túy tươi sáng Hai cung đều cho

là lạ, gọi là Kim Tiên đồng tử Trên vai trái có nốt ruồi đen, cho nên có thể cángđáng được việc lớn Ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51tuổi, băng ở am Ngọa Vân, Yên Tử, đưa về táng ở Đức Lăng” [37, tr 44] Làngười ham học hỏi và có chí hướng đạo Phật, Trần Nhân Tông là vị vua nhân từhòa nhã, sớm đã nhận Tuệ Trung làm thầy để cùng nhau tham cứu thiền học Bên cạnh đó, khi đất nước gồng mình chống chọi với cuộc kháng chiếnchống Nguyên – Mông, Trần Nhân Tông trở thành người lãnh đạo tài ba, cố kếtlòng dân làm nên thắng lợi vĩ đại trong lịch sử nước nhà Hơn hết, với tâm củamột người hướng Phật và tầm của một vì vua yêu nước thân dân, Trần NhânTông không chỉ tinh anh thiền học mà còn biết hòa quyện giữa chính trị với tưtưởng để phục vụ mục đích dựng nước và giữ nước của vua quan nhà Trần Dướitriều đại ông đã có hai Hội nghị lịch sử là Bình Than (1282) và Diên Hồng (1284)được tổ chức, như thế đã đủ chứng minh trong giai đoạn này tinh thần dân tộc, ýthức độc lập tự chủ dâng cao mạnh mẽ trong lòng quân và dân Đại Việt

Cùng với đó, một mong muốn thiết tha mà Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị

tổ của dòng thiền mang màu sắc Việt Nam - Thiền Trúc Lâm Yên Tử đã ra sứcxây dựng là đưa tinh thần tốt đẹp của Phật giáo vào đời sống của muôn dân, hiệnthực hóa những lý tưởng siêu nhiên thần thánh của tôn giáo trở thành những hànhđộng cụ thể trong xây dựng và bảo vệ nước nhà

Sau khi nhường hoàng vị cho con, vua Trần Nhân Tông bắt đầu đi sâu vàoPhật học Năm 1299, ông lấy pháp hiệu là Hương Vân Đại đầu đà hoặc còn gọi làTrúc Lâm Đại đầu đà, được người đương thời tôn xưng là Giác hoàng điều ngự

để đi tu ở Yên Tử Để nói về tư tưởng nhập thế tích cực của Trần Nhân Tông haychính là linh hồn sống của Thiền Trúc Lâm Yên Tử, tác giả Bùi Anh Tấn trong

Trang 31

Đàm đạo về Điều ngự giác hoàng Trần Nhân Tông có viết: Nhưng đạo và đời củađức Điều Ngự chẳng tách xa nhau, đạo của ngộ đạo chính là lo cho đời, không xarời cuộc sống Đạo của một tổ sư Thiền Trúc Lâm Yên Tử quyện chặt lấy đời củamột vị vua từ khi ngồi trên ngai vàng đăm đắm lo toan cho muôn dân sống hạnhphúc ấm no, cho đất nước bình yên Tuy tưởng như có lúc ngài đã rũ được bụitrần xa lánh cõi tục nhưng rồi tấm lòng vẫn mãi vấn vương vì dân Nam nước Việt,nên năm ba lần phải từ non xuống thế lo việc nước, ngài đã sống như lời dạy củađức Phật “Phụng sự chúng sinh tức cúng dường chư Phật” [29, tr 8 – 9].

Với nhiều tác phẩm như: Thiền Lâm thiết chử y ngữ lục, Trúc Lâm hậu lục, Thạch thất mị ngữ, Đại Hương hải Ấn thi tập, Tăng già toái sự,… cùng nhiều bài

kệ tụng, thiền ngữ, thơ văn đã lưu giữ được những nét đặc sắc trong tư tưởng triếthọc Phật giáo của Trần Nhân Tông Là vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc LâmYên Tử, đồng thời là tổ thứ sáu của nhánh Yên Tử, Phật hoàng Trần Nhân Tôngdường như đã hoàn thành sứ mệnh sáng tạo nên một dòng thiền mang sắc tháidân tộc bằng việc hợp nhất các dòng thiền trước đó, đưa thiền học Phật giáo thờiTrần bước ra khỏi khuôn khổ của giáo điều, luật lệ đến gần hơn với cuộc sốngbình dị của đời người Có thể nói, Trần Nhân Tông không chỉ là một nhà chính trịtài ba, nhà quân sự kiệt suất mà còn là một Phật hoàng trong lòng con dân ĐạiViệt nói riêng và lịch sử Phật giáo nước nhà nói chung

Pháp Loa (1284 – 1330)

Pháp Loa tên thật là Đồng Kiên Cương, người hương Cửu La, huyện ChíLinh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang Khi còn bé Pháp Loa thông minh khác hẳnngười thường, khi ăn lại không ưa những thứ tanh hôi, thịt cá Năm 1304, ôngxuất gia theo Điều ngự giác hoàng Trần Nhân Tông Năm 1308, được Nhân Tôngtrao y bát, Pháp Loa trở thành vị tổ thứ hai của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử Pháp Loa là người đầu tiên đứng ra thành lập một giáo hội Phật giáo thốngnhất cho cả nước Việc quy định các chức vụ sư tăng, thiết lập quyền quản lý sổsách cho tăng nhân, xây dựng nhiều chùa tháp là những công lao to lớn của PhápLoa trong sự nghiệp hoằng pháp của mình Hơn 20 năm hoạt động Phật giáo,

Pháp Loa đã biên soạn nhiều tài liệu như: Tham thiền chỉ yếu, Kim cương tràng

đà la ni kinh khoa chú, Niết bàn đại kinh khoa sớ, Pháp hoa kinh khoa sớ, Lăng già

Trang 32

tứ quyển khoa sớ, Bát nhã tâm kinh khoa sớ, Pháp sự khoa văn, Độ môn trợ thành tập, Nhân vương hộ quốc nghị quỹ,…

Tóm lại, Pháp Loa ít đề cập đến những vấn đề triết học siêu hình trừu tượngmột cách có hệ thống như Trần Thái Tông, ít đưa ra những vấn đề thiền học uyênthâm sâu sắc như Tuệ Trung Thượng sĩ, ít đề cập đến những vấn đề lý luận nhưTrần Nhân Tông, ông chỉ nêu ra một cách vắn tắt ngắn gọn những vấn đề thiếtthực cụ thể của việc tu đạo Tuy nhiên, đối với một số vấn đề, ông có những lýgiải cao siêu thâm thúy Càng cuối đời, ở Pháp Loa, đạo càng có vẻ tách khỏi đờinhiều hơn những bậc thầy đi trước, xu hướng thoát tục của ông ngày càng thểhiện rõ

Hơn thế, khi nhìn toàn cục về sự phát triển của Phật giáo Việt Nam nóichung và thiền Trúc Lâm Yên Tử nói riêng, thiền Trúc Lâm của Pháp Loa đã đạtđến đỉnh cao Nhưng theo PGS TS Doãn Chính trong cuốn Lịch sử triết họcPhương Đông “vật cùng tắc biến, có thịnh tất có suy” [4, tr 904], phải chăng tiasáng sáng nhất ở thời Pháp Loa cùng xu hướng thoát tục của mình đang báo hiệucho sự thoái trào của dòng thiền Trúc Lâm, mà Huyền Quang là vị tổ sau cùngqua ba đời phát triển

Huyền Quang (1254 – 1334)

Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, người hương Vạn Tải, châu NamSách, lộ Lạng Giang, là đệ tử của nhị tổ thiền Trúc Lâm Yên Tử Pháp Loa.Huyền Quang là người có khiếu văn chương, thông minh, tuấn mẫn, đã từng đỗtrạng nguyên, ra làm quan Nhưng sớm nhìn thấy sự đen bạc của thế thái nhântình, con người sinh ra chỉ biết có tiền tài danh vọng, Huyền Quang quyết địnhxuất gia vào năm 51 tuổi Sau 25 năm tu đạo, năm 1330 ông chính thức trở thành

đệ tam tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Có thể vì là một nhà sư tuổi đã cao,đồng thời là một thi sỹ có tài nên việc nhìn nhận cuộc đời của ông có vẻ thi vị vàkhông muốn bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì Chính vì thế, trong khoảng thời giantiếp nhận việc lãnh đạo thiền phái Trúc Lâm, Huyền Quang không tích cực xâydựng và chấn hưng giáo hội, chấp nhận trở thành một ẩn tăng ở tuổi 80 trên CônSơn để lánh đời

Trang 33

Với nhiều tác phẩm như: Chủ phẩm kinh, Công văn tập, Thích khoa giáo,…

tư tưởng triết học Phật giáo của Huyền Quang đã để lại nhiều tiếc nuối cho sự trị

vì ngắn ngủi của một dòng Phật giáo Việt Nam, do người Việt Nam sáng lập vàphát triển Qua đó, đặt ra dấu hỏi lớn cho xu hướng nhập thế của Phật giáo đươngthời, vả chăng đời gắn với đạo thường chỉ xuất phát từ những người có vị trí caotrong xã hội nhằm tạo sự đồng lòng, gắn kết chống giặc ngoại xâm khi đất nước

bị xâm lược, còn đến khi hòa bình lặp lại, mà nhất là đối với những người khôngđứng đầu thiên hạ thì thường tách rời đạo ra khỏi cuộc đời, quay về với tínhnguyên thủy vốn có của Phật giáo Ấn Độ

xã hội cũng như tính chất sinh hoạt xã hội Phật giáo thời Trần ra đời không phải

là sự xuất hiện ngẫu nhiên hay là sản phẩm thuần túy tư biện mà sự hình thành vàphát triển của nó chịu sự quy định và phản ánh sâu sắc điều kiện lịch sử xã hộiViệt Nam thời kỳ nhà Trần

Sự chuyển biến của điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa – giáo dục

ở Việt Nam thế kỷ XIII – XIV, đặc biệt là sự phân hóa giai cấp ngày một gay gắttrong xã hội và nhiệm vụ lịch sử lớn lao chống lại các cuộc xâm lăng của giặcNguyên – Mông chính là cơ sở xã hội và nhu cầu thực tiễn hình thành tư tưởngPhật giáo thời Trần Tư tưởng Phật giáo thời Trần ra đời một mặt nhằm thốngnhất về mặt tư tưởng xã hội hình thành nên ý thức hệ xã hội độc lập thống nhấtcủa xã hội Việt Nam, là chất keo kết dính sức mạnh và ý chí toàn dân tộc, từhoàng tộc cho đến ngoài muôn dân, góp phần xây dựng một nước Đại Việt thốngnhất, có nền văn hóa văn minh độc lập nhằm chống lại hai cuộc xăm lược củagiặc Nguyên – Mông, chống lại ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai Mặt khác, tư

Trang 34

tưởng Phật giáo thời Trần còn là ngọn nguồn tinh thần thống nhất để vỗ yên lòngdân, đề cao tinh thần độc lập dân tộc, bảo vệ lợi ích triều Trần, giải quyết nhữngmâu thuẫn nảy sinh trong lòng xã hội Việt Nam thời bấy giờ Đó là mâu thuẫnmột bên giữa quý tộc tôn thất nhà Trần với một bên là tầng lớp địa chủ quan liêuxuất thân từ hàng ngũ nho sĩ đang dần nêu cao thế lực chính trị của mình; là mâuthuẫn giữa một bên là giai cấp quý tộc thống trị với một bên là tầng lớp nông nô,

nô tỳ,…

Là hình thái ý thức xã hội, tư tưởng Phật giáo thời Trần không chỉ là sựphản ánh điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa – giáo dục của xãhội thời bấy giờ mà còn là kết quả kế thừa những tư tưởng triết học, tôn giáo, vănhóa trước đó Trước hết tư tưởng Phật giáo thời Trần là sự tiếp thu kế thừa truyềnthống văn hóa Việt Nam thể hiện tập trung ở ý thức về quốc gia dân tộc, về tinhthần độc lập, tự chủ, tự cường dân tộc và lòng yêu nước nồng nàn, một truyềnthống quý báu của dân tộc ta được hun đúc nên trong suốt quá trình đấu tranhdựng nước và giữ nước Tư tưởng Phật giáo thời Trần còn là sự tiếp thu, kế thừa,chắt lọc những yếu tố tư tưởng triết lý chính trị, đạo đức nhân sinh của Nho giáo,Đạo giáo và Phật giáo; là sự kế thừa triết lý tinh túy về thiền của ba trường pháinổi tiếng dưới triều đại nhà Lý là Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, ThảoĐường để sáng tạo nên hệ thống tư tưởng triết học với những nét độc đáo và đặcsắc riêng có của mình

Trang 35

Chương 2 NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG

CỦA PHẬT GIÁO THỜI TRẦN ĐẾN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI,

VĂN HÓA – GIÁO DỤC THỜI TRẦN 2.1 Một số nội dung cơ bản và đặc điểm của Phật giáo Việt Nam thời Trần

2.1.1 Nội dung cơ bản của Phật giáo thời Trần

Như đã biết, Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông khôngchỉ là những vị vua anh hùng, những vị tướng tài ba dám xả thân vì quốc gia xãtắc Hay Pháp Loa, Huyền Quang không đơn thuần là những vị tổ kế thừa củadòng thiền Trúc Lâm, mà hơn hết họ là những triết gia đã góp phần chấm dứt sựtản mát về tư tưởng của các dòng thiền cuối triều Lý để hình thành và phát triểnThiền phái Trúc Lâm Yên Tử Để làm rõ giá trị của các tư tưởng đó, trong khuônkhổ đề tài, tác giả chủ yếu phân tích nội dung của Phật giáo thời Trần trên baphương diện cơ bản: Bản thể luận, Nhận thức luận và Nhân sinh quan

Vấn đề bản thể luận

Bản thể luận là một trong những vấn đề cơ bản của mọi hệ thống triết họcnói chung và triết học Phật giáo nói riêng Nó là nền tảng giải quyết các vấn đềkhác của triết học Theo tiếng Hán, “bản” là gốc, còn “thể” là chất ban đầu hàmchứa trong sự vật Vậy “bản thể” là cái chất ban đầu, cội nguồn, gốc rễ, căn bảnnhất của sự vật Cái này rất khó nhận ra, bởi nó ẩn náu bên trong sâu thẳm của sựvật Và ở mỗi hệ thống triết học khác nhau có sự quy định về bản thể khác nhau.Chính điều đó làm nên nét riêng biệt của mỗi hệ tư tưởng

Trang 36

Quan điểm về bản thể của Trần Thái Tông là quan điểm “tính không”

(Sùnyatà), cho tất cả đều là không Trong bài Phổ thuyết tứ sơn, ông viết: “Tứ đại

bản vô, ngũ uẩn phi hữu Do không khởi vọng, vọng thành sắc, sắc tự chânkhông Thị vọng tòng không, không hiện vọng, vọng sinh chúng sắc” [3, tr.42]

(Tứ đại vốn là không, ngũ uẩn cũng chẳng có Từ không khởi ra hư vọng, từ hư vọng thành ra sắc tướng mà sắc tướng là từ cái chân không Thế là hư vọng từ không, không lại biểu hiện thành hư vọng, hư vọng sinh ra mọi sắc tướng) Như vậy, Không là cội nguồn và là khởi nguồn của mọi thứ Không ở đây là cái tuyệt

đối, là thái hư, là không sinh hóa, không có tướng cũng không có hình, không cóđiểm khởi đầu cũng không có điểm kết thúc Nghĩa là ở trạng thái không có đốilập, không có mâu thuẫn, siêu việt lên tất cả, trạng thái “vô sở trụ”

Cái “bản thể”, “bản tâm” hay “bản lai diện mục” được Trần Thái Tông thi vịhóa thành nhà, quê hương, gia đình Theo ông, cùng một tâm ở mỗi người đangsống có hai con đường trái ngược nhau, hoặc là quay đầu trở lại tìm bờ giác hoặc

là đi tiếp, đắm chìm ở bến mê biển khổ Để kiến tính, Thái Tông đã yêu cầu quayđầu nhìn vào bên trong Đặc biệt hơn, ông luôn coi sự tìm thấy bản tính là một sựtrở về Tuy nhiên, ông cho rằng: không có bất kỳ con đường truyền tâm ấn từ thế

hệ này sang thế hệ khác như người ta thường nói, điều đó là không có Bởi vì,bản tính hay chân như có trong mỗi người, có ở khắp nơi và mọi người phải tựmình tìm lấy Nhưng vì người đời thường nhận lầm mình là thực nên khôngmuốn trở về hay không thể trở về Do đó, Thái Tông cho rằng nên mở rộng conđường trở về với bản tính hay bản lai diện mục bằng nhiều cách, tùy theo trình độkhác nhau Vì vậy, ông rất chú tâm đến sự dẫn dắt mọi người từng bước trên conđường tu đạo Đặc biệt, xem trọng việc sám hối, trì giới

Bản thể luận trong triết học Trần Thái Tông là sự kế thừa khuynh hướng hòađồng, dung hợp tư tưởng giữa Phật giáo với Nho giáo và triết lý âm dương Conđường cầu pháp được Thái Tông kết hợp giữa hai đường lối đốn ngộ và tiệm ngộ,cho phù hợp với căn tính từng người chứ không cứng nhắc, máy móc, cũngkhông lơ lửng phó mặc cho hành giả tự cầu tìm Có thể nói, trước Trần Thái

Trang 37

Tông, chưa có nhà tư tưởng nào xây dựng nên học thuyết của mình với mức độhọc thuật nhiều và giàu về nghĩa như ông đã làm.

Tuệ Trung Thượng sĩ là người đầu tiên dùng khái niệm mà ngày nay triếthọc thường nói đến, đó là khái niệm “bản thể” Vậy, “bản thể” ở Tuệ Trung

Thượng sĩ là gì? Đó là quan điểm “không” (Sùnyatà) Bởi lẽ, theo Tuệ Trung dù

có mô tả bằng một loạt các khái niệm thì cũng không nói lên được thực chất củabản thể, vì suy cho cùng chúng cũng chỉ là những khái niệm về bản thể chứ

không phải là chính bản thể Bản thể còn là cái bản lai, là khuôn mặt thật (chân diện mục), mà bản lai thì không có vật gì, không có mầm mống Như thế, bản thể của Thượng sĩ chính là cái vô, cái không, là tính không (Sùnyatà) Mọi cái đều

xuất phát từ bản thể này Điều đó được biểu hiện ở một số câu sau:

“Chư hành vô thường nhất thiết không” [3, tr 273]

(Muôn pháp vô thường hết thảy không)

“Sinh tử nguyên lai tự tính không…

Tứ đại bản không tòng hà khởi” [3, tr 282]

(Sinh tử xưa nay tính vốn không…

Tứ đại vốn không, từ đâu nổi?).

Quan niệm về bản thể này về cơ bản không khác với Trần Thái Tông Bởi

lẽ, Trần Thái Tông cũng cho bản thể là không Nếu bản thể ở Trần Thái Tông gọi

là gia hương thì ở Tuệ Trung Thượng sĩ gọi là cố hương Cả hai ông đều cho rằnggiác ngộ là trở về gia hương, cố hương Liên quan đến điều đó, Thượng sĩ viết:

“Nhất khúc vô sinh sướng liễu thùy, đảm hoành tất lật cố hương quy” [3, tr 230]

(Vừa lúc “vô sinh” dứt khúc ca, cầm ngang ống sáo lại quê nhà).

Cũng như quan điểm của Thái Tông, Thượng sĩ cho rằng: Tâm là cái vôhình, vô sắc, vô thanh tức là không có hình tướng, rằng nếu xem là lớn thì nó vôcùng lớn, nếu xem là nhỏ thì nó vô cùng nhỏ Hằng ngày, ta đối diện với cảnh,tức thế giới hiện tượng Cảnh là do tâm mà hiện ra Nhưng cả cảnh lẫn tâm đều

vốn là không Khắp nơi đều là ba la mật (Pàramità) Nghĩa là chỉ khi bát nhã ba

Trang 38

la mật (Prajnã – Pàramità), tức Tuệ xuất hiện, thì mới có thể trở về với Không (Sùnnyatà)

Tóm lại, quan điểm về bản thể giữa Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng

sĩ có sự tương đồng ngay từ điểm xuất phát khi cho rằng, bản thể vốn là “không”

Và chỉ có tìm cách quay trở lại cố hương để tìm cho được cái bản lai diện mục thìcon người mới thoát khỏi bến mê lầm Tuy nhiên, nếu Trần Thái Tông xem trọngviệc sám hối, trì giới và cho rằng đó là một trong những phương tiện giúp conngười, dù ở bậc trí nào đi nữa đều có thể hồi hương thì Tuệ Trung lại cho rằngchẳng cần trì giới và nhẫn nhục, vì theo ông nó chỉ chiêu tội chứ không hề manglại hạnh phúc

Trong quan niệm về thế giới, Trần Nhân Tông dùng hệ thống khái niệmnhư: tâm, bồ đề, tính sáng, tính gương, báu vật, chân như, gia hương… để chỉbản thể của vạn pháp Trước hết, là quan điêm về bản của ông trong tư tưởng triếthọc của mình Trần Nhân Tông muốn dùng chữ bản để chỉ cái gốc, cái bản thể

hay cái bản nguyên của toàn thể vũ trụ Điều này đã được ông nói trong bài Cư trần lạc đạo phú:

“Vậy mới hay!

khác được (Phản quang tự kỷ)

Ngày đăng: 24/11/2018, 18:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2000), Trần Hưng Đạo – Nhà quân sự thiên tài, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Hưng Đạo – Nhàquân sự thiên tài
Tác giả: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
2. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập I, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
3. Nguyễn Huệ Chi (1989), Thơ văn Lý - Trần, tập II - quyển thượng, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn Lý - Trần
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Nhà XB: Nxb. Khoahọc Xã hội
Năm: 1989
4. Doãn Chính (2012), Lịch sử triết học phương Đông, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học phương Đông
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật
Năm: 2012
5. Trương Văn Chung (1998), Tư tưởng triết học Thiền phái Trúc lâm, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng triết học Thiền phái Trúc lâm
Tác giả: Trương Văn Chung
Nhà XB: Nxb.Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
6. Trương Văn Chung – Doãn Chính (đồng chủ biên) (2008), Tư tưởng Việt Nam thời Lý – Trần, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Việt Namthời Lý – Trần
Tác giả: Trương Văn Chung – Doãn Chính (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2008
7. Phan Huy Chú biên dịch (1961), Lịch triều hiến chương lại chí, Nxb. Sử học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương lại chí
Tác giả: Phan Huy Chú biên dịch
Nhà XB: Nxb. Sử học
Năm: 1961
8. Đoàn Trung Còn (1968), Phật học từ điển, tập III, Nxb. Trí Đức tòng thơ, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phật học từ điển
Tác giả: Đoàn Trung Còn
Nhà XB: Nxb. Trí Đức tòng thơ
Năm: 1968
9. Bùi Huy Du (2011), Tư tưởng triết học Trần Nhân Tông, Luận án Tiến sĩ Triết học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng triết học Trần Nhân Tông
Tác giả: Bùi Huy Du
Năm: 2011
11. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phật giáo với văn hoá Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb. Hà Nội
Năm: 1999
12. Bùi Hữu Dược, Tham luận Phật giáo thời Trần và thân thế sự nghiệp Phật hoàng Trần Nhân Tông, http://newvietart.com/index4.1270.html, ngày cập nhật (29/11/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham luận Phật giáo thời Trần và thân thế sự nghiệp Phậthoàng Trần Nhân Tông
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
14. Lê Quý Đôn (1963), Kiến văn tiểu lục, tập I, Lê Mạnh Liên dịch, Nxb. Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến văn tiểu lục
Tác giả: Lê Quý Đôn
Nhà XB: Nxb. BộQuốc gia Giáo dục
Năm: 1963
15. Đỗ Hương Giang (2017), Triết học Phật giáo Việt Nam thời Trần, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học Phật giáo Việt Nam thời Trần
Tác giả: Đỗ Hương Giang
Nhà XB: Nxb. Khoahọc Xã hội
Năm: 2017
16. Trần Văn Giàu (1998), Đạo Phật và một số vấn đề của lịch sử tư tưởng Việt Nam, in trong Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng của dân tộc, Viện Triết học xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo Phật và một số vấn đề của lịch sử tư tưởng ViệtNam
Tác giả: Trần Văn Giàu
Năm: 1998
17. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nxb. Khoa học Xã hội
Năm: 1980
18. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nxb. TP. Hồ ChíMinh
Năm: 1993
19. Trần Văn Giàu (1996), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIXđến Cách mạng Tháng Tám
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
20. Cao Huy Giu phiên dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, chú giải và khảo chứng (2006), Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, Nxb. Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử ký toàn thư
Tác giả: Cao Huy Giu phiên dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, chú giải và khảo chứng
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 2006
21. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I, Nxb. Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam Phật giáo sử luận
Tác giả: Nguyễn Lang
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 1992

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w