Tuy nhiên, trước nhữngyêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn vật lý ở các trường trunghọc phổ thôn
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xã hội càng ngày càng phát triển, điều này đặt ra cho Ngành Giáo dục vàĐào tạo nước ta những thách thức và cơ hội to lớn khi phải hội nhập vào xu thếtoàn cầu hóa, với những đòi hỏi rất lớn trong chiến lược đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng kịp thời quá trình thực hiện côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnhtoàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ranhững yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực.Giáo dục cần phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người Đó cũng
là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trườngphổ thông
Đối với môn Vật lý là một môn khoa học tự nhiên, là cơ sở của nhiềungành kỹ thuật quan trọng, sự phát triển của khoa học Vật lý gắn bó chặt chẽ và
có tác động qua lại, trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật Vì vậy, nhữnghiểu biết và nhận thức Vật lý có giá trị lớn trong đời sống và trong sản xuất cónhiều ứng dụng thực tế, cũng như trong các ngành khoa học – kỹ thuật góp phầnkhông nhỏ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Do đó, đòihỏi người dạy cũng như người học phải có phương pháp dạy học thích hợp để cóthể ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn Thực thế cho thấy, nhiều năm qua các địaphương trong cả nước đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức quản lý các hoạtđộng giảng dạy và đặc biệt là quản lý đổi mới phương pháp dạy học tại các cơ
sở giáo dục góp phần đưa công tác quản lý giáo dục từng bước đi vào ổn định,đáp ứng xu thế phát triển giáo dục chung của cả nước Tuy nhiên, trước nhữngyêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa việc quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn vật lý ở các trường trunghọc phổ thông trong cả nước vẫn còn nhiều bất cập
Trang 2Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông hiện nay”.
2.Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu, tôi nhằmđưa ra những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý và nâng caochất lượng dạy và học ở trường trung học phổ thông hiện nay
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến công tác đổi mới phương
pháp dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông
- Đánh giá thực trạng đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý ở trườngtrung học phổ thông
- Đề xuất các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý ở trườngtrung học phổ thông
4 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Vật
lý ở trường trung học phổ thông hiện nay
5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý
- Ở trường trung học phổ thông Nông Sơn – Quảng Nam
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu liên
Trang 3-Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài khẳng định chất lượngdạy học môn vật lý ở trường trung học phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế.Xác định được tình hình dạy học môn vật lý ở trường trung phổ thông hiện nay
từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn vật lý
8 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì phần nội dung còn bao gồm các chương:
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNGTRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Trang 4B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY 1.1 Quan điểm về việc đổi mới phương pháp dạy học môn vật lý ở trường trung học phổ thông hiện nay
1.1.1 Mục tiêu
Nhằm nâng cao được chất lượng dạy học môn Vật lý ở trường trung họcphổ thông Cụ thể là nhằm làm cho học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nắm kiến thứcvật lý vững chắc hơn, vận dụng được các kiến thức trong thực tế có hiệu quảhơn; các kĩ năng thực hành và trí tuệ đựơc hình thành và phát triển cao hơn; cácphẩm chất, các giá trị quan trọng của người học sinh được hình thành, củng cố
và phát triển một cách mạnh mẽ hơn
Thực hiện được cách dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập củahọc sinh Cụ thể là: giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, điềukhiển; học sinh tích cực, tự giác, chủ động làm việc với các nguồn tri thức dưới
sự chỉ đạo của giáo viên
1.1.2 Quan điểm đổi mới phương pháp dạy học môn vật lý
Chương trình và sách giáo khoa đã có sự đổi mới cơ bản
Môn Vật lý ở trường trung học phổ thông (THPT) hiện nay nhằm góp phầnhoàn thiện học vấn phổ thông cho học sinh, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh
có thể tiếp tục học lên các bậc học cao hơn, củng cố và phát triển tiếp tục cácnăng lực chủ yếu của học sinh đã hình thành ở cấp Trung học cơ sở (THCS), đápứng mục tiêu giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong thời kì mới Cácnăng lực đó là:
– Năng lực hành động có hiệu quả trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng,phẩm chất đã được hình thành trong quá trình học tập, rèn luyện và giao tiếp.– Năng lực hợp tác, phối hợp hành động trong học tập và đời sống
– Năng lực sáng tạo, có thể thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.– Năng lực tự khẳng định bản thân
Trang 5Như vậy, mục tiêu của môn Vật lý hiện nay đặt nặng vào việc hình thành vàrèn luyện cho học sinh các năng lực cần thiết của người lao động mới (trước đây,mục tiêu chính của môn Vật lý đặt nặng vào việc cung cấp cho học sinh các kiếnthức Vật lý có hệ thống) Điều đó đặt ra những yêu cầu về đổi mới sách giáokhoa và phương pháp dạy học một cách phù hợp nhằm thực hiện các mục tiêutrên Đối với người học, sách giáo khoa:
– Cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản, hiện đại, thiếtthực và có hệ thống theo những quy định trong chương trình của mỗi môn học.– Góp phần hình thành cho học sinh phương pháp học tập chủ động, tíchcực Sách giáo khoa là tài liệu quan trọng nhất có tác dụng hỗ trợ, tạo điều kiệncho học sinh tự học, tự tiếp thu tri thức cần thiết cho bản thân
– Giúp học sinh có thể tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình.– Giúp học sinh tra cứu, tham khảo, tìm kiếm được những thông tin chínhxác, phù hợp với trình độ hiện tại của mình
– Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh có khả năng ứng xử, cóhành vi văn minh trong cuộc sống
– Sách giáo khoa giúp học sinh liên kết những kiến thức, kĩ năng đã họcvới hành động của các em trong đời sống và sản xuất
Đối với người dạy, sách giáo khoa:
– Quy định phạm vi và mức độ kiến thức, kĩ năng mà người dạy cần phảithực hiện trong quá trình dạy học
– Giúp giáo viên có phương hướng hành động thích hợp để cải tiến, đổimới phương pháp dạy học (dạy như thế nào) Đồng thời có thể giúp người dạykhơi gợi và phát huy khả năng tự học của người học
– Làm căn cứ chủ yếu để giáo viên chuẩn bị giáo án, tiến hành bài giảng, tổchức điều khiển lớp học, đánh giá học sinh
Sách giáo khoa còn làm căn cứ để các cấp quản lí giáo dục kiểm tra đánhgiá kết quả dạy và học ở trường phổ thông
Trang 6Có thể nói, việc đổi mới nội dung và cách thể hiện nội dung của sách giáokhoa mới một mặt tạo đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học vật lý, mặtkhác lại góp phần để giáo viên thực hiện thành công quá trình đổi mới này.
Phương pháp giáo dục trung học phổ thông : Bao gồm các phương pháp
giáo dục phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phùhợp với đặc điểm của môn Vật lý, đối tượng học sinh; bồi dưỡng cho học sinhphương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thứcvào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệmhọc tập cho học sinh
Hình thức tổ chức giáo dục trung học phổ thông: Bao gồm các hình thức tổ
chức dạy học và hoạt động giáo dục ở trong phòng học, trong nhà trường, ngoàiphòng học, ngoài nhà trường sao cho bảo đảm sự cân đối và hài hoà giữa dạyhọc và hoạt động giáo dục theo tập thể lớp, nhóm nhỏ, cá nhân; giữa dạy học nộikhoá và ngoại khoá, dạy học bắt buộc và tự chọn; giữa phát triển các năng lực cánhân của học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi đối tượng học sinh
Đánh giá kết quả giáo dục môn học và hoạt đông giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học cần phải:
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn học và hoạt động giáodục ở từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ của họcsinh sau mỗi giai đoạn và của cấp học
- Phối hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá củagiáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giácủa gia đình, cộng đồng
- Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luậnnhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này
- Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng,trung thực, có khả năng phân loại tích cực, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnhkịp thời việc dạy và học
Trang 71.1.3 Chương trình bộ môn vật lý ở trường trung học phổ thông (sách
cơ bản)
Lớp 10:
Chương 1: Động học chất điểm.
Chương 2: Động lực học chất điểm
Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn
Chương 4: Các định luật bảo toàn
Chương 5: Chất khí
Chương 6: Cơ sở của nhiệt động lực học
Chương 7: Chất rắn và chất lỏng Sự chuyển thể
Lớp 11:
Chương 1: Điện tích Điện trường.
Chương 2: Dòng điện không đổi
Chương 3: Dòng điện trong các môi trường
Chương 1: Dao động cơ.
Chương 2: Sóng cơ và sóng âm
Chương 3: Dòng điện xoay chiều
Chương 4: Dao động và sóng điện từ.
Chương 5: Sóng ánh sáng
Chương 6: Lượng tử ánh sáng.
Chương 7: Hạt nhân nguyên tử
Chương 8: Từ vi mô đến vĩ mô
Trang 81.1.4 Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực ở trường trung học phổ thông hiện nay
Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực thể hiệnqua bốn đặc trưng cơ bản sau:
Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp họcsinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những trithức có sắp đặt sẵn Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành cáchoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biếtvào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn…
Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và cáctài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi vàphát hiện kiến thức mới… Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích,tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa, tương tự, quy lạ về quen… để dần hìnhthành và phát triển tiềm năng sáng tạo
Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trởthành môi trường giao tiếp giáo viên – học sinh và học sinh – học sinh nhằm vậndụng hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết cácnhiệm vụ học tập chung
Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốttiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học) Chútrọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiềuhình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêuchí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót
1.2 Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học môn vật lý ở trường trung học phổ thông hiện nay
1.2.1 Kết quả đạt được trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông hiện nay
Trong những năm cải cách giáo dục (1981 đến nay) chúng ta đang cốgắng và đa dạng hóa cơ cấu giáo dục quốc dân Cải cách giáo dục trên cả ba
Trang 9mặt: hệ thống giáo dục, nội dung giáo dục và phương pháp dạy học Song,phương pháp giáo dục vẫn chưa được quan tâm, phương pháp dạy học nói chungcũng như phương pháp dạy học môn Vật lý nói riêng vẫn chưa được đổi mớitương xứng Theo thực tế, tại một số trường trung học phổ thông vẫn đã đạtđược kết quả như:
Nhà trường và giáo viên luôn đổi mới phương pháp dạy học để học sinh dễdàng tiếp thu kiến thức, lựa chọn phương pháp dựa vào tiêu chí phù hợp với nộidung, dựa trên lý thuyết và thực tiễn, kết hợp nhiều phương pháp như dạy họctích cực, phương pháp lấy người học làm trung tâm, phương pháp giải thích –minh họa, phương pháp trình bày và nêu vấn đề, ứng dụng công nghệ thông tinvào dạy học Trường đã tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinhdựa theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chươngtrình giáo dục cấp trung học phổ thông, thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học,sắp xếp hợp lí các hoạt động của giáo viên và học sinh Phối hợp tốt giữa làmviệc cá nhân và làm việc nhóm Trước đây học sinh theo lối thụ động, phụ thuộchoàn toàn vào giáo viên, vào lớp học chỉ biết nghe giảng và chép theo những gìgiáo viên đọc Nhưng hiện nay việc thay đổi phương pháp dạy học và học thìhọc sinh đã chuyển từ học thụ động ghi nhớ là chính sang học tập tích cực chủđộng, sáng tạo Nhà trường đã và đáng chú trọng đến phương pháp tự học, tự rènluyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm phát huy tính tích cực,sáng tạo cho học sinh Việc đưa công nghệ thông tin vào việc dạy học, điều này
đã giúp cho giáo viên dễ dàng truyền thụ kiến thức và học sinh dễ dàng tiếp thubài giảng của giáo viên, giúp học sinh cảm thấy thích thú với môn học, khôngcòn cảm giác khô khan như người ta thường đánh giá về môn vật lý, giúp họcsinh linh hoạt, nhạy bén, không còn phụ thuộc vào giáo viên như trước đây.Các bài dạy xen lẫn các thí nghiệm vật lý để học sinh tiếp thu những kiếnthức trong sách giáo khoa một cách có tự duy độc lập mà nắm kiến thức rõ rànghơn Do vậy việc nắm kiến thức của học sinh là tự phát mà đó là một quá trình
có mục đích rõ ràng, có kế hoạch có tổ chức chặt chẽ một quá trình nổ lực tư
Trang 10duy, trong đó học sinh phải phát huy được tính tự lực, tính sáng tạo của mìnhnắm được những kiến thức chắc chắn và sâu sắc.
Về tổ chức thi cử - kiểm tra – đánh giá học tập như hiện nay có tác độngmạnh mẽ, kích thích động lực học sinh hoặc ra đề theo phân loại học sinh làmcho học sinh có động lực học hơn và không quá sức đối với học sinh , từ đó sinh
ra tâm lý học sinh tự động xem bài trước khi đến lớp và hứng thú hơn với mônhọc, đánh giá đúng khả năng của mình Các kiến thức được kiểm tra đánh giáchủ yếu là ít kiến thức lý thuyết, số các câu hỏi về kỹ năng được quan tâm vàcũng chiếm tỉ lệ lớn trong đề thi, kiểm tra Trong kiểm tra còn tạo điều kiện chohọc sinh kiểm tra lẫn nhau
Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là thế hệ trẻ được đào tạo trong trườngphổ thông mang tính năng động và sáng tạo cao, phát huy được khả năng sángtạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễncuộc sống Điều đó có nghĩa là giáo dục đã đáp ứng đầy đủ mục tiêu đặt ra là
“giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các
kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo”.(Luậtgiáo dục, điều 27)
1.2.2 Những hạn chế của việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông hiện nay
Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được định hình rõ rệt là yêu cầu ởtrung học phổ thông có thể nói việc đổi mới phương pháp dạy học còn đang tiếptục hình thành phương pháp dạy học từng bước xây dựng được những tiêu chícủa một bài học dạy theo tinh thần đổi mới Tuy nhiên vẫn còn những hạn chếsau:
+ Một số giáo viên chưa thấy sự cấp thiết phải đổi mới phương pháp dạyhọc Nhiều người cho rằng cứ dạy tốt theo phương pháp cũ cũng có thể chuyểntải được hết nội dung kiến thức của sách giáo khoa cho học sinh, và đảm bảođược một tỉ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông và đỗ đại học; như thế là việc dạytốt đã có hiệu quả rồi
Trang 11+ Cũng có thể có nhiều giáo viên có thiện chí muốn tìm cách đổi mớiphương pháp dạy học thực sự, nhưng vì chưa nắm được mục tiêu và đặc điểmcủa sự đổi mới nên đã đi theo những định hướng chưa thật chính xác.
+ Một khó khăn rất lớn ảnh hưởng đến việc đổi mới phương pháp dạy học
ở trung học phổ thông là: khối lượng kiến thức của chương trình môn Vật lý quálớn, trong khi đó thời lượng dành cho môn học lại quá hạn chế Thời gian củamỗi tiết học ở trung học phổ thông cũng chỉ có 45 phút như ở các lớp học cấpdưới; điều đó không thuận lợi cho việc tổ chức dạy học theo phương án mới
+ Sỉ số của lớp học quá lớn nên việc quản lý trật tự của lớp trong tiết họcrất cũng như việc tổ chức cho học sinh hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức và kỹnăng rất khó khăn
+ Thiết bị thí nghiệm cho môn Vật lý rất nghèo nàn, trường lớp được xâydựng theo các quy cách cổ hủ, không thuận lợi cho việc tổ chức cho học sinhhoạt động trong tiết học
+ Cách đánh giá học tập, thi cử chỉ là xem học sinh có nắm vững các kiếnthức sách vở, có giải được những bài toán khó hay không Xã hội không có cáchnào kiểm tra xem, khi tốt nghiệp trung học phổ thông học sinh đã trang bị những
kỹ năng sống cần thiết tối thiểu hay chưa Học sinh chỉ cần làm tốt bài lý thuyết,giải được những bài toán khó … là đạt được điểm cao, tốt nghiệp loại giỏi…như vậy giáo viên chỉ cần ép học sinh học lý thuyết cho kỹ, luyện học giải toánthật nhiều là đảm bảo tỉ lệ phần trăm tốt nghiệp và đỗ đại học
+ Trong các tiết dạy giờ thao giảng các giáo viên chỉ chăm chú xem dạy
có chính xác hay không chính xác chỗ nào, có đặt nhiều câu hỏi hay không , có
bị cháy giáo án hay không ít chú ý phân tích đến cách thức mà giáo viên tổchức cho học sinh hoạt động học tập trong tiết học có phù hợp hay không, hiệuquả của tiết dạy cao hay thấp
1.2.3 Một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ thông hiện nay
Trang 12Thực trạng nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một sốnguyên nhân cơ bản sau:
- Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra,đánh giá và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viênchưa cao Năng lực của đội ngũ giáo viên về vận dụng các phương pháp dạy họctích cực, sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thôngtrong dạy học còn hạn chế
- Lí luận về phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn vật lý chưađược nghiên cứu và vận dụng một cách có hệ thống; còn tình trạng vận dụng líluận một cách chắp vá nên chưa tạo ra sự đồng bộ, hiệu quả; các hình thức tổchức hoạt động dạy học, giáo dục còn nghèo nàn
- Chỉ chú trọng đến đánh giá cuối kì mà chưa chú trọng việc đánh giáthường xuyên trong quá tình dạy học, giáo dục
- Năng lực quản lý, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánhgiá từ các cơ quan quản lí giáo dục và hiệu trưởng các trường trung học còn hạnchế, chưa đáp ứng được yêu cầu Việc tổ chức hoạt động đổi mới phương phápdạy học, kiểm tra, đánh giá chưa đồng bộ và chưa phát huy được vai trò thúc đẩycủa đổi mới kiểm tra, đánh giá đối với đổi mới phương pháp dạy học.Cơ chế,chính sách quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giáchưa khuyến khích được sự tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm trađánh giá của giáo viên Đây là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho hoạt độngđổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá ở trường trung học phổ thôngchưa mang lại hiệu quả cao
- Nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp, kiểm tra đánh giátrong nhà trường như: cơ sở vật chất (phòng học, bàn ghế, phòng học bộ môn )thiết bị dạy học, hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông vừa thiếu, vừa chưađồng bộ; qui mô học sinh trên lớp còn đông (45 em), làm hạn chế việc áp dụngcác kỹ thuật dạy học và phương pháp dạy học tích cực, hình thức kiểm tra, đánhgiá hiện đại
Trang 13- Việc tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ hàng năm của cơ quan quản
lý cấp trên chưa có kế hoạch sớm nên làm cho việc tổ chức tập huấn tại các địaphương gặp nhiều lúng túng về kinh phí và thời gian
Trang 14CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY 2.1 Cơ sở khoa học
- Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo năm 2011-2020
Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhânlực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nềnvăn hóa và con người Việt Nam Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với pháttriển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo
là đầu tư phát triển Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhucầu phát triển của xã hội nhằm nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa,hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sựnghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo điềukiện cơ hội cho mọi công dân được học tập suốt đời Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 2011-2012 cũng đề ra “ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiệnđại hóa, xã hội hóa dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chếquản lý giáo dục phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu thenchốt” Nghị Quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng Sản ViệtNam còn khẳng định đường hướng cải cách giáo dục là: “Phát triển nâng caochất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học,công nghệ và kinh tế trí thức”
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hóacác chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiệnthắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội 2011 – 2020 của đất nước
Mục tiêu giáo dục phổ thông là chất lượng giáo dục toàn diện được nângcao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật,ngoại ngữ, tin học