1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Nhân vật của truyện cực ngắn (Khảo sát từ tập "Tặng một vầng trăng sáng")." docx

6 809 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 99,78 KB

Nội dung

trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 2B-2008 Nhân vật của truyện cực ngắn Khảo sát từ tập Tặng một vầng trăng sáng Nguyễn Thị Thu Hằng a nhiên sự nghiên cứu về loại tác

Trang 1

trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 2B-2008

Nhân vật của truyện cực ngắn (Khảo sát từ tập Tặng một vầng trăng sáng)

Nguyễn Thị Thu Hằng (a)

nhiên sự nghiên cứu về loại tác phẩm này còn ít Bài viết nghiên cứu nhân vật truyện cực ngắn qua tập Tặng một vầng trăng sáng (dịch) Nhân vật được khảo sát ở các phương diện phương thức thể hiện và chức năng, trong sự đối sánh với nhân vật truyện ngắn

ruyện cực ngắn còn có nhiều tên

gọi khác: truyện ngắn ngắn,

truyện siêu ngắn, truyện rất ngắn,

truyện ngắn mini, truyện ngắn trong

lòng bàn tay, những câu chuyện mang

tin cực nhỏ, những câu chuyện một

phút, truyện ngắn nhỏ, vi hình tiểu

thuyết… Có lẽ không có loại tác phẩm

nào mà dung lượng ngôn từ ít ỏi, còn

tên gọi lại nhiều như loại tác phẩm này

Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều

của truyện cực ngắn, việc có nhiều tên

gọi như vậy cũng cho thấy loại tác

phẩm này càng ngày càng được các nhà

văn và độc giả ưa thích Tuy nhiên đôi

khi người ta cũng bắt gặp ý kiến phủ

nhận loại tác phẩm này: “Rồi sẽ không

có truyện - mini như trước nay chưa hề

có Phần lớn những truyện - mini mà tôi

đọc được cho tôi cảm tưởng là chúng

được viết ra để thích hợp với khuôn khổ

báo chí dành cho chúng hơn là yêu cầu

nghệ thuật Tôi nghĩ, truyện ngắn thế

là đủ rồi” [1] Dễ bắt gặp hơn, là những

ý kiến nhiệt thành đề cao, chẳng hạn ý

kiến sau của nhà văn Trần Đăng Khoa:

“… truyện mini, một dạng truyện độc

đáo Độc đáo bởi nó ngắn Cực ngắn Có

truyện chỉ vài trăm chữ, thậm chí chỉ

vài chục chữ, mà vẫn chuyển tải được

tới bạn đọc một vấn đề lớn Chỉ một

dúm chữ, nhưng truyện vẫn có hồn, có cốt, có cả nhân vật Nói tóm lại, nó vẫn

là cái truyện nghiêm chỉnh, chứ không phải một dạng tiểu phẩm, có tráng qua chút văn chương Nghĩa là đọc nó người

ta vẫn thấy tự nhiên, thoải mái; không

có cái cảm giác bức bối, ngột ngạt như

vo viên lại, rồi nhét vào trong một cái ống xe điếu” [2] Dường như không biết

đến sự ưa thích hay không của từng độc giả, tác phẩm truyện cực ngắn xuất hiện ngày càng nhiều Nhiều ấn phẩm không chuyên về văn chương cũng không thờ ơ với truyện cực ngắn, cũng công bố những sáng tác của tác giả trong, ngoài nước Đến cuối thế kỷ XX

đầu thế kỷ XXI có thể nói truyện cực ngắn đã là một loại tác phẩm của văn học thế giới Điều này là kết quả tất yếu của cả những nguyên nhân văn học và cả những nguyên nhân phi văn học Chẳng hạn, ở một nước láng giềng của chúng ta, “với kết cấu nhỏ gọn, phương thức biểu hiện phong phú, cho đến nay

nó không những là một món ăn lợi nhuận của giới biên tập, in ấn, phát hành sách Trung Quốc mà còn là chốn thử bút của cả những cây bút không chuyên, tạo một thị trường đọc-viết-phê bình đầy sôi động của văn đàn Trung Quốc” [3]

Nhận bài ngày 21/5/2008 Sửa chữa xong 19/6/2008

T

Trang 2

Nguyễn Thị Thu Hằng Nhân vật của truyện cực ngắn, Tr 17-22 Tuy nhiên sự nghiên cứu dành cho

loại tác phẩm này lại còn ít ỏi ở nước

ta, thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp

những ý kiến chủ yếu là bình phẩm về

những tác phẩm cụ thể Một phần đáng

kể những ý kiến ấy được tập hợp trong

cuốn Truyện hay cực ngắn [4] Ngay ở

Trung Quốc, nơi loại tác phẩm này phát

triển mạnh mẽ, nơi nghiên cứu văn học

có truyền thống hàng ngàn năm… thì

thành quả nghiên cứu cũng dường như

chưa tương xứng, “loại hình này vẫn bị

lẫn lộn giữa “Tiểu tiểu thuyết” và “Đoản

tiểu thuyết” về mặt dung lượng, và cho

đến nay, ngay giới nghiên cứu văn học

Trung Quốc cũng chưa dành cho “vi

hình tiểu thuyết” những nghiên cứu

thích đáng” [3] Sách Một số vấn đề văn

học Trung Quốc thời kỳ mới (Hồ Sĩ Hiệp

biên soạn, NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh,

tác phẩm này, thậm chí tên gọi của nó

cũng không được nhắc đến Hiện trạng

này, theo chúng tôi, có nhiều nguyên

nhân trong đó có nguyên nhân thuộc

đối tượng nghiên cứu Có nhà nghiên

cứu cho rằng truyện cực ngắn là loại tác

phẩm của hậu hiện đại Mỹ học hậu

hiện đại chống lại sự ngự trị của lý tính

và của khuôn mẫu nên thật khó khái

quát những hình mẫu tác phẩm của nó

Văn học Trung Quốc hai ba thập kỷ qua

có sự phát triển vượt bậc, như là sự

phục hưng sau thời kỳ cách mạng văn

hoá đen tối Sức sáng tạo được giải

phóng hầu như không còn biên giới

Mạc Ngôn, một trong những tác giả

hàng đầu của văn học Trung Quốc

đương đại khẳng định: “Tôi cho rằng các

thể loại văn học đều giống như cái lồng

sắt, nhốt từng bầy chim ngờ nghệch

thường được mệnh danh là “nhà văn”

hoặc “nhà thơ” [5] Sự hưng thịnh của truyện cực ngắn có thể xem là một biểu hiện của sự phục hưng của văn học Trung Quốc đương đại

Nhằm góp phần minh định loại truyện cực ngắn, chúng tôi chọn nghiên cứu nhân vật của nó “Trong một tác phẩm văn xuôi, nhân vật là mối quan tâm hàng đầu của nhà văn, biểu hiện khả năng chiếm lĩnh thực tại đồng thời thể hiện lý tưởng thẩm mỹ, quan niệm

về đời sống và con người trong toàn bộ tính đa dạng và phức tạp của nó” [1] Trong tác phẩm tự sự, nhân vật được hình thành từ ngôn ngữ, tồn tại dưới dạng ngôn ngữ Truyện cực ngắn là loại tác phẩm có lượng ngôn từ tối thiểu, vậy đâu là thuộc tính của nhân vật truyện cực ngắn, hay đơn giản nó chỉ là

“đồng dạng thu nhỏ” của nhân vật truyện ngắn? Trong thực tế không hiếm khi có sự lẫn lộn giữa truyện cực ngắn với truyện ngụ ngôn, tạp văn, tản văn… Nghiên cứu nhân vật của truyện cực ngắn còn có ý nghĩa góp phần phân biệt chúng Phương pháp hữu hiệu để nhận thức nhân vật truyện cực ngắn là so sánh nó với nhân vật truyện ngắn Chúng ta đều biết đối sánh để nhận biết sự tương đồng và khác biệt giữa những thực thể gần gũi bao giờ cũng khó khăn, và cũng chính vì thế mà kết quả lại càng có ý nghĩa

Chúng tôi khảo sát trên tập truyện cực ngắn Trung Quốc Tặng một vầng trăng sáng do Vũ Công Hoan dịch, Nhà xuất bản Quân đội nhân tái bản lần thứ nhất, năm 2004 Sự lựa chọn này có lý

do Văn học Trung Quốc là nền văn học lâu đời và vĩ đại Nhiều tác giả ưu tú của văn học Trung Quốc hiện nay thực

sự là tinh hoa của trí tuệ của đất nước

Trang 3

trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 2B-2008

hơn một tỷ dân Riêng về truyện cực

ngắn, đã mấy thập kỷ nay ở Trung

Quốc có chuyên san để công bố Tập

sách dịch này không chỉ lựa chọn từ đây

mà còn từ nhiều tập truyện cực ngắn

khác nữa Các tác giả được chọn vào

đây sống và sáng tác không chỉ cùng

thời, nghĩa là có thể quan sát truyện

cực ngắn trong phạm vi thời gian tương

đối dài Tuy đều được gọi là truyện cực

ngắn nhưng dung lượng các truyện

khác nhau khá xa Chúng tôi chỉ chọn

khảo sát những truyện từ ba trang

tiếng Việt trở xuống, gồm 70 truyện của

66 tác giả Đây là một quy ước mang

tính tương đối, một giả thiết để làm

việc, mục đích là để thấy rõ những đặc

điểm của nhân vật truyện cực ngắn

Chúng tôi cũng không khảo sát nhân

vật ở các phương diện mà việc chuyển

ngữ có thể làm thay đổi ít nhiều

Trong nhân vật truyện ngắn, có ba

phương diện quan trọng là tính cách, số

phận và vấn đề Quan sát nhân vật

trong các truyện cực ngắn ở đây, chúng

tôi thấy các phương diện này có sự biến

đổi đáng kể về sự hình thành, phạm vi

và ý nghĩa Truyện cực ngắn không chú

trọng xây dựng tính cách nhân vật và

điều này thể hiện ở hai khía cạnh Thứ

nhất, đọc xong nhiều truyện cực ngắn,

người đọc không biết tính cách các nhân

vật như thế nào Chẳng hạn trong

truyện Sợi dây thừng thần kỳ của Chu

Sĩ Kỳ Chuyện xẩy ra với một gia đình

ba người gồm hai vợ chồng và một đứa

con Gần tết họ bị kẻ trộm dọn sạch

những đồ đáng giá Họ đến Cục công an

để trình báo và được Cục trưởng cho

mượn… mấy sợi dây thừng Người vợ sợ

hãi tưởng người ta cho mượn dây thừng

để… tự tử Nhưng thực ra đó là một

phương tiện để thực hiện đặc ân của Cục công an: Người ta cho gia đình chăng dây một vùng để giữ xe mấy ngày tết Phép thần kỳ đã xẩy ra: trước mắt

họ là một đống tiền, đủ để sắm lại những thứ bị mất!

Đây chỉ là một hiện tượng cụ thể nhưng là hiện tượng phản ánh một thực trạng phổ biến trong truyện cực ngắn

Đó là sự xuất hiện nhiều của loại nhân vật chức năng (tạm mượn thuật ngữ của Folklore học) Nhân vật có mặt là

để làm việc gì đó, tính cách của nó như thế nào không quan trọng

Thứ hai, ngay ở phần mở đầu truyện, tính cách nhân vật đã được thông báo bằng những từ ngữ ngắn gọn, không cần nhiều hoàn cảnh, nhiều mối quan hệ Ví dụ: “Xưởng B huyện A có bác thợ cả C Thợ cả C đối xử với mọi người thật thà tử tế…” (động tác đã trở thành thói quen của Cảnh Xuân Nguyên)

Trong truyện cực ngắn tính cách nhân vật bị đưa xuống hàng thứ yếu

Điều này là kết quả của cả sự thay đổi của lượng ngôn từ, cả mục đích sáng tác Truyện cực ngắn có dung lượng ngôn từ tối thiểu, mô tả những quá trình và những mối quan hệ không phải

là sở trường của nó Biểu hiện các tính cách con người cũng không phải là sự quan tâm lớn nhất của tác giả truyện cực ngắn Điều này có liên quan với

điều trước

Tính chất biểu hiện vấn đề của nhân vật được tác giả truyện cực ngắn quan tâm bậc nhất Không quá khó khăn khi ta tìm những giá trị tư tưởng tình cảm mà nhà văn gửi gắm trong nhân vật cụ thể nào đó Con nhạn trong

Bi kịch của con nhạn biểu thị số phận

Trang 4

Nguyễn Thị Thu Hằng Nhân vật của truyện cực ngắn, Tr 17-22 của con người trong xã hội phi nhân

tính Cục trưởng Cao trong “Nhà thư

pháp” biểu thị vấn đề một xã hội quan

liêu sẽ sinh ra những con người - máy…

Điều nhà văn quan tâm là ánh xạ sự

quan tâm của độc giả (tác giả chính là

độc giả thứ nhất) Nó bộc lộ tâm thế

thưởng thức văn chương của con người

hiện nay là muốn nhanh chóng thâm

nhập ngay phần “tinh” của tác phẩm

Về thủ pháp giới thiệu nhân vật,

tuyệt đại đa số truyện cực ngắn thống

nhất ở cách thức vào truyện giới thiệu

ngay những nét cơ bản về nhân vật:

“Pao-ơ là phóng viên nhiếp ảnh có cỡ”,

“Vương Hài Nhi lên 6 tuổi thì bố mất”

Có truyện muộn hơn thì cũng chỉ đến

câu thứ ba, rất ít truyện phải đến câu

thứ năm mới giới thiệu được những nét

lớn về nhân vật Văn nhân xưa gọi thủ

pháp này là “khai môn kiến sơn” (mở

cửa ra thấy núi ngay) Thủ pháp này

vừa do sự câu thúc của lượng ngôn từ

nhỏ, vừa đáp ứng thị hiếu thưởng thức

của người đương đại, người ta lướt qua

những cái thứ yếu, bỏ qua những

chuyện rề rà

Số lượng nhân vật trong truyện cực

ngắn là số lượng tối thiểu, chúng không

hạn định ở những con số cụ thể nhưng

nếu chúng ta bằng phép giả định, bớt đi

nhân vật nào đó thì thật khó Truyện

ngắn có thể “làm duyên” bằng những

đoạn kể, tả về những sự việc, con người

thú vị để tăng sức hấp dẫn cho truyện

Còn ở truyện cực ngắn, trọng tâm đã

chuyển sang vấn đề, vấn đề của con

người và cuộc sống Giá trị của nó

không còn ở phạm vi “mảng, miếng” mà

luôn hướng đến tầm khái quát, những

suy tư có tính triết học nên càng thấu

triệt phương châm “quý hồ tinh, bất quý

hồ đa” (cốt tinh, không cốt nhiều) Nhiều truyện chỉ có hai nhân vật: Người đàn bà đánh gục Võ Tòng, Nặn tượng đất, Tiếng nổ trong phòng khách… Thậm chí có truyện chỉ có một nhân vật: Về nhà trong đêm gió tuyết Thật khó kể hết các phương thức xây dựng nhân vật của 70 truyện cực ngắn này: sử dụng phương thức của ngụ ngôn, dùng vật nói người (Bi kịch của con nhạn, Chia dê…), khai thác tri thức lịch sử theo hướng tiếu lâm, giải huyền thoại (Người đàn bà đánh gục Võ Tòng, Gặp Chu Du…) Những truyện này khiến ta nhớ tới lời Hồ Thích, nhà triết học Trung Quốc rằng lịch sử giống như cô gái nhỏ dễ thương, để mặc người ta trang điểm Có những truyện quả thực viết lại những ngụ ngôn dân gian: Chia

dê, Tai đẹp… Được sử dụng nhiều nhất

là những phương thức hiện đại như “cắt dán”: Báo cáo nâng chức, Đi thăm hỏi, Kịch vui trên cột điện, Báo cáo về việc xin mua ấm tôn… Phương thức thể hiện

đa dạng trên một phạm vi ngôn từ ít ỏi,

điều này nhìn qua như mâu thuẫn, thực

ra phép biện chứng này có thể hiểu

được Phạm vi vật chất tối thiểu khiến cho những tác giả không đủ tài năng và bản lĩnh phải “kính nhi viễn chi”, còn những ai muốn thử sức buộc phải phát huy cao nhất sự sáng tạo của mình để tìm ra những phương án nghệ thuật mới, nếu không chỉ tạo ra những văn bản na ná cái đã có Mà điều này thì nghệ thuật chân chính không chấp nhận

Về loại nhân vật, chúng tôi thấy có

sự tương đồng giữa nhân vật của truyện cực ngắn và nhân vật truyện ngắn, có

điều là trong truyện cực ngắn loại nhân vật- tư tưởng hay xuất hiện hơn Theo

Trang 5

trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 2B-2008

chúng tôi điều này không có gì thần bí,

mà phù hợp với loại tác phẩm dung

lượng ngôn từ nhỏ Thế mạnh của nhân

vật truyện cực ngắn không phải là ở kể

nhiều, tả kỹ mà chính là ở chỗ gợi đến

những suy tư triết học về cuộc đời

Từ vài ba thập niên cuối thế kỷ XX

đến nay, truyện cực ngắn thực sự là

hiện tượng cộng đồng thể loại của nhiều

nền văn học Như thế không có nghĩa là

thành tựu của loại tác phẩm này đồng

đều ở các quốc gia, bởi một trong những

nguyên cớ là tác phẩm này được kế

thừa những truyền thống khác nhau ở

các nền văn học Nghiên cứu nhân vật

trong một tập truyện cực ngắn Trung

Quốc, chúng tôi thấy rằng nguồn ảnh

hưởng lớn nhất đối với truyện cực ngắn

nước này chính là cổ văn [6] Quả là

không có loại tác phẩm nào có nhiều

điểm tương đồng với truyện cực ngắn

Trung Quốc như cổ văn nước này Về

dung lượng, nhìn đại thể thì truyện cực

ngắn lớn hơn, nhưng về cá thể thì có

những tác phẩm cổ văn tương đương

hoặc lớn hơn Về nhân vật cũng có

nhiều điểm tương đồng Nhân vật của

chúng đều không quá ước lệ kiểu nhân

vật truyện ngụ ngôn và cũng không

nhiều nét cụ thể cá biệt như nhân vật

truyện ngắn, ví dụ “Thân Bất Hại là

một pháp gia nổi tiếng thời Chiến

Quốc”, “Tấn Bình Nguyên ngồi thuyền

du lãm Hoàng Hà” (cổ văn); “Ông Tam

Bối tuổi cao đức dày”, “Cậu bé bốn tuổi

tên là Long” (truyện cực ngắn) Chức

năng của nhân vật trong hai loại tác

phẩm rất cách nhau về thời gian lại có

sự gần gũi lạ kỳ: chúng đều không chỉ

phản ánh cõi nhân sinh bằng tính cách

và số phận mà còn bằng sự đốn ngộ qua

sự tương tác với nhân vật khác và với

cuộc đời Đây quả là một dẫn chứng có ý nghĩa về ảnh hưởng của hình thức (dung lượng) đối với nội dung tác phẩm Trong tập này, truyện cực ngắn gần gũi nhất với cổ văn là “Nhà thư pháp” của Tư Ngọc Sênh

Nghiên cứu nhân vật của một tập truyện cực ngắn, chúng tôi thấy nhân vật của loại tác phẩm này có những đặc

điểm riêng trong phương thức thể hiện

và chức năng của nó Tuy nhiên, sự khác biệt của nó với nhân vật truyện ngắn chưa lớn như sự khác biệt của nhân vật truyện ngắn so với nhân vật tiểu thuyết, nên có thể xem truyện cực ngắn là một “chi” của truyện ngắn, không nên xem nó là một thể loại Hiện nay đôi lúc có người lẫn lộn khi định danh một văn bản văn chương ngắn, đó là một truyện cực ngắn thì gọi

là một tản văn, một tạp văn hoặc ngược lại Chúng tôi cho rằng đứng từ phương diện nhân vật cũng có thêm cơ sở để minh định Một truyện cực ngắn cũng

có thể viết về tác giả như là nhân vật như trong tản văn hoặc tạp văn Sự phân biệt chúng là chỗ nếu quan hệ của các nhân vật làm toát lên ý nghĩa cơ bản của tác phẩm thì đó là truyện cực ngắn Nếu các giá trị chủ yếu của tác phẩm được thể hiện bằng ngôn ngữ trữ tình của tác giả thì đó là tác phẩm tản văn hoặc tạp văn

Truyện cực ngắn có cái gì đó gợi người ta nhớ đến nghệ thuật bonsai của người Nhật Bản Thưởng thức bonsai không đơn thuần là thưởng thức thiên nhiên thu nhỏ Đó cũng là một nhận thức của chúng tôi khi nghiên cứu nhân vật trong truyện cực ngắn Lâu nay Làng gần nhất [7] của Kafka vẫn được nhiều người gọi là truyện cực ngắn Rất

Trang 6

Nguyễn Thị Thu Hằng Nhân vật của truyện cực ngắn, Tr 17-22

có thể truyền thống văn học phương

Tây khiến người ta chấp nhận sự định

danh đó, còn người phương Đông thật

khó đồng thuận Đó chỉ là một suy

tưởng triết học chứ không phải tác phẩm văn chương đích thực vì nó không

có nhân vật theo nghĩa đầy đủ của khái niệm

Tài liệu tham khảo

[1] Phan Cự Đệ (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục, 2004, tr

368

[2] Báo Văn nghệ, Số 9 ngày 1 tháng 3 năm 2008

[3] Nhiều tác giả, Truyện siêu ngắn Trung Quốc, NXB Lao động & Trung tâm Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, 2006, tr 7

[4] Tạp chí Thế giới mới, NXB Văn hoá Sài Gòn, 2006

[5] Mạc Ngôn (Võ Toán dịch), Tạp văn, NXB Văn học, 2005, tr 65

[6] Nguyễn Tôn Nhan (biên dịch), Từ điển văn học cổ điển Trung Quốc, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1999, tr 780

[7] Lê Huy Bắc (biên dịch), Truyện ngắn: lý luận, tác giả và tác phẩm, Tập 1, NXB Giáo dục, 2004, tr 34

Summary

THE CHARACTERS OF ULTRA – SHORT STORIES

Ultra - short stories that readers like very much are composed more and more However, not many people do research on this kind of works In this article the author deals with the characters of ultra-short stories in the collection of short stories To the bright moon (translation) The characters are studied in many ways of expressions and functions in comparison with those in normal short stories

Ngày đăng: 23/07/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w