1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng_2

102 315 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 4,26 MB

Nội dung

Sau khi qua quá trình sơ chế ban đầu thì đối tượng được khảo sát các đặc điểm về vi học, thử độ tinh khiết, nghiên cứu về thành phần hóa học của rễ cây Đinh lăng với phương pháp chiết lỏ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

  

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC

MÃ SỐ: 52720401

PHÂN TÍCH SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA

HỌC VÀ CHIẾT PHÂN ĐOẠN RỄ

CÂY ĐINH LĂNG

(Polyscias fruticosa (L.) Harms)

Cần Thơ, năm 2017

Trang 2

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Trần Công

Luận, ThS Đỗ Văn Mãi người thầy tận tuỵ, nhiệt tình đã dìu dắt, giúp đỡ em trong

suốt thời gian thực hiện khoá luận tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới toàn thể thầy cô của bộ môn dược liệu trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong toàn bộ thời gian thực hiện khoá luận này

Em xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy cô giáo trường Đại học Tây Đô đã tận tình

dạy bảo em trong suốt những năm học vừa qua

Cuối cùng, em xin tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới Cha mẹ, gia đình, bạn

bè, những người thân đã luôn bên cạnh, động viên, ủng hộ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khoá luận

Cần Thơ, ngày tháng năm 2017

Sinh viên

TRẦN THỊ KIM TUYỀN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong một công trình nào khác

Sinh viên

TRẦN THỊ KIM TUYỀN

Trang 4

iii

TÓM TẮT

Khóa luận tốt nghiệp đại học - Khóa học: 2012 – 2017

Chuyên ngành Dược học - Mã số: 52720401

Phân tích sơ bộ thành phần hóa học và chiết phân đoạn của rễ cây Đinh lăng

(Polyscias fruticosa (L.) Harms) trồng tại An Giang

Sinh viên: Trần Thị Kim Tuyền Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Công Luận

ThS Đỗ Văn Mãi

Mở đầu

Trong y học cổ truyền, cây Đinh lăng từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc thông huyết mạch Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra Đinh lăng có các tác dụng dược lý tương tự như Nhân sâm nhưng giá thành lại rẻ hơn và dễ trồng hơn Nhân sâm nên chúng đã đang được quan tâm nghiên cứu Ở Việt Nam, nguồn dược liệu Đinh lăng dồi dào, hứa hẹn là một nguồn khai thác các thành phần hóa học của chúng đầy tiềm năng Đề tài này hướng tới việc khảo sát các thành phần hóa học trong cây Đinh lăng

để cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Nguyên liệu là cây Đinh lăng, được thu hái tại Tri Tôn – An Giang Sau khi qua quá trình sơ chế ban đầu thì đối tượng được khảo sát các đặc điểm về vi học, thử độ tinh khiết, nghiên cứu về thành phần hóa học của rễ cây Đinh lăng với phương pháp chiết lỏng – lỏng Sau khi phơi khô 9,3 kg rễ Đinh lăng, ngấm kiệt với cồn 96 % Tiến hành

cô thu hồi cồn, thu được 1,75 kg cao rễ tiến hành lắc phân bố với các dung môi có độ phân cực tăng dần Cô thu hồi dung môi, thu được các cao tương ứng

Kết quả và bàn luận

Từ 9,3 kg rễ Đinh lăng, bằng kỹ thuật ngấm kiệt với cồn 96 %, sau đó lắc phân bố tuần

tự với diethyl ether, ethyl acetat, n-butanol, đã thu được 300 g cao Et2O, 30 g cao

EtOAc, 405 g cao n-BuOH và 800 g cao nước cuối cùng Song song đó, cũng thu được

kết quả của các đặc điểm về vi học, thử độ tinh khiết và khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của Đinh lăng

Kết luận: Bằng các kỹ thuật đơn giản đã khảo sát được các đặc điểm về vi học, độ

tinh khiết của cây Với phương pháp ngấm kiệt và lắc phân bố đã thu được các cao phân đoạn Để làm tài liệu cho các nghiên cứu sau

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VII

DANH MỤC BẢNG IX

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT X

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2

2.1.TỔNG QUAN VỀ ĐINH LĂNG 2

2.1.1.Vị trí, phân loại Đinh lăng 2

2.1.2.Tên Việt Nam, tên khoa học, tên gọi khác 3

2.1.2.1.Tên Việt Nam 3

2.1.2.2.Tên khoa học 3

2.1.2.3.Tên gọi khác 3

2.1.3.Một số loài Đinh lăng khác 4

2.1.3.1.Đinh lăng lá tròn 4

2.1.3.2.Đinh lăng lá ráng 4

2.1.3.3.Polyscias sambucifolia (Sieber) Harms 4

2.1.3.4.Đinh lăng trổ 4

2.1.3.5.Đinh lăng lá răng 5

2.1.3.6.Polyscias grandifolia Volkens 5

2.1.3.7.Đinh lăng đĩa 5

2.1.4.Đặc điểm thực vật Đinh lăng 5

2.1.4.1.Mô tả 5

2.1.4.2.Sinh thái 6

2.1.5.Thu hái chế biến 6

2.1.6.Phân bố thu hái 6

2.1.7.Trồng trọt 7

2.1.8.Thành phần hóa học 8

2.1.9.Tác dụng dược lý 20

Trang 6

v

2.1.10.Công dụng và liều dùng 23

2.1.10.1.Công dụng 23

2.1.10.2.Liều dùng 23

2.1.11.Sản phẩm Đinh lăng có mặt trên thị trường 25

2.2.TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA THỰC VẬT 27

2.3.MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHIẾT TÁCH 30

2.3.1.Kỹ thuật chiết lỏng - lỏng 31

2.3.2 Kỹ thuật chiết rắn - lỏng 33

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

3.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 38

3.1.1.Nguyên liệu 38

3.1.2.Hóa chất và dung môi 38

3.1.3.Trang thiết bị 38

3.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

3.2.1.Thu hái xử lý và bảo quản Đinh lăng 39

3.2.1.1.Thu hái 39

3.2.1.2.Xử lý và bảo quản 39

3.2.2.Nghiên cứu về đặc điểm vi học 39

3.2.2.1.Khảo sát hình thái 39

3.2.2.2.Khảo sát vi phẫu 39

3.2.2.3.Khảo sát bột dược liệu 40

3.2.3.Thử tinh khiết 40

3.2.3.1.Xác định độ ẩm 40

3.2.3.2.Xác định tro toàn phần 41

3.2.3.3.Xác định chất chiết được trong dược liệu 41

3.2.4.Nghiên cứu về hóa học 41

3.2.4.1.Định tính 41

3.2.4.2.Định tính sơ bộ các nhóm chính trong thân và rễ Đinh lăng 43

3.2.4.3.Chiết xuất và tách phân đoạn 49

3.2.4.4.Thăm dò hệ sắc ký các cao phân đoạn 52

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53

Trang 7

4.1.1.Đặc điểm hình thái 53

4.1.2.Đặc điểm vi phẫu 59

4.1.3.Đặc điểm bột dược liệu 65

4.2.THỬ TINH KHIẾT 70

4.2.1.Độ ẩm 70

4.2.2.Xác định độ tro 71

4.2.3 Chất chiết được trong dược liệu 70

4.3.NGHIÊN CỨU HÓA HỌC VÀ TÁCH PHÂN ĐOẠN 71

4.3.1.Định tính 71

4.3.2.Định tính sơ bộ các nhóm chất chính trong thân và rễ Đinh lăng 76

4.3.3.Chiết xuất 78

4.3.4.Tách phân đoạn bằng kỹ thuật chiết lỏng - lỏng 79

4.4.THĂM DÒ HỆ DUNG MÔI 80

4.4.1.Sắc ký lớp mỏng cao diethyl ether 80

4.4.2.Sắc ký lớp mỏng cao ethyl acetat 82

4.4.3.Sắc ký lớp mỏng cao n-butanol 84

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 87

5.1 KẾT LUẬN 87

5.1.1 Nghiên cứu về đặc điểm vi học 87

5.1.2 Thử tinh khiết 87

5.1.3 Nghiên cứu về hóa học 87

5.2 ĐỀ XUẤT 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 8

vii

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí và phân loại của loài Polyscias fruticosa (L.) Harms 2

Hình 2.2 Toàn cây và lá Đinh lăng 4

Hình 2.3 Toàn cây và hoa Đinh lăng 6

Hình 2.4 Một số acid amin có trong Đinh lăng 8

Hình 2.5 Một số vitamin có trong Đinh lăng 9

Hình 2.6 Một số hợp chất chính có trong tinh dầu 16

Hình 2.7 Một số flavonoid từ lá Đinh lăng 16

Hình 2.8 Công thức falcarindiol của cây Đinh lăng 18

Hình 2.9 Công thức chung saponin triterpenoid của cây Đinh lăng 18

Hình 2.10 Sản phẩm Đinh lăng 27

Hình 3.1 Sơ đồ chuẩn bị các dịch chiết 43

Hình 3.2 Sơ đồ tách các chất trong dịch chiết ether 44

Hình 3.3 Sơ đồ phân tích các nhóm hợp chất trong dịch chiết cồn 45

Hình 3.4 Sơ đồ phân tích các nhóm hợp chất trong dịch chiết cồn thủy phân 46

Hình 3.5 Sơ đồ phân tích các nhóm hợp chất trực tiếp từ dịch chiết nước 47

Hình 3.6 Sơ đồ phân tích các nhóm hợp chất trong dịch chiết nước thủy phân 48

Hình 3.7 Sơ đồ tách chiết phân đoạn 50

Hình 4.1 Toàn cây và lá Đinh lăng 52

Hình 4.2 Hình thái bên ngoài của lá Đinh lăng 53

Hình 4.3 Cụm hoa Đinh lăng 54

Hình 4.4 Hình thái bên ngoài hoa Đinh lăng 55

Hình 4.5 Hình toàn cây và thân Đinh lăng 56

Hình 4.6 Hình đường kính thân Đinh lăng 56

Hình 4.7 Hình hình thái bên ngoài rễ Đinh lăng 57

Hình 4.8 Hình thái bên ngoài rễ chính và rễ con Đinh lăng 58

Hình 4.9 Vi phẫu lá Đinh lăng vật kính 10X 59

Trang 9

Hình 4.10 Vi phẫu lá Đinh lăng vật kính 40X 59

Hình 4.11 Vi phẫu cuống lá Đinh lăng vật kính 10X 60

Hình 4.12 Vi phẫu cuống lá Đinh lăng vật kính 40X 61

Hình 4.13 Vi phẫu thân Đinh lăng vật kính 10X 62

Hình 4.14 Hình vi phẫu rễ Đinh lăng vật kính 10X 63

Hình 4.15 Vi phẫu rễ Đinh lăng vật kính 40X 64

Hình 4.16 Bột lá Đinh lăng soi vi phẫu 65

Hình 4.17 Soi bột lá Đinh lăng vật kính 40X 66

Hình 4.18 Bột thân Đinh lăng soi bột 66

Hình 4.19 Soi bột thân Đinh lăng vật kính 40X 67

Hình 4.20 Bột rễ Đinh lăng 67

Hình 4.21 Soi bột rễ Đinh lăng vật kính 40X 68

Hình 4.22 Định tính cao rễ bằng hệ n-butanol - acid acetic - nước (4 : 1 : 5) 72

Hình 4.23 Định tính cao rễ bằng hệ Toluen - ethyl acetat (7 : 3) 73

Hình 4.24 Định tính saponin bằng sắc kí lớp mỏng 74

Hình 4.25 Định tính saponin thân Đinh lăng bằng SKLM 75

Hình 4.26.Sơ đồ chiết xuất rễ Đinh lăng 77

Hình 4.27 Sơ đồ tách phân đoạn 79

Hình 4.28 Sắc kí lớp mỏng cao diethyl ether hệ S1 80

Hình 4.29 Sắc kí lớp mỏng cao diethyl ether hệ S2 80

Hình 4.30 Sắc kí lớp mỏng cao diethyl ether hệ S3 81

Hình 4.31 Sắc kí lớp mỏng cao ethyl acetat hệ S1 82

Hình 4.32 Sắc kí lớp mỏng cao ethyl acetat hệ S2 83

Hình 4.33 Sắc kí lớp mỏng cao ethyl acetat hệ S3 83

Hình 4.34 Sắc kí lớp mỏng cao n-butanol hệ S1 84

Hình 4.35 Sắc kí lớp mỏng cao n-butanol hệ S2 84

Hình 4.36 Sắc kí lớp mỏng cao n-butanol hệ S3 85

Trang 10

ix

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Tóm tắt các saponin triterpen trong cây Đinh lăng 19

Bảng 4.1 Độ ẩm bột dược liệu Đinh lăng 69

Bảng 4.2 Độ ẩm cao toàn phần Đinh lăng 69

Bảng 4.3 Tiêu chuẩn độ tro của dược liệu 70

Bảng 4.4 Chất chiết được trong dược liệu 70

Bảng 4.5 Định tính sơ bộ các nhóm chất chính trong thân và rễ Đinh lăng 76

Bảng 4.6 Khối lượng và độ ẩm các cao phân đoạn trong cao rễ 78

Trang 12

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

Từ xa xưa các dân tộc ở Châu Á đã biết sử dụng các loại cây cỏ, hoa, lá trong tự nhiên

để chữa bệnh tật Tuy nhiên sự kết hợp hài hòa giữa các vị thuốc cây cỏ chủ yếu dựa trên các kinh nghiệm dân gian về công dụng của các loài thảo dược

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu hiểu biết của con người về các loài thảo dược ngày càng sâu rộng hơn Việc nghiên cứu sâu các thành phần hóa học

để hiểu rõ nguồn gốc hoạt tính của cây thuốc chữa bệnh trở thành một lĩnh vực thu hút được sự chú ý của giới khoa học

Ở nước ta, việc sử dụng cây cỏ để chữa bệnh là rất phổ biến trong dân gian Trong thời gian gần đây có rất nhiều thông tin cho rằng tác dụng chữa bệnh của Đinh lăng giống như Nhân sâm nên người ta thường gọi Đinh lăng là Nhân sâm ở Việt Nam Đây là

một cây thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae) với tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.)

Harms Trong dân gian, Đinh lăng được sử dụng rất rộng rãi trong việc tăng cường sức khỏe, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau thấp khớp,… (Phạm Hoàng Hộ, 2003)

Trong y học phương Đông, Đinh lăng được sử dụng như một vị thuốc bổ, kích thích tiêu hóa, giải độc kháng khuẩn, tiêu viêm, Nó có nhiều ưu điểm như dễ trồng, dễ sử dụng và mang nhiều tác dụng tiêu biểu của họ Nhân sâm Trong thập nhiên 70, rễ Đinh lăng được các nhà khoa học Liên Xô, Viện y học quân sự, Viện dược liệu và trường đại học Dược Hà Nội nghiên cứu về thành phần hóa học, một số tác dụng dược liệu và lâm sàng (Đỗ Huy Bích, 2006)

Tuy nhiên, phần lớn các thông tin về tác dụng chữa bệnh của Đinh lăng từ kinh nghiệm dân gian Những kinh nghiệm đó chưa được chứng minh rõ ràng bằng các

nghiên cứu Chính vì vậy mà đề tài “Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng” được thực hiện nhằm đóng góp một phần khảo sát sơ bộ

về thành phần hóa học của rễ và trong các phân đoạn chiết tách rễ của cây Đinh lăng

Polyscias fruticosa (L.) Harms thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae), so sánh thành phần

hóa học giữa thân và rễ Đinh lăng, cung cấp thêm những vấn đề có liên quan đến dược liệu như tổng quan về thực vật học, tác dụng dược lý, công dụng và một số bài thuốc

có chứa Đinh lăng

Trang 13

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐINH LĂNG

2.1.1 Vị trí, phân loại Đinh lăng

Theo như mô tả của TS Trương Thị Đẹp (2014) Đinh lăng thuộc họ Nhân sâm

(Araliaceae), chi Polyscias, loài Polyscias fruticosa (L.) Harms (Trương Thị Đẹp

(2014)

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí và phân loại của loài Polyscias fruticosa (L.) Harms

Đặc điểm họ Nhân sâm (Araliaceae)

Các chi thuộc họ Ngũ gia bì thường tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, có rất ít chi trong vùng ôn đới; các chi thường tập trung chủ yếu ở phía Nam, Đông Nam Á và đảo Thái Bình Dương (Armen Takhtajan, 2009; Trương Thị Đẹp, 2014)

Thân: Cỏ (Panax) hay cây gỗ nhỏ mọc đứng hay cây gỗ to ít phân nhánh, đôi khi leo

Trang 14

Lá: Thường mọc cách ở góc thân, mọc đối ở ngọn, đôi khi mọc vòng Lá có thể đơn

hay kép hình lông chim hoặc kép hình chân vịt Phiến lá nguyên, có khía răng hoặc có thùy Lá kèm rụng sớm hay dính vào cuống lá Bẹ lá tương đối phát triển

Cụm hoa: Tán đơn hay kép, tụ thành chùm, đầu ở nách lá hay ngọn cành

Hoa: Nhỏ, hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, 4 vòng

Bao hoa: Lá đài thu hẹp chỉ còn 5 răng, 5 cánh hoa rời và dễ rụng sớm Bộ nhị: 5 nhị

xen kẽ cánh hoa

Bộ nhụy: 5 lá noãn dính nhau thành bầu dưới có 5 ô, mỗi ô 1 noãn; đôi khi có 10 lá

noãn, ít khi giảm còn 3 hay 1 lá noãn; vòi rời

Quả: Mọng hay quả hạch Hạt có nội nhũ

Ở Việt Nam có trên 20 chi: Acanthompanax, Aralia, Aralidium, Arthrophyllum,

Brassaiopsis, Dendropanax, Dizygotheca, Evodiopanax, Grushvitzkia, Hedera, Heteropanax, Macropanax, Panax, Plerandropsis, Polycias (Nothopanax), Pseudopanax, Schefflera, Scheffleropsis, Tetrapanax, Trevesia, Tupidanthus; gần 120

loài (Armen Takhtajan, 2009; Trương Thị Đẹp, 2014)

2.1.2 Tên Việt Nam, tên khoa học, tên gọi khác

2.1.2.1 Tên Việt Nam

Tên Việt Nam: Đinh lăng

2.1.2.2 Tên khoa học

Cây Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms, họ Nhân sâm

(Araliaceae) (Dược điển Việt Nam IV, 2009)

Tên đồng nghĩa: Nothopanax fruticosus (L.) Harms (Đỗ Tất Lợi, 2004), Tieghemopanax fruticosa (L.) Vig (Phạm Hoàng Hộ, 2003), Panax fruticosum I (J.Seidemann, 2005), Panax fruticosa L ( Phạm Hoàng Hộ, 2003; Đỗ Huy Bích và cs, 2006)

2.1.2.3 Tên gọi khác

Đinh lăng còn có các tên gọi khác như: Đinh lăng lá nhỏ, cây Gỏi cá, Nam dương lâm Tên nước ngoài: Ming aralie; Tea tree; Ginseng tree (Anh); Polyscias (Pháp); Strau - chige Fiederaralie (Greman); Taiwan momiji (Japanese); Bani, Makan, Papua

(Philipion); Ovang (Sumatra) (DĐVN IV, 2009; Đỗ Huy Bích và cs, 2006)

Trang 15

Hình 2.2 Toàn cây và lá Đinh lăng

2.1.3 Một số loài Đinh lăng khác

2.1.3.1 Đinh lăng lá tròn

Tiểu mộc cao 1 - 2 m, thơm Lá kép thường mang 3 lá chét trên một cuống dài, lá chét hình tròn, đầu tù, xanh đậm, không lông, bìa có răng nhọn, cuống phụ 1 cm; cuống có đáy thành bẹ Chùm tụ tán mang tán to 1 - 1,5 cm; hoa có 6 cánh hoa, 6 tiểu nhụy Thường được trồng làm kiểng, gốc Tân - Caledonia III (Phạm Hoàng Hộ, 2003; Đỗ

Huy Bích và cs, 2006)

2.1.3.2 Đinh lăng lá ráng

Được gọi là Polyscias ilicifolia Bailf

Có tên khác là Polyscias cumingiana (C.Presl) Fern - Vill, Anthrophyllum pinnatum

(Lam.) Clarke (J.Seidemann, 2004)

Tiểu mộc cao đến 2,5 m; thân có bì khổng Lá kép có 11 - 13 lá chét; lá chét hình mác

có răng cưa và sâu Lá đặc biệt đa dạng: ở thân non, kép 1 - 2 lần thành đoạn hẹp nhọn, bìa có răng nhọn, dạng lá ráng; ở nhánh già lá đơn, xoan đến thon, thường lục

tươi, gân giữa tía Trồng ở đảo Thái Bình Dương (Đỗ Huy Bích và cs, 2006; Phạm

Hoàng Hộ, 2003)

2.1.3.3 Polyscias sambucifolia (Sieber) Harms

Trồng ở Hà Nội làm thuốc, gốc Châu Úc (Phạm Hoàng Hộ, 2003)

2.1.3.4 Đinh lăng trổ

Tên khoa học là Polyscias guilfoylei (Cogn & Marche) Bail

Lá kép có 7 lá chét: lá chét thường có viền trắng (Đỗ Huy Bích và cs, 2006)

Trang 16

2.1.3.5 Đinh lăng lá răng

Tên khoa học là Polyscias serrata Balf

Cây kiểng Bụi cao 50 - 150 cm; thân xám trắng, không lông, cành non xanh Lá thơm,

2 lần kép (Pham Hoàng Hộ, 2003)

2.1.3.6 Polyscias grandifolia Volkens, 1965 Micronesica

Trồng ở Hà Nội (Phạm Hoàng Hộ, 2003)

2.1.3.7 Đinh lăng đĩa

Tên khoa học là Polysicas scutellarius (Burm f.) Merr

Cây nhỏ, cao 1 - 2 m; thân nâu đen, có bì khẩu trắng Lá đơn hay do 2 - 3 lá phụ, phiến tròn bũm như cái dĩa hay bán cầu, xanh hay trổ, không lông Chùm tụ tán thông dài; tán 5 - 8 hoa, hoa giữa không cọng; cánh hoa xanh, cao 3,5 mm Có nguồn gốc từ Mexico (Phạm Hoàng Hộ, 2003)

2.1.4 Đặc điểm thực vật Đinh lăng

2.1.4.1 Mô tả

Cây nhỏ dạng bụi, xanh tốt quanh năm, có thể cao từ 1,5 - 2 m Thân nhám, không gai,

ít phân nhánh, mang nhiều vết sẹo to, màu xám, các nhánh non có nhiều lỗ bì lồi Lá kép, mọc so le, kép lông chim 2 - 3 tán, dài 20 - 40 cm; lá chét có răng cưa nhọn không đều, đôi khi chia thùy, gốc và thuôn nhọn, có mùi thơm khi vò nát; cuống lá dài, phát triển thành bẹ to ở phần cuối; các đoạn đều có cuống

Cụm hoa mọc ở ngọn thành hình chùy ngắn mang nhiều tán; lá bắc rộng, sớm rụng; loa nhỏ, màu lục nhạt hoặc trắng xám; mép uốn lượn; tràng 5 cánh trái xoan; nhị 5, chỉ nhị ngắn; bán hạ, 2 ô

Quả dẹt, hình trứng rộng, màu trắng bạc

Mùa hoa quả: Tháng 4 - 7 (Armen Takhtajan, 2009; Phạm Hoàng Hộ, 2003; Trương Thị Đẹp, 2014; Võ Văn Chi, 2012)

Trang 17

Hình 2.3 Toàn cây và hoa Đinh lăng

2.1.4.2 Sinh thái

Cây có khả năng tái sinh dinh dưỡng cao Người ta thường trồng chủ yếu bằng cách giâm cành; chọn những cành già, chặt thành đoạn ngắn 15 - 20 cm, cắm nghiêng xuống đất Thời gian gieo trồng vào tháng 2 - 4 hoặc tháng 8 - 10 Đinh lăng ưa đất cao ráo, hơi ẩm (Võ Văn Chi, 2012)

2.1.5 Thu hái chế biến

Thu hoạch rễ của cây đã trồng từ 3 năm trở lên (cây trồng càng lâu năm càng tốt)

Rễ củ thu hái thường vào mùa thu, lúc này rễ mềm, nhiều hoạt chất, rửa sạch Rễ nhỏ

để nguyên, rễ to chỉ dùng vỏ rễ Thái rễ mỏng, đem rửa sạch, phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió để đảm bảo mùi thơm và hoạt chất Khi dùng để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5 %, sao qua, rồi tẩm 5 % mật ong hoặc mật mía

Lá thu hái quanh năm thường dùng tươi (DĐVN IV, 2009; Võ Văn Chi, 2012)

2.1.6 Phân bố thu hái

Chi Polyscias Forst & Forst f có gần 100 loài trên thế giới, phân bố rải rác ở các

vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới, nhất là một số đảo ở Thái Bình Dương Ở Việt Nam

có khoảng 7 loài đều là cây trồng

Đinh lăng có nguồn gốc ở vùng đảo Polynesic ở Thái Bình Dương Cây được trồng ở Malaysyia, Indonesia, Campuchia, Lào… Ở Việt Nam, Đinh lăng cũng có từ lâu trong

Trang 18

nhân dân và được trồng khá phổ biến ở vườn gia đình, đình chùa, trạm xá, bệnh viện,… để làm cảnh, làm thuốc và rau gia vị

Đinh lăng là loại cây ưa ẩm và có thể chịu bóng, trồng được trên nhiều loại đất, thậm chí với một lượng đất rất ít trong chậu nhỏ, cây vẫn có thể sống được theo kiểu cây cảnh bonsai Trồng bằng cành sau 2 - 3 năm cây có hoa quả Chưa quan sát được cây con mọc từ hạt

Đinh lăng có khả năng tái sinh vô tính khỏe Từ một đoạn thân hoặc cành cắm xuống đất đều trở thành cây mới (Đỗ Huy Bích, 2006; Võ Văn Chi, 2012; Đỗ Tất Lợi, 2004;

Phạm Hoàng Hộ, 2003; Nguyễn Thượng Dong và cs, 2007)

ra rễ rất chậm Đó là lý do tại sao Đinh lăng lâu được thu hoạch Vấn đề này đang được nghiên cứu để tìm giải pháp khắc phục

Đất trồng Đinh lăng cần nhiều màu, tầng canh tác sâu Tơi xốp, cao ráo, thoát nước và tiện tưới Sau khi làm đất, khơi rãnh thoát nước hoặc lên thành luống, bứng cây con ra trồng với khoảng cách 0,8 x 0,6 m Mỗi gốc cây, cần bón lót 3 - 5 kg phân chuồng hoặc phân rơm mục Đinh lăng trồng được quanh năm, tốt nhất là giâm cành vào tháng

5 - 6 và trồng vào tháng 7 - 8 Khi trồng nên cắt bớt lá để hạn chế thoát hơi nước, giúp cây nhanh hồi phục Cây ưa bóng và ưa ẩm nên có thể trồng xen dưới tán cây trong vườn Thường xuyên làm cỏ, nhất là lúc mới trồng cây

Từ giữa mùa xuân đến mùa thu, thời kỳ sinh trưởng mạnh, cần bón thúc cho cây Dùng nước phân chuồng, nước giải pha loãng, phân vi sinh, liều lượng tùy thuộc độ sinh trưởng của cây

Đinh lăng không có sâu bệnh nghiêm trọng Cây trồng sau 7 - 10 năm mới được thu hoạch Cây càng già, năng suất và chất lượng rễ càng cao (Đỗ Huy Bích, 2006)

Trang 19

2.1.8 Thành phần hóa học

Năm 1989, Nguyễn Khắc Viện đã nghiên cứu và cho thấy trong rễ có 4 % saccarose,

một chất kết tinh A chưa xác định cấu trúc hóa học, có điểm sôi trong khoảng 158 -

161 oC, tan nhiều trong chloroform và aceton (Nguyễn Khắc Viện, 1989)

Năm 1990, Nguyễn Thới Nhâm và cộng sự đã công bố trong thành phần của rễ, thân

và lá có các glycosid, alkaloid, tanin, vitamin B1 và khoảng 20 loại acid amin như arginin, alanin, asparagin, acid glutamic, leucin, lysin, phenylalanin, prolin, threonin,

tyrosin, cystein, tryptophan, metionin (Nguyễn Thới Nhâm và cs, 1990)

H

NH2OH O

Arginin

NH2OH

Cystein

HO

NH2OH

Leucin

NH2OH O

O

Tyrosin

N H

NH2OH O

Tryptophan

OH

H2N

NH2O

Lysin Hình 2.4 Một số acid amin có trong Đinh lăng

Trang 20

Năm 1990, Brophy Joseph J và cộng sự đã dùng phương pháp GC - MS để phân

tích thành phần tinh dầu của lá cây mọc ở Fiji và Thái Lan Kết quả cho thấy trong

tinh dầu có khoảng 24 cấu tử, trong đó có 4 chất chính là: β-elemen; β-germacren-D;

E-γ-bisabolen và α-bergamoten (Brophy J.J et al., 1990)

Năm 1991, Võ Xuân Minh cùng cộng sự đã khảo sát hàm lượng saponin toàn phần

trong các bộ phận của cây Đinh lăng với kết quả: Rễ (0,49 %), vỏ rễ (1,00 %), lõi rễ

(0,11 %) và lá (0,38 %) (Võ Xuân Minh và cs, 1991)

Năm 1992, trong nghiên cứu tiếp theo, Võ Xuân Minh cho biết trong cây Đinh lăng có

các alcaloid, glucosid, saponin, các vitamin tan trong nước như B1, B2, B6, C Nghiên

cứu cũng cho thấy rễ cây Đinh lăng có chứa tới 20 acid amin (Võ Xuân Minh, 1992)

OH HO

Vitamin B2 (Riboflavin)

OH

N OH OH

CH3

Vitamin B6 (Pyridoxin)

O HO

O H

HO

Vitamin C (Acid ascorbic)

Hình 2.5 Một số vitamin có trong Đinh lăng

Năm 1992, Lutomski và cộng sự đã cô lập từ rễ 5 hợp chất thuộc loại hợp chất

polyacetylen: 4,6-diyn-3,10-diol;

(8E)-heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3-ol-10-on; (8Z)-heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3-ol-10-on; falcarinol và

panaxydol (Lutomski et al., 1992)

1 3

10

17

Trang 21

8 4

10 6

O 108

17

Panaxydol

Cũng vào năm 1992, Nguyễn Thị Nguyệt và cộng sự đã cô lập được acid oleanolic

(1) (Nguyễn Thị Nguyệt và cs, 1992; Nguyễn Thị Nguyệt, Võ Xuân Minh, Nguyễn

văn Bàn, 1992)

OH

COOH

Năm 1995, Chaboud A và cộng sự đã cô lập từ lá một saponin triterpen, đó là acid

3-O-β-D-galactopyranosyl-(1→2)-β-D -glucopyranosyloleanolic (2) (Chaboud A et al.,

1995)

Trang 22

Năm 1996, Chaboud A và cộng sự đã cô lập từ lá khô, một saponin triterpen là: Acid

3-O-[α-rhamnopiranosyl-(1-4)-β-D-glucopyranosyl]-28-O-β-D glucopyranosyl] leanolic

O

OH

HO OH

HO

O

CH 3

OH OHHO

Năm 1998, Võ Duy Huấn cùng cộng sự đã cô lập được 11 saponin triterpen:

Acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-β-D-glucuronopyranosyloleanolic (4) (Võ Duy

OH

OH

HO HO

Acid 3- O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-β-D-glucuronopyranosyloleanolic (5)

Trang 23

HO HO

HO HO

OH

OH

HO OH

Acid 3-O-[α-L-arabinopyranosyl-(1→2), β-D-glucopyranosyl(1→4)]-β-D-

HO

OH

OH

HO OH

OH

Trang 24

O

O O O

HO

OH

O OH

HO OH

COOH HO

HO OH

OH

O

O O

OH HO

HO HO

HO O

HO OH

OH

O

OH HO

HO HO O

HO

O HO

Trang 25

O

O O

HOOC O HO

HO OH

OH

O

OH HO

HO HO O

HO

O HO

HO

OH HO

3- O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)-β-D-glucuronopyranosyloleanolic 28- O -α-L

-rhamnopyranosyl-(1→3)-β-D-glucopyranosyl ester (13)

CHH3

O

O OH

HOOC O

HO HO OH

OH

O

OH HO

O HO HO

O

O

OH HO

H3C HO

CHH3

O

O O

HOOC O

HO HO OH

OH

O

OH HO

HO HO HO

O

O

HO

OH HO

Trang 26

O

O O

HOOC O

HO HO OH

OH

O

OH HO

O HO HO

O

O

OH HO

HO HO O

OH HO

HO HO

Năm 2010, Nguyễn Thị Lan bằng phương pháp GC và GC/MS để phân tích thành

phần tinh dầu của lá cây Đinh lăng ở tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa Kết quả cho thấy trong tinh dầu Đinh lăng có 15 hợp chất như là β-elemen, -elemen, E-γ-bisabolen, α-

bergamoten, β-germacren-D, Gecmacren-B, -farnesen (Nguyễn Thị Lan, 2010)

β-elemen -elemen

Trang 27

β-germacren-D Gecmacren-B -farnesen

Hình 2.6 Một số hợp chất chính có trong tinh dầu

Năm 2012, Viện hóa sinh biển - Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam đã phân lập

được 3 hợp chất flavonoid từ lá Đinh lăng là quercitrin, afzelin và kaempferol-3-O

-rutinosid (Nguyễn Thị Luyến và cs, 2012)

O OH

OH O

OH

OH O

O OH

OH HO

O

O OH

OH O

OH

OH OH

O

O OH

OH O

OH

O

OH OH

OH

O O

OH

OH OH

quercitrin afzelin kaempferol-3-O-rutinosid

Hình 2.7 Một số flavonoid từ lá Đinh lăng

Năm 2014, Hồ Lương Nhật Vinh từ lá cây Đinh lăng đã 3 saponin triterpen:

3-O-[β-D-galactopyranosyl(1→4)-β-D glucoronopyranosyl] oleanolic acid 28-O-β

-D-glucopyranosyl ester (15) ( Hồ Lương Nhật Vinh, 2014).

Trang 28

HO OH

OH

O

O

HO O

OH

OH HO

OH

3-O-{β-D glucopyranosyl(1→2)-[β-D-galactopyranosyl(1→4)]-β-Dglucoronopyranosyl} oleanolic acid 28-O-[β-D-glucopyranosyl(1→2)-β-D-

CHH3O

O

O O O

HO

OH

O OH

OH HO

O O

OH

OH O

OH O

O

OH

OH HO

OH

3-O-{β-D-glucopyranosyl(1→2)-[β-D-galactopyranosyl(1→4)]-β-Dglucoronopyranosyl} oleanolic acid 28-O-β-D-glucopyranosyl ester (17) (Hồ Lương

CHH3O

O

O O O

HO

OH

O OH

OH HO

O O

OH

OH HO

OH O

Trang 29

Năm 2016 Trần Thị Hồng Hạnh cùng cộng sự đã phân lập được 3 saponin triterpen

từ lá Đinh lăng Trong đó 3-O-{𝛽-D-glucopyranosyl-(1→2)-[𝛽-D(1→4)]-𝛽-D-glucuronopyranosyl} oleanolic acid 28-O-𝛽-D-glucopyranosyl-(1→2)-𝛽-D-galactopyranosyl ester là saponin được phân lập lần đầu tiên, và được đặt tên là

CH 3

H

O

O O

HOOC O

HO HO OH

HO O

O

OH

HO HO

O

O

OH OH

HO

O HO

HO HO

OH O

Năm 2016, Nguyễn Thị Bích Thu và công sự Viện dược liệu đã phân lập được 5 hợp

chất saponin triterpen từ rễ Đinh lăng Và trong đó có một hợp chất lần đầu tiên được

phân lập là falcarindiol (Nguyễn Thị Bích Thu và cs, 2016)

OH

OH 8

3

17

falcarindiol Hình 2.8 Công thức falcarindiol của cây Đinh lăng

R1O

COOR2

Hình 2.9 Công thức chung saponin triterpenoid của cây Đinh lăng

Trang 30

Bảng 2.1 Tóm tắt các saponin triterpen trong cây Đinh lăng

H

(7)

Ara-(1→2) Glc- Glc-(1→4)

H

(8)

Gal-(1→2) Glc- Glc-(1→3)

H

(9) Glc-(1→4)-Glc- Glc-

(10)

Glc-(1→2) Glc- Glc-(1→4)

Glc-

(11)

Ara-(1→2) Glc- Glc-(1→4)

Glc-

(12)

Gal-(1→2) Glc- Glc-(1→3)

Glc-

(14)

Glc-(1→2) Glc- Glc-(1→4)

Rha-(1→3)-Glc-

Trang 31

(16)

Glc-(1→2) Glc- Gal-(1→4)

Glc-(1→2)-Glc-

(17)

Glc-(1→2) Glc- Gal-(1→4)

Glc-

(18)

Glc-(1→2) Glc- Glc-(1→4)

Glc-(1→2)-Gal-

2.1.9 Tác dụng dược lý

Đinh lăng là loài cây quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam Ở nước ta, Đinh lăng có

từ lâu và được trồng phổ biến ở vườn trong gia đình, trong khuôn viên đình chùa, trạm

xá, bệnh viện để làm cảnh, làm thuốc và còn được làm gia vị Trong cuộc sống thường ngày, lá cây được sử dụng như rau sống hoặc có thể ăn kèm trong món gỏi cá Theo y học cổ truyền, rễ cây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi

bổ khí huyết; lá Đinh lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ Toàn cây Đinh lăng bao gồm rễ, thân, lá đều có thể sử dụng làm thuốc với nhiều công dụng và bài thuốc khác nhau

Từ kinh nghiệm sử dụng trong dân gian, Đinh lăng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu bài bản về tính ưu việt trên nhiều góc độ khác nhau trong nhiều năm

Theo nghiên cứu của GS Ngô Ứng Long và cộng sự của ông thuộc học viện Quân y Trong rễ Đinh lăng có chứa nhiều saponin giống như sâm, các vitamin B1, B2, B6, C

và 20 acid amin cần thiết cho cơ thể và những acid amin không thể thay thế được như lyzin, cystein, methionin

Song song đó, TS Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự tại Trung tâm Sâm và dược liệu

TP HCM cũng đã dành nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu tác dụng của cây Đinh lăng trong suốt 7 năm (2000 - 2007) Những nghiên cứu của TS Hương đã chỉ ra Đinh lăng có các tác dụng dược lý tương tự như cây sâm nhưng giá thành lại rẻ hơn và dễ trồng hơn sâm Cụ thể, theo nghiên cứu của tác giả, cây có tác dụng tăng thể lực, kích thích các hoạt động của não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa, bảo vệ gan và kích thích miễn dịch

Qua các kết quả nghiên cứu trên, với những tác dụng quý của mình, Đinh lăng được gợi ý cho các đối tượng như dùng cho lực lượng vũ trang với tác dụng tăng lực, tăng

Trang 32

khả năng làm việc, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể; dùng cho vận động viên thể thao để tăng độ dẻo dai, tăng sức bền, tăng thành tích thi đấu Bên cạnh đó, Đinh lăng còn dùng cho phi hành gia trong thời gian rèn luyện để tăng sinh thích nghi, tăng sức chịu đựng của cơ thể, tăng sức đề kháng, giảm sự mệt mỏi trong điều kiện môi trường bất lợi Đinh lăng là sâm quý của người Việt bởi các tác dụng dược lý trên cơ thể cũng như tính an toàn cho bệnh nhân sử dụng (Đỗ Huy Bích, 2006; Trần Yên, 1994; Ngô

Ứng Long và cs, 1993; www.wikiwand.com)

Đinh lăng có một số tác dụng cụ thể như sau:

Tăng lực trên động vật thí nghiệm và trên người Thân và lá cũng có tác dụng tăng lực nhưng yếu hơn so với rễ

Làm tăng hiệu lực điều trị của cloroquin trong bệnh sốt rét thực nghiệm trên động vật Tăng co bóp tử cung và tăng tiết niệu

Tác dụng an thần và ít độc

Đinh lăng đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng nội tiết kiểu oestrogen

Nước sắc Đinh lăng có tác dụng kháng đối với trùng roi Euglena vindis, trùng tiêm mao Paramecium caudatum và một số động vật nguyên sinh khác trong nước ngâm

rơm và nước ao Nước sắc Đinh lăng còn có tác dụng chống choáng phản vệ ở mức độ vừa, bảo vệ được 60 % chuột lang qua cơn choáng

Dựa theo kinh nghiệm nhân gian, Đinh lăng được áp dụng điều trị bệnh nhân lỵ amip cấp Sau 10 ngày, hết triệu chứng lâm sàng, và sau 16 ngày xét nghiệm lại, trong phân hết thể amip thực huyết, hết kén

Đinh lăng có tác dụng kháng Entamoeba histolyica, làm đơn bào co thành kén và có tác dụng kích thích miễn dịch gây chuyển dạng lympho bào trong thí nghiệm nuôi cấy

in vitro

Đinh lăng đã được nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch không đặc hiệu trong thí nghiệm gây mẫn cảm chuột nhắt bằng hồng cầu cừu Sau đó 4 ngày, mổ tách tế bào lách và ủ với kháng nguyên trong môi trường Đếm số tế bào mảng dung huyết và thấy Đinh lăng thể hiện tác dụng kích thích miễn dịch mạnh Đã thử tác dụng chống trầm uất theo nghiệm pháp “trạng thái thất vọng”, chống trầm uất Trong thí nghiệm trên

động vật được uống Đinh lăng cũng như trong thí nghiệm in vitro, ủ tổ chức não hoặc

gan với chiết Đinh lăng và sau đó định lượng hoạt độ men MAO, thấy Đinh lăng có tác dụng ức chế mạch hoạt độ men MAO ở não và gan Đinh lăng còn có tác dụng giảm chứng tăng cholesterol trong máu gây theo cơ chế nội sinh bằng Tween 80

Trang 33

Dịch chiết Đinh lăng còn được thử tác dụng với ATPase màng tế bào, thấy K+ Na+ ATPase điều được kích thích bởi dịch chiết thân, rễ và lá của cây Đối với ATPase dạng hòa tan, kết quả tương tự như ATPase của màng tế bào Sự kích thích hoạt tính men của dịch chiết Đinh lăng có khả năng đề kháng sự kìm hãm K+ Na+ ATPase của aminazin Đinh lăng có tác dụng kích thích sinh dục ở động vật già và kích thích tăng sinh lực ở động vật gây mệt mỏi, tác dụng kéo dài và bền vững.

Đinh lăng ít độc hơn cả Nhân sâm và khác với Nhân sâm, nó không làm tăng huyết áp Nước sắc rễ Đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể Đinh lăng làm cho nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi chạy dai sức làm cơ thể chịu được nóng Người bệnh bị suy mòn uống Đinh lăng chóng phục hồi cơ thể, ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân Falcarinol và heptadeca thể hiện hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn Gram dương mạnh và vi khuẩn gây bệnh nấm da, cho thấy hoạt tính kháng nấm Hoạt tính kháng khuẩn của falcarinol được tìm thấy mạnh hơn 15 - 35 lần so với erythromycin, chloramphenicol và oxytetracycline (Đỗ Huy Bích, 2006; Võ Văn Chi, 2012; Đỗ Tất

Lợi, 2004; Nguyễn Thị Thu Hương và cs, 2003)

Năm 1961, các khoa dược lý, dược liệu và giải phẫu bệnh lý Viện y học quân sự Việt

Nam nghiên cứu tác dụng của Đinh lăng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể và một số tác dụng khác đã đi đến kết luận sau:

- Nước sắc rễ Đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể trên thí nghiệm cấp tính tương tự như Sâm

- Với liều 0,1 ml cao lỏng Đinh lăng cho 20 g thể trọng sống làm giảm hoạt động của chuột trắng

- Đinh lăng có tác dụng trực tiếp trên cơ tim ếch với liều nhất định làm giảm trương lực cơ tim, làm tim co bóp yếu và thưa, tiến tới tim ngừng đập

- Dùng dịch nước 0,2 đến 1 % rễ Đinh lăng gây co mạch tai thỏ

- Với liều 0,5 ml dung dịch cao Đinh lăng 100 – 200 % trên 1 kg thể trọng tiêm tĩnh mạch vành tai làm tăng cường hô hấp về biên độ và tần số: Huyết áp nhất thời

hạ xuống

- Trên tử cung tại chỗ, với liều 1 ml dung dịch cao Đinh lăng 100 % cho 1 kg thể trọng tiêm tĩnh mạch vành tai làm tăng co bóp tử cung nhẹ

- Đinh lăng có tác dụng tăng tiết niệu trên 5 lần so với bình thường với liều uống 2

ml dung dịch Đinh lăng 100 % cho 100 g thể trọng (thí nghiệm trên chuột bạch Trung Quốc)

- Liều độc: Đinh lăng ít độc hơn so với Nhân sâm và Ngũ gia bì Cho chuột uống với liều 50 g/kg thể trọng chuột vẫn sống bình thường

Trang 34

- Làm tăng sức đề kháng của chuột đối với tác hại của bức xạ siêu tần

- GS Ngô Ứng Long và Xavaev (Liên Xô cũ) đã cùng nhận thấy Đinh lăng có tác dụng tốt đối với các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập ở tư thế tĩnh, đầu dốc ngược

- Thực nghiệm trên người, viên bột rễ Đinh lăng làm tăng khả năng chịu đựng của

bộ đội, vận động viên thể dục, thể thao trong các nghiệm pháp gắng sức cũng như

luyện tập (Đỗ Tất Lợi, 2004; Ngô Ứng Long và cs, 1993; Nguyễn Thị Thu Hương

và cs, 2003)

2.1.10 Công dụng và liều dùng

2.1.10.1 Công dụng

Theo y học hiện đại, cây Đinh lăng có một số tác dụng chính như: Tác dụng bổ chung,

ăn ngon, dễ ngủ và tăng cân, tăng lực, tăng khả năng lao động nặng và phục hồi sức khỏe tốt, hoạt hóa các tế bào thần kinh, tăng cường trí nhớ (Quách Tuấn Vinh, 2005;

Nguyễn Thượng Dong và cs 2007)

Theo Đông y: Đinh lăng có tác dụng giải độc, ban chẩn, thương hàn nhập lý, thông tiểu tiện, mát phổi, ho ra máu, kiết lỵ, phong thấp, nhức mỏi chân tay (Quách Tuấn Vinh, 2005)

Rễ Đinh lăng được dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hóa kém, phụ nữ sau khi sinh ít sữa Có nơi còn dùng chữa ho, đau tử cung, thuốc lợi tiểu, chống độc và co rút tử cung (Phạm Hoàng Hộ, 2003; DĐVN IV, 2009)

Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương (giã đắp) Thân và cành chữa thấp khớp, đau lưng

Ở Ấn Độ, Đinh lăng được dùng làm thuốc làm săn da và trị sốt rét Rễ và lá sắc uống

có tác dụng lợi tiểu chữa sỏi thận, sỏi bàng quang, chứng khó tiểu tiện Bột lá được giã với muối và đắp trị vết thương (DĐVN IV, 2009; Đỗ Tất Lợi, 2004)

Trang 35

Một số bài thuốc

Chữa mỏi mệt mỏi, biếng hoạt động

Rễ Đinh lăng phơi khô thái mỏng 5 g Thêm 100 ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia

2 – 3 lần uống trong ngày

Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, ho, đau, tức ngực, nước tiểu vàng

Đinh lăng rễ tươi (rễ, cành) 30 g, lá hoặc vỏ Chanh 10 g, vỏ Quýt 10 g, Sài hồ (rể, lá, cành) 20 g, lá Tre tươi 20 g, Cam thảo dây hoặc Cam thảo đất 30 g, Rau má tươi 30 g,

Me đất 20 g Các vị cắt nhỏ, đổ ngập nước, sắc đặc lấy 250 ml, chia uống 3 lần trong ngày

Chữa sưng vú

Cành lá Đinh lăng 30 – 40 g Thêm 300 ml, sắc còn 200 ml, uống nóng Ngày uống 1 –

2 lần

Thuốc lợi sữa

Lá Đinh lăng tươi 50 – 100 g, Bong bóng lợn 1 cái Băm nhỏ, trộn với gạo nếp, nấu cháo ăn

Chữa đau tử cung

Cành lá Đinh lăng rửa sạch sao vàng, sắc uống thay nước Đây là kinh nghiệm của Hải Thượng Lãn Ông

Chữa mẩn ngứa do dị ứng

Lá Đinh lăng 80 g, sao vàng, sắc uống Dùng trong 2 - 3 tháng

Chữa thiếu máu

Rễ Đinh lăng, Hà thủ ô, Thục địa, Hoàng tinh, mỗi vị 100 g, Tam thất 20 g Tán bột, sắc uống ngày 100 g

Chữa viêm gan mạn tính

Rễ Đinh lăng 12 g, Nhân trần 20 g, Ý dĩ 16 g; Chi tử, Hoài sơn, Biển đậu, rễ Cỏ tranh,

Xạ tiền tử, Ngũ gia bì, mỗi vị 12 g; Uất kim, Nghệ, Ngưu tất, mỗi vị 8 g Sắc uống, ngày một thang

Chữa liệt dương

Rễ Đinh lăng, Hoài sơn, Ý dĩ, Hoàng tinh, Hà thủ ô, Kỳ tử, Long nhãn, Cám nếp, mỗi

vị 12 g; Trâu cổ, Cao ban long, mỗi vị 8 g; Sa nhân 6 g Sắc uống, ngày một thang

Chữa sốt rét

Trang 36

Rễ Đinh lăng, Sài hồ, mỗi vị 20 g; Rau má 16 g; lá Tre, Cam thảo nam, mỗi vị 12 g; Bán hạ sao vàng 8 g, Gừng 6 g Sắc uống

Chữa phong tê thấp, đau xương khớp, đau lưng

Đinh lăng 100 g, thái khúc, sao vàng, sắc uống hằng ngày thay nước

Phòng tác dụng của thuốc điều trị lao

Lá Đinh lăng sao vàng 20 g - 25 g, hãm uống nước dùng hằng ngày

Phòng co giật ở trẻ em

Lấy lá Đinh lăng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ em nằm

(Đỗ Huy Bích, 2006; Quách Tuấn Vinh, 2005; chuthapdo.org.vn; ydvn.net)

2.1.11 Sản phẩm Đinh lăng có mặt trên thị trường

Rượu Đinh lăng

❖ Thành phần

- Rễ Đinh lăng khô khoảng 100 g - 150 g

- 1 lít rượu ngon có độ cồn khoảng 35 - 40o

- Nhúng túi trà vào trong nước sôi, chờ 3 - 5 phút

- Ngày dùng từ 4 - 6 túi (lasen.com.vn)

Trà Đinh lăng

Trang 37

- Dùng cho mọi lứa tuổi

- Những túi trà vào ấm nước sôi 150 ml - 200 ml, chờ 2 - 3 phút Có thể thêm đá theo ý thích (quagac.com)

Hoạt huyết dưỡng não HBN

- Phòng và điều trị chứng suy giảm trí nhớ, thiếu tuần hoàn não

- Thích hợp cho người làm việc trí óc căng thẳng bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,

mệt mỏi

❖ Cách dùng

- Người lớn: 1 - 2 viên/lần, ngày uống 2 - 3 lần

- Trẻ em trên 6 tuổi: 1 viên/lần, ngày uống 2 lần

Gối lá Đinh lăng

❖ Thành phần

- Lá Đinh lăng

- Vỏ gối

❖ Công dụng

Gối lá Đinh lăng được làm đúng quy cách tiêu chuẩn sẽ cho bé giấc ngủ ngon,

chống mồ hôi trộm, hết tật giật mình, tránh được muỗi và côn trùng

❖ Cách dùng

Đối với trẻ từ 0 - 24 tháng tuổi nên sử dụng gối size 26 cm x 40 cm Trẻ trên 24 tháng tuổi nên sử dụng gối size 30 cm x 46 cm (goianhviet.com)

Trang 38

Gỏi cá Rượu Đinh lăng

Hình 2.10 Sản phẩm Đinh lăng

2.2 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA THỰC VẬT

Để khảo sát thành phần hóa thực vật của một loài cây thì các nhà nghiên cứu đã đưa

ra quyết định và làm việc trên một loài cây mà tùy vào mục đích lựa chọn trước Việc lựa chọn này phụ thuộc rất nhiều tài liệu tham khảo và các phương tiện sẵn có hoặc liên kết được của phòng thí nghiệm đó Các tài liệu tham khảo đó có thể là dữ liệu tin học NAPRALERT cho biết các thông tin về hóa - thực vật, đặc điểm thực vật, hoạt tính sinh học của hợp chất cụ thể, hoặc tất cả các thông tin về vùng địa phương, từng

Trang 39

Trong nghiên cứu và sản xuất dược liệu và các chế phẩm từ Dược liệu, để chiết xuất

và tinh chế các cao chiết Dược liệu; kiểm soát và đảm bảo chất lượng dược liệu và các chế phẩm từ dược liệu hay phân lập các chất tinh khiết người ta cần phải biết thành phần (ở mức độ cao hơn là cấu trúc hóa học) của các chất trong dược liệu đó Trong sử dụng Dược liệu, có nhiều trường hợp dược liệu được sử dụng nhiều và có hiệu quả trong điều trị nhưng thành phần hóa học của chúng lại không được biết đầy đủ hay đôi khi hoàn toàn chưa được nghiên cứu sâu Ngày nay việc hiểu biết về thành phần hóa thực vật của các dược liệu càng trở nên quan trọng hơn khi mà tiêu chuẩn hóa Dược liệu, kiểm soát chất lượng dược liệu và các dạng chế phẩm từ dược liệu có xu hướng là

những yêu cầu bắt buộc để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và chất lượng của sản

phẩm cho người sử dụng

Thành phần hóa học của một dược liệu rất phức tạp và thường không thể được biết tường tận Vì thế, thông thường ở mức độ đơn giản nhất, việc nghiên cứu thành phần hóa học của dược liệu thường được bắt đầu bằng việc xác định các nhóm hợp chất thường gặp trong thực vật bằng các phản ứng hóa học Việc xác định này được gọi là

“Phân tích thành phần hóa thực vật”

Trong phân tích thành phần hóa thực vật, người ta thường sử dụng các phản ứng hóa học đặc trưng cho một nhóm hợp chất để xác định sự có mặt của nhóm hợp chất này trong nguyên liệu thực vật Việc phân tích này được tiến hành theo 2 bước:

Phân tích sơ bộ: Các chất trong nguyên liệu thực vật được phân thành một vài phân

đoạn đơn giản bằng cách sử dụng các quy trình chiết đơn giản, trong những điều kiện nhất định (dung môi, pH môi trường v.v…) Định tính nhanh các hợp chất trong các phân đoạn bằng một số thuốc thử chung

Định tính xác định: Dùng các quy trình chiết đặc hiệu hơn, nhiều phản ứng đặc hiệu

hơn để xác nhận sự có mặt của nhóm hợp chất

Không phải tất cả các nhóm hợp chất trong dược liệu đều có thể được định tính Phân tích thành phần hóa thực vật chỉ có thể xác định một số nhóm hợp chất phổ biến trong thực vật

Ở mức độ cao hơn, việc định tính các nhóm hợp chất bằng các phương pháp khác nhau như: Các phương pháp sắc ký kết hợp với định tính hóa học, kết hợp với phân tích

quang phổ cũng có thể được sử dụng (ĐH Y Dược TPHCM, 2014)

Quy trình dùng để xác định nhanh một số nhóm hợp chất thường gặp trong nguyên liệu thực vật bằng các phản ứng hóa học (thường được gọi là phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật) dựa trên nguyên tắc:

Trang 40

Phân tách hỗn hợp các chất trong nguyên liệu thành những phân đoạn đơn giản

Dùng các phản ứng hóa học đặc trưng (thường là các phản ứng kết tủa, phản ứng màu)

để phát hiện các nhóm hợp chất có trong dịch chiết

Kết quả của các phản ứng đặc trưng, đặc biệt là các phản ứng màu, phụ thuộc nhiều vào mức độ “tinh khiết” của nhóm chất đó trong môi trường phản ứng Phản ứng của một hợp chất hay một nhóm hợp chất “tinh khiết” có thể khác biệt nhiều hay ít, đôi khi khác biệt hoàn toàn với phản ứng của nó trong một hỗn hợp Trong hỗn hợp, các nhóm hợp chất ảnh hưởng đến kết quả phản ứng của một nhóm hợp chất khác thường được xem là các “tạp chất” Các “tạp chất” này có thể ảnh hưởng đến kết quả định tính theo hai hướng:

- Cản trở phản ứng, làm cho phản ứng khó xảy ra hay không thể xảy ra

- Cản trở việc nhận định kết quả phản ứng do bản thân chúng che lắp kết quả phản ứng hay chúng cũng phản ứng với thuốc thử và tạo ra sản phẩm che lắp kết quả

Vì thế, việc tách các chất có trong nguyên liệu thực vật thành các phân đoạn có các thành phần đơn giản trước khi tiến hành định tính là cần thiết để có thể thu được một kết quả tốt Trong phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vât, tách các phân đoạn đơn giản chủ yếu dựa vào tính tan của các nhóm hợp chất trong các môi trường (dung môi, pH) khác nhau

Các chất trong nguyên liệu thực vật được phân thành các nhóm theo độ phân cực của chúng Thông thường chúng được phân thành 3 nhóm:

- Nhóm các chất không hoặc kém phân cực

- Nhóm các chất có độ phân cực trung bình

- Nhóm các chất có độ phân cực mạnh

Trong một số trường hợp, sự thay đổi mức độ ion hóa của phân tử (dẫn tới thay đổi tính tan) của một nhóm chất trong môi trường acid hay base cũng được dùng để tách các phân nhóm

Yêu cầu chung của các phản ứng hay các thuốc thử sử dụng trong định tính một hợp chất là chúng phải đặc hiệu, nhạy và dễ phát hiện Chúng cũng phải không hay ít bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các nhóm hợp chất khác có trong môi trường phản ứng

Có một số quy trình khác nhau để định tính các nhóm hợp chất thường gặp trong thực vật Các quy trình khác nhau chủ yếu ở việc sử dụng dung môi để chiết tách hỗn hợp

và số lượng các nhóm hợp chất được định tính

Một số quy trình phân tích được sử dụng trong sàng lọc các chất vô cơ và hữu cơ đã được sử dụng từ lâu trong các phòng thí nghiệm là quy trình phân tích của Stas - Otto

Ngày đăng: 24/11/2018, 15:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Takhtajan Armen et al. (2009). Flowering plants. Springer. Pp. 478 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al
Tác giả: Takhtajan Armen et al
Năm: 2009
[7] Đỗ Huy Bích và cs (2006). Cây thuốc và Động Vật làm thuốc ở Việt Nam. NXB Khoa Học và Kĩ Thuật. Tập 1. Tr. 793- 786 Sách, tạp chí
Tiêu đề: cs
Tác giả: Đỗ Huy Bích và cs
Nhà XB: NXB Khoa Học và Kĩ Thuật. Tập 1. Tr. 793- 786
Năm: 2006
[11] Lutomski J et al. (1992). Polyacetylenes in the Araliaceae family. Herba Polonica. Vol 38(1). Pp. 3 - 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al
Tác giả: Lutomski J et al
Năm: 1992
[12] Ngô Ứng Long và cs (1993). Nghiên cứu dược lý cây Đinh lăng trên chức năng của hệ thần kinh ngoại biên. Tạp chí Dược học. Số 5. Tr. 10 - 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: cs
Tác giả: Ngô Ứng Long và cs
Năm: 1993
[13] Nguyễn Thới Nhâm, Nguyễn Thị Thu Hương, Lương Kim Bích (1990). Tác dụng dược lí của cao toàn phần chiết xuất từ rễ và lá Đinh lăng Polyscias fruticosa L. Harms. Araliaceae. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học. Viện Dược liệu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Polyscias fruticosa
Tác giả: Nguyễn Thới Nhâm, Nguyễn Thị Thu Hương, Lương Kim Bích
Năm: 1990
[17] Nguyễn Thị Luyến và cs (2012). Hợp chất flavonoid glycoside có tác dụng ức chế alpha-amylase phân lập từ lá Đinh lăng. Tạp chí Dược liệu. Số 6. Tập 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: cs
Tác giả: Nguyễn Thị Luyến và cs
Năm: 2012
[18] Nguyễn Thị Nguyệt và cs (1992). Một số kết quản ghiên cứu về saponin trong Đinh lăng. Tạp chí dược học. Số3. Tr.15 - 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: cs
Tác giả: Nguyễn Thị Nguyệt và cs
Năm: 1992
[21] Nguyễn Thị Thu Hương và cs (2003).Nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá của cây Đinh lăng. Tạp chí Dược liệu. Số 5. Tập 8. Tr. 142 - 146 Sách, tạp chí
Tiêu đề: cs
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương và cs
Năm: 2003
[22] Nguyễn Thị Thu Hương và cs (2004).Nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá của cây Đinh lăng. Tạp chí Dược liệu. Số 3. Tr. 85 - 89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: cs
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương và cs
Năm: 2004
[24] Nguyễn Thượng Dong và cs (2007). Sâm Việt Nam và một số cây thuốc họ nhân sâm. NXB Khoa Học và Kĩ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: cs
Tác giả: Nguyễn Thượng Dong và cs
Nhà XB: NXB Khoa Học và Kĩ Thuật
Năm: 2007
[29] Tran Thi Hong Hanh et al. (2016). α-Amylase and α-glucosidase inhibitory saponins from Polyscias fruticosa leaves. Journal of Chemistry. Vol 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al
Tác giả: Tran Thi Hong Hanh et al
Năm: 2016
[32] Vo Duy Huan et al. (1998). Oleanane saponin from Polyscias fruticosa (L.) Harms. Phytochemistry. Vol 47(3). Pp. 451-457 Sách, tạp chí
Tiêu đề: et al
Tác giả: Vo Duy Huan et al
Năm: 1998
[2] Bộ môn dược liệu (2014). Phương pháp nghiên cứu dược liệu. NXB ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh Khác
[3] Bộ Y Tế (2009). Dược điển Việt Nam IV. NXB Y học Hà Nội. Tr.882 – 884 Khác
[4] Bộ Y Tế (2015). Dược điển Việt Nam IV Bổ Sung. NXB Y học Hà Nội. Tr.1154 – 1156 Khác
[5] Chaboud A., Rougny A., Proliac A., Raynaud J., Cabalion P. (1995). A new triterpenoid saponin from Polyscias fruticosa, Fr. Pharmazie. 50(5). Pp. 371 Khác
[6] Chaboud A., Rougny A., Proliac A., Raynaud J., Cabalion P. (1996), A oleanolic saponin from Polyscias fruticosa Harms var yellow leaves. Pharmazie.51(8). Pp. 611 - 612 Khác
[8] Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Hồng Đức. Tr 828 - 829 Khác
[14] Nguyễn Khắc Viện (1989). Góp phần nghiên cứu tác dụng dược lí của cao rễ Đinh lăng trên một số chức năng của cơ thể. Luận án PTS. Ngành Dược lý. Học viện Quân Y Khác
[15] Nguyễn Kim Phi Phụng (2007). Phương pháp cô lập các hợp chất tự nhiên. NXB ĐH Quốc Gia TP Hồ Chí Minh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w