Nội dung chuyên đề Khái niệm: - Hồ sơ dạy học là tập hợp các kế hoạch, sổ sách, tài liệu chuyên môn của môn học được chuẩn bị trước theo sự chỉ đạo của nhà truửng và sự phân công của tổ
Trang 1BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2015 - 2016
THPT 16 – HỒ SƠ DẠY HỌC.
Họ và tên: Bùi Thị Thanh Vân Chức vụ: Giáo viên Lịch sử
Họ tên, chữ kí GK1……… ………….…… GK2…………
………… ……
BÀI LÀM
A Lí do chọn chuyên đề
- Hồ sơ dạy học là phương tiện quan trọng trong dạy học được người giáo viên xây dựng, tích lũy, bổ sung thường xuyên nhằm nâng cao nâng lực dạy học qua thời gian
- Tìm hiểu về Hồ sơ dạy học giúp giáo viên:
+ Nâng cao hiểu biết về chức năng của hồ sơ dạy học
+ Xác định quy trình xây dụng hồ sơ dạy học của cấp THPT
+ Làm rõ phương pháp sử dụng, bảo quản và bổ sung hồ sơ dạy học
+ Rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, bổ sung thông tin và lưu trữ hồ sơ dạy học
Với vai trò quan trọng như vậy, tôi lựa chọn model 12: Hồ sơ dạy học làm chuyên đề nghiên cứu
B Nội dung chuyên đề
Khái niệm:
- Hồ sơ dạy học là tập hợp các kế hoạch, sổ sách, tài liệu chuyên môn của môn học được chuẩn bị trước theo sự chỉ đạo của nhà truửng và sự phân công của tổ chuyên môn giúp GV thực thi dạy học trong quá trình công tác để đạt đuợc mục tiêu chất lượng dạy học đã đề ra Hồ sơ dạy học của một môn học dã được quy định trong Điều lệ trường học
- Hồ sơ tổ chuyên môn là tập hợp các văn bản chỉ đạo chuyên môn của các cấp, những tài liệu chuyên môn về chương trình, khung phân phổi chương trình, các chuẩn kiến thúc kĩ năng, mục tiêu của môn học; các kế hoạch phân công dạy học, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp, đăng kí thi đua, đăng kí học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ
- Sổ bồi dưỡng chuyên môn cá nhân là những tích luỹ ghi chép và tự bồi
Trang 2dưỡng của GV trong các đợt tập huấn chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn, hoặc
tự bồi dưỡng về các lĩnh vực
I XÂY DỰNG HỒ SƠ DẠY HỌC
1 Tìm hiểu hồ sơ dạy hoc.
Trong đó:
1.1 Hồ sơ tổ chuyên môn (CM) là tập hợp các văn bản chỉ đạo chuyên môn của
các cấp, những tài liệu chuyên môn về chương trình, khung phân phổi chương trình, các chuẩn kiến thức kĩ năng, mục tiêu của môn học; các kế hoạch phân công dạy học, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp, đăng kí thi đua, đăng kí học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ Hồ sơ này do tổ trường chuyên môn chủ trì xây dụng
1.2 Thông tin chung là các thông sổ cho biết sơ bộ tên môn học, cấp học, lớp
học, phạm vi chuyên môn, GV dạy Thông tin này do GV bộ môn xây dựng
1.3 Sổ bồi dưỡng chuyên môn cá nhân (BDCMCN) là những tích lũy ghi chép
và tự bồi dưỡng của GV trong các đợt tập huấn chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn, hoặc tự bồi dưỡng về các lĩnh vực:
- Nội dung chương trình, tài liệu, sách giáo khoa
- Các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực bộ môn
- Các kĩ năng dạy tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục
- Các kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học bộ môn
- Các kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học
- Tự làm thiết bị dạy học
- Kinh nghiệm dạy học phân hoá HS yếu kém
- Kinh nghiệm bồi dương HS giỏi
Trang 3- Kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên.
- Những kinh nghiệm về sư phạm, giáo dục khác
Sổ này do GV ghi chép trong quá trình công tác nhiều năm
1.4 Sổ dự giờ là văn bản ghi các đánh giá của GV về tiết dạy của đồng nghiệp
theo các tiêu chí tiết dạy nhằm rút kinh nghiệm học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình công tác Sổ dự giờ do GV xây dựng và ghi chép khi
dự giờ thăm lớp đồng nghiệp
1.5 Sổ điềm cá nhân là văn bản ghi chép tóm tắt những đặc điểm của HS về bộ
môn và cách đánh giá kiểm tra thường xuyên và định kì trong quá trình HS theo học môn học sổ điểm cá nhân do GV bộ môn xây dựng và ghi chép thường xuyén
1.6 Sổ mượn thiết bị dạy học là sổ ghi chép mượn phương tiện, thiết bị dạy học
của GV với nhà trường thường xuyên trong quá trình công tác sổ này do nhà trường xây dựng và quản lí
1.7 Sổ báo giảng ghi kế hoạch lịch dạy học của GV bộ môn theo kế hoạch tuần,
học kì và cả năm phù hợp với thời khóa biểu của nhà trường Nội dung ghi chi tiết cho từng tiết dạy: tên bài dạy, lớp dạy, thiết bị dạy học, căn cứ vào sổ này người phụ trách thiết bị dạy học của trường sẽ hỗ trợ cho GV chuẩn bị thiết bị dạy học sổ này do GV bộ môn xây dụng trước ít nhất 1 tuần trước thực hiện
1.8 Kế hoạch bài dạy (Giáo án)
a) Giáo án là bản kế hoạch chuẩn bị trước của GV, ước lượng những hoạt động
học tập của HS trong tiết học, đề xuất những tình huổng có thể gặp phải và dự kiến cách giải quyết để giúp HS thực hiện được mục tiêu bài dạy Đây là tài liệu quan trọng nhất, bắt buộc đối với mọi GV khi dạy học Nội dung của giáo án thể hiện phương pháp dạy học của GV, hoạt động của HS, kiến thức cơ bản
b, Kiểu bài ảạy Tùy từng đặc trưng môn học, có những kiểu bài dạy và cẩu trúc
giáo án khác nhau Thông thường có các kiểu bài dạy sau đây:
- Bài dạy lí thuyết, xây dụng các kiến thức, kĩ năng mới
- Bài dạy bài tập, vận dụng các kiến thức lí thuyết vào việc giải quyết các vấn đề thực tiến hoặc giải các bài tập
- Bài dạy ôn tập, hệ thống khắc sâu lại các kiến thức đã học
- Bài dạy thực hành, vận dụng và rèn luyện các kĩ năng thực hành, củng
cổ các kiến thức đã học
- Tiết kiểm tra là dạng đặc biệt của bài dạy được soạn theo cẩu trúc riêng
- Ngoài ra, tùy theo từng môn có các kiểu bài dạy ngoài thực địa, trong phòng học bộ môn, tham quan dã ngoại
c, Môt số chú ý khi lập kế hoạch bài ảạy
Giáo viên sẽ lập các kế hoạch khác nhau:
- Đối với các tiết tổ chức các hoạt động học tập trên lớp
Trang 4- Đối với các tiết thực hành.
- Đổi với các tiết kiểm tra
- Đổi với các tiết tổ chức dạy học ngoài thực địa, trong phòng học bộ môn
- Tổ chức tham quan dã ngoại
2 Tìm hiểu quy trình xây dựng hồ sơ dạy
Quy trình xây dựng hồ sơ dạy học gồm các bước:
các cấp, xây dụng kế hoạch tổ chuyên môn bao gồm: chương trình, sách giáo khoa, khung phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình, khung ma trận đề kiểm tra, những vấn đề về sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, những vấn đề về phương pháp dạy học, các kĩ thuật dạy học tích cực
phân phối chương trình, các chuẩn kiến thức kĩ năng, sử dụng thiết bị dạy học,
sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực
dựng sổ điểm cá nhân
sổ báo giảng
3 Xây dựng hồ sơ dạy học một môn học.
1 Thông tin chung
2 Khung phân phối chương trình
3 Chuẩn kiến thức kỹ năng
4 Sổ tay sử dụng thiết bị dạy học
5 Sổ tay sử dụng các kỹ thuật dạy học tích hợp
6 Kế hoạch bài dạy
7 Đánh giá kết quả học tập của học sinh
II SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN HỒ SƠ DẠY HỌC
1 Tìm hiểu việc sử dụng, bảo quản và bổ sung hồ sơ dạy học.
- Giáo án được GV xây dựng, cập nhật thườrng xuyên và sử dụng trong quá trình dạy, được nhà trường kiểm tra thường xuyên theo quy định
- Sổ báo giảng được cập nhât trước ít nhất 1 tuần khi dạy, GV và người phụ trách thiết bị dạy học căn cứ để chuẩn bị các điều kiện bài dạy Sổ mượn thiết bị dạy học cũng được cập nhật trước ít nhất 1 tuần khi dạy, GV và người phụ trách thiết bị dạy học căn cứ để chuẩn bị các điều kiện bài dạy
- Sổ dự giờ được GV sử dụng và cập nhật thường xuyên theo quy định
- Sổ bồi dưỡng chuyên môn được GV ghi chép và cập nhật thường xuyên Tất các các sổ sách, kế hoạch trong hồ sơ dạy học đuợc nhà trường kiểm tra thường xuyên và đột xuất
Trang 52 Tìm hiểu các năng lực cần thiết ở người giáo viên trung học cơ sở trong xây dựng và phát triển hồ sơ dạy học.
- GV phải biết tìm kiếm, nghiên cứu thông tin mới, tài liệu tham khảo, các tình huống ứng dụng trong thực tiến để rèn luyện cho HS Để bất nhịp được với đổi mới của giáo dục phổ thông và sự phát triển của khoa học công nghệ, người GV phải tìm kiếm tài liệu tham khảo, nghiên cứu thông tin Trong điều kiện thông tin bùng nổ, tài liệu nghiên cứu đa dạng, phong phú người GV phải
có năng lực tìm kiếm lựa chọn tài liệu, nghiên cứu thu nhận, xử lí thông tin, mới đem lại kết quả Mặt khác, để rèn luyện HS ứng dụng kiến thức vào thực tiễn,
GV phải biết tìm kiếm các tình huống ứng dụng
- GV phải được bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức thực hành, ngoại khoá, sử dụng các thiết bị dạy học GV phải biết sắp xếp và xác định rõ mức độ cho các hoạt động thực hành, các hoạt động ngoại khoá, xác định những yêu cầu
cụ thể và nội dung hoạt động tương ứng cùng các hướng dẫn cần thiết về tổ chức các hoạt động này GV cũng phải có năng lực sử dụng các phương tiện dạy học nhất là phuơng tiện công nghệ thông tin để phát huy vai trò quan trọng của
nó trong quá trình dạy học
- GV phải có kĩ năng, kĩ thuật dạy học phù hợp yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Để thực hiện được phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động học tập của HS, GV cần phải có những kỉ năng, kĩ thuật dạy học phù hợp Đó là những kĩ năng dạy học mới đã được giới thiệu nhưng chưa được phổ biến trong tất cả GV như: kĩ năng dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, kỉ nàng sử dụng phương tiện dạy học như một đối tượng giáo dục, kĩ năng sử dụng các phương tiện nghe nhìn phục vụ cho dạy học, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học, kĩ năng làm các bộ công cụ đánh giá kết quả học tập Những kĩ năng dạy học GV
đã có nhưng nay cần phải đổi mới như: kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học,
kĩ năng lập kế hoạch bài học, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ năng hướng dẫn thực hành,
kĩ năng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, kĩ năng thiết lập các chiến lược dạy học
III CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỒ
SƠ DẠY HỌC
Khi công nghệ thông tin (CNTT) tham gia vào quá trình dạy học sẽ làm môi trường dạy học thay đổi Nó có tác động mạnh mẽ tới mọi thành tổ của quá trình dạy học: thực hiện vai trò giảng dạy như một GV; cung cấp tài liệu học tập mới có tính tương tác, dễ cập nhật; cung cấp nguồn tài nguyên học tập phong phú, phân phối và có thể khai thác linh hoạt; cung cấp công cụ học tập mới có khả năng hợp tác với người sử dụng để giúp người sử dụng khai thác hết khả năng làm việc của họ; cung cấp kênh giao tiếp, truyền thông mới giữa GV và
HS, giữa HS với HS, giữa HS với các đối tượng khác; cung cấp công cụ kiểm tra, đánh giá mới khách quan và chính xác; cung cấp một hệ thống và công cụ
Trang 6quản lí dạy học mới
1 Tìm hiểu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng,
bổ sung thông tin và lưu trữ hồ sơ dạy học.
Khi ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng và sử dụng hồ sơ dạy học
sẽ mang lại những tác động tích cực như sau:
- Cung cẩp nguồn thông tin đa dạng, phong phú:
- GV đổi mới phương pháp dạy học, HS đuợc nhúng vào một môi trường học tập mới mẻ, hấp dẫn, đang dạng có tính mới mẻ cao
- Một trong những khâu quan trọng nhất của dạy học trực tuyến là việc xây dựng nội dung dành cho từng khóa học cụ thể
- Tạo ra nhiều hoạt động học tập hấp dẫn và duy trì sự hứng thú với học sinh
2 Tìm hiểu những cãp độ ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, bổ sung thông tin và lưu trữ hồ sơ dạy học ở trường trung học
cơ sở.
Mức 1: ứng dựng CNTT trợ giúp GV một số thao tác nghề nghiệp:
Trong quá trình dạy học, GV phải làm một loại công việc như soạn thảo giáo án, ra bài kiểm tra, nhận xét HS, chuẩn bị các đồ dùng dạy học, các tài liệu cho tiết học Rất nhiều công việc như vậy sẽ được trợ giúp bởi các thiết bị CNTT như chương trình soạn thảo văn bản, bảng tính Excel, các thiết bị quét tư liệu ảnh, chụp ảnh tư liệu Giáo án sẽ được soạn bởi các ứng dụng văn phòng, các bài kiểm tra test có thể được lựa chọn bởi ngân hàng đề trắc nghiệm, in ấn nhờ phần mềm công cụ trợ giúp riêng Các tư liệu phục vụ bài dạy học được lấy
từ các website trên Internet, được sao chụp từ máy scaner Nhờ các thiết bị CNTT mà công tác chuẩn bị của GV dễ dàng hơn và chất lượng được nâng cao hơn hẳn
Mức 2: ứng dụng CNTT hỗ trợ một khâu trong quá trình dạy học:
Sử dụng CNTT để hỗ trợ một công việc nào đó trong quá trình dạy học Ngoài việc sử dụng CNTT để chuẩn bị cho tiết dạy học cụ thể, GV có thể sử dụng CNTT để hỗ trợ một công việc nào đó trong quá trình dạy học Việc trình chiếu bài dạy học giúp GV có thể đưa các thông tin ra nhanh chóng, ngoài kênh chữ còn kèm theo các kênh âm thanh, hình ảnh, phim có thể tạo ra hiệu ứng tốt tới HS
Mức 3: ứng dựng CNTT hổ trợ việc tổ chúc hoạt động dạy học một sổ chủ đề theo chương trình dạy học
Ngoài việc trình chiếu thông tin, GV sử dụng các phần mềm dạy học được cài vào các máy tính Dưới sự hướng dẫn của GV, từng HS làm việc trong môi trường do phần mềm dạy học tạo ra, tương tác với các đối tượng trên màn hình
và từ đó tiếp cận những khái niệm, định lí, giải bài tập và những kĩ năng mới với mức độ này, từng HS có cơ hội làm việc với máy vi tính, tự mình thử
Trang 7nghiệm, dự đoán, kiểm tra giả thuyết, từng cá nhân làm việc với tốc độ tùy thuộc khả năng của mình HS đạt được trình độ khác nhau tuỳ nâng lực từng em Lúc này việc cá nhân hoá trong dạy học sẽ đạt được trình độ cao
Mức 4: tích hợp CNTT vào toàn bộ quả trình dạy học.
Mức độ mà việc ứng dụng CNTT đều được tính đến trong quá trình triển khai mỗi thành tố của quá trình dạy học Việc ứng dụng CNTT được đưa vào một cách tối ưu nhằm mang lại hiệu quả cao
Mức 5: ứng dựng CNTT vào dạy học qua mô hình e-leaning
Mức độ này đã đưa đến mô hình “trường học thông minh" Đây là một kiểu trường học mới Đặc điễm của nó là hết sức giàu công nghệ và phương thức làm việc khác với nhà trường truyền thống, tập trung vào HS với sự hỗ trợ đắc lực của CNTT chương trình học đuợc GV thiết kế phù hợp với trình độ, nguyện vọng của HS, đổi mới phương pháp dạy học ở trường học hiện nay
3 Minh họa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng, bổ sung thông tin và lưu trữ kẽ hoạch dạy học (giáo án, bài giảng).
3.1 Khái niệm kế hoạch bài học điện tử (giáo án điện tử)
Giáo án dạy học là dàn ý lên lớp của giáo viên bao gồm đầu đề của bài lên lớp, mục đích giáo dục và giáo dưỡng, nội dung, phương pháp, thiết bị, những hoạt động cụ thể của thầy và trò, khâu kiểm tra đánh giá Tất cả được ghi ngắn gọn theo trình tự thực tế sẽ diễn ra trong giờ lên lớp Giáo án được giáo viên biên soạn trong giai đoạn chuẩn bị lên lớp và quyết định phần lớn sự thành công của bài học Kết quả của công việc này còn được gọi là kế hoạch bài học hay bài soạn Thiết kế nội dung cách thức dạy học và giáo dục là khâu quan trọng của quá trình sư phạm
3.2 Quy trình xây dựng giáo án điện từ
a Tìm hiểu nội dung bài dạy, xác định mục tiêu bài học
Đây là công việc cần làm đầu tiên của giáo viên Giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài qua sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu khác có liên quan Trong dạy học hướng tập trung vào HS, mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, HS đạt được cái gì Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà HS có được sau bài học
b.Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế giáo án trên máy
- Khi thực hiện bước này người giáo viên phải hình dung được toàn bộ nội dung cũng như những hoạt động sư phạm trên lớp của toàn bộ tiết dạy học và xác định được phần nào, nội dung nào của bài cần sự hỗ trợ của máy vi tính để tiết học đó đạt hiệu quả cao
- Đây là bước rất quan trọng cho việc thiết kế giáo án điện tử, là nét đặc trưng cơ bản của giáo án điện tử để phân biệt với các loại giáo án truyền thống, hoặc các loại giáo án có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính
Trang 8c Multimedia hoá kiển thức
Đây là bước rất quan trọng cho việc thiết kế giáo án điện tử, là nét đặc trung cơ bản của giáo án điện tủ để phân biệt với các loại giáo án truyền thống, hoặc các loại giáo án có sụ hỗ trợ một phần của máy vi tính
d.Xây đựng các thư viện tư liệu
Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo đuợc cây thư mục hợp
lí Cây thư mục hợp lí sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác, từ mày này sang máy khác
e Thể hiện kịch bản trên máy vi tính
- Xử lí chuyển các nội dung trên thành giáo án điện tử trên máy vi tính
- Dựa trên một số phần mềm công cụ tiện ích (LectureMakler, Microsoft Power Point, Violet ) để thể hiện kịch bản
f Thử nghiệm, sửa chữa và hoàn thiện
- Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện
- Chạy thử (chạy thử từng phần và toàn bộ các slide để điều chỉnh những sai sót về kĩ thuật trên máy tính)
- Chỉnh sửa và hoàn thiện giáo án điện tủ
g Dạy thử, viết bản hướng dẫn
- Kĩ thuật sú dụng (cách mờ đĩa, mô bài giảng, )
- Ý đồ sư phạm của tùng phần bài giảng, tùng slĩde được thiết kế trên máy
vi tính
- Phương pháp giảng dạy, vĩệ c kết hợp với các phương pháp khác, phương tiện khác (nếu cỏ)
- Hoạt động của GV và HS, sụ phổi hợp giữa GV và HS
- Tương tác giữa GV, HS và máy tính
4 Sử dụng phần mềm thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học
trực tuyên trên mạng
Một trong những khâu quan trọng nhất của dạy học trực tuyến
là việc xây dung nội dung dành cho tùng khoá học cụ thể Nội dung này được xây dụng dựa trên nền tảng của web và Internet Hiện nay
nội dung các bài giảng điện tử của hệ thổng e-learning chủ yếu đuợc
xây dựng trên các phần mềm như: ProntPage, Script, Lectora
III Vận dụng
Trang 91 Xây dựng hồ sơ dạy học
- Cá nhân tôi có đầy đủ hồ sơ dạy học theo quy định:
môn sử dụng tự bồi dưỡng, học hỏi, trau dồi chuyên môn cho bản thân
+ Sổ dự giờ: dự giờ đồng nghiệp để học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ;
năm học này tôi đã dự được 20 tiết; sau mỗi tiết dạy có nhận xét về giờ dạy
+ Sổ điềm cá nhân: kiểm tra học sinh theo kế hoạch khi xây dựng kế
hoạch dạy học đã quy định; sổ ghi điểm của học sinh các lớp tôi dạy đến thời điểm hiện tại đã đầy đủ số điểm theo quy định
+ Sổ mượn thiết bị dạy học: ghi rõ những tiết có sử dụng thiết bị (máy
chiếu, phòng máy vi tính…)
+ Sổ báo giảng: ghi kế hoạch dạy học theo từng tuần phù hợp với thời
khóa biểu của nhà trường
+ Kế hoạch bài dạy (Giáo án): soạn giáo án có chất lượng là nhiệm vụ
quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; có đầy đủ giáo án trước khi lên lớp đối với từng khối lớp được phân công giảng dạy; có đầy đủ đề kiểm và ma trận đề kiểm tra các bài từ 15 phút, 1 tiết và học kỳ; có đầy đủ giáo án HĐNGLL
và HĐHN
+ Sổ ghi chép: sổ họp cơ quan và sổ họp tổ chuyên môn có ghi đầy đủ các
nội dung của cuộc họp
+ Sổ chủ nhiệm: Ghi đầy đủ kế hoạch chủ nhiệm theo từng tháng học; có
thông tin về giáo viên bộ môn và thông tin về học sinh lớp chủ nhiệm 10A4; tổng hợp thi đua của lớp theo từng tuần; có theo dõi học sinh chưa tiến bộ; có ghi chép những cuộc họp chủ nhiệm; số điện thoại liên lạc với phụ huynh,…
- Hồ sơ chuyên môn được kiểm tra chéo trong tổ bộ môn ít nhất 2 lần/ tháng có chữ ký xác nhận của người kiểm tra và có sự kiểm tra đột xuất của nhóm trưởng bộ môn, tổ trưởng chuyên môn, ban giám hiệu
- Khi tiết học có cần sử dụng thiết bị dạy học có đăng ký với người phụ trách thiết bị cho tiết dạy đó để có sự chuẩn bị trước theo sổ đăng ký sử dụng thiết bị
2 CNTT trong xây dựng và sử dụng hồ sơ dạy học
- Tôi có sử dụng ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học như: soạn giáo
án trên máy tính sử dụng phần mền MS word và Power point, tìm kiếm và tra cứu thông tin trên mạng Internet…
- Có sử dụng một số phần mềm hỗ trợ trong quá trình giảng dạy như: Violet, Powerpoint, word (hỗ trợ trong việc soạn giáo án và làm các ô chữ học tập), pascal, access (phần mềm ứng dụng trong tiết dạy)…
Trang 10- Tôi cùng tổ Sử - Địa – GDCD cũng đã soạn 01 giáo án điện tử
E-learning
3 Kết quả:
- Về kiểm tra hồ sơ dạy học, trong đó có hồ sơ chuyên môn: xếp loại khá trở lên; hội giảng cấp trường (năm học 2014 – 2015; 2015 - 2016): xếp loại giỏi
- Kết quả chuyên môn học kì I (2015 - 2016)
- 95,4% đạt từ TB trở lên
D Kết luận
Tóm lại, hồ sơ dạy học vừa là công cụ vừa là kết quả làm việc thực sự của giáo viên Khi hiểu bản chất của Hồ sơ dạy học chúng ta thấy nó thực sự có ý nghĩa cho sự phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân Xây dựng và triển khai thực hiện hồ sơ dạy học sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy học của bản thân giáo