1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án lịch sử 9

125 603 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX TIẾT 1: LIÊN XÔ I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được Những nét chính về công cuộc khôi p

Trang 1

Ngày soạn: 18/8/2008 Tuần: 1

Bài 1 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG

NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX

TIẾT 1: LIÊN XÔ

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

1/ Kiến thức:

Giúp học sinh nắm được

Những nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 đến năm 1950, qua đó thấy được những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo, quên mình của nhân dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước

Những thành tự to lớn và những hạn chế, thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX

Trọng tâm: thành tựu công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô

2/ Tư tưởng, thái độ, tình cảm;

Tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng cộng sản và nhà nước Xô Viết

Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng cũa nhân dân

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC

Một số tranh ảnh mô tả công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 đến những năm 70

Bản đồ Liên Xô

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1/ Ổn định và tổ chức : kiểm tra sỉ số

2/ Bài mới :

* Giới thiệu bài mới : “Sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô bị thiệt hại to lớn vế người và của, để

khôi phục và phát triển kinh tế đưa đất nước tiến lên phát triển khẳng định vị thế của mình đối với các nước tư bản, đồng thời để có điều kiện giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới Liên Xô phải tiến hạnh công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH Để tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay ”

* Dạy và học bài mới:

Hoạt động 1: Cá nhân/ cảlớp

GV nêu câu hỏi: “Em có nhận xét gì về sự thiệt hại của

Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai ?”

HS dựa vào các số liệu để trả lời GV nhận xét, bổ sung và

nhấn mạnh Có thể so sánh với số liệu các nước tham

chiến

GV nêu nhấn mạnh nhiệm vụ to lớn của nhân dân Liên Xô

là khôi phục kinh tế

1/ Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945- 1950)

- Liên Xô chịu tổn thất nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ hai

Trang 2

Hoạt động 2: Cá nhân/ nhóm

GV nhấn mạnh sự quyết tâm của nhân dân Liên Xô đã

hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn 4 năm 3 tháng

GV nêu câu hỏi thảo luận: “Em có nhận xét gì về tốc độ

tăng trưởng kinh tế của Liên Xô trong thời kì khôi phục kinh

tế, nguyên nhân sự phát triển đó ?”

HS dựa vào nội dung SGK trả lời: tốc độ khôi phục kinh tế

tăng nhanh chóng Có được kết quả này là do sự thống

nhất về tư tưởng, chính trị của xã hội Liên Xô, tinh thần tự

lập tự cường, tinh thần chịu đựng gian khổ, lao động cần

cù, quên mình của nhân dân Liên Xô

Hoạt động 1 : Nhóm

GV: Giới thiệu : Xây dựng cơ sỡ vật chất - kĩ thuật của

CNXH đó là nến sản xuất đại cơ khí với công nghiệp hiện

đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học - kĩ thuật tiên tiến

Đồng thời GV nói rõ đây là việc tiếp tục xây dựng CSVC -

KT của CNXH mà các em đã học ở lớp 8

GV nêu câu hỏi thảo luận : “ Liên Xô xây dựng CSVC – KT

của CNXH trong hoàn cảnh nào?nó ảnh hưởng như thế nào

đến công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô ?”

HS dựa vào nội dung SGK và kiến thức của mình trình bày

kết quả thảo luận

GV nhận xét, hoàn thiện nội dung

(Aûnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng CSVC – KT, làm

giảm tốc độ của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô.)

Hoạt động 2: Cả lớp/ cá nhân

HS: đọc các số liệu trong SGK về thành tựu của Liên Xô

trong việc thực hiện các kế hoạch 5 năm và 7 năm

GV làm rõ các nội dung về thành tựu đó

GV giới thiệu một số tranh ảnh về thành tựu của Liên Xô,

giới thiệu hình 1 SGK ( vệ tinh nhân tạo đầu tiên nặng

83,6kg của loài người do Liên Xô phóng lên vũ trụ năm

1957 )

GV yêu cầu học sinh lấy một số ví dụ về sự giúp đỡ của

Liên Xô đối với các nước trên thế giới trong đó có Việt

Nam

GV nêu câu hỏi: “ hãy cho biết ý nghĩa những thành tựu mà

Liên Xô đạt được ?”(uy tín chính trị và địa vị quốc tế của

Liê Xô được đề cao, Liên Xô trở thành chỗ dựa cho hòa

- Nông nghiệp: bước đầu khôi phục, một số ngành phát triển

- Khoa học-kĩ thuật: chế tạo thành công bom nguyên tử (1949), phá vỡ thế độc quyền của Mĩ

2/ Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX)

- (Các nước tư bản phương tây luôn có âm mưu và hành động bao vây, chống phá Liên Xô cả kinh tế, chính trị và quân sự Liên Xô phải chi phí lớn cho quốc phòng, an ninh để bảo vệ thành quả của công cuộc xây dựng CNXH.)

- Về kinh tế: Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau MĨ), một số ngành vượt Mĩ

- Về khoa học kĩ thuật: các ngành khoa học kĩ thuật đều phát triển, đặc biệt là khoa học vũ trụ

- Về quốc phòng: đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mĩ và phương Tây

- Về đối ngoại: thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

3/ Sơ kết bài học: Thành tựu của nhân dân Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng cơ

sở vật chất kĩ thuật của CNXH là không thể phủ nhận Nhờ đó mà Liên Xô trở thành trụ cột của các nước XHCN, là thành trì của hòa bình, chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới

4/ Hướng dẫn học ở nhà:

- Học bài cũ, đọc trước bài mới

- Sưu tầm tranh ảnh nói về mối quan hệ thân thiết của Liên Xô và Việt Nam

Trang 3

Ngày soạn: 25/8/2008 Tuần: 2

Bài 1 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG

NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX

TIẾT 2 CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

Trọng tâm: những thành tựu của công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu

2/ Tư tưởng, thái độ, tình cảm;

Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước đông âu trong việc xây dựng hệ thống XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân các nước Đông Aâu đối với sự nghiệp cách mạng nước ta

Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế cho HS

3/ Kĩ năng:

Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí của tứng nước Đông Âu

Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để đưa ra nhận xét của mình

II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC

Tranh ảnh về các nước Đông Âu ( từ 1944 đến những năm 70), tư liệu về các nước đông âu.Bản đồ các nước Đông Âu, bản đồ thế giới

III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1/ Ổn định và tổ chức : kiểm tra sỉ số

2/ Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi : Nêu những thành tựu cơ bản về sự phát triển kinh tế – khoa học kĩ thuật của Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX?

ĐA: - Về kinh tế: Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau MĨ), một số ngành vượt Mĩ

- Về khoa học kĩ thuật: các ngành khoa học kĩ thuật đều phát triển, đặc biệt là khoa học vũ trụ

- Về quốc phòng: đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mĩ và phương Tây

- Về đối ngoại: thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

3/ Bài mới :

* Giới thiệu bài mới : “Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã sản sinh rta một nước chủ nghĩa xã hội

duy nhất là Liên Xô, còn chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có những nước XHCN nào ra đời? Quá trình xây dựng CNXH ở các nước này diễn ra và đạt kết quả ra sao? Để có câu trả lời chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay ”

* Dạy và học bài mới:

Hoạt động 1: Cá nhân/ nhóm

GV nêu câu hỏi: “các nước dân chủ nhân dân Đông Aâu ra

1/ Sự thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu.

Trang 4

đời trong hoàn cảnh nào?”

Học sinh dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học trả lời

câu hỏi, giáo viên nhận xét bổ sung nội dung trên trong đó

chú ý đến vai trò của nhân dân, lực lượng vũ trang và của

Hồng quân Liên Xô

Giáo viên cho học sinh đọc SGK đoạn về sự ra đời của các

Nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu Hoặc yêu cầu học

sinh lên bản điền vào bảng thống kê theo yêu cầu sau: Số

thứ tự, tên nước, ngày, tháng thành lập

Đồng thời cần phân tích hoàn cảnh ra đời nhà nước Cộng

hoà dân chủ Đức Giáo viên tóm lược những nội dung cần

ghi nhớ

Hoạt động 2: Nhóm/cá nhân

Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm với câu

hỏi: “Để hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng dân chủ

nhân dân các nước Đông Âu cần tiến hành những công việc

gì?”

Giáo viên có thể gợi ý: những việc cần làm trên các mặt

sau: Về mặt chính quyền? Cải cách ruộng đất? Công

nghiệp …

Học sinh dựa vào nội dung SGK để thảo luận nhóm và

trình bày kết quả của mình

Giáo viên nhận xét bổ sung và hoàn thiện ý kiến trả lời

của học sinh nhấn mạnh đấu tranh giai cấp

Hoạt động 1: Cả lớp/cá nhân

Giáo viên nhấn mạnh sự nỗ lực của các Nhà nước và nhân

dân Đông Âu cũng như sự giúp đỡ của Liên Xô trong công

cuộc xây dựng CNXH ở nước này

Giáo viên yêu cầu học sinh lập bảng thống kê những thành

tựu của các nước Đông Âu theo yêu cầu sau: Tên nước,

những thành tựu chủ yếu, sau đó yêu cầu học sinh trình

bày kết quả của mình Giáo viên gọi học sinh khác nhận

xét bạn trình bày Cuối cùng giáo viên bổ sung hoàn thiện

nội dung học sinh trả lời

Hoạt động 2: Nhóm

Học sinh thảo luận nhómvới câu hỏi: “Các nước Đông Âu

xây dựng CNXH trong điều kiện nào?”

Giáo viên có thể gợi ý:”Những thuận lợi, khó khăn về kinh

tế, chính trị …?”(Cơ sở vật chất-kỹ thuật rất lạc hậu, các

nước đế quốc bao vây kinh tế, chống phá về chính trị)

Hoạt động 1: Cá nhân/nhóm

- Hồng quân Liên Xô truy kích tiêu diệt quân đội phát xít Nhân dân và các lực lượng vũ trang nổi dậy giành chính quyền và thành lập chính quyền dân chủ nhân dân

- Hàng loạt các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu ra đời: Cộng hoà Ba Lan (7/1944), Cộng hoà Ru-ma-ni (8/1944)

- Những công việc mà các nước Đông Âu tiến hành:

Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân Cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá xí nghiệp lớn của tư bản

Ban hành các quyền tự do dân chủ

2/ Tiến hành xây dựng CNXH (từ năm

1950 đến nữa đầu những năm 70 của thế kỉ XX)

- Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX các nước Đông Âu đều trở thành nước công – nông nghiệp phát triển, có nền văn hoá gd phát triển

+ An-ba-ni đã điện kí hoá cả nước, giáo dục phát triển cao nhất châu Âu bay giờ + Ba Lan sản lược công – nông nghiệp đều tăng gấp đôi …

+ Bun-ga-ri, sản xuất công nghiệp 1975 tăng 55 lần so với 1939 …

3/ Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa

Trang 5

Trước hết giáo viên nhấn mạnh sau chiến tranh thế giới thứ

hai, CNXH trở thành hệ thống thế giới, tiếp đó giáo viên

nêu câu hỏi: “Tại sao hệ thống XHCN lại ra đời?”

GV gợi ý: Học sinh dựa vào nội dung SGK để trả lời câu

hỏi

Giáo viên nhận xét, bổ sung vàhoàn thiện câu trả lời

Hoạt động 5: Nhóm/cá nhân

Giáo viên nêu câu hỏi: “Về quan hệ kinh tế văn hoá khoa

học – kĩ thuật các nước XHCN có hoạt động gì? ”

Học sinh dựa vào nội dung SGK trả lời câu hỏi về sự ra đời

của khối SEV, vai trò của khối SEV và vai trò của Liên Xô

trong khối SEV

Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày sự ra đời của khối

Vác-xa-ca và vai trò của khối Vác-xa-ca

Giáo viên nhấn mạnh thêm về những hoạt động và giải thế

của khối SEV và Hiệp ước Vác xa va Đồng thời giáo viên

lấy ví dụ về mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong đó có

sự giúp đỡ Việt Nam

* Cơ sở hình thành :

- Đều có Đảng cộng sản lãnh đạo

- Lấy CN Mác –Lênin làm nền tảng

- Cùng chung mục tiêu xây dựng CNXH

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai hệ thống XHCN ra đời

- Ngày 8/1/1949 Hội đồng tương trợ kinh tế (gọi tắt SEV) ra đời gồm các nước Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bun-gia-ri …

- Ngày 14/5/1955 tổ chức Hiệp ước xa-va thành lập

Vác-4/ Sơ kết bài học

- Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và tiếp đó là công cuộc xây dựng CNXH

ở các nước nay đã làm CNXH ngày càng mở rộng, đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng thế giới

- Các tổ chức của hệ thống XHCN ra đời: Khối SEV và khối Vác-xa-va đã có vai trò to lớn trong việc củng cố và phát triển hệ thống XHCN

5/ Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài cũ, đọc trước bài mới

- Vẽ và điền vào lược đồ Châu Âu các nước XHCN Đông Âu

Chuyên môn duyệt Ngày 30/8/2008

Trương Thị Thuỳ Trang

Tổ kiểm tra Ngày 30/8/2008

Nguyễn Ngọc Hiền

Trang 6

Ngày soạn: 12/9/2007 Tuần: 3

2 Về tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Cần nhận thức đúng sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu là sự sụp đổ củamô hình không phù hợp chứ không phải sự sụ đổ của lí tưởng XHCN

- Phê phán chủ nghĩa cơ hội của M.Gooc-ba-chốp và một số người lãnh đạo cao nhất của Đảng cộng sản và Nhà nước Liên Xô cùng các nước XHCN Đông Âu

3 Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nhận biết sự biến đổi của lịch sử từ tiến bộ sang phản động bảo thủ, từ chân chính sang phản bội quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động của các các nhân giữ trọng trách lịch sử

- Biết cách khai thác các tư liệu lịch sử để nắm chắc sự biến đổi của lịch sử

II THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Tranh ảnh về sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu

- Tranh ảnh về một số nhà lãnh đạo Liên Xô và các nước Đông Âu

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1/ ổn định và tổ chức : kiểm tra sỉ số

2/ Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân các nước Đông Âu cần phải tiến hành những công việc gì?

ĐA : - Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân

- Cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá xí nghiệp lớn của tư bản

- Ban hành các quyền tự do dân chủ

3/ Bài mới:

* Giới thiệu bài mới

“ Chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã đạt những thành tựu nhất định về mọi mặt Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ những hạn chế, sai lầm và thiếu sót, cùng với sự chống phá của các thế lực đế quốc bên ngoài CNXH đã từng tồn tại và phát triển hơn 70 năm đã khủng hoảng và tan rã Để tìm hiểu

Trang 7

nguyên nhân của sự tan rã đó như thế nào? Quá trình khủng hoảng tan rã ra sao chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để lí giải những vấn đề trên.”

*Dạy và học bài mới

Hoạt động 1: nhóm

Trước hết, giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm với câu

hỏi:”Tình hình Liên Xô giữa những năm70 đến 1985 có

điểm gì nổi cộm?”

Gợi ý: Tình hình kinh tế? Chính trị xã hội? Khủng hoảng

dầu mỏ thế giới năm 1973 đã tác động đến nhiều mặt của

Liên Xô, nhất là kinh tế Học sinh dựa vào nội dung SGK

và vốn kiến thức đã có để thảo luận và trình bày kết quả

Nhận xét bổ sung hoàn thiện kiến thức

Hoạt động 2: Cả lớp/cá nhân

Giáo viên nêu câu hỏi: “Hãy cho biết mục đích và nội dung

của công cuộc cải tổ?”

Học sinh dựa vào nội dung SGK trả lời câu hỏi Giáo viên

nhận xét bổ sung hoàn thiện nội dung học sinh trả lời

Giáo viên cần so sánh giữa lời nói và việc làm của

M.Goóc-ba-chốp, giữa lí thuyết và thực tiễn của công cuộc

cải tổ để thấy rõ thực chất của công cuộc cải tổ của

M.Goóc-ba-chốp càng làm cho kinh tế lún sâu vào khủng

hoảng

Giáo viên giới thiệt một số bức tranh, ảnh hình 3, 4 trong

SGK

Hoạt động 3: Cả lớp

Giáo viên cho học sinh tìm hiểu về diễn biến của Liên

bang Xô viết trong SGK thông qua việc yêu cầu học sinh

nêu những sự kiện về sự sụp đổ của Liên bang Xô viết

Giáo viên nhận xét, bổ sung hoàn thiện nội dung kiến thức

Đồng thời nhấn mạnh cuộc đảo chính 21 -8-1991 thất bại

đưa đến việc Đảng Cộng Sản Liên Xô phải ngừng hoạt

động và tan rã, đất nước lâm vào tình trạng không có người

lãnh đạo

Hoạt động 1: Nhóm/cá nhân

Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm: “Tình hình các

nước Đông Âu cuối những năm 70 đầu những năm 80?”

Học sinh dựa vào SGK và vốn kiến thức đã học ở trước

thảo luận và trình bày kết quả Học sinh khác nhận xét, bổ

sung bạn trả lời Giáo viên kết luận vấn đề trên

Hoạt động 2: Cá nhóm

Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi: “Hãy cho

Mục 1: Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết

- Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng: Công nghiệp trì trệ, hàng tiêu dùng khan hiếm; nông nghiệp sa sút

- Chính trị xã hội dần dần mất ổn định, đời sống nhân dân khó khăn, mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước

- Năm 1985 Goóc-ba-chốp tiến hành cải tổ

+ Về kinh tế: Thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng tư bản chủ nghĩa

- Ngày 21/8/1991 đảo chính thất bại, Đảng cộng sản bị đình chỉ hoạt động: Liên bang Xô Viết tan rã

- Ngày 25/12/1991 lá cờ búa liềm trên nóc Krem-li bị hạ, chấm dứt chế độ XHCN ở Liên Xô

2/ Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu

- Kinh tế khủng hoảng gay gắt

- Chính trị mất ổn định Các nhà lãnh đạo đất nước quan liêu, bảo thủ, tham nhũng, nhân dân bất bình

- Sự sụp đổ của các nước XHCN Đông

Trang 8

biết diễn biến sự sụp đổ chế độ XHCN ở các nước Đông

Âu?”

Học sinh dựa vào SGK trả lời câu hỏi Giáo viên nhận xét

bổ sung, kết luận Hoặc giáo viên lập bảng thống kê về sự

sụp đổ của các nước XHCN Đông Âu theo yêu cầu sau:

Tên nước, ngày, tháng, năm; quá trình sụp đổ

Hoạt động 3: Nhóm/cá nhân

Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm với câu

hỏi: “Nguyên nhân sự đổ của các nước XHCN Đông Âu?”

Học sinh dựa vào nội dung kiến thức đã học thảo luận và

trình bày kết quả thảo luận

Giáo viên nhận xét bổ sung, kết luận

Âu là rất nhanh chóng

- Nguyên nhân sụp đổ:

+ Kinh tế lâm vào khủng hoảng sâu sắc + Rập khuôn mô hình ở Liên Xô, chủ quan duy ý chí chậm sửa đổi

+ Sự chống phá của các thế lực trong và ngoài nước

+ Nhân dân bất bình với các nhà lãnh đạo đòi hỏi phải thay đổi

4/ Sơ kết bài học

- Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là không tránh khỏi

- Cuộc cải tổ của M.Goóc-ba-chốp với hậu quả là sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô

5/ Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài cũ, đọc trước bài mới

- Trả lời câu hỏi cuối SGK

Trang 9

Ngày soạn: 08/9/2008 Tuần: 4

BÀI 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA.

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

II THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Tranh ảnh về các nước Á, Phi, Mĩ-latinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

- Bản đồ treo tường: Châu Á, Phi, Mĩ-latinh

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1 Ổn định và tổ chức: kiểm tra sỉ số

2 Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Cuộc khủng hoảng và sụp đổ ở các nước Đông Âu diễn ra như thế nào?

Đáp án : - Kinh tế khủng hoảng gay gắt

- Chính trị mất ổn định Các nhà lãnh đạo đất nước quan liêu, bảo thủ, tham nhũng, nhân dân bất bình

- Sự sụp đổ của các nước XHCN Đông Âu là rất nhanh chóng

3/ Bài mới:

* Giới thiệu bài mới

Sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình chính trị ở Châu Âu có nhiều sự biến đổi với sự ra đời của hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu Còn ở châu Á, Phi, Mĩ-latinh có gì biến đổi không? phong trào giải phóng dân tộc diễn ra như thế nào ? hệ thống thuộc địa chủ nghĩa đế quốc tan rã ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để trả lời cho những nội dung trên

* Dạy và học bài mới

Hoạt động 1: Cả lớp/cá nhân

Trước hết, giáo viên gợi cho học sinh nhớ lại những tác

động của chiến tranh thế giới thứ hai tác động đến phong

trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, Phi, Mĩ-latinh

I/ Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX

Trang 10

Sau đó, giáo viên sử dụng bản đồ để giới thiệu cho học

sinh cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nhằm đập tan hệ

thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc nhấn mạnh nơi khởi

đầu là Đông Nam Á, trong đó tiêu biểu là Việt Nam,

In-đô-nê-xi-a, Lào

Giáo viên tiếp tục sử dụng bản đồ giới thiệu phong trào

đấu tranh lan rộng sang Nam Á, Bắc Phi và Mĩ-latinh và

nhấn mạnh năm 1960 là “năm châu Phi” và cuộc cách

mạng Cu Ba thắng lợi

Giáo viên gọi học sinh lên bảng điền ngày tháng và tên

nước giành được độc lập vào lược đồ ở Châu Á, Phi,

Mĩ-latinh

Hoạt động 2: Cả lớp.

Cuối cùng, giáo viên nhấn mạnh đến tới giữa những năm

60 hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc về cơ bản đã

bị sụp đổ Lúc này hệ thống thuộc địa của CNĐQ chỉ còn

tồn tại dưới hai hình thức CNĐQ chỉ còn tồn tại dưới hai

hình thức

+ Các nước thuộc địa của Bồ Đào Nha:

+ Chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) phần lớn ở niềm

Nam châu Phi

Hoạt động 1: Cả lớp

Giáo viên sử dụng bản đồ giới thiệu phong trào đấu tranh

giành độc lập của nhân dân: An-gô-la, Mô-dăm-bích và

Ghi-nê-Bít-xao

Giáo viên gọi học sinh lên bảng điền ngày tháng giành

độc lập của ba nước trên vào bản đồ

Cuối cùng giáo viên nhấn mạnh: Sự tan rã của các thuộc

địa ở Bồ Đào Nha là một thắng lợi quan trọng của phong

trào giải phong dân tộc ở châu Phi

Hoạt động 1: Cả lớp/cá nhân

Trước hết giáo viên phải giải thích khái niệm “thế nào là

chủ nghĩa A-pác-thai? (Tiếng Anh A-pác-thai có nghĩa là

sự tách biệt dân tộc) là một chính sách phân biệt chủng tộc

cực đoan và tàn bạo của Đảng quốc dân, chính Đảng của

thiểu số da trắng cầm quyền ở Nam Phi thực hiện từ 1948,

chủ trương tước đoạt mọi quyền lợi cơ bản về chính trị,

kinh tế xã hội của người da đen ở đây và các dân tộc châu

á đến định cư, đặc biệt là người Ấn Độ Nhà cầm quyền

Nam Phi ban bố trên 70 đạo luật phân biệt đối xử và tước

bỏ quyền làm người của dân da đen và da màu, quyền bóc

lột của người da trắng đối với người da đen đã được ghi

- Đông Nam Á: Ba nước lần lượt tuyên bố độc lập: In-đô-nê-xi-a (17-8-1945), Việt Nam (2-9-1945), Lào (12-10-1945)

- Ở Nam Á và Bắc Phi nhiều nước giành độc lập: Ấn Độ (1946-1950), Ai Cập (1952) … Năm 1960 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập

- Mĩ-Latinh: 1/1/1959 cách mạng Cu-Ba giành thắng lợi

- Cuối những năm 60 thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của CNĐQ về cơ bản sụp đổ

II/ Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến những năm 70 của thế kỉ XX

- Ba nước tiến hành đấu tranh vũ trang và giành độc lập; và Ghi - nê-bít – xao (9/1974), Mô – dăm - bích (6/1975), An-gô-la (11/1975)

II/ Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

Trang 11

vào hiến pháp Các nước tiến bộ trên thế giới đã lên án

gay gắt chế độ A-pác-thai Nhiều vă kiện của Liên hợp

quốc coi A-pác-thai là một tội ác chống nhân loại

Sau đó, giáo viên chỉ trên bản đồ ba nước Nam Phi,

Dim-ba-bu-ê và Na-mi-bi-a vẫn tồn tại chế độ A-pác-thai

Giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận nhóm:

Cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống chế dộ

A-pác-thai diễn ra như thế nào?

Học sinh dựa vào nội dung SGK thảo luận và trình bày kết

quả của mình

Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận

Giáo viên nêu câu hỏi: Sau khi chế độ A-pác-thai bị xoá

bỏ ở Nam Phi hệ thống thuộc địa của CNĐQ đã bị sụp đổ

hoàn toàn nhiệm vụ của các nước ở châu Á, Phi, Mĩ-la tinh

là gì?

Học sinh dựa vào nội dung SGK tìm nội dung trả lời: Lịch

sử các dân tộc Á, Phi, Mĩ-Latinh đã chuyển sang chương

mới với nhiệm vụ là củng cố nền độc lập, xây dựng và

phát triển đất nước nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn,

lạc hậu

- Người da đen đã giành được thắng lợi thông qua cuộc bầu cử và thành lập chính quyền: Dim-ba-bu-ê (1980), Nam-mi-bi-a (1990)

- Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử là: Xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi

- Sau khi hệ htống thuộc địa sụp đỗ hoàn

toàn các nước á, phi, Mĩ La Tinh đã đấu tranh kiên trì củng cố độc lập xây dựng và phát triển đất nước nhằm khắc phục đói nghèo

4 Sơ kết bài học

- Giáo viên cần làm rõ ba giai đoạn của phong trào giải phóng dân tộc với nội dung quan trọng nhất của mỗi giai đoạn

- Nhấn mạnh: Từ những năm 90 của thế kỉ XX, các dân tộc Á, Phi, Mĩ-Latinh đã đập tan được hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thành lập hàng loạt Nhà nước độc lập trẻ tuổi Đó là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử làm thay đổi bộ mặt của các nước Á, Phi, Mĩ-latinh

5 Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài cũ, đọc trước bài mới

- Trả lời câu hỏi cuối SGK

Tổ kiểm tra Ngày 15 tháng 9 năm 2008

Nguyễn Ngọc Hiền

Trang 12

BÀI 4: CÁC NƯỚC CHÂU Á

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức:

- Nắm một cách khái quát tình hình các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai

- Nắm được sự ra đời của Nhà nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa

- Hiểu được sự phát triển của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

2 Tư tưởng

- Giáo dục tinh thần quốc tế vô sản, đoàn kết với các nước trong khu vực cùng xây dựng xã hội giàu đẹp công bằng văn minh

3 Kĩ năng:

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tổng hợp, phân tích, so sánh sự kiện lịch sử

- Kĩ năng sử dụng bản đồ

II THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ châu Á và Trung Quốc

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1/ Oån định và tổ chức : kiểm tra sỉ số

2 Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và một số sự kiện tiêu biểu của mỗi giai đoạn

ĐA: - Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX

- Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến những năm 70 của thế kỉ XX

- Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

3 Bài mới

* Giới thiệu bài mới

Châu Á là với diện tích rộng lớn và đông dân nhất thế giới từ chiến tranh thế giới thứ hai đến nay tình hình các nước Châu Aù có điểm mới gì nổi bậc? Cuộc đấu tranh cách mạng ở Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản diễn ra như thế nào? Công cuộc xây dựng XHCN ở Trung Quốc diễn ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài mới hôm nay để trả lời các câu hỏi trên

* Dạy và học bài mới:

Hoạt động 1: Cả lớp

Trước hết, giáo viên giới thiệu những nét chung vê tình

hình các châu Á trước chiến tranh thế giới thứ hai đều chịu

sự bóc lột, nô dịch của các nước đế quốc thực dân

Giáo viên nêu câu hỏi: “Hãy cho biết cuộc đấu tranh giành

độc lập các nước châu Á diễn ra như thế nào” ?

Học sinh dựa vào SGK và vốn kiến thức đã học tìm hiểu

và trình bày kết quả học tập của mình Tiếp đó, giáo viên

dùng bản đồ châu Á giới thiệu về cuộc đấu tranh giải

phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối

những năm 50 với phần lớn các nước đều giành được độc

I/ TÌNH HÌNH CHUNG

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết

Trang 13

lập như: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a…

Đồng thời giáo viên nhấn mạnh sau đó gần suốt nửa sau

thế kỉ XX tình hình châu Á không ổn định với những cuộc

chiến tranh xâm lược của CNĐQ, xung đột khu vực tranh

chấp biên giới, phong trào li khai, khủng bố Ấn Độ,

Pakixtan, …)

Hoạt động 2: Nhóm/cá nhân.

Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm: “Sau khi

giành được độc lập các nước Châu Á đã phát triển kinh tế

như thế nào? Kết quả?” Học sinh dựa vào nội dung SGK

thảo luận, sau đó trình bày kết quả của mình Giáo viên

nhận xét, bổ sung và kết luận

Đồng thời giáo viên nhấn mạnh: Nhiều nước đã đạt được

sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nhiều người dự đoán

rằng thế kỉ XXI là “Thế kỉ của châu Á” Trong đó Ấn Độ

là một ví dụ: từ một nước nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc

cách mạng xanh trong nông nghiệp Ấn Độ đã tự túc lương

thực cho dân số hơn 1 tỷ người Những thập niên gần đây

công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh Ấn Độ

đang vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần

mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ

Hoạt động 1: Cả lớp

Giáo viên cho học sinh đọc SGK sau đó yêu cầu học sinh

tóm tắt sự ra đời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Giáo viên nhận xét bổ sung và kết luận nội dung học sinh

trả lời

Giáo viên giới thiệu cho học sinh hình Chủ tịch Mao Trạch

Đông tuyên bô thành lập nước CHND Trung Hoa

Học sinh dựa vào nội dung SGK và vốn kiến thức của mình

để trả lời câu hỏi: ý nghĩa sự ra đời của nước Cộng hoà

nhân dân Trung Hoa

Gợi ý: + Ý nghĩa đối với cách mạng Trung Quốc?

+ Ý nghĩa đối với quốc tế?

Giáo viên nhận xét bổ sung hoàn thiện nội dung

Học sinh trả lời

Hoạt động 2: Cả lớp/cá nhân

Giáo viên nêu câu hỏi: Sau khi thành lập Trung Quốc tiến

hành những nhiệm vụ gì?

Học sinh dựa vào nội dung SGK trả lời câu hướng: Sau khi

nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập nhiệm

vụ to lớn nhất là đưa Trung Quốc thoát khỏi nghèo nàn và

lạc hậu, tiến hành công nghiệp hoá, phát triển kinh tế và

các nước châu á đã giành được độc lập

- Các nước đều ra sức phát triển kinh tế đạt nhiều thành tựu quan trọng, có nước trở thành cường quốc CN (Nhật Bản), nhiều nước trở thành con rồng châu Á (Hàn Quốc, Xin-ga-po…)

II/ TRUNG QUỐC

1 Sự ra đời của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

- 1010 – 1949 nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa ra đời

- Đây là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử: Kết thúc 100 năm nô dịch của ĐQ và PK, bước vào kỉ nguyên độc lập tự do

- CNXH được nối liền châu Á sang châu

Á

2 Mười năm đầu xây dựng chế độ mới

- Từ 1949 – 1952 Trung Quốc hoàn thành thắng lợi khôi phục kinh tế

- Từ 1953 – 1957 thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với những thành tựu đáng kể

Trang 14

xã hội.

Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết lược đồ hình 6 SGK

nước CHND Trung Hoa ngày thành lập

Giáo viên nêu câu hỏi: Nêu tóm tắt công cuộc khôi phục và

phát triển kinh tế thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên (1953

– 1957) của Trung Quốc với những số liệu tiêu biểu: ( đoạn

chữ nhỏ SGK )

Hoạt động 3: Nhóm/cá nhân

Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm: “Trong

cuối những năm 50 và 60 của thế kỉ XX Trung Quốc có sự

kiện nào tiêu biểu? Hậu quả của nó ?”

Học sinh dựa vào nội dung SGK thảo luận và trình bày kết

quả của mình Giáo viên nhận xét bổ sung và nhấn mạnh:

Từ 1959 Trung Quốc đề ra đường nối “Ba ngọn cờ hồng”

với ý đồ nhanh chóng chóng xây dựng thành công CNXH

với phương ch6m là “Nhiều, nhanh, tốt, rẻ”, một trong ba

ngọn cờ hồng là phong trào “Đại nhảy vọt” phát động toàn

dân làm gang thép

Hậu quả là nền kinh tế đất nước bị hỗn loạn, sản xuất giảm

sút, đời sống nhân dân điêu đứng, nạn đói xảy ra ở nhiều

nơi

Về chính trị: Tranh giành quyền lực trong nội bộ đỉnh cao

là cuộc “Đại cách mạng văn hoá vô sản” gây hỗn loạn

trong cả nước để lại những thảm hoạ nghiêm trọng

Hoạt động 4: Nhóm/cá nhân

Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm với câu

hỏi: “Hãy cho biết những thành tựu trong của công cuộc cải

cách mở cửa ở Trung Quốc từ 1978 đến nay?”

Học sinh dựa vào nội dung SGK thảo luận và trình bày kết

quả của mình Học sinh nhận xét bổ sung Giáo viên kết

luận

Giáo viên nhấn mạnh những số liệu chứng tỏ sự phát triển

của kinh tế Trung Quốc sau 20 năm cải cách mở cửa: tốc

độ tăng trưởng cao nhất thế giới Tổng sản phẩm trong

nước (GDP) trung bình hằng năm tăng 9,8% đạt 7974,8 tỉ

nhân dân tệ đứng hàng thứ 7 thế giới …

Giáo viên giới thiệu hình 7 Thành phố Thượng Hải ngày

nay” và hình 8” Hà Khẩu, Thủ Phủ tỉnh Hải Nam, đặc khu

kinh tế lớn nhất Trung Quốc trong SGK nói trên sự phát

triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc

Hoạt động 5: Cả lớp

Giáo viên giới thiệu về chính sách đối ngoại của Trung

3 Hai mươi năm biến động (1959 – 1978)

- Trong những năm 1959 – 1978 Trung Quốc nay những biến động: “Ba ngọn cờ hồng” trong kinh tế và “Đại cách mạng văn hoá vô sản” trong chính trị

4 Công cuộc cải cách mở cửa (từ 1978 đến nay)

- Từ 1978 đến nay Trung Quốc thực hiện đường lối cải cách – mở cửa va đạt nhiều thành tựu to lớn, nhất là về tốc độ phát triển kinh tế

Trang 15

Quốc trong thời kì cải cách mở cửa đã đạt nhiều kết quả,

củng cố địa vị trên trường quốc tế

Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ về việc bình thường

hoá quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc với một số nước

trên thế giới: Liên Xô, Mông Cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a, Việt

Nam … thu hồi chủ quyền Hồng Kông (7/1997) và Ma Cao

(12/1999)

- Chính sách đối ngoại Trung Quốc thu nhiều kết quả, củng cố địa vị trên trường quốc tế

4 Sơ kết bài học

- Tóm lược những nét nổi bật của tình hình châu á từ sau 1945 đến nay

- Sự ra đời của Nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và các giai đoạn diễn ra ở Trung Quốc

5 Dặn dò, bài tập về nhà

- Học bài cũ, đọc trước bài mới

- Trả lời câu hỏi cuối SGK

BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Trang 16

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức

- Nắm được tình hình các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945

- Sự ra đời của tổ chức ASEAN, tác dụng của nó và sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam Á

2 Tư tưởng, tình cảm, thái độ

Tự hào về những thành tựu đạt được của nhân dân ta và nhân dân các nước Đông Nam Á trong thời gian gần đây, củng cố sự đoàn kết giữa các dân tộc trong khu vực

3 Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ Đông Nam Á, châu Á và bản đồ thế giới

II THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ Đông Nam Á

- Một số tranh ảnh về các nước Đông Nam Á như lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, In-đô-nê-xia

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1 Ổn định và tổ chức : kiểm tra sỉ số

2 Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Nêu những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc cuối năm 1978 đến nay? ĐA: Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trung bình hằng năm tăng 9,8% đạt 7974,8 tỉ nhân dân tệ đứng hàng thứ 7 thế giới …

3 Bài mới

* Giới thiệu bài mới

“ Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo cơ hội thuận lợi để nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á giành độc lập và phát triển kinh tế, bộ mặt các nước trong khu vực có nhiều thay đổi nhiều nước đã trở thành con rồng châu Á, để tìm hiểu tình hình chung các Đông Nam Á trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? Công cuộc phát triển kinh tế xây dựng đất nước đạt thành tựu ra sa? Nội dung bài học hôm nay sẽ trả lời cho câu hỏi trên.”

* Dạy và học bài mới

Hoạt động 1: Cả lớp/cá nhân

Trước hết, giáo viên treo bản đồ các nước Đông Nam Á

giới thiệu về khu vực này, đồng thời gợi cho học sinh nhớ

trước chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước này đều

là thuộc địa của chủ đế quốc (trừ Thái Lan)

Sau đó Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận

nhóm: “Hãy cho biết kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập

của nhân dân các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế

giới thứ hai? ”

Học sinh dựa vào nội dung SGK và vốn kiến thức của mình

trả lời câu hỏi

Giáo viên nhận xét bổ sung và kết luận Đồng thời nhấn

mạnh đến mốc thời gian các nước giành độc lập:

In-đô-nê-xi-a (8/1945), Việt Nam (8/1945), lào (10/1945), nhân dân

I/ TÌNH HÌNH ĐÔNG NAM Á TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1945

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các dân tộc Đông Nam Á đã giành được độc lập

Trang 17

các nước khác như Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma và Phi-lip-pin

đều nổi day đấu tranh thoát khỏi ách chiếm đóng của phát

xít Nhật

Học sinh lên bảng điền vào bảng thống kê các nước Đông

Nam Á giành độc lập theo nội dung sau: Tên nước, tên thủ

đô, ngày giành độc lập, tình hình hiện nay

Sau khi học sinh điền xong giáo viên gọi học sinh khác

nhận xét bổ sung cuối cùng giáo viên kết luận

Hoạt động 2: Cá nhân

Giáo viên nêu câu hỏi: “Hãy cho biết tình hình các nước

Đông Nam Ásau khi giành được độc lập cho đến nay? ”

Trước khi học sinh trả lời giáo viên gợi ý: Tác động của

cuộc chiến tranh lạnh đối với khu vực, Mĩ thành lập khối

quân sự SEATO, Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Việt Nam

Học sinh dựa vào SGK và gợi ý của giáo viên để trả lời

câu hỏi trên

Giáo viên nhận xét bổ sung và kết luận

Hoạt động 1: Nhóm/ cá nhân

Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận với câu hỏi:

“Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN?”

Học sinh dựa vào nội dung SGK thảo luận và trình bày kết

quả của mình

Giáo viên nhận xét bổ sung kết luận Đồng thời nhấn mạnh

thêm: Các nước trong khu vực vừa giành độc lập cần phải

hợp tác để phát triển kinh tế, đồng thời tránh sự phụ thuộc

vào các nước lớn Mặt khác xu thế liên minh khu vực trên

thế giới có hiệu quả như sự ra đời và hoạt động của cộng

đồng kinh tế châu Âu Cuộc chiến tranh của Mĩ ở Đông

Dương khó tránh khỏi thất bại Vì vậy các nước thấy rằng

cần hợp tác với nhau

Hoạt động 2: Cá nhân

Giáo viên nêu câu hỏi: “Mục tiêu hoạt động của ASEAN là

gì?”

Học sinh dựa vào nội dung SGK trả lời câu hỏi Giáo viên

nhận xét bổ sung và kết luận

Giáo viên giới thiệu quan hệ giữa các nước trong khu vực

từ 1975 cho đến cuối những năm 80, tình hình phát triển

kinh tế của các nước trong khu vực chú ý đến sự phát triển

của Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan

Hoạt động 1: Nhóm

Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận: “Sự phát triển của các

nước ASEAN diễn ra như thế nào?”

- Trong thời kì chiến tranh lạnh Mĩ can thiệp vào khuvực: Lập khối quân sự SEATO, xâm lược Việt Nam sau đó mở rộng sang cả Lào và Cam-pu-chia

II/ SỰ RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC ASEAN

- Đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội các nước cần hợp tác, liên minh với nhau để phát triển

- 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam

Á được thành lập

- Mục tiêu ASEAN là: Phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, duy trì hoà bình và ổn định khu vực

III TỪ “ASEAN 6” PHÁT TRIỂN THÀNH “ASEAN 10”

Trang 18

Học sinh dựa vào nội dung SGK trả lời câu hỏi theo hướng:

Từ những năm 90 của thế kỉ XX xu thế nổi bật là mở rộng

thành viên tổ chức ASEAN (7/1995 Việt Nam chính thức

gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của tổ chức này,

tháng 9/1997 Lào, Mi-an-ma gia nhập tổ chức ASEAN

Tháng 4/1999 Cam-puchia được kết nạp)

Hoạt động 2: Cả lớp

Giáo viên giới thiệu tình hình và xu thế hoạt động của

ASEAN: Năm 1992 ASEAN quyết định biến Đông Nam Á

thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10 – 15

năm.Năm 1994 ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự

tham gia của 23 quốc gia trong khu vực Giáo viên giới

thiệu hình 11 trong SGK “Hội nghị cấp cao ASEAN VI họp

tại Hà Nội”

- Từ những năm 90 lần lượt các nước trong khu vực tham gia tổ chức ASEAN

- Hoạt động trọng tâm của ASEAN là chuyển sang hoạt động kinh tế

4 Sơ kết bài học

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước trong khu vực vùng lên đấu tranh hầu hết các nước đều đã giành độc lập

- Sau khi giành độc lập các nước trong khu vực ra sức phát triển kinh tế, văn hoá nhiều nước trở thành những con rồng châu Á; các nước đã gắn bó với nhau trong tổ chức ASEAN với công cuộc hợp tác phát triển vì hoà bình, ổn định và phồn vinh

5 Dặn dò, bài tập về nhà

- Học bài cũ, đọc trước bài mới

- Trả lời câu hỏi cuối SGK

BÀI 5: CÁC NƯỚC CHÂU PHI

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

Trang 19

1 Kiến thức

- Nắm được tình hình chung các nước châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai

- Nắm được đấu tranh chống lại CNĐQ và chế độ phân biệt chủng tộc giành độc lập

- Biết được công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của Cộng hoà Nam Phi

Trọng tâm: nét khái quát về Châu Phi và quá trình đấu tranh của nhân dân Nam Phi

2 Tư tưởng, tình cảm, thái độ

Giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ và ủng hộ nhân dân châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống đói nghèo và lạc hậu

3 Kĩ năng

- Rèn kĩ năng so sánh, đối chiếu, lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử

- Củng cố kĩ năng khai thác tranh ảnh, bản đồ

II THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ châu Phi

- Một số tranh ảnh về châu Phi và đất nước Nam Phi

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1 Ổn định và tổ chức : kiểm tra sỉ số

2 Kiểm tra 15 phút

Câu hỏi: Hoàn cảnh và mục tiêu ra đời của tổ chức ASEAN? Tại sao nói “ từ những năm 90 của thế kỉ

XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”

ĐA: - Đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội các nước cần hợp tác, liên minh với nhau để phát triển (1,5đ)

- 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập ( có địa điểm ) (1,5đ)

- Mục tiêu ASEAN là: Phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, duy trì hoà bình và ổn định khu vực (2đ)

* - Từ những năm 90 lần lượt các nước trong khu vực tham gia tổ chức ASEAN.( có tên nước, thời gian ) (3đ)

- Hoạt động trọng tâm của ASEAN là chuyển sang hoạt động kinh tế ( nêu AFTA, ARF ) (2đ)

3 Bài mới

* Giới thiệu bài mới

Châu Phi là một lục địa rộng lớn, dân số đông Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập của các dân tộc châu Phi diễn ra sôi nổi, rộng khắp, đến nay hầu hết các nước châu Phi đã giành được độc lập Sau khi giành được độc lập các nước châu Phi ra sức phát triển kinh tế văn hoá để thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu Để hiểu cuộc đấu tranh của các dân tộc các nước châu Phi và công cuộc phát triển kinh tế diễn ra như thế nào? Chúng ta tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để trả lời câu hỏi nêu trên

* Dạy và học bài mới

Hoạt động 1: Cả lớp/cá nhân

Giáo viên giới thiệu bản đồ châu Phi với các đại dương

hoặc biển bao quanh cùng với diện tích và dân số của

Châu Phi GV nhấn mạnh: Từ sau chiến tranh thế giới thứ

hai phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc

1/ Tình hình chung

Trang 20

lập diễn ra sôi nổi ở khắp châu Phi

Giáo viên nêu câu hỏi: “Nêu nét chính cuộc đấu tranh của

nhân dân châu Phi?”

Học sinh dựa vào nội dung SGK để trả lời câu hỏi Giáo

viên nhận xét bổ sung và kết luận

GV trình bày cho học sinh biết rõ: Phong trào nổ ra sớm

nhất là ở vùng Bắc Phi, bởi vì ở đây có trình độ phát triển

cao hơn các vùng khác

Học sinh lên bảng điền vào Lược đồ thời gian các nước

châu Phi giành độc lập

Giáo viên gọi học sinh nhận khác lên nhận xét

Giáo viên nêu câu hỏi: “Năm 1960 châu Phi có sự kiện gì

nổi bật?”

Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câuhỏi và nhấn

mạnh: Đây là năm châu Phi vì có tới 17 nước châu Phi

giành được độc lập

Hoạt động 2: Nhóm

Học sinh dựa vào nội dung SGK để thảo luận nhóm với

câu hỏi: “Hãy cho biết tình hình châu Phi sau khi giành

được độc lập ?”

Học sinh thảo luận và trình bày kết quả của mình GV

nhận xét, bổ sung học sinh trả lời và kết luận GV nhấn

mạnh: Nét nổi bật của châu Phi là luôn trong tình thế bất

ổn: Xung đột nội chiến, đói nghèo, nợ chồng chất và bệnh

tật (từ năm 1987 đến năm 1997 có tới 14 cuộc xung đột và

nội chiến ở Run-an-đa có tới 800 nghìn người chết và 1,2

triệu người phải lang thang chiếm 1/10 dân số)

Có thể lấy những số liệu trong SGK để minh chứng cho sự

đói nghèo ở châu Phi

Hoạt động 1: Cả lớp/ cá nhân

GV giới thiệu trên bản đồ vị trí của Nam Phi và giới thiệu

những nét cơ bản về đất nước Nam Phi, diện tích: 1,2 triệu

km2, dân số: 43,4 triệu người (1999), trong đó có 75,2%

người da đen, 13,6 người da trắng, 11,2% người da mầu;

đồng thời gợi cho học sinh nhớ lại quá trình xâm lược của

thực dân Hà Lan và Anh xâm lược Nam Phi; cuộc đấu

tranh của nhân dân Nam Phi

Hoạt động 2: Nhóm/ cá nhân

Giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận nhóm

với câu hỏi: “Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt

chủng tộc ở Nam Phi diễn ra như thế nào?

Trước khi học sinh trả lời giáo viên giải thích khái niệm về

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đòi độc lập ở châu Phi diễn ra sôi nổi nhiều nước giành được độc lập: Ai Cập (6/1953), An-giê-ri (1962)

- Năm 1960 là năm châu Phi, 17 nước giành độc lập

-Từ cuối những năm 80 đến nay, tình hình châu Phi khó khăn, không ổn định với: nội chiến, xung đột, đói nghèo …

II Cộng hoà Nam Phi

- 1961 Cộng hoà Nam Phi tuyên bố độc lập

- Chính quyền thực dân da trắng ở Nam Phi đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) cực kì tàn bạo

Trang 21

chế độ phân biệt chủng tộc Apác-thai: là chính sách phân

biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo của Đảng Quốc dân

(Đảng của người da trắng) chủ trương tước đoạt mọi quyền

lợi cơ bản cơ bản về chính trị-kinh tế, xã hội của người da

đen không thể bình đẳng với người da đen ở đây.họ lập

luận rằng người da đen không thể bình đẳng với người da

trắng Nhà cầm quyền đã ban bố trên 70 đạo luận phân

biệt đối xử và tước bỏ quyền làm người của dân da đen và

da mầu ở đây, quyền bóc lột Nam Phi được xác nhận bằng

hiến Pháp

HS dựa vào nội dung SGK để thảo luận và trình bày kết

quả của mình

GV nhận xét bổ sung và kết luận Sau đó giáo viên giới

thiệu hình 13 trong SGK “Nen-xơn Man-đê-la” và đôi nét

về tiểu sử và cuộc đời đấu tranh của ông

Giáo viên nêu câu hỏi: Hiện nay Nam Phi đưa ra chủ

trương phát triển kinh tế như thế nào?

Trước khi học sinh trả lời giáo viên cung cấp cho học sinh

biết: Nam Phi là một nước giàu có tài nguyên thiên nhiên

như vàng, Uranium, kim cương, khí tự nhiên …

Học sinh dựa vào nội nội SGK trả lời câu hỏi Giáo viên

nhận xét bổ sung và kết luận

- 1993 chế độ A-pác-thai bị xoá bỏ ở Nam Phi

- 5-1994 Nenxơn Man-đê-la trở thành Tổng thống da đen đầu tiên

- Hiện nay chính quyền mới ở Nam Phi đề ra “Chiến lược kinh tế vĩ mô” nhằm phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và phân phối lại sản phẩm

4 Sơ kết bài học

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước châu Phi đều đã giành được độc lập, song châu Phi luôn trong tình trạng bất ổn

- Trải qua thời gian đấu tranh gian khổ lâu dài Nam Phi đã xoá bỏ được chế độ A-pác-thai

5 Dặn dò, bài tập về nhà

- Học bài cũ, đọc trước bài mới

- Trả lời câu hỏi cuối SGK

Chuyên môn duyệt Ngày 30 tháng 9 năm 2008

Trương Thị Thùy Trang

Tổ kiểm tra Ngày 30 tháng 9 năm 2008

Nguyễn Ngọc Hiền

BÀI 5: CÁC NƯỚC MĨ LA TINH

I MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1 Kiến thức: Giúp học sinh nắm được.

Trang 22

- Khái quát tình hình Mĩ La Tinh sau chiến tranh thế giới thứ II: đặc điểm cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Cu Ba và những thành tựu mà nhân dân Cu Ba đạt dược về kinh tế, văn hoá, giáo dục hiện nay.

II THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ Châu Mĩ và các nước Mĩ La Tinh

- Tranh ảnh về Cu Ba và các nước Mĩ La Tinh

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

1 Ổn định và tổ chức:

2 Kiểm tra bài cũ:

- Nêu một số nét về tình hình chung của các nước Châu Phi ? Tại sao phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lại nổ ra sớm ở Bắc Phi

3 Bài mới.

* Giới thiệu bài mới.: từ sau năm 1945 các nước mĩ la tinh không ngừng đấu tranh để củng cố độc lập

chủ quyền phát triển kinh tế và xã hội nhắm thoát khỏi sự lệ thuộc vào đế quốc mĩ Trong cuộc đấu

tranh đó Cu – Ba như một ngọn cờ tiên phong hàng đầu

* dạy và học bái mới

Hoạt động 1: Cả lớp

Giáo viên:Giới thiệu sơ lược về dịên tích, dân số và những

nét khái quát về Mĩ La Tinh

Giáo viên nêu câu hỏi: Điểm khác của Mĩ La Tinh so với

Châu Á và Châu Phi trong thập niên đầu thế kỷ XIX?

Giáo viên nêu câu hỏi: Sau chiến tranh thế giới thứ II các

nước Mĩ La Tinh như thế nào?

Giáo viên nêu câu hỏi: Cách mạng ở Chi Lê và Micaraga

diễn ra như thế nào?

Hoạt động 2: Nhóm

Giáo viên nêu câu hỏi: “Những thành tựu mà các nước Mĩ-La

tinh đạt được trong phát triển đất nước ?”

HS dựa vào SGK thảo luận trình bày

GV nhận xét chốt ý và giới thiệu thêm về Braxin, Chi lê

Hoạt động 3: cả lớp

Giáo viên nêu câu hỏi: tình hình Mĩ La tinh trong những năm

gần đây ? biểu hiện cụ thể ?

HS dựa vào SGK trình bày

GV nhận xét chốt ý, chuyển ý

Hoạt động 1: cả lớp

I.NHỮNG NÉT CHUNG:

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình có chuyển biến mạnh mẽ Mở đầu là cách mạng Cu Ba 1959

- Từ những năm 60 đến những năm 80 thế kỹ XX cao trào đấu tranh bùng nổ,

ví như “ lục địa bùng cháy”ù của phong trào cách mạng

- Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ – chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập ( trừ Chi Lê và Nicaraqua)

- Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nhiều quốc gia đạt được những thành tựu quan trọng

- Từ những năm 90 của thế kỉ XX tình hình có nhiều khó khăn, căng thẳng

II/ Cu ba – hòn đảo anh hùng

Trang 23

Giáo viên nêu câu hỏi: nêu tình hình Cuba sau CTTGT II ?

HS dựa vào SGK trình bày

GV nhận xét bổ sung, mở rộng

Giáo viên nêu câu hỏi: Quá trình đấu tranh của nhân dân

Cuba ? kết quả ?

HS: dựa vào nội dung SGK trình bày

GV tóm lược vấn đề, nêu tiểu sử của Phi-đen Ca-xtơ-rô

Oâng sinh năm 1927 tại Maiari bắc tỉnh Oârientê, xuất thân trong gia

đình điền chủ 1945 học đại học luật Lahabana, thgam gia phong trào chống Mỹ

ở Côlômbia1948-1950 về nước đỗ tiến sĩ luật học Ngày 26.7.1953 đứng đầu

nhóm chiến sĩ tấn công trại lính Môcada nhưng thất bại bị chính quyền Batixta

bắt giam 15.5.1955 sau đó được trả tự do lại sang Mehicô tập hợp những người

yêu nước luyện tập quân sự mua vũ khí chuẩn bị về nước chống lại chế độ

Batixta 12.1956 ông cùng 81 chiến sĩ đóng tàu Granma đổ bộ vào tỉnh Oârientê

sau đó lên vùng núi xieramaextơra xây dựng căn cứ và phát động chiến tranh

dụ kích 1.1.1959 Chế độ độc tài Batixta bị lật đổ ông trở thành người lãnh đạo

chính phủ CM Cuba, tổng bí thư Đảng cộng Cuba, chủ tịch hội đồng nhà nước

chủ tịch hội đồng bộ trưởng Cuba

Hoạt động 2: Cá nhân

Giáo viên nêu câu hỏi: Tình hình Cuba từ khi độc lập đến

nay?

HS dựa vào SGK trình bày

GV nhận xét chốt ý Nêu một số nét về thành tựu của Cuba,

mối quan hệ hữu nghị của Cuba và Việt Nam

- Năm 1952 chính phủ độc tài quân sự được thết lập

- 26/7/1953 Phi đen – Ca – xtơ – rô lãnh đạo thanh niên yêu nước đấu tranh giành chính quyền

- 01/01/1959 cách mạng Cuba thắng lợi, chính phủ đã tiến hành cải cách dân chủ triệt để

- 04/1961 Cuba tiên bố tiến lên xã hội chủ nghĩa

- Trong những năm gần đây mặc dù bị cấm vận Cuba vẫn đạt nhiều thành tựu rực rỡ về kinh tế

4 Sơ kết bài học

- GV nêu lại nội dung chính của bài

5 Hướng dẫn học ở nhà

- Ôn từ bài 1 đến bài 5 tiết sau làm bài kiểm tra viết 1 tiết

Trang 24

- Kiểm tra đánh giá được mức độ nhận thức của HS Phân loại được HS

- Phát triển nâng cao trình độ nhận thức

2/ Tư tưởng, tình cảm, thái độ :

- Có nhận thức đúng đắn về Chủ nghĩa xã hội

- Biết trân trọng những thành quả lao động của người xưa

- Có thái độ học tập đúng đắn, ý thức được việc xây dựng CNXH ở Việt Nam

3/ Kĩ năng :

- Hệ thống hoá kiến thức lịch sử

- Rèn luyện kĩ năng phân tích quan điểm lịch sử

2/ Phân loại đề

3/ Tiến hành kiểm tra

* ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm )

Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án mà em cho là đúng

Câu 1 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm:

Câu 2 Sự ra đời của tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và Tổ chức Vác-sa-va đánh dấu:

A Sự phát triển của Liên Xô B Sự phát triển của Đông Âu

C Sự hình thành hệ thống XHCN D Sự tan rã của hệ thống XHCN Câu 3 Năm 1960 được gọi là:

A Năm Châu Á B Năm Châu Âu C Năm Châu Mĩ D Năm Châu Phi

Câu 4 Sau 20 năm cải cách, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc:

A Đứng thứ hai thế giới B Cao nhất thế giới

Câu 5 Nối nội dung (cột B) với nội dung (cột A) sao cho đúng

a, Chế độ A-pác-thai bị xoá bỏ

b, Tình hình châu Phi khó khăn không ổn định

c, Chính quyển mới ở Nam phi đề ra chiến lược kinh tế vĩ mô

d, 17 nước giành được độc lập

Trang 25

chặn đánh dữ đội, cuộc chiến đấu, chiến sĩ yêu nước, kiên cường

“Cuối tháng 11 – 1956, Phi-đen cùng 81 trở về nước trên con tàu “Gran-ma” Cuộc đổ bộ lên tỉnh Ô-ri-en-tê bị ,phần lớn các chiến sĩ đã hi sinh, chỉ còn lại 12 người Nhưng Phi-đen và các đống chí của mình đã tiếp tục ở vùng rứng núi Xi-e-ra Ma-tơ-ra ”

B/ PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm )

Câu 7.(3 điểm) Hệ thống thuộc địa tan rã thế nào giai đoạn từ 1945 đến những năm 60 của thế kỉ XX?

Câu 8 Trình bày hoàn cảnh ra đời, sự thành lập và mục tiêu của ASEAN ? Tại sao nói từ những năm 90

của thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á ? (4 điểm)

* ĐÁP ÁN

A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm )

I/ Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án mà em cho là đúng (1 điểm)

1 – A (0.25Đ) 2 - C (0.25Đ) 3 – D (0.25Đ) 4 – B (0.25Đ)

III/ Nối nội dung (cột B) với nội dung (cột A) sao cho đúng (1 điểm)

1 – d (0.25Đ) 2 – b (0.25Đ) 3 – a (0.25Đ) 4 – c (0.25Đ)

II/ Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (1 điểm)

Điền theo thứ tự : chiến sĩ yêu nước – chặn đánh dữ dội – kiên cường – cuộc chiến đấu ( mỗi ý điền đúng 0,25Điểm )

B/ PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm )

Câu 7.(3 điểm) Hệ thống thuộc địa tan rã thế nào giai đoạn từ 1945 đến những năm 60 của thế kỉ XX?

- Đông Nam Á: Ba nước lần lượt tuyên bố độc lập: In-đô-nê-xi-a (17-8-1945), Việt Nam 1945), Lào (12-10-1945) (0,75đ)

(2-9 Ở Nam Á và Bắc Phi nhiều nước giành độc lập: Ấn Độ (1946(2-9 1950), Ai Cập (1952) … (0,75đ)

- Năm 1960 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập (0,5đ)

- Mĩ-Latinh: 1/1/1959 cách mạng Cu-Ba giành thắng lợi (0,5đ)

- Cuối những năm 60 thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của CNĐQ về cơ bản sụp đổ (0,5đ)

Câu 8 Trình bày hoàn cảnh ra đời, sự thành lập và mục tiêu của ASEAN ? tại sao nói từ những năm 90

của thế kỉ XX một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á ? (4 điểm)

- Đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội các nước cần hợp tác, liên minh với nhau để phát triển ( 0.5đ)

- 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập Ở Băng Cốc ( Thái Lan ) gồm các nước : Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po (0,75đ)

- Mục tiêu ASEAN là: Phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, duy trì hoà bình và ổn định khu vực (0,75đ)

- Lúc mới thành lập có 5 thành viên, năm 1984 Bru-nây gia nhập ASEAN(0,25đ) Từ những năm 90 lần lượt các nước trong khu vực tham gia tổ chức ASEAN (0,5đ) ( Việt nam: 1995; Lào và Mi-an-ma: 1997; Cam-pu-chia: 1999 ) (0,5đ)

- Năm 1992 thành lập khu vực mậu dịch tự do (AFTA), năm 1994 lập diễn đàn khu vực (ARF) Hoạt động trọng tâm của ASEAN là chuyển sang hoạt động kinh tế (0,75đ)

( Ngày trả bài 31/10/2008 )

Tổ kiểm tra Ngày … tháng 10 năm 2008

Trang 26

Nguyễn Ngọc Hiền

Chương II : MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

BÀI 8 : NƯỚC MĨ

I MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1 Kiến thức: Giúp học sinh nắm được.

- Sau chiến tranh thề giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất về kinh tế, khoa học – kĩ thuật và quân sự trong thế giới tư bản chủ nghĩa

- Dựa vào đó, các giới cầm quyền Mĩ đã thi hành một đường lối nhất quán: đó là một chính sách đối nội phản động, đẩy lùi mọi phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và một chính sách đối

Trang 27

ngoại bành trướng, xâm lược với mưu đồ làm bá chủ thống thị toàn thế giới Tuy nhiên, trong hơn nữa thế kỉ qua Mĩ đã vấp phải nhiều thất bại nặng nề

2 Về tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Giúp HS thấy rõ thực chất các chính sách đối nội và đối ngoại của các nhà cầm quyền Mĩ Từ năm 1995 nước ta và Mĩ đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển trên nhiều mặt

- HS nhận thấy rằng: ta đẩy mạnh các qan hệ hợp tác phát triển với Mĩ nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; mặc khác kiên quyết phản đối mọi mưu đồ bá quyền của các giới cầm quyền Mĩ nhằm xâm lược, nô dịch các dân tộc khác

3 Kỹ năng:

- Rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích và khái quát các vấn đề

II THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ nước Mĩ

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

1 Ổn định và tổ chức: kiểm tra sỉ số

2 Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra

3 Bài mới.

* Giới thiệu bài mới.: chúng ta đã tìm hiểu về phong trào đấu tranh, tình hình các nước Á, Phi, Mĩ

La-tinh từ năm 1945 đến nay Ở chương III ta sẽ tìm hiểu về các nước tư bản từ năm 1945 đến nay, mở đầu là nước Mĩ

* Dạy và học bài mới

Hoạt động 1: Cả lớp/cá nhân

Giáo viên giới thiệu bản đồ nước Mĩ với các đại dương

hoặc biển bao quanh cùng với diện tích và dân số của

Châu Phi

Giáo viên nêu câu hỏi: “Nêu tình hình nước Mĩ thời gian

đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai?”

Học sinh dựa vào nội dung SGK để trả lời câu hỏi Giáo

viên nhận xét bổ sung và kết luận

HS đọc đoạn chữ nhỏ “ Trong những năm vũ khí nguyên

tử ”

Giáo viên tóm tắt những nguyên nhân đem lại vị thế của

Mĩ sau chiến tranh

Giáo viên nêu câu hỏi: “Trong những thập niên tiếp theo

Mĩ có những chuyển biến gì?”

HS dựa vào SGK trình bày

Giáo viên nêu câu hỏi: “nguyên nhân làm cho vị tri của Mĩ

suy giảm?”

HS nêu theo SGK GV chốt lại

Hoạt động 2: Nhóm

1/ Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ vươn lên trờ thành nước giàu mạnh nhất về kinh tế, khoa học – kĩ thuật và quân sự trong thế giới tư bản

- Trong những thập niên tiếp theo kinh tế

Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia do : sự vươn lên của Nhật Bản và Tây Aâu, Mĩ còn vấp phải suy thoái,khủng hoảng kinh tế, chi phí nhiều cho quân sự, sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa tầng lớp trong xã hội

II/ Sự phát triển về khoa học kĩ thuật của Mĩ sau chiến tranh:

Trang 28

Học sinh dựa vào nội dung SGK để thảo luận nhóm với

câu hỏi: “thành tựu khoa học kĩ thuật của Mĩ ?”

Học sinh thảo luận và trình bày kết quả của mình GV

nhận xét, bổ sung học sinh trả lời và kết luận GV giới

thiệu thêm và liên hệ thực tế các thành tựu mà Mĩ đạt

được

Hoạt động 3: Cá nhân

Giáo viên nêu câu hỏi: “Mĩ đã thi hành chính sách đối nội

như thế nào?”

Học sinh: Dựa vào SGK trả lời

Giáo viên: Nhận xét, bổ sung chốt ý và liên hệ thực tế

Giáo viên nêu câu hỏi: “điểm cơ bản trong chính sách đối

ngoại của Mĩ là gì?”

HS dựa vào SGK trình bày GV nhận xét chốt ý và nhấn

mạnh chính sách đối ngoại của Mĩ chủ yếu dựa trên sức

mạnh quân sự Tham vọng của Mĩ là rất lớn, xong trong

thực tế khi tiến hành Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại như

cuộc chiến tranh Việt Nam

- Mĩ là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai dạt được nhiều thành tựu kì diệu trên các tất cả các lĩnh vực: công cụ sản xuất mới, năng lượng, chinh phục vũ trụ, quân sự…

III/ Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh:

- Đối nội: Mĩ ban hành các đạo lật phản động, chống Đảng cộng sản, những tư tưởng tiến bộ, thi hành chính sách phân biệt chủng tộc

- Đối ngoại: Mĩ Đề ra “ chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộcvà thiêt lập sự thống trị toàn thế giới

4 Sơ kết bài học

- Giáo viên khái quát lại tình hình nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai

- Các chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ

5 Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài cũ, đọc trước bài mới

- Trả lời câu hỏi cuối SGK

BÀI 9 : NHẬT BẢN

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức

- Nắm được Nhật Bản từ một nước bại trận, bị tàn phá nặng nề đã vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới, sau Mĩ

- Hiểu được chính sách đối nội, đối ngoại của giới cầm quyền Nhật Bản

Trọng tâm: Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh

2 Tư tưởng, tình cảm, thái độ

Trang 29

Giáo dục ý chí vươn lên,tinh thần lao động hết mình,tôn trọng kỉ luật người Nhật Bản là một trong những nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đưa tới sự phát triển thần kì về kinh tế của Nhật Bản

3 Kĩ năng:

Rèn cho học sinh phương pháp tư duy: Phân tích, so sánh, liên hệ

II THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ Nhật Bản, châu Á

-Một số tranh ảnh về đất nước Nhật Bản trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật

- Máy chiếu

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1 Ổn định và tổ chức: kiểm tra sỉ số

2 Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?

ĐA: - Sau CTTGII Mĩ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất về khoa học – kĩ thuật và quân sự Nguyên nhân: + Có điều kiện tự nhiên thuận lợi

+ Không bị chiến tranh tàn phá + Buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến

3 Bài mới

* Giới thiệu bài mới:”Từ một nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, tưởng chừng không

ngượng dậy được song Nhật Bản đã vươn lên phát triển mạnh mẽ, trở thành một siêu cường kinh tế, đứng thứ hai giới? Công cuộc khôi phục và kinh tế Nhật Bản diễn ra như thế nào? Tại sao kinh tế Nhật Bản lại có sự phát triển như thế? Để lý giải những câu hỏi trên chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài Nhật Bản.”

* Dạy và học bài mới

Hoạt động 1: Cá nhân

Giáo viên giới thiệu Lược đồ Nhật Bản sau Chiến tranh thế

giới thứ hai

Giáo viên nêu câu hỏi: “Hãy cho biết tình hình Nhật Bản

sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc” ?

Học sinh dựa vào nội dung SGK và vốn kiến thức của mình

đã học tìm nội dung trả lời.hs trình bày kết quả của mình

Giáo viên nhận xét, bổ sung và hoàn thiện nội dung học

sinh trả lời

Hoạt động 2: Nhóm/cá nhân

Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận : “Nhật Bản đã có những

cải cách gì? Nội dung và ý nghĩa của những cải cách đó?

Trước khi học sinh thảo luận giáo viên gợi ý: những cải

cách trên các lĩnh vực kinh tế? Ban hành Hiến Pháp? Quân

đội? …

Học sinh dựa vào nội dung SGK thảo luận và trình bày kết

quả của mình Học sinh khác nhận xét bổ sung Giáo viên

I/ Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh

- Sau chiến tranh, Nhật Bản mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá, khó khăn bao trùm: Thất nghiệp, thiếu lương thực

- Đất nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng

- Nhật Bản tiến hành một loạt cải cách dân chủ: ban hành Hiến pháp mới (1946), thực hiện cải cách ruộng đất (1946 – 1949); giải giáp các lực lượng vũ trang; ban hành các quyền tự do dân chủ

- Ý nghĩa: Chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, tạo nên sự phát

Trang 30

kết luận

Giáo viên nói rõ hơn về quân độ Mĩ chiếm đóng Nhật bản

đã không cai trị trực tiếp mà thông qua bộ máy chính

quyền Nhật Bản, kể cả vẫn duy trì ngôi vua của Thiên

Hoàng.Điều đáng chú ý là Mĩ đã tiến hành một loạt các

cải cách dân chủ như ở nội dung thảu luận trên

Hoạt động 1: Cá nhân

Giáo viên nêu câu hỏi: “Từ 1950 đến những năm 70 của

thế kỉ XX nền kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào?

Học sinh dựa vào nội dung SGK trả lời câu hỏi Giáo viên

nhận xét bổ sung và hoàn thiện nội dung học sinh trả lời

Sau đó, giáo viên nhấn mạnh đến những số liệu thể hiện

sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản

Hoạt động 2: Nhóm.

Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm với câu hỏi: “Hãy

cho biết những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh

tế Nhật Bản?

Học sinh dựa vào SGK và vốn kiến thức của mình đã học

để thảo luận và trình bày kết quả

Giáo viên nhận xét bổ sung và kết luận

Sau đó giáo viên nhấn mạnh nguyên nhân sau đây: Vai trò

của Nhà nước mà Bộ Côn nghiệp và Thương mại Nhật Bản

viết tắt là MTTI là một dẫn chứng tiêu biểu, được đánh giá

là trái tim của sự thành công của Nhật Bản Sau đó theo

đuổi một chiến lược công nghiệp hướng đến việc ptmột số

lĩnh vực mũi nhọn Thông qua hệ thống ngân hàng Nhà

nước đã cấp những khoản vay với lãi suất ưu đãi và tài trợ

cho những dự án phát triển nhằm tạo nên những nguồn vốn

lớn cho các tổ hợp công nghiệp và các xí nghiệp lớn

Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh trong SGK và sưu

tầm được để học sinh thấy được sự phát triển của kinh tế

Nhật Bản

Hoạt động1: Cả lớp

Giáo viên trình bày về chính sách đối nội của Nhật Bản và

nhấn mạnh thông qua những cải cách sau chiến tranh mà

Nhật Bản chuyên chế sang xã hội dân chủ Nhật Hoàng

không còn là đấng tối cao bất khả xâm phạm nữa mà chỉ là

biểu tượng, tượng trưng

Hoạt động 2: Nhóm/ cá nhân

Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận: “Những nét

triển thần kỳ về kinh tế

II/ Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh

- Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng nhanh chóng trong năm 50 đến 70 thường gọi là giai đoạn thần kì của Nhật Bản

- Từ những năm 70 của thế ki3 XX, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới

Nguyên nhân nền kinh tế Nhật Bản phát triển:

- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời

- Hệ thống tổ chức quản lí hiệu quả của các xí nghiệp, công ty

- Vai trò quản lí của Nhà nước

- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, tiết kiệm

III/ Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh

- Đối nội: Nhật Bản chuyển từ chế độ chuyên chế sang xã hội dân chủ với những quyền tự do chân chủ tư sản

- Đối ngoại:

Trang 31

nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản?”

Học sinh dựa vào nội dung SGK thảo luận và trình bày kết

quả của mình; học sinh nhận xét trả lời Giáo viên kết

luận

Giáo viên nhấn mạnh thêm: Nhật Bản trong thời kì này tập

trung mọi cố gắng vào phát triển kinh tế nên đã thực hiện

chính sách đối ngoại mềm mỏng thậm chí tránh xa những

rắc rối quốc tế, chỉ tập trung chủ yếu vào phát triển các

mối quan hệ kinh tế với Mĩ và các nước Đông Nam Á

Sau chiến tranh lạnh Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành

một cường quốc chính trị nhằm xoá bỏ cái hình ảnh mà thế

giới thường nói về Nhật Bản: “một người khổng lồ về kinh

tế, nhưng lại là một chú lùn về chính trị”

Giáo viên lấy một số ví dụ về mối quan hệ giữa Việt Nam

và Nhật Bản, như viện trợ ODA của Nhật Bản lớn nhất,

Nhật Bản là một trong những nuớc có số vốn đầu tư lớn

nhất vào Việt Nam

+ Ký hiệp ước an ninh Mĩ Nhật (1951), Nhật Bản lệ thuộc vào Mĩ che chở bảo hộ dưới “ô hạt nhân” của Mĩ

+ Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị, tập trung phát triển kinh tế

4 Sơ kết bài học

- Mặc dù bị thiệt hại nặng nền trong chiến tranh song Nhật Bản đã vương lên mạnh mẽ về kinh tế và có những bước phát triển “thần kì” đứng hàng thứ hai thế giới, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính thế giới

- Chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản có sự thay đổi lớn sau chiến tranh thế giới thứ hai

5 Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài cũ, đọc trước bài mới Trả lời câu hỏi cuối SGK

BÀI 10 : CÁC NƯỚC TÂY ÂU I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1 Kiến thức: Học sinh nắm được

- Những nét khái quát nhất của các nước Tây Aâu từ sau chiến tranh thế giới thư hai đến nay –

- Xu thế liên kết giữa các nước trong khu vực đang đang phát triển trên thế giới , Tây Aâu giữa những nước đi đầu thực hiện xu thế này

2 Tư tưởng, cảm, thái độ:

- Giúp học sinh nhận thức được những mối quan hệ những nguyên nhân đưa tới sự liên kết khu vực của Tây Aâu và quan hệ giữa các nước Tây Aâu và mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai

- Từ sau năm 1975, mối quan hệ giữa nước ta với liên minh Châu âu dần dần được thiết lập và ngaỳ càng phát triển Sự kiện mở đầu là năm 1990 hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao và tiếp đến năm 1995 , hai bên đã kí kết hiệp định khung, mở ra những triển vọng hợp tác, tiến trọng lớn

3 Kĩ năng:

Trang 32

- Biết sử dụng bản đồ để quan sát và xác định phạm vi lãnh thỗ của liên minh Châu Aâu trước hết là các nước lớn như Anh, Pháp, Đức và Italia.

- Giúp học sinh rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích và tồng hợp

II THIẾT BỊ DẠY HỌC: Bản đồ chính trị Châu Aâu

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định và tổ chức: Kiểm tra sỉ số

2 Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Nguyên nhân sự phát triển kinh tế Nhật Bản?

ĐA: Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời; Hệ thống tổ chức quản lí hiệu quả của các xí nghiệp, công ty; Vai trò quản lí của Nhà nước; Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, tiết kiệm

3 Bài mới

* Giới thiệu bài mới: “Giáo viên giới thiệu khu vực tây âu trên bản đồ Nhấn mạnh : Sau chiến tranh

thế giới II Tây Aâu có sự thay đổi sâu sắc., Tây Aâu trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới bay giờ ”

*Dạy và học bài mới:

Hoạt động 1: Cả lớp/ cá nhân

Giáo viên giới thiệu vị trí địa lí Tây Aâu Nêu rõ thuật ngữ

Tây Aâu chỉ căn cứ vào chế độ chính trị mà hình thành:

Những nước ở Châu Aâu theo con đường xã hội chủ nghĩa

thì gọi là nước Đông Aâu, còn những nước Châu Aâu theo

con đường tư bản chủ nghĩa thì gọi là các nước Tây Aâu

Giáo viên nêu câu hỏi : Sau CTTG II các nước tình hình

các nước Tây Âu như thế nào?

Học sinh dựa vào đoạn 1 trả lời

Giáo viên gợi ý để học sinh chứng minh, Giáo viên chốt ý

Giới thiệu rõ hơn

Hoạt động 2: Cả lớp

Giáo viên nêu câu hỏi : Để khôi phục kinh tế các nước đã

làm gì?

Học sinh:Dựa vào đoạn 2 trả lời

Giáo viên nhận xét phân tích rõ thêm về kế hoạch phục

hưng Châu Aâu Kế hoạch Mácsan (Marshall) là kế hoạch mang tên

người vạch ra kế hoạch – ông giữ chức Quốc vụ khanh Mĩ Đây là kế

hoạch bành trướng kinh tế Mĩ, do Mácsan đề ra ngày 5/6/1947, dưới

danh nghĩa “viện trợ” cho các nước châu Aâu khôi phục kinh tế sau

chiến tranh thế giới thứ hai Thực chất của kế hoạch là tạo điều kiện

cho Mĩ vươn lên hàng đầu, điều khiển và can thiệp sâu hơn công việc

nội bộ các nước khác như cho Mĩ xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ

của mình

Giáo viên nêu câu hỏi : Nêu chính sách đối ngoại của các

nước Tây Aâu?

Học sinh: Dựa vào đoạn 2 trả lời

Giáo viên: Chốt ý

Hoạt động 3: Nhóm/ cả lớp

Giáo viên nêu câu hỏi: Tình hình các nước trong bối cảnh

chiến tranh lạnh ?

HS: Chia nhóm thảo luận trình bày

- Các nước tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược để khôi phục thuộc địa

- Trong thời gian “chiến tranh lạnh” các nước tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương

Trang 33

GV: Nhận xét chốt ý

GV giới thiệu về nước Đức sau chiến tranh Giảng về sự

phát triển kinh tế của nước Đức

Hoạt động 1: Cá nhân

Giáo viên nêu câu hỏi: Xu thế hiện nay của các nước Tây

Aâu?

HS: Dựa vào đoạn 1 của II trả lời

GV: Chốt ý và mở rộng

Giáo viên nêu câu hỏi: Nguyên nhân nào khiến các nước

có xu hướng liên minh khu vực?

Giáo viên nêu câu hỏi: Mốc quan trọng nhất trong sự liên

kết khu vực ?

HS: Dựa vào đoạn 9 trả lời

GV: Chốt ý

Hoạt động 2: cá nhân

Giáo viên nêu câu hỏi: Điểm nổi bật của liên minh châu

Âu?

HV: Dựa vào đoạn cuối trả lời

GV: Chốt ý liên hệ tổ chức ASEAN hiện nay

2 Đức

- Đức sau thời kỳ bị chiếm đóng những năm 60-70 kinh tế vươn lên thứ 3 trong thề giới tư bản

-3/10/1990 Đức được thống nhất Hiện nay Đức là một nước có tiềm lực kinh tế quân sự lớn nhất Tây âu

II SỰ LIÊN KẾT KHU VỰC:

- 7/ 1967 cộng đồng châu Aâu thành lập trên cơ sở hợp nhất cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, cộng đồng kinh tế Châu Âu

- 12.1991 cộng đồng châu Aâu đổi tên thành liên minh Châu Aâu

- Hiện nay Liên minh Châu Aâu là liên minh kinh tế chính trị lớn nhất thế giới Năm 2003 có 25 thành viên

4 Sơ kết bài học :

CH: Tình hình chung của Châu Aâu?

5 Hướng dẫn học ở nhà

- Làm bài tập và xem trước bài mới

Tổ kiểm tra Ngày … tháng 11 năm 2008

Nguyễn Ngọc Hiền

CHƯƠNG IV: QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY BÀI 11: TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được.

- Sự hình thành “trật tự thế giới hai cực” sau CTTG I và những hệ quả của nó như sự ra đời của tổ chức LHQ, tình trạng “chiến tranh lạnh” đối đầu giữa 2 phe

- Tình hình thế giới từ sau “chiến tranh lạnh” Những hiện tượng mới và các xu thế phát triển hiện nay của thế giới

2/ Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Trang 34

- Qua những kiến thức lịch sử giúp hs thấy được một cách khái quát toàn cảnh của thế giới trong nửa sau thế kỉ XX với những diễn biến phức tạp và đấu tranh gay gắt về những mục tiêu: Hoà bình thế giới, độc lập dân tộc và hợp tác phát triển

3/ Kĩ năng:

- Giúp hs có thói quen quan sát và sử dụng bản đồ thế giới, rèn luyện phương pháp tư duy khái quát và phân tích

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC:

Bản đồ thế giới

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

1/ Ổn định và tổ chức : KTSS.

2/ Kiểm tra bài cũ: Vì sao các nước Tây Aâu có xu hướng liên kết với nhau?

ĐA: - Yêu cầu phát triển kinh tế

- Yêu cầu ổn định chính trị

3/ Bài mới:

* Giới thiệu bài mới: Bài học này giúp xem xét mối quan hệ giữa các quốc gia nhất là các cường quốc

trên phạm vi toàn cầu

* Dạy và học bài mới:

Hoạt động 1: Cả lớp

GV: Giới thiệu sơ lược về hội nghị Ianta

Giáo viên nêu câu hỏi: Hội nghị có những quyết định nào

và hệ quả của các quyết định đó?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Nhận xét, mở rộng, chốt ý

Trật tự thế giới mới được thiết lập là trật tự hai cực

I-an-ta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực

Hoạt động 1: Cá nhân

Giáo viên nêu câu hỏi: Hội nghị I-an-ta còn quyết định

quan trọng nào?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Chốt ý, mở rộng

Giáo viên nêu câu hỏi: Liên hợp quốc ra đời nhằm thực

hiện mục đích gì?

Giáo viên nêu câu hỏi: Vai trò của Liên Hiệp Quốc ?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Chốt ý

Hoạt động 2: Nhóm

CH: “ Nêu những việc làm của Liên hiệp quốc giúp đỡ

nhân dân Việt Nam mà em biết”

HS: chia nhóm, thảo luận, trình bày

GV: Nhận xét

Hoạt động 1: Cả lớp

GV: Giới thiệu tình hình thế giới sau CTTG II, khái niệm

chiến tranh lạnh

“ chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của

Mĩ và các nước đế quốc đối với Liên Xô và các nước xã

hội chủ nghĩa”

Giáo viên nêu câu hỏi: Biểu hiện và hậu quả của chiến

I Sự hình thành trật tự thế giới mới:

- Từ 4-11/02/1945 Liên Xô, Mĩ, Anh đã họp ở Ianta

- Hội nghị thông qua quyết định quan trọng về phân chia khu vực ảnh hưởng thế giới Trật tự 2 cực Ianta được thiết lập

II/ Sự thành lập Liên Hiệp Quốc

- Hội nghị Ianta quyết định thành lập Liên Hiệp Quốc Nhằm duy trì hoà bình

an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân đạo…

- Trong thời gian qua Liên Hiệp Quốc đã duy trì hoà bình và an ninh thế giới, đấu tranh xoá bỏ phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hoá

III Chiến tranh lạnh:

- Sau CTTG II tình trạng “ Chiến tranh lạnh” giữa tư bản xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện và kéo dài gần trong nữa sau thế kỉ XX

- Mĩ và các nước đế quốc đã ráo riết chạy đua vũ trang, thành lập căn cứ

Trang 35

tranh lạnh?

HS: dựa vào SGK trả lời

GV: Chốt ý

Hoạt động 2: Cả lớp

Giáo viên nêu câu hỏi: Xu thế sau chiến tranh lạnh?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Nhận xét mở rộng, chốt ý

GV giới thiệu một số dẫn chứng thực tế về xung đột nội

IV Thế giới sau chiến tranh lạnh:

- Xu thế hoà hoãn và hoà diệu trong quan hệ quốc tế

- Hình thành trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm

-Các nước điều chỉnh chiến lược lấy phát triển kinh tế làm trong điểm

- Nhiều khu vực vẫn còn xảy ra xung đột, nội chiến

* Xu thế chung: hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển

5 Sơ kết bài học

-Vai trò của Liên Hiệp Quốc

6 Hướng dẫn học ở nhà

- Làm bài tập trong SGK

Chuyên môn duyệt Ngày 15 tháng 11 năm 2008

Trương Thị Thùy Trang

CHƯƠNG V: CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

BÀI 12: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ

CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được.

- Nguồn gốc, nhũng thành tự chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động của cách mạng KHKT diễn ra từ sau CTTG II

2.Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Trang 36

- Giúp học sinh nhận rõ ý chí vươn lên không ngừng, cố gắn không mệt mỏi,sự phát triển không có giới hạn của trí tuệ con người nhằm phục vụ cu65oc sống hằng ngày càng đòi hỏi cao của con người.

- Từ đó giúp học sinh nhận thức cố gắn chăm chú học tập, có ý chí và hoài bảo vươn lên bởi ngày nay hơn bao giớ hết con người cần phải được đào tạo nhằm tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng thiết thực, đáp ứng những nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước

3.Kĩ năng:

- Rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy phân tích liên hệ và so sánh

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Tranh ảnh về thành tựu khoa học kĩ thuật

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định và tổ chức : Kiểm tra sỉ số

2.Kiểm tra bài cũ:

CH: Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay?

ĐA: - Xu thế hoà hoãn và hoà diệu trong quan hệ quốc tế

- Hình thành trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm

- Các nước điều chỉnh chiến lược lấy phát triển kinh tế làm trong điểm

- Nhiều khu vực vẫn còn xảy ra xung đột, nội chiến

3 Bài mới

* Giới thiệu bài mới: Các em biết gì về cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật qua các phương tiện tông

tin đại chúng, bài học hôm nay sẽ giúp các em có cái nhìn rõ hơn về khoa học kĩ thuật

* Dạy và học bài mới:

Hoạt động 1: Cả lớp/ nhóm

GV: Giới thiệu về nguồn gốc cách mạng khoa học kĩ

thuật

Giáo viên nêu câu hỏi : Các thành tựu chính của Cách

mạng KHKT , cho ví dụ?

HS: Thảo luận nhóm trình bày

GV: Phân tích kĩ thành tựu sinh học và mở rộng một số

thành tựu

GV: Cho học sinh quan sát hình 25 và giới thiệu

GV: Cho HS xem hình 26, giới thiệu về công việc chinh

phục vũ trụ và những thành tựu hiện đại

Giáo viên đưa ra một số ví dụ thực tế

Chuyển ý

Hoạt động 1: Cá nhân

Giáo viên nêu câu hỏi : Ý nghĩa cuộc CMKHKT?

HS: Dựa vào SGK trả lời

I Những thành tựu chủ yếu của cách mạng Khoa học kĩ thuật:

- Khoa học cơ bản có bước nhảy vọt về toán học, vật lí, hoá học và sinh học

- Nhiều công cụ sản xuất mới như máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động

- Tìm được những nguồn năng lựơng mới: nguyên tử, mặt trời, gió …

- Sáng chế những vật liệu mới: chất dẻo (polime)

- Cách mạng xanh trong nông nghiệp

- Tiến bộ trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc

- Công cuộc chinh phục vũ trị cũng đạt được những thành tựu kì diệu

II Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật.

- Cách mạng KHKT như một mốc son chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người

- Những thành tựu kì diệu thay đổi to lớn cuộc sống

- Giúp con người đạt được những bước nhảy vọt trong sản xuất và cuộc sống

- CMKHKT còn chế tạo các loại vũ khí

Trang 37

Giáo viên cho HS khác nhận xét

Giáo viên chốt ý, đưa ra một số hình hảnh minh hoạ

Giáo viên đưa ra một số ví dụ thực tế

huỷ duyệt đời sống, nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, lao động…

5 Sơ kết bài học:

- Nêu những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng KH kĩ thuật? Lấy ví dụ minh hoạ

6 Hướng dẫn học ở nhà : Làm bài tập trong SGK chuẩn bị bài tổng kết

Tổ kiểm tra Ngày 22 tháng 11 năm 2008

Nguyễn Ngọc Hiền

BÀI 13: TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1 Kiến thức:

- Giúp học sing cũng cố những kiến thức đã học về lịch sử thế giới hiện đại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

- Sự phân chia làm hai phe XHCN và TBCN chi phôi thế giới

- Xu thế pháp triển thế giới hiện nay

2.Tư tưởng:

- Giúp học sinh nhận thức được cuộc đấu tranh gây gắt với những diễn bíên phức tạp giữa các lực lượng xã hội, độc lập dân tộc dân chủ tiến bộ và chủ nghĩa đế quốc cùng các thế lực phảnđộng khác

Trang 38

- Thấy rõ nước ta là một bộ phận của thế giới, ngày càng có quan hệ mật thiết với khu vực và thế giới.

3.Kĩ năng:

- Giúp HS tiếp tục rèn luyện, và vận dụng phương pháp tư duy phân tích và tổng hợp để tháy rõ

- Mối quan hệ giữa các chương các bài sgk mà học sinh đã học

- Bước đầu lần lược phân tích các sự kiện theo quá trình lịch sử:bối cảnh, diễn biến, những kết quả và nguyên nhân của chúng

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bản đồ thế giới

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định và tổ chức : KTSS.

2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra 15 phút

Câu hỏi: Trình bày ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật? Nêu một số thành tựu mà Việt Nam đạt được?

Đáp án: - Cách mạng khoa học kỹ thuật một mốc son chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người (2đ)

- Những thành tựu kì diệu làm thay đổi to lớn cuộc sống.(2đ)

- Giúp con người đạt được những bước nhảy vọt trong sản xuất và cuộc sống.(2đ)

- Cách mạng khoa học kĩ thuật cũng mang lại những tác động tiêu cực là chế tạo ra các loại vũ khí huỷ diệt con người, nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, lao động….(2đ)

* - Phóng thành công vệ tinh đầu tiên của Việt Nam (VINASAT1)(1đ)

- Xây dựng một số nhà máy điện mới công xuất lớn (1đ)

3.Bài mới :

* Giới thiệu bài mới: “ Từ sau chiến tranh thế giới hai đến nay tình hình thế giới có nhiều chuyển biến

phức tạp Có những sự kiện tác động đến tình hình thế giới làm cho thế giới có nhiều thay đối Nhiều sự kiện trong lịch sử thế giới mang lại những dấu ấn to lớn có nhửng sự kiện mang ảnh hưởng dây chuyền

kéo theo sự thay đổi của nhiếu quốc gia trên thế giới Sự kiện bao trùm nhất đó là sự chia thành hai phe của thế giới tư bản và xã hội chủ nghĩa Và Từ năm 1945 đến nay KHKT cũng đạt được nhiều thành tựu

nhảy vọt tác động mạnh mẽ đến cuộc sống.”

*Dạy và học bài mới :

Hoạt động 1: Nhóm

Giáo viên nêu câu hỏi: “Tóm tắt những nội dung

chính của lịch sự thế giới từ sau năm 1945 đến nay

?”

Học sinh thảo luận dựa theo nội dung trong sách

giáo khoa và kiến thức đã học để tổng hợp kiến

thức

Học sinh trình bày kết quả thảo luận

Học sinh khác nhận xét

Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận

Giáo viên chốt lại những ý cơ bản Nêu lên những

- Kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng như, Sự hình thành liên minh Châu Âu và sự hình thành 3 trung tâm kinh tế tài chính thế giới

- Hình thành trật tự thế giới hai cực và tình trạng chiến tranh lạnh

- Những thành tựu kì diệu của cách mạng khoa học – kĩ thuật có ý nghĩa chuyển biến to lớn cuôc sống

II/ CÁC XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY:

- Hình thành trật tự thế giới đa cực nhiều trung

Trang 39

Hoaùt ủoọng 1: Caự nhaõn

Giaựo vieõn neõu caõu hoỷi : neõu caực xu theỏ phaựt

trieồn cuỷa theỏ giụựi ngaứy nay?

Hoùc sinh dửùa vaứo noọi dung saựch giaựo khoa toựm

taột vaứ trỡnh baứy

Giaựo vieõn neõu caõu hoỷi: neõu moọt vaứi daón chửựng

- Nguy cụ xung ủoọt, noọi chieỏn laứm cho hoaứ bỡnh ụỷ nhieàu khu vửùc bũ ủe doaù

* Xu theỏ chung: hoaứ bỡnh, oồn ủũnh vaứ hụùp taực phaựt trieồn

5 Sụ keỏt baứi hoùc:

- Giaựo vieõn neõu laùi nhửừng chuyeồn bieỏn cuỷa theỏ giụựi sau chieỏn tranh theỏ giụựi thửự hai

6 Hửụựng daón hoùc ụỷ nhaứ :

Hửụựng daón Laứm baứi taọp trong SGK

- Caực em phaỷi hieồu theỏ naứo laứ thụứi cụ, theỏ naứo laứ thaựch thửực ( neõu bieồu hieọn cuù theồ )

- Theồ hieọn noọi dung baống baỷng toựm taột

Xu theỏ “hoaứ bỡnh, oồn ủũnh vaứ hụùp taực phaựt trieồn”

Thụứi cụ ủoỏi vụựi caực daõn toọc Thaựch thửực ủoỏi vụựi caực daõn toọcVeà oồn ủũnh chớnh

trũ, hoaứ bỡnh - ẹieàu kieọn ủeồ phaựt trieồn - Laứ ủieàu kieọn quan troùng ủeồ

caực nửụực phaựt trieồn

- Deó bũ phaự vụừ sửù oồn ủũnh do aõm mửu phaự hoaùi cuỷa boùn phaỷn ủoọng quoỏc teỏ, sửù chia reừ noọi boọ

- Caực theỏ lửùc ủeỏ quoỏc hieỏu chieỏn vaón aõm mửu phaự hoaùi hoaứ bỡnh Phaỷi chaởn baứn tay chuựng

Veà phaựt trieồn

kinh teỏ Laứ cụ sụỷ ủeồ caực daõn toọc tieỏn nhanh vửừng chaộc Phaỷi laứm sao ủeồ giửừ ủửụùc sửù beàn vửừng

Veà phaựt trieồn

quan heọ ủoỏi

Phaàn hai lịch sử việt nam từ năm 1919 đến nay

Chửụng I VIEÄT NAM TRONG NHệếNG NAấM 1919 - 1930

BAỉI 14: VIEÄT NAM SAU CHIEÁN TRANH THEÁ GIễÙI THệÙ NHAÁT

I MUẽC TIEÂU BAỉI HOẽC

Trang 40

- Nắm được sự phân hoá xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác và thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp

2 Tư tưởng, tình cảm, thái độ

- Giáo dục cho học sinh lòng căm thù đối với những chính sách thâm độc, xảo quyệt của thực dân Pháp và sự đông cảm vớinhững vất vả, cơ cực của người lao động dưới chế độ thực dân phong kiến

3 Kĩ năng:

Rèn học sinh kĩ năng quan sát bản đồ, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đô Việt Nam kí hiệu các nguồn lợi của tư bản thực dân Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai

- Một số tranh ảnh về cuộc khai thác lần thứ hai và cuộc sống của nhân dân lao động trong thời kì

1919 – 1929

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1/ Ổn định và tổ chức : kiểm tra sỉ số

2/ Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau 1945 đến nay?

- Sự hình thành, phát triển và sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dành được những thắng lợi to lớn, nhiều nước đạt thành tựu đáng kể trong phát triển đất nước

- Kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng như, Sự hình thành liên minh Châu Âu và sự hình thành 3 trung tâm kinh tế tài chính thế giới

- Hình thành trật tự thế giới hai cực và tình trạng chiến tranh lạnh

- Những thành tựu kì diệu của cách mạng khoa học – kĩ thuật có ý nghĩa chuyển biến to lớn cuôc sống

3/ Bài mới :

* Giới thiệu bài mới : “Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Pháp rút ra cuộc chiến tranh với tư thế

oai hùng của kẻ thắng trận, song nền kinh tế Pháp cũng bị thực hại nặng nề, để bù đắp những thiệt hại đó thực dân Pháp tăng cường khai thác ở các thuộc trng đó có Đông Dương và Việt Nam Để nắm và hiểu được nguyên nhân, nội dung và những tác động của cuộc khai thác lần thứ hai Pháp ở Việt Nam như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học để lí giải các vấn đề trên.”

* Dạy và học bài mới

Hoạt động 1: Cả lớp/nhóm

Giáo viên gợi cho học sinh nhớ lại những hậu quả

của cuộc chiến tranh thế giới gay ra đối với những

nước tham chiến kể cả những nước thắng trận

trong đó có Pháp

Giáo viên nêu câu hỏi: “Tại sao Thực dân Pháp

lại tiến hành cuộc khai thác lần thứ hai ở Đông

Dương và Việt Nam?”

Học sinh dựa vào nội dung SGK và vốn kiến thức

giáo viên gợi ý để tìm nội dung trả lời Học sinh

trình bày kết quả của mình Giáo viên nhận xét

bổ sung và kết luận Và nhấn mạnh

I/ CHƯƠNG TRÌNH KHAI THÁC LẦN THỨ HAI CỦA THỰC DÂN PHÁP

- Pháp là nước thắng trận song đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ

- Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gay ra pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai

Ngày đăng: 17/08/2013, 09:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w