1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì 1 môn tiếng Việt lớp 2 năm học 20182019 theo thông tư 22

5 900 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 248,5 KB

Nội dung

PHÒNG GDĐT NGỌC HỒI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 20172018 Họ và tên:……………………….……. Lớp: .…. .......…. .. ...………..………. Trường:……………………………..... MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 (Thời gian làm bài: 40 phút, không kể thời gian phát đề) Đề gồm có 3 trang Học sinh làm bài trực tiếp vào đề Điểm Lời nhận xét của giám khảo Chữ kí của GK Bằng số Bằng chữ GK 1 GK 2 Em hãy đọc thầm câu chuyện và hoàn thành các bài tập sau: Câu chuyện bó đũa 1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. 2. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo: Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. 3. Thấy vậy, bốn người con cùng nói: Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì ? Người cha liền bảo: Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. ( Theo Ngụ Ngôn Việt Nam) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất ở các câu 1, 2, 3, 4, 7, 8 và hoàn thành các bài tập dưới đây: Câu 1. Câu chuyện có những nhân vật nào ? A. Ông cụ và bốn người con. B. Bà cụ và bốn người con. C. Người dẫn chuyện và bốn người con. Câu 2. Khi lớn lên, những người con của ông cụ trong câu chuyện sống với nhau như thế nào ? A. Sống hòa thuận, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. B. Mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm C. Ở gần nhau và thỉnh thoảng cãi nhau.

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT NGỌC HỒI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017-2018

Họ và tên:……….……

Lớp: … .… ……… ………

Trường:………

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2

(Thời gian làm bài: 40 phút, không kể thời gian phát đề)

Đề gồm có 3 trang

Học sinh làm bài trực tiếp vào đề

Bằng

Em hãy đọc thầm câu chuyện và hoàn thành các bài tập sau:

Câu chuyện bó đũa

1 Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm

2 Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền

Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng

3 Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì ?

Người cha liền bảo:

- Đúng Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau Có đoàn kết thì mới có sức mạnh

( Theo Ngụ Ngôn Việt Nam)

* Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất ở các câu 1, 2, 3, 4, 7, 8 và hoàn thành các bài tập dưới đây:

Câu 1 Câu chuyện có những nhân vật nào ?

A Ông cụ và bốn người con

B Bà cụ và bốn người con

C Người dẫn chuyện và bốn người con

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 2

Câu 2 Khi lớn lên, những người con của ông cụ trong câu chuyện sống

với nhau như thế nào ?

A Sống hòa thuận, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau

B Mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm

C Ở gần nhau và thỉnh thoảng cãi nhau

Câu 3 Vì sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?

A Vì họ chưa dùng hết sức để bẻ

B Vì không ai muốn bẻ cả

C Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ

Câu 4 Vì sao người cha lại đố các con bẻ gãy cả bó đũa ?

A Vì ông không muốn mất túi tiền cho các con

B Vì ông muốn các con tự thấy rõ đoàn kết là sức mạnh

C Vì ông muốn thử trí thông minh của các con

Câu 5 Theo em, người cha đã bẻ gãy bó đũa bằng cách nào ?

Câu 6 Em đã làm gì để thể hiện sự đoàn kết của em với người thân trong gia đình.

… ……….……

……… …………

Câu 7 Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ người ?

A Người cha, con trai, con gái, thương yêu

B Người cha, con trai, con gái, con dâu, con rể

C Người cha, con dâu, con rể, va chạm

Câu 8 Câu: “Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa” thuộc kiểu câu nào ?

A Ai là gì?

B Ai làm gì?

C Ai thế nào?

Câu 9 Đặt một câu theo kiểu "Ai là gì?" nói về chủ đề gia đình.

……….………

……… ………

Trang 3

PHẦN TẬP LÀM VĂN Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4-5 câu để kể về gia đình của em theo gợi ý sau:

- Gia đình (tổ ấm) của em gồm có mấy người ? Đó là những ai ?

- Công việc của mọi người thế nào? Cuối tuần, gia đình em sẽ làm gì ?

- Lúc rảnh rỗi, mọi người trong gia đình em thường làm gì ?

- Em cảm thấy như thế nào khi được sống trong gia đình của mình ?

Bài làm

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 2

I ĐIỂM ĐỌC THÀNH TIẾNG (10 điểm)

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, diễn cảm được đoạn văn, đọc tốc độ đạt yêu cầu khoảng 40 tiếng/ phút (9-10 điểm)

Trang 4

- Đọc sai 2,3 tiếng, nghỉ hơi không đúng 2,3 chỗ, chưa thật đạt về tốc độ (7-8 điểm)

- Đọc sai 4,5 tiếng, nghỉ hơi không đúng 4,5 chỗ, tốc độ đọc không đảm bảo theo yêu cầu (5-6 điểm)

- Đọc còn phải đánh vần, ấp úng…(dưới 5 điểm)

+ Trả lời được câu hỏi của Giáo viên (1 điểm)

II BÀI ĐỌC HIỂU VÀ TẬP LÀM VĂN: (10 điểm)

1 Phần đọc - hiểu (6 điểm):

Câu 1 (0,5 điểm): A

Câu 2 (0,5 điểm): B

Câu 3 (0,5 điểm): C

Câu 4 (0,5 điểm): B

Câu 5 (1 điểm): Người cha cởi bó đũa ra, thong thả bẻ gãy từng chiếc

Câu 6 (1 điểm): Học sinh viết được một số việc làm thể hiện sự đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau Tùy theo bài viết của học sinh, giám khảo có thể cho điểm từ 0,25 điểm đến 1 điểm

Câu 7 (0,5 điểm): B Người cha, con trai, con gái, con dâu, con rể

Câu 8 (0,5 điểm): B Ai làm gì?

Câu 9 (1 điểm): Đặt được câu văn theo yêu cầu

2 Phần viết Tập làm văn (4 điểm):

2.1 Yêu cầu về nội dung: (3 điểm).

- Viết đúng nội dung về chủ đề gia đình: Kể đầy đủ tên các thành viên trong gia đình: 0,5 điểm

- Kể được công việc của một vài thành viên trong gia đình: 0,5 điểm

- Kể được lúc rảnh rỗi hoặc giờ nghỉ ngơi và ngày nghỉ gia đình mình làm gì?: 1 điểm

- Nêu được tình cảm của mình đối với mọi người trong gia đình: 1 điểm

2.2 Yêu cầu về trình bày (1 điểm).

- Viết đủ 4-5 câu (hoặc hơn 5 câu), sử dụng câu đúng cấu trúc, các câu trong đoạn văn sắp xếp hợp lý, biết sử dụng một số câu văn có sáng tạo, thể hiện được tình cảm với gia đình: 0,5 điểm

- Trình bày bài làm sạch sẽ, chữ viết đúng kĩ thuật, đẹp: 0,5 điểm

* Trừ các lỗi sai:

- Viết sai phụ âm đầu, vần, tiếng, dấu thanh; không viết hoa hoặc viết hoa tự do; viết thiếu chữ, thừa chữ: Mỗi lỗi sai trừ 0,5 điểm

- Trình bày chưa đẹp, chữ viết chưa đúng kĩ thuật: trừ toàn bài 0,5 điểm

- Nếu viết chưa đủ số câu quy định, trừ 0,5 điểm

- Nếu viết đủ số câu theo yêu cầu nhưng nội dung rời rạc, sai nhiều lỗi chính tả thì không ghi điểm

VÍ DỤ: BÀI LÀM 1

Gia đình là tổ ấm của em Gia đình em có ba người, đó là bố mẹ em và em Bố mẹ em là nông dân Mặc dù bận việc ở nương rẫy nhưng bố mẹ vẫn chăm lo cho em từng li lừng tí Em là con trai duy nhất trong gia đình Năm nay em học lớp 2, trường tiểu học Minh Khai Em luôn cố

Trang 5

gắng học giỏi để bố mẹ vui lòng Em rất yêu gia đình em Em mong gia đình em luôn tràn ngập tiếng cười.

BÀI LÀM 2

Gia đình em có bốn người, gồm có: Bố em 37 tuổi, là kỹ sư Quản lý đất đai công tác tại UBND xã Mẹ em 35 tuổi là giáo viên và em 7 tuổi là học sinh lớp 2A trường Tiểu học Lê Văn Tám Em có em trai 4 tuổi Bố mẹ rất yêu thương hai anh em Em rất yêu quý bố mẹ và thương

em Em rất vui được là một thành viên trong gia đình Em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ.

Ngày đăng: 22/11/2018, 08:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w