0
Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Lý do chọn điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC THAM GIA THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN PHƯỜNG CỰ KHỐI, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 48 -48 )

Cự Khối là một phường có nền nông nghiệp tương đối phát triển với cây trồng chính là cây ổi. Phường có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cùng các tuyến đường giao thông đã được đầu tư, nâng cấp; bên cạnh đó với sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng nên người nông dân được tạo điều kiện hơn cho phát triển kinh tế, hộ nông dân được tham gia nhiều hơn với các loại thị trường không chỉ thị trường tiêu thụ sản phẩm mà cả thị trường đầu vào cho sản xuất. Vì những lý do trên nên tôi đã chọn địa điểm này để nghiên cứu đề tài nhằm đánh giá đúng thực trạng về năng lực tham gia thị trường nông sản của các hộ nông dân trong phường, đề xuất những khuyến nghị với Nhà nước cũng như UBND ở địa phương tạo điều kiện hơn nữa nhằm nâng cao đời sống cho các hộ nông dân.

Nghiên cứu được tiến hành ở 4 tổ dân phố: 04, 07, 08, 12 trong số 13 tổ dân phố của phường. Đây là 4 tổ dân phố có đặc điểm kinh tế đại diện cho toàn phường Cự Khối. Trong mỗi tổ, tôi tiến hành phỏng vấn 15 hộ. Trong tất cả 60 hộ điều tra, bao gồm 20 hộ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, 20 hộ quy mô trung bình, 20 hộ quy mô nhỏ. Như vậy sẽ đảm bảo thu thập được đầy đủ đặc điểm tham gia thị trường nông sản của các loại nông hộ.

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin cần thu thập Nguồn

1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu. Sách, báo, các khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án, các trang web. 2. Các thông tin chung về phường

(điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân số lao động, cơ sở hạ tầng, kết quả phát triển kinh tế…).

Thu thập từ Văn phòng - thống kê, phòng Địa chính

3. Tình hình chung về thị trường chính (các yếu tố đầu vào, tiêu thụ sản phẩm).

Thu thập từ Văn phòng - thống kê phường và các phòng ban của UBND phường.

Kết hợp phương pháp điều tra truyền thống với phương pháp PRA, điều tra theo mẫu câu hỏi chuẩn bị trước với phương pháp phỏng vấn linh hoạt. Câu hỏi điều tra bao gồm cả câu hỏi đóng và mở, đảm bảo thông tin thu thập được đầy đủ và chính xác.

* Đối tượng điều tra: Các hộ nông dân trên địa bàn phường.

* Mẫu điều tra: Phường Cự Khối có tất cả 13 tổ dân phố, tôi tiến hành

điều tra trên 4 tổ có đặc điểm kinh tế điển hình của phường. Mỗi tổ dân phố tiến hành phỏng vấn 15 hộ. Trong số 60 hộ này sẽ có những hộ sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, quy mô trung bình. Những hộ thuần nông và hộ kiêm.

* Nội dung điều tra: Bao gồm các câu hỏi để phỏng vấn hộ về: Tình hình cơ bản của hộ (diện tích đất đai, diện tích canh tác, cơ cấu cây trồng, số nhân khẩu và lao động, trang thiết bị sản xuất và nguồn thu của hộ,…); khả năng tiếp nhận, thu thập thông tin, khả năng đàm phán giá, tiêu thụ sản phẩm... Những khó khăn, thuận lợi khi tiếp cận thị trường của các nông hộ….

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin

Hệ thống hóa các tài liệu, tổng hợp bằng phương pháp phân tổ thống kê. Sử dụng phần mềm Excel để tính toán một số chỉ tiêu nghiên cứu.

3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin

Các phương pháp phân tích thông tin trong quá trình nghiên cứu bao gồm có phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp cho điểm, phương pháp phân tích SWOT, phương pháp chuyên gia chuyên khảo.

- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng để hệ thống hóa các tài liệu bằng

phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian cũng như ảnh hưởng của hiện tượng này lên hiện tượng kia. Dùng để phân tích mối quan hệ của các yếu tố thị trường và qua đó đánh giá những tác động của các yếu tố đó đến kinh tế hộ gia đình trên địa bàn phường Cự Khối.

- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh trong việc lựa

chọn thứ tự ưu tiên các các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tham gia; ưu tiên lựa chọn bán sản phẩm khi tham gia vào thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Phương pháp cho điểm: Sử dụng phương pháp cho điểm với các mức

điểm như sau: 5 - Hoàn toàn đồng ý; 4 - Có phần đồng ý; 3 - Bình thường; 2 - Có phần không đồng ý; 1 - Hoàn toàn không đồng ý. Để biết được ý kiến của người dân về các hoạt động mua/ bán vật tư nông nghiệp/ sản phẩm nông nghiệp, về tình hình vay vốn. Qua đó, đánh giá được thực trạng, nhu cầu tham gia các loại thị trường của hộ nông dân trong phường, căn cứ vào nhu cầu đó đề ra các giải pháp và đề xuất để nâng cao năng lực tham gia thị trường cho hộ nông dân trong phường.

- Phương pháp phân tích SWOT: Sử dụng ma trận SWOT (mặt mạnh,

mặt yếu, cơ hội, thách thức). Nhằm phân tích năng lực tham gia thị trường của các hộ nông dân.

Bước 1: Liệt kê các mặt mạnh (S) Bước 2: Liệt kê các mặt yếu (W) Bước 3: Liệt kê các cơ hội (O) Bước 4: Liệt kê các thách thức (T)

Điểm mạnh (S) Cơ hội (O) Điểm yếu (W) Thách thức (T)

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các nhà chuyên môn như các đồng chí lãnh đạo, cán bộ phường thông qua các buổi thảo luận nhóm để phục vụ cho việc phân tích. Tham vấn ý kiến của các bên liên quan, đặc biệt là các thầy cô chuyên gia về chính sách, về giới, về marketing thông qua bài giảng, giáo trình, các buổi thảo luận…

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong đề tài

- Diện tích, sản lượng nông sản bình quân - Cơ cấu vật nuôi, cây trồng

- Số lượng lao động/hộ

* Chỉ tiêu phản ánh năng lực tiếp cận nguồn lực sản xuất

- Tỷ lệ số hộ vay vốn (nguồn chính thống, phi chính thống) - Tỷ lệ số hộ thuê lao động ngoài

* Chỉ tiêu phản ánh năng lực nắm bắt thông tin thị trường

- Tỷ lệ người có kiến thức nhất định về kinh tế thị trường.

- Tỷ lệ người có nhu cầu tìm hiểu kiến thức tập huấn nâng cao năng lực tham gia thị trường trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

- Tỷ lệ các hộ quan tâm thông tin thị trường tiêu thụ.

* Chỉ tiêu phản ánh năng lực tham gia thị trường tiêu thụ nông sản

- Tỷ lệ các hộ bán buôn sản phẩm nông sản.

- Khối lượng sản phẩm bán/ tổng sản phẩm sản xuất. - Cơ cấu lựa chọn kênh tiêu thụ nông sản của các hộ.

* Chỉ tiêu phản ánh năng lực đàm phán về giá bán nông sản

- Tỷ lệ hộ có giá nông sản chênh lệch so với hộ khác.

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 THỰC TRẠNG THAM GIA THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

4.1.1 Tình hình sản xuất hàng hóa nông sản của các hộ

Phường Cự Khối là một phường có nền nông nghiệp lâu đời, nhưng những năm trước kia còn nhỏ lẻ, manh mún, đến giai đoạn gần đây đã có sự phát triển khá mạnh, do có sự quan tâm của các cấp chính quyền với những dự án, những chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng quy mô mở rộng, hiện đại hóa, thích ứng với nhu cầu của thị trường.

Hàng hóa nông sản của của phường hầu hết là từ ngành trồng trọt. Mấy năm gần đây, phường đã thực hiện dồn điền đổi thửa và tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang nên sản xuất hàng hóa. Do vậy, phần lớn diện tích trồng lúa trước đây được chuyển sang trồng các loại cây rau màu, cây ăn quả…. Có thể nói hàng hóa nông sản chính của phường là các sản phẩm từ ngành trồng trọt như: ổi, táo, nhãn, chuối, rau và một số nông sản khác. Chính vì vậy, cơ cấu sản xuất nông nghiệp của những hộ điều tra chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi rất ít.

Qua bảng 4.1 cho thấy, ổi là loại cây trồng chủ yếu của phường, 54 hộ chiếm 90% số hộ điều tra đều trồng ổi, với những hộ sản xuất quy mô lớn, tỷ lệ trồng ổi còn lớn hơn các hộ quy mô vừa và nhỏ. Tiếp theo đó là táo, nhãn và chuối (58.33%, 41.67%, 28.33%). Với cây rau, tỷ lệ trồng của các hộ quy lớn lại ít hơn so với hộ quy mô vừa (31.43% và 42.86%). Rau là loại hàng hóa dễ trồng và đầu tư cũng ít hơn nhưng giá cả cũng bấp bênh và cho thu nhập ít hơn, bên cạnh đó, hiện nay ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm của

người dân được nâng cao nên việc sản xuất rau cũng trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, sản xuất rau ít được trồng trên quy mô lớn tại phường.

Hoạt động chăn nuôi của các hộ điều tra chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều, với những vật nuôi chính là gia cầm, lợn, bò, có một số hộ nuôi thỏ, chim bồ câu, dê nhưng số lượng không đáng kể. Với những hộ sản xuất nhỏ, chăn nuôi phục vụ nhu cầu của chính gia đình là phần lớn.

Qua bảng 4.1 ta cũng nhận thấy, với những hộ sản xuất quy mô nhỏ và vừa, vẫn chưa có sự chuyên môn hóa về sản xuất. Một hộ vẫn nuôi, trồng nhiều loại cây, con hàng hóa nông sản. Điều này dẫn đến việc khó đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng kiến thức tiên tiến trong việc nuôi trồng, dẫn đến năng suất vật nuôi cây trồng thấp, khiến thu nhập của hộ không cao. Đây là một điểm cần thay đổi để hướng đến nền nông nghiệp hàng hóa hiện nay.

Bảng 4.1: Tình hình sản xuất nông sản của các hộ điều tra

Tên hàng hoá nông sản

Trong tổng số 60 hộ điều tra Số hộ sản xuất quy mô lớn Số hộ sản xuất quy mô trung bình Số hộ sản xuất quy mô nhỏ

Số hộ SX (%)CC Quy mô TB/hộ (m2/hộ, con/hộ) Số lượng (hộ) % trong

số hộ SX Số lượng (hộ)

% trong tổng số hộ SX Số lượng (hộ) % trong tổng số hộ SX Ổi 54 90.00 3929.26 19 35.19 16 29.63 19 35.19 Táo 35 58.33 2000.57 17 48.57 13 37.14 5 14.29 Chuối 17 28.33 1058.82 2 11.76 10 58.82 5 29.41 Nhãn 25 41.67 1804.00 8 32.00 10 40.00 7 28.00

Cây ăn quả khác 6 10.00 966.67 1 16.67 4 66.67 1 16.67

Rau 35 58.33 600.00 11 31.43 15 42.86 9 25.71

Lợn 26 43.33 15 9 34.62 12 46.15 5 19.23

Gia cầm 27 45.00 141 8 29.63 10 37.04 9 33.33

7 11.67 3 3 42.86 1 14.29 3 42.86

Vật nuôi khác 7 11.67 59 0 0.00 7 100.00 0 0.00

4.1.2 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm nông sản của các hộ điều tra

* Tình hình chung thị trường tiêu thụ nông sản trên địa bàn phường

Thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn phường tương đối phát triển với nhiều hoạt động mua bán và trao đổi. Đa dạng hóa cây trồng, ở nhiều hộ sản xuất không chỉ để đảm bảo tiêu dùng gia đình mà còn để bán. Có tiềm năng để cải thiện nguồn thu từ cây ăn quả, các loại rau, cây công ngiệp ngắn ngày; chăn nuôi bò, lợn, gà... bằng cách giải quyết những khó khăn về thị trường, bao gồm việc cải thiện chất lượng giống, điều kiện vận chuyển, cải thịện điều kiện buôn bán và khả năng thương lượng, mặc cả giá của người nông dân bằng cách hình thành và củng cố các hội, nhóm...

Là một phường kinh tế còn chưa phát triển so với khu vực quận Long Biên, nhưng với thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, với giao thông thuận lợi và vị trí gần chợ Long Biên đầu mối buôn bán, trao đổi hàng hóa của khu vực Hà Nội. Nắm rõ lợi thế của phường, các cấp lãnh đạo đã và đang đầu tư cơ sở hạ tầng để hàng hóa nông sản của phường thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với lãnh đạo, người dân địa phương cũng đã biết tận dụng lợi thế đó, nhiều cửa hàng tư nhân thu mua, bán nông sản phẩm được dựng lên và ngày càng hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, do nguồn vốn của người dân có hạn nên vẫn chưa có cửa hàng nào thu mua sản phẩm tươi của nông dân về chế biến, cửa hàng chủ yếu thu gom sản phẩm thô, nên sản phẩm đầu ra của người dân cũng chủ yếu là các sản phẩm thô gồm có ổi, táo, nhãn, rau, thịt lợn, bò, gia cầm…

* Số lượng hộ điều tra tham gia thị trường tiêu thụ sản phẩm

Do khả năng tài chính hạn chế, quy mô sản xuất nhỏ, chưa mang tính sản xuất hàng hóa rõ rệt, nên sản phẩm đầu ra của nông dân trong xã chủ yếu là sản phẩm thô, chưa qua chế biến gồm: ổi, nhãn, táo, chuối, rau, lợn hơi, gia cầm….

Qua bảng 4.2 cho thấy, 100% số hộ điều tra đều có nông sản để bán, bởi đối với hộ nông dân phường, trồng trọt là nguồn thu nhập chính, quan trọng của hộ. Đối với loại cây ăn quả thế mạnh của phường là ổi, những hộ sản xuất quy mô lớn và vừa đều bán 100% sản lượng nông sản thu hoạch được, bán 93.75% sản lượng đối với hộ quy mô nhỏ. Với những mặt hàng nông sản khác như táo, chuối, nhãn tỷ lệ bán cũng rất cao, đều trên 80%. Với sản phẩm chăn nuôi như bờ, lợn, gia cầm do đa số quy mô chăn nuôi còn nhỏ nên các hộ vừa để sử dụng trong gia đình, một phần để bán.

Bảng 4.2: Tỷ lệ hộ bán nông sản

(Đơn vị: %) Nông sản Hộ SX quy mô lớn Hộ SX quy mô vừa Hộ SX quy mô nhỏ Rau 90.38 87.19 99.00 Ổi 100.00 100.00 93.75 Táo 100.00 96.25 89.00 Chuối 96.00 97.86 85.00 Nhãn 100.00 98.57 100.00 Bò 100.00 100.00 92.00 Lợn 91.50 98.46 70.83 Gia cầm 80.00 71.43 70.83 Khác 100.00 93.33

(Nguồn tổng hợp số liệu điều tra) * Các thị trường chính của hàng hóa nông sản địa phương

Qua phỏng vấn trực tiếp cho thấy, thị trường đầu ra chính của các sản phẩm nông sản trong phường là Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hải Dương.... Những thị trường này do trực tiếp những nhà thu gom, bán buôn,...tại địa phương, họ tìm đầu ra và mang đi trực tiếp trao đổi. Họ là những người trung gian, cầu nối giữa thị trường với nơi sản xuất là những hộ nông dân trong phường.

thuận tiện nhất. Phường không có chợ lớn để người dân mang sản phẩm của mình ra bán mà phải vận chuyển đến chợ của các địa phương gần đó. Lượng nông sản lớn hầu hết đều được những nhà thu gom đến tận ruộng trở đi tiêu thụ nhưng một lượng nông sản nhỏ thì các hộ phải tự đi tiêu thụ ở các chợ. Vì vậy đây là một khó khăn đối với người dân trong phường nói chung và các hộ điều tra nói riêng.

4.2 NĂNG LỰC THAM GIA THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

4.2.1 Năng lực nắm bắt thông tin thị trường

Thông tin là một trong những yếu tố quan trọng đối với người dân, đặc biệt là người nông dân. Không những cung cấp cho người dân những kiến thức liên quan đến cuộc sống mà còn cung cấp cho người dân những vấn đến liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp như: chủng loại, chất lượng, giá cả các vật tư nông nghiệp, các vấn đề về liên quan đến nguồn cung cấp vốn cho hộ phát triển.

Hiện nay, cùng với sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương, thông tin cung cấp cho người dân đã được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, trên loa truyền thanh của phường, qua các chương trình khuyến

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC THAM GIA THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN PHƯỜNG CỰ KHỐI, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 48 -48 )

×