của PGS,TS. Dương Đăng Chinh. Kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và không có phần sao chép bất hợp pháp nào từ các công trình nghiên cứu của các tác giả khác. Các nội dung mà tôi có kế thừa, tham khảo từ các nguồn tài liệu đều được trích dẫn đầy đủ theo quy định và nêu rõ trong danh mục tài liệu tham khảo, mọi sự giúp đỡ được thể hiện trong lời cảm ơn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS DƯƠNG ĐĂNG CHINH
HÀ NỘI – 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, góp ý, độngviên của nhiều tổ chức và cá nhân, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tớitất cả các tổ chức và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình họctập và nghiên cứu
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáoPGS,TS Dương Đăng Chinh đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôitrong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Sau Đại học, Bộ môn Tài chínhNgân hàng của Học viện Tài chính đã giúp đỡ, góp ý và tạo mọi điều kiện tốtnhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án
Tôi xin cảm ơn các ý kiến đóng góp vô cùng quý báu của các nhà khoahọc trong và ngoài Học viện Tài chính để tôi hoàn thiện luận án này
Trân trọng cảm ơn các cơ quan, ban ngành, các chi nhánh ngân hàngthương mại và các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ đã cung cấp sốliệu, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu
Tôi xin cám ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Hùng Vương và cácđồng nghiệp tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã góp ý, động viên, tạođiều kiện về thời gian và hỗ kinh phí học tập để tôi hoàn thành chương trìnhđào tạo trình độ Tiến sĩ khóa 2016 – 2019 của Học viện Tài chính
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, vợ và con tôi đã luôn bên cạnh,giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi có đủ nghị lực và sự tập trung để hoànthành luận án này
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn đến tất cả mọi người!
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Quốc Hoàn
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu khoa học dochính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS,TS Dương Đăng Chinh Kếtquả nghiên cứu của luận án là trung thực và không có phần sao chép bất hợppháp nào từ các công trình nghiên cứu của các tác giả khác Các nội dung màtôi có kế thừa, tham khảo từ các nguồn tài liệu đều được trích dẫn đầy đủ theoquy định và nêu rõ trong danh mục tài liệu tham khảo, mọi sự giúp đỡ đượcthể hiện trong lời cảm ơn
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Quốc Hoàn
Trang 5LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ x
DANH MỤC CÁC HÌNH x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC xi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 4
2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu lý thuyết 4
2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu thực nghiệm 8
2.3 Khoảng trống nghiên cứu 15
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 17
4 Câu hỏi nghiên cứu 18
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
5.1 Đối tượng nghiên cứu 19
5.2 Phạm vi nghiên cứu 19
6 Thiết kế, giả thiết và phương pháp nghiên cứu 19
6.1 Thiết kế nghiên cứu 19
6.2 Giả thiết nghiên cứu 23
6.3 Phương pháp nghiên cứu 23
7 Những đóng góp mới của luận án 34
7.1 Những đóng góp mới về lý luận 34
7.2 Những đóng góp mới về thực tiễn 35
Trang 68 Kết cấu của luận án 36
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 37
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 37
1.1.1 Khái niệm 37
1.1.2 Đặc điểm 37
1.1.3 Vai trò 39
1.2 VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 42
1.2.1 Khái niệm 42
1.2.2 Vai trò của vốn tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 43
1.3 KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 44
1.3.1 Khái niệm 44
1.3.2 Các hình thức tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa 46
1.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa 49
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa 54
1.4 MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC VỀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 63
1.4.1 Kinh nghiệm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa 63
Trang 71.4.2 Bài học nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụngngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa 69Tiểu kết chương 1 72Chương 2 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍNDỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪATẠI TỈNH PHÚ THỌ 732.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠITỈNH PHÚ THỌ 732.1.1 Khái quát về tỉnh Phú Thọ 732.1.2 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thực tế hoạtđộng tại tỉnh Phú Thọ 732.1.3 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới,tạm ngừng hoạt động, phá sản, giải thể tại tỉnh Phú Thọ 762.2 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNGNGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠITỈNH PHÚ THỌ 782.2.1 Mức độ chủ động tiếp cận vốn tín dụng ngân hàngcủa doanh nghiệp nhỏ và vừa 782.2.2 Mức độ chủ động tiếp cận doanh nghiệp nhỏ vàvừa của ngân hàng thương mại để cấp tín dụng 812.2.3 Mức độ chủ động của Chính phủ và tỉnh Phú Thọnhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn tíndụng ngân hàng 882.2.4 Dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa 902.2.5 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cậnvốn tín dụng ngân hàng 942.2.6 Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận vốntín dụng ngân hàng 96
Trang 82.2.7 Dư nợ tín dụng bình quân một doanh nghiệp nhỏ
và vừa 98
2.2.8 Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo các nhân tố ảnh hưởng 99
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH PHÚ THỌ 115
2.3.1 Kết quả đạt được 115
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 117
Tiểu kết chương 2 129
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 130
TẠI TỈNH PHÚ THỌ 130
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH PHÚ THỌ TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG .130
3.1.1 Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ 130
3.1.2 Định hướng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng 132
3.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH PHÚ THỌ 133
3.2.1 Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 133
3.2.2 Đối với các ngân hàng thương mại 142
3.3 KIẾN NGHỊ 158
3.3.1 Đối với Chính phủ 158
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 161
Trang 93.3.3 Đối với tỉnh Phú Thọ 162Tiểu kết chương 3 166KẾT LUẬN 167DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 169DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170YY
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam
2 BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
3 CIEM Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư)
4 Co-opBank Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
5 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
6 DoE Khoa Kinh tế của Trường Đại học Copenhagen
7 EFA Phân tích nhân tố khám phá
8 ILSSA Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội)
9 KMO Kaiser – Meyer – Olkin
10 LienVietPostban
k
Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
11 Maritime Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
12 MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
13 Nam A Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
15 NHTM Ngân hàng thương mại
16 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
17 Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
18 Sig Mức ý nghĩa quan sát
19 SPSS Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội
20 Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
22 UNU-WIDER Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển Thế giới của
Trường Đại học Liên Hợp Quốc
23 VCCI Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam
24 VIB Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
25 Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam
26 Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Trang 11Stt Chữ viết tắt Giải nghĩa
Nam
27 VPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh
vượng
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ 74Bảng 2.2 Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ 75Bảng 2.3 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới, tạm ngừnghoạt động, phá sản, giải thể tại tỉnh Phú Thọ 77Bảng 2.4 Dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ 90Bảng 2.5 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận vốn tín dụngngân hàng 94Bảng 2.6 Dư nợ tín dụng bình quân một doanh nghiệp nhỏ và vừa 98Bảng 2.7 Bảng thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố 104Bảng 2.8 Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại tỉnh Phú Thọ 106Bảng 2.9 Tổng hợp kết quả so sánh sự khác biệt về “Khả năng tiếp cận vốntín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa” 106
Trang 13DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Diễn biến lãi suất cho vay VND lĩnh vực sản xuất kinh doanh
thông thường bình quân của hệ thống ngân hàng thương mại 86
Biểu đồ 2.2 Thị phần tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của các chi nhánh ngân hàng tại tỉnh Phú Thọ 92
Biểu đồ 2.3 Dư nợ và tỷ lệ nợ xấu tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của các chi nhánh ngân hàng tại tỉnh Phú Thọ 93
Biểu đồ 2.4 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phân theo chi nhánh ngân hàng tại tỉnh Phú Thọ 96
Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng 97
Biểu đồ 2.6 Số doanh nghiệp nhỏ và vừa còn dư nợ và dư nợ tín dụng bình quân một doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo các chi nhánh ngân hàng tại tỉnh Phú Thọ 99
DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Kiểm định KMO và Bartlett’s 100
Hình 2.2 Tóm tắt mô hình 101
Hình 2.3 Phân tích phương sai 102
Hình 2.4 Hệ số hồi quy 103
Trang 14DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Khung thiết kế nghiên cứu của luận án IPhụ lục 2 Các thang đo trong mô hình nghiên cứu khả năng tiếp cận vốntín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa IIPhụ lục 3 Danh sách các cá nhân tham gia phỏng vấn sâu IVPhụ lục 4 Phiếu khảo sát VPhụ lục 5 Kết quả mẫu điều tra theo đơn vị hành chính IXPhụ lục 6 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia XPhụ lục 7 Tiêu chí xác định và phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa củaViệt Nam XIPhụ lục 8 Một số chính sách của Chính phủ một số quốc gia hỗ trợdoanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng XIIPhụ lục 9 Lãi suất cho vay giai đoạn 2013 - 2017 tại thời điểm 31/12hằng năm XIIIPhụ lục 10 Hệ thống thể chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở ViệtNam XIVPhụ lục 11 Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốntín dụng ngân hàng ở Việt Nam XVPhụ lục 12 Hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2016 và
2017 của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ XVIPhụ lục 13 Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha XVIIIPhụ lục 14 Tổng phương sai được giải thích XIXPhụ lục 15 Ma trận nhân tố xoay XXPhụ lục 16 Kết quả kiểm định phương sai phần dư thay đổi XXIPhụ lục 17 Ma trận hệ số nhân tố XXIII
Trang 15Phụ lục 18 Bảng tổng hợp điểm trung bình phân theo biến và loại doanhnghiệp XXIVPhụ lục 19 Kết quả phân tích sâu ANOVA XXVPhụ lục 20 Bảng mã hóa kết quả khảo sát XXVI
Trang 16MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Vốn là điều kiện tiên quyết để DNNVV tồn tại và phát triển CácDNNVV thành lập thường không cần nhiều vốn đầu tư ban đầu, có thể dùngvốn tự có của chủ doanh nghiệp và vốn góp của các cổ đông Tuy nhiên, đểtồn tại và phát triển các DNNVV phải tìm cách mở rộng thị trường, nâng caonăng lực hoạt động Khi DNNVV phát triển càng nhanh thì càng cần đầu tưnhiều và vì thế cần phải huy động thêm nhiều vốn đầu tư mới DNNVV phảitìm kiếm và sử dụng các hình thức tiếp cận vốn phù hợp và có lợi nhất chodoanh nghiệp Vốn cho DNNVV gồm hai nguồn chính là vốn bên trong vàvốn bên ngoài doanh nghiệp Trong đó, vốn tín dụng ngân hàng là nguồn bênngoài tài trợ quan trọng cho DNNVV, giúp DNNVV mở rộng và phát triểnsản xuất kinh doanh, đồng thời giúp DNNVV phản ứng linh hoạt trước nhữngbiến động của nền kinh tế Tuy nhiên, có một nghịch lý là thị trường tín dụngDNNVV bao gồm các doanh nghiệp có nhu cầu tài chính quá lớn đối với hoạtđộng tài chính vi mô nhưng lại quá nhỏ để tận dụng hiệu quả các mô hìnhdịch vụ ngân hàng dành cho doanh nghiệp lớn [57], do đó các DNNVV sẽ gặprất nhiều khó khăn để có thể tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng
Hiện nay, DNNVV đang chiếm ưu thế về số lượng so với doanh nghiệplớn và ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triểnkinh tế xã hội của từng quốc gia, từng địa phương Tại tỉnh Phú Thọ, tính đến31/12/2017 toàn tỉnh có 3.680 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó sốDNNVV chiếm 89,3% [5] Các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ có quy mô vốnnhỏ, nhưng đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực, đã giải quyết tốt vấn đề việclàm, thu nhập cho người lao động, đặc biệt là người lao động địa phương;khai thác và phát huy các nguồn lực sẵn có của địa phương, đóng góp đáng kểvào nguồn thu ngân sách của tỉnh, và góp phần không nhỏ vào quá trình công
Trang 17nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Bên cạnh những thế mạnh của mình, cácDNNVV tại tỉnh Phú Thọ cũng đã và đang bộc lộ nhiều yếu điểm, trong đónhiều DNNVV thiếu vốn, khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng Đặc biệt, hiệnnay với sự thông thoáng của các quy định pháp lý về điều kiện thành lậpdoanh nghiệp cũng như chính sách khuyến khích hộ kinh doanh chuyển lênhoạt động ở loại hình DNNVV đã giúp gia tăng nhanh chóng số lượngDNNVV trong thời gian ngắn, nhưng điều này cũng làm số DNNVV khôngtiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng tăng lên do các DNNVV mới thành lậpnày khó đáp ứng được các điều kiện cấp tín dụng của NHTM Do đó, nếukhông có các giải pháp kịp thời để cải thiện thì đây sẽ trở thành thách thức lớnđối với sự tồn tại và phát triển của khối doanh nghiệp này.
Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 của Chính phủ về hỗ trợ vàphát triển doanh nghiệp yêu cầu NHNN Việt Nam chủ trì, phối hợp với các
Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện một sốgiải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là DNNVV tiếp cận vốn tín dụngngân hàng [6] Bám sát chủ trương của Chính phủ, NHNN đã và đang cónhững bước đi đúng đắn, kịp thời ban hành những chính sách hợp lý địnhhướng cho các tổ chức tín dụng từng bước nâng cao khả năng tiếp cận cácdịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, trong đó chú trọng đẩy mạnh tiếp cận vốntín dụng ngân hàng cho DNNVV, Qua đó, theo Báo cáo Môi trường kinhdoanh (Doing Business Report) của Ngân hàng Thế giới từ năm 2015 đến naythì chỉ số tiếp cận tín dụng (getting credit) của Việt Nam đã được cải thiện vàgiữ ổn định trong nhóm 30 nước có chỉ số cao nhất, chỉ số tiếp cận tín dụngnăm 2018 của Việt Nam xếp thứ 29 trên tổng số 190 quốc gia, tăng 3 bậc sovới năm 2017, tăng 7 bậc so với năm 2014 [72, tr.204] Mặc dù vậy, kết quảcấp tín dụng cho DNNVV còn nhiều bất cập như tỷ lệ dư nợ tín dụngDNNVV chiếm tỷ trọng thấp (trung bình 22% đến 25%) trong tổng dư nợ tín
Trang 18dụng toàn bộ nền kinh tế trong giai đoạn 2013 – 2017; số lượng DNNVV tiếpcận vốn tín dụng ngân hàng còn khá khiêm tốn, chỉ hơn 30% DNNVV tiếpcận được vốn tín dụng ngân hàng, gần 70% còn lại sử dụng vốn tự có hoặcvay từ các nguồn vốn khác với chi phí cao và nhiều rủi ro [43] Các DNNVVtại tỉnh Phú Thọ cũng không ngoại lệ, khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng thìcác DNNVV thường gặp trở ngại như thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp,lãi suất cho vay còn cao, các điều kiện cấp tín dụng của NHTM vẫn chưa phùhợp với đặc thù riêng của DNNVV,…
Phú Thọ là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng kinh tếcủa tỉnh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có Bám sát sự chỉ đạo củaChính phủ, của UBND tỉnh Phú Thọ và NHNN Việt Nam trong điều hànhhoạt động tiền tệ ngân hàng, trong những năm qua, ngành ngân hàng trên địabàn tỉnh Phú Thọ đã thực hiện nhiều chương trình kết nối giữa ngân hàng -doanh nghiệp, nhất là các DNNVV, từng bước tháo gỡ khó khăn, tạo điềukiện để DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng nhằm phục hồi, phát triểnhoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp Tính đến 31/12/2017 tổng dư nợ tín dụng DNNVV là9.449 tỷ đồng (chiếm 19,33% tổng dư nợ) với 2.081 DNNVV còn dư nợ và2.147 DNNVV được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng trong năm 2017 (chiếm35,73% tổng số DNNVV đăng ký kinh doanh) [26] Thực tế này cho thấy dư
nợ tín dụng DNNVV tại tỉnh Phú Thọ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợtín dụng và thấp hơn trung bình cả nước, số DNNVV chưa tiếp cận được vốntín dụng ngân hàng còn ở mức cao Ngoài ra, trong tổng số 6.402 doanhnghiệp có đăng ký kinh doanh thì chỉ có 3.680 doanh nghiệp thực tế đang hoạtđộng (chiếm 57,5%), số còn lại không phát sinh hoạt động sản xuất kinhdoanh, tạm ngừng hoạt động hoặc chờ làm thủ tục giải thể, phá sản [5] Đây làvấn đề đáng quan ngại đối với tỉnh Phú Thọ nói riêng và Việt Nam nói chung,
Trang 19đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng cùng vớinhững thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Điều này đòihỏi Chính phủ, các địa phương, ngành ngân hàng và các DNNVV,… cần phải
có những giải pháp để thúc đẩy quan hệ tín dụng giữa NHTM với DNNVV,giải quyết triệt để những khó khăn, trở ngại trong quá trình tiếp cận vốn tíndụng ngân hàng của DNNVV
Những phân tích trên chỉ rõ tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thựctiễn của đề tài nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của
DNNVV Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ” làm luận án tiến sĩ của mình.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Đến nay, đã có nhiều công trình khoa học công bố trong và ngoài nước
có liên quan đến nội dung của luận án Tác giả chọn lọc và phân loại các côngtrình mà luận án có so sánh, kế thừa và phát triển theo 2 nhóm:
(i) Nhóm các công trình nghiên cứu lý thuyết để làm căn cứ khoa học,tạo nền tảng lý thuyết cơ bản khi nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn tíndụng ngân hàng của DNNVV, bao gồm lý thuyết phân bổ tín dụng, lý thuyếtkinh tế học thể chế, lý thuyết mạng lưới quan hệ xã hội và lý thuyết kinh tế cóđiều tiết
(ii) Nhóm các công trình nghiên cứu thực nghiệm gồm các luận án tiến
sĩ, các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo được công bố trên các tạpchí khoa học uy tín mô tả kết quả nghiên cứu thực nghiệm về khả năng tiếpcận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV ở một số nước có những nét tươngđồng với Việt Nam hoặc ở một số tỉnh của Việt Nam
2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu lý thuyết
2.1.1 Lý thuyết phân bổ tín dụng
Trang 20Lý thuyết phân bổ tín dụng (credit rationing) được đề xuất bởi Stiglitz
& Weiss (1981) trong nghiên cứu “Credit rationing in markets with imperfectinformation” (Phân bổ tín dụng trong các thị trường có thông tin không hoànhảo) Theo quy luật cung cầu tín dụng, bên cầu tín dụng (người đi vay -DNNVV) với mong muốn tối đa lợi ích kỳ vọng của mình từ việc vay tiền củabên cung tín dụng (người cho vay - NHTM), và để có quyền sử dụng số tiềnvay này, DNNVV phải trả cho NHTM một khoản chi phí (lãi vay) trên cơ sởthỏa thuận của hai bên Tuy nhiên, nghiên cứu của Stiglitz & Weiss (1981)cho thấy quy luật cung cầu tín dụng dựa vào lãi suất không thể giải thích khảnăng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV do quyết định cấp tíndụng không chỉ đơn thuần bị điều chỉnh bởi lãi suất trên thị trường, mà quyếtđịnh cấp tín dụng phụ thuộc vào cách mà NHTM lựa chọn, đánh giá DNNVVdựa trên thông tin của DNNVV mà NHTM thu thập được [69] Điều này cónghĩa không phải tất cả DNNVV đều được cấp tín dụng khi có nhu cầu,NHTM sẽ quyết định cấp tín dụng và cấp bao nhiêu dựa trên một tập hợp cácthông tin mà NHTM có được về DNNVV Nói cách khác, dòng chảy vốn tíndụng không chỉ tuân theo lý thuyết cung cầu, nó là một quá trình cân nhắc,trong đó DNNVV nộp hồ sơ vay vốn, sau đó NHTM xác định số tiền cho vaydựa trên cách đánh giá của NHTM đối với DNNVV
Theo Stiglitz & Weiss (1981), thông tin bất cân xứng sẽ dẫn đến việccác NHTM hạn chế cấp tín dụng cho DNNVV do NHTM khó có thể phânbiệt mức độ rủi ro và khả năng trả nợ giữa các DNNVV [69] Thông tin bấtcân xứng xuất hiện trong quan hệ tín dụng khi NHTM có ít thông tin hơnDNNVV về tình hình tài chính, mục đích và quá trình sử dụng vốn vay củaDNNVV, dẫn đến NHTM ra quyết định cấp tín dụng không còn chính xác.Thông tin bất cân xứng làm nẩy sinh hai vấn đề làm cho NHTM không sẵnlòng cấp tín dụng cho DNNVV đó là sự chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức Để
Trang 21giảm thiểu rủi ro, NHTM đã thực hiện nghiệp vụ thu thập và xử lý thông tin
về DNNVV và các dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh củaDNNVV, việc sử dụng tài sản thế chấp là phương thức phổ biết nhất để giảmthiểu rủi ro cho NHTM Trong nhiều trường hợp, NHTM sẽ quyết định khôngcấp tín dụng, cấp tín dụng ít hơn nhu cầu của DNNVV hoặc cấp tín dụngnhưng với lãi suất cao để bù đắp thiệt hại rủi ro mất vốn có thể xảy ra và cácchi phí giao dịch phát sinh khi cấp tín dụng cho DNNVV
2.1.2 Lý thuyết kinh tế học thể chế
Lý thuyết kinh tế học thể chế (institutional economics) được khởixướng trong nghiên cứu của Olson (1971) và nghiên cứu của Hardin (1982).Sau đó tiếp tục được nghiên cứu bởi North & Thomas (1973) và được pháttriển đầy đủ nhất trong nghiên cứu “Institutions, Institutional Change andEconomic Performance” (Các thể chế, sự thay đổi thể chế và hoạt động kinhtế) của North (1991) Các nghiên cứu này xuất phát từ một thực tế là cónhững hành động mà chỉ có sự hợp tác giữa các bên mới mang lại lợi ích tối
ưu, tuy nhiên mỗi bên tham gia hợp tác đều muốn tối đa hóa lợi ích của mìnhnên điều này có thể ảnh hưởng đến bên còn lại Việc hành động vì động cơ cánhân hay chi phí giao dịch phát sinh làm cho các bên tham gia không muốnhợp tác, thậm chí cả khi hoạt động hợp tác đem lại lợi ích cho tất cả các bêntham gia Thể chế được hiểu là một loạt các quy tắc, quy định (luật chơi) màcác bên tham gia trong hoạt động hợp tác đặt ra, các bên tham gia phải tuânthủ luật chơi này
Lý thuyết kinh tế học thể chế chỉ ra rằng thể chế giúp gia tăng cơ chếkiểm soát nhằm đảm bảo các bên thực hiện đúng cam kết của luật chơi và làmgia tăng chi phí nếu không thực hiện đúng cam kết trong quá trình hợp tác.North (1991) đã chỉ ra rằng hợp tác lần đầu (trò chơi không lặp lại) thì ngườichơi phải mất nhiều thời gian và công sức để đảm bảo tài sản của mình không
Trang 22bị mất đi và không bị lừa gạt [64] Lý thuyết này hàm ý rằng quan hệ tín dụnggiữa NHTM và DNNVV chỉ diễn ra khi các bên tuân thủ luật chơi chung (cácquy định trong hợp đồng tín dụng), các DNNVV sẽ gặp khó khăn trong quátrình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng nếu DNNVV chưa có thương hiệu,chưa tạo được lòng tin với NHTM hoặc thiếu các mối quan hệ cần thiết Do
đó, các NHTM thường ưu tiên cấp tín dụng cho các doanh nghiệp lớn, doanhnghiệp thường xuyên giao dịch với NHTM hơn là cho các doanh nghiệp nhỏ,DNNVV mới thành lập vay vốn do phải mất nhiều thời gian và công sức đểđưa ra “luật chơi” phù hợp nhằm tránh rủi ro không thu hồi được vốn
2.1.3 Lý thuyết mạng lưới quan hệ xã hội
Trong số các công trình nghiên cứu về lý thuyết mạng lưới quan hệ xãhội (social network) thì tiêu biểu là nghiên cứu của Granovetter (1973) trongbài báo khoa học “The strength of Weak Ties” (Sức mạnh của các mối liênkết yếu) Nghiên cứu chỉ ra rằng mạng lưới quan hệ xã hội dùng để chỉ cácmối quan hệ xã hội do con người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộcsống của họ với tư cách là thành viên của xã hội [54] Lý thuyết này gợi ýrằng với mạng lưới quan hệ xã hội rộng lớn có thể mang lại cho DNNVV các
cơ hội tiếp cận với các nguồn lực, giảm các chi phí giao dịch, do mối quan hệ
xã hội không những gắn kết các thành viên với nhau mà còn cung cấp thôngtin chính xác, cần thiết cho các bên tham gia mạng lưới
2.1.4 Lý thuyết kinh tế có điều tiết
Lý thuyết kinh tế có điều tiết (economic regulation) là lý thuyết điểnhình về nền kinh tế có sự can thiệp của Nhà nước do Keynes (1936) khởixướng trong nghiên cứu “The General Theory of Employment, Interest andMoney” (Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ)
Keynes (1936) đề cao vai trò của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh
tế thị trường thông qua các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó
Trang 23Keynes đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách tài chính, tín dụng Keynes (1936)cho rằng Nhà nước cần can thiệp mạnh vào kinh tế bằng cách tăng đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dùng, sử dụng ngân sách nhà nước đểbảo đảm hiệu quả ở mức có lợi cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp yêntâm đầu tư và áp dụng những biện pháp như giảm lãi suất, giảm thuế, thựchiện tín dụng ưu đãi với các doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư,… [59].
Sau đó một số lý thuyết hiện đại khác như lý thuyết kinh tế học thể chế,
lý thuyết điều tiết,… các lý thuyết này cũng tán thành với tư tưởng lý thuyếtcủa Keynes là Nhà nước cần can thiệp vào kinh tế, nhưng là can thiệp mộtcách thích hợp, có mức độ [36]
2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu thực nghiệm
2.2.1 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trên thế giới đã có một số kết quả nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốntín dụng ngân hàng của DNNVV tại một số quốc gia, nhưng để đánh giá mộtcách toàn diện, tổng hợp về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng củaDNNVV thì tiêu biểu là nghiên cứu “The SME Banking Knowledge Guide”(Cẩm nang kiến thức dịch vụ ngân hàng cho DNNVV) của InternationalFinance Corporation (2009) Nghiên cứu đã đánh giá các trở ngại, khó khănkhi NHTM cấp tín dụng cho DNNVV, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệmcho các NHTM muốn mở rộng tín dụng DNNVV Kết quả nghiên cứu chothấy tiếp cận tài chính là một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự tăngtrưởng và phát triển của DNNVV, tỷ lệ các DNNVV gặp trở ngại khi tiếp cậnvốn tín dụng ngân hàng cao hơn gần 1/3 so với các doanh nghiệp có quy môlớn International Finance Corporation (2009) đưa ra nhiều bằng chứng chothấy DNNVV vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ về các sản phẩm, dịch vụ tàichính nói chung và về tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng nói riêng Rào cản cơ
Trang 24bản khiến các NHTM khó mở rộng tín dụng DNNVV là do thiếu hụt thôngtin, DNNVV không đủ tài sản thế chấp và chi phí phục vụ cao hơn các doanhnghiệp lớn do cần phải thực hiện các giao dịch có quy mô nhỏ Ngoài ra,nghiên cứu cũng chỉ ra rằng DNNVV ở các quốc gia phát triển dễ dàng tiếpcận tài chính hơn ở các quốc gia đang phát triển, một mặt do ngành dịch vụngân hàng dành cho DNNVV ở các quốc gia đang phát triển còn non yếu, khi
mà các NHTM thường cố gắng tránh rủi ro khi cấp tín dụng cho DNNVV;mặt khác, do NHTM ở các quốc gia đang phát triển có nhiều yêu cầu thế chấphơn, quy mô tín dụng thấp và mức lãi suất cho vay cao hơn ở các quốc giaphát triển [57]
Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu đánh giá về khả năng tiếp cậnvốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại một số tỉnh, thành phố khácnhau, điển hình là các nghiên cứu của Nghiêm Văn Bảy (2010), Trần TrọngHuy (2013), Đặng Thị Huyền Hương (2016), Ngô Thị Mai Linh (2015),Nguyễn Thị Kim Lý (2013)
Nghiên cứu của Nghiêm Văn Bảy (2010) trong luận án tiến sĩ “Các giảipháp tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển DNNVV ở Việt Nam” đã làm rõnhững lý luận về tín dụng đối với sự phát triển của DNNVV trong nền kinh tếthị trường; kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các DNNVV Việt Nam gặp phải rấtnhiều trở ngại về quy trình, thủ tục đi vay, do đó rất ít DNNVV có thể vayđược vốn từ NHTM, còn lại đa phần DNNVV đi vay ngoài theo các mối quan
hệ và với lãi suất rất cao so với lãi suất cho vay của NHTM [1]; từ đó, luận án
đề xuất 6 nhóm giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy sự phát triển của DNNVV
Nghiên cứu của Trần Trọng Huy (2013) trong luận án tiến sĩ “Tín dụngngân hàng đối với DNNVV tại các Chi nhánh Agribank trên địa bàn Thànhphố Hồ Chí Minh” đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về tín dụngngân hàng và DNNVV; kết quả nghiên cứu thực trạng quy mô và chất lượng
Trang 25tín dụng trong giai đoạn 2008 – 2012 cho thấy nguyên nhân dẫn đến cácDNNVV tại thành phố Hồ Chí Minh không tiếp cận được vốn tín dụng ngânhàng thì có tới 96,9% thuộc về DNNVV (không đủ điều kiện cấp tín dụng,năng lực tài chính thấp,…), các nguyên nhân từ phía NHTM chiếm khoảng2,1% (thiếu vốn, khả năng thẩm định thấp), còn lại chỉ 1% nguyên nhân thuộc
về cơ chế chính sách [15]; từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp đối vớiDNNVV và các NHTM để mở rộng quy mô tín dụng đối với DNNVV
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lý (2013) trong luận án tiến sĩ
“Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn cho các DNNVV ở tỉnh Thái Bình” đã hệthống được các vấn đề lý luận về nguồn vốn và khả năng tiếp cận vốn củaDNNVV; nghiên cứu đã đánh giá tình hình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàngcủa các DNNVV tỉnh Thái Bình giai đoạn 2004 – 2010 qua việc phân tíchtheo 09 điều kiện cấp tín dụng của NHTM, qua đó nghiên cứu nhận định ởtỉnh Thái Bình thì lý do làm cho NHTM không yên tâm khi cấp tín dụng choDNNVV là do năng lực của nhà quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, doanhnghiệp chưa xây dựng được dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh khảthi, tình hình tài chính thiếu lành mạnh, báo cáo tài chính thiếu minh bạch, tàisản đảm bảo không đủ về mặt giá trị và thiếu tính pháp lý [23] Từ đó, nghiêncứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn củaDNNVV tỉnh Thái Bình
Nghiên cứu của Ngô Thị Mai Linh (2015) trong luận án tiến sĩ “Giải
pháp tài chính phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời
kỳ hội nhập” đã tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về giải pháp tài chínhđối với phát triển DNNVV Kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng giải pháptài chính để phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008– 2014 đã chỉ ra rằng, chỉ gần 21% số DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nộicho rằng thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, số còn lại gặp rất
Trang 26nhiều khó khăn, điều này xuất phát từ cả hai phía NHTM và DNNVV [20].Nghiên cứu đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện việc sử dụng cácgiải pháp tài chính từ phía các cơ quan quản lý nhà nước đối với sự phát triểnDNNVV trên địa bàn Hà Nội.
Nghiên cứu của Đặng Thị Huyền Hương (2016) trong luận án tiến sĩ
“Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV trên
địa bàn Hà Nội” đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nguồn vốn và các
nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của DNNVV; trên cơ sởphân tích thực trạng nguồn vốn vay và sự tiếp cận nguồn vốn vay của cácDNNVV trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015, nghiên cứu đã chỉ ra cácnhân tố thuộc về DNNVV có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụngngân hàng của DNNVV trên địa bàn Hà Nội, đồng thời nghiên cứu cũng nhậnđịnh rằng DNNVV Hà Nội có xác suất tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng caohơn DNNVV cả nước nhưng lượng vốn vay được của mỗi doanh nghiệp lạithấp hơn so với DNNVV ở các địa phương khác [17] Từ đó, nghiên cứu đã
đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự tiếp cận nguồn vốn vay của cácDNNVV trên địa bàn Hà Nội
2.2.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong các nghiên cứu trước đây đã công bố, ngoài các phân tích địnhtính thì các nghiên cứu cũng sử dụng khá đa dạng các mô hình kinh tế lượng
để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngânhàng của DNNVV như mô hình hồi quy đa biến, mô hình Probit, mô hìnhTobit, mô hình EFA,… Nền tảng của các nghiên cứu thực nghiệm này môhình 5C của Jankowicz & Hisrich (1987) trong nghiên cứu “Intuition in smallbusiness lending decisions” (Phán xét và cảm nhận trong việc ra quyết địnhcấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ)
Trang 27Jankowicz & Hisrich (1987) chỉ ra rằng khả năng tiếp cận vốn tín dụngngân hàng của doanh nghiệp phụ thuộc vào 5 nhân tố đó là Vốn của doanhnghiệp (Capital), Tài sản thế chấp (Collateral), Năng lực trả nợ (Capacity),Phẩm chất của chủ doanh nghiệp (Character) và Các điều kiện cấp tín dụngcủa ngân hàng (Conditions) [58] Mô hình 5C đã được áp dụng phổ biến trongcông tác thẩm định tín dụng ở các NHTM tại Việt Nam nhằm đánh giá độ tincậy của khách hàng, qua đó có cơ sở ra quyết định cấp tín dụng Dựa trên môhình 5C, nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện kiểm định ảnh hưởng của cácnhân tố đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV ở cácquốc gia, địa phương khác nhau Ngoài ra, dựa trên lý thuyết về mạng lướiquan hệ xã hội của Granovetter (1973), nhiều nghiên cứu gần đây cũng đềxuất thêm nhân tố mối quan hệ xã hội, quan hệ nghiệp vụ của DNNVV trongquá trình vay vốn ngân hàng.
(1) Vốn của doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp có quy mô vốn đầu tư càng lớn thì khả năng tiếp cậnvốn sẽ cao hơn các doanh nghiệp khác [25] Các doanh nghiệp lớn thường cótính minh bạch tài chính cao, có uy tín tốt hơn các DNNVV trên thị trườngvốn, nhờ vậy các doanh nghiệp lớn thường dễ dàng tiếp cận vốn tín dụngngân hàng với mức lãi suất thấp [11] Các NHTM thường hạn chế cấp tíndụng cho DNNVV vì các dự án vay vốn của họ đa phần quy mô nhỏ, rủi rocao hơn các doanh nghiệp lớn [70]
(2) Tài sản thế chấp:
Các NHTM thường có xu hướng dựa vào tài sản đảm bảo để giảm thiểurủi ro, đảm bảo an toàn vốn cho NHTM Vì vậy, tài sản thế chấp trở thànhnhân tố được các NHTM xem xét hàng đầu khi cấp tín dụng cho DNNVV([14], [16], [60], [67], [70], [71]) Đối với các doanh nghiệp nhỏ và doanhnghiệp siêu nhỏ, khi thẩm định để cấp tín dụng các NHTM thường quan tâm
Trang 28nhất đến yếu tố tài sản bảo đảm và tài sản của chủ doanh nghiệp [17] Nếudoanh nghiệp quy mô nhỏ có tài sản đảm bảo sẽ dễ dàng tiếp cận vốn tín dụngngân hàng hơn [61].
(3) Năng lực trả nợ:
Khi doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao thì càng dễdàng tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng [52] Doanh nghiệp có năng lựctài chính tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có khảnăng thực hiện đúng các cam kết khi thực hiện vay vốn từ NHTM ([17], [22])
Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận càng cao thìcàng có nhiều cơ hội kinh doanh, mở rộng đầu tư hơn các doanh nghiệp khác,những dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả sẽ là minhchứng cần thiết để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn tín dụngngân hàng ([24], [25]) Dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh củaDNNVV chưa khả thi đã làm cho các NHTM chưa thật sự tin tưởng vào khảnăng trả nợ và sự phát triển của doanh nghiệp, dẫn đến các DNNVV khó khăntrong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng [10]
Ngoài ra, khi DNNVV thực hiện vay nợ nhiều hay có lịch sử tín dụngkhông tốt thì NHTM sẽ rất thận trọng khi ra quyết định cấp tín dụng, do đóDNNVV sẽ khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn [61] Doanh nghiệp có
tỷ số nợ càng cao thì xác suất nhận được sự đồng ý cấp tín dụng của NHTMcàng thấp [53]
Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng doanh nghiệp khó tiếp cận được vốntín dụng ngân hàng là do không có đủ số liệu báo cáo tài chính để NHTM làmcăn cứ cấp tín dụng ([10], [38], [70]) Thông tin tài chính không minh bạch,không có đầy đủ hệ thống sổ sách kế toán đã cản trở các DNNVV tiếp cậnvốn tín dụng ngân hàng ([2], [16], [19], [60])
(4) Phẩm chất của chủ doanh nghiệp:
Trang 29Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trình độ học vấn và kinh nghiệm của chủdoanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngânhàng của DNNVV ([24], [38], [52]) Phần lớn chủ DNNVV chưa qua các lớpđào tạo kinh doanh chính thức nào, thường dựa vào kinh nghiệm cá nhân đểkinh doanh, hoặc chỉ chú trọng vào đầu tư vật chất mà không chú trọng đầu tưcho bộ máy điều hành kinh doanh dẫn đến quy mô kinh doanh phình ra quá lớn
so với khả năng quản lý [3] Khi người quản lý doanh nghiệp có nhiều nămkinh nghiệm thì khả năng điều hành, quản lý doanh nghiệp tốt hơn và có nhiều
cơ hội tốt hơn, đồng thời họ có mối quan hệ rộng hơn, thông hiểu về các thểchế, quy định cho vay hơn, đó chính là động lực và điều kiện để doanh nghiệp
đi vay thuận lợi hơn [53] Khi lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ chuyên môn
và kinh nghiệm quản lý sẽ dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn [71].Đồng thời, với trình độ học vấn càng cao thì chủ doanh nghiệp càng thông hiểucác thể chế, quy định cũng như các chính sách hỗ trợ của Chính phủ có liênquan đến trợ giúp phát triển DNNVV, do đó DNNVV dễ dàng tiếp cận với cácchương trình cho vay ưu đãi của NHTM hơn [25] Lao động của các DNNVV
bị hạn chế về trình độ và khả năng quản lý làm cho họ khó chuẩn bị các dự ánđầu tư/phương án sản xuất kinh doanh để thuyết phục các NHTM cấp tín dụng[70]
(5) Các điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng:
Những khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV
là do các thủ tục vay vốn phức tạp, các sản phẩm tín dụng không phù hợp vớiDNNVV, việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng không ổn định, nhiều DNNVVphải chấp nhận vay với số vốn thấp hơn và thời hạn ngắn hơn thực tế đòi hỏicủa dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh Do đó, DNNVV phải tiếp cậncác khoản vay phi chính thức để bù đắp phần vốn bị thiếu, làm tăng chi phí sử
Trang 30dụng vốn và giảm lợi nhuận của dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh[21].
Nếu thời gian vay phù hợp với mục đích vay vốn, quy trình xem xétnhanh chóng, thủ tục cấp tín dụng rõ ràng, kết hợp giảm lãi suất thì khả năngtiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV càng cao [10] Lãi suất cho vay
có quan hệ cùng chiều với khả năng đi vay của doanh nghiệp, khi lãi suất tăngcác doanh nghiệp thường cố gắng tìm kiếm các nguồn tài trợ từ bên trongdoanh nghiệp thay vì đi vay NHTM [11] Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng thủtục vay vốn phức tạp, điều kiện cấp tín dụng khắt khe, thời gian vay vốnkhông phù hợp ([3], [14], [38]), lãi suất cho vay còn cao ([14], [16], [67]),dịch vụ tín dụng chưa đa dạng, thiếu các sản phẩm tín dụng phù hợp [16],…
là những rào cản từ phía NHTM đối với khả năng tiếp cận vốn tín dụng củaDNNVV
(6) Mối quan hệ của doanh nghiệp:
Nhiều nghiên cứu cho rằng khi DNNVV có mối quan hệ với NHTM tốtthì doanh nghiệp có khả năng vay vốn cao hơn ([24], [25], [61], [67]).DNNVV có thời gian quan hệ nghiệp vụ với NHTM càng lâu thì xác xuấtđược NHTM đồng ý cho vay vốn càng cao [53] Hạn chế của DNNVV trongmối quan hệ nghiệp vụ và quan hệ xã hội với NHTM sẽ làm giảm khả năngtiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, đồng thời mối quan hệ với các hiệp hộidoanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh của DNNVV có vai tròquan trọng trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV [2]
Ngoài ra, nếu DNNVV không tham gia vào mạng lưới sản xuất cũngkhó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn [71] Khi DNNVV tham gia vàochuỗi giá trị sản xuất, tham gia hiệp hội thì sẽ có nhu cầu mở rộng đầu tư vàkhi đó nhu cầu vay vốn cao hơn các doanh nghiệp còn lại [8]
Trang 31Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đề cập đến một số nhân tố khác như tuổicủa doanh nghiệp ([17], [22], [71]), lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp([24], [25]), tình trạng pháp lý và chu kỳ tăng trưởng nền kinh tế [71], điềukiện kinh tế vĩ mô bất [38], mục đích vay vốn [53],… cũng được các nghiêncứu đánh giá là có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp cận vốn tín dụngngân hàng của DNNVV.
2.3 Khoảng trống nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy, các công trình nghiên cứu thựcnghiệm đã phản ánh được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về khả năng tiếpcận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV Các nghiên cứu đều khẳng định cácDNNVV đang gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng,những khó khăn này có thể xuất phát từ cơ chế chính sách, từ phía NHTMhay chính bản thân DNNVV, nếu giải quyết triệt để những khó khăn này sẽgiúp khơi thông được dòng vốn tín dụng, giúp các DNNVV phát triển, giảiquyết tốt hơn các vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước
Tuy vậy, các nghiên cứu đã công bố còn một số vấn đề cần bổ sung vàhoàn thiện, tác giả xác định những khoảng trống nghiên cứu về nội dung khảnăng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV gồm các vấn đề sau:
Một là, các nghiên cứu đã công bố mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu
kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới từ đó rút ra các bài học “chínhsách” cho Chính phủ các quốc gia Chưa nghiên cứu một cách đầy đủ, toàndiện về kinh nghiệm và bài học nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngânhàng của DNNVV được rút ra cho tất cả các chủ thể (DNNVV, NHTM,Chính phủ và địa phương)
Hai là, kết quả các nghiên cứu đã công bố tập trung khảo sát và đo
lường khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng ở một NHTM hay một địabàn cụ thể, nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu,
Trang 32toàn diện về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại tỉnhPhú Thọ Đặc biệt, cho đến nay còn thiếu các nghiên cứu kết hợp cả nghiêncứu định tính và nghiên cứu định lượng để có các bằng chứng khoa học đểđưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn củaDNNVV tại tỉnh Phú Thọ gắn với điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
Ba là, dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nghiên cứu trước đó
đã xây dựng mô hình về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tíndụng ngân hàng của DNNVV, các nghiên cứu đã áp dụng phương phápnghiên cứu định tính hoặc phương pháp nghiên cứu định lượng trong việc thuthập, phân tích dữ liệu để kiểm định mô hình, từ đó xác định các nhân tố ảnhhưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV ở các địabàn nghiên cứu, thời gian nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên, do khác biệt vềthời gian và không gian, những biến động của nền kinh tế vĩ mô, cũng như tácđộng của những giải pháp hỗ trợ của Chính phủ đối với DNNVV từ khi Luật
hỗ trợ DNNVV số 04/2017/QH14 được ban hành và những cơ chế chính sáchđặc thù của tỉnh Phú Thọ, nên hướng và mức độ tác động của các nhân tố ởcác nghiên cứu trước đây có thể sẽ không còn phù hợp khi tiến hành nghiêncứu đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; hoặc tác động của nhân
tố “Chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương” đến khả năngtiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV chưa được các nghiên cứu đãcông bố đưa vào mô hình nghiên cứu để kiểm chứng
Như vậy, thông qua việc hệ thống hóa nội dung các công trình đã công
bố nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV, tácgiả xác định được rằng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và toàndiện về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại tỉnh PhúThọ Trong một chừng mực nhất định, kết quả nghiên cứu của những côngtrình trước đó có thể được vận dụng và phát triển khi nghiên cứu tại tỉnh Phú
Trang 33Thọ nhưng cần phải tính đến sự khác biệt về đối tượng, thời gian và khônggian nghiên cứu,… Do đó, kết quả nghiên cứu của luận án là không trùng lặpvới các công trình đã công bố trong và ngoài nước.
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận
và thực tiễn về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV, từ đó
đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tíndụng ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể củaluận án gồm:
Một là, làm rõ và bổ sung một số vấn đề lý luận về DNNVV, vốn tín
dụng ngân hàng đối với DNNVV và khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàngcủa DNNVV; nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia, NHTM trên thế giới vềnâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV, từ đó rút rabài học đối với Chính phủ Việt Nam, tỉnh Phú Thọ, các NHTM và cácDNNVV
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận vốn tín dụng
ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ Đồng thời, khám phá và kiểmđịnh các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàngcủa các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ
Ba là, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp
cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ
4 Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu của luận án bao gồm:
- DNNVV, vốn tín dụng ngân hàng, khả năng tiếp cận vốn tín dụngngân hàng của DNNVV là gì? Những bài học kinh nghiệm nào về nâng cao
Trang 34khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV được rút ra cho Chínhphủ, tỉnh Phú Thọ, các NHTM và các DNNVV?
- Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại tỉnh PhúThọ hiện nay như thế nào? Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng củaDNNVV tại tỉnh Phú Thọ chịu tác động của những nhân tố nào từ phíaDNNVV, NHTM, Chính phủ và tỉnh Phú Thọ? Mức độ và chiều hướng ảnhhưởng của những nhân tố này đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàngcủa các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ?
- DNNVV cần phải làm gì để có thể tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng?NHTM cần phải làm gì để có thể mở rộng tín dụng DNNVV? Chính phủ,NHNN, tỉnh Phú Thọ cần có cơ chế và chính sách gì để tháo gỡ khó khăn và
hỗ trợ các DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn
về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
+ Về tiêu chí xác định và phân loại DNNVV, tác giả sử dụng cách xácđịnh và phân loại DNNVV của Luật hỗ trợ DNNVV số 04/2017/QH14 và cácvăn bản hướng dẫn thi hành
+ Về thuật ngữ “tín dụng ngân hàng” thì luận án chỉ đề cập trên khíacạnh hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNVV Các ngân hàng màDNNVV tiếp cận vốn tín dụng được giới hạn ở các NHTM
+ Về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngânhàng của DNNVV, luận án tập trung phân tích các nhân tố thuộc về DNNVV,các nhân tố thuộc về NHTM, và nhân tố thuộc về Chính phủ và địa phương
Trang 35- Phạm vi không gian: Luận án thực hiện nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ.
Đồng thời, luận án cũng tìm hiểu kết quả nghiên cứu cũng như kinh nghiệmnâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV ở một sốquốc gia, NHTM tiêu biểu trên thế giới và một số tỉnh của Việt Nam
- Phạm vi thời gian: Số liệu phân tích của luận án tập trung trong
khoảng thời gian 2013 – 2017, số liệu khảo sát từ tháng 05/2017 đến tháng09/2017, định hướng và các giải pháp, kiến nghị đề xuất đến năm 2025
6 Thiết kế, giả thiết và phương pháp nghiên cứu
6.1 Thiết kế nghiên cứu
Khung thiết kế nghiên cứu của luận án được sơ đồ hóa tại Phụ lục 1.
Nội dung cụ thể như sau:
- Xác định vấn đề nghiên cứu:
Vấn đề nghiên cứu của luận án là khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngânhàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ
- Các lý thuyết nền và nghiên cứu tổng quan.
Dựa trên các lý thuyết nền liên quan đến khả năng tiếp cận vốn tín dụngngân hàng của DNNVV (gồm lý thuyết phân bổ tín dụng, lý thuyết kinh tếhọc thể chế, lý thuyết mạng lưới quan hệ xã hội và lý thuyết kinh tế có điềutiết), đồng thời tác giả kế thừa mô hình 5C và tham khảo, phát triển thêm cácnhân tố từ các nghiên cứu thực nghiệm đã công bố trong và ngoài nước cóliên quan đến nội dung luận án, trên cơ sở đó xác định các khoảng trốngnghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án
- Xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án.
* Thang đo chính thức:
Dựa trên các lý thuyết nền, kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu
đã công bố trước đó cùng kết quả phỏng vấn sâu, tác giả đã điều chỉnh và bổsung một số biến quan sát cho phù hợp, đồng thời bổ sung thang đo “Chính
Trang 36sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương” Kết quả tác giả đã xâydựng được 9 thang đo đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng (với 40 biến quansát) và 1 thang đo đại diện cho khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng củaDNNVV tại tỉnh Phú Thọ (với 2 biến quan sát).
- Thang đo 1: Năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn
Gồm 6 biến quan sát, ký hiệu từ NLLD1 đến NLLD6 (Phụ lục 4).
- Thang đo 2: Mối quan hệ của doanh nghiệp Gồm 4 biến quan sát, ký
- Thang đo 5: Sự không minh bạch tài chính của doanh nghiệp Gồm 3
biến quan sát, ký hiệu từ MBTC1 đến MBTC3 (Phụ lục 4).
- Thang đo 6: Lịch sử vay nợ của doanh nghiệp Gồm 4 biến quan sát,
- Thang đo 9: Chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa
phương Gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ CSHT1 đến CSHT4 (Phụ lục 4).
- Thang đo 10: Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của
DNNVV Gồm 2 biến quan sát, ký hiệu từ TCTD1 đến TCTD4 (Phụ lục 4).
* Các giả thuyết nghiên cứu:
Dựa trên các lý thuyết kinh tế liên quan và kế thừa các nghiên cứu thựcnghiệm đã công bố, cùng những phát hiện từ nghiên cứu định tính của tác giả,
Trang 379 giả thuyết đã được xây dựng nhằm kiểm định mối liên hệ giữa 9 nhân tố đếnkhả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV trong mô hình nghiêncứu Nội dung các giả thuyết nghiên cứu cụ thể như sau:
H1: Năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn có tác động
thuận chiều đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.
H2: Mối quan hệ của doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến khả
năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV
H3: Tài sản đảm bảo có tác động thuận chiều đến khả năng tiếp cận vốn
tín dụng ngân hàng của DNNVV
H4: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến khả
năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV
H5: Sự không minh bạch tài chính của doanh nghiệp có tác động ngược chiều đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.
H6: Lịch sử vay nợ của doanh nghiệp có tác động ngược chiều đến khả
năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV
H7: Chính sách tín dụng nới lỏng của NHTM có tác động thuận chiều
đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV
H8: Chi phí vay vốn có tác động ngược chiều đến khả năng tiếp cận vốn
tín dụng ngân hàng của DNNVV
H9: Chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương có tác
động thuận chiều đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.
* Mô hình nghiên cứu:
Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụngngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ, dựa trên các lý thuyết nền, kế
thừa, phát triển các nghiên cứu đã công bố trước đó (Phụ lục 2), tác giả xác
định mô hình tương quan tổng thể có dạng:
Trang 38TCTD = f(NLLD, QHDN, TSDB, KNTN, MBTC, LSVN, CSTD,CPVV, CSHT)
+ KNTN: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp
+ MBTC: Sự không minh bạch tài chính của doanh nghiệp
+ LSVN: Lịch sử vay nợ của doanh nghiệp
+ CSTD: Chính sách tín dụng của NHTM
+ CPVV: Chi phí vay vốn
+ CSHT: Chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương
- Phương pháp nghiên cứu.
Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phươngpháp nghiên cứu định lượng
- Phân tích kết quả và đề xuất giải pháp, kiến nghị.
Phân tích, so sánh và thảo luận về kết quả nghiên cứu định tính, địnhlượng với mục đích làm cơ sở đưa ra những đánh giá, nhận xét về khả năngtiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ, cũng nhưchiều hướng, mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng Trên cơ sở này, tácgiả đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốntín dụng ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ
6.2 Giả thiết nghiên cứu
Để đảm bảo tính khoa học và logic, luận án đưa ra hai giả thiết sau:
Trang 39- Giả thiết 1: Khi đánh giá ảnh hưởng của một nhân tố bất kỳ đến khảnăng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV thì các nhân tố còn lại làkhông thay đổi.
- Giả thiết 2: Khi nghiên cứu về chính sách tín dụng của các NHTM, dotrên địa bàn tỉnh Phú Thọ chỉ có các chi nhánh NHTM hoạt động, do vậy luận
án giả định rằng chính sách tín dụng đối với DNNVV của NHTM được cácchi nhánh NHTM tại tỉnh Phú Thọ tuân thủ và thực hiện đầy đủ
6.3 Phương pháp nghiên cứu
Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phươngpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung Luận
án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiêncứu định lượng, trong đó phần trọng tâm là nghiên cứu định lượng với mụctiêu để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
6.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Đối với phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phươngpháp nghiên cứu tại bàn và phỏng vấn sâu Kết quả nghiên cứu định tính được
sử dụng làm tiền đề cho việc thiết kế phiếu khảo sát trước khi triển khainghiên cứu định lượng và kiểm định chính thức mô hình
6.3.1.1 Nghiên cứu tại bàn
Từ mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả thực hiện nghiên cứu tạibàn với các thông tin thứ cấp từ các công trình nghiên cứu có liên quan đếnnội dung luận án với mục tiêu là tổng hợp và xác định các lý thuyết nền cóliên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án cũng như các khoảng trốngnghiên cứu, trên cơ sở đó xác định khung lý thuyết của luận án và các kháiniệm liên quan Đồng thời đánh giá và chọn lọc các nhân tố ảnh hưởng đếnkhả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV mà các nghiên cứucông bố trước đây đã kiểm định
Trang 40Nghiên cứu đã sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập dữ liệusẵn có, tiến hành lập bảng biểu, vẽ các đồ thì, biểu đồ để dễ dàng so sánh vàđánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp sử dụng chonghiên cứu tại bàn được thu thập từ các nguồn sau: Các văn bản pháp luật liênquan đến DNNVV và tín dụng DNNVV; Số liệu của Cục thống kê tỉnh PhúThọ về số lượng DNNVV tại tỉnh Phú Thọ; Số liệu của NHNN chi nhánh tỉnhPhú Thọ về hoạt động tín dụng DNNVV của các chi nhánh ngân hàng trên địabàn tỉnh Phú Thọ, ; Các luận án tiến sĩ, các bài báo khoa học, kỷ yếu hộithảo và các tài liệu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án.
Với kết quả nghiên cứu tại bàn, tác giả xác định được 08 thang đo sơ bộđại diện cho các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngânhàng của DNNVV, gồm:
(1) Năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn
(2) Mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp
(3) Tài sản đảm bảo
(4) Tiềm năng phát triển của doanh nghiệp
(5) Sự không minh bạch tài chính của doanh nghiệp
(6) Lịch sử các khoản nợ có vấn đề của doanh nghiệp
dụng và lãnh đạo một số chi nhánh ngân hàng tại tỉnh Phú Thọ (Phụ lục 3).