Với đề tài: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “ Giết con chim nhại”của Harper Lee, người viết hi vọng sẽ đóng góp thêm một tiếng nói, mộthướng phân tích mới trong đặc sắc nghệ thuật củ
Trang 1MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nelle Harper Lee sinh ngày 28 tháng 4 năm 1926 tại Monroeville, Alabama,
Mĩ Bà đến với văn chương khá muộn song chỉ với cuốn tiểu thuyết “ Giết con chim nhại” – cuốn tiểu thuyết đầu tay xuất bản năm 1960, tên tuổi của Harper Lee đã được đông đảo độc giả biết đến
Tác phẩm của Harper Lee được sáng tạo từ cảm hứng thấm đẫm về quêhương mình, về miền Nam nước Mĩ những năm 30 của thế kỉ XX “ To kill amocking bird” từ lâu đã là tác phẩm kinh điển của văn học Mĩ hiện đại cuốntiểu thuyết từng nhận được nhiều giải thưởng kể từ khi lần đầu tiên xuất bảnnăm 1960 trong đó có giải Pulitzer, được dịch ra hơn 40 thứ tiếng và đượcchuyển hành phim vào năm 1962
Cuốn tiểu thuyết đến nay vẫn còn nguyên sức hấp dẫn trong một cuộc thăm
dò bạn đọc qua thư viện, nó được xem là cuốn sách mà mọi người nên đọctrong đời mình Sau tiểu thuyết “ To kill a mocking bird” này, Harper Lee lui
về sống một cuộc đời ẩn dật, tránh xa sự săn đón của bạn đọc và những nhàphê bình Mãi tháng 7 năm 2015, Harper Lee mới công bố cuốn tiểu thuyếtthứ hai mang tên “ Go set a watman”
Với số lượng tác phẩm ít ỏi nhưng Harper Lee lại được bạn đọc và giới phêbình đánh giá cao là “ngòi bút tài hoa hàng đầu nước Mĩ” “ Giết con chimnhại” là kết quả của sự kết hợp giữa chất hiện đại của văn phong cuối thế kỉXIX và sự phóng khoáng, dí dỏm trong chất văn đặc trưng của miền Namnước Mĩ Tiểu thuyết “ Giết con chim nhại” đề cập đến nhiều vấn đề trong
xã hội như nạn phân biệt chủng tộc, những định kiến trong đánh giá conngười, lòng thù hận, sự ích kỉ… nhưng vẫn toát lên tình yêu thương, lòngnhân ái, hi vọng được nhìn qua đôi mắt trẻ thơ trong một câu chuyện vớinhững nhân vật đặc sắc và chi tiết khó quên
Trang 2Văn học Mĩ có nhiều thành tựu đặc sắc nhưng được bạn đọc Việt Nam tiếpcận muộn hơn so với các nền văn học nước ngoài khác như văn học Nga,Pháp, Nhật… và bạn đọc thường cảm thấy quen thuộc với những tên tuổi gaocội của văn học Mĩ như O.Henry, J London, E Hemingway…hơn là HarperLee Hơn nữa, mãi đến năm 2008 “ Giết con chim nhại” mới được dịch ratiếng Việt đầy đủ bởi dịch giả Phạm Viêm Phương và Huỳnh Kim Oanh.Theo Hoàng Tùng thì “Giết con chim nhại” dù là “một cuốn sách phổ biếnnhất thế kỉ XX tuy nhiên đây là tác phẩm kinh điển có ít người phê bình nhất,
cứ một triệu bản in mới có một bài phê bình” nên nhiều khía cạnh cả về nộidung và nghệ thuật cần được khám phá trong tác phẩm đến nay vẫn còn bỏngỏ Với đề tài: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “ Giết con chim nhại”của Harper Lee, người viết hi vọng sẽ đóng góp thêm một tiếng nói, mộthướng phân tích mới trong đặc sắc nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết, đồng thờikhẳng định tên tuổi và tài năng của Harper Lee
2. Lịch sử vấn đề
Harper Lee là nữ nhà văn Mĩ nổi tiếng, một hiện tượng đặc biệt của văn học
Mĩ những năm 60 của thế kỉ XX “ Giết con chim nhại” của Harper Leekhông những có giá trị trong nước Mĩ mà nó còn vượt ra ngoài nước Mĩ vàmang tầm nhân loại Tuy nhiên, vào thời gian cuốn sách ra đời, chủ đề mà nóhướng tới đã chạm vào vấn đề nhay cảm nhất của đất nước Mĩ nên dù đượcđộc giả đón nhận nhưng ít có ai dám viết một bài phê bình sâu sắc về cuốnsách Theo nhà phê bình Claudia Durst John phát biểu vào năm 1994: “Trong suốt 33 năm từ lúc quyển sách xuất bản, chưa bao giờ nó là trung tâmbình luận và quyển sách chỉ là chủ đề của sáu bài nghiên cứu văn học, mànhiều bài trong đó chỉ khoảng vài trang” Năm 2003, một nhà văn khác cũngcho rằng “ Quyển sách là một biểu tượng mà nhiều cảm xúc của nó tạo raluôn mạnh mẽ, đầy kì lạ vì nó chưa được kiểm chứng” Chính vì lẽ đó, việc
Trang 3thu thập những đánh giá về tác phẩm gặp khó khăn do những bài phê bình đókhá lẻ tẻ và không đề tên tác giả Trong phạm vi có thể bao quát về lịch sửvấn đề, chúng tôi nhận thấy:
Các nhà phê bình khi đánh giá truyện của Harper Lee đều lưu ý đến tài năng
kể chuyện của bà Nhà nghiên cứu Harding Le May viết: “ Harper Lee có tàinăng kẻ chuyện tuyệt vời Nghệ thuật của bà là khơi dậy thị giác cùng vớicác hình ảnh lưu loát và tinh tế, chúng ta thấy cảnh này tan vào cảnh khác màkhông có khớp nối chuyển cảnh” Bên cạnh đó, Harding Le May và nhà phêbình Granville Hicks cũng diễn tả nghi ngờ rằng “ Hai đứa trẻ làm sao có thểhiểu đươc sự phức tạp trong phiên tòa xử Tom”
Nhà nghiên cứu Jacqueline Tavernier Courbin lại nhận xét tác phẩm về giọngđiệu: “ Tiếng cười bộc lộ sự hủy hoại bên dưới bề mặt đẹp đẽ nhưng bằngcách hạ phẩm giá nó, người ta khó có thể bị kiểm soát bởi những gì mà họ cóthể cười vào” J T Courbin cũng lưu ý rằng “ Lee sử dụng cách nói nhại, tràophúng, mỉa mai để đề cập đến những vấn đề phức tạp”
Nhà phê bình Harding Lemy đưa ra ý kiến về phần hai của cuốn tiểu thuyết:
“ Đó là nỗi ô nhục gặm mòn tinh thần của người da trắng miền Nam đã đượckhai sáng trong vấn đề đối xử với người da đen”
Nhà nghiên cứu Chales Shields trong “ Tiểu sử của Harper Lee” đã đưa ranguyên nhân giúp cuốn tiểu thuyết trở nên nổi tiếng là “ Bài học về phẩm giácon người và sự tôn trọng người khác là điều cơ bản”
Nhà văn Edwen Bruell trong một bài viết năm 1964 về “Hình tượng conchim nhại” đã viết: “Giết con chim nhại là giết đi một thứ vô hại, cũng giốngnhư Tom Robinson vậy”
Nhà phê bình Johnson nhấn mạnh vào nội dung câu chuyện qua điểm nhìncủa nhân vật Scout: “Quyển tiểu thuyết là một bài nghiên cứu cách Jem vàScout bắt đầu nhận thức được sự phức tạp cua quy tắc xã hội và làm thế nàohình thể các mối quan hệ bị chi phối bởi các quy tắc đó thất bại hay là nuôidưỡng những cư dân của thế giới nhỏ bé đó” Thomas Mallon trên tờ The
Trang 4Newyork cũng có chung quan điểm: “ Việc sử dụng giọng kể qua con mắtcủa cô bé Scout làm mềm đi rất nhiều vấn đề gai góc đặt ra cho tác phẩm”.Trong mục điểm sách năm 1960, Peter Green đã bình luận: “ Cô Lee đã tạo
ra một tác phẩm đầu tay xuất sắc Đây là một quyển sách tuyệt vời miêu tảnhững sinh hoạt đời thường không quá ủy mị nhưng cũng không viết để cóvài tiếng cười láu lỉnh nhưng suy cho cùng đây là tiểu thuyết về tuổi thơtrong trắng bị đánh mất”
V Gangadha trong “ Sức hút của Giết con chim nhại” chỉ ra sức hút của tiểuthuyết nằm ở nhân vật Atticus: “ Atticus Finch- một sáng tạo độc đáo nhấtcủa tiểu thuyết Mĩ hiện đại Anh sống trong một xã hội phân biệt chủng tộc
và giới tính nhưng không bị ảnh hưởng bởi môi trường sống Ông chấp nhậnbào chữa cho một người da đen thể hiện quan điểm rộng rãi, phi thành kiếncủa mình và ước mong về những đổi thay
Hoàng Tùng trong một bài viết đăng trên báo văn nghệ trẻ mang tên: “ Giếtcon chim nhại- từ một góc nhìn khác” nhận định rằng: “ Tác phẩm là mộthiện tượng kì lạ của văn học Mĩ nhiều năm Giọng văn đặc trưng miền Nam,những mô tả tinh tế về cảnh vật , về con người nước Mĩ với cảm xúc dạt dàocủa tác giả đã thực sự đưa người đọc vào mạch văn, tạo sự tương tác mạnh
mẽ và lớn lao với tác phẩm”
Thanh Hoài với bài viết “Giết con chim nhại- cuốn tiểu thuyết duy nhất củaHarper Lee trên Việt báo khẳng định: “ Cuốn tiểu thuyết viết về nạn phânbiệt chủng tộc và sự hủy hoại những điều vô tội, được kể lại giọng điệu hómhỉnh, ấm áp của cô bé Scout”
Các ý kiến nhận xét trên đây, dù còn lẻ tẻ song thực sự là những gợi dẫn quýbáu cho chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài
3. Mục đích và nhiêm vụ nghiên cứu
Triển khai đề tài: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “ Giết con chim nhại’của Harper Lee chúng tôi hướng tới mục đích xác định các kiểu loại nhân vật
Trang 5và nghệ thuật tổ chức nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này, góp phần khẳngđịnh giá trị của “ Giết con chim nhại” và tài năng của nhà văn Harper Lee.
Để thực hiện mục đích trên chúng tôi đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xác định các kiểu nhân vật trong “ Giết con chim nhại” của HarperLee
- Chỉ ra nghệ thuật tổ chức nhân vật của Harper Lee trong tiểu thuyết “Giết con chim nhại”
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài khoa học này nghiên cứu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “ Giết conchim nhại của Harper Lee”
5. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “ Giết con chim nhại” củaHarper Lee, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát các vấn đề về thế giới nhân vậtqua bản dịch của Huỳnh Kim Oanh và Phạm Viêm Phương dịch (2008) Giếtcon chim nhại, Nxb Văn học; còn các vấn đề khác nếu có đề cập tới chỉ làmsáng tỏ luận điểm trên
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng tổnghợp các phương pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích, chứng minh
7 Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Harper Lee – con chim nhại chỉ một lần cất tiếng hót
Chương 2: Thế giới nhân vật và phân loại nhân vật trong tiểu thuyết “ Giết conchim nhại” của Harper Lee
Trang 6Chương 3: Nghệ thuật tổ chức nhân vật trong “ Giết con chim nhại” của HarperLee.
CHƯƠNG 1: HARPER LEE – “CON CHIM
NHẠI” CHỈ MỘT LẦN CẤT TIẾNG HÓT
1.1 Đôi nét về Harper Lee và tiểu thuyết “ Giết con chim nhại”
1.1.1 Nhà văn Harper Lee
Nelle Harper Lee (28/4/1926) sinh ra ở Monroeville, Alabama,
Mĩ Bà từng học luật ở Đại học Alabama rồi học thêm một nùa
hè ở Oxford nhưng đến năm 1930, dù chưa tốt nghiệp, bà vẫnđến New York và làm thư kí cho một hãng hàng không Trongkhoảng thời gian này, bà có gửi một vài tác phẩm đến các tổchức văn học nhờ sự giới thiệu của Capote – một nhà văn cũng
là bạn thân của bà Cuối thập niên 50, tổng biên tập của một tờbáo tại J B Lippincott khuyên bà nên nghỉ việc để viết sách
Trang 7Harper Lee đã nghe theo lời khuyên này để có thời gian tậptrung viết sách hơn.
Harper Lee bỏ ra 2 năm rưỡi để viết “ To kill a mocking bird”
Bà hoàn thành cuốn tiểu thuyết vào năm 1959 Tháng 7 năm
1960, “ Giết con chim nhại” được xuất bản Qua phỏng vấn,người ta biết bà cũng bắt tay vào viết một cuốn tiểu thuyết vàmột cuốn biên khảo nữa nhưng đều bỏ dở dang do bà khôngthấy hài lòng Sau thành công của cuốn tiểu thuyết đầu tay,Harper Lee chọn cho mình cuộc sống ẩn dật
Harper Lee nhận được nhiều giải thưởng, bằng khen, huânchương với tiểu thuyết “ Giết con chim nhại” Gần đây nhất,năm 2007, bà được Tổng thống Mĩ George W Bush trao tặngHuân chương tự do
Sau nhiều năm vắng bóng, tháng 7 năm 2015, Harper Lee choxuất bản cuốn tiểu thuyết “ Go set a watchman” – một cuốnsách được coi là sự tiếp nối của “ To kill a mocking bird”, kể vềcâu chuyện xung quanh Scout khi cô đã lớn
1.1.2 Tiểu thuyết “ Giết con chim nhại”
“ To kill a mocking bird”- “ Giết con chim nhại được xuất bảnnăm 1960 và lập tức trở thành một bestseller, bán được hơn 30triệu bản và sau đó còn bán cả triệu bản mỗi năm cho đến hômnay Tiểu thuyết này đã mang lại cho Harper Lee giải thưởngPulitzer vào năm 1961
“ Giết con chim nhại” từ lâu đã là tác phẩm kinh điển của vănhọc Mĩ hiện đại, được giảng dạy trong hệ thống trung học lẫnđại học ( hơn 70% số trường ở Mĩ ) và nằm trong chương trìnhdạy tiếng Anh như một sinh ngữ tại nhiều quốc gia trên thế giới.Sức quyến rũ của nó vẫn còn cho đến tận ngày nay
Trang 8Năm 1999, nó được độc giả bình chọn là “ Tiểu thuyết hay nhấtthế kỉ XX” trong cuộc thăm dò do tờ Literary Jounal tổ chức.Trong danh sách “100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất kể từ 1900của nhà xuất bản Modern Library công bố năm 1988 dựa trênbình chọn của độc giả, nó xếp hạng 5 Năm 2006, trong bảnthăm dò ý kiến do các quản thủ thư viện gửi cho độc giả có câuhỏi: “ Cuốn sách nào mà mọi người lớn nên đọc trong đờimình?” cuốn này đã được độc giả xếp hàng đầu, sau đó mới đến
“Kinh Thánh” và “ Chúa tể của những chiếc nhẫn” “ Giết conchim nhại” thật sự đã ghi dấu ấn trong lòng độc giả và được giớichuyên môn đánh giá cao
Tuy nhiên, tác phẩm này cũng chiếm hạng 41 trong danh sách
100 cuốn sách thường bị xét lại giá trị nhất trong khoảng 1990 –
2000 do Hiệp hội thư viện Mĩ công bố Dĩ nhiên, cuốn sách nàycũng được độc giả da đen và da trắng nhìn nhận khác nhau vìtác giả của nó là một người da trắng Nhiều nhà phê bình đồng ýrằng tuy nhiều nhân vật da đen được mô tả tốt đẹp trong tácphẩm nhưng cái nhìn của tác giả đối với họ vẫn mang tính hạ
cố Nhưng nếu nói “Giết con chim nhại” chỉ bàn đến vấn đềchủng tộc thì không chính xác Không chỉ dừng lại ở đó, tácphẩm mở rộng và đề cập đến những thành kiến khác của conngười, những thứ vốn là nền tảng dẫn tới thói đạo đức giả, bấtcông xã hội và nhiều tệ nạn khác Tất cả được mô tả qua cáinhìn của bé gái Jean Louise Finch, biệt danh Scout Việc chọnmột em bé làm người dẫn chuyện giúp tác giả có thể đề cập tớinhững diều được xã hội quanh em mặc nhiên công nhận là hợp
lí, đương nhiên hoặc không thể thay đổi Khi nhìn thấy những
Trang 9hiện tượng đó và so sánh với những gia trị đạo đức được bố emdạy bảo hoặc chỉ đơn thuần là kể lại sự vụ, em có thể cho ngườiđọc thấy khía cạnh phi nhân trong xã hội.
“Giết con chim nhại” được đặt trong bối cảnh miền Nam Hoa
Kì trong khoảng 3 năm đầu thập niên 30 của thế kỉ XX ScoutFinch 6 tuổi sống với anh trai Jem 10 tuổi và bố Atticus- mộtluật sư tuổi trung niên Mẹ Scout mất năm cô bé lên 2 tuổi vàmọi công việc nội trợ trong nhà đều do Calpurnia- một ngườiphụ nữ da đen nghiêm khắc nhưng tốt bụng đảm đương Mùa hề
nọ, Jem và Scout kết bạn với Dill- một cậu bé đến chơi với dìmình ở Maycomb Ba đứa trẻ cảm thấy vừa hứng thú vừa sợ hãi
về người hang xóm Boo Radley sống ẩn dật trong ngôi nhà kếbên suốt nhiều năm mà khong hề ra ngoài Khi nghe nhữngngười lớn ở Maycomb kể về Boo, bọn trẻ tưởng tượng Boo là
kẻ độc ác, quái dị hàng đêm đi bắt mèo, sóc về ăn sống và rình
mò quanh nhà hang xóm Mùa thu năm ấy Scout đến trường lầnđầu tiên Những ngày đi học của cô bé không yên ả chút nào.Scout luôn gặp rắc rối với cô giáo và bạn bè Trên đường đi học
về, Jem và Scout thường thấy những món quà để trong một hốccây trên mảnh đất nhà Radley Mùa hè năm sau, Dill quay lại
Ba đứa trẻ lại bày trò để khám phá về Boo Radley cho đến khiông Atticus bắt bọn trẻ phải thôi ngay mấy trò nghịch ngợm đó.Tuy nhiên trong đêm cuối Dill ở thị trấn, ba đứa trẻ lẻn vàomảnh đất nhà Radley Thấy động, Nathan Radley bắn chỉ thiênlàm chúng bỏ chạy Trong lúc chạy trốn, Jem bị mất quần nhưngkhi cậu quay lại tìm, cái quần được vá và treo trên hàng rào.Jem và Scout vẫn tìm thấy những món quà mà Boo để cho
Trang 10chúng trong hốc cây Ông Nathan- anh trai Boo nói cái cây bịbệnh và tram hốc cây lại bằng xi măng Jem và Scout rất buồn
vì không còn các món quà nữa Người cha Atticus được tòa chỉđịnh biện hộ cho Tom Robinson- một người da đen bị buộc tộihãm hiếp một cô gái da trắng tên là Mayella Ewell Dù chonhiều cư dân ở Maycomb chống đối, Atticus vẫn dùng hết sứcmình để bảo vệ Tom Vì điều này, Jem và Scout bị hang xóm vàbạn be trêu chọc Bà đầu bếp Calpurnia đã đưa hai anh em đếnnhà thờ của người da đen gần đó và chúng được mọi người chàođón Bác Alexandra- chị gái của Atticus đến sống với gia đìnhFinch vào mùa hè năm sau Cậu bé Dill đáng lẽ phải sống vớicha dượng nhưng bị ngược đãi, Dill bỏ trốn đến Maycomb vàđược gia đình Scout giúp đỡ Jem, Scout, Dill trốn nhà để đến
dự phiên tòa xử Tom Ba đứa trẻ chứng kiến Atticus biện hộ choTom trước sụ chống đối của những người da trắng Với nhữnglập luận sắc sảo, Atticus đã chứng minh Tom vô tội và sự thật làchính Meyella đã quyến rũ anh Vết thương trên mặt cô ta phải
do một người thuận tay trái gây ra trong khi tay trái của Tom lại
bị tật Kẻ có tội đích thực là Bob Ewell- cha của Mayella Tuynhiên Tom vẫn bị bồi thẩm đoàn là người da trắng kết tội Tomphải vào tù và bị bắn chết sau đó ít lâu vì bỏ trốn Sau tất cả mọichuyện, lòng tin của Jem và Scout vào công lí bị lung lay BobEwell thắng kiện nhưng hắn vẫn nghĩ rằng mình bị sỉ nhục Bobtrả thù bằng cách lẻn vào nhà quan tòa Taylor, nhổ vào mặtAtticus giữa đường rồi đánh Jem và Scout khi chúng trên đường
về nhà từ buổi tối Haloween ở trường Sau cuộc vật lộn trongbóng tối, Jem bị gãy tay còn Bob thì biến mất Scout và Jem
Trang 11được Boo đưa về nhà Cảnh sát trương Heck cho biết Bob Ewell
đã chết do ngã vào con dao của chính hắn Mọi người đều đoánchính Boo là người can thiệp để bảo vệ lũ trẻ Scout dẫn Boo vềnhà, cô bé thấy hối hận vì đã từng nghĩ xấu về Boo Trở về nhà,Scout nghe bố Atticus đọc truyện “Bóng ma màu xám” và chìmvào giấc ngủ
“Giết con chim nhại” được chia làm hai phần Phần I từ chương
1 đến chương 11 chủ yếu nói về lũ trẻ và Boo Radley Phần II từchương 12 đến chương 31, trọng tâm của phần này là câuchuyện về Tom Robinson Có thể nhận thấy, cốt truyện của
“Giết con chim nhại” không qúa li kì, đặc biệt; giọng văn dídỏm, hài hước của Harper Lee cũng không phải điều quá mới
mẻ với độc giả Vậy điều gì đã làm nên sức hấp dẫn của cuốntiểu thuyết này? Câu trả lời nằm ở thế giới nhân vật của tácphẩm “Giết con chim nhại” đã mở ra một thế giới một thế giớinhân vật đa dạng mà mỗi nhân vật và mối quan hệ giữa cácnhân vật đều được Harper Lee tổ chức thành công, tạo nên chiềusâu cho tác phẩm
Cuốn sach lúc đầu đươc Harper Lee đặt tên là “Atticus” nhưngsau này, vì muốn tác phẩm vượt ra khỏi hình ảnh một con người
cụ thể, Harper Lee đã đổi tên thành “to kill a mocking bird”.Tiểu thuyết này có tầm bao quát rất rộng, đề cập đến nhiều vấn
đề trong xã hội loài người “Giết con chim nhại” đã được dịch rahơn 40 thứ tiếng và được dựng thành phim Sức lan tỏa củacuốn sách và thông điệp mà Harper Lee gửi gắm trong đó vẫncòn nguyên sức hấp dẫn đến tận ngày nay
1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành thế giới nhân vật trong “Giết con chim nhại”
Trang 12Trong “Giết con chim nhại” thế giới nhân vật hiện lên phong phú và đadạng với nhiều mối liên hệ Bên cạnh yếu tố tài năng của tác giả còn có
sự chi phối của nhiêu yếu tố khác để Harper Lee có thể xây dựng một thếgiới nhân vật sinh động trong tiểu thuyết của mình Nhà phê bình TrầnThanh Mại có viết rằng “lấy đời người để cắt nghĩa tác phẩm” Đây cũng
là một con đường để tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn tiểu sử.Người đọc yêu mến “Giết con chim nhại” của Harper Lee dễ dàng nhậnthấy thế giới nhân vật trong tiểu thuyết phản ánh khá sâu sắc lịch sử, thờiđại, những vấn đề nóng bỏng của Hoa Kì thế kỉ XX cũng như chính cuộcđời của Harper Lee
1.2.1 Yếu tố lịch sử, thời đại
Hoa Kì là một đất nước phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đầyphức tạp và mâu thuẫn Trong lịch sử nước Mĩ, có một giai đoạnđẫm máu từ năm 1861-1865, nội chiến Hoa Kì giữa phe miềnBắc do tổng thống Lincoln và tướng Ulysses lãnh đạo và phemiền Nam dưới sự chỉ huy của tướng Robert Lee Miền Bắcchiến thắng và Hoa Kì thống nhất Những người nô lệ được giảiphóng, nới rộng quyền pháp lí cho những người Mĩ gốc Phi.Miền Nam nước Mĩ suy kiệt và bần cùng cho đến nửa sau thế kỉ
XX trong khi miền Bắc và miền Tây phát triển nhanh chóng vàthịnh vượng “Giết con chim nhại” lấy bối cảnh miền Nam Hoa
Kì trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỉ XX, khi miềnNam kiệt quệ kinh tế và sự phân biệt chủng tộc rất gay gắt Điềunày lí giải vì sao trong tác phẩm Maycomb lại là một thị trấn
“chán ngắt” với nhịp độ hoạt động có phần chậm chạp
Kinh tế miền Nam vốn đã chạm phát triển hơn nữa vào khoảngnhững năm 1929-1933, thời gian mà nhân vật Scout cho rằngđến Maycomb chẳng có gì vội vã vì chẳng có nơi nào để đi,
Trang 13không có gì để mua và không có tiền để mua” Đó là thời kìkhủng hoảng kinh tế lớn trong lịch sử nước Mĩ Sự khó khăntrong cuộc sống được Harper Lee miêu tả qua sinh hoạt, lốisống của thế giới nhân vật trong “Giết con chim nhại” BốAtticus “phải thực hành tiết kiệm hơn bất cứ thứ gì khác” Dù làluật sư song Atticus có lối sống rất giản dị Ông thích đọc sáchbáo, thích nghiền ngẫm những cuốn sách Atticus được xâydựng như một hình mẫu lí tưởng về con người hết lòng vì giađình, vì những đứa con dù trong khi kinh tế đang khó khăn HạtMaycomb “là hạt nông nghiệp” nên phần lớn con người ở mảnhđất này là người lao động nghèo Những người trong nhàCunningham nghèo đến mức “không giỏ quyên góp trong nhàthờ,phiếu bạc lẻ cũng không Họ sống với những gì họ có”nhưng những con người ấy cũng đầy lòng tự trọng Họ trả côngcho Atticus “một đống củi”, “bao hạt hồ đào”, “thùng dâyleo”…Những người trong gia đình Ewell sống một cuộc sốngkhổ sở, thiếu thốn và lưu manh Những đứa trẻ không được đihọc, quanh quẩn quanh những bãi rác và hỗn láo với người lớn.Nhưng đói khổ hơn cả là những người da đen, họ phải làm thuêkhắp nơi mà vẫn không đủ ăn.Chỉ bằng vài nét miêu tả nhà thờcủa những người da đen, Harper Lee đã cho thấy sự thiếu thốncủa họ “ Nhà thờ First Purchase không đóng trần và không đượcsơn bên trong Dọc bức tường nhà thờ có những cây đèn dầuhỏa chưa thắp sáng”, “sân nhà thờ bằng đất sét cứng như gạchnung, như nghĩa trang cạnh nó”
Cách giáo dục của nước Mĩ đầu thế kỉ XX cũng được HarperLee đưa vào tác phầm để lí giải cho thế giới nhân vật của mình
Trang 14Scout và Jem “được giáo dục trên cơ sở nủa thập phân nửa mũhọc dốt” Cách giáo dục ấy đã sản sinh ra những giáo viên máymóc, khô cứng như cô Caroline, cô Blount, cô Gates Những bàigiảng khô cứng , hình thức trên lớp khiến Scout khó chịu “côCaroline có vẻ không biết rằng bọn lớp một mặc váy bằng baobột mì và áo sơ mi bằng vải bong sờn rách này, hầu hết đều chặtcây bông và cho heo ăn từ lúc mới biết đi, đã miễn nhiễm vớithứ văn chương tưởng tượng” Cô giáo còn khó chịu khi thấyScout đã biết đọc và biết viết, cô dặn Scout “phải nói với bố tôiđừng dạy tôi nữa” Cách giáo dục máy móc, thiếu tình thương ởtrường học đã khiến lũ trẻ dần chán học và ngỗ nghịch hơn.
Có thể nói sự nghèo đói, ngu dốt, lạc hậu trong những năm đầuthế kỉ XX ở miền Nam nước Mĩ là yếu tố quan trọng hình thànhnên thế giới nhân vật trong “Giết con chim nhại” Harper Lee đãcho thấy mối quan hệ nhân quả giữa kinh tế, giáo dục với sựhình thành nhân cách con người Chính sự nghèo đói, ngu dốt
đã khiến những người trong hạt Maycomb trở nên ích kỉ, độc ác
và đẩy những con người khốn khổ và bi kịch
Sự độc ác Phi nhân tính thể hiện rõ nhất trong lịch sử nước Mĩ
là nạn phân biệt chủng tộc Ở Alabama, một tiểu bang miềnNam nước Mĩ trong “Giết con chim nhại” thì thành kiến chủngtộc còn nặng nề hơn nữa Sự phân biệt chủng tộc khiến nhữngngười da đen bị đối xử bất công Họ phải ở một khu ở riêngdành cho những người da màu, cuộc sống vất vả thiếu thốn Chỉcần một lỗi lầm nhỏ, những người da đen cũng bị kết tội và phảichịu hậu quả nặng nề Thành kiến phân biệt chủng tộc đã ăn sâuvào suy nghĩ của những công dân hạt Maycomb, đẩy người da
Trang 15đen vô tội Tom Robinson vào cái chết và những người da đenkhác như Calpurnia, Helen, Zeeboo… phải chịu sự đe dọa, kì thị
từ những người da trắng
Những vấn đề nóng bỏng trong lich sử, xã hội Mĩ đã góp phầnhình thành thế giới nhân vật trong “Giết con chim nhại” củaHarper Lee khiến những nhân vật trong tác phẩm trở nên chânthực, sinh động, phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời
1.2.2 Thế giới quan của nhà văn
Hiện thực được phản chiếu qua con mắt của nhà văn vào tácphẩm Không ngạc nhiên khi nhiều nhà văn xây dựng nhân vậtthành công đều bắt nguồn từ một nguyên mẫu hay lấy cảm hứng
từ đời thực Harpet Lee là một phụ nữ nhạy cảm và sâu sắc nênmọi biến động, mọi con người xung quanh cuộc sống của bà đềughi dấu ấn trong suy nghĩ và trong những trang văn Thế giớiquan của Harper Lee là hệ thống những sự kiện, những nhânvật, những phương thức thay đổi suy nghĩ của con người Thếgiới quan chính là biểu hiện của cách nhìn bao quát đối với thếgiới bao gồm cả thế giới bên ngoài, cả con người và cả mốiquan hệ của con người đối với thế giới Nó quy định thái độ củacon người với thế giới và là kim chỉ nam cho hành động của conngười
Cha của Harper Lee là Asama Coleman Lee, là một luật sưgiống nhân vật Atticus Vào năm 1919, ông bảo vệ cho haingười da đen bị nghi ngờ giết người Hai người này sau đó bịbuộc tội treo cổ Từ đó, ông không tham gia vào vụ án nào nữa.Harper Lee cũng có một người anh trai hơn bà bốn tuổi tênEdwin giống như anh trai Jem của Scout Giống với tiểu thuyết,gia đình Harper Lee cũng có một quản gia da đen Nhân vật Dill
Trang 16cũng được xây dựng dựa trên nguyên mẫu là người bạn thơ ấu
là Truman Capote
Phía dưới đường của gia đình Lee là là ngôi nhà luôn đóng kíncửa như nhà Radley trong truyện Người con trai dính líu đếnrắc rối pháp lí và bị người cha giam giữ suốt 24 năm cho đếnkhi chết vào năm 1952 Đây được coi là nguyên mẫu của nhânvật Boo Radley
Trong thời gian Harper Lee lên mười, bà được nghe một vụtường thuật trên báo của cha bà về một vụ người phụ nữ datrắng gần Monroeville tố cáo một người đàn ông da đen tên làWalter Lett hãm hiếp cô Lett bị buộc tội tử hình nhưng sau đóđược giảm án chung thân do có nhiều bức thư gửi đến tòa nóiLett bị kết án oan W Lett chết trong tù vào năm 1937 Trongnhững năm sau đó, vụ thiếu niên da đen tên Emet Till vì lỡ huýtsáo với một người đàn bà da trắng mà bị giết một cách dã man
đã trở thành chất xúc tác cho phong trào chống phân biệt chủngtộc đang diễn ra mạnh mẽ ở nước Mĩ lúc bây giờ
Có thể thấy những biến động, những con người xung quanhcuộc sống của Harper Lee đều tác động mạnh mẽ đến việc xâydựng thế giới nhân vật trong “Giết con chim nhại” Từ nhân vậtScout, Jem, Dill, Atticus đến Calpurnia, Boo Radley, TomRobinson đều có nguyên mẫu ngoài đời thực
Tiếp xúc với những người da đen giàu tình yêu thương nhưngphải chịu nhiều bất công, Harper Lee sớm nuôi dưỡng tinh thầnchống phân biệt chủng tộc dù bà là một phụ nữ da trắng HarperLee đề cao khẩu hiệu dân chủ “Quyền bình đẳng cho mọi người,không có đặc quyền cho bất cứ ai” Điều này lí giải vì saonhững nhân vật như Atticus, Underwood, Jem trong “Giết con
Trang 17cchim nhại” lại ra sức đấu tranh chống phân biệt chủng tộc vàđứng lên bảo vệ những người da đen.
Sự bao dung và biết nhìn nhận con người từ nhiều hướng củaHarper Lee đã được thể hiện qua cái nhìn đối với nhân vật BooRadley, bà Dubose hay bác Alexandra Các nhân vật này đều tồntại những mặt tốt và mặt xấu nhưng cũng đồng thời tạo niềm tinvào khả năng cải thiện con người: “Ta không bao giờ thực sựbiết một người chừng nào ta chưa ở địa vị của họ và cư xử theokiểu của họ”
Thế giới quan của Harper Lee đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việcviệc hình thành và xây dựng thế giới nhân vật trong “Giết conchim nhại” Thông qua các nhân vật, Harper Lee đã vạch trần sựbất công trong xã hội Mĩ thay vì ém nhẹm và giả vờ như nókhông tồn tại
Trang 18CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ PHÂN LOẠI NHÂN VẬT TRONG “GIẾT CON
CHIM NHẠI” CỦA HARPER LEE
2.1 Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật
Nhà văn Đức Goeth có nói: “ Con người là điều thú vị nhất với con người, và conngười cũng chỉ hứng thú với con người” Con người là nội dung quan trọng nhấtcủa văn học Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể conngười trong tác phẩm văn học- cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiệnbằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ Trong tác phẩm văn học nóichung và trong tiểu thuyết nói riêng nhân vật đóng vai trò quan trọng, là mắt xích
cơ bản để xâu chuỗi các biến cố, sự kiện cũng như tư tưởng của nhà văn
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Quốc gia Hà Nội, 2000, nhóm tác giả Lê BáHán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Nhân vật là con người cụ thểđược miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng, cũng
có thể không có tên riêng…Khái niệm nhân vật văn học có khi được sứ dụng nhưmột ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hình tượng nổi bậtnào đó trong tác phẩm… Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệkhông thể đồng nhất nó với con người trong đời sống
Trang 19Trong cuốn Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006 do Phương Lựu (chủbiên) đinh nghĩa về nhân vật văn học như sau: “ Nói đến nhân vật là nói đến conngười được miêu tả thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học…khái niệmnhân vật có khi sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ con người cụ thể nào mà chỉ làmột hiện tương nổi bật trong tác phẩm…nhưng chủ yếu vẫn là hình tượng conngười trong tác phẩm…nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật ước lệ, cónhững dấu hiệu để nhận ra.
Theo cuốn Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006, Hà Minh Đức (chủ biên)các tác giả cho rằng: “ Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tínhước lệ, đó không phải là sao chụp đầy đủ mọi chi tiết, biểu hiện của con người màchỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp,tính cách… và cần chú ý thêm một điều: thật ra khái niệm nhân vật thường đượcquan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những conngười có tên hoặc không tên được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng quatrong tác phẩm, mà còn là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng,tính cách con người
Một tác phẩm thực sự thành công thì yếu tố cốt yếu không thể thiếu là nhân vật.Các nhân vật văn học riêng lẻ với những đặc điểm riêng về nghề nghiệp, tuổi tác,vùng miền, tính cách với những mối quan hệ đã làm nên một thế giới nhân vật Qua
đó nhà văn không chỉ phản ánh cuộc sống với biết bao bề bộn mà còn bày tỏ quanniệm, tư tưởng của mình
Khái niệm thế giới nhân vật là một phạm trù rất rộng Thế giới nhân vật là một tổngthể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sựchi phối của tư tưởng tác giả Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tácnghệ thuật của nhà văn và chỉ xuất hiện trong văn học, trong sáng tác nghệ thuật
Đó là hai mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, có quy luật riêng tim hiểu ở đặc
Trang 20điểm con người tâm lí, không gian, thời gian xuất hiện gắn liền với một quan điểmnhất định của chúng về tác phẩm Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn vẹn,toàn diện và sâu sắc của một chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trongtác phẩm, mối quan hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩ, tư tưởng của họ trongcách đối nhân xử thế, trong giao lưu với xã hội, với gia đình Thế giới nhân vật vìthế bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật Con người trong văn học chẳngnhững không gắn với con người thực tại về tâm lí, hành động mà cả ý nghĩa kháiquát, tượng trưng Trong thế giới nhân vật ngưới ta có thể chia thành các kiểu loạinhân vật nhỏ hơn ( nhóm nhân vật ) dựa theo những căn cứ, tiêu chí nhất định Quathế giới nhân vật nhà văn không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống mà còn bày tỏ tưtưởng quan niệm của mình.
2.2 Khảo sát thế giới nhân vật trong “Giết con chim nhại”
Tiểu thuyết “Giết con chim nhại” không phải là một tác phẩm đồ sộ nhưng có sốlượng nhân vật khá phong phú Trong đó, Harper Lee tập trung miêu tả về nhữngcon người trong thị trấn Maycomb, Alabama Tuy nhiên, chúng tôi chỉ thống kênhững nhân vật có tên tuổi cụ thể, đó là những nhân vật là con người chứ khôngthống kê những nhân vật được ẩn dụ hóa hay các biểu tượng
“Giết con chim nhại” của Harper Lee được tường thuật qua đôi mắt của cô bé Scout– một bé gái trong những năm đầu của bậc tiểu học Các nhân vật trong tiểu thuyếtdần xuất hiện qua lời kể của Scout, dù là nhân vật có mối quan hệ thân quan haychỉ thoáng qua trong những lần gặp gỡ bất ngờ của Scout thì người kể chuyện cũngđều miêu tả, kể về nhân vật mình tiếp xúc với những hành động, lời nói cụ thể Từ
đó, với tâm điểm là cô bé Scout, một thế giới nhân vật xoay quanh sự quan sát của
cô bé này dần hiện lên hoàn chỉnh và các câu chuyện lẻ tẻ, vụn vặt ở thị trấnMaycomb được xâu chuỗi khéo léo để tư tưởng của nhà văn được lộ diện Khảo sáttiểu thuyết “Giết con chim nhại”, chúng tôi đã thống kê nhân vật theo bảng sau:
Trang 2231 Farrow Truyền giáo
2.3 Phân loại nhân vật trong “Giết con chim nhại”
Có nhiều cách phân loại nhân vật khác nhau Dựa trên cuốn Từ điển thuật ngữ vănhọc, tập 2, Nxb KHXH, Hà Nội và cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ânbiên soạn thì nhân vật được phân loại như sau:
-Dựa trên mối quan hệ với lí tưởng xã hội có: nhân vật chính diện, nhân vật phảndiện
-Dựa trên vai trò của nhân vật trong kết cấu và cốt truyện của tác phẩm có: nhân vậtchính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm
-Dựa trên cấu trúc hình tượng có: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật
tư tưởng
Trang 23Trên cơ sở đó cùng với quan niệm nghệ thuật về con người độc đáo tạo nên hệthống nhân vật phong phú, chúng tôi đi tìm hiểu thế giới nhân vật trong “Giết conchim nhại” theo sự phân chia nhân vật theo sự phát triển của tính cách nhân vật.Nhân vật có tính cách thường xuyên xuất hiện trong văn học hiện đại Đó là loạinhân vật có tính cách nổi bật được xây dựng cụ thể, sinh động như con người ởngoài đời Nhân vật được miêu tả như một người với tư cách cá nhân có những tínhcách nổi bật nào đó.Harper Lee đã xây dựng nên những tính cách lớn thông qua hệthống nhân vật của mình.
kể trong vòng 3 năm, từ khi cô bé 6 tuổi đến lúc 9 tuổi Scout không thích mặc váy,không thích điệu đà, cô bé chỉ thích mặc áo liền quần để dễ dàng chạy nhảy Điều
kì lạ là Scout rất ghét bị gọi là con gái Mỗi lần răn đe Scout, Jem chỉ cần nói “Màysắp sửa giống y một đứa con gái vậy” là cô bé sẽ ngoan ngoãn nghe theo lời Jem.Scout biết chữ từ rất sớm nên khi đến trường, ngay trong buổi học đầu tiên cô bé đãđọc được hầu hết cuốn My First Reader Đáng tiếc sự thông minh và tự tin củaScout không được cô giáo cổ vũ, trái lại, cô giáo Caroline còn tỏ ra khó chịu khi
Trang 24nghĩ Scout đã được bố dạy đọc và viết Sự cứng nhắc, khô khan của việc giáo dụctrong trường học khiến Scout phản ứng mạnh mẽ Scout kể với anh trai “Nếu khôngphải ở lại, em đã về Jem, cái cô đáng ghét đó nói bố Atticus đã dạy em đọc và bốphải ngừng chuyện đó lại” Cô bé cũng thẳng thắn nói với bố là mình sẽ không đihọc “Bố không hề đi học mà bố vẫn ngon lành vậy con cũng sẽ ở nhà Bố có thểdạy con giống như ông nội dạy bố với chú Jack vậy” Scout không phải là một đứatrẻ bướng bỉnh, nhưng cô bé không chịu được cách dạy khô khan và kìm hãm sựsáng tạo của học sinh ở trường học Dĩ nhiên, với những lời khuyên của bố Atticus,Scout vẫn phải đi học mà chẳng thấy vui vẻ gì.
Scout phản ứng quyết liệt với những ai chế giễu Atticus Ở trường học, khi CecilJacob rêu rao bố của Scout Finch biện hộ cho bọn mọi đen Cô bé đã giận dữ di tìmCecil và đe dọa “Mày rút lại câu đó đi nhóc” và sẵn sàng “bung ra” nắm tay siếtchặt cho cậu nhóc Với Francis, cháu họ của Scout, khi nó chọc tức Scout bằngcách chạy và la to “Đồ yêu bọn mọi đen”, Scout đã tìm mọi cách để bắt được nó dù
bị bác Alexandra răn đe, cô bé “đấm vào răng cửa của nó đến toác da đốt ngón tayđến tận xương” Tuy nhiên khi bị những người lớn trong gia đình trách mắng, Scoutđành nói dối mình chọc tức Francis trước vì không muốn bố Atticus phải suy nghĩ.Trong đem Atticus đến nhà tù để bảo vệ Tom, Scout và Jem đã bí mật theo ông.Mặc dù nhìn thấy đám đông người lớn bao quanh bố và một người lực lưỡng trong
số đó “thô bạo chụp lấy cổ áo Jem” nhưng Scout vẫn không run sợ Cô bé lao đến
“lẹ lành đá vào người đó” và nói “Ông không được đụng vào anh ấy” Trong đemHaloween bị Bob Ewell tấn công, Scout thoát chết khỏi nhát dao của Bob nhờ mặc
bộ quần áo giăm bông vướng víu Ngay khi nghe tiếng Jem rú lên, Scout không sợnguy hiểm chạy theo hướng tiếng rú của Jem và “ập vào cái bụng mềm nhão củamột người đàn ông” Sự mạnh mẽ trong cá tính và hành động của Scout bắt nguồn
Trang 25từ tình yêu thương và sự lo lắng dành cho bố và anh trai- những người thân yêunhất của cô bé.
Dill là cậu bé luôn song hành cùng Scout trong những trò nghịch ngợm Giống nhưScout, Dill cũng là một nhân vật mạnh mẽ và đặc biệt Kki được nghe câu chuyện
bí ẩn về Boo, Dill thắc mắc “không biết hắn ta làm gì trong đó” Trí tò mò thôi thúcDill khám phá ngôi nhà của Boo Radley Dill thách thức Jem sờ vào ngôi nhà đểthực hiện một ý tưởng rất trẻ con “Chắc chắn hắn sẽ chạy ra đuổi khi thấy màytrong sân, lúc đó tao và Scout sẽ nhào vô, đè hắn xuống cho tới khi mình nói đượcvới hắn là mình không tính hại gì hắn” Chính Dill là người bày trò chui vào vườnnhà Radley đẻ gặp Boo nhưng không thành công Dù chỉ là một đứa trẻ nhưng ướcmong khám phá thế giới xung quanh mà không sợ nguy hiểm của Dill khiến người
ta vừa buồn cười vừa khâm phục
Hành trình đầy phiêu lưu của Dill từ Maridian đến Maycomb và trốn dưới gầmgiường của Scout đã thể hiện cá tính mạnh mẽ và sự dũng cảm của Dill Dill khôngđược mẹ và bố dượng quan tâm như những gì Dill khoe với Scout qua những láthư Sauk hi bị bố dượng buộc bằng dây xích và bị bỏ đói, Dill đã trốn thoát , langthang hai dặm ra khỏi Maridian, làm thuê cho đoàn triển lãm thú, đi bộ và bám theo
xe chở hang để đến Maycomb Chấp nhận chịu đói khổ để thoát khỏi sự vô tâm của
mẹ và bố dượng, Dill đã tâm sự với Scout “Họ sống hòa thuận nhiều hơn nếukhông có tao, tao không thể giúp họ bất cứ điều gì” Là một đứa trẻ nhưng suy nghĩ
đó của Dill giống như suy nghĩ của một người trưởng thành đầy lòng tự trọng Dillkhông muốn sống phụ thuộc, không muốn sống trong ngôi nhà mà mọi người đềucoi cậu bé như người thừa
Ước mơ của Dill khi lớn lên cũng khiến người ta cảm thấy kì lạ “Tớ nghĩ khi lớnlên tớ sẽ làm anh hề” Lí do mà Dill đưa ra là “Trên đời này tớ chẳng làm được gìcho mọi người, trừ việc làm cho họ cười ầm lên, cho nên tớ sẽ gia nhập một gánh
Trang 26xiếc và cười đã luôn” Khi bị Jem phản đối rằng “Những anh hề thương buồn,chính người ta mới cười vào họ”, Dill lại đưa ra một cách suy nghĩ mới có phầnthách thức “Vậy tớ sẽ làm một dạng hề mới Tớ sẽ đứng ngay giữa vòng diền vàcười nhạo mọi người” Cá tính mạnh mẽ của Dill đã được Harper Lee miêu tả mộtcách rõ nét Sự xuất hiện của Dill vào những mùa hè ở thị trấn Maycomb khiếnnhững câu chuyện xung quanh Scout và Jem trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.
Sự kiên định và mạnh mẽ của Scout và Dill đều thể hiện bản chất trong sáng của trẻ
em Đặt vào trong tiểu thuyết với những đứa trẻ không hiểu biết và a dua theongười lớn, tính cách mạnh mẽ của Scout và Dill lại càng nổi bật
Thông qua những đứa trẻ trong tiểu thuyết, Harper Lee muốn gửi gắm một thôngđiệp rằng “Trẻ em sinh ra vốn mang bản chất hướng thiện, coi trọng sự công bằng,chúng chỉ hấp thu những thành kiến trong quá trình lớn lên giữa cộng đồng”
Dolphus Raymond là nhân vật xuất hiện thoáng qua trong tiểu thuyết nhưng hìnhảnh người đàn ông này ngay lập tức ghi dấu ấn bởi cá tính mạnh mẽ, phóng khoánghơn người Là một người đàn ông da trắng, hơn nữa Dolphus Raymond còn “sởhữu tất cả đất bên song với lại ông ta xuất thân từ một dòng họ thực sự lâu đời”.Đáng lẽ với tài sản và gia thế như vậy, Dolphus phải là người đàn ông sáng giá nhấtMaycomb Tuy nhiên, ông lại bị chính những người da trắng khinh bỉ vì đã lấy mộtphụ nữ da đen và sinh ra những đứa trẻ lai Dophus không hề đau khổ hay xấu hổ vìchuyện đó Ông sống gần gũi, gắn bó với người da đen và chăm sóc cho những đứacon của mình Dophus nói với Scout và Dill “ Một số người không thích lối sốngcủa ta Bây giờ ta có thể mặc xác họ, ta không quan tâm họ có thích chuyện đó haykhông” Dolphus sống theo cách mà ông muốn sống, không vì những lời đàm tiếu
mà thay đổi lối sống của mình Đó là một người đàn ông dũng cảm, phóng khoáng,kiên định- một cá tính mạnh mẽ vượt thoát khỏi những khuôn khổ thông thường
Trang 272.3.2 Nhân vật bao dung, vị tha
Nhân vật bao dung, vị tha trong “Giết con chim nhại” là những nhân vật có tấmlòng rộng lượng, dễ dàng thông cảm tha thứ cho khiếm khuyết của người khác Họluôn trao gửi tình thương, đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và giúp đỡ họnhiều hơn
Atticus là nhân vật được Harper Lee xây dựng như hình mẫu của đức tính baodung, vị tha Trong gia đình, Atticus là chỗ dựa cả về vật chất và tinh thần cho haiđứa con Ông vừa phải đảm nhận vai trò của người cha, vừa phải chăm sóc yêuthương con như một người mẹ để bù đắp những thiếu hụt tình cảm cho chúng.Những câu nói mà ông khuyên bảo Scout và Jem cũng là mong muốn hai đứa trẻ cócái nhìn bao dung với người khác “Con không bao giờ thực sự hiểu một người nàochừng nào con chưa xem xét mọi việc từ quan điểm của người đó” Quan niệm nàycủa Atticus được ông thể hiện trong mọi mối quan hệ khác Đối với chị Alexandra
vô tâm và khó tính,Atticus luôn tôn trọng những lời chị gái nói dù không coi nó làđúng Dù công việc làm luật sư ở hạt Maycomb không tạo nhiều thu nhập choAtticus, lại phải nuôi hai đứa con, Atticus vẫn sẵn sàng giúp đỡ chú Jack học nghề
y Với những người hang xóm, Atticus luôn sẵn lòng chia sẻ, giúp đỡ họ với mộtthái độ ân cần, thân thiện Bà Dubose cáu kỉnh luôn soi mói và nói những lời khónghe về gia đình Finch, Atticus không hề tức giận mà vẫn chào hỏi bà “Chào buổitối, bà Dubose! Tối nay trông bà như một bức tranh” Ông còn dặn con “Đừngchấp, con! Bà ấy đã già và lại còn bị bệnh” Atticus luôn đặt mình vào vị trí củangười khác để cảm nhận những đau khổ mà họ phải chịu đựng trước khi phán xét
họ Chính vì những suy nghĩ nhân văn ấy, Atticus đã phát hiện ra sự oan ức trongvuán Tom Robinson, phát hiện ra sự dối trá trong lời khai của Bob Ewell vàMayella Tuy nhiên, Atticus vẫn cảm thông cho những tội lỗi của họ vì biêt rằngchúng có nguyên nhân từ sự đói nghèo, ngu dốt Khi Tom bị bắn chết, Atticus rất
Trang 28đau khổ vì không thể cứu Tom, ông tự dằn vặt mình “Em đoán Tom đã phát mệt vớinhững cơ hội của người da trắng và thích tự mình chớp lấy cơ hội hơn, phải khôngCal?” Lòng tốt của Atticus đã gieo vào lòng những người từng tiếp xúc với ôngnhững tình cảm trong trẻo,yêu thương.
Jem thừa hưởng những đức tính của Atticus hay nói chính xác hơn, sự trưởng thànhtrong hành động và suy nghĩ của cậu bé là một quá trình trải nghiệm đầy khó khăn.Jem là một chú bé đang ở độ tuổi mới lớn Vì vậy nhưng suy nghĩ của Jem có phầnnông nổi và cảm tính nhưng nó đã phản ánh sự bao dung trong tâm hồn của mộtcậu bé đa cảm Khi bị cắt đứt liên lạc với Boo, Scout thấy Jem “đứng đó cho đếnkhi đem xuống và tôi chờ anh Khi chúng tôi đi vào nhà, tôi thấy anh nãy giờ đãkhóc” Jem đã đoán ra người giấu những món quà trong hốc cây là Boo Radley.Jem thương Boo sẽ tuyệt vọng khi không thể giao tiếp với thế giới bên ngoài bằngcách thức bí mật giưa Boo và bọn trẻ nữa Khi phải đến nhà bà Dubose để đọc cho
bà nghe mỗi buổi chiều, ban đầu Jem có cảm giác tù túng, ngột ngạt nhưng dầndần, chứng kiến những cơn động kinh đau đớn của bà Dubose “Anh nhìn bàDubose với khuôn mặt hoàn toàn không oán giận Qua nhiều tuần anh đã trau dồimột cách thể hiện mối quan tâm vô tư và lịch sự mà anh sẽ trình ra cho bà để đáplại những lời đặt điều kinh hoàng nhất của bà.” Lòng vị tha mà bố Atticus thườngnói với Jem đã dần dân len lỏi trong tâm hồn cậu bé như mạch nước ngầm trongmát nuôi dưỡng những suy nghĩ và cảm nhận của Jem về con người và cuộc sống.Jem đã hiểu giá trị của lòng bao dung và vị tha khi cậu biết đau nỗi đau của ngườikhác Trong phiên tòa xử Tom, Jem cầu nguyện cho Tom thắng kiện Khi nguyệnước đó không trở thành hiện thực, Jem đã khóc suốt đương về Và suốt một thờigian dài, Jem không thể nào quên nỗi đau mà Tom Robinson phải chịu trong phiêntòa mùa hè năm ấy