- Ao ương cần đạt một số yêu cầu kỹ thuật: + Nguồn nước tốt. Có cống cấp thoát nước chủ động. + Diện tích từ 2500 – 10 000 m2. + Độ sâu tối thiểu: 1.8 m + Bùn đáy không quá 25 cm. - Cải tạo – Chuẩn bị ao ương. + Tát cạn. + Rãi vôi – Lượng 10 – 15 kg / 100 m2 ( kể cả 4 vách ao ) - phơi đáy ao tối thiểu 3 ngày. Trường hợp ao trong lần ương trước có xãy ra bệnh ( Gan thận mũ hoặc thích bào tử trùng hoặc trùng quả dưa hoặc dịch bệnh không rõ nguyên nhân... ) thì cần xữ lý Chlorine trước khi rãi vôi ít nhất 2 ngày. Liều lượng Chlorine 69%: 2 – 3 kg / 1 000 m2 bề mặt – Hoà nước phun đều lúc trời mát. + Dọn cỏ – vệ sinh rác xung quanh ao. + Rào lưới xung quanh ao. + Lắp đặt hệ thống sục khí đảm bảo DO ≥ 4 ppm ( 7h sáng – ngày ương thứ 4 trở đi). + Lấy nước đạt độ sâu cần thiết. Nước lấy vào ao phải qua túi lọc vải nhằm hạn chế cá tạp cá dữ. + Lắp đặt hệ thống sục khí. + Xữ lý Probiotic - Gây màu – thả giống Daphnia, Moina 1lít sinh khối tươi / 1 000 m3. Dùng bột đậu nành và trứng để nuôi sinh khối và gây màu nước. + Kiểm tra chất lượng nước trước khi thả cá bột 1 ngày. Đảm bảo đạt một số yêu cầu kỹ thuật sau: (
TÓM TẮT QUI TRÌNH – ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT Đối tượng áp dụng: Sản xuất cá Tra giống – Ương cá bột – hương – giống Các bước của qui trình: 1. Ương nuôi cá hương ( 4tuần tuổi ). 2. Ương nuôi cá giống ( 10 – 12 tuần tuổi ). 3. Quản lý – Môi trường – Dịch bệnh. 4. Quản lý chất lượng sản phẩm. 5. Xuất bán sản phẩm – Thống kê – Chỉnh lý. ƯƠNG NUÔI CÁ HƯƠNG 1. Chuẩn bị ao ương - Ao ương cần đạt một số yêu cầu kỹ thuật: + Nguồn nước tốt. Có cống cấp thoát nước chủ động. + Diện tích từ 2500 – 10 000 m 2 . + Độ sâu tối thiểu: 1.8 m + Bùn đáy không quá 25 cm. - Cải tạo – Chuẩn bị ao ương. + Tát cạn. + Rãi vôi – Lượng 10 – 15 kg / 100 m 2 ( kể cả 4 vách ao ) - phơi đáy ao tối thiểu 3 ngày. Trường hợp ao trong lần ương trước có xãy ra bệnh ( Gan thận mũ hoặc thích bào tử trùng hoặc trùng quả dưa hoặc dịch bệnh không rõ nguyên nhân . ) thì cần xữ lý Chlorine trước khi rãi vôi ít nhất 2 ngày. Liều lượng Chlorine 69%: 2 – 3 kg / 1 000 m 2 bề mặt – Hoà nước phun đều lúc trời mát. + Dọn cỏ – vệ sinh rác xung quanh ao. + Rào lưới xung quanh ao. + Lắp đặt hệ thống sục khí đảm bảo DO ≥ 4 ppm ( 7h sáng – ngày ương thứ 4 trở đi). + Lấy nước đạt độ sâu cần thiết. Nước lấy vào ao phải qua túi lọc vải nhằm hạn chế cá tạp cá dữ. + Lắp đặt hệ thống sục khí. + Xữ lý Probiotic - Gây màu – thả giống Daphnia, Moina 1lít sinh khối tươi / 1 000 m 3 . Dùng bột đậu nành và trứng để nuôi sinh khối và gây màu nước. + Kiểm tra chất lượng nước trước khi thả cá bột 1 ngày. Đảm bảo đạt một số yêu cầu kỹ thuật sau: ( buổi sáng sớm 7 giờ ) - PH: 6.5 – 7.5 - D.O: ≥ 4 ppm - NH 3 /NH 4 + ≤ 0.03ppm 1 - NO 2 - : ≤ 0.1ppm. Trường hợp chất lượng nước không đạt yêu cầu thì điều chỉnh lại cho phù hợp. pH cao, dùng acid citric hoặc Vitamin C hoặc đường glucose; DO thấp – tăng sục khí – oxy bột; NH 3 /NH 4 , NO 2 cao – dùng muối hoặc Zeolite hoặc Yucca. Liều lượng sử dụng do CB kỹ thuật phụ trách chỉ định. Kiểm tra lại, đạt mới tiến hành thả cá bột. + Thả cá bột – Mật độ 200 – 250 con / m 2 . Có thể thả trực tiếp xuống ao hoặc gián tiếp trên bạt nylon hoặc tapolin tuỳ theo tình trạng của cá bột trước lúc thả. Tránh thả bột lúc trời nắng nóng. 2. Ương nuôi cá hương ( 4tuần tuổi ). Thức ăn của cá gồm: Thức ăn tự nhiên – Thức ăn chế biến. * Thức ăn tự nhiên: chủ yếu từ nguồn Moina – Daphnia ( Trứng nước ) được thả gây nuôi trực tiếp trong ao ương. Thả giống có thể chia ra 2 lần: Lần 1, sau khi lấy nước vào ao. Lần 2 vào ngày ương thứ 6 – 7 trường hợp thức ăn tự nhiên trong ao không đủ. Lượng sinh khối tươi sống cần thiết: - Lần 1: 1 – 1.25 lít / 1 000m 3 . - Lần 2: 2 – 4.0 lít / 1 000m 3 . Nên xữ lý nguồn trứng nước giống trước khi thả vào ao ương. * Thức ăn chế biến: Định mức thức ăn chế biến sử dụng cho 1 000 000 cá bột thả ương. Định mức này ccó thể tăng giảm cho phù hợp với mùa vụ sản xuất – tỷ lệ cá sống trong ao – chất lượng nước. Lượng điều chỉnh sẽ do CBKT phụ trách sản xuất tính toán, quyết định phù hợp. Định mức cơ bản cho từng giai đoạn ương như sau: a. 4 ngày đầu ( D 1 – D 4 ): Lượng cho ăn 1 ngày - Trứng vịt ( 45 – 50 gam / trứng ): 80 – 100 trứng - Bột đậu nành: 5.0 – 7.0 Kg - Sữa bột dùng trong thủy sản: 0.8 – 1.0 Kg Cho ăn dạng lỏng. Tạt đều ao. Chia ra 5 – 6 lần / ngày. b. 4 ngày tiếp ( D 5 – D 8 ): Lượng cho ăn 1 ngày - Trứng vịt ( 45 – 50 gam / trứng ): 120 – 150 trứng - Bột đậu nành: 8.0 – 10.0 Kg - Sữa bột dùng trong thủy sản: 0.8 – 1.0 Kg Cho ăn dạng lỏng. Tạt đều ao. Chia ra 5 – 6 lần / ngày. c. 4 ngày tiếp ( D 9 – D 12 ): Lượng cho ăn 1 ngày. - Trứng vịt ( 45 – 50 gam / trứng ): 150 – 170 trứng - Bột đậu nành: 10.0 – 12.0 Kg - Th.ăn thủy sản đậm đặc 40% Đạm:5.0 – 7.0 Kg. - Premix sử dụng cho cá: 1 – 2 gam / Kg thức ăn ( tính theo trọng lượng khô ). Cho ăn dạng đặc. Chia ra 4 – 5 lần /ngày. d. 4 ngày tiếp ( D 13 – D 16 ): Lượng cho ăn 1 ngày. 2 - Trứng vịt ( 45 – 50 gam / trứng ): 150 – 170 trứng - Bột đậu nành: 10.0 – 12.0 Kg - Th.ăn thủy sản đậm đặc 40% Đạm:5.0 – 7.0 Kg. - Premix sử dụng cho cá: 1 – 2 gam / Kg thức ăn ( tính theo trọng lượng khô ). Cho ăn dạng đặc – chuyển dần sang rãi khô. Chia ra 4 – 5 lần / ngày. e. 7 ngày tiếp ( D 17 – D 23 ): Lượng cho ăn 1 ngày. - Bột đậu nành: 12.0 – 15.0 Kg - Th.ăn thủy sản đậm đặc 40% Đạm:10.0 – 12.0 Kg. - Premix sử dụng cho cá: 1 – 2 gam / Kg thức ăn ( tính theo trọng lượng khô ). Cho ăn khô – Tập cá ăn sàn lưới. f. 7 ngày tiếp ( D 24 – D 30 ) - Bột đậu nành: 15.0 – 20.0 Kg - Th.ăn thủy sản đậm đặc 35 – 38 % Đạm: 12.0 – 20.0 Kg. - Premix sử dụng cho cá: 1 – 2 gam / Kg thức ăn ( tính theo trọng lượng khô ). Cho ăn sàn – tập cá ăn thức ăn viên mãnh – viên 1mm. CHÚ Ý: Trường hợp sử dụng bột huyết thay thế trứng thì qui đổi như sau: 22 – 25 trứng = 1 kg bột huyết. Khi đó trong khẩu phần phải giảm 30 – 35 % lượng bột đậu nành so với dùng trứng. Các thành phần khác không thay đổi. 3. Các yêu cầu cần đạt được sau 01 tháng ương: - Trọng lượng TB: 2 500 – 3000 con/Kg - Tỷ lệ sống TB: 30% - Tiến hành san thưa để ương nuôi lên cá giống. Chăm sóc quản lý đàn cá ương: Theo dỏi các yêu cầu kỹ thuật sau: - Trạng thái hoạt động – tình trạng bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp – Tránh dư thừa làm ảnh hưởng đến môi trường ương nuôi và lãng phí. - Lượng thức ăn tự nhiên phát triển trong ao. - Các yếu tố thuỷ hoá nước hàng ngày theo khung chuẩn nêu trên. - Địch hại trong ao ương. - Ghi chép nhật ký cho từng ao ương theo mẩu qui định. Theo dõi – phòng ngừa ký sinh trùng - Cá bột ương đến ngày tuổi thứ 10: lấy mẫu cá kiểm tra ký sinh trùng ( 2 ngày/lần). - Khi phát hiện cá nhiễm ký sinh trùng phải có biện pháp xử lý thích hợp kịp thời. Xử lý xong, ngày hôm sau kiểm tra lại nhằm đánh giá hiệu quả của việc xử lý. - Hoá chất dùng: tuỳ theo loại ký sinh trùng mà tổ trưởng và CB phụ trách chọn lựa hoá chất và nồng độ sử dụng cho phù hợp tại thời điểm xử lý. Trước khi xử lý cần 3 lưu ý một số vấn đề quan trọng: Chất lượng nước ao ( Oxy, PH, độ kiềm . ), tình trạng cá, tác dụng của hoá chất sử dụng . - Có thể dùng thuốc ngừa ký sinh trùng trộn vào thức ăn cho cá, chỉ áp dụng cho cá đạt 3 tuần tuổi trở lên. Đề nghị sử dụng Vime. Clear – liều lượng sử dụng từ 4 – 5 gam / kg thức ăn, sử dụng 3 ngày liên tục. Cách 12 – 15 ngày dùng 1 đợt. Theo dõi – quản lý chất lượng nước ao ương: - Ứng dụng công nghệ Probiotic trong quá trình ương nuôi giống. Chu kỳ sử dụng từ 7 – 8 ngày / lần. Phun trực tiếp xuống ao ương. Ngoài ra có thể trộn một các sản phẩm có Enzyme kết hợp với Probiotic và vitamin vào thức ăn cho cá ở giai đoạn ăn sàn ( cá được 20 ngày tuổi ). - Hạn chế thay nước và sử dụng hoá chất có tính sát khuẩn. Chỉ thay nước, sử dụng hoá chất sát khuẩn khi cần thiết. Sau khi thay nước hoặc sử dụng hoá chất nên cấy bổ sung lại Probiotic. - Theo dõi các thông số thủy hoá hàng ngày. Yêu cầu phải đạt ( sáng sớm 7 giờ ) + pH: 6.7 – 8.0 + D.O: ≥ 2 ppm. + NH 3 /NH 4 + : ≤ 0.03ppm + NO 2 - : ≤ 0.1ppm. Yêu cầu bộ phận kỹ thuật phụ trách theo dõi, cập nhật, lập báo cáo hàng tuần. Theo dõi – Quản lý thức ăn và thuốc thú y: - Cân định lượng chính xác toàn bộ thức ăn, vật tư khác khi sử dụng cho cá ương phù hợp chủng loại, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường nước ao ương, lãng phí. - Ghi chép cẩn thận vào sổ nhật ký. - Các loại thuốc, hoá chất do tổ trưởng và cán bộ kỹ thuật phụ trách chỉ định sử dụng cho phù hợp về chủng loại và liều lượng. - Không sử dụng các loại thuốc hoá chất nằm trong danh mục cấm sử dụng. ƯƠNG NUÔI CÁ GIỐNG ( Từ hương lên giống – 12 tuần tuổi ) 1. Chuẩn bị ao ương – thả giống: - Ao ương cần đạt một số yêu cầu kỹ thuật: + Nguồn nước tốt. Có cống cấp thoát nước chủ động. + Diện tích từ 2500 – 10 000 m 2 . + Độ sâu tối thiểu: 1.8 m + Bùn đáy không quá 20 cm. - Cải tạo – Chuẩn bị ao ương: + Tát cạn. + Rãi vôi – Lượng 10 – 15 kg / 100 m 2 ( kể cả 4 vách ao ) - phơi đáy ao tối thiểu 3 ngày. Trường hợp ao trong lần ương nuôi trước có xãy ra bệnh: Gan thận mũ hoặc thích bào tử trùng hoặc trùng quả dưa hoặc dịch bệnh không rõ nguyên nhân ., phải xữ 4 lý Chlorine trước khi rãi vôi ít nhất 2 ngày. Liều lượng Chlorine 69%: 2 – 3 kg / 1 000 m 2 bề mặt – Hoà nước phun đều lúc trời mát. + Dọn cỏ – vệ sinh rác xung quanh ao. + Lấy nước đạt độ sâu cần thiết. Nước lấy vào ao phải qua túi lọc nhằm hạn chế cá tạp cá dữ. Xử lý nước bằng B.K.C nồng độ 1líl / 2000 m 3 . 2 ngày sau xử lý Probiotic + Kiểm tra chất lượng nước trước khi thả cá hương 1 ngày. Đảm bảo đạt một số yêu cầu kỹ thuật sau: ( buổi sáng sớm 7 giờ ) - pH: 7.0 – 8.5 - D.O: ≥ 4 ppm - NH 3 /NH 4 + : ≤ 0.03ppm - NO 2 - : ≤ 0.1ppm. + Sau khi xữ lý Probiotic 1 - 2 ngày thì có thể thả cá để nuôi lên giống. - Thả giống: + Cá hương đạt 1 tháng tuổi ( 2500 – 3000 con/kg ) được san thưa để nuôi lên giống. Ngưng cho ăn 1 ngày trước khi đánh bắt san thưa. + Mật độ thả nuôi:150 – 200 con / m 2 . + Cá khoẻ, không bệnh tật. + Thả cá lúc trời mát, hạn chế tối đa các yếu tố gây sốc ( Stress ) nặng đối với cá: Nhiệt độ chênh lệch quá cao, thao tác mạnh trong đánh bắt, vận chuyển, bùn vẫn hữu cơ lơ lững (Detris) 2. Chăm sóc – quản lý: Sau khi thả cá 1 ngày, có thể cho cá ăn. Bảng định mức thức ăn cho cá theo từng giai đoạn ương nuôi Tuần Khẩu phần ( % W ) H.lượng Đạm Loại thức ăn Đậu nành ( % ) T.ăn ĐĐ bột ( % ) T.ăn ĐĐ mãnh ( % ) Thức ăn viên 1ly (%) Thức ăn viên 1,5 ly (%) 1 10 35 – 38 30 70 0 0 0 2 8 30 – 35 20 0 80 0 0 3 8 28 – 30 0 0 80 20 0 4 7 28 0 0 0 100 0 5 7 28 0 0 0 70 30 6 6 28 0 0 0 50 50 7 6 28 0 0 0 0 100 8 6 28 0 0 0 0 100 5 Chăm sóc quản lý đàn cá ương: Theo dỏi các yêu cầu kỹ thuật sau: - Trạng thái hoạt động – tình trạng bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp – Tránh dư thừa làm ảnh hưởng đến môi trường ương nuôi và lãng phí. - Lượng thức ăn tự nhiên phát triển trong ao ương bột – hương. - Các yếu tố thuỷ hoá nước hàng ngày theo khung chuẩn nêu trên. - Địch hại trong ao ương. - Lượng cá hao hụt hàng ngày, hoạt động của cá trong ao. Khi cá có hiện tượng bất thường ( bỏ ăn, chạy mé, hao hụt bất thường, bơi lội lờ đờ . ), biện pháp tốt nhất là lấy mẩu cá, mẩu nứơc và mang sổ nhật ký đến các cơ quan chuyên môn nhờ hổ trợ xác định nguyên nhân và hướng dẩn phương pháp khắc phục. - Ghi chép nhật ký cho từng ao ương theo mẩu qui định. Theo dõi – phòng ngừa ký sinh trùng - Cá bột ương đến ngày tuổi thứ 10: lấy mẫu cá kiểm tra ký sinh trùng ( 3 ngày/lần). - Khi phát hiện cá nhiễm ký sinh trùng phải có biện pháp xử lý thích hợp kịp thời. Xử lý xong, ngày hôm sau kiểm tra lại nhằm đánh giá hiệu quả của việc xử lý. - Hoá chất dùng: tuỳ theo loại ký sinh trùng, chọn hoá chất và nồng độ sử dụng cho phù hợp tại thời điểm xử lý. Trước khi xử lý cần lưu ý một số vấn đề quan trọng: Chất lượng nước ao ( Oxy, PH, độ kiềm . ), tình trạng cá, tác dụng của hoá chất sử dụng . - Có thể dùng thuốc ngừa ký sinh trùng trộn vào thức ăn cho cá, chỉ áp dụng cho cá trên 3 tuần tuổi. Đề nghị Vime. Clear – liều lượng sử dụng từ 4 – 5 gam / kg thức ăn, sử dụng 3 ngày liên tục. Cách 15 – 20 ngày dùng 1 đợt. Theo dõi – quản lý chất lượng nước ao ương: - Ứng dụng công nghệ Probiotic trong quá trình ương nuôi giống. Chu kỳ sử dụng từ 7 – 8 ngày / lần. Phun trực tiếp xuống ao ương. Ngoài ra có thể trộn một các sản phẩm có Enzyme kết hợp với Probiotic và vitamin vào thức ăn cho cá ở giai đoạn ăn sàn ( cá được 20 ngày tuổi ) và giai đoạn sau. - Hạn chế thay nước và sử dụng hoá chất có tính sát khuẩn. Chỉ thay nước, sử dụng hoá chất sát khuẩn khi cần thiết. Sau khi thay nước hoặc sử dụng hoá chất nên cấy bổ sung lại Probiotic. - Theo dõi các thông số thủy hoá hàng ngày. Yêu cầu phải đạt ( sáng sớm 7 giờ ) + pH: 6.7 – 8.0 + D.O: ≥ 2 ppm. + NH 3 /NH 4 + : ≤ 0.03ppm + NO 2 - : ≤ 0.1ppm. Theo dõi – Quản lý thức ăn và thuốc thú y: - Cân định lượng chính xác toàn bộ thức ăn, vật tư khác khi sử dụng cho cá ương phù hợp chủng loại, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường nước ao ương, lãng phí. - Ghi chép cẩn thận vào sổ nhật ký. 6 - Các loại thuốc, hoá chất chỉ định sử dụng phải phù hợp về chủng loại và liều lượng. Không dùng thuốc kháng sinh cho mục đích phòng bệnh. - Không sử dụng các loại thuốc hoá chất nằm trong danh mục cấm sử dụng. 7 . TÓM TẮT QUI TRÌNH – ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT Đối tượng áp dụng: Sản xuất cá Tra giống – Ương cá bột – hương – giống Các bước của qui trình: 1. Ương. glucose; DO thấp – tăng sục khí – oxy bột; NH 3 /NH 4 , NO 2 cao – dùng muối hoặc Zeolite hoặc Yucca. Liều lượng sử dụng do CB kỹ thuật phụ trách chỉ định. Kiểm