1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Mô hình xây dựng thương hiệu hiện hành

8 796 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 55,77 KB

Nội dung

Mô hình xây dựng thương hiệu hiện hành Thời kỳ đổi mới giai đọan đ

hình xây dựng thương hiệu hiện hành Thời kỳ đổi mới giai đọan đầu vào thập niên 60 các thông điệp quảng cáo nhằm phục vụ cho việc bán hàng nên mang tính áp đặt và được xem như thiếu khôn khéo đối với khách hàng. Trải nghiệm của khách hàng chỉ thông qua ba cách là xem quảng cáo, tiếp xúc với người chủ cửa hàng và mua sản phẩm. Mô hình xây dựng thương hiệu thời kỳ này dựa trên hình ảnh thương hiệu, tồn tại bên ngoài công ty (hình 1), dưới hình thức một câu chuyện kể về công ty bằng một giọng đáng tin cậy và một phong cách gây cho khách hàng sự thích thú. Hình ảnh thương hiệu bên ngoài được kiểm soát như thế có thể lặp lại một cách khá dễ dàng trong thời kỳ này bởi vì có rất ít các nguồn thông tin khác về công ty.Hình 1: hình xây dựng thương hiệu dựa trên hình ảnh thương hiệu bên ngoàiThời kỳ đổi mới tiếp theo vào khoảng thập niên 80, đã đưa hình ảnh thương hiệu bên ngoài đến một cấp độ mới hoàn toàn. Lúc này người tiêu dùng không tin vào những gì quảng cáo nói với họ nữa và do vậy quảng cáo trở nên què quặt, nhàm chán và không đáng tin cậy. Quảng cáo giai đoạn này đi vào chuỗi các sự kiện thu hút và mang tính giải trí, không nói công khai về sản phẩm hay dịch vụ mà thay vào đó là trao cho khách hàng trải nghiệm mà họ yêu thích. Chính sự trải nghiệm này mang đến cho khách hàng sự đánh giá cao và ghi nhớ, là cái để phân biệt một thương hiệu cạnh tranh này với một thương hiệu cạnh tranh khác. Mặc dù quảng cáo tả chính xác tinh thần của công ty và giữa thương hiệu với công ty đã có sự phù hợp, tuy nhiên quảng cáo về cơ bản vẫn còn tin vào việc tạo ra một hình ảnh thương hiệu bên ngoài, mang tính độc diễn đối với khách hàng, với hy vọng sự ghi nhớ, nhận biết và ảnh hưởng của nó sẽ thúc đẩy bán hàng.Hình 2: Hình ảnh thương hiệu là một mưu kế, nhưng nay đã thay đổi nhờ Internet.Trước đây trong một thời gian dài công ty sử dụng hình ảnh thương hiệu bên ngoài như một mưu kế, còn bên trong công ty tạo ra một vỏ bọc bất khả xâm phạm và có thể hành động theo một cách khác (hình 2). Ngày nay không còn tồn tại hình ảnh thương hiệu bên ngoài được điều khiển như thế nữa. Nhờ môi trường internet, có cảm giác như vỏ bọc đó giờ đây được làm bằng kính và khách hàng có thể cảm nhận thấu suốt những bí mật bên trong công ty, chưa kể đến thông tin truyền miệng của những người đã dùng thử sản phẩm. Một thực tế nữa là con người không muốn một sự giả bộ, họ chỉ muốn một sự trung thực. Con người không muốn một thương hiệu được sản xuất ra để cố thỏa mãn khẩu vị của họ mà họ muốn một cái gì đó thực tế. Con người không chỉ đơn thuần là mua sắm một sản phẩm hay dịch vụ nữa. Họ không còn thỏa mãn với cách tiêu khiển bằng quảng cáo thương hiệu kiểu ghi nhớ nữa. Đó là bởi vì con người ngày nay sử dụng thương hiệu theo cách mà các công ty có thể chưa bao giờ tiên liệu trước. Vậy hình xây dựng thương hiệu mới cần bổ sung các thành phần gì?Mô hình xây dựng thương hiệu mới:Trong văn hóa tiêu dùng con người không chỉ tiêu dùng để thỏa mãn về mặt chức năng (lợi ích vật chất) mà sự tiêu dùng đã trở thành nền tảng ý nghĩa và thương hiệu thường được sử dụng như nguồn biểu tượng để xây dựng và duy trì sự đồng nhất (giữa chức năng và ý nghĩa) (Elliott, & Davies, 2006).Hình 3: Mô hình xây dựng thương hiệu mới dựa trên giá trị, nó dẫn dắt mọi hoạt động và truyền thông của công tyTriết lý xây dựng thương hiệu cũ tiến triển xoay quanh xây dựng hình ảnh thương hiệu bên ngoài. Trong thời đại mà thế giới trở nên “trong suốt” ngày nay, người tiêu dùng không còn mua hình ảnh thương hiệu bên ngoài do công ty tạo ra nữa mà tự bản thân họ trải nghiệm để chọn thương hiệu mang ý nghĩa đúng đắn chứ không chỉ dựa trên chất lượng, đặc tính hay giá của sản phẩm. hình xây dựng thương hiệu mới dựa trên giá trị và giá trị là trung tâm chi phối mọi hoạt động và truyền thông của công ty (hình 3). Các thương hiệu thành công như Patagonia hay Nike SB và 6.0 không phải dựa vào hình ảnh thương hiệu bên ngoài như trong hình cũ mà thay vào đó là nhờ niềm tin cốt lõi và giá trị tạo nên cái nhìn về thế giới và cách thức hành động trong thế giới trở thành chân lý trung tâm của người tiêu dùng. Niềm tin bên trong này đã thay thế hình ảnh thương hiệu bên ngoài. Sự tồn tại của niềm tin bên trong công ty tạo nên thương hiệu và thúc đẩy truyền thông bên ngoài và trải nghiệm của người tiêu dùng. Người tiêu dùng thì bị thu hút vào ý nghĩa bao hàm trong niềm tin này.Thương hiệu là ý nghĩaThương hiệu không chỉ được xem như một dấu hiệu thêm vào sản phẩm để phân biệt chúng với các hàng hóa cạnh tranh khác, mà còn được xem như phương tiện ký hiệu học nhằm thực hiện chức năng không ngừng tạo ra giá trị và ý nghĩa (Heilbunn, 2005 trích từ Brand Culture của Schoeder & Salzer – Morling, 2006).Hình 4: Giá trị của thương hiệu tương thích với giá trị của khách hàngTrong thế giới công nghiệp hậu hiện đại, rất nhiều người trong chúng ta đã dịch chuyển vượt ra ngoài cấp độ nhu cầu thấp nhất của tháp Maslow – tồn tại & an toàn và tập trung nhiều vào cấp độ nhu cầu cao hơn về tự trọng và tự thể hiện, khi mà con người ngày nay có xu hướng tạo ra bức khảm (mosaic) thương hiệu trong cuộc sống của bản thân họ, thì câu hỏi mà các nhà nhân loại học đặt ra là “thương hiệu và tiêu dùng đóng vai trò gì?” và rất nhiều câu trả lời tựu chung lại đó là: Thương hiệu là những đơn vị biểu tượng (symbolic units) được sử dụng cùng với các đơn vị biểu tượng khác rút ra từ sự nghiệp, âm nhạc, thời trang, tín ngưỡng, để tạo nên một bức khảm tả cuộc sống của bản thân người tiêu dùng. Ví dụ, hãy hình dung về chủ nhân của chiếc xe Toyota Prius --> mặc đồ thương hiệu Nau chất liệu thiên nhiên --> uống caffe tại Whole Foods --> mang túi Prada và đeo nhẫn kim cương màu đỏ Tiffany. Người này mượn ý nghĩa của các thương hiệu trên để nói lên một câu chuyện về bản thân cô ta theo thứ tự từ : sự cam kết --> trách nhiệm xã hội --> sự yêu thích chất lượng và sự cống hiến cho phong cách nghệ thuật. Nếu cô ta chọn các thương hiệu khác dù là các thương hiệu đó cung cấp cùng một mức chất lượng nhưng chúng không thể tả ý thức xã hội của cô ta, nên cô ta sẽ kể một câu chuyện khác về bản thân, ruốt cuộc là thể hiện một con người khác hẳn.Vì vậy thương hiệu không chỉ đại diện cho sản phẩm hay dịch vụ nó cung cấp, mà ý nghĩa tả của thương hiệu được con người sử dụng, đến lượt nó tiếp tục phát sinh và quay lại tả chính bản thân thương hiệu.Do các đối thủ cạnh tranh ngày càng bắt chước nhãn hiệu của nhau một cách nhanh chóng nên thế giới xây dựng thương hiệu có xu hướng dịch chuyển vượt ra khỏi các đặc trưng, lợi ích và tiêu khiển của thương hiệu đại diện cho sản phẩm hay dịch vụ và giá trị thương hiệu ngày nay được tạo ra không chỉ bởi sản phẩm hay dịch vụ mà còn bởi ý nghĩa mà thương hiệu phát sinh ra (McCracken,2005). Khách hàng chấp nhận ý nghĩa này để bày tỏ họ là ai và họ là hiện thân (đại diện) cho cái gì. Ý nghĩa chính là kết quả quan trọng nhất mà thương hiệu tạo ra ngày nay.Thương hiệu như là một văn hóaCó vô số định nghĩa nhân loại học về “văn hóa”. Theo định nghĩa của Clifford Geertz thì đó là “một khuôn mẫu ý nghĩa được lưu truyền mang tính lịch sử thể hiện qua các biểu tượng, một hệ thống các quan niệm mang tính kế thừa biểu lộ bằng các hình thức biểu tượng qua các phương tiện mà con người truyền thông, duy trì và phát triển sự hiểu biết và quan điểm về đời sống của họ”( Clifford, 1973). Hình 5: Ý tưởng đằng sau văn hóa thương hiệu là tạo ra thế giới để cho khách hàng gia nhập vào.Do đó, một số tác giả (ví dụ, McCracken, 2005; Heilbunn, 2006; Clifford, 1973) tin tưởng rằng để một thương hiệu có liên quan với khách hàng và có khả năng duy trì quan hệ theo theo thời gian, thì nhất định phải hoạt động giống như một văn hóa. Điều này đối lập với việc tạo ra một chuỗi các hình ảnh thương hiệu bên ngoài với hy vọng rằng một trong số đó sẽ lôi cuốn khách hàng mục tiêu. Một công ty phải hình dung ra những giá trị cốt lõi của mình và hiểu rằng tại sao công ty hiện nay vượt ra ngoài các động cơ lợi nhuận (hình 5). Điều này có nghĩa là thực chất một công ty phải phát triển (hoặc tìm ra) một đặc trưng (ethos) và một thế giới quan (worldview) và tin tưởng tuyệt đối vào chúng để rồi sau đó duy trì mọi hoạt động phù hợp với đặc trưng và thế giới quan đó. Hình 6: Cùng một văn hóa hấp dẫn khách hàng cũng sẽ hấp dẫn và giữ chân nhân viên công ty.Khách hàng mua hàng vì ý nghĩa thì có thể bị (hoặc không bị) lôi kéo vào đặc trưng và thế giới quan mà công ty tạo ra. Nhưng nếu thương hiệu thực sự đại diện cho một đặc trưng (ethos) hoặc thế giới quan (worldview) có sức lôi cuốn khách hàng thì họ không chỉ chiếu cố, yêu chuộng hơn đối với thương hiệu đó mà còn gắn bó với thương hiệu như là một phần đồng nhất giữa họ và thương hiệu. Khi một khách hàng kết nối đến một thương hiệu với niềm tin sâu sắc và cảm giác nổi bật nhất thì có nghĩa rằng họ vừa kéo thương hiệu vào trong thế giới của họ và đồng thời gia nhập vào thế giới của thương hiệu đó.Khách hàng sẽ gia nhập vào văn hóa của một thương hiệu như là cách thể hiện cho phần còn lại của thế giới (và cho bản thân họ) biết họ là ai và họ tin tưởng vào điều gì (Hahn, 2008),. Như vậy, điều quan trọng đối với công ty đó là tạo ra một thế giới trong đó khách hàng có thể gia nhập. Đó chính là ý tưởng đằng sau của văn hóa thương hiệu. Có thể thấy những gì mà Harley-Davidson đã làm, thương hiệu này đã được cộng đồng của nó tạo ra hệ thống ý nghĩa phong phú qua các biểu tượng và hành động, bất kể thành viên họ là chủ doanh nghiệp, người nhân viên hay vị trí nào trong xã hội đời thường đều khát khao được tham gia vào sinh họat cuối tuần trong môi trường văn hóa cộng đồng đó.Tất cả các biểu tượng, nghi thức, hành vi và mục đích tạo nên đặc trưng của cộng đồng, luôn mời gọi mọi người gia nhập vào văn hóa thương hiệu Harley - Davidson.Và bản thân Harley Davidson thậm chí không phải can thiệp vào văn hóa thương hiệu mà thực chất là bản thân nó tự vận động. Công ty chỉ đảm bảo vẫn duy trì được mục tiêu và họat động tuân thủ theo các đặc trưng và thế giới quan đã đề ra.Ngày nay, các nhà quản trị cần nhận thức rõ rằng xây dựng thương hiệu không còn là địa phận của bộ phận tiếp thị nữa. Các công ty cần xây dựng văn hóa thương hiệu xuất phát từ tâm điểm bên trong công ty và lan tỏa ra phía bên ngoài như là một tập hợp các hoạt động tự nhiên dựa trên một đặc trưng và thế giới quan chung nhất (hình 6). Văn hóa thương hiệu không chỉ thống nhất nhân viên công ty trong một mục đích và tầm nhìn chung mà văn hóa thương hiệu còn thu hút và gắn kết khách hàng trong một mối quan hệ sâu sắc và đầy ý nghĩa, vượt trên cả các mục tiêu tiếp thị truyền thống trước đây về sở thích thương hiệu và trung thành thương hiệu.Tài liệu tham khảoElliott, Richard & Davies, Andrea (2006). “Symbolic Brands and Authenticity of Identity Performance.” In Schroeder, Jonathan E. and Salzer-Mörling, Miriam. Brand Culture. Routledge, 2006.Geertz, Clifford (1973), “The Interpretation Of Cultures”, Basic Book Hahn. Dennis, (2008), “Give them something to Believe In : The Value Of Brand Culture”;http://www.brandchannel.com/images/p .ture_final.pdf.Heilbrunn, Benoît.(2006), “Cultural Branding Between Utopia and A-topia.” In Schroeder and Salzer-Mörling. Brand Culture. Routledge, 2006.McCracken, Grant. (2005), “Culture and Consumption II”. Indiana University Press, 2005.ThS. Phạm Đức Kỳ . ty .Hình 1: Mô hình xây dựng thương hiệu dựa trên hình ảnh thương hiệu bên ngoàiThời kỳ đổi mới tiếp theo vào khoảng thập niên 80, đã đưa hình ảnh thương hiệu. chưa bao giờ tiên liệu trước. Vậy mô hình xây dựng thương hiệu mới cần bổ sung các thành phần gì ?Mô hình xây dựng thương hiệu mới:Trong văn hóa tiêu dùng con

Ngày đăng: 19/10/2012, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w