Chiến lược kinh doanh dài hạn

3 327 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Chiến lược kinh doanh dài hạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Doanh nghiệp Việt: Cần xây dựng một chiến lược kinh doanh dài hạn. Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam đã chính thức "nhảy" vào sân chơi quốc tế, do đó doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một thị

lược kinh doanh dài hạn Doanh nghiệp Việt: Cần xây dựng một chiến lược kinh doanh dài hạn Thứ năm, 17 Tháng 12 2009 08:49 Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam đã chính thức "nhảy" vào sân chơi quốc tế, do đó doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một thị trường mang tính cạnh tranh khốc liệt. Chính vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cho mình để tồn tại và phát triển. Đó là lời khuyên của ông Seki Tadao - chuyên gia Jica kiêm chuyên gia tư vấn về kinh doanh Quốc tế, chuyên gia Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) tại Hội thảo chuyên đề "nâng cao hiệu quả kinh doanh nhìn từ góc độ triết lý và chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp Nhật Bản" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) cùng phối hợp tổ chức ngày 16/12 tại Hà Nội. Trong bài thuyết trình của mình, ông Seki Tadao đã nói về triết lý kinh doanhchiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như những kinh nghiệm, chiến lược, kế hoạch kinh doanh để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể ứng dụng tại doanh nghiệp Việt Nam. Tại sao cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh? Chiến lược kinh doanh chính là xây dựng mục tiêu, biết được hiện tại và suy nghĩ về con đường đi đến mục tiêu (tức là khi công ty đã có mục tiêu, phải xem mình đang ở vị trí nào trong xã hội và suy nghĩ cách thức thực hiện mục tiêu đã đặt ra). Lý giải việc tại sao cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh, ông Seki Tadao cho biết, thị trường luôn luôn biến động, nhu cầu của người tiêu dùng cũng luôn luôn thay đổi. Vì vậy nếu không xây dựng chiến lược kinh doanh sẽ không có những hướng đi đúng đắn và thích hợp với hoàn cảnh mới. Bên cạnh đó, xây dựng chiến lược kinh doanh còn kết hợp được sức mạnh cùng hướng về một đích của tất cả mọi người. Theo ông Seki Tadao, thời đại ngày nay doanh nghiệp không thể thắng được nếu không có chiến lược kinh doanh. Bởi đây là thời đại cạnh tranh khốc liệt (tình trạng thị trường cạnh trang tự do, mở cửa), dư thừa hàng hoá và sở thích của người tiêu dùng đa dạng hoá. Tất nhiên, có khi doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh vẫn tồn tại được nhưng đó phải là thời đại xã hội không có cạnh tranh, thời kỳ hàng hoá thiếu thốn. Trước khi nghĩ đến chiến lược, doanh nghiệp phải có triết lý kinh doanh rõ ràng (tầm nhìn, sứ mệnh, phương châm .). Triết lý kinh doanh sẽ là điểm khởi đầu của doanh nghiệp, tức là khi đối mặt với khó khăn, thách thức, triết lý kinh doanh là điểm để quay lại và xem xét lại điểm xuất phát của doanh nghiệp. Sau đó, chiến kinh doanh mới là giải pháp cụ thể để thực hiện triết lý kinh doanh. Theo đó, công ty nhỏ phải có chiến lược công ty, công ty vừa phải có chiến lược công ty cùng với chiến lược phòng/ban và đối với công ty lớn sẽ bao gồm chiến lược công ty, phòng/ban và chiến lược cấp chức năng. Như vậy, để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp nên hiểu và chú trọng từ triết lý kinh doanh đến chiến lược kinh doanh. Trong đó, triết lý kinh doanh chính là lý do, mục đích tồn tại của doanh nghiệp, xuất phát điểm của hoạt động kinh doanh (được thể hiện ở sứ mệnh, tầm nhìn, phương châm); Chiến lược kinh doanh là lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu dài hạn, lộ trình để đạt được mục tiêu, phương châm điều hành công ty; Chiến lược của bộ phận, chức năng bao gồm cách ứng phó, xúc tiến hoạt động kinh doanh như tìm hiểu rõ thế mạnh tạo nên cốt lõi của hoạt động kinh doanh, làm thế nào để xúc tiến kinh doanh như phân bổ nguồn lực kinh doanhhạn vào đâu (kỹ thuật, chế tạo, kinh doanh, dịch vụ .); Cuối cùng là kế hoạch kinh doanh như kế hoạch dài hạn (từ 10 năm trở lên), trung hạn (3-5 năm), kế hoạch năm, tháng và từ đó có những hành động cụ thể. Muốn xây dựng chiến lược kinh doanh, lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần phải có mục tiêu lớn, năng lực nhìn thấu phương hướng tương lai, năng lực phân tích, thu thập thông tin, đưa ra chiến lược và năng lực thực hiện chiến lược. Doanh nghiệp Việt nên xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, ông Seki Tadao cho rằng, hiện nay Việt Nam đang bắt đầu đối mặt với một thị trường cạnh tranh khốc liệt khi đã trở thành thành viên của WTO. Vì thế nếu doanh nghiệp Việt Nam không có chiến lược kinh doanh, định hướng rõ ràng của mình thì không thể tồn tại cũng như chiến thắng được trong cuộc cạnh tranh này. Ông Seki Tadao nhấn mạnh: "Tôi khuyên các doanh nghiệp Việt Nam nên đưa ra chiến lược kinh doanh dài hạn cho mình bởi vì các bạn đã tham gia vào sân chơi Quốc tế và ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường thế giới". Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam nên xác định vị trí hiện tại của mình để biết mình đang đứng ở đâu. Đồng thời phải xác định được thế mạnh của mình là gì, điểm yếu là gì để từ đó tiếp tục phát huy điểm mạnh và hạn chế hoặc dần loại bỏ điểm yếu (tuỳ theo điều kiện, lĩnh vực hoạt động). Theo ông Đoàn Duy Khương- Phó Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, muốn đạt hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp không những chỉ có các biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà còn phải thường xuyên phân tích biến động của môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó phát hiện và tìm kiếm các cơ hội trong kinh doanh của mình. Là một người khá am hiểu về triết lý kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản, ông Khương kỳ vọng, sau những chia sẻ của ông Seki Tadao, nhiều doanh nghiệp Việt sẽ xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của mình, nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh và nắm bắt được những cơ hội mới trong bối cảnh hợp tác toàn cầu . lược kinh doanh dài hạn Doanh nghiệp Việt: Cần xây dựng một chiến lược kinh doanh dài hạn Thứ năm, 17 Tháng 12 2009 08:49. nói về triết lý kinh doanh và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như những kinh nghiệm, chiến lược, kế hoạch kinh doanh để nâng cao

Ngày đăng: 16/08/2013, 09:05

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan