thuật, thiết bị, máy của công trình để công trình được vận hành, khai thác phù hợpvới yêu cầu của thiết kế đồng thời đảm bảo an toàn, bền vững trong suốt quá trìnhkhai thác và sử dụng.Cô
Trang 1CÔNG TRÌNH: TÒA NHÀ DỊCH VỤ CÔNG CỘNG VÀ CĂN HỘ ĐỂ BÁN
HONGKONG TOWER
THÁNG 02/ 2013
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN KIẾN TRÚC VÀ TRUYỀN THÔNG ORIENT
Trang 2
M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1 Hướng dẫn chung công tác bảo trì công trình xây dựng 04
2 Nội dung, trình tự thực hiện công tác vận hành, bảo trì công trình 04
3 Trình tự công tác vận hành, bảo trì công trình 05
III Hệ thống Điều hòa không khí
IV Hệ thống Âm thanh, thông báo
V Hệ thống Điện thoại và Internet
VI Hệ thống Cấp thoát nước
VII Hệ thống Phòng cháy chữa cháy
13 13 48 52 58 59 61 67
Trang 3thuật, thiết bị, máy của công trình để công trình được vận hành, khai thác phù hợpvới yêu cầu của thiết kế đồng thời đảm bảo an toàn, bền vững trong suốt quá trìnhkhai thác và sử dụng.
Công tác bảo trì công trình xây dựng được xử dụng theo các cấp bảo trì nhưsau:
- Cấp duy tu, bảo dưỡng: được tiến hành thường xuyên đề phòng hư hỏng của
từng chi tiết, bộ phận của công trình
- Cấp sửa chữa nhỏ: được tiến hành khi có hư hỏng ở một số chi tiết bộ phận
của công trình khôi phục chất lượng ban đầu của các chi tiết đó
- Cấp sửa chữa vừa: được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở một số
bộ phận của công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của các bộ phận côngtrình đó
- Cấp sửa chữa lớn: được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp của nhiều
bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu cho công trình
B Cơ sở pháp lý
- Luật xây dựng số 16/2003/ QH11 được quốc hội thông qua ngày 26/11/2003
- Luật nhà ở số 56/2005/QH11 được quốc hội thông qua ngày 29/11/2005
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của chính phủ về quản lý chấtlượng công trình xây dựng
- Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24/11/2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựnghướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng
- Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theo quyếtđịnh số 17/2000/QĐ - BXD ngày 2/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng
- TCXDVN : 333 2005 chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng
và kỹ thuật hạ tầng đô thị
- TCVN 9207: 2012 Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình côngcộng
- TCVN 9206: 2012 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng
- TCXDVN 16-1986: Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng
- Quy phạm trang bị điện 18-19-20-21: 2006
- TCXDVN 4086 - 1995 : Tiêu chuẩn an toàn điện trong xây dựng
- TCVN 7447: 2012 Hệ thống lắp đặt điện hạ thế
- TCXDVN 4086-1995: An toàn điện trong xây dựng
- TCVN 9385 : 2012: Chống sét cho các công trình xây dựng
- Tiêu chuẩn Việt Nam: Thiết kế Thông gió, Điều hoà không khí và sưởi ấmTCVN 5687 - 2010
Trang 4- Tiêu chuẩn Việt Nam: Chế tạo lắp đặt và nghiệm thu hệ thống Thông gió,Điều hoà không khí và Cấp lạnh TCVN 232 - 1999.
- Tiêu chuẩn Việt Nam: Số liệu khí hậu dùng trong xây dựng TCVN 1985
4088 Tiêu chuẩn ngành TCN 684088 149: 1995: thiết bị thông tin – Các yêu cầu chung
về môi trường khí hậu
- Tiêu chuẩn ngành TCN: 68-161:1995: Phòng chống ảnh hưởng đường dâyđiện lực đến các hệ thống thông tin – yêu cầu kỹ thuật
- Tiêu chuẩn ngành TCN 68-170: 1998: Chất lượng mạng viễn thông
- Tiêu chuẩn ngành TCN 68-132: 1998: Cáp thông tin kim loại dùng cho mạngđiện thoại nội hạt – Yêu cầu kỹ thuật
- Tiêu chuẩn ngành TCN 68-172: 1998: Giao diện kết nối mạng – Yêu cầu kỹthuật
- Tiêu chuẩn ngành TCN 68-216: 2002: Thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng viễnthông công cộng sử dụng kênh thuê riêng tốc độ n x 64Kbit/s – Yêu cầu kỹ thuật
- Tiêu chuẩn ngành TCN 68-176: 2003: Dịch vụ điện thoại trên mạng điện thoạicông cộng – Tiêu chuẩn chất lượng
- TCVN 4513 – 1988: Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 4474 – 1987: Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 51- 1984: Thoát nước bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 6772 – 2000: Chất lượng nước – Nước thải sinh hoạt – Giới hạn ônhiễm cho phép
- TCVN 3890-2009: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và côngtrình - trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
- QCVN 2622-1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình
- TCVN 5760 – 1993: Yêu cầu chung về thiết kế lắp đặt và sử dụng hệ thốngchữa cháy
- TCVN 5738 – 2001: Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu thiết kế
- TCVN 5739 – 1993: Thiết bị chữa cháy – Đầu nối
- TCVN 5740 – 1993: Thiết bị chữa cháy – Vòi chữa cháy tổng hợp tráng caosu
- TCVN 2622 - 1995: Tiêu chuẩn phòng cháy nổ cho nhà và công trình
- TCVN 6160 – 1996: Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam BXD - 1997
- QCVN 02: 2009/BXD: Số hiệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng
Trang 5- QCVN 05: 2008/BXD: Nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng
và sức khỏe
- QCVN 08:2009BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình ngầm đô thị(phần 2: Gara ô tô)
C Nội dung bảo trì.
1 Hướng dẫn chung công tác bảo trì công trình xây dựng :
Công tác bảo trì công trình xây dựng được Chủ đầu tư, Cơ quan quản lý sử dụngcông trình có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, thực hiện các hướng dẫn kỹ thuật,
áp dụng liên tục cho đến hết niên hạn sử dụng công trình
Mục đích của công tác bảo trì nhằm duy trì những đặc trưng kiến trúc, công năngcông trình, đảm bảo công trình được vận hành và khai thác phù hợp yêu cầu của thiết
kế trong suốt quá trình sử dụng
2 Nội dung, trình tự thực hiện công tác vận hành, bảo trì công trình :
Nội dung công tác vận hành, bảo trì công trình bao gồm các bước chính như sau:
Công tác kiểm tra:
Kiểm tra ban đầu: Là quá trình khảo sát thiết kế bằng trực quan (nhìn, gõ, nghe)hoặc bằng các phương tiện đơn giản và xem xét hồ sơ hoàn công để phát hiện sai sótchất lượng sau khi thi công so với yêu cầu thiết kế Từ đó tiến hành khắc phục ngay
để đảm bảo công trình sử dụng đúng theo yêu cầu thiết kế
Kiểm tra thường xuyên: Là quá trình thường ngày xem xét công trình, bằng mắthoặc bằng các phương tiện đơn giản để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp
Kiểm tra định kỳ: Là quá trình khảo sát công trình theo chu kỳ để phát hiện cácdấu hiệu xuống cấp cần khắc phục sớm
Kiểm tra bất thường: Là quá trình khảo sát đánh giá công trình khi có hư hỏng độtxuất (như công trình bị hư hỏng do gió bão, lũ lụt, động đất, cháy v.v ) Kiểm trabất thường đi kèm với kiểm tra chi tiết cấu kiện
Kiểm tra chi tiết: Là quá trình khảo sát, đánh giá mức độ hư hỏng công trình nhằmđáp ứng yêu cầu của các loại hình kiểm tra trên Kiểm tra chi tiết cần đi liền với việcxác định cơ chế xuống cấp và đi đến giải pháp sửa chữa cụ thể
Phân tích cơ chế xuống cấp:
Trên cơ sở các số liệu kiểm tra, cần xác định xem xuống cấp đang xảy ra theo cơ
Trang 6chế nào Từ đó xác định hướng giải quyết khắc phục.
Đánh giá mức độ và tốc độ xuống cấp:
Sau khi phân tích được cơ chế xuống cấp thì đánh giá xem mức độ và tốc độxuống cấp đã đến đâu và yêu cầu phải sửa chữa đến mức nào, hoặc có thể sẽ phá dỡ
Cơ sở để đánh giá mức độ xuống cấp là công năng hiện có của kết cấu
Xác định giải pháp sửa chữa:
Xuất phát từ mức yêu cầu phải sửa chữa để thiết kế giải pháp sửa chữa cụ thể
a Công tác bả, sơn, quét vôi:
Đối với cấu kiện bả, sơn bên trong nhà, trong quá trình sử dụng, tránh va chạm,gây trầy, xước, hoặc bị tác động trực tiếp của nước, hơi ẩm, nhiệt độ cao >500Cthường xuyên sẽ làm cho cấu kiện bị rêu, mốc, bong, tróc làm giảm tuổi thọ và thẩm
mỹ của lớp bảo vệ này Cần thường xuyên lau chùi sạch sẽ, giữ bề mặt cấu kiện khô,thoáng Những vết trầy, xước trong quá trình sử dụng, cần tiến hành bả, sơn, quét vôilại như lúc làm mới như sau:
+ Cạo bỏ phần bả sơn bị trầy xước, phần cạo bỏ mở rộng ra 2 bênmột khoảng đủ thao tác của dụng cụ
+ Lau chùi sạch sẽ lớp bụi bám dính trên bề mặt, cọ rửa, làm sạch rêumốc, tẩy sạch dầu mỡ, chất bẩn bám dính
+ Tiến hành bả, sơn, quét vôi lại theo đúng yêu cầu kỹ thuật theoTCVN5674-1992, hoặc tiêu chuẩn mới hiện hành Cần chú ý lưu giữ mã hiệu, màusơn, các yêu cầu kỹ thuật của lớp bả, sơn hay lớp vôi, theo hồ sơ hoàn công để côngviệc bả, sơn hay quét vôi lại cùng màu sắc Lớp bả, sơn, quét vôi lại có đặc tính kỹthuật tương đương hoặc cao hơn lớp sơn hiện tại Những bề mặt bả sơn bên ngoài,chịu tác động thường xuyên của thời tiết, dễ bị co ngót và rạn nứt Bề mặt này phải
sử dụng loại sơn chống kiềm, chống nấm mốc, chịu được nhiệt
b Công tác sơn dầu, sơn chống gỉ sét:
Các kết cấu thép đều có sử dụng sơn chống gỉ, sơn dầu bảo vệ cấu kiện, cần chú ýtránh việc va chạm làm trầy lớp sơn, lộ bề mặt vật liệu thép ra bên ngoài môi trường
Trang 7Cấu kiện sẽ bị oxy hóa làm gỉ sét, dẫn đến hư hỏng, mất khả năng chịu lực Đặc biệt
là các hệ vì kèo, xà gồ, li tô, lan can cầu thang bằng thép
Khi phát hiện các cấu kiện bằng thép này bị bong tróc lớp sơn, cần tiến hành sơnlại theo quy trình
Tuổi thọ bề mặt lớp bả, sơn, quét vôi, sơn dầu theo các đặc tính kỹ thuật trong hồ
sơ thiết kế từ 36-60 tháng (5 năm) khi được bảo vệ đúng yêu cầu kỹ thuật, (cần xemxét lại theo chỉ dẫn của nhà sản xuất sơn được dùng cho công trình) Sau thời giannày, phải tiến hành cạo bỏ lớp bả sơn cũ và làm lại mới Căn cứ vào tình hình thực
tế, đơn vị sử dụng công trình quyết định cần phải tiến hành sơn lại ngay hay thay thếvào thời gian thích hợp khác, công tác sơn lại tiến hành theo TCVN5674-1992, hoặctiêu chuẩn mới hiện hành
Trong thời gian sử dụng, nếu phát hiện có những dấu hiệu khác thường như bongrộp, có vết nứt, rêu mốc, cần tiến hành kiểm tra tìm nguyên nhân và kịp thời sửachữa cấu kiện, loại bỏ những nguyên nhân gây ra hư hỏng trên cho các loại kết cấutương tự khác
c Công tác trần thạch cao, trần nhôm Clip-in:
+ Trần thạch cao:
Đặc tính kỹ thuật của trần thạch cao là vật liệu kỵ nước, có tính co ngót, do đótrong sử dụng, không để nước tác dụng lên trần hoặc vách thạch cao này Vào đầumùa mưa, cần kiểm tra hệ thống thoát nước xem có bị thấm dột lên trần này không.Những chỗ giáp nối giữa các tấm trần, giữa trần và tường dễ bị vết răn nứt do congót và chịu tác động lực bên ngoài
Khi xuất hiện vết răn nứt nhỏ, cần tiến hành kiểm tra toàn bộ trần để tìm nguyênnhân, và khắc phục vết răn nứt này bằng việc xử lý các mối nối bằng bột và vật liệumối nối chuyên dụng thi công đúng yêu cầu kỹ thuật
Trong quá trình sử dụng, thường xuyên lâu chùi trần, vách thạch cao sạch sẽ bằngvải mềm Tuổi thọ của tầm trần >7 năm khi thi công đúng kỹ thuật và sử dụng đúngyêu cầu trên
Sau thời gian này, căn cứ vào tình hình thực tế, đơn vị sử dụng công trình quyếtđịnh cần phải tiến hành thay thế lại ngay hay vào thời gian thích hợp khác
+ Trần nhôm Clip-in:
Trần nhôm Clip-in có đặc điểm là ổn định, hấp thụ âm thanh và giảm tiếng ồn,chống cháy, không bị oxy hóa, độ bền màu cao, bảo vệ môi trường, hiệu quả kinh tếkhi sử dụng Chất liệu của trần nhôm là hợp kim nhôm, được cán nóng, đạt các tiêuchuẩn quốc tế, bề mặt nhẵn, mịn, kháng acid, kháng kiềm, chống lại sự ăn mòn củakhí hậu khắc nghiệt, chống tia cực tím
Trang 8Định kỳ 1 năm, lau chùi sạch sẽ bề mặt của trần nhôm
d Công tác trát tường, dầm, láng nền, sàn:
+ Công tác trát tường, dầm:
Công tác trát tường, dầm, trát các kết cấu bê tông các loại khác là công tác bao chebảo vệ bề mặt kết cấu Bề mặt trát này được lớp bả, sơn phủ che bên ngoài nênkhông nhìn thấy Lớp vữa trát trong thiết kế sử dụng vữa ximăng và cát với độ dàylớp trát là khoảng 1,5cm Những bề mặt trát bị rạn nứt chân chim thường do co ngót
và chịu nhiệt độ môi trường
Bề mặt bị rạn nứt lớn, vết nứt thành các đường dài thường do mối liên kết giữatường gạchvà bê tông, do cấu kiện bị lún không đều gây ra Đối với các vết nứt này,thường xuất hiện ở thời gian đầu đưa công trình vào sử dụng, nên cần có thời giantheo dõi kết hợp với theo dõi lún của móng sẽ nói ở phần kết cấu, đến khi nào nềnmóng lún ổn định sẽ tiến hành sửa chữa, trát lại theo yêu cầu kỹ thuật trát
Định kỳ 1 năm, vào thời gian trước mùa mưa, cần có biện pháp kiểm tra bề mặtláng các cấu kiện trên, nhất là cấu kiện ở chổ khuất, ở trên cao, để đảm b ảo bề mặtláng đạt yêu cầu kỹ thuật chống thấm và thoát nước tốt
Trong thời gian 5 năm, công trình sẽ được tiến hành kiểm tra định kỳ, đối với tất
cả các bề mặt trát, láng, để kịp thời phát hiện những hư hỏng mà các kiểm tra thôngthường không thể biết được
e Công tác lát nền gạch, ốp gạch, đá các loại:
+ Công tác lát nền gạch các loại:
Công tác lát gạch nền gồm nền gạch trong nhà và nền gạch ngoài nhà Nền gạchtrong nhà gồm nền ở trong các phòng, nền khu vệ sinh và nền hành lang Nền látgạch ngoài nhà gồm nền khu hành lang, nền sảnh, nền gạch trên mái, nền gạch sânđường v.v…
Trang 9Trong quá trình sử dụng, nền lát gạch cần được lau chùi sạch sẽ, nhất là các đườngjoint thường bị lõm xuống, dễ đọng nước, bụi, tạo thành nấm, mốc
Hạn chế việc kéo lê các vật nhọn, dụng cụ trực tiếp, trên bề mặt gạch lát, tránh đểmặt lát tiếp xúc với hoá chất có tính ăn mòn như axit, kiềm và muối sẽ gây gỏng bềmặt, làm mất thẩm
f Công tác cửa sắt kính, nhôm kính, khung nhôm vách kính, cửa gỗ, tay vịn gỗ:
+ Cửa sắt kính, cửa nhôm, vách kính, tay vịn sắt, inox:
Cửa đi, cửa sổ khung sắt, lắp kính có cấu tạo khung bằng sắt hình, được lắp kínhche chắn và tạo thẩm mỹ công trình Khung sắt cần được sơn chống gỉ và sơn bảo vệnhư mục sơn dầu, sơn chống gỉ sét Khung sắt hình có lổ rỗng bên trong nên rất dễ bị
gỉ sét từ trong ra bên ngoài, nên rất khó phát hiện, cần bịt kín các lổ rỗng khung baosắt này, chú ý không để đọng nước, hơi ẩm tác dụng thường xuyên lên các cấu kiệnthép có lổ rỗng này Đặc biệt là tay vịn ban công, lan can sẽ làm giảm khả năng chịulực, gây mất an toàn trong sử dụng
Kính là vật liệu rất giòn, dễ vỡ khi có tác động ngoại lực, kính được lắp cần kiểmtra kỹ các nẹp cố định vào khung bằng các vít Tiến hành lau chùi kính, khung baothường xuyên bằng vải mềm cho sạch sẽ
Định kỳ hằng năm kiểm tra số lượng các vít, mối liên kết này đảm bảo chắc chắn,kiểm tra các joint cách nước nằm kín khít vào khe, bơm lại keo chắn nước
Trong quá trình sử dụng, nếu bị tác động làm kính bị vết nứt lớn thì tiến hành thaythế kínhmới ngay, những rạn nứt nhỏ, cần có biện pháp khắc phục như dán keo kếtdính lại, tránh cửa
đóng mạnh hay gió lùa làm kính vở, rơi ra ngoài, nguy hiểm cho người sử dụng
+ Khung nhôm, vách kính:
Khung nhôm, vách kính vừa là kết cấu bao che, vừa là cấu kiện trang trí, thườngđặt ở những vị trí bên ngoài công trình và ở trên cao Đây là cấu kiện chịu tác độngtrực tiếp và thường xuyên của thời tiết trong suốt quá trình sử dụng
Cần thường xuyên kiểm tra bản lề liên kết của các ô cửa bật trên trên khung váchkính, các chốt, nẹp liên kết, gioăng cao su, keo silicon theo số lượng và độ chắc chắncủa các liên kết
này
Cấu kiện chịu tác động của nắng, mưa, gió bão thường xuyên và thay đổi đột ngột,nên vật liệu sẽ nhanh chóng bị lão hóa Định kỳ 6 tháng, phải tiến hành kiểm tra cácyêu cầu nêu trên, mỹ chung Những vị trí nền gạch bị nứt, lún, vỡ, hư hỏng khác, thìtùy điều kiện cụ thể, đơn vị sử dụng cần thay thế kịp thời, theo đúng yêu cầu kỹthuật
Trang 10+ Công tác ốp gạch, đá các loại:
Công tác ốp gạch, đá bao gồm ốp bên trong và bên ngoài nhà Việc sử dụng vàbảo trì các cấu kiện ốp gạch, đá, giống như công tác lát nền Tuy nhiên, công tác ốpgạch, đá, đặc biệt là cấu kiện ở trên cao, nơi có thường xuyên người qua lại, cầnkiểm tra chặt chẽ hơn các bước sau:
Định kỳ 6 tháng, cần kiểm tra độ bám dính của vữa gắn kết, hay các pát liên kếtgiữa gạch, đá với cấu kiện được ốp
Biện pháp kiểm tra là kiểm tra các đường joint xem có bị rạn nứt không, dùng búa
gỗ gõ nhẹ theo phương vuông góc lên bề mặt viên gạch, đá ốp xem có bị bong rộpkhông Khi phát hiện những viên gạch có dấu hiệu không an toàn, cần tiến hành sửachữa, ốp lại hoặc thay thế khi cần thiết
PHẦN KẾT CẤU Vận hành, bảo trì bộ phận kết cấu công trình:
Phần này hướng dẫn phương pháp vận hành, kiểm tra chi tiết, xác định cơ chế vàmức độ xuống cấp, sửa chữa và gia cường kết cấu bê tông cốt thép bị hư hỏng do cácnguyên nhân thuộc về thiết kế, thi công và sử dụng công trình Ở đây đề cập đến cácvấn đề chủ yếu như: tải trọng và tác động, khả năng chịu lực và khả năng sử dụngbình thường của kết cấu từ khi xây dựng và trong suốt quá trình khai thác sử dụng
Để công trình sử dụng bền lâu, đảm bảo tuổi thọ theo thiết kế, cần phải vận hànhcông trình theo các chức năng cụ thể (chức năng dự định) theo thiết kế ban đầu Trong thời gian sử dụng công trình, cần phải thường xuyên kiểm tra, vận hành côngtrình theo từng chức năng cụ thể, đảm bảo phòng ngừa sự cố, việc vận hành và bảotrì các kết cấu chủ yếu các cấu kiện sau:
a) Kết cấu nền:
Nền nhà và công trình gồm có nền trong nhà và nền ngoài nhà Nền được cấu tạo
từ lớp bê tông đá 1x2, có kẻ joint để tạo khe co giản
Trong quá trình sử dụng, cần khai thác công trình theo đúng công năng thiết kếcủa công trình, trong đó cần chú ý đến tải trọng tác động lên nền trong và ngoài nhàkhông quá tải trọng thiết kế Không được cho xe có tải trọng >1T chạy trên nền này,
Trang 11cố cừ tràm và móng cọc sâu BTCT
Tất cả các loại móng đều thường xuyên kiểm tra, quan trắc lún cho phép xác định
độ lún tuyệt đối và tốc độ phát triển của độ lún của công trình theo thời gian Tốc độlún của công trình được theo dõi bằng cách định kỳ đo độ lún của các mốc gắn trêncông trình so với mốc chuẩn (được coi là không lún)
Công tác quan trắc có thể thực hiện bằng phương pháp thuỷ chuẩn hình học, thuỷchuẩn lượng giác, thuỷ chuẩn tĩnh hoặc kết hợp bằng phương pháp chụp ảnh Trongđiều kiện thông thường nên áp dụng phương pháp của TCXD271: 2002, hoặc tiêuchuẩn mới hiện hành
Chu kỳ đo : Khoảng thời gian giữa 2 lần tiến hành quan trắc lún phụ thuộc vào tốc
độ lún và cấp đo lún Khi cấp độ lún nhỏ thì khoảng thời gian giữa 2 lần đo phải đủlớn mới có thể xác định được chính xác độ lún Ngược lại, nếu tốc độ lún lớn thì cóthể đo với chu kỳ dày hơn
Thông thường, khoảng thời gian giữa 2 lần đo là 1- 3 tháng
Bố trí mốc đo lún : Để thực hiện quan trắc cần lắp đặt hệ thống mốc chuẩn và cácmốc đo lún
Mốc chuẩn được bố trí bên ngoài công trình và phải đảm bảo không bị lún trongsuốt thời gian thực hiện quan trắc Trong điều kiện cụ thể của từng công trình, cầnđặt 2-3 mốc chuẩn
Nên sử dụng mốc chuẩn loại B cho các công trình thông thường (theo phân loạimốc chuẩn của TCXD 271: 2002), hoặc tiêu chuẩn mới hiện hành
Các mốc đo lún được gắn trên công trình tại các vị trí phù hợp để có thể đánh giáđược tình trạng lún của công trình nói chung và xác định được biến dạng của kết cấu
Vị trí gắn mốc đo lún trên một số loại kết cấu thường gặp như sau :
+ Kết cấu tường chịu lực : Tại các vị trí giao nhau giữa tường ngang
và tường dọc
+ Kết cấu khung : Tại các chân cột
Khoảng cách giữa các mốc đo lún không nên lớn hơn 15m Mốc có thể bố trí dàyhơn quanh khe lún và tại các vị trí có biến động của điều kiện đất nền, thay đổi tảitrọng cũng như tại các vị trí quan sát thấy sự thay đổi của tốc độ lún
Để công trình sử dụng bình thường, không bị hư hỏng do xuống cấp và lún của nềnmóng, cơ quan sử dụng công trình phải vận hành công trình theo công năng, mụcđích thiết kế ban đầu Trong đó, chú ý đến các vấn đề sau :
Chỉ được thay đổi công năng, mục đích sử dụng các phòng, khi không làm tăng tảitrọng so với thiết kế ban đầu Những thay đổi đều phải báo cho cơ quan quản lý chấtlượng công trình và đơn vị tư vấn thiết kế để được hướng dẫn, kiểm tra
Trong quá trình vận hành công trình, không để các tải trọng bên ngoài như: xe tải
Trang 12trọng lớn >5T hoạt động quá gần công trình làm ảnh hưởng nền móng, hạn chế đàocác hầm, hố có khoảng cách < 3m cạnh móng công trình làm sạc lở đất bên dướimóng công trình
Trong thời gian 5 năm, công trình sẽ được tiến hành kiểm tra định kỳ, đối vớicông tác nền móng cần thu thập các số liệu sau :
+ Độ lún tuyệt đối móng so với mốc đo lún, đặc biệt khi có độ chênhlệch > =8cm, móng ở vị trí khe lún giữa các khối nhà, độ lún lệch giữa các trụcmóng gần nhau S/L<0,001
Trong đó S là hiệu số độ lún tuyệt đối của 2 móng gần nhau, L là nhịp tính toáncủa 2 móng đó
+ Khi những móng vượt quá các trị số nêu trên cần có biện phápkiểm tra móng như tiến hành đào móng điển hình hay một số móng có sự khácthường, tuỳ theo yêu cầu của chủ công trình để kiểm tra chi tiết móng gồm các côngviệc theo đề cương khảo sát như: hình dáng ngoài, cường độ bê tông, mực nướcngầm (nếu có), các vết nứt, sự ăn mòn cốt thép v.v… để có biện pháp bảo trì thíchhợp theo tiêu chu ẩn TCXDVN318-2004, hoặc tiêu chuẩn mới hiện hành
+Trong mọi trường hợp, sau khi kiểm tra và thực hiện biện pháp giacường, khả năng làm việc của kết cấu móng gia cường phải cao hơn thiết kế ban đầu.Công tác kiểm tra định kỳ, đơn vị quản lý sử dụng công trình cần báo cho cơ quanquản lý chất lượng công trình xây dựng, cơ quan thiết kế để đánh giá tổng thể côngtrình và đưa ra những giải pháp sửa chữa, gia cường phù hợp nhằm duy trì khả nănglàm việc bình thường của kết cấu móng
c) Kết cấu cột, dầm, sàn bê tông cốt thép:
Trong quá trình sử dụng, cần phải sử dụng công trình theo đúng công năng và mụcđích sử dụng ban đầu theo thiết kế được duyệt
Kiểm tra công trình trong suốt thời gian sử dụng, theo dõi các cấu kiện,có dấuhiệu xuống cấp, bất thường như xuất hiện vết nứt, bị võng, bị nghiêng, bị ăn mòn, bịtác động thiên tai như gió bão, lốc xoáy, hỏa hoạn
Khi phát hiện các cấu kiện có dấu hiện bất th ường nêu trên, cần nhanh chóng ápdụng biện pháp giảm tải công trình, bảo vệ và hạn chế khai thác khu vực đó trướckhi có các biện pháp hoặc báo với cơ quan có chức năng kiểm tra và xử lý
Công tác đánh giá, tìm nguyên nhân, đưa giải pháp sửa chữa, gia cường kết cấukhi xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần được người có chuyên môn kỹ thuậtvới chuyên ngành xây dựng thực hiện
Định kỳ 5 năm, công trình sẽ được tiến hành kiểm tra định kỳ để đánh giá toàn bộkhả năng chịu lực của công trình, đối với kết cấu cột, dầm, sàn, cầu thang cần thu
Trang 13thập được các số liệu sau :
Đối với cấu kiện cột, cần kiểm tra các cột có tải trọng lớn, momen uốn lớn, cộtvượt nhịp, cột đầu hồi nhà, cột góc nhà, cần tiến hành dỡ bỏ các lớp bao che để kiểmtra các vết nứt, bề rộng khe nứt đầu và chân cột, nút khung, độ lệch tim trục so vớithiết kế, sự bong tróc lớp bê tông bảo vệ, sự gỉ cốt thép (nếu có)… để làm cơ sởquyết định có kiểm tra chi tiết hay không hoặc gia cường kết cấu ở mức độ nào
Đối vối cấu kiện dầm, sàn, cầu thang, chịu tải trọng lớn, dầm vượt nhịp > 6m, dầmtrực giao, ô bản lớn, cần tiến hành kiểm tra thu thập số liệu về độ võng, vết nứt, để
có biện pháp bảo trì thích hợp theo TCXDVN 318-2004, hoặc tiêu chuẩn mới hiệnhành
Đối với kết cấu sê nô, hồ chứa nước, đây là cấu kiện tiếp xúc và chứa nước trongthời gian dài nên dễ bị rêu mốc, thấm nước, đặc biệt là trong mùa mưa Do đó, thờigian kiểm tra định kỳ các cấu kiện này 1 năm/1 lần vào thời điểm trong mùa mưa.Khi kiểm tra, cần có biện pháp phát hiện cấu kiện bị rêu mốc, bị thấm nước thì tiếnhành làm sạch và chống rêu mốc, chống thấm theo đúng quy trình theo TCVN 5718-
1993, hoặc tiêu chuẩn mới hiện hành Tham khảo vật liệu chống thấm có đặc tínhtheo TCXDVN 367-2006
Khi tiến hành công tác kiểm tra định kỳ, đơn vị quản lý sử dụng công trình cầnbáo cho cơ quan quản lý chất lượng công trình xây dựng và cơ quan thiết kế để đánhgiá tổng thể công trình và đưa ra những giải pháp sửa chữa, gia cường phù hợp nhằmduy trì khả năng làm việc bình thường của kết cấu cũng như đảm bảo công năng vàtuổi thọ của công trình
d) Kết cấu thép:
Kết cấu thép gồm các cấu kiện chính sau: Dầm thép định hình, dầm thép tổ hợphàn, xà gồ, cầu phong, li tô bằng thép, khung bao cửa và khung bảo vệ bằng thép Trong quá trình sử dụng, cần phải sử dụng công trình theo đúng công năng và mụcđích sử dụng ban đầu theo thiết kế được duyệt
Trong thời gian sử dụng, thường xuyên kiểm tra theo dõi cơ chế xuống cấp củacấu kiện thép bao gồm : Sơn chống gỉ, sự nguyên vẹn mối nối hàn, số lượng các đinh
ốc, bu lon, tình trạng mối liên kết, độ võng của cấu kiện, sự ổn định ngoài mặtphẳng Đây là kết cấu dễ bị ảnh hưởng của môi trường nóng ẩm Do đó, thời giankiểm tra đối với các cấu kiện này là 1 năm/1 lần, để kịp thời có những giải pháp bảotrì thích hợp Trong đó, chú ý đến lớp sơn bảo vệ, nếu bị bong tróc cần phải có biệnpháp sơn lại theo đúng yêu cầu kỹ thuật như mục sơn cấu kiện
Tuổi thọ của lớp sơn trên kết cấu thép, có đặc tính kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế là 5năm Vì vậy, sau 5 năm là phải sơn lại lớp sơn mới Quy trình sơn lại được thực hiện
Trang 14như đối với cấu kiện sơn mới, cạo bỏ lớp sơn cũ, làm sạch bề mặt thép, lau chùi bụibám dính, lau khô bề mặt, làm sạch vết dầu mỡ, nghiệm thu rồi mới tiến hành sơn lóttrước, sau đó sơn phủ 2 lớp để chống gỉ theo TCXDVN 334-2005, hoặc tiêu chuẩnmới hiện hành
Đối với các hư hỏng khác như mối nối hàn bị bong, đường hàn có vết nứt, cấukiện bị võng, bị cong vênh, biến dạng v.v… thì phải báo với cơ quan quản lý chấtlượng công trình xây dựng và đơn vị tư vấn thiết kế để kiểm tra, xử lý
Trong thời gian 5 năm, công trình sẽ được tiến hành kiểm tra định kỳ, đối với tất
cả các kết cấu bằng thép, để kịp thời phát hiện những hư hỏng mà các kiểm tra thôngthường không thể biết được
Công tác kiểm tra định kỳ, đơn vị quản lý sử dụng công trình cần báo cho cơ quanquản lý chất lượng công trình xây dựng và cơ quan thiết kế để đánh giá tổng thểcông trình và đưa ra những giải pháp sửa chữa, gia cường phù hợp
PHẦN HỆ THỐNG KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
I Hệ thống điện:
1 Giới thiệu chung:
1.1 Giới thiệu chung:
- Mô tả: bảo trì và lắp đặt hệ thống điện chính yếu như sau phụ thuộc vào các yêu cầu bắt buộc của công trình và trách nhiệm bảo trì bảo dưỡng sau đây:
+ Các hệ thống điện;
+ Các giao diện hỗ trợ hệ thống M&E
- Yêu cầu của hệ thống:
+ Điện áp nguồn danh định: 380V;
1.2 Các tài liệu liên quan.
Chọn lựa trình duyệt: các dây cáp cơ bản, thiết bị bảo vệ mạch do tải qui định đểphục vụ công tác bảo trì
a) Bản vẽ thi công điện hoàn công.
Thực hiện tối thiểu bản vẽ sau:
- Bản vẽ kích thước chi tiết thể hiện:
+ Tất cả các ống lót cho lỗ xuyên; các bulong kẹp chặt xuống nền; các chi tiết leohoặc các chi tiết kẹp giữ cần phải thực hiện hoàn tất với kết cấu; các lỗ mở ra ngoài
Trang 15Các móng, gờ móng và bệ; các nắp thăm và cửa thăm; vị trí của ống điện đặt âm sàn
bê tông; các bản vẽ phương pháp kéo dây bao gồm ống điện, thang máng cáp…
+ Chi tiết thiết bị : thể hiện mỗi bộ phận của thiết bị, các dữ liệu về hiệu suất liênquan như nhà sản xuất, model, tốc độ, công suất thích hợp
+ Tuyến ống điện nơi chôn trong sàn hoặc tường
+ Xác định tải lớn nhất tác động lên kết cấu trong quá trình thi công và vận hành.+ Sơ đồ đấu dây
+ Chi tiết tủ điện
b) Tài liệu liên quan.
Trình duyệt tài liệu kỹ thuật của tất cả các bộ phận của máy móc và trang thiết bị.Gồm có tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất và các thông tin sau:
-Vật tư sử dụng để lắp đặt:
+ Báo cáo thử nghiệm mẫu
+ Bảng thông số kỹ thuật đúng theo bảng công suất thiết bị trong tài liệu Nếu có
sự khác biệt giữa hai tài liệu, thì phải chứng minh sự khác nhau
- Trình duyệt: trong tài liệu kỹ thuật trình duyệt, xác nhận rằng máy móc và trangthiết bị trình đáp ứng các yêu cầu và công suất ghi trong tài liệu ngoại trừ các điểm
đã xác định trong tài liệu kỹ thuật
- Tủ điện: Cung cấp các thông tin sau cho mỗi tủ điện:
+ Đối với mỗi tủ con nối vào tủ chính, cung cấp các thông tin cho mỗi thiết bị nốivào:
Tên tủ con và tên gọi; công suất danh định KW; số pha; dòng điện đầy tải mỗi pha;
hệ số công suất; tổng cường độ dòng điện mỗi pha của tủ con tương đương để nhậnbiết cụ thể việc phục vụ cho công tác kiểm tra và bảo trì vận hành
c) Chi tiết thực hiện.
Trình duyệt các chi tiết sau trước khi bắt đầu bảo dưỡng bảo trì phần liên quan:
- Các cố định hệ thống: chi tiết điển hình về vị trí, kiểu và phương pháp cố định hệthống vào kết cấu
- Hệ thống đặt âm: biện pháp đề nghị cho các hệ thống đặt âm vào tường hoặc sàn bêtông, hoặc đục vào tường hồ hoặc tường bê tông
- Hệ thống không tiếp cận được: Nếu hệ thống sẽ được đóng kín và không thể tiếpcận được sau khi hoàn tất, trình duyệt đề nghị về vị trí thi công các phụ kiện
- Chấp thuận hạ tầng cơ sở: Đơn vị lắp đặt phải xác nhận rằng hạ thầng cơ sở là phùhợp để tiếp nhận vận hành, bảo trì bảo dưỡng của hệ thống
1.3 Phụ kiện.
a) Mô tả.
- Tất cả các phụ kiện lắp đặt trong cùng một vỏ bao che phải có cùng nhà sản xuất,kích thước và vật liệu nếu có sẵn để thuận tiện cho việc bảo hành
Trang 16- Vị trí chính xác của tất cả các hệ thống phải được xác định bằng bản vẽ kiến trúc vàthông qua bản vẽ hoàn công thực tế tại công trường để thuận tiện cho công tác bảotrì và vận hành.
Mục đích của tài liệu là cung cấp mô tả chi tiết bảo trì vận hành tủ đóng ngắt trungthế được sử dụng cho công trình
- Phạm vi công việc tủ đóng ngắt trung thế bao gồm: chuẩn bị các bản vẽ thiết kế chitiết, bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ chế tạo và được duyệt, thực hiện các kiểm tra tại nhàmáy , nơi sản xuất, cung cấp, giao hàng, lắp đặt, kiểm tra chạy thử và bàn giao saucùng đến người chủ của tủ đóng ngắt trung thế với định mức đã được chỉ ra trên bản
vẽ liên quan trong khuôn khổ của việc hoàn thành toàn bộ dự án
b) Tiêu chuẩn.
- Tổng quát:
Các tủ đóng ngắt cao áp phù hợp các phát hành sau cùng do IEC giới thiệu:
+ IEC 6000185, Máy ngắt dòng điện xoay chiều trung thế
+ IEC 60129, Đóng ngắt điện áp xoay chiều trung thế;
+ IEC 60185, Biến dòng đo lường và bảo vệ;
+ IEC 60186, Biến áp cho đo lường và bảo vệ;
+ IEC 60265-1, Đóng ngắt trung thế cho điện áp định mức trên 1kv dưới 52kv;+ IEC 60298, Vỏ tủ kim loại của các thiết bị đóng ngắt và các thiết bị điều khiểncho điện áp định mức trên 1kv đến 54kv;
+ IEC 60282-1, Cầu chì trung thế;
+ IEC 60420, Thiết bị đóng ngắt trung thế và các thiết bị điều khiển - kết hợp cầuchì;
+ IEC 60529, Cấp độ bảo vệ cho vỏ tủ(mã IP)
+ IEC 60605, Các yêu cầu kỹ thuật tổng quát về phê duyệt và thử nghiệm cho cácthiết bị điện;
+ IEC 60694, Thiết bị đóng ngắt xoay chiều trung thế và đóng ngắt bộ phận điềukhiển cho điện áp định mức trên 1000v;
+ Tủ đóng ngắt trung thế phải có khả năng vận hành liên tục điện áp/ tần số đượcnói rõ trong đặc tính kỹ thuật này
- Các thông số kỹ thuật:
+ Điện định mức – 24kV;
+ Điện vận hành – 22kV;
+ Tần số - 50 Hz;
+ Điện áp chịu được tần số công suất định mức – 50kV – 5- Hz, 1 phút;
+ Điện áp chịu được xung sét định mức - 125 kV – 1.2/50 us;
+ Dòng cắt mạch định mức – 20kA – 1 giây;
+ Dòng tạo ngắn mạch định mức 50kA;
+ Dòng định mức thanh cái 630A
- Các điều kiện phục vụ:
Trang 17Tủ đóng ngắt cao áp phù hợp cho việc lắp đặt và vận hành tại Việt Nam và các điềukiện môi trường đã được mô tả trong các trang số liệu và đặc tính kỹ thuật của côngtrình.
Nhà chế tạo có nhiệm vụ đảm bảo rằng thiết bị và các phần hợp thành đã được cungcấp phù hợp cho việc vận hành và các điều kiện đã nêu trên Tại nhưng chỗ mà tiêuchuẩn của nhà chế tạo hay sự lựa chọn thiết kế ưu tiên không thích hợp với các điềukiện hoạt động hay điều kiện môi trường, thì nhà chế tạo phải cho chi tiết kỹ thuậtthay đổi và các ảnh hưởng thương mại đến các điều kiện đã định
Tủ đóng ngắt trung thế được thiết kế môi trường 40 ْC
- Sự an toàn và tin cậy:
Tủ đóng ngắt trung thế được thiết kế nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro, nguy hiểm của sựngắn mạch bên trong và có vỏ bằng kim loại Ngay cả bất kỳ dòng dò hồ quang nàobên trong bộ phận hoạt động, sự hư hỏng được giữ lại trong bộ phận đó như vậy cácthanh cái và các bộ phận hoạt động khác không bị hư họng và vẫn có thể dùng được
Các phương tiện kiểm tra đường dây đang hoạt động gắn trên mặt tủ
Các cơ cấu chuyển động và các mạch thứ cấp của các biến dòng đo lường được để tự
Tủ đóng ngắt trung thế có tuổi thọ phục vụ ít nhất 30 năm Không không cần phảinạp khí hay tạo chân không lại trong suốt thời kỳ này
Sự chịu đựng cơ khí của các hoạt động cơ khí phải đảm bảo ít nhất 1000 vận hành
+ Máy ngắt dòng tự động
Các máy ngắt dòng tự động của tủ trung thế có ba cực, loại tháo ra được để vậnhành, bảo dưỡng Chúng không phải bảo trì đối với các nguyên tố đóng ngắt và các
bộ phận cơ khí hoạt động Các dụng cụ đóng ngắt được gắn trên cơ cấu chuyển mạch
và không phụ thuộc vào khí hậu và môi trường Các máy ngắt của tủ đóng ngắt trungthế được thiết kế chịu được 10000 chu kỳ vận hành riêng biệt và 50 lần ngắt tại dòngđịnh mức căt ngắn mạch
Trang 18Các bộ phận hoạt động cơ khí bằng động cơ dây quấn sẽ được tự động nạp lại ngaylập tức sau mỗi hoạt động đóng Thêm vào đó đối với việc nạp cho các cái nhảy máycắt bằng động cơ, thì máy cắt phải được cung cấp các tiện ích nạp cái nhảy bằng tay.Tất cả các máy ngắt trung thế có các tiện ích ngắt bằng cơ khí/ điện và nút nhấn bằng
cơ khí có thể có thể tiếp cận được mà không phải mở nắp tủ điện
Cơ cấu ngắt trung thế bằng khí SF6 hay chân không
- Biến dòng đo lường:
Biến dòng dùng cho bảo vệ và đo lường phải dựa trên loại qui ước thông thường tỉ lệđơn hoặc đa, lắp bên trong tủ trung thế có dây nối đất
Dòng thứ cấp danh định của biến dòng là 1A hoặc 5A
Biến dòng thuộc phân lớp 0.5 hoặc tốt hơn Kiểm tra dòng điện xem đạt chuẩn củamáy biến dòng
- Biến áp đo lường:
Đầu nối thứ cấp của biến áp được đặt trong hộp đấu nối có nối đất và dễ tiếp cận trênbản than biến áp Đấu nối thứ cấp phải được đấu về dãy trong tủ điều khiển tại chỗ.Biến áp thuộc phân lớp 0.5 hoặc tốt hơn Kiểm tra điện áp xem đạt chuẩn của máybiến áp đo lường
- Chống sét:
Nhà thầu phải thực hiện qui trình bảo hành bảo trì cho các dữ liệu thiết bị thực tế để
có được sự xác định chính xác vị trí thường bị lỗi, bị sét đánh, để bảo trì bảo dưỡngcho đúng trường hợp hiện tại
- Vỏ tủ:
Vỏ tủ kim loại bằng tôn tráng kẽm dày tối thiểu 2mm, vỏ tủ được sơn bảo vệ chống
ăn mòn Lớp sơn gốc epoxy có độ dày tối thiểu 50 micron và được sơn hai mặt chotất cả các tấm kim loại Màu sơn đáp ứng theo dải màu được đề nghị RAL Đến giaiđoạn định kỳ bảo trì thì kiển tra cụ thể , sơn lại, làm sạch bụi trong từng ngăn tủ, vệsinh từng thiết bị điện trong tủ điện như: CB, đầu cosse dây, thanh đồng, đồng hồ…
- Lắp ráp:
Tủ trung thế được thiết kế thành từng khối modun có thể tự do kết hợp và mở rộng.Cung cấp vỏ tủ cứng, có thông gió, có lưới chắn côn trùng trên vách tủ, cửa cut, hay
cả hai, để có vỏ tủ theo thiết kế, được tách riêng và theo cấp độ bảo vệ
Tủ điện có dạng một lớp, đặt trên sàn, dạng đứng tự do phù hợp với điều kiện trongnhà vùng nhiệt đới, phù hợp với các yêu cầu đặc tính kỹ thuật Tủ điện được thiết kế
dễ dàng bảo trì và vận hành với chiều cao các thiết bị có yêu cầu vận hành và thửnghiệm thường xuyên ở mức thấp nhất
- Nối đất:
Một thanh tiếp đất bằng đồng kéo nguội có độ dẫn điện cao được lắp đặt trong suốtchiều dài tủ điện, phía dưới, Tất cả các bộ phận kim loại không mang điện của tủđiện phải được kết nối hiệu quả và chắc chắn vào thanh tiếp đất này Tất cả cácmiếng đệm bít được nối đất vào thanh tiếp đất này
Trang 19Tất cả các tấm che của tủ điện phải được nối đất hiệu quả sử dụng các dây nối mềm.
+ Nối đất liên tục: các thanh tiếp đất gắn trên mỗi tủ được nối liền với nhau bằng
thanh cái, các thanh nối này có thể kết nối ở bên ngoài và mở rộng hết chiều dài
+ Tiếp đất cho mạch điện động lực: Dây cáp tiếp đất được tiếp nối vào cầu dao
tiếp đất có khả năng chịu ngắn mạch theo tiêu chuẩn IEC 60229 Phải có thể thao táccầu dao tiếp đất khi công tắc hay cầu dao điện ở vị trí mở
Một hệ thống khóa móc được cung cấp để khóa cầu dao tiếp đất tại một trong hai vịtrí mở hay đóng Vị trí đóng/ mở của cầu dao tiếp đất được thấy rõ ràng từ phía trước
- Lối vào cho cáp:
Cung cấp những điều kiện dễ dàng để đi đường cáp vào và phần ngăn vào và ngăn
ra Cung cấp đầy đủ khoảng không trong tủ để cáp không bị chèn ép hay tác độngtrên bán kính bẻ cong
Cung cấp tấm bít phẳng có viền đệm để đạt cấp độ bảo vệ, vật liệu: thép dày 1.6mm,khoan trước mạ điện dày
Tất cả các cửa nắp lắp tay nắm kiểu cần gạt chống ăn mòn, tác động lên hệ thốngchốt gài bằng thanh chốt và ray dẫn hướng đủ mạnh để chịu được lực nổ mạnh gây
ra do điều kiện hư hỏng bên trong thiết bị
Sự liên tục nối đất được thực hiện cho cửa ở mọi vị trí Lắp vào khung sườn ít nhất
4 chỗ Sử dụng đai ốc arcon chống ăn mòn nếu lắp rộng quá 600mm Các nắp còn lạithì câu vào than khối tủ
- Thanh cái:
Các thanh cái cấp nguồn chính trong các tủ điện, kéo dài từ đầu cấp nguồn đến thiêt
bị bảo vệ cho các chức năng đầu ra và thiết bị chức năng cho tương lai Các thanhcai được lắp đặt trong tủ riêng biệt Không có bất kỳ thiết bị hay dụng cụ nào gắn
Trang 20trong tủ chứa thanh cái Các thanh cái bằng nhôm điện phân kéo nguội, có độ dẫnđiện cao và có cùng định mức dòng điện xuyên xuốt chiều dài thanh cái trong tủđiện.
Một thanh tiếp đất có công suất đáp ứng được hoàn toàn dòng sự cố được lắp đặttrong tủ điện và kích thước được chỉ ra trong khi chào hàng
Giá đỡ bằng vật liệu cách điện không hút ẩm có khả năng giữ thanh cái ở nhiệt đọ
130 ْC, đủ sức chịu đựng các ứng suất từ và nhiệt khi có dòng ngắn mạch lớn nhấtsau này
Thanh dẫn pha nóng: phải tính toán đến ứng suất nhiệt khi ngắn mạch, giả sử vỏ tủđiện bằng vật liệu từ tính, đặt trong nhà có thông thoáng tốt và nhiệt độ sau cùng 90
+ Cơ cấu khi thao tác: tất cả các cơ cấu cần thao tác và các điểm tiếp cận phải đặt
ở phía trước của thiết bị, đặc biệt là đấu nối cáp và thanh cái phải tiếp cận được từphía trước
+ Hướng dẫn vận hành: trình tự thao tác cho hầu hết các thao tác hiện tại phải
được mô tả ở phía trước của mỗi thiết bị
Điều này được mô tả riêng theo mẫu mã màu và cac ký hiệu rõ ràng
- Nhãn:
Dán nhãn với tên như sau:
+ Tên nhà sản xuất;
+ Chỉ đinh loại tủ điện;
+ Mã đặt hàng của người mua hàng;
Trang 21+ Định mức cao điểm và dòng ngắn mạch định mức và thời gian chịu dòng ngắnmạch;
Thiết bị phải được giao hàng cùng với tất cả các tài liệu cho yêu cầu lắp đặt, thửnghiệm, chạy thử và nghiệm thu vận hành và bảo dưỡng Nhà thầu thông báo chonhà tư vấn sao cho việc thử nghiệm có thể thực hiện theo các bước sau:
+ Hoàn tất chế tạo và sơn;
+ Hoàn tất lắp ráp tại xưởng, với thanh cái gắn nổi và lắp ráp các thiết bị hoạtđộng;
+ Lắp giáp sẵn sang cho thử nghiệm thông lệ và gửi đi;
+ Lắp đặt và đấu nối xong;
Nhà thầu phải trình các giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu sau:
+ Thử nghiệm xung cách điện;
+ Độ cách điện ở thử nghiệm tần số công suất;
+ Thử nghiệm quá nhiệt;
+ Thử nghiệm chịu đựng dòng ngắn mạch chấp nhận;
+ Thử nghiệm thao tác cơ khí;
+ Kiểm tra mức độ bảo vệ;
+ Kiểm tra tính tương thích điện từ;
+ Kiểm tra công suất ngắt của thiết bị trong tủ;
+ Kiểm tra công suất hoạt động của thiết bị trong tủ;
Tất cả các giấy chứng nhận / báo cáo thử nghiệm được đệ trình lên nhà tư vấn trongvòng 14 ngày sau khi hoàn tất thử nghiệm Các giấy chứng nhận và báo cáo thửnghiệm phải được sự đồng ý của nhà tư vấn trước khi suất xưởng
Nếu kết quả thử nghiệm chỉ ra bất kỳ thiết bị nào theo yêu cầu của nhà tư vấn khôngđạt yêu cầu, thì nhà cung cấp phải thực hiện các chỉnh sửa cần thiết để thỏa mãn nhà
tư vấn trước khi chấp thuận được duyệt
Trang 221.6 Thử nghiệm, chạy thử và nghiệm thu.
Thử nghiệm tại công trường, chạy thử và nghiệm thu được thực hiện bởi các quyđịnh cua NETA Chỉ có các nhân sự đủ trình độ sẽ thực hiện thử nghiệm và chạy thử
và nghiệm thu tủ điện trung thế
- Thử nghiệm tại hiện trường:
Để giảm thời gian chạy thử và nghiệm thu, thiết bị phải được thiết kế sao cho việcchạy thử và nghiệm thu của từng thiết bị không đòi hỏi thêm các thử nghiệm riêngbiệt của mỗi tính năng bảo vệ và đo lường
+ Thử nghiệm phải được giới hạn trong;
+ Kiểm tra các thông số cài đặt bằng cách đọc trực tiếp;
+ Kiểm tra các đấu nối trên cảm biến dòng và áp bằng cách đưa vào dòng thứ cấp;+ Đo dòng dư và điện áp cho các cấu hình và có sử dụng các giá trị này;
+ Kiểm tra tính logic của đầu dây vào ra;
+ Thao tác các thiết bị tủ điện bằng các nút nhấn;
+ Thử nghiệm đấu nối dây thí điểm;
- Chạy thử và nghiệm thu:
Các cài đặt trong quá trình chạy thử và nghiệm thu tủ điện tring thế chỉ có là cài đặtthông số mạch bảo vệ và báo động thiết bị điều khiển và bảo vệ
2 Công tác đèn và ổ cắm:
2.1 Công tắc và ổ cắm.
- Công suất danh định tối thiểu: 10A, 16A, 220 VAC
- Cơ cấu: Chế tạo tấm che mặt và cơ cấu sao cho cơ cấu không thể bị thay đổi trạngthái khi hoạt động bình thường, bằng các vit kẹp chặt Khi đến giai đoạn duy tu bảotrì, vận hành thì nó sẽ rất thuận tiện cho việc tháo gỡ thiết bị ra một cách dễ dàng đểbảo dưỡng Kiểm tra lại các tiếp điểm đầu nối giữa dây điện và vít vặn trên ổ cắm,
độ vặn cứng đủ an toàn khi có tải
2.2 Ổ cắm điện loại đa năng.
- Tổng quát:
- Cơ cấu: Chế tạo tấm che mặt và cơ cấu sao cho cơ cấu không bị thay đổi trang tháitrong khi đang hoạt động bình thường, bằng các vít kẹp chặt Khi đến giai đoạn bảotrì, vận hành thì thuận tiện cho việc tháo gỡ thiết bị ra một cách dễ dàng để bảodưỡng Kiểm tra lại các tiếp điểm đầu nối giữa dây điện và vit vặn trên ổ cắm
2.3 Lắp đặt.
- Tổng quát: sử dụng các phụ kiện lắp phẳng với bề mặt ngoại trừ phòng máy.
- Treo trên mặt: Loại – khối treo nguyên bộ mua sẵn.
- Những vị trí giới hạn: không lắp đặt hộp âm tường ở những chỗ nối tường.
- Môi trường: sử dụng ổ cắm và hệ thống dây cáp tương thích với khu vực lắp đặt
Đối với các khu vực ngoài trời, sử dụng ổ cắm cấp bảo vệ IP65
- Bảng kê phương pháp bảo trì:
Trang 23Loại tường - bảo trì và các ống điện âm Vách tô vữa xi măng - hộp âm tườngphẳng mặt với ống điện đục âm vào tường.
Vách gạch hai mặt – hộp âm tường phẳng mặt với ống điện chạy trong lỗ và buộcvào bề mặt trong của gạch, hoặc sử dụng dây cáp bọc nhựa chịu nhiệt chạy trong lỗ.Vách có khung xương gỗ thép- có thể kéo lại được, và dụng cụ chuyên dùng để bảotrì
2.4 Thiết bị.
- Thiết bị gắn trần:
Cách lắp: Đối với các thiết bị có quá nhiều momel bẻ cong, hoặc nặng hoặc rungđộng, sử dụng chân treo cố định qua trần lắp vào các kết cấu xây dựng Sử dụng cácthanh giằng để hạn chế các dịch chuyển theo phương ngang
Khi thực hiện quy trình vận hành bảo trì, bảo dưỡng thì chúng ta thực hiện trình tựtheo quy trình của giai đoạn lắp đặt bảo hành, bảo trì theo từng bước cụ thể rõ ràng.Tránh trường hợp làm sai quy định, quy trình khi tiến hành bảo trì, bảo dưỡng
- Nguồn sáng:
+ Tổng quát: Lắp bóng đèn trong tất cả các đèn và kiểm tra sự hoạt đọng đúng.+ Tiêu chuẩn:
Bóng đèn huỳnh quang: theo tiêu chuẩn AS 1201
Bóng hơi thủy ngân áp suất cao: theo tiêu chuẩn IEC 60188
Bóng hơi sodium áp suất cao: theo tiêu chuẩn IEC 60662
Bóng hơi sodium áp suất thấp: theo tiêu chuẩn IEC 60192
Bóng vonfam halogen: theo tiêu chuẩn IEC 60357
- Chấn lưu:
+ Chấn lưu điện tử cho bóng huỳnh quang
Tiêu chuẩn: Theo tiêu chuẩn AS 3963 và AS 3134, hệ số công suất: >0.9
Độ méo hài hiện hữu < 5% Số lượng chấn lưu: cung cấp 1 chấn lưu cho mỗi bóngđèn
+ Chấn lưu kháng điện cho bóng huỳnh quang
Tiêu chuẩn: Theo tiêu chuẩn Á 2643 Đầu nối : cung cấp đầu nối nhanh hoặc dâynối phù hợp với nhiệt độ hoạt động của chấn lưu Số lượng chấn lưu: cung cấp mộtchấn lưu cho mỗi bóng đèn
- Tủ điện và bộ lọc
+ Hiệu chỉnh hệ số công suất: hiệu chỉnh mỗi đèn để có hệ số công suất tối thiểu
là 0.9 trễ Tụ điện: theo tiêu chuẩn AS2644
+ Cầu chì: cầu chì ống đường kính 6mm, dài 25mm
Trang 24- Bộ mồi cho đèn huỳnh quang
Theo tiêu chuẩn AS 4111 hoặc AS/ NZS 60155 cung cấp bộ mồi có cùng nhà sảnxuất với máng đèn
Cung cấp bộ mồi thích hợp với bóng đèn với chân lưu
2.5 Thiết bị điện.
- Treo đỡ: lắp đèn vào giá đỡ mua sẵn nguyên bộ bằng tấp lắp, nẹp, miếng chem., nơ
gài, hoặc các vật liệu đóng gói, tùy mức độ cần thiết
- Sự cân chỉnh cao độ: điều chỉnh độ dài của thanh treo hoặc dây xích để có hệ
thống đèn nằm ngang và cùng cao độ, sai lệch ±3 mm
- Đèn treo:
+ Thanh treo: thanh treo bằng ống thép kết hợp với khớp nối cac đăng
+ Dây xích: dây xích nối hàn mạ điện, dây chỉnh cao độ: thép không rỉ Cân chỉnhcao độ:
Điều chỉnh độ dài hệ thống treo để có hệ thống đèn nằm ngang và cùng độ cao
2.6 Hoàn tất.
Kiểm tra và xác nhận lại hoạt động của tất cả các đèn trong quá trình bảo trì bảodưỡng, ghi vào sổ tay vận hành – bảo dưỡng Thay bóng: thay những bóng đã sửdụng lâu hơn 50% tuổi thọ của bóng đèn như công bố của nhà sản xuất bóng, thaycác bóng đèn bị đen 2 đầu khi khả năng phóng điện electron không còn nữa Vệ sinhlau bụi cho thiết bị, nhằm nâng cao năng suất củ thiết bị
- Hệ thống chiếu sáng khẩn cấp.
Đèn hiển thị nhìn thấy được: cung cấp đèn hiển thị màu đỏ hoặc xanh, dễ nhìn thấykhi đèn trong trình trạng hoạt động và đèn này hiển thị rằng ác qui đang được lạpđiện
Hệ thống nghịch lưu: cung cấp sự bảo vệ cho hệ thống nghich lưu để tránh thiệt hạitrong trường hợp bóng đèn bị hư, tháo ra hoặc thay thế trong lúc hoạt động bìnhthường
Công tác kiểm tra tại chỗ: cung cấp công tắc kiểm tra hoạt động nhất thời, có thể đếngần được từ trần nhà, trên mỗi đèn để tạm thời cắt nguồn cung cấp cho đèn và nối từ
ắc qui đến đèn
Đầu nối hệ thống với tủ báo cháy chính sao cho khi có báo cháy thì tất cả các đènexit phải bật sáng tự động
- Ắc qui.
+ Loại ắc qui axit chì hoặc nickel – cadmium có khả năng hoạt động cho mỗi đèn
ở định mức của nó liên tục tối thiểu 2 giờ khi thực hiện thử nghiệm chấp thuận và1.5 giờ khi thực hiện các thử nghiệm sau
+ Tuổi thọ của ắc qui: tối thiểu 3 năm khi hoạt động trong điều kiện bình thường
và ở nhiệt độ môi trường là 25 ْC và tùy thuộc vào việc nạp và phóng điện ở mỗingắt quãng thời gian 6 tháng
+ Nhãn: mỗi ắc qui có nhãn không xóa được và có ngày sản xuất của nó
Trang 25- Ngôn ngữ: ngôn ngữ tiếng Anh trên biển báo của đèn Trình duyệt nội dung.
- Nguồn cung cấp cho hệ thống đơn điểm: cung cấp nguồn 220 V không qua công
tắc cho mỗi đèn thoát hiểm
2.7 Chạy thử và nghiệm thu:
- Chạy thử và nghiệm thu:
+ Nguồn cung cấp chính: trước khi chạy thử và nghiệm thu, đảm bảo rằng nguồncung cấp chính đã được nối liên tục cho ít nhất là 24 giờ
+ Hệ thống đơn điểm: Cắt nguồn cung cấp chính đến mỗi mạch đèn chiếu sángchung và kiểm tra hoạt động đúng của đèn chiếu sáng khẩn cấp và đèn thoát hiểmhoạt động trong thời gian tối thiểu là 2 giờ Sau đó đóng nguồn thường và kiểm tra
sự hoạt động của đèn chỉ thị cho mỗi đèn
- Thử nghiệm và hoàn tất: Hệ thống đơn điểm tiến hành thủ tục thử nghiệm 6 tháng
trước khi hoàn tất thực tế và một lần nữa trước khi kết thúc thời gian bảo trì
- Bảo trì: tiến hành thủ tục thử nghiệm 6 tháng/ lần.
2.8 Vận hành và bảo trì.
2.8.1 Tiếp cận máy móc và trang thiết bị.
Bố trí lắp đặt các hệ thống điện và máy móc sao cho:
- Nó sẵn sàng cho tiếp cận để kiểm tra và bảo trì có thể được thực hiện an toàn vàhiệu quả Hoạt động kiểm tra và bảo trì có thể được bố trí thực hiện sao cho giảmthiểu ảnh hưởng và gián đoạn cho nhân viên tòa nhà
- Tình trạng lỗi/ không thích hợp của máy móc và trang thiết bị (bao gồm cả rò rỉ)gây ra hoặc không gây ra mức hư hỏng thấp nhất cho tòa nhà, các bề mặt hoàn thiện
và đồ đạc bên trong nó
- Thay đổi các thiết bị theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất nơi cần thiết để có lối tiếpcận thiết bị theo quy định, thông tin vận hành bảo trì được cung cấp bởi nhà sảnxuất
- Đối với các bộ phận có yêu cầu kiểm tra và bảo trì ddinhk kỳ, thì thiết bị đó saocho có thể tiếp cận an toàn từ sàn nhà hoặc lắp đặt sàn tiếp cận thường trực(sàn thaotác) và có thang leo
2.8.2 Bảo vệ trước khi vận hành, bảo trì.
- Hoàn tất:
Tất cả các thiết bị, máy móc và đồ đạc được bao che theo yêu cầu để bảo vệ chốngnước trực tiếp hoặc các hư hỏng cơ học trước và sau khi tiến hành bảo trì bà bảodưỡng
Thiết bị, máy móc và đồ đạc bị hư trước ngày chấp thuận cuối cùng của công tácphải được phục hồi lại trạng thái ban đầu hoặc thay mới hoàn toàn
Tổng quát: khi hoàn tất lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu công tác lắp đặt bằng cáchcho vận hành theo đúng trình tựi hoạt động và chạy hệ thống tối thiểu trong suốtkhoảng thời gian qui định
Trang 26Thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đạt được hiệu suất qui định dưới các điều kiệnhoạt động bình thường, bao gồm cân bằng, cài đặt các thiết bị điều khiển, kiểm trahoạt động của các thiết bị bảo vệ quá tải và thiết bị an toàn, và sửa đúng các trụctrặc.
- Vệ sinh.
Khi hoàn tất thực tế, vệ sinh các chi tiết sau:
Thiết bị đóng cắt và contactor, các tiếp điểm điện khác, điều chỉnh nếu cần thiết
Đảm bảo rằng các thiết bị đòi hỏi chắn khỏi bụi và nước được bảo vệ phù hợp.Chuẩn bị một bản liệt kê các thiết bị như vậy và xác nhận công tác lắp đặt được thỏamãn
- Đào tạo: thực hiện hướng dẫn và cung cấp các thủ tục vận hành được sử dụng cho
riêng công trình
- Phụ tùng thay thế:
Bảng liệt kê các phụ tùng dự trữ yêu cầu
+ Dụng cụ: tất cả các hệ thống cung cấp một bộ đầy đủ các dụng cụ sửa chữa, bảotrì, vận hành và lắp đặt
+ Đèn chỉ thị: cung cấp 3 bộ đèn dự trữ và một dụng cụ tháo đèn cho mỗi 10 đènchỉ thị Đặt trong tủ chứa phụ tùng thay thế
+ Khí cụ báo động: cung cấp 3 bộ đèn dự trữ, dụng cụ tháo đèn, dụng cụ tháo mànche, treo trên móc bên trong vỏ tủ hoặc trong tủ chứa phụ tùng thay thế
+ Dây chì: cung cấp 3 bộ dây chì dự trũ cho mỗi cấp công suất danh định của dâychì trên mỗi tủ điện, treo trên móc bên trong tủ chứa phụ tùng thay thế
- Bảo trì:
Bảo trì định kỳ - đến công trường để thực hiện các thủ tục sau:
+ Kiểm tra và bảo trì các chi tiết thiết bị;
+ Kiểm tra các chi tiết của thiết bị về hoạt động, hiệu chỉnh, công suất, nhiệt độ vàtiêu hao năng lượng và ghi nhận các giá trị vào hồ sơ;
+ kiểm tra mô tơ và máy móc về nhiệt độ vận hành, tiếng ồn ổ trục và độ rungđộng Ghi nhận lại dòng tải của mô tơ;
+ Kiểm tra điều kiện của lớp cách điện, cách nhiệt và sửa chữa
+ Kiểm tra hệ thống điện và hệ thống điều khiển, bao gồm các giới hạn an toàn vềnhiệt độ, áp suất và độ ẩm
3 Máy biến thế:
3.1 Kiểm tra
Thiết bị có thế được kiểm tra trong quá trình sản xuất ở bất kỳ nhà máy sản xuất nào
có liên quan đến việc cung cấp thiết bị bán thành phần cho nhà máy chính Nhà thầu
sẽ phải chịu toàn bộ chi phí đi lại, ăn ở, … cho các kỹ sư trong việc tiến hành đikiểm tra
Thiết bị sẽ được bàn giao kèm theo các tài liệu kỹ thuật có liên quan cho việc lắp đặt,thử nghiệm, chạy thử và nghiệm thu, vận hành và bảo hành, bảo trì
Trang 27Nhà thầu sẽ thông báo cho chủ đầu tư để việc kiểm tra được diễn ra theo đúng cácgiai đoạn sau:
- Chế tạo lõi thép
- Quấn dây
- Thử nghiệm áp suất thủy tĩnh của thùng máy biến áp
- Máy được sẵn sàng cho việc thử nghiệm thông thường và gửi đi
- Máy biến áp được lắp đặt và đấu nối
- Thử nghiệm sự tăng nhiệt độ:
Trình tự của việc thử nghiệm sự tăng nhiệt độ được tiến hành tuân theo tiêu chuẩnIEC 76-2 Việc thử nghiệm này, các yêu cầu sau phải có:
+ Xác định rõ nhiệt độ tăng của dầu
+ Xác định rõ nhiệt độ tăng trung bình của các cuộn dây
- Thử nghiệm xung sét:
Trình tự của việc thử nghiệm xung sét được tiến hành tuân theo tiêu chuẩn IEC 76-3.Thử nghiệm khả năng chịu đựng quá điện áp của máy Nguyên nhân gây ra các hiệntượng quá áp:
+ Sóng lan truyền (mà được tạo ra từ sấm sét) trên các đường dây truyền tải
+ Đóng mở đột ngột của các máy cắt
+ Các dòng ngắn mạch từ các tải khu vực trạm biến thế
3.2.2 Thử nghiệm thông thường
Thử nghiệm thông thường sẽ được tiến hành trên mỗi bộ phận máy biến áp rời Thửnghiệm thông thường sẽ gồm:
- Đo điện trở cuộn dây:
Trình tự của việc đo điện trở cuộn dây sẽ được tiến hành tuân theo các tiêu chuẩnIEC 76-1 Trong quá trình thử nghiệm này, điện trở của mỗi cuộn dây sẽ được đo vànhiệt độ sẽ được lưu lại Thử nghiệm này được tiến hành bởi dòng điện một chiều
Đo điện trở cuộn dây sẽ được thực hiện nhờ sử dụng một cầu điện trở
- Đo tỉ số điện áp và kiểm tra độ lệch pha:
Đo tỉ số điện áp được tiến hành theo tiêu chuẩn IEC 76-1
Muchj đích của việc thử nghiệm này là để so sánh giữa giá trị thực tế và giá trị thiết
kế của tỉ số máy biến áp Đối với máy biến áp, tỉ số vòng dây bằng với tỉ số điện ápcủa cuộn dây sơ cấp và thứ cấp
- Đo trở kháng ngắn mạch:
Đo trở kháng ngắn mạch sẽ được tiến hành theo tiêu chuẩn IEC 76-1 Trở khángngắn mạch được xem là một phần của điện áp định mức, đặc trưng cho trở khángmáy biến áp Trở kháng ngắn mạch sẽ được tính toán ở nhiệt độ chuẩn là 75ºC
- Đo tổn hao tải:
Trang 28Đo tổn hao tải sẽ được thực hiện bởi cuộn dây thứ cấp ngắn mạch và bởi sự tăngđiện áp ở cuộn dây sơ cấp cho đến khi dòng sơ cấp đạt được giá trị danh định của nó.Tổn hao tải sẽ được tính toán ở nhiệt độ chuẩn là 75ºC.
- Đo dòng không khí tải và tổn hao không tải:
Đo dòng không tải và tổn hao không tải sẽ được tiến hành tuân theo tiêu chuẩn IEC76-1 Dòng không tải đặc trưng cho giá trị thực sự mà cần để từ hóa lõi từ
Tổn hao không tải đặc trưng cho công suất tiêu thụ được từ lõi máy biến áp hấp thụkhi tần số và điện áp ở cuộn dây thứ cấp đạt giá trị định mức và cuộn dây sơ cấp bị
hở mạch
- Thử nghiệm thông thường chất cách điện:
Thử nghiệm thông thường chất cách điện bao gồm:
+ Thử nghiệm điện áp ứng cách điện thời gian thử nghiệm tuân thủ theo tiêu chuẩnIEC 76-3 sẽ là 01 phút:
+ Với việc thử nghiệm này, các thành phần sau được kiểm tra
+ Điênh trở cách điện giữa cuộn dây sơ cấp và thứ cấp
+ Điện trở cách điện giữa thùng máy biến áp và cuộn dây
+ Điện trở cách điện giữa cuộn dây và mạch từ
Trình tự đo lường như sau:
+ Cuộn dây sơ cấp:
Cho ngắn mạch cuộn dây thứ cấp và nối đất thùng dầu máy biến áp Sao đó, điện ápmột pha được đưa vào cuộn dây sơ cấp điện áp này được quy định bởi điện áp phíatrung thế mà máy biến áp được đấu nối
+ Cuộn dây thứ cấp:
Cho ngắn mạch cuộn dây sơ cấp và nối đất thùng dầu máy biến áp Sau đó, điện ápmột pha được đưa vào cuộn dây thứ cấp điện áp này được quy định bởi điện áp phía
hạ thế mà máy biến áp được đấu nối
Thử nghiệm điện áp cảm cách điện giá trị điện áp ba pha gấp đôi điện áp định mức
sẽ được cảm qua máy biến áp trong thời gian 01 phút
Để tránh trạng thái bão hòa, tần số cũng được gấp đôi, vì thế cảm ứng từ vẫn luôn làhằng số Cuối cùng, trong thử nghiệm này, giá trị điện áp trên mỗi vòng và như vậyđiện áp trên mỗi lớp luôn luôn gấp đôi
3.2.3 Khu vực lắp đặt
Khi máy biến áp được lắp đặt vào trong khu vực đặt máy biến áp (lắp đặt bên trongnhà), phải lưu ý đến kích thước thực tế của khu vực lắp đặt cũng như hệ thống thônggió Sự thông gió của khu vực đặt máy biến áp có ảnh hưởng đến sự làm mát máybiên áp, và vì thế sẽ liên quan đến tuổi thọ của máy biến áp Khoảng cách giữa tườngcủa phòng và mép ngoài của máy biến áp phải tối thiểu là 1m
3.2.4 Gắn nhiệt kế kiểm tra
- Nhiệt kế máy biên áp được sử dụng để theo dõi sự biến thiên nhiệt độ của dầu
- Nhiệt kế có 2 tiếp điểm thường mở, có thế thay đổi trạng thái khi máy biến áp đạttới nhiệt độ giới hạn định mức Tiếp điểm thứ nhất (tiếp điểm báo động) được dùng
để báo động và tiếp điểm thứ 2 được dùng để ngắt cầu dao tự động tại tủ điện hạ áp
- Dấu hiệu cảnh báo:
Tác động báo động
Trang 29+ Nhà tải.
+ Cảnh báo trực quang (đén báo)
+ Điều chỉnh tác động của các tiếp điểm như sau:
+ 90ºC cho báo động (vạch hiển thị di chuyển về bên trái với màu đỏ)
+ 100ºC cho các tác động ngắt (vạch hiển thị di chuyển về bên phải với đầu màuđỏ)
3.3 Kiểm tra và nghiệm thu
Công việc thử nghiệm chạy thử và nghiệm thu tại công trường của máy biến áp phảiđược tiến hành tuân theo tiêu chuẩn (NETA) Chỉ có người có đủ năng lực sẽ thửnghiệm và chạy thử nghiệm thu máy biến áp
3.3.1 Thử nghiệm tại công trình
Việc kiểm tra sẽ được giới hạn:
- Kiểm tra trực quan và bằng thiết bị cơ:
Kiểm tra các điều kiện cơ tính và lý tính Thẩm tra lại các chế độ báo động, điềukhiển và tác động ngắt trên bộ hiển thị nhiệt độ đã được chỉ rõ
Thẩm tra sự tác động của tất cả các mạch báo động, điều khiển và tác động ngắt từ
bộ hiển thị nhiệt độ và mức dầu, thiết bị van an toàn và rơ le mất áp
Kiểm tra lại điện trở cao tại tất cả các điểm kết nối điện bằng bulong nhờ dùng mộttrong những phương pháp sau:
+ Sử dụng đồng hồ đo ôm điện trở thấp
+ Thẩm tra độ chặt của các bulong nhờ chìa khóa có dụng cụ đo momen xoắn đãđược hiệu chuẩn theo các dữ liệu được đưa ra của nhà sản xuất
+ Tiến hành khảo sát theo đồ thị nhiệt
+ Thẩm tra lại các mực dầu trong tất cả các thùng dầu và sứ cách điện
+ Tiến hành thử nghiệm đặc biệt và thử nghiệm cơ theo sự đề nghị của nhà sảnxuất
+ Thử nghiệm lại các điểm nối đất của thiết bị
+ Thử nghiệm bộ điều chỉnh tải
+ Thử nghiệm sự bảo vệ chống sét cảm ứng của máy biến áp
- Thử nghiệm điện:
Tiến hành thửu nghiệm điện trở cách điện giữa cuộn dây với cuộn dây, giữa cuộndây với đất Thời gian thử nghiệm là 10 phút và giá trị điện trở lập thành bảng ở 30s,
1 phút và 10 phút Xác định lại các cực tính
Tiến hành đo điện trở tại các đầu nối bulong bằng đồng hồ đo ôm điện trở thấp
Tiến hành thử nghiệm tỉ số vòng dây tại các nấc điều chỉnh như đã thiết kế
Tiến hành thử nghiệm hệ số công suất, hệ số tổn hao trên các cuộn dây và tăng nhiệt
độ tới 200ºC theo các số liệu được đưa ra của nhà sản xuất
Tiến hành thử nghiệm hệ số công suất/hệ số tổn hao (hoặc thử nghiệm tổn hao côngsuất vòng đệm nóng) trên các cách điện và tăng nhiệt độ tới 200ºC theo các số liệuđược đưa ra của nhà sản xuất
Tiến hành thử nghiệm dòng kích từ theo các số liệu được đưa ra của nhầ sản xuất
Đo lường điện trở cách điện của mỗi cuộn dây tại các nấc điều chỉnh Nếu dây nốiđất tiếp lõi tiếp cận được, tiến hành đo giá trị điện trở cách điện của lõi tại điện ápmột chiều 500V
Trang 30Thư nghiệm mẫu dầu cách điện, mẫu này nên được thử nghiệm theo tiêu chuẩn đãđược đề cập:
+ Điện áp đánh thủng cách điện
+ Trọng lượng riêng
+ Sức căng bề mặt chung
+ Màu sắc
+ Điều kiện trực quang
Đo lường hệ số tổn hao hoặc hệ số công suất Thử nghiệm mẫu của dầu cách điện đểtìm ra các khí hòa tan
3.3.2 Nghiệm thu
Chỉ có các giá trị cài đặt trong thời gian chạy thử và nghiệm thu của máy biến áp làcài đặt các thông số cho mạch bảo vệ và mạch báo động trên thiết bị bảo vệ và bộphận điều khiển
- Kiểm tra báo cáo chạy máy
- Kiểm tra động cơ:
+ Kiểm tra ống thông hơi
+ Kiểm tra độ căng đai
+ Kiểm tra tình trạng cánh quạt
+ Kiểm tra 7 điều chỉnh hiệu điện thế (nếu có…)
Bảo trì chế độ B đã được thực hiện mỗi 500 giờ hoặc 12 tháng hoạt động ở chế độ
dự phòng, sau 2-5 năm hoạt động ở chế độ dự phòng (tiều tu)
- Lặp lại các bước kiểm tra định kỳ chế độ A
- Kiểm tra nồng độ dung dịch nước làm mát, nếu thiếu phải châm thêm
Trang 31- Kiểm tra hệ thống lọc khí:
+ Kiểm tra đường ống cứng ống mềm, các mối nối
+ Kiểm tra bộ chỉ thị áp lực trên đường nạp
+ Thay thế bộ lọc gió, nếu cần
- Kiểm tra hư hỏng, nứt hoặc vặn đai (thay thế nếu cần)
- Kiểm tra tình trạng cánh quạt
- Kiểm tra tình trạng bộ tản nhiệt
- Kiểm tra và điều chỉnh hiệu điện thế
- Điều chỉnh khe hở súp bắp & béc phun
- Kiểm tra hệ thống bảo vệ động cơ
- Sử dụng dụng cụ chuyên dụng bôi trơn mỡ bánh căng đai, phần ngoài động cơ, sau
2000 giờ đến 6000 giờ sử dụng
- Trùng tu lần 1:
+ Kiểm tra và thay thế những đường ống hư
+ Bình điện (thay mới nếu không đủ điện)
+ Xiết lại những bu long bị lỏng
+ Kiểm tra toàn bộ máy phát điện
+ Đo và kiểm tra độ cách điện (đầu phát điện)
+ Sau 2000-6000 giờ máy hoạt động cần thay các phụ tùng: bộ lọc nhớt, bộ lọcnhiên liệu, bộ lọc nước, dây curoa phần trục và máy xạc bình (nếu cần), nước làmmát, ống cấp nhiên liệu và các ống van (ống dầu mềm), dụng cụ chuyên dùng
- Làm sạch bên ngoài hệ thống làm mát: dùng máy phun hơi nước nóng
- Làm sạch và xúc rửa bên trong hệ thống làm mát: dùng chất xúc rửa chuyên dùngcủa Fleetguard
- Tháo rã, làm sạch và kiểm tra; nếu phát hiện chi tiết hư hỏng thì sẽ thay thế phầnGate nhớt giữa lốc máy và Gate
+ Puli cánh quạt
Trang 32+ Bộ tăng áp
+ Bộ giảm chấn
+ Puli giảm chấn
+ Puli bơm nước
+ Bơm nhớt đưới gate
+ Máy phát sạc bình
+ Bơm cao áp
+ Các đường ống dẫn nước và khí nạp
- Thay mới:
+ Bộ sửa chữa bơm nước (nếu cần)
+ Bơm nhớt bôi trơn (nếu cần)
+ Bộ Puli trung gian
+ Thay nước làm mát và lọc nước
+ Bộ phận lọc nhiên liệu và lọc nhớt
- Công tác bảo trì cần thực hiện bằng những dụng cụ chuyên dùng
5 Tủ điện phân phối.
5.1 Tủ điện
5.1.1 Bảng lắp thiết bị
Yêu cầu chung: cung cấp các khoảng không về điện, cơ khí và nhiệt đủ lớn giữa các
thiết bị để bảo đảm các hoạt động tốt Cung cấp khoảng cách tối thiểu 50mm giữa:+ Hệ thống báo chữa cháy, các hệ thống khẩn cấp cho tòa nhà
+ Phục vụ lắp đặt tổng quát, thanh cái và các thiết bị
+ Gắn: bu lông, bắt vít trên lỗ ren và bảng lắp kim loại, đinh tán hay bằng các kẹpmua sẵn Cung cấp chi tiết cố định máy móc thiết bị có thể tiếp cận được điều này,cho phép thay thế thiết bị sau khi hoàn tất chạy thử nghiệm và nghiệm thu
+ Lắp đặt: các thiết bị nhẹ, cung cấp các thanh ray kết hợp và mua sẵn
- Nối đất liên tục:
Nối đất chắc chắn thiết bị và các khung kim loại tủ lắp ráp vào dây dẫn tiếp đất bảo
vệ Cạo bề mặt sơn và lớp phủ bừng vật liệu chống ăn mòn ngay trước khi bắt bulông vào thanh tiếp đất Cung cấp các vòng đệm có răng cưa cho các đầu bu lông vàđầu con tán tại chỗ sơn, liên kết kim loại với kim loại
Trang 33trường Khoan những lỗ đường kính 12 trong tủ và bệ máng rồi bắt bu lông thiết bịlắp ráp vào bệ máng Sơn những lỗ đã khoan bằng lớp sơn lót giàu chất kẽm.
5.1.2 Đường cáp vào
- Tổng quát:
Cung cấp những điều kiện dễ dàng đi đường cáp vào và ra trong khu vực đi cáp chocáp động lực và cáp điều khiển Cung cấp đầy đủ khoảng không trong vỏ tủ cạnh lốivào cáp để cho đường cáp vào và cáp ra dễ thực hiện đi dây, đấu nối sau cùng gọngàng mà dây không bị bó chụm hay gẫy khúc
- Nắp đậy và miếng đệm:
Nắp che: cung cấp nắp che phẳng dày tối đa 150mm gắn vào nhau và che các khe
rãnh của đường cáp vào
Miếng đệm phẳng: cung cấp miếng đệm phẳng có thế tháo rời được có viền đệm
theo yêu cầu cấp độ bảo vệ
Vật liệu: thép dày 1.5mm, vật liệu tổng hợp dày 5mm hay chất phenolic cán mỏng 5.1.3 Cửa và nắp bảo vệ
- Rộng: lớn nhất 900mm
- Cửa cánh mở: tối thiểu 90º
- Dây néo: cung cấp những dây néo cho những cửa tủ đặt bên ngoài Các cửa gần kề
nhau: đặt khoảng cách giữa các cửa gần kề nha cho phép mở 2 cửa 90º cùng lúc
- Thi công: cung cấp những góc vuông quay trở về trên các bề mặt và gắn những
cao su co giãn thích hợp đê ngăn chặn sự tróc sơn
- Treo: cung cấp bản lề chốt ăn mòn hay những bản lề làm sẵn để treo cửa Đối với
cửa tháo được, cung cấp những chốt kẹp so le dài đủ để tạo sự liên kết chắc chắn khigắn cửa vào
Cung cấp 3 bản lề cho mỗi cửa cao hơn 1m Cung cấp chi tiết giữ lại và bản lề ngượccho các cửa không được nâng lên
- Chi tiết bảng kim loại cho cửa:
Cung cấp theo sau đây:
+ Tay nắm kiểu cần gạt chống sự ăn mòn, tác động lên hệ thống chốt gài bằng cácthanh chốt và ray dẫn hướng đủ mạnh để chịu được lực nổ mạnh gây ra do điều kiệnngắn mạch bên trong thiết bị
+ Tay nắm chữ “T” không ăn mòn, loại đôi, gắn trên gờ cạnh, với khóa dạng trụ.+ Vít có mũ, có khía chống ăn mòn
- Khóa: kết hợp khóa hình trụ và hệ thống chốt gài Chìa khóa giống nhau Tổng số
chìa khóa: 2 cho mỗi bộ phận
- Thiết bị lắp cửa: bảo vệ hay bao che thiết bị lắp cửa và các đầu dây ngắn để ngăn
chặn sự cố tiếp xúc vô ý vào ddaaud dây cáp có điện hay dây cáp hay cả 2
- Tiếp đất: tiếp đất thường xuyên vào các thiết bị điều khiển, thiết bị hiển thị lắp cửa
bằng dây cáp tiếp đất mềm, nhiều lõi hay bằng dây bện có tiết diện tương đương nốivào cửa
- Nắp che: kích thước tối đa: 900mm rộng và diện tích mặt 1.2m2 Cố định vào
khung sườn ít nhất 4 điểm Cung cấp đai ốc ăn mòn nếu nắp che rộng quá 600mm
Trang 34Các bờ mép còn lại lắp vào thân khối hay trên các thah song Không được cung cấpcác nắp gài lẫn liền nhau Tay nắm loại ‘D’ chống ăn mòn.
- Nắp che dạng mặt nạ: với các che cầu dao tự động, cung cấp các nắp che như là
phần che chắn giữa cơ cấu vận hành và các phần có điện
- Tấm mặt nạ: cung cấp miếng che hay nắp che có thể tháo rời được cho lỗ cắt thật
sát cới cầu dao tự động nhằm cho phép hoán đổi các cầu dao 1, 2 và 3 cực Cung cấpnhững tay nâng hay những tay nắm dạng núm tròn chống ăn mòn, cung cấp nhữngnắp che cho các lỗ lắp cầu dao tự động không sử dụng Kích thước tối đa: rộng900mm và diện tích mặt 1.2m2
5.1.4 Hoàn thiện tại xưởng
- Mở rộng: thực hiện sơn phủ bề mặt trong và ngoài bề mặt kim loại của vỏ tủ baogồm nắp che ngoài trừ bề mặt mạch điện, tráng kẽm, hay thép không rỉ và cả nắplưới che thông gió
- Sơn hoàn thiện: phủ lớp sơn bột phản ứng nóng hay là 2 lớp sơn lỏng
5.2 Thanh cái
Cung cấp thanh cái cấp nguồn chính trong bên trong tủ điện từ đầu cáp vào đến thiết
bị bảo vệ cho các thiết bị chức năng đầu ra và cho thiết bị chức năng trong tương lai
- Định nghĩa: thanh cái đầu vào là thanh cái kết nối đầu cáp vào đến đầu cáp vào củathiết bị đóng cắt chính
Thanh cái cấp nguồn chính là thanh cái kết nối đầu ra của thiết bị chức năng ngõvào, hay chính là thanhc ái vào ở những chỗ không có bộ phận đóng ngắt chính, đếnđầu nối các thiết bị chức năng ngõ ra hay các bộ chia ngõ ra
Thanh cái chia nguồn: Thanh cái kết nối từ thanh cái chính đến các đầu nối vào củacác thiết bị chức năng ngõ ra
- Vật liệu: thanh hợp kim đồng ren thô kéo nguội cường độ dẫn điện cao
- Giới hạn độ tăng nhiệt độ - dây pha và dây trung tính:
Giới hạn độ tăng nhiệt độ dòng định mức lớn nhất: 65±1.5 ºC bằng các thử nghiệmhay tính toán theo AS 3768 hay AS 4388
Giới hạn độ tăng chịu dòng ngắn mạch lớn nhất: 160 ºC bằng tính toán theo AS3865
- Mặt cắt ngang: hình chữ nhật với các góc bo tròn
- Giả đỡ: đủ cứng để chịu được ứng suất từ và ứng suất nhiệt do dòng ngắn mạch lớnnhất có thế xảy ra trong tương lai Vật liệu: cách điện không hút ẩm có khả năng giữthanh cái ở 105 ºC
- Thứ tự pha: đối với các thanh cái chính và kết nối với thiết bị đóng ngắt, quy địnhthứ tự pha A, B và C ừ trái-qua-phải, trên xuống-dưới và sau-ra-trước khi nhìn từphía trước các tủ
- Quy định màu: cung cấp nẹp màu rộng tối thiểu 25mm lắp cố định cho các thanhcái ở khoảng cách lớn nhất 500mm với ít nhất một nẹp màu cho mỗi phần thanh cáitrong mỗi ngăn tủ
+ Thanh cái pha: đỏ, trắng và xanh cho các pha A, B và C
+ Thanh cái trung tính: đen
+ Liên kết MEN: xanh-trắng và đen
+ Thanh cái tiếp đất bảo vệ: xanh-trắng
Trang 35Sự giới hạn: không được cung cấp các băng màu có chất keo dính.
- Hệ thống thanh cái: các thanh cái nhiều cực hay hệ thống thanh cái loại nguyên bộmua sẵn, thẩn tra công suất dòng ngắn mạch và giới hạn độ tăng nhiệt độ qua các thửnghiệm
- Công suất dòng tải:
+ Dây dẫn pha: chú ý tới ứng suất nhiệt do dòng ngắn mạch gây ra, giả định răng
vỏ tủ bằng vật liệu có từ tính đặt trong phòng được thông gió tốt và nhiệt độ saucùng 90ºC
+ Dây dẫn trung tính: Kích thước phù hợp với công suất tải dòng trung tính vào.+ Dây dẫn tiếp đất bảo vệ: Kích thước tối thiểu 50% của dòng ngắn mạch địnhmức chịu được trong 100% thời gian
- Định mức thanh cái chia nguồn:
cho những thiết bị chức năng đầu ra riêng biệt: tương đương với định mức khung vỏcủa thiết bị chức năng
Cho nhiều thiết bị chức năng: tương đương với hệ số đồng thời và dựa trên định mứckhung vỏ
- Liên kết MEN:
Tiết diện liên kết MEN>10m2: liên kết thanh cái bắt bu lông có thể tháo rời được códấu “LIÊN KẾT MEN”, được đặt trong ngăn vào, giữa thanh cái trung tính và thanhcái tiếp đất
- Bộ giới hạn dòng ngắn mạch:
Định mức thanh cái nối vào bộ giới hạn dòng ngắn mạch theo 100% định mức củakích thước khung vỏ cầu dao tự động giới hạn dòng ngắn mạch hay định mức cầuchì
- Phiên nối cáp:
Cung cấp và làm giá đõ cho các phiến thanh cái cho các thiết bị có đầu nối chính quánhỏ cho đầu cáp Cung cấp các phiến có kích thước phù hợp với các đầu nối cáp, vớidòng định mức tối thiểu của kích thước khung theiets bị lớn nhất
Cách điện pha: cung cấp cách điện pha giữa các phiến nơi mà khoảng cách nhỏ nhấtgiữa pha-đến-pha và pha-đến-tiếp đất thì nhỏ hơn kích thước đầu cuối ngăn tủ
- Mối nối:
Sử dụng loại bu lông thép chịu lực cao, các con tán và đai ốc, với các đai ốc khóahay có các đầu khóa (không có vòng đệm hãm) Không được sử dụng các lỗ ren, tánrivê hay tương đương để liên kết các bộ phận mang điện
- Cách điện thanh cái:
Các thanh cái pha, trung tính và các mối nối chọn theo các cách sau đây:
+ Nhựa tổng hợp: tối thiểu dày 0.4mm với độ cách điện 2.5kV r.m.s trong 1 phút,bằng quá trình ngâm hóa lỏng trong vật liệu cso màu theo màu dây pha và lưu hóatrực tiếp vào thanh cái
+ Lắp khít cách điện vào thanh cái đúc kín dày tối thiểu 1mm
+ Vật liệu co rút khi có lửa: chỉ dùng trên thanh cái có viền tròn
Băng chỗ liên kết: dùng băng dán không có chất dính khi tháo ra, có màu giống màucách điện của thanh cái và băng nối với độ dày tối thiểu sao cho đạt được độ cáchđiện chắc chắn
Trang 36Cách điện đã hỏng: sửa chữa những chỗ cách điện đã hỏng trước khi đóng điện.
5.3 Liên kết
- Đầu nối: cung cấp các đầu nối cho các mạch trong tương lai Số đầu nối cho trungtính/đất phải nhiều hơn số đầu nối pha để cso thể đấu nối riêng lẻ mỗi dây trung tính/đất
- Liên kết:
+ Công suất tủ >36 cực: cung cấp các liên kết tiếp đất và trung tính tại phía trên vàdưới của phần cầu dao tự động điện tự động
+ Công suất tủ≤36 cực: cung cấp các nối kết tại các điểm của đường cáp vào
+ Số đầu nối cho trung tính/đất phải nhiều hơn số đầu nối pha để có thể đấu nốiriêng lẻ mỗi dây trung tính/đất
+ Gắn kết các liên kết trung tính trên để cách điện Mạch điều khiển: cung cấp cácliên kết tiếp đất và trung tính riêng biệt
+ Dán nhãn: Cung cấp các nhãn cho các đầu tiếp đất và trung tính
+ Dây cáp>10m2
+ Cung cấp các bu lông hay đầu lồi
- Đi dây bên trong:
+ Loại dây cáp: dây cáp đồng 0.6/1kV cung cấp cách điện V-90HT những nơi
đấu nối trực tiếp vào thanh cái pha và thanh trung tính
+ Dây cáp kết nối: với những mạch cấp nguồn chính, cung cấp những dây cáp
liên kết sau:
đồng mềm định mức theo AS 3008.1.1 Cung cấp dây cáp với dòng định mức phùhợp nhiệt độ không khí bên trong tủ và giới hạn độ tăng nhiệt độ của thiết bị trongtủ
Đi cáp cách xa thanh cái và gờ kim loại
hợp với các dòng thời gian và mức động ngắn mạch liên quan
Đi cáp gọn gàng Cung cấp các máng đi cáp có rãnh với kích thước dự phòng chocác dây cáp trong tương lai hay đai buộc cách khoảng lớn nhất 150mm với dây buộc
đủ cứng để chịu được ứng suất từ do dòng ngắn mạch gây ra Không được gia cốbằng keo dính
Bảo đảm đi dây cho các thiết bị tương lai mà không phải tháo dời thiết bị hiệnhữu
Đánh dấu dây cáp điều khiển và dây cáp động lực tại hai đầu bằng các vòng đaigiữ chặt và bịt đầu sắt ở hai đầu phù hợp với ghi chú trong sơ đồ mạch
Hoàn tất đặt cáp điều khiển và mạch điều khiển động cơ bên trong đầu nối tunnelhay, nếu cần thiết, cung cấp các đầu palm thích hợp và dụng cụ kẹp sửa
Đối với những thiết bị gắn trên cửa bản lề, đi cáp phía có bản lề nhắm tránh sựhạn chế độ mở cửa Bó dây cáp bằng các dây bso xoắn PVC
Nếu nhà sản xuất yêu cầu, thì cung cấp dây dẫn có bọc bảo vệ
Những cầu dao tự động điện gần nhau: Nếu có thể được lắp ráp các thanh cái nhiềucực nguyên bộ mua sắn để kết nối các cầu dao tự động điện, không được cung cấpcác dây cáp liên kết
Trang 37Dây cáp >6mm2
Hoàn tất:
Cho dây cáp đơn ở đầu nối tunnel
Các đầu nối hay những điểm kết nối khác không lớn hơn 2 dây cáp
Không được đi cáp trên cửa bản lề hay các tấm nắp có thể tháo rời dược
+ Mạch chỉ thị và mạch điều khiển: cung cấp dây dẫn có kích thước phù hợp với khả
năng tải dòng của các mạch riêng Kích thước nhỏ nhất: 1mm2 với 32/0.2 tao
+ Màu dây cáp: quy định màu dây đi như sau:
Kết nối đến các mạch ≤ 16mm2: cung cấp các khối đầu nối tunnel dạng DIN
Kết nối đến các mạch > 16mm2: cung cấp các đầu nối dây dạng đầu lồi đường kính
≥ 5mm, kích thước theo dòng tải liên tục
Dây cáp > 70mm2: Đầu nối dạng lồi, cố định vào thanh ray dạng G hay dạng DIN.Đầu nối tunnel: Cung cấp các ống lót bit cách điện hai đầu xiết chặt giữ cáp mềmtrong đầu nối tunnel
Đánh dấu: Đánh dấu dây cáp tại hai đầu với các vòng đệm sắt loại đai chặt
Dạng: Bắt vít chặt, kẹp vào, loại Din35mm, dẻo, không-bắt lửa, và ở mức nhỏ nhất,
pù hợp để đưa các tua vít vào
Tách riêng dạng 4: cắt và tạo hình taamspolycarbonate chắc chắn lắp cố định đúng vịtrí, với đường cắt cho cáp phía dưới
Cấp độ bảo vệ: tối thiểu IP2X
Vị trí: đặt các đầu nối sao cho dễ dàng tiếp cận các đầu nối đường ra
Thanh ray lắp: Bắt vít hay tán rivê để gắn thanh ray vào tủ tại ≤ 500mm tâm điểm.Cung cấp chiều dài đủ lớn để cho phép mở rộng hơn nữa 20% số đầu nối hay 3 đầunối, tùy theo giá trị nào lớn hơn
Sắp xếp: hoàn thành đi dây bên trong đến một mặt của khối đầu nối, chừa mặt cònlại cho các mạch cáp ra
Trang 38Nhóm: cung cấp nhóm đầu nối riêng biệt cho các mạch nhánh cuối cùng và cácmạch điều khiển Cung cấp các miếng che giữa các nhóm đấu nối có điện áp khácnhau và có kích thước đầu nối khác nhau.
Đầu nối cho dây động lực: 3 pha hay một pha và trung tính
Đầu nối cho mạch điều khiển: đánh dấu theo số thứ tự hay theo bảng mẫu tự chữcái, với số hay chữ nhỏ nhất bên cạnh dầu nối động lực
Chia nhỏ để vân chuyển: Cung cấp các khối đầu nối sao cho các dây liên kết trênmỗi mặt của từng phần chia nhỏ để vân chuyển
5.4 Thi công
5.4.1 Lắp đặt tủ
Trước khi đấu nối các vách bên trong tủ điện, gắn cố định các bộ phận và các thiết bị
đo lường lên vỏ tủ đúng vị trí, phẳng và thẳng đứng
+ Không được đưa cáp vào từ trên của các tủ chịu thời tiết
+ Cáp một lõi định mức > 300A: Đi riêng biệt qua một miếng đệm phi kim loại.Không được cung cấp các móc giữ cáp bằng kim loại
- Lối vào hệ thống đường máng thanh cái:
Cung cấp những lối vào được cắt lỗ khít với thanh cái, được gắn bằng các mặt bắt bulông và làm kín với vỏ tủ để vẫn duy trì cấp độ bảo vệ của tủ Nối đất bao bọc thanhcái đến dây dẫn tiếp đất bảo vệ tủ Gắn các gờ mép thanh cái tại xưởng chế tạo vàgiữ nguyên khi vận chuyển
5.4.3 Thảm cao su
Thảm cao su cách điện rộng 600mm x dày 10mm, yêu cầu cho suốt chiều dài tủ điện
và được trải ra sàn phía trước tủ điện tổng và trong trục thông tầng điện
Trang 39+ Gắn bản sơ đồ mạch trên giá giữ sơ đồ mạch được gắn bên trong các cấu kiệnhay cửa tủ tường, gần với dao cắt của tử phân phối Bảo vệ trong vỏ nhựa dẻo cứngtrong suốt.
- Sơ đồ đơn tuyến:
+ Các cấu kiện lắp ráp theo đơn đặt hàng riêng: cung cấp các sơ đồ đơn tuyến
+ Định dạng: chữ in không bị mờ, tối thiểu khổ A3, chỉ ra tình trạng đã được lắpđặt
+ Gắn trên khung kim loại không bị chói và được gắn trên tường gần vị trí thiết bị
5.5 Hệ thống điện và thang máng cáp
5.5.1 Chọn lựa
Cung cấp những hệ thống sau:
- Trong sàn bê tông đúc, dây cáp không bọc đặt trong ống điện UPVC chịu tải nặng
- Với những không gian có thể tiếp cận được, dây cáp có chất cách điện bằng nhựadẻo chịu nhiệt và có vỏ bọc ngoài trên máng cáp có lỗ hoặc dây cáp không có vỏ bọcngoài đi trong máng cáp hoặc ống điện UPVC
- Với những không gian bị che kín, những dây cáp có chất cách điện bằng nhựa dẻo
và có vỏ bọc ngoài trên máng cáp có lỗ hoặc dây cáp không có vỏ bọc ngoài đi trongmáng cáp hoặc ống điện UPVC
- Trong những phòng máy, dây cáp không có vỏ bọc bên ngoài trên máng cáp có lỗ,trên máng cáp hoặc trong ống điện UPVC chịu tải lớn Ở những nơi dễ có hư hỏng
cơ học, sử dụng ống kim loại
- Trên bề mặt tô vữa: dây cáp trong ống điện UPVC
- Với tường vách dạng thạch cao, dây cáp trong ống điện UPVC
- Chôn ngầm dây cáp bọc kim loại trong ống điện UPVC hoặc dây cáp có lớp vỏ bọcngoài đúc trong bê tông 100mm (độ dày tối thiểu từ ống điện)
5.5.2 Ống điện
- Kích thước tối thiểu:
+ Ống kim loại và phi kim loại: 20mm
+ Ống tráng kẽm: loại chịu tải trung bình hay nặng, theo tiêu chuẩn BS 4568 hạng
Trang 40- Phụ kiện phục vụ kiểm tra đặt ở vị trí có thể tiếp cận được.
- Dây kéo mồi: cung cấp dây kéo mồi trong ống điện dự trữ, để dư 1m dây cuộn trònlại ở đầu cuối của ống điện Dây polypropylene hoặc dây tiếp đất nhiều tua có bọccách điện tiết diện tối thiểu là 5mm2
- Hộp kéo dây: cung cấp hôp kéo dây ở khoảng cách không quá 30m cho những ốngđiện chạy thẳng và ở những chỗ thay đổi độ cao hoặc hướng Hộp kéo dây chônngầm: sử dụng loại nắp có đệm kín và làm kín hộp để chống hơi nước
- Chiều dài tối đa của ống điện là 10m và nếu không thì máng cáp có lỗ và thang cáp
sẽ được sử dụng
5.5.3 Ống điện đặt âm
- Ống được âm trong rãnh tường, đúc vào trong tấm sàn hoặc được lắp đặt ở những
vị trí không thể đến gần được, chạy trực tiếp giữa các điểm nối, giảm thiểu số ốngđiện và điểm nối Không lắp đặt các phụ kiện phục vụ công tác kiểm tra
- Ống điện trong sàn bê tông:
+ Tuyến ống điện không được chạy ống điện trên lớp mặt bê tông
+ Không chạy trong những vùng căng cáp kêt cấu, cắt ngang vuông góc nhữngvùng căng cáp kết cấu
+ Chạy các tuyến dây cáp tránh chéo nhau và giảm tối thiểu số lượng ống điện ởbất kỳ vị trí nào
+ Ống đặt sông song cách nhau tối thiểu là 50mm ở mỗi bên
+ Chiều sâu chôn tối thiểu bằng đường kính ống điện hoặc 20mm Ống điện cóđường kính tối đa là 25mm
+ Gắn trực tiếp trên bề mặt của lớp gia cố đáy ở những nơi ống điện đi qua phíatrên 1 lớp thép gia cố
- Không chạy ông điện trong mặt sàn của phòng nồi hơi, phòng máy và bể chứa
- Những sàn gạch khối rỗng, đặt ống ddienj các đoạn lỗ có đỏ kín bê tông/ vữa củasàn bằng gạch có lỗ đúc trước
- Côt nhà:
+ Không đặt quá 4 oogns điện có đường kính 25mm (tối đa) tại tâm mỗi cột
+ Chỗ uốn cong; ống đi vào cột có bán kính bẻ cong tối thiểu 150mm
+ Không cắt cột
5.5.4 Ống điện phi kim và phụ kiện
- Ống phi kim loại và phụ kiện: theo tiêu chuẩn BS 4670 & BS 6099
- Ống điện trong khoảng không gian mái đặt bên dưới tấm cách nhiệt và tấm lót.Trong khoảng không gian mái có thể tiếp cận, phải áp dụng các biện pháp bảo vệ cơhọc cho những ống điện chịu tải nhẹ
- Ống điện trong sàn chịu tải trung bình, được giữ ở những khoảng cách đều nhau đểđạt được độ thẳng trên danh nghĩa
- Đối với việc lắp đặt chôn trực tiếp có yêu cầu sử dụng ống điện loại A, sử dụngbăng phủ bảo vệ và ống mềm lò xo
- Ống mềm, cung cấp cho máy móc và theiets bị để chống rung Nếu cần thiết lắp đặtsao cho có thể điều chỉnh hoặc dêc bảo trì Cung cấp chiều dài ống ngắn nhất