1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam phòng giao dịch đội cấn

57 107 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 346,5 KB

Nội dung

Làm thế nào để tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân, tạo nguồn vốn dồi dào, chất lượng cao đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đang là vấn đề được quan

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một trong những tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế Nó có vai trò rất quan trọng đối với việc ổn định và phát triển kinh tế của một đất nước Nền kinh tế của một quốc gia chỉ phát triển với tốc độ cao và ổn định khi có chính sách tài chính tiền tệ đúng đắn Đồng thời hệ thống ngân hàng phải hoạt động đủ mạnh và có hiệu quả cao, có khả năng thu hút tập trung các nguồn vốn và phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn đó.

Ở nước ta, từ khi thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế, chuyển nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Ngân hàng chính là nơi tích tụ, tập trung, khơi dậy và động viên các nguồn lực cho phát triển kinh tế và đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho hoạt động của nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào thành tựu tăng trưởng chung của nền kinh tế Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ.

Xuất phát từ đặc thù là một quốc gia nông nghiệp, vừa mới ra khỏi khủng hoảng kinh tế chưa lâu, nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế Việt Nam để đạt tới tốc dộ phát triển nhanh hơn, bền vững hơn là hết sức nặng nề Một vấn đề xuyên suốt quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay đó là việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chỉ có huy động tập trung ngày càng nhiều và bố trí sử dụng hiệu quả theo cơ cấu hợp lý các nguồn vốn đầu tư thì mới tạo ra động lực đưa nền kinh tế Việt Nam tiến kịp với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Trang 2

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Ngân hàng Quốc tế Việt Nam và Ngân hàng Quốc tế Phòng giao dịch Đội Cấn nói riêng thông qua hoạt động của mình đã không ngừng mở rộng quan hệ với các thành phần kinh tế Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh các ngân hàng thương mại cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn Làm thế nào để tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân, tạo nguồn vốn dồi dào, chất lượng cao đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đang là vấn đề được quan tâm và tìm biện pháp thực hiện.

Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Quốc tế - Phòng giao dịch Đội Cấn, em chọn đề tài:

“Tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng

TMCP Quốc tế Việt Nam – Phòng giao dịch Đội Cấn.”

Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm ba phần:

CHƯƠNG 1: Huy động vốn từ khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

CHƯƠNG 2: Thực trạng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – Phòng giao dịch Đội Cấn.

CHƯƠNG 3:Giải pháp tăng cường huy động vốn từ khách hàng

cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – Phòng giao dịch Đội cấn.

Trang 3

CHƯƠNG I:

HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm, chức năng, vai trò của Ngân hàng thương mại

Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch

vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán

và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinhdoanh nào trong nền kinh tế

Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ tíndụng có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước Cónhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại

Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụtài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính

Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhậncủa công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họdùng cho chính họ và nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính

Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tàitrợ đầu tư

Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và

chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng

số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán

Trang 4

Theo luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng10/1998 “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạtđộng ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”.

Nghị định của Chính phủ số 49/20001NĐ-CP ngày 12/9/2000 định

nghĩa: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt

động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêulợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước”

Tầm quan trọng của Ngân hàng Thương mại được thể hiện qua các chứcnăng của nó Các chức năng của NHTM có thể được nêu ra dưới nhiều khíacạnh khác nhau, nhưng nhìn chung bao gồm ba chức năng chính sau:

Chức năng trung gian tài chính.

NHTM là cầu nối giữa cung vốn và cầu vốn Nó tập trung những nguồntiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để tài trợ lại cho nền kinh tế NHTM với vaitrò là trung gian tài chính đứng ra tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, điềuhoà cung và cầu vốn trong các doanh nghiệp của nền kinh tế, đã góp phầnđiều tiết các nguồn vốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp không bị gián đoạn Trung gian tài chính đã làm tăng thunhập cho người tiết kiệm, từ đó mà khuyến khích tiết kiệm, đồng thời giảm tíndụng cho người đầu tư, từ đó mà khuyến khích đầu tư

Trung gian thanh toán.

Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hếtcác quốc gia Thay mặt khách hàng, Ngân hàng thực hiện thanh toán giá trịhàng hoá dịch vụ, thu hộ tiền, thanh toán hộ khách hàng Quá trình lưu thôngchuyển vốn từ tài khoản người mua sang tài khoản người bán có một đặcđiểm phi vật chất, vì không giống như tiền giấy được chuyển từ tay người nàythực sự sang tay người khác mà chính là đồng tiền ghi sổ, góp phần thích ứngvới các nhu cầu giao dịch

Trang 5

Hiện nay, các loại phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt: séc, uỷnhiệm thu, uỷ nhiệm chi, L/C, thẻ thanh toán, cung cấp mạng lưới thanh toánđiện tử.

Các trung tâm thanh toán không chỉ trong phạm vi quốc gia mà vươn ratầm quốc tế đã làm tăng tính hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biếnngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụđắc lực cho nền kinh tế

Chức năng tạo tiền (tạo phương tiện thanh toán)

Khi Ngân hàng thực hiện chức năng thứ nhất và thứ hai cũng là đangthực hiện chức năng tạo tiền

Quá trình tạo tiền của NHTM được thực hiện thông qua hoạt động tíndụng và thanh toán trong hệ thống ngân hàng, trong mối liên hệ chặt chẽ với

hệ thống ngân hàng trung ương của mỗi nước Đó là khả năng biến tiền gửiban đầu tại một ngân hàng đầu tiên nhận tiền gửi thành một khoản tiền lớnhơn gấp nhiều lần khi thực hiện các nghiệp vụ tín dụng thanh toán qua nhiềungân hàng Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toáncủa khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ.Hơn nữa, toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi cáckhoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sởcho vay

Vai trò của NHTM được xác định trên cơ sở các chức năng và trên cơ sởcác nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng giai đoạn

Vai trò thực thi chính sách tiền tệ.

Việc hoạch định chính sách tiền tệ thuộc về Ngân hàng Trung ương; đểthực thi chính sách tiền tệ đó phải sử dụng các công cụ như lãi suất, dự trữ bắtbuộc, tái chiết khấu, thị trường mở, hạn mức tín dụng…Chính các NHTM làchủ thể chịu sự tác động trực tiếp của những công cụ này và đồng thời đóngvai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của chính sách tiền tệ đếnkhu vực phi ngân hàng và đến nền kinh tế Ngược lại, cũng qua NHTM và cácđịnh chế tài chính trung gian khác, tình hình sản lượng, giá cả, công ăn việc

Trang 6

làm, nhu cầu tiền mặt, tổng cung tiền tệ, lãi suất, tỷ giá… của nền kinh tếđược phản hồi về cho Ngân hàng Nhà nước để Chính phủ và NHNN có nhữngchính sách điều tiết thích hợp với tình hình cụ thể.

Bằng chính sách và những biện pháp tín dụng, NHTM đáp ứng nhu cầuvốn bổ sung kịp thời cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc cáclĩnh vực sản xuất, lưu thông, dịch vụ Doanh nghiệp sử dụng vốn vay, khi đếnhạn phải hoàn trả vốn kèm theo lãi vay cho ngân hàng, điều đó buộc cácdoanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng vốn sao cho mang lại hiệuquả cao nhất

Trong quá trình đổi mới, hệ thống ngân hàng có tầm quan trọng đặcbiệt, là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ

mô của nền kinh tế Ngoài cho vay thương mại đối với các tổ chức và cánhân, hệ thống ngân hàng còn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện cácchủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ như cho vay đối với hộ nghèo,vùng sâu, vùng xa, góp phần hạn chế đáng kể sự chênh lệch phát triển giữacác nhóm thu nhập và giữa các vùng trong nước, từng bước chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

Cùng với các nghiệp vụ kinh doanh trong lĩnh vực tín dụng và tiền tệ,NHTM còn thực hiện cung cấp các dịch vụ trung gian, không những góp phầntăng thêm thu nhập cho Ngân hàng mà còn giúp các chủ thể tham gia thanhtoán, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, đồng thời giúp doanh nghiệp thuhồi tiền bán hàng nhanh để tiếp tục quá trình luân chuyển vốn tiếp theo, tạothuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo an toàn, đẩy nhanh tốc

độ lưu chuyển vốn, góp phần tạo nên “văn minh tiền tệ” cho xã hội

Vai trò góp phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô.

Chính sách tiền tệ là loại công cụ của chính sách can thiệp bằng kinh tế,dựa trên bản thân cơ chế thị trường và các quy luật vận động của nó NhưngNgân hàng Nhà nước không trực tiếp giao dịch với công chúng, do đó phảidựa vào thông tin phản hồi từ các định chế tài chính trung gian để làm căn cứsoạn thảo chính sách tiền tệ Như vậy, rõ ràng là nếu không có hệ thống

Trang 7

NHTM hoàn chỉnh, không có thông tin phản hồi do hệ thống NHTM cungcấp, thì việc hoạch định chiến lược và soạn thảo chính sách tiền tệ của Ngânhàng nhà nước sẽ không hoàn hảo.

Chính sách tiền tệ được thiết kế và khởi động từ NHNN lan ra đến mọingóc ngách của nền kinh tế thông qua hoạt động dây truyền của hệ thốngNHTM và các tổ chức tài chính trong nước Như vậy, nếu không có sự chấphành cảu hệ thống NHTM thì ý đồ và chính sách tiền tệ của NHNN sẽ khôngthực hiện được

1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại

Huy động vốn

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư

và cung cấp các dịch vụ khác Huy động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn choNHTM - đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động củangân hàng Ngân hàng huy động vốn nhằm thực hiện cho vay và thực hiện cácdịch vụ ngân hàng

Ngân hàng huy động các nguồn vốn khác nhau (tài sản nợ) bao gồm:những khoản mà nhân dân gửi vào, những khoản ngân hàng đi vay các đốitượng khác trong nền kinh tế như ngân hàng Trung ương, các ngân hàng haycác tổ chức tài chính khác, vay trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ…Đặcđiểm của tiền gửi là chúng phải được thanh toán khi khách hàng yêu cầu ngay

cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn Quy mô tiền gửi rất lớn so vớicác nguồn khác Thông thường nguồn này chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn và

là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các ngân hàng Tiền gửi là đối tượngphải dự trữ bắt buộc, do vậy chi phí tiền gửi thường cao hơn lãi trả cho tiềngửi Bên cạnh đó, tiền vay chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng nguồn và có vaitrò quan trọng Các khoản vay thường có thời hạn và quy mô xác định trước,

do vậy tạo thành nguồn ổn định cho ngân hàng Khác với nhận tiền gửi, ngânhàng không nhất thiết phải đi vay thường xuyên: ngân hàng chỉ đi vay lúc cần

Trang 8

thiết; ngân hàng hoàn toàn chủ động quyết định khối lượng vay phù hợp vớinhu cầu sử dụng Nguồn vay có thể không phải chịu dự trữ bắt buộc.

Trang 9

Tài trợ cho nền kinh tế

Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM,phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng Trong hoạt động tín dụng, mụctiêu chủ yếu của ngân hàng là kiếm được lợi nhuận, trên cơ sở phục vụ cácnhu cầu tín dụng của cộng đồng

Ngân hàng cung cấp cho các đối tác những điều kiện cần thiết để họ thựchiện các hoạt động theo mục tiêu của họ và trên cơ sở đó tìm kiếm thu nhập.Đối tác của ngân hàng có thể là: các doanh nghiệp, các hộ gia đình, chínhphủ…có nhu cầu sẽ nhận được sự tài trợ của ngân hàng nếu đáp ứng được đầy

đủ các yêu cầu của ngân hàng

Mối quan hệ giữa NHTM, người gửi tiền và người đi vay đều dựa vàolòng tin của nhau để giải quyết tình trạng thừa hay thiếu vốn của các chủ thểnêu trên

Các hình thức tài trợ: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, tài trợ cho

các dự án…Cho vay thương mại: ngân hàng có thể thực hiện chiết khấu

thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với người bán hoặc cho vay trực tiếp

đối với khách hàng là người mua Cho vay tiêu dùng: sự gia tăng thu nhập của

người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã hướng các ngân hàng tới

người tiêu dùng như là khách hàng tiềm năng Tài trợ cho các dự án: bên

cạnh việc cho vay ngắn hạn, ngân hàng ngày càng trở nên năng động trongviệc tài trợ trung, dài hạn Tài trợ xây dựng nhà máy, phát triển công nghệcao, cho vay bất động sản…

Thực hiện các dịch vụ ngân hàng

- Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: các tiện íchcủa thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiếtkiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhậpcho khách hàng

Trang 10

- Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn: các cá nhân và doanh nghiệp nhờngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ, tư vấn đầu tư,quản lý tài chính, thành lập, mua bán, sát nhập doanh nghiệp.

- Dịch vụ bảo lãnh: ngân hàng bảo lãnh cho khách hàng của mình muachịu hàng hoá trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của các tổ chứctín dụng khác

- Cho thuê tài chính: nhằm đáp ứng nhu cầu thuê dài, tài sản thuê có giátrị lớn, ngân hàng cho khách hàng thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thôngqua hợp đồng thuê mua

- Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ khác như: Cung cấp dịch vụmôi giới đầu tư chứng khoán, Dịch vụ bảo hiểm, Bảo quản tài sản hộ…

1.2 Huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.2.1 Vai trò của vốn

Khái niệm về vốn

Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về vốn, vậy vốn là gì Vốn là

tư bản mang lại giá trị thặng dư “từ quan điểm đó ta thấy sự cần thiết của vốntrong nền kinh tế: thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xây dựng vàphát triền cơ sở hạ tầng, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đáp ứng mọi yêucầu cải tạo, đầu tư, đổi mới trong mọi lĩnh vực

Vai trò của vốn trong hoạt động kinh tế NHTM

Sản phẩm của các NHTM là “tiền”, các ngân hàng kinh doanh tiền tệnên chức năng chủ yếu của ngân hàng là “huy động để cho vay” đây là nghiệp

vụ mang lại phần lớn lợi nhuận của NHTM, do đó vốn là cần thiết giúp cácNHTM chủ động trong việc cho vay và đầu tư Khi một ngân hàng có nguồnvốn dồi dào, ổn định cũng giúp cho khả năng đa dạng hóa loại hình dịch vụcủa mình

Trang 11

Vốn của một NHTM cũng tác động vào yếu tố tâm lý khách hàng, tạo

ra uy tín ngân hàng trên thị trường Vốn quyết định năng lực cạnh tranh củangân hàng, quy mô, phương tiện hiện đại là tiền đề thuận lợi để ngân hàng mởrộng quan hệ tín dụng, kinh doanh, đa dạng, phân tán rủi ro

Như vậy vốn có vai trò to lớn đối với sự nghiệp tăng trường và pháttriển kinh tế, là nhân tố đóng vai trò quyết định cho sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước Đối với các NHTM vốn có vai trò nền tảng quyếtđịnh đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Để có thể huy động tối đa các nguồn vốn và chiếm được tỷ trọng huyđộng vốn cao trên thị trường khi lựa chọn hình thức huy động các ngân hàngnên chú ý đến một số nguyên tắc sau

1.2.2 Nguyên tắc khi tiền hành huy động vốn

Các ngân hàng thương mại muốn đạt mục tiêu lợi nhuận phải lựa chọncác nguồn vốn đảm bảo:

+ An toàn

+ Chi phí thấp

+ Tăng khả năng sinh lời

Nguyên tắc chi phí thấp

Một số phương pháp xác định mức lãi suất huy động

Phương pháp “chi phí lãi suất”

Tổng vốn huy động

Chi phí lãi suất huy động

Chi phí lãi suất + chi phí hoạt động khác

Tổng tài sản sinh lờiTổng chi phí vốn bình quân = chi phí lãi suất huy động hòa vốn + tỷsuất lợi nhuận trước thuế của cổ đông góp vốn vào ngân hàng

Trang 12

Phương pháp “chi phí bình quân”

Tổng chi phí vốn huy động

Tổng chi phí hoạt động Tổng vốn mới huy động

Tổng vốn khả dụng sinh lờiPhương pháp “chi phí và thu nhập mong đợi

Để có thể cung cấp các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản miễn phí, cácngân hàng phải tiến hành tính phí cho việc cung cấp các nghiệp vụ tài khoảntiền gửi theo công thức

Đơn giá cho

mỗi dịch vụ

tiền gửi

=

Chi phí hoạtđộng cho mộtđơn vị tiền gửi

+

Phân bổ chi phí hoạtđộng chung của Ngânhàng cho chức nănghoạt động vốn

+

Mức lợi nhuậnmong đợi từviệc cung cấpmột đơn vị tiềngửiPhương pháp “chi phí bình quân gia quyền”

Ngân hàng phải tính toán mức chi phí của từng nguồn vốn kinh doanh,

I: Chi phí vốn bình quân

Rt: Nguốn vốn huy động loại t

Lt: Lãi suất huy động của nguồn vốn loại t

A: Tổng nguồn vốn huy động

r: Tỷ trọng vốn khả dụng của nguồn vốn loại t

n: Số loại nguồn vốn huy động

Phương pháp “chi phí biên”

Trang 13

Chi phí biên = Thay đổi trong tổng chi phí = Lãi suất mới x Tổng số huy động theo lãi suất mới – Lãi suất cũ x Tổng số vốn huy động theo lãi suất cũ.

Vốn huy động tăng thêm

Phương pháp “thâm nhập thị trương”

Phương pháp “ khách hàng mục tiêu”

Nguyên tắc đảm bảo an toàn

Mỗi NHTM trong hoạt động kinh doanh đều gặp khó khăn phải đối mặtvới rủi ro Rủi ro trong ngân hàng là rất lớn khác hẳn so với các ngành nghềkhác, đặt ra cho những người làm ngân hàng phải hạn chế rủi ro

Vốn của ngân hàng 70% là của xã hội, mối quan hệ trong ngân hànghết sức đa dạng trong lòng thị trường, sản phẩm mang tính xã hội hóa và tínhcộng đồng cao, sự đổ vỡ của ngân hàng không chỉ mình ngân hàng phải gánhchịu mà nó gẩy phản ứng dây truyền tạo ra hậu quả nghiệm trọng cho xã hội

Do vậy trong quá trình huy đông vốn mọi NHTM phải đảm bảo tìm kiếmvùng an toàn

Về mặt nguyên tắc những nguồn vốn dài hạn sẽ được đầu tư vào nhữngtài sản dài hạn tuy nhiên trong thực tế NHTM phải tính tới yếu tố vòng quaycủa vốn, tức là có thể hoán đổi kỳ hạn dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ chotài sản dài hạn

Để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng mất khả năng thanh toán cácNHTM phải làm cân bằng kỳ hạn đến hạn của tài sản và kỳ hạn đến hạn củanguồn vốn, tuy nhiên trong thực tế dù kỳ hạn đến hạn của tài sản bằng kỳ hạnđến hạn của nguồn vốn, NHTM vẫn phải chịu thiệt hại do lãi suất thay đổi,nếu như phương thức thanh toán gốc và lãi khác nhau Các NHTM cũng nênxem xét độ nhạy cảm của lãi suất đối với các khoản mục vốn và tài sản

Trang 14

Tóm lại quá trình huy động vốn các NHTM nên chú ý tới các nguyêntắc trên để đảm bảo lực chọn được những nguồn tốt nhất.

+ Gia tăng thu nhập cho ngân hàng

+ Ổn định thu nhập cho ngân hàng

là đệm chống rủi ro, bảo đảm an toàn cho sự hoạt động của tất cả các ngânhàng Đồng thời quy mô nguồn vốn cho thấy thực lực của ngân hàng, là cơ sở

để thu hút các nguồn vốn khách Nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thànhloại vốn này rất đa dạng, tuỳ theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trường Vốn chủ sở hữu bao gồmcác thành phần sau:

Nguồn vốn hình thành ban đầu.

Nguồn vốn ban đầu hay Vốn pháp định của mỗi ngân hàng được hìnhthành do tính chất sở hữu của ngân hàng quyết định

Đối với các NHTM quốc doanh thì 100% vốn pháp định ban đầu là vốn

do Nhà nước cấp

Đối với các NHTM cổ phần thì vốn pháp định (vốn điều lệ) hình thành

do sự đóng góp của các cổ đông dưới hình thức phát hành cổ phiếu

Đối với các NHTM liên doanh thì vốn pháp định là vốn đóng góp củacác bên liên doanh Còn vốn của ngân hàng tư nhân lại chính là vốn thuộc sởhữu của chủ ngân hàng

Trang 15

Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động.

Gia tăng vốn chủ sở hữu là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đốivới mỗi ngân hàng Vốn chủ sở hữu càng lớn thì uy tín cũng như sức mạnhcủa ngân hàng trên thị trường càng lớn Để tăng vốn chủ sở hữu, các ngânhàng thường lấy từ các nguồn sau:

- Nguồn từ lợi nhuận : Khi ngân hàng hoạt động có lợi nhuận thì lãnhđạo ngân hàng thường có xu hướng gia tăng vốn chủ sở hữu bằng cáchchuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư Việc này có ý nghĩa tíchcực với mọi ngân hàng vì nó góp phần tạo thêm sự an tâm với các kháchhàng, đồng thời giúp ngân hàng tích luỹ tiền để đầu tư cơ sở vật chất, trangthiết bị của ngân hàng nhằm tạo ra một hình ảnh ngân hàng đẹp hơn

- Nguồn vốn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấpthêm… để mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng hoặc đáp ứng yêu cầugia tăng vốn chủ do Ngân hàng nhà nước quy định Tuy nhiên nguồn vốn nàykhông không phải lúc nào cũng có được Đối với các ngân hàng Nhà nước,việc được cấp thêm vốn tuỳ thuộc vào chính sách của nhà nước mỗi năm Cònđối với các ngân hàng cổ phần, việc tăng thêm vốn điều lệ bằng cách pháthành thêm cổ phiếu mới đòi hỏi sự cân nhắc của hội đồng quản trị ngân hàng.Không phải lúc nào một ngân hàng cũng có thể phát hành thêm cổ phiếu mới

vì việc này có thể gây ra nhiều tác động không tốt như: giá cổ phiếu ngânhàng trên thị trường giảm, cổ tức của cổ đông ít đi…

Các quỹ.

Các quỹ của ngân hàng được lập ra với nhiều mục đích, nhằm hỗ trợcho các hoạt động khác nhau của ngân hàng Những quỹ này đều được hìnhthành từ thu nhập của ngân hàng

- Quỹ dự phòng tổn thất: được trích lập hàng năm và được tích lũy lại nhằm bù đắp những tổn thất đã và sẽ xảy ra

Trang 16

- Quỹ bảo toàn vốn : nhằm bù đắp hao mòn của vốn dưới tác động củalạm phát.

- Quỹ thặng dư: là phần đánh giá lại tài sản của ngân hàng và chênhlệch giữa thị giá và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới

Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể có quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹgiám đốc…

Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần.

Đây là thành phần khá đặc biệt trong nguồn vốn chủ sở hữu bởi nóđược hình thành từ các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng Một sốngân hàng phát hành các trái phiếu có thời hạn lâu năm nhằm huy động vốn,người nắm giữ những trái phiếu này đến một thời hạn nào đó sẽ chuyển thành

cổ đông của ngân hàng và được hưởng lợi tức thay vì tiền lãi Nguồn vốn nàyxuất hiện ở các ngân hàng sắp cổ phần hoá có tác dụng làm tăng vốn lượngvốn dài hạn trong thời điểm hiện tại và tăng vốn chủ sở hưu trong tương lai.Tại Việt Nam, trong quá trình cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương cũng đãphát hành những trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phần Những trái phiếunày rất hấp dẫn các nhà đầu tư vì họ có cơ hội trở thành đồng sở hữu mộtngân hàng rất mạnh trong tương lai

Kết luận: Vốn tự có hay vốn điều lệ càng lớn, sức chịu đựng của ngân

hàng càng lớn khi mà tình hình kinh tế và tình hình hoạt động ngân hàng trảiqua những giai đoạn khó khăn Vốn tự có càng lớn, khả năng tạo lợi nhuậncàng lớn vì có thể đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng, có cơ hội làm ranhiều tiền hơn Tuy nhiên không phải vốn tự có càng lớn càng tốt vì nếu nóquá lớn thì lợi nhuận chia cho các cổ đông cũng sẽ giảm, giá cổ phiếu cũng sẽgiảm theo Ngược lại, vốn tự có quá nhỏ sẽ cản trở hoạt động của ngân hàng.Vậy tỷ lệ vốn tự có/tổng nguồn là bao nhiêu thì hợp lý ? Theo thoả ước Baselvào năm 1992, các ngân hàng phải đạt hệ số vốn tự có so với tài sản có dựa

trên cơ sở rủi ro là : 8% ( còn gọi là hệ số Cook ) Đây được coi là tỷ lệ chuẩn

Trang 17

dùng để đánh giá mức vốn tự có của các ngân hàng Nếu theo tỷ lệ này thì hầunhư không có ngân hàng nào tại Việt Nam có thể đáp ứng được vì phần lớn tỷ

lệ vốn tự có/tổng tài sản rủi ro của các ngân hàng này đều ở mức tù 5% đến6% Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng điều kiện kinh tế của mỗi quốc giatrên thế giới là khác nhau, nếu đem áp dụng 1 tỷ lệ cho tất cả thì không hợp lýlắm Vì nhiều ngân hàng có hệ số Cook nhỏ hơn 8% vẫn hoạt động khá tốt

Do đó tỷ lệ chuẩn trên chỉ là tương đối, quan trọng hơn là cơ cấu vốn tự cótrong tổng nguồn của mỗi ngân hàng phù hợp với hoạt động của chính nó, đápứng được các chính sách, quyết định của ngân hàng

1.4 Các chiến lược huy động vốn của Ngân hàng thương mại

1.4.1 Đa dạng hoá sản phẩm huy động vốn.

Để thu hút được nhiều tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế, cácngân hàng thương mại không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốncủa mình Các NHTM có thể tiến hành phát triển, đa dạng hoá sản phẩm dựatrên nhiều tiêu chí như sau:

 Theo kì hạn và lãi suất:

Với các sản phẩm tiền gửi, NHTM thường chia ra nhiều kì hạn khácnhau để khách hàng có thể chọn lựa các kì hạn gửi tiền phù hợp với nhu cầucủa mình

- Đối với tiền gửi ngắn hạn (< 12 tháng): ngân hàng phân loại tiềngửi theo thời gian từng quý: không kì hạn, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng

- Đối với tiền gửi trung và dài hạn (> 12 tháng): các kì hạn tiền gửiđược chia ra thành: 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và 60 tháng

Hầu hết các NHTM hiện nay đều phân loại tiền gửi theo các kì hạntrên; do đó, để tạo sự khác biệt thu hút khách hàng gửi tiền, nhiều ngân hàng

đã chia nhỏ thời gian của kì hạn hoặc đưa ra nhiều kì hạn mới như: kì hạn 1tháng, 2 tháng và 13 tháng Các kì hạn mới này sẽ tạo cho người gửi tiền sự

Trang 18

linh hoạt trong khi rút và gửi tiền, đồng thời tăng thêm mức thu nhập từ lãisuất tiền gửi.

Tương ứng với các kì hạn tiền gửi là các mức lãi suất khác nhau, tăngdần theo thời gian của kì hạn gửi tiền Biên độ giữa các mức lãi suất này daođộng trong khoảng 0,1%/tháng và rất khác nhau giữa các ngân hàng thươngmại Sự cạnh tranh về lãi suất tiền gửi luôn diễn ra gay gắt ở từng mức lãi suấttiền gửi cho các kì hạn Mỗi một NHTM đều xây dựng những chiến lược lãisuất riêng dựa trên mặt bằng lãi suất chung Sự chênh lệch lãi suất giữa cácNHTM cổ phần và NHTM quốc doanh thường khá rõ ràng; điều này cũng dễhiểu vì: các NHTM quốc doanh có uy tín và thâm niên hoạt động lâu năm hơn

so với các NHTM cổ phần, để cạnh tranh thu hút vốn các NHTM cổ phần sẽphải tăng lãi suất của mình cao hơn mới hấp dẫn được khách Chênh lệch lãisuất giữa các NHTM luôn ảnh hưởng tới tâm lý của người gửi tiền, dù khoảngcách đó nhiều khi không lớn Nhiều khách hàng luôn thích gửi tiền ở nhữngngân hàng có lãi suất cao nhất để được hưởng tiền lãi nhiều hơn

Bên cạnh đó, các NHTM hiện nay cũng phát triển các chứng chỉ tiềngửi tương ứng với nhiều lượng tiền gửi khác nhau và áp dụng biểu lãi suất bậcthang cho các chứng chỉ tiền gửi loại này để khuyến khích khách hàng gửinhiều tiền vì càng gửi nhiều càng được hưởng lãi cao

 Theo tiện ích của sản phẩm.

Nói chung, những sản phẩm huy động vốn đều giống nhau về bản chấtnên để tạo sự khác biệt các NHTM thường tăng thêm nhiều tiện ích cho cácsản phẩm khiến cho khách hàng ưa thích chúng hơn Việc làm này đòi hỏi sựsáng tạo của bộ phận phát triển sản phẩm trong mỗi ngân hàng Các ngânhàng thường đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn của họ dựa trên 2 cách:

Một là, đưa thêm các tiện ích mới vào các sản phẩm huy động truyền

thống Chẳng hạn như đối với thẻ ATM,thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng ngoài chứcnăng chính là cho phép khách hàng rút tiền mặt tại máy ATM, thanh toán hoáđơn qua các máy POS, ngân hàng có thể đưa thêm một số tiện ích mới như:

Trang 19

Thanh toán các loại cước phí (điện, nước, điện thoại ), trả lương, quản lý chitiêu cá nhân, được ưu đãi ở một số cửa hàng Đối với các loại tiền gửi có kìhạn, hiện nay ngân hàng có thể cho phép người gửi rút tiền trước kì hạn, dễdàng chuyển đổi kì hạn theo ý mình Chi phí cho việc tăng thêm các tiện íchmới cho các sản phẩm truyền thống cũng chiếm một phần đáng kể trong chiphí huy động vốn chung Do đó, tuỳ thuộc vào khả năng của từng ngân hàng

mà số tiện tích mới của các sản phẩm huy động vốn của chúng ít hay nhiều

Hai là, phát triển sản phẩm hoàn toàn mới với những tiện ích nổi trội.

Đây là công việc rất khó khăn đối với hầu hết các ngân hàng thương mại.Hiện nay, các loại sản phẩm huy động vốn được phát triển đã khá đầy đủ, đadạng, việc tạo ra một sản phẩm mới hoàn toàn khác biệt những sản phẩm cũ làđiều ít ngân hàng nào dám nghĩ tới, mà hầu hết họ đều đa dạng các sản phẩmhuy động vốn theo cách thứ nhất (dựa trên nền tảng các sản phẩm cũ)

Tóm lại, việc đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn, chú ý phát triển

sản phẩm riêng biệt sẽ tạo dựng cho các ngân hàng thương mại những dấu ấnnhất định đối với khách hàng gửi tiền, khuyến khích họ gửi tiền nhiều hơn,làm tăng lượng vốn huy động cho các ngân hàng thương mại

1.4.2 Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, khuyến mại sản phẩm.

Bên cạnh việc đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn, các NHTMđều không ngừng đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, khuyến mại sản phẩm củamình đến với khách hàng Đây là chiến lược huy động vốn rất hiệu quả trongđiều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng Các hoạt động tiếp thị sảnphẩm huy động vốn được các ngân hàng tiến hành bằng nhiều phương thứckhác nhau, chủ yếu là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như:truyền hình, báo chí, tờ rơi, thư tay Nội dung của các chương trình quảng cáonày cũng được các ngân hàng thiết kế sao cho sản phẩm cũng như hình ảnhcủa ngân hàng mình thật hấp dẫn người xem nhất Bên cạnh hoạt động tiếp thịsản phẩm, các ngân hàng cũng tổ chức các đợt khuyến mại để tăng cường huy

Trang 20

động vốn Các đợt khuyến mại này thường được triển khai vào các thời điểmtrong năm như: đầu năm, giữa năm hay cuối năm, hoặc cũng có khi tuỳ thuộcvào chiến lược huy động vốn của mỗi ngân hàng Thông thường các NHTMtriển khai chương trình khuyến mại lớn bằng các đợt huy động vốn dự thưởngvới tổng giá trị giải thưởng khá lớn, rất thu hút được sự tham gia của kháchhàng Ngoài những đợt huy động dự thưởng lớn đó, các ngân hàng cũng triểnkhai xen kẽ các đợt khuyến mại nhỏ với từng loại sản phẩm huy động vốn củamình như: tặng quà khách hàng thân thiết, khách hàng gửi tiền với số lượnglớn

Những chi phí cho hoạt động tiếp thị và khuyến mại này cũng chiếmphần khá lớn trong chi phí huy động vốn, đòi hỏi các ngân hàng phải tínhtoán, cân nhắc kì lưỡng trước khi triển khai, để tránh việc lượng vốn huy độngđược nhiều nhưng cho phí huy động lại quá lớn, thì hiệu quả huy động vốnkhông cao

1.4.3 Mở rộng mạng lưới chi nhánh; nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ.

 Mở rộng mạng lưới chi nhánh.

Để thu hút được nhiều vốn từ dân cư, các ngân hàng thương mại cònkhông ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh của mình Quy mô, khả năng tàichính của ngân hàng nào càng lớn thì số lượng chi nhánh của nó càng nhiều

và trải rộng trên nhiều nơi, khả năng thu hút càng lớn Tuy nhiên trước khi lậpthêm chi nhánh các ngân hàng phải tìm hiểu rõ địa bàn đặt chi nhánh, dự đoánđược khả năng phát triển của chi nhánh trong tương lai, nếu không việc lậpthêm chi nhánh sẽ không có tác dụng thu hút vốn mà còn làm tăng chi phíhoạt động cho ngân hàng

 Nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ huy động vốn.

Cán bộ huy động vốn là những người trực tiếp xây dựng và triển khaicác chương trình huy động vốn của ngân hàng Trình độ và nghiệp vụ củanhững người này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả huy động vốn của các

Trang 21

ngân hàng Hiện nay các ngân hàng đều cố gắng lựa chọn cũng như đào tạocác cán bộ của mình thành thạo về nghiệp vụ cũng bồi dưỡng nâng cao cáckiến thức về marketing và ngân hàng Bên cạnh việc đào tạo trực tiếp cán bộtại nơi làm việc, các NHTM thường tổ chức các khoá bồi dưỡng, nâng caokiến thức nghiệp vụ cho cán bộ ở các cơ sở trong nước và nước ngoài Đây làviệc làm có ý nghĩa khá quan trọng cho công tác huy động vốn trong hiện tạicũng như tương lai của ngân hàng.

1.5 Huy động vốn từ khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại 1.5.1 Khái niệm huy động vốn từ khách hàng cá nhân

Huy động nguồn vốn khác nhau trong xã hội là mục tiêu quan trọng nhấtcủa các NHTM NHTM phải cạnh tranh với những ngân hàng khác, với các tổchức tài chính, với nghiệp vụ thị trường trực tiếp để thu hút vốn phục vụ chocác hoạt động của mình

Vốn của ngân hàng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản của NHđược hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có thể là vốn tự có hoặc huy độngđược dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác

Huy động vốn từ khách hàng cá nhân là điều động tất cả các khoản tiềngửi mà dân cư gửi vào Ngân hàng hoặc phát hành các loại giấy tờ có giá

1.5.2 Các phương thức huy động vốn từ khách hàng cá nhân

Tiền gửi tiết kiệm

- Đây là hình thức huy động vốn truyền thống của Ngân hàng Tronghình thức huy động này, người gửi tiền được cấp một sổ tiết kiệm, sổ nàyđược coi là một giấy chứng nhận có gửi tiền vào quỹ tiết kiệm của Ngânhàng Tiền gửi tiết kiệm của dân cư được chia làm 2 loại: tiết kiệm có kỳ hạn

và tiết kiệm không kỳ hạn

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: cũng giống như loại tiền gửi có kỳ hạn,

nó cũng có sự thỏa thuận về thời hạn rút tiền, nhưng nguồn hình thành củatiền gửi tiết kiệm chủ yếu là tiền nhàn rỗi trong dân cư Về tính chất thì tiềngửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm giống nhau, hiện nay vẫn còn sự phân biệt

Trang 22

này là do khi gửi tiết kiệm khách hàng được cấp một sổ tiết kiệm để giao dịchvới Ngân hàng.

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng gửitiền và rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho Ngân hàng Khigửi tiền khách hàng được hưởng lãi suất, góp phần tăng thêm lợi nhuận chokhách hàng Mặt khác, khi có nhu cầu sử dụng thì khách hàng chủ động rút ra,nên vẫn thỏa mãn nhu cầu về vốn của họ Ngoài ra, khách hàng còn đượcphép sử dụng tiền gửi để phục vụ cho công tác thanh toán không dùng tiềnmặt qua Ngân hàng Mặc dù đối với loại tiền gửi này, người gửi tiền có thểgửi tiền và rút tiền bất cứ lúc nào, song giữa việc gửi tiền và rút tiền có sựchênh lệch về thời gian và số lượng nên trên các loại tài khoản này luôn có số

dư, Ngân hàng có thể huy động số dư đó làm nguồn vốn tín dụng để cho vay

Tiền gửi thanh toán

Đây là tiền của cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ vàthanh toán hộ Trong phạm vi số dư cho phép, ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầuthanh toán cho khách hàng khi họ có yêu cầu Nhìn chung lãi suất của loạitiền gửi này rất thấp nhưng thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởngnhững dịch vụ ngân hàng với mức chi phí thấp

Phát hành các giấy tờ có giá

Các giấy tờ có giá là công cụ Nợ do ngân hàng phát hành để huy độngvốn trên thị trường Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho mộtmục đích nào đó Lãi suất của loại này phụ thuộc vào sự cấp thiết của việchuy động vốn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường

Các giấy tờ có giá do ngân hàng thương mại phát hàng bao gồm kỳphiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá

Cung cấp dịch vụ ủy thác

Trang 23

Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã thực hiện quản lý tài sản và quản

lý hoạt động tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp thương mại và thu phítrên cơ sở giá trị tài sản hay quy mô vốn họ quản lý Dịch vụ này được gọi

là dịch vụ ủy thác Hiện nay ngân hàng đang cung cấp hai loại dịch vụ ủythác là: ủy thác thông thường cho cá nhân, hộ gia đình và dịch vụ ủy thácthương mại cho các doanh nghiệp

Dịch vụ ủy thác cá nhân giúp khách hàng thực hiện việc tiết kiệm cáckhoản tiền cho các mục đích riêng trong tương lai Khách hàng gửi tạingân hàng một số tiền nhất định, ngân hàng sẽ thay khách hàng quản lý vàđầu tư khoản tiền đó cho đến khi khách hàng cần Trong ủy thác thươngmại, ngân hàng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và kế hoạch tiềnlương cho các công ty kinh doanh Ngân hàng còn đóng vai trò đại lý chocác công ty này trong hoạt động phát hành cổ phiếu, trái phiếu Ở các nướcphát triển, dịch vụ ủy thác là một dịch vụ đem lại nhiều lợi nhuận cho cácngân hàng thương mại

1.5.3 Tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân

1.5.3.1 Khái niệm

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngân hàng cũng như các tổ chứctín dụng khác đang phải đối mặt với các cuộc cạnh tranh khốc liệt Bất kỳbiến động nào dù nhỏ hay lớn đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh củangân hàng Vì vậy, tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá nhân khôngchỉ đánh giá hoạt động huy động vốn nói riêng mà còn phản ánh khả năngthích nghi và khẳng định sự phát triển trên thị trường của ngân hàng

1.5.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá tăng cường huy động vốn từ khách hàng cá

nhân.

- Tăng trưởng về số dư huy động vốn từ khách hàng cá nhân

Trang 24

Chỉ tiêu này phản ánh về số lượng khách hàng cá nhân có quan hệ gửitiết kiệm, tiền gửi thanh toán với ngân hàng qua các năm.

- Tốc độ tăng số dư huy động vốn đối với khách hàng cá nhân

Số dư huy động vốn của khách hàng cá nhân năm sau

Tốc độ tăng số dư huy động vốn =

Số dư huy động vốn của khách hàng cá nhân năm trước

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng số dư huy động vốn đối với kháchhàng cá nhân qua các năm

1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới tăng cường huy động vốn từ khách hàng

cá nhân

1.6.1 Các nhân tố chủ quan

Chính sách lãi suất của ngân hàng:

Lãi suất được coi là giá cả của các sản phẩm dịch vụ tài chính Ngân

hàng sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việchuy động tiền gửi và thay đổi quy mô nguồn vốn Để duy trì và thu hút thêm

Trang 25

nguồn vốn, ngân hàng cần ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện những

ưu đãi về giá cho những khách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên Hơn nữa hệthống lãi suất cần linh hoạt, phù hợp với quy mô và cơ cấu nguồn vốn

Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần phải chú ý rất nhiều đến lãi suất tiềnvay để có thể có các hoạt động kinh doanh hợp lý, đem lại các khoản thu nhậpcao nhất cho ngân hàng để bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra và vẫnmang lại lợi nhuận cho ngân hàng

Mạng lưới huy động vốn của ngân hàng:

Mạng lưới hoạt động của ngân hàng và các hình thức huy động vốncàng đa dạng, phong phú thì kết quả huy động vốn càng nhiều về số lượng doviệc thực hiện được dịch vụ trọn gói và mở rộng dịch vụ ngân hàng Cáckhoản tiền tiết kiệm của dân cư thường là các khoản tiền nhỏ Vì vậy, nếu việctiếp cận với ngân hàng khó khăn sẽ tạo ra cho khách hàng tâm lý ngại đếnngân hàng Với một mạng lưới rộng khắp, tạo ra sự sễ dàng trong việc tiếpcận ngân hàng của người dân thì ngân hàng sẽ dễ dàng thu hút được cáckhoản tiền gửi đó một cách có hiệu quả

Hoạt động Marketing của ngân hàng:

Mục tiêu cuối cùng là thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng vừa đảmbảo khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh an toàn trong kinh doanh thìmarketing đã trở thành công cụ không thể thiếu được trong ngân hàng thươngmại hiện nay

Hoạt động ngân hàng có tính xã hội hoá cao, phụ thuộc chặt chẽ vàomôi trường kinh doanh như môi trường dân cư, môi trường kinh tế, môitrường chính trị, nên sự thay đổi của bất kỳ yếu tố nào cũng ảnh hưởng quantrọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động huyđộng vốn nói riêng

Chính sách marketing có hai nhiệm vụ chính:

Trang 26

Nắm bắt kịp thời sự thay đổi môi trường, thị trường cũng như nhu cầucủa khách hàng đối với dịch vụ sản phẩm mà ngân hàng cung cấp.

Xây dựng chính sách, giải pháp thích hợp để thắng đối thủ cạnh tranhđạt được mục tiêu lợi nhuận

Việc nắm bắt kịp thời sự thay đổi của môi trường, nhu cầu sẽ giúp ngânhàng đưa ra được những sản phẩm phù hợp, linh hoạt góp phần đáp ứng đượcnhu cầu của khách hàng đồng thời thu hút được lượng vốn lớn Cũng từ việcnghiên cứu thị trường, ngân hàng sẽ đưa ra những sản phẩm mới

Mặt khác chính sách khuếch trương sẽ giúp người dân hiểu rõ ràng, đầy

đủ về ngân hàng thông qua phương tiện thông tin đại chúng xây dựng mộthình ảnh nhân viên ngân hàng tận tình, chu đáo, có trình độ chuyên môn, sẽtạo lòng tin với khách hàng

Như vậy chính sách marketing có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng huy động vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung

Tổ chức nhân sự:

Mặc dù trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ đã trở thành lựclượng sản xuất chính nhưng con người vẫn luôn khẳng định vị trí trung tâmcủa mình, vừa là chủ thể vừa là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh Con người là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng như hoạt động huy độngvốn của ngân hàng

Trong hoạt động huy động vốn, con người là yếu tố quan trọng trongviệc tiếp xúc khách hàng, đặt quan hệ giao dịch, Như vậy để nâng cao hiệuquả huy động vốn thì một yêu cầu được đặt ra là ngân hàng cần phải có mộtđội ngũ cán bộ có năng lực, được đào tạo một cách bài bản, có chuyên mônnghiệp vụ cao, đồng thời phải nắm bắt được những kiến thức ở nhiều lĩnh vựckhác nhau Ngoài những yêu cầu về nghiệp vụ thì một cán bộ ngân hàng phải

Trang 27

có tư cách phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và tuân thủ pháp luật, các quyđịnh của ngân hàng.

Mặt khác, tổ chức nhân sự hợp lý tạo nên một chi phí hợp lý đối vớinguồn nhân lực như vậy, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng sẽ tốt hơn

1.6.2 Các nhân tố khách quan.

Khách hàng

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nềnkinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nềnkinh tế nói chung và hệ thông tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thươngmại thường chiếm tỷ trong lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượngcác ngân hàng Chính vì vậy, khách hàng của ngân hàng cũng bao gồm nhiềuđối tượng khác nhau Mỗi loại khách hàng lại mang những đặc điểm riêng cócủa mình Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu của từng loại khách hàngcủa mình, ngân hàng cần phải có các chính sách, chiến lược phát triển phùhợp để có được hoạt động kinh doanh tốt nhất của mình

Môi trường kinh tế:

Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại bị các chỉ tiêu kinh tếnhư tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập quốc dân, tốc độ chu chuyểnvốn, tỷ lệ lạm phát, tác động trực tiếp Khi nền kinh tế trong thời kỳ hưngthịnh, có tốc độ phát triển nhanh, thu nhập quốc dân cao, các đơn vị kinh tế,dân cư sẽ có nguồn tiền gửi dồi dào vào ngân hàng Ngược lại, trong điều kiệntình hình kinh tế bất ổn, nền kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệ lạm phátcao thì việc huy động vốn của ngân hàng nói chung và các hoạt động khác củangân hàng nói chung sẽ gặp nhiều khó khăn bởi người dân không tin tưởnggửi tiền vào ngân hàng mà dùng tiền để mua các tài sản có tính ổn định cao,còn các doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, lượng tiền gửi vào ngânhàng sẽ bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng

Trang 28

Mặt khác, trong môi trường ngày càng phát triển hiện nay, khả năngứng dụng công nghệ trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để ngânhàng tồn tại và phát triển Nhiều sản phẩm dịch vụ đã xuất hiện liên quan đếnhoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại như dịch vụ ngân hàng tạinhà (Home banking), máy rút tiền tự động ATM (Automatic Teller Money),thư tín dụng (L/C), hệ thống thanh toán điện tử, đã làm cho tỷ lệ gửi tiền,thanh toán qua ngân hàng ngày càng tăng và đạt tỷ lệ cao.

Môi trường xã hội

Môi trường xã hội cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt độngcủa ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng

Phân bố dân cư, thu nhập của người dân là một nguồn lực tiềm tàng cóthể khai thác nhằm mở rộng quy mô huy động vốn của ngân hàng thương mại

Vì vậy những khu vực đông dân cư, với thu nhập cao thì sẽ dễ dàng hơn trongviệc huy động vốn đối với ngân hàng

Môi trường văn hoá như tập quán, tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặtcủa dân cư ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế về tiêu dùng và tiết kiệmcủa người có thu nhập, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các tổ chứctín dụng hay quyết định chi tiêu số tiền nhàn rỗi của mình vào đầu tư bất độngsản, chứng khoán

Môi trường pháp lý

Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá đặc biệt,hàng hoá tiền tệ nên chịu tác dụng bởi nhiều chính sách, các quy định củaChính Phủ và của Ngân hàng Nhà nước Sự thay đổi chính sách của nhà nước,của Ngân hàng Nhà nước về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hưởngđến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng của nguồn vốn của ngân hàngthương mại Sự ổn định về chính trị hay về chính sách ngoại giao cũng tácđộng đến nguồn vốn của một ngân hàng thương mại với các quốc gia kháctrong khu vực và trên thế giới

Ngày đăng: 03/11/2018, 12:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS Phan Thị Thu Hà, (2004), “Giáo trình Ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngân hàng thương mại
Tác giả: TS Phan Thị Thu Hà
Nhà XB: NXBThống Kê
Năm: 2004
2. TS Nguyễn Hữu Tài, (2002), “Lý thuyết Tài chính - tiền tệ”, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết Tài chính - tiền tệ
Tác giả: TS Nguyễn Hữu Tài
Nhà XB: NXB ThốngKê
Năm: 2002
3. Frederic S.Miskin, (1995), “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính”, NBX Khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính
Tác giả: Frederic S.Miskin
Năm: 1995
4. Peter Rose, (2004), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: Peter Rose
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2004
5. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam - .Phòng giao dịch Đội Cấn.www.vib.com.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w