SWOT là từ tiếng Anh viết tắt của: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội kinh doanh và những mối đe doạ của một doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch chiến lược kinh doanh cho bất cứ công ty nào, trực tuyến hay ngoại tuyến, thì cũng phải tiến hành
Phân tích SWOT: Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội kinh doanh và những mối đe doạ SWOT là từ tiếng Anh viết tắt của: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội kinh doanh và những mối đe doạ của một doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch chiến lược kinh doanh cho bất cứ công ty nào, trực tuyến hay ngoại tuyến, thì cũng phải tiến hành đánh giá các yếu tố không chỉ trong doanh nghiệp của bạn mà còn cả từ hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh doanh hiện tại. Phân tích các yếu tố SWOT là một phân tích như vậy. Hoàn tất một phân tích SWOT giúp bạn vạch ra biện pháp giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ những điểm yếu của mình tới kết quả kinh doanh trong khi phát huy tối đa các điểm mạnh của bạn. Theo lý thuyết, phân tích này sẽ giúp bạn tận dụng sức mạnh của mình, chớp lấy các cơ hội kinh doanh trên thị trường do các điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh hoặc khi các đối thủ này bỏ trống thị trường. SWOT cơ bản Bạn có thể triển khai một phân tích SWOT cơ bản trong một cuộc họp tập thể với các thành viên trong công ty bạn, hoặc chỉ do một mình bạn nếu bạn có một cửa hàng của riêng mình. Để bắt đầu tiến hành phân tích SWOT, bạn hãy lập ra bốn danh mục, mỗi danh mục là một yếu tố SWOT. Sau đó, bắt đầu điền vào danh mục. • Các điểm mạnh (Strengths) – Hãy đánh giá xem công ty mình làm tốt những công việc nào? Điều gì khiến bạn nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh? Bạn có lợi thế gì so với các doanh nghiệp khác? • Các điểm yếu (Weaknesses) - Liệt kê ra những lĩnh vực mà bạn gặp khó khăn và phải nỗ lực thực hiện. Khách hàng phàn nàn về những điều gì? Những yêu cầu nào mà đội ngũ bán hàng của bạn chưa đáp ứng được? • Các cơ hội (Opportunities) – Hãy cố gắng tìm ra những lĩnh vực mà các điểm mạnh của công ty bạn chưa được phát huy triệt để. Các xu hướng thị trường có hợp với những điểm mạnh của công ty bạn không? Có lĩnh vực sản phẩm hay dịch vụ nào mà bạn có thể thực hiện tốt nhưng hiện vẫn chưa hoàn thành không? • Những mối đe doạ (Threats) – Hãy xem xét những vấn đề cả bên trong và bên ngoài công ty mà có thể gây thiệt hại cho kết quả hoạt động kinh doanh của bạn. Các vấn đề nội bộ của công ty bao gồm tình trạng tài chính, sự phát triển và những khó khăn gặp phải? Các vấn đề bên ngoài bao gồm, đối thủ của bạn có mạnh lên không? Xu hướng thị trường có khoét sâu yếu điểm của bạn không? Bạn có thấy mối đe doạ nào đối với sự thành công của công ty mình không? Một phân tích SWOT kỹ lưỡng Một phân tích SWOT sâu sắc hơn có thể giúp bạn hiểu rõ tình thế cạnh tranh của bạn trên thị trường. Để có một phân tích SWOT kỹ lưỡng hãy bổ sung thêm vào phân tích SWOT cơ bản nhiều thông tin về đối thủ cạnh tranh. Hãy chú ý tới các hoạt động liên quan tới Internet như sự tham gia một tổ chức thương mại, công cụ tìm kiếm trên Internet và những liên kết từ các website bên ngoài tới website của công ty. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện những cơ hội kinh doanh và hiểm hoạ đối với công ty bạn. Bạn cũng có thể phân tích kỹ lưỡng môi trường kinh doanh. Thông thường, các cơ hội kinh doanh xuất hiện khi thị trường kinh doanh thay đổi. Xem xét một số ví dụ sau về cơ hội kinh doanh: • Một xu hướng thị trường mới mà nhu cầu vượt xa sự cung cấp theo tiêu chuẩn chất lượng. Ví dụ, trước đây người tiêu dùng muốn tiêu thụ các loại thực phẩm sạch nhưng vẫn phải có mùi vị ngon đã gây ra tình trạng thiếu các loại thực phẩm tự nhiên thay thế đạt chất lượng. • Một bộ phận khách hàng đang nổi lên và ngày càng chiếm ưu thế nhưng các đối thủ cạnh tranh của bạn không thể đáp ứng đủ nhu cầu cụ thể của họ. Hiện tượng này đã xảy ra trong bộ phận người Mỹ gốc Tây Ban nha trong giai đoạn cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. • Một khách hàng, một đối thủ cạnh tranh hay nhà cung cấp chấm dứt hoạt động kinh doanh hay sáp nhập với công ty khác. Tình trạng khủng hoảng đối với các công ty chấm Com vừa qua là một ví dụ. Khi mỗi doanh nghiệp chấm dứt kinh doanh thì lại mang lại cơ hội thu hút khách hàng cho doanh nghiệp khác. Bạn cũng có thể nâng cao chất lượng bản phân tích SWOT thông qua tiến hành các khảo sát. Bạn có thể tìm hiểu được nhiều điều về hoạt động kinh doanh của bạn cũng như của các đối thủ cạnh tranh khác. Những lĩnh vực bạn có thể tiến hành nghiên cứu bao gồm 1) nhận thức của khách hàng, lãi suất, mức độ sử dụng và dùng thử sản phẩm, dịch vụ; 2) nhãn hiệu hàng hoá, địa điểm kinh doanh và hình ảnh của công ty; 3) tầm quan trọng của những khác biệt về địa điểm kinh doanh và sản phẩm đối với các khách hàng của bạn; và 4) Chất lượng địa điểm kinh doanh và sản phẩm. Khi sử dụng phương pháp cơ bản hay tiên tiến để tiến hành phân tích SWOT, bạn phải chắc chắn đã thực hiện với những hiểu biết sâu sắc. Sử dụng bản phân tích SWOT sẽ làm tăng tính hiệu quả trong việc lập kế hoạch kinh doanh hay hoạch định chiến lược marketing./. . Phân tích SWOT: Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội kinh doanh và những mối đe doạ SWOT là từ tiếng Anh viết tắt của: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội kinh doanh. bạn. Bạn cũng có thể phân tích kỹ lưỡng môi trường kinh doanh. Thông thường, các cơ hội kinh doanh xuất hiện khi thị trường kinh doanh thay đổi. Xem xét