1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn sinh học 8 cho học sinh ở trường THCS lâm xa

26 2,7K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Nhưchúng ta đã biết Sinh học là khoa học thực nghiệm, trực quan, kiến thức gắn liềnvới thực tiễn, trong đó Sinh học 8 là phần kiến thức có thể nói là gần gũi vớithầy và trò nhất vì được

Trang 1

MỤC LỤC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN SINH HỌC LỚP 8 CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG

Trang 2

1 Mở đầu 1

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 22.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 32.3 Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng dạy và học môn

Sinh học 8 ở trường THCS Lâm xa

2.3.1 Bản thân là giáo viên bộ môn Sinh học tôi luôn chú trong việc

trau dồi kiến thức, bồi dưỡng thường xuyên kiến thức chuyên môn, am

hiểu hiểu thực tế và rèn các kĩ năng và phương pháp sư phạm tốt

4

2.3.2 Tạo sự hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức mới bằng

cách đan xen đưa hiện tượng thực tế vào một số giờ dạy Sinh học lớp

8

4

2.3.3 Kết hợp dạy học tích hợp liên môn vào dạy học Sinh học 8

nhằm tạo sự hấp dẫn cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức đồng thời

phát huy năng lực học sinh

7

2.3.4.Vận dụng kiến thức Sinh học 8 giáo dục học sinh trong giờ giải

lao, giúp các em khắc sâu kiến thức bộ môn

8

2.3.5 Tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học Sinh hoc 8 tạo sự sinh

động, hấp dẫn hơn cho học sinh khi học tập

9

2.3.6 Tổ chức một số buổi ngoại khóa cimina theo chủ đề cho học

sinh tham gia

10

2.3.7 Tạo sự thích thú, kích thích trí tò mò, ham tìm hiểu cho học sinh

bằng cách giải thích các hiện tượng thực tiễn liên quan đến nội dung

bài học đồng thời với việc hướng dẫn tận tình các em vận dụng kiến

thức vào đời sống hằng ngày

11

2.3.8 Kiểm tra đánh giá học sinh- kết hợp đánh giá của người dạy với

tự đánh giá của người học

17

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,

với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

18

Trang 3

3.1 Kết luận. 20

1 Mở đầu

1 1.Lí do chọn đề tài.

Trang 4

Chất lượng dạy và học là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục nước

ta cũng như nhiều nước trên thế giới, hầu hết các nước đều ra sức tìm mọi biệnpháp để nâng cao chất lượng dạy và học Với mong muốn là làm sao để ngườidạy truyền đạt được kiến thức một cách dễ dàng, người học nắm bắt và vận dụngđược kiến thức đó trong thời gian ngắn nhất vào thực tiễn, nghiên cứu một cách

có hiệu quả Do vậy càng ngày càng đặt ra những yêu cầu gay gắt trong việcnâng cao chất lượng giảng dạy và cách đánh giá người học như thế nào là kháchquan, công bằng, là động lực thúc đẩy để người học nỗ lực phấn đấu vươn lênchiếm lĩnh và làm chủ kiến thức Ai cũng biết rằng kiến thức chính là chìa khóavạn năng để mở mọi cánh cửa ở tương lai và kiến thức chính là sự kế thừa thế hệtrước và sự phát triển của thế hệ nối tiếp sau Nhưng làm thế nào để kế thừa vàphát triển được ? Đây là câu hỏi mà mọi người đều đặt ra và có nhiều câu trả lờicho vấn đề đó Ở đây tôi chỉ xin đưa một số vấn đề về giải pháp giảng dạy vìđây chính là yếu tố quyết định để người dạy và người học hoàn thành nhiệm vụtrọng tâm của mình

Là một giáo viên bộ môn Sinh học THCS trong nhiều năm qua tôi đãluôn cố gắng để tìm ra những phương pháp, giải pháp dạy học phù hợp cho từngkhối lớp để đạt các mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay Nhưchúng ta đã biết Sinh học là khoa học thực nghiệm, trực quan, kiến thức gắn liềnvới thực tiễn, trong đó Sinh học 8 là phần kiến thức có thể nói là gần gũi vớithầy và trò nhất vì được nghiên cứu tìm hiểu về chính bản thân con người chúng

ta, các kiến thức bài học liên quan chặt chẽ đến bảo vệ sức khỏe, đến kĩ năngsống cần thiết cho học sinh áp dụng vào thực tiễn Vì vậy, làm thế nào để chohọc sinh hiểu được cặn kẽ những vấn đề các em tìm hiểu trong lý thuyết và cảmthấy hứng thú hơn khi học, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh,tạo niềm tin, niềm vui trong học tập góp phần nâng cao chất lượng bộ môn làmột câu hỏi lớn mà tôi luôn luôn mong muốn có lời giải đáp hoàn chỉnh Xuấtphát từ những vấn đề trên và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn Sinhhọc, tôi đưa ra sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học 8 cho học sinh ở trường THCS Lâm Xa”

1.2 Mục đích nghiên cứu.

- Phân tích được thực trạng giảng dạy bộ môn Sinh học 8 hiện nay và đưa

ra một số giải pháp giảng dạy bộ môn, phù hợp với điều kiện thực tiễn nhàtrường nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hướng tới mục tiêuchung của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có trithức, có đạo đức, sức khỏe đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc

Trang 5

- Qua sáng kiến hướng dẫn học sinh áp dụng kiến thức kiến thức Sinh học

8 vào thực tiễn đáp ứng nguyên lí giáo dục học đi đôi với hành, giáo dục kết hợpvới lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợpvới giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, nhằm góp phần nâng cao chất lượngdạy và học

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học 8 cho họcsinh

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiêncứu tài liệu hướng dẫn về phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực Nghiên cứuSGK, sách tham khảo, sách chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn Sinh học

- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát thái độ, mức độ hứng thú và

sự tích cực học tập của học sinh

- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Tích lũy các giờ dạytrên lớp, dự giờ đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ góp ý, tham gia các buổi tậphuấn sinh hoạt chuyên môn đầy đủ

- Phương pháp thực nghiệm: Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng;

áp dụng dạy thử nghiệm trên lớp

- Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học, mức độtích cực của học sinh khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng SKKN

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Dạy học và phát triển gắn bó chặt chẽ với nhau Dạy học không chỉnhằm cung cấp cho học sinh một khối lượng tri thức lí thuyết do nội dungchương trình và sách giáo khoa đã quy định, mà phải tổ chức các hoạt động tổchức cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách tích cực chủ động, độc lập để pháttriển năng lực cũng như phát triển tư duy khoa học, rèn được trí thông minh, ócsáng tạo, suy nghĩ linh hoạt và vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống có hiệuquả Đó là những phẩm chất trí tuệ của con người lao động mới theo đúng mụctiêu đào tạo của nhà trường, của cấp học Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, đòi hỏigiáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy để học sinh huy động vốn hiểu biết đã

có, sử dụng các thao tác tư duy phân tích, so sánh đối chiếu, rồi khái quát rút rakết luận và giải đáp những vấn đề thực tiễn hoặc vấn đề nhiệm vụ nhận thức đặt

ra Nghĩa là, học sinh tự giành lấy tri thức dưới sự tổ chức của giáo viên

Đối với môn Sinh học nói chung và môn Sinh học 8 nói riêng việc dạyhọc gây được hứng thú, sự hấp dẫn trong tiết học sẽ giúp các em nhận thấy kiến

Trang 6

thức môn Sinh học thật gần gũi và bổ ích Khi học sinh được hiểu thấu đáo cácvấn đề Sinh học, được hướng dẫn cách vận dụng vào thực tiễn các em trở nênyêu thích Sinh học hơn, hứng thú với môn Sinh học, thấy được tầm quan trọngcủa Sinh học, cũng như các giá trị thực tiễn của Sinh học mang lại Những yếu

tố trên sẽ là cở sở, là tiền đề cho việc nâng cao thành tích học tập môn học củahọc sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Trong nhiều năm qua quá trình dạy học môn Sinh học 8 chưa thực sự đápứng được nhu cầu của người học

Thứ nhất là do cấu trúc trong sách giáo khoa đang dành phần lớn choviệc nghiên cứu lý thuyết, phần kiến thức vận dụng vào thực tiễn còn hạn chế

Thứ hai, do nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục,

chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, dạy học chưa vận dụng vào thực tiễn Hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bày

giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít

Với phương pháp không tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người

cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều, đánh giá kiểm tra học sinh một chiều,

học sinh ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nên các tiết học trở nên gò bó.Khi gặp các tình huống thực tế học sinh chưa áp dụng giải thích được hoặc cònlúng túng trước các hiện tượng đó nên không khắc sâu được kiến thức môn học,vậy nên chất lượng môn học cũng chưa cao

Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng ngày nay với sự phát triển của công nghệthông tin, việc giảng dạy Sinh học trở nên sinh động hơn, phong phú hơn vớinhiều hình thức tổ chức sinh động nhưng thực tế thì việc sử dụng công nghệthông tin còn rất hạn chế chủ yếu mới áp dụng cho các tiết thao giảng nên chưahấp dẫn được học sinh dẫn đến chất lượng dạy và học cũng không được nânglên Kết quả khảo sát thực tế nhà trường ở năm học 2015 – 2016- vế sự hứngthú đối với môn Sinh học 8 và chất lượng giáo dục như sau

Bảng 1 Số liệu khảo sát mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Sinh

Trang 7

Để tạo hứng thú trong giờ học cho học sinh khi học môn sinh học, tạođộng lực cho nâng cao chất lượng giáo dục, tôi mạnh đưa ra một số giải phápsau:

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học 8 ở trường THCS Lâm xa.

2.3.1 Bản thân thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để luôn kịp thời đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục.

Người giáo viên phải luôn trau dồi, bồi dưỡng kiến thức mới, hiểu đượcđối tượng bộ môn, nắm một cách hệ thống nội dung kiến thức bộ môn, đồng thờiphải khá am tường về thực tiễn đời sống liên quan đến môn học, có nghiệp vụ

sư phạm tốt và phương pháp giảng dạy tích cực để vận dụng linh hoạt vào dạyhọc và phát huy năng lực học sinh trong từng tiết dạy

2.3.2 Tạo sự hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức mới bằng cách đan xen đưa hiện tượng thực tế vào một số giờ dạy Sinh học lớp 8.[1]

Ở mỗi bài học tuỳ theo nội dung kiến thức giáo viên cần lựa chọn và liệt

kê các hiện tượng thực tế phù hợp với nội dung bài học, soạn sẵn hệ thống câuhỏi có tính chất nêu vấn đề, có đáp án, sau đó cần phải linh hoạt, khéo léo lồngghép đưa vào các giờ học vì thời gian giành cho vấn đề này không nhiều Trongnội dung câu hỏi có chứa đựng những mâu thuẫn về mặt nhận thức, đòi hỏi họcsinh phải tích cực suy nghĩ dựa trên vốn kiến thức đã học và phải vận dụng sángtạo để giải quyết vấn đề hoặc ít nhất cũng tạo cho học sinh nhu cầu háo hức chờđón lời giải đáp Điều đó giúp các em húng thú hơn với môn học, yêu thích mônhọc hơn và chất lượng giáo dục môn học cũng cao hơn

* Một số minh họa cụ thể mà tôi đã áp dụng vào dạy một số bài Sinh học 8 như sau:

- Đặt tình huống thực tế vào giới thiệu bài mới.

Trang 8

Tiết dạy có gây sự chú ý của học sinh hay không nhờ vào giáo viên( ngườihướng dẫn) rất nhiều Trong đó phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta biết đặt

ra tình huống thực tiễn hoặc một tình huống giả định yêu cầu học sinh cùng tìmhiểu, giải thích qua bài học sẽ cuốn hút sự chú ý của học sinh trong tiết học

Ví dụ: Bài 6- Phản xạ: Có thể mở bài bằng câu hỏi: Tại sao ngứa thì

phải gãi? hoặc Tại sao khi đi nắng, mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra…? hiện tượng

trên là gì? Cơ chế diễn ra thế nào? nội dung bài mới sẽ giải đáp…

Ví dụ: Bài 14- Bạch cầu- Miễn dịch: Mở bài GV nêu hiện tượng mà có thể nhiều học sinh đã trải qua như: Chân dẫm phải gai, chân có thể sưng đau vài hôm rồi khỏi Vậy chân khỏi do đâu? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải

đáp…

- Nêu hiện tượng thực tế sau khi đã kết thúc bài học.

Cách này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìmcách giải thích hiện tượng Học sinh có thể giải thích hiện tượng ở nhà haynhững lúc bắt gặp hiện tượng đó trong đời sống Hoặc học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủcâu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi cho học sinh vận dụngkiến thức bài đã học và khi học bài học mới tiếp theo

Ví dụ: Bài 17- Tim và mạch máu Sau khi kết thúc bài học giáo viên nêu câu hỏi: - Giải thích vì sao Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi? GV

nêu hiện tượng này sau khi kết thúc bài học

- Giải thích: Tim đập liên tục suốt đời không mệt mỏi là vì:

- Thời gian làm việc “Tim đập” và thời gian nghỉ ngơi là bằng nhau:

+ Thời gian nghỉ ngơi 0,4s: pha giãn chung 0,4s

+ Thời gian làm việc 0,4s bằng pha nhĩ co(0,1s) cộng pha thất co (0,3s)

Ví dụ: Bài 28.Tiêu hoá ở ruột non: Sau khi kết thúc bài học giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học giải thích: Tại sao người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật?

- Giải thích: Người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật vì khi gan bị

bệnh, dịch mật ít Nếu ăn mỡ thì khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm

- Đưa hiện tượng thực tế dưới dạng cung cấp thông tin như mục “Em

có biết”

Ở mỗi bài, mỗi phần nếu có kiến thức liên quan đến một số vấn đề thựctiễn giáo viên có thể đưa hiện tượng thực tiễn theo hình thức cung cấp thông tin

mục “Em có biết”để tránh nhàm chán

Trang 9

Ví dụ Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch Vệ sinh hệ tuần hoàn

-GV cung cấp người mắc bệnh huyết áp cao không nên ăn mặn

- Giải thích: Nếu ăn mặn nồng độ Na trong huyết tương của máu cao và bị

tích tụ hai bên thành mạch máu, dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu của mao mạch,mạch máu hút nước tăng huyết áp

- Nếu ăn mặn làm cho huyết áp tăng cao dẫn đến nhồi máu cơ tim, vỡđộng mạch, đột quỵ, tử vong

Ví dụ Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết Qua bài học giáo viên cung cấp thông tin về “Bệnh xơ vữa động mạch”

- Giải thích: Ở người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, nếu chế độ ăn giàu chất

côlesteron( thịt, trứng, sữa,…) sẽ có nhiều nguy cơ bị sơ vữa động mạch Ở bệnhnày, côlesteron ngấm vào thành mạch kèm theo sự ngấm các ion canxi làm chomạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước, gây xơ vữa Động mạch xơ vữa làmcho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thànhcục máu đông gây tắc mạch( đặc biệt nguy nghiểm ở động mạch vành nuôi tim

gây các cơn đau tim, ở động mạch não gây đột quỵ) Động mạch xơ vữa còn dễ

bị vỡ gây tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết Qua thông tin GV có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:

Cần luyện tập thể dục thể thao vừa sức, hạn chế các thức ăn giàu côlesteron đểbảo vệ hệ tim mạch

- Nêu hiện tượng thực tế qua những câu chuyện ngắn có tính chất

khôi hài, gây cười đan xen các phần trong bài học

Điều này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái Đó cũng làcách kích thích niềm đam mê môn Sinh học

Ví dụ: Bài 52- Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện Giáo

viên kể câu chuyện Mèo của Trạng Quỳnh, để minh họa cho nội dung kiến thức

sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện

Sau đó, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi vì sao nhà Chúa chịu mất mèo?

- Giải thích: Trạng Quỳnh đã thành lập cho mèo một thói quen chuyên ăn

cơm rau Còn mèo của Chúa Trịnh chuyên ăn thịt cá

Ví dụ: Bài 53- Hoạt động thần kinh cấp cao ở người Giáo viên kể câu

chuyện Tào tháo với rừng mơ.

-Tóm tắt câu truyện: Tào Tháo cùng quân sĩ bị lạc trong sa mạc không

có nước uống Quân sĩ mệt mỏi, khát khô cả cổ Thấy vậy, Tào Tháo bèn tập

Trang 10

trung quân sĩ lại và nói: "Phía trước là rừng mơ" Nghe thấy vậy, tất cả quân sĩ

đều nhỏ dãi ( tiết nước bọt ) hết khát)

Qua câu truyện các em sẽ lí giải được vì sao quân sĩ hết khát?

- Giải thích: Từ câu truyện học sinh thấy được vai trò của tiếng nói và

chữ viết Cụ thể: Ở đây tiếng nói là tín hiệu gây ra phản xạ có điều kiện cấp cao

- Đưa hiện tượng thực tế vào bài học để khắc sâu kiến thức trên kênh hình.

Ví dụ: Bài 27 Tiêu hoá ở dạ dày Có hình 27.3(SGK) Biến đổi hoá học

ở dạ dày

Ảnh 1 Biến đổi hóa học ở dạ dày

GV có thể đặt câu hỏi: Tại sao khi ăn thịt, cá người ta thường chấm vào nước mắm giấm hoặc chanh thì thấy ngon hơn?

Giải thích: Trong môi trường axit prôtêin trong thịt, cá dễ thuỷ phân hơn

nên khi chấm vào nước mắm giấm hoặc chanh có môi trường axit thì quá trình

nhai nhanh thuỷ phân thành các amino axit nên ta thấy ngon hơn và dễ tiêu hơn.

2.3.3 Vận dụng linh hoạt tích hợp liên môn vào dạy học Sinh học

8 nhằm tạo sự hấp dẫn cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức đồng thời phát huy năng lực học sinh.

Giữa các môn học, nhất là các môn học trong cùng một khối nhóm tự

nhiên hay xã hội, bao giờ cũng có sự hỗ trợ kiến thức cho nhau Nội dung củamôn học này cũng có trong môn học khác và là cơ sở để học môn học khác tốthơn, sâu sắc hơn Chính vì vậy, việc dạy học kết hợp với kiến thức của các mônhọc khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đềđặt ra trong sách giáo khoa Còn học sinh có hội kết hợp kiến thức của nhiều bộmôn có liên quan đến giải quyết các vấn đề đựợc đặt ra trong bài học, có như

Trang 11

vậy các vấn đề mới được làm sáng tỏ nhanh chóng và khoa học Từ đó, bài dạy

sẽ trở nên linh hoạt, sinh động hơn Học sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi,khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn, giúp các em giảiquyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất,hiệu quả nhất, giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó

Từ đó vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế và áp dụng vàocuộc s giúp yêu cuộc sống hơn và có ý thức bảo vệ môi trường sống hơn

Ví dụ - Bài 34: Vitamin và muối khoáng Để giúp học sinh hiểu chế

biến thức ăn đúng cách sẽ giữ được vitamin, giáo viên đưa ra câu hỏi

Vì sao khi luộc rau muống cần cho thêm một ít muối ăn NaCl ?

- Hs vận dụng kiến thức liên môn Hoá- Sinh giải thích được:

-Dưới áp suất khí quyển 1atm thì nước sôi ở 1000C Nếu cho thêm một ítmuối ăn vào nước thì nhiệt độ sôi cao hơn 1000C Khi đó luộc rau sẽ mau mềm,xanh và chín nhanh hơn là luộc bằng nước không Thời gian rau chín nhanh nên

ít bị mất vitamin.

Áp dụng: Đây là một vấn đề rất quen thuộc mà nếu không chú ý thì học

sinh sẽ không biết Học sinh sẽ thực hành ngay khi nấu ăn ở nhà Từ đó gópphần tạo nên kinh nghiệm nấu ăn cho học sinh, rất thiết thực trong cuộc sống

Ví dụ Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể GV nêu hiện tượng:

Tại sao những người sống ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu thường cao hơn so với người ở đồng bằng?- Học sinh vận dụng kiến thức liên môn Địa lí – Sinh học giải thích:

- Càng lên cao, không khí càng loãng dẫn đến oxi giảm nên khả năng kết

hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm Do đó số lượng hồng cầu tăng

để đảm bảo nhu cầu oxi cho mọi hoạt động sống của con người

2.3.4 Áp dụng kiến thức Sinh học 8 giáo dục học sinh trong giờ giải lao, giúp các em khắc sâu kiến thức và cảm nhận sự bổ ích của kiến thức Sinh học 8.

Giáo viên cần giáo dục, nhắc nhở học sinh không nên nghỉ thụ động bằngcách ngồi tại chỗ để chờ tiết vào học vì cách giải lao này không có hiệu quả do khí Cacbonic (CO2) còn cao trong lớp (Vận dụng kiến thức bài bài 31: Trao đổi chất), hơi nóng nhất là lúc nhiệt độ cao chưa được thoát ra hết (Vận dụng

Trang 12

kiến thức bài 33:Thân nhiệt) nên không tốt cho sức khoẻ Do đó giáo viên cần

hướng dẫn các em lối nghỉ giải lao tích cực là phải ra ngoài, đi lại vận động, tham gia tốt việc tập thể dục giữa giờ giúp cho cơ thể sảng khoái, thải được axit

lactic (giáo dục học sinh chống mỏi cơ trong bài 10: Hoạt động của cơ)

Ảnh 2 Học sinh trường THCS Lâm Xa tập thể dục giữu giờ

2.3.5 Tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học Sinh hoc 8 tạo sự sinh động, hấp dẫn hơn cho học sinh khi học tập [2]

Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, trực quan nên việc thường xuyên

sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thì giờ học sẽ trở nên sinh động hơn,phong phú hơn, hấp dẫn hơn, với nhiều hình thức tổ chức khác nhau Việc làm này đã giúp tôi hầu như chấm dứt được hình thức dạy chay, dạy chỉ chuyên về lýthuyết, dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh hơn, với những minh họa sống động việc dạy và học trở nên thật dễ dàng góp phần nâng cao chất lượng bộ môn cũng như chất lượng giáo dục

Trang 13

Ví Dụ Bài 17 Tim và mạch máu Trong phần vị trí, và hình dạng, thay

vì giảng giải giáo viên chỉ cần sử dụng máy chiếu chiếu hình ảnh là học sinh có thể xác định ngay vị trí và quan sát được hình dạng như sau: [2]

I- CẤU TẠO CỦA TIM

Vị trí, hình dạng của tim?

Ảnh 3 Hình ảnh minh họa vị trí và hình dạng tim

2.3.6 Tổ chức ngoại khóa theo chủ đề cho học sinh tham gia nhằm tạo niềm vui cho học sinh khi đến trường và giúp các em cọ sát thực tế, mở rộng kiến thức đời sống xã hội.[3]

Ngoài học chính khóa tôi cũng phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức cácbuổi ngoại khóa để cho học sinh được vận dụng kiến thức sinh học 8 thảo luậnmột số chủ đề như: Chủ đề tìm hiểu về giới tính; Chủ đề tìm hiểu về ma túy Các vấn đề này được các em được thảo luận dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn củagiáo viên, từ đó học sinh sẽ nhận thức những mặt trái của vấn đề mình đưa ra.Điều này, giúp học sinh không những khắc sâu kiến thức mà còn hình thànhnhiều kĩ năng sống để bảo vệ chính mình trong cuộc sống và bảo vệ cộng đồng

Ví dụ: Khi Thảo luận về chủ đề chức thảo luận chủ đề giới tính cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giáo dục học sinh hiểu biết về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên

- Trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bảnthân trước những nguy cơ như bị dụ dỗ, bị xâm hại tình dục

Ngày đăng: 30/10/2018, 15:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Sáng kiến kinh nghiệm “Đưa hiện tượng thực tế vào giờ dạy Sinh học lớp 8 nhằm làm tăng hứng thú học tập cho học sinh ở trường THCS Lâm Xa” của bản thân năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đưa hiện tượng thực tế vào giờ dạy Sinh học lớp 8 nhằm làm tăng hứng thú học tập cho học sinh ở trường THCS Lâm Xa
[2.] Chỉ thi số 55/2008/CT-BGD&ĐT. ngày 30-9-2008 của Bộ trưởng bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục giai đoạn 2008- 2012 Khác
[3.] Tài liệu giáo dục kĩ năng sống trong môn Sinh học cấp THCS của Bộ giáo dục và đào tạo Khác
[4.] Mười vạn câu hỏi vì sao của nhà xuất bản Văn hoá thông tin 2001 Khác
[5.] Những vấn đề đổi mới giáo dục THCS môn sinh của nhà xuất bản giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w