CÁC HỌC THUYẾT KIẾNTRÚC CỦA KISHO KUROKAWA:

Một phần của tài liệu NHỮNG XU HƯỚNG KIẾN TRÚC Ở NHẬT BẢN ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 64)

Sự xuất hiện của học thuyết cộng sinh trong kiến trúc được mở đầu bằng sự ra đời của phong trào Chuyển hoá luận. Về mặt xã hội, đó là một sự phê bình kiến trúc và chỉ trích xã hội hiện đại được phân tích từ những triển vọng của kiến trúc trong thời đại bùng nổ thông tin và khoa học kỹ thuật.

Kurokawa là người nắm bắt được bản chất thực của Chuyển hoá luận, các công trình của ông có ấn tượng sâu sắc về sự gắn bó cho giữa khoa học và sự hư cấu (fiction). Vận dụng các nguyên tắc mềm mại, linh hoạt của tư tưởng Phật giáo, Kurokawa đề xướng trước tiên lý thuyết Chuyển hoá luận như một cách diễn đạt mới “vòng đời” của các công trình kiến trúc trong cái chu kỳ vô tận của sự sinh sinh – hoá hoá mà Phật giáo coi là một nguyên lý bất diệt.

Ông đã dành sự chú ý đặc biệt cho việc nghiên cứu về sự cộng sinh văn hoá trong kiến trúc, bao gồm sự cộng sinh giữa văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây, giữa quá khứ và hiện tại, giữa không gian bên trong với không gian bên ngoài, là những khía cạnh mà kiến trúc Hiện đại bỏ qua. Từ đó, ông chủ trương kiến trúc không nên được thiết kế rõ ràng về không gian, mà phải tạo ra ở dó những yếu tố nhập nhằng và tối nghĩa. Công nghệ và con người trong mối quan hệt “cộng sinh” thì không tồn tại ở thế giới đối lập, mà phải trong sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển, trong mối quan hệ này thì công nghệ phải trở thành “sự mở rộng của con người”. Nền tảng triết học sâu xa của học thuyết cộng sinh được bắt nguồn từ văn hoá truyền thống của Nhật Bản, đó thực chất là một nền văn hoá dựa trên sự dung hợp, hoà trộn của nhiều tư tưởng Khổng, Lão và tín ngưỡng Thần đạo (Shinto). Nhưng có lẽ chính các tư tưởng về tính luân hồi (Samsara) của Phật giáo là những gợi ý quan trọng nhất cho việc hình thành triết lý cộng sinh trong kiến trúc của Kurokawa. Trong nhiều trường hợp, cộng sinh hoàn toàn có ý nghĩa của sự cùng tồn tại, sự thoả hiệp hoặc là sự hài hoà. Cộng sinh còn có thể là tình trạng trong đó hai yếu tố đối lập hoặc thậm chí có thể chống lại nhau. Điều này đã giải thích tại sao xã hội Nhật Bản luôn có sự chấp nhận dễ dàng các điều kiện mới, ví như sự gia tăng mức độ hỗn độn trong các thành thị, cũng như tiêu biểu vượt bậc của các khoa học - kỹ thuật.

Profile

1986 Gold Medal Award from the French Academy of Architecture 1988 Richard Notre (America) Award

1989 French Arts & Culture Medal, World Architecture Biennial Grand Prix Gold Medal Award 1992 The 48th Japan Art Academy Award

1997 AIA Los Angels Pacific Rim Award

2002 The International CITIES Award for Excellence, Spain 2003 Dedalo-Minosse International Prize (Grand Prix), Malaysia 2005 Shungdu Friendship Award, China (2005)

2006 Internastional Architecture Award, The Chicago Athenaeum Museum a. CÁC ĐỒ ÁN HÌNH THÀNH TỪ TƯ TƯỞNG CHUYỂN HOÁ LUẬN: THÁP NAKAGIN

Tháp Nakagin Capsule được coi là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của người Nhật, nằm ngay tại thủ đô Tokyo. Với kiểu kiến trúc cực kỳ đặc biệt, toàn bộ tòa nhà dựa trên hai nút giao thông, đồng thời là hai hệ kết cấu cực mạnh, từ đó vươn ra các "con nhộng" mà theo dụng ý của các kiến trúc sư chính là những căn phòng tiện nghi. Nakagin Capsule là một thành công lớn đi đầu trong phong trào Chuyển hoá luận do Kisho Kurokawa, một kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Nhật sáng lập ra. Hiện nay, Nakagin Capsule được liệt vào danh sách những di sản kiếntrúc của nhân loại cần được bảo tồn.

Tháp Nakagin Capsule ở thủ đô Tokyo

Tòa tháp 13 tầng này có tới 140 phòng ở độc lập

Nakagin Capsule là một tòa nhà dạng khối tháp ở Tokio (1971) của Kiến trúc sư Nhật Bản Kurokawa. Tòa nhà nổi tiếng thế giới ở sự kết hợp những khối vuông - đơn vị ở thành một tổ hợp linh hoạt, phong phú, tạo ra một bố cục nhịp nhàng vui mắt, trông giống như một cơ thể sinh vật gồm nhiều tế bào. Những hộp nhà tiền chế - đơn vị ở, được gắn vào trụ kết cấu chính của công trình dưới dạng các "công-xon". Giống như cấu trúc các tổ ong, mỗi tế bào ở đây là một buồng có đủ tiện nghi cho sinh hoạt và làm việc cho một người như điện thoại, fax,v.v.. Trên thân trụ vẫn còn nhiều buồng trống để có thể dễ dàng cấy thêm buồng khi có nhu cầu.

Tokyo, Nhật Bản Thiết kế: 1961 Ý tưởng thiết kế

Ở đây, cấu trúc đô thị được phát triển cả hai chiều dọc và chiều ngang, và các điểm tiếp xúc một cách vô thức.

Đô thị xoắn ốc là một cấu trúc xoắn đã được đề xuất như là một hệ thống không gian thứ ba hoặc thay thế cho không gian đô thị. Đô thị như các nhiễm sắc thể (DNA) trong hệ thống sinh học, cấu trúc xoắn đóng vai trò như một khung không gian để truyền dữ liệu .

Cấu trúc này là trong các hình thức của một hệ thống cụm ba chiều.

b. CÁC ĐỒ ÁN THỂ HIỆN TÍNH CỘNG SINH:

4. CÁC KIẾN TRÚC SƯ THUỘC “LÀN SÓNG MỚI” (New Wave)

Gồm một chuỗi những ngôi sao đang bừng sáng, đó là: Tadao Ando, Hara, Ito, Hasegawa, Mozuna, Takamatsu,… Cuối những năm 1980, sau những thời kỳ thử nghiệm, làm sáng tỏ và khám phá con đường riêng trong thiết kế, tìm kiếm các phong cách thích hợp, họ đã tạo nên bước đột khởi trên diễn trường kiến trúc quốc tế. Họ đại diện cho những kiến trúc sư đang đặt ra những phẩm chất mới của thời đại.

• Sử dụng những kiểu mẫu hình học hoặc những modun trong kiến trúc cổ Nhật Bản. Các thông số thiết kế ở phương Tây hỗ trợ cho biểu hiện trừu trượng cho truyền thống Á Đông.

• Tạo hình và xử lý vật liệu dưới những hình thức tinh tế là những nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống: sự ưa thích tính trống trãi, tính lẫn tránh, tinh thần kiệm ước, tính không bền, sự phù du, sẵn sàng chấp nhận những điều kiện của xã hội hiện đại…

• Tính trừu tượng, biểu hiện, ẩn dụ. b. KTS tiêu biểu:

KIẾN TRÚC SƯ TADAO ANDO

Ông là một hiện tượng kỳ diệu không chỉ của riêng nền kiến trúc đương đại Nhật Bản, Tadao Ando sinh năm 1941 ở Osaka, Nhật Bản là một kiến trúc sư theo chủ nghĩa phê bình khu vực dù rằng ông chưa qua một trường lớp đào tạo về kiến trúc nào nhưng đã đạt được thành công rất lớn, là người thứ mười tám đoạt giải thưởng kiến trúc Pritzker (1995), sau Tange và Maki. Từ năm 1962 đến năm 1969, ông một mình thực hiện những chuyến đi đến Mỹ, Châu Âu và Châu Phi để tự quan sát và học hỏi. Đây cũng là khoảng thời gian mà ông hình thành và hoàn thiện các ý tưởng về tư duy thiết kế trước khi ông thành lập hãng kiến trúc Tadao Ando và cộng sự năm 1969 tại Osaka.

Tadao Ando không sử dụng tre, nứa trong các công trình của mình. Ông không tạo vườn hoặc dựng các bức vách giấy. Vật liệu đặc trưng mà ông sử dụng là kim loại, kính, và đôi khi là gỗ. Điều này không có nghĩa ông bác bỏ hoàn toàn những gì thuộc truyền thống. Là người có mối quan tâm nhiều đến truyền thống, biết khai thác truyền thống theo cách riêng của mình, những công trình của ông là sự kết hợp tuyệt vời giữa tinh thần Thiền của Nhật Bản với cấu trúc, vật liệu phương Tây hiện đại. Ông nói:

“Tôi không muốn lấy lại của kiến trúc truyền thống những hình dáng hoặc yếu tố phong cách nào cả mà chỉ một chút tinh thần ẩn dật ở đằng sau thôi.”

a) Đặc điểm sáng tác:

• Hình thức hình học của kiến trúc truyền thống: chiếu Tatami được làm đơn vị đo lường. Sử dụng các khối bê tông cốt thép 0,9x1,8 liên kết lại. Thể hiện rõ hai khía cạnh module hóa cấu kiện và trừu tượng hình học.

Chiếu Tatami đơn vị đo lường cổ trong kiến trúc Nhật Bản.

• Thủ pháp cắt cảnh: những khoảng không được mở ra bên ngoài một cách có dụng ý theo lối cắt cảnh trong kiến trúc truyền thống Nhật Bản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Stone Hill Center - Một bức vách chéo tạo nên tiền sảnh và biến đất trời thành một thứ sân khấu vũ trụ.

• Khai thác yếu tố ánh sáng theo cách thức văn hóa truyền thống: thủ pháp tung hứng ánh sáng và bóng mờ, và những thay đổi của nhịp thời gian, tổ hợp ánh sáng từ bên trong bóng râm.

• Khai thác các đặc tính thẩm mỹ của văn hóa truyền thống: bắt nguồn từ truyền thống thiết kế nhà ở và vườn kiểu Nhật.

Ngôi nhà gồm hai khối bê-tông hình chữ nhật được đặt song song, một phần nằm sâu trong lòng đất với độ dốc của đất nền công viên quốc gia, và trở thành một phần bổ sung của cảnh quan ở đây. Ngôi nhà được khéo léo sắp đặt để không làm ảnh hưởng đến cây cối và hệ sinh thái vốn có. Cấu trúc bê-tông của ngôi nhà trở thành một phần của cảnh quan. Công trình mô tả một cách tượng trưng cho thiên nhiên vùng này.

Phương pháp thể hiện tính trống trải, bất định thể hiện rõ trong tác phẩm bảo tang Chikatsu, với những bậc thang khổng lồ trên mái dẫn đến không đâu cả.

Ngôi đền nước thể hiện tính phi đối xứng và khoảng trống được tạo bởi ao sen là một trong những thủ pháp tiêu biểu của Tadao Ando.

Nhà Azuma ,Osaka với mặt tiền hạn chế mở ra ngoài phố là tiêu biểu cho sự ẩn lánh để thưởng thức thiên nhiên theo cách thưởng thức của người Nhật.

Bê tông thường để trần, nhẵn mịn,có những lỗ đinh đều đặn được chừa sẵn. hình thức giản dị gần như đơn bạc.

Profile

1986 New Entrants Award from the Ministry of Education Artistic Recognition Committee

1989 Gold Medal Prize from the French Architectural Committee 1993 Japan Artistic Academy Award

1994 Grand Prize from the Japan Artistic Committee

1995 Pritzker Architecture Prize from the Hyatt Foundation, U.S.A. 1997 RIBA Gold Medal from RIBA, England.

2002 AIA Gold Medal from AIA, U.S.A.

2005 UIA Gold Medal from International Union of Architects 2010 Gold Medal Prize from the John F. Kennedy Center b) Công trình tiêu biểu:

Hình dạng nổi bật trong thiết kế nhà Koshino là hai khối song song hình chữ nhật bị chôn vùi dưới lòng đất dốc của một công viên quốc gia và trở thành một phần cảnh quan. Vị trí được đặt một cách cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến những cá thể cây tồn tại từ trước trên khu đất, cơ cấu đáp ứng cho hệ sinh thái liền kề trong khi các hình khối cụ thể giải quyết có tính chất tổng quát hơn thông qua hiệu quả đặc biệt của ánh sáng.

Ando sử dụng không gian của hai khối hình chữ nhật như một cách để thể hiện tính hữu cơ vốn có của khu đất. Không gian này bao phủ khoảng sân với các đường dốc của địa hình tự nhiên. Cầu thang bên ngoài của ngoại thất được bố trí theo độ dốc của đất nền.

Mặt dựng được trang trí với các khe hở và lỗ trống tạo ra các khoảng giao cắt phức tạp, từ đây, bóng đổ và ánh sáng tự nhiên tràn vào không gian nội thất tạo ra các “họa tiết” trang trí đơn giản nhưng tạo hiệu quả thẩm mỹ cao cho các gian phòng. Các “họa tiết” giao thoa này được đặt xuyên suốt nội thất ngôi nhà.

• Azuma House, Osaka : Ngôi nhà Azuma nằm trong một ngõ nhỏ cùng với những

ngôi nhà hẹp thấp tầng xung quanh. Giống như cách gọi theo tiếng Việt Nam những ngôi nhà “ống” này có tên là “Nagaya”. Mặt tiền của ngôi nhà được bịt kín chỉ để duy nhất một cửa ra vào, đó như một sự phản kháng chống lại sự ồn ào của một thành phố đang phát triển.

Với mong muốn tìm lại sự yên bình qua những khoảng sân thiên nhiên bên trong giống như kiến trúc cổ truyền, Tadao Ando đã có một quyết định táo

bạo dành cả một phần ba diện tích ngôi nhà cho khoảng sân ở giữa. Đối với ông thì thiên nhiên không chỉ là cây cối mà là ánh sáng tự nhiên, gió và ngay cả mưa nữa. Khoảng sân rộng thông thẳng lên trời cho phép những người sống trong nhà được gần gũi với thiên nhiên nhất. Họ sẽ tiếp xúc với thiên nhiên mỗi khi đi từ buồng nọ sang buồng kia. Trong kiến trúc cổ truyền Nhật Bản, những khoảng vườn bên trong luôn được đặt một cách kín đáo mà ta không nhìn thấy được từ ngoài nhà. Chúng được tổ hợp với những không gian trong nhà để tạo mối liên hệ trong và ngoài. Hơn nữa các khoảng vườn này tạo những âm hưởng linh thiêng mà chúng ta thường quen gọi là Thiền!

Tầng một của ngôi nhà gồm phòng khách gần ngõ, đối diện là phòng bếp, ăn và toilet. Tầng hai có hai phòng ngủ. Điều chú ý ở đây là sự liên hệ giữa các không gian này. Cách đặt một không gian nhỏ ở lối vào tạo bước ngoặt chứ không đi thẳng vào phòng khách, và khi đi qua không gian nhỏ hẹp này ta sẽ bất ngờ thấy phòng khách sau đó tràn ngập ánh sáng từ khoảng sân bên trong. Rồi từ đó để đi đến các không gian khác ta phải đi ra ngoài sân, phía dưới hoặc phía trên cây cầu nối giữa hai buồng ngủ. Đó là cuộc “hành trình” qua những không gian khác nhau đã tạo nên sự thành công cho ngôi nhà.

Khoảng trống nới rộng dần lên trên để lấy được ánh sáng nhiều nhất. Khoảng vườn yên tĩnh của kiến trúc cổ truyền Nhật Bản luôn được Tadao Ando đưa vào các tác phẩm của mình. Sự chuyển giao giữa các phần tử kiến trúc từ trong ra ngoài.

• Water Temple, Awajishima Island:

Từ bao đời nay, thiết kế, kết cấu, cũng như vật liệu để xây dựng một ngôi chùa hay đền ở Nhật Bản hầu như không thay đổi. Do đó, Ngôi đền Nước của Tadao Ando là một sự đổi mới triệt để, thậm chí gây sốc.

Ando chọn bê tông cốt thép cho thiết kế của Ngôi đền Nước. Nó phá vỡ các quy tắc sử dụng toàn gỗ để xây dựng các ngôi đền truyền thống. Tường ngoài của ngôi đền là những tấm bê tông trắng, không trang trí, tạo cảm giác thanh khiết. Giữa Ngôi đền Nước là một ao sen lớn. Bề mặt nước mang lại cảm giác tĩnh tại. Vào mùa hè, khi hoa sen nở, những bông sen được sắp xếp thành những hình biểu tượng cho quan niệm về vũ trụ trong đạo Thiền. Ando sử dụng gỗ sơn đỏ cho nội thất. Cách bố trí tượng thờ vẫn theo các quy ước truyền thống.

Lối đi vào đền thờ là những con đường uốn cong hình cánh cung. Trong niềm tin Phật giáo, cuộc sống cũng giống như một vòng tròn, có sự luân hồi, có báo ứng. Như vậy, việc thiết kế lối đi hình cánh cung có thể tượng trưng cho những trải nghiệm hỷ, nộ, ái, ố trong cuộc sống. Qua con đường này khi bước vào ngôi đền là lúc những ưu phiền, những vương vấn bụi trần được bỏ lại phía sau. Cầu thang hẹp, dẫn chúng ta đi xuống giữa hồ sen. Cầu thang tối dần, phía cuối là một căn phòng nhỏ. Căn phòng hoàn toàn trống rỗng. Nhưng cái chúng ta cảm nhận được ở đây, là con đường đi vào chính tâm thức, trái tim của mỗi con người. Tư tưởng Thiền được thể hiện rõ tại đây, mọi thứ đều thuộc về hư không, có như không có.

Nội thất gian phòng lớn sử dụng gỗ sơn màu đỏ như một vật liệu trang trí cần thiết. Màu đỏ là một màu phổ biến trong các đền thờ Nhật Bản. Tuy nhiên, trong truyền thống, màu đỏ được sử dụng kết hợp với màu sắc khác. Trong đền thờ Nước, màu đỏ được sử dụng với mục đích duy nhất và ở khắp mọi nơi. Các ngọn nến tỏa sáng trong nền màu đỏ, làm cho toàn bộ gian chính ngôi đền tràn ngập một bầu không khí tươi sáng và thậm chí là cảm giác đốt nóng. Nó tạo ra một cảm giác bí ẩn, đan xen. Ngôi đền là một nơi để thiền định và các hoạt động tôn giáo khác vì mục đích hòa bình và màu đỏ là màu biểu trưng cho sự chủ động và tính táo bạo. Không ai nghĩ rằng màu đỏ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NHỮNG XU HƯỚNG KIẾN TRÚC Ở NHẬT BẢN ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 64)