The Sky House, Tokyo (1959):

Một phần của tài liệu NHỮNG XU HƯỚNG KIẾN TRÚC Ở NHẬT BẢN ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 40)

Công trình The Sky House là một sự tìm kiếm cấu trúc từ những khái niệm cội nguồn về một ngôi nhà ở đó mọi người có thể tham gia vào các quá trình vận hành của nó. Trong thực tiễn, đó là khả năng thay thế một cách tự do những yếu tố bên trong nội thất công trình, để có thể đáp ứng những nhu cầu sử dụng luôn biến đổi.

Là thành viên danh dự của Hội kiến trúc sư Hoa Kỳ năm 1980, là người sáng lập Nhóm Chuyển Hóa luận ở Tokyo. Một tượng đài lớn trong nền kiến trúc Nhật Bản từ cuối những năm 1950. Maki được biết đến không chỉ với việc thiết kế và quy hoạch kiến trúc đô thị mà còn có nhiều đóng góp to lớn cho Lý thuyết kiến trúc. Maki nổi bật với những thiết kế kiến trúc hiện đại, mong ước của Maki là sáng tạo nên 1 nền kiến trúc đô thị đương đại và ông cố gắng hình thành những lý thuyết thiết kế của cả Phương Đông và phương Tây. Ông cố gắng kết hợp kỹ thuật với thủ công và những chi tiết chính xác, tất cả thể hiện qua các thiết kế thuộc lĩnh vực văn hoá, nhà ở, thương mại, giáo dục, văn phòng, hội nghị, và thể thao.

Fumihiko Maki là một trong số ít KTS Nhật Bản trong giai đoạn ông sống được học tập, làm việc và giảng dạy ở cả Hoa Kỳ và Nhật Bản. Giành được Học bổng Graham 1958, Maki bắt đầu nghiên cứu sâu về Đông Nam Á, Trung Đông, Bắc và Nam Âu. Ấn tượng với cách tổ chức xã hội ở vùng Địa Trung Hải, cùng với Masato Otaka, Maki đề xuất ý tưởng đầu tiên về thiết kế đô thị dưới dạng những hình thức nhóm. Sau đó Maki phát triển ý tưởng này và xuất bản trong tập sách 1964 về những hình thức tập thể và trở thành 1 trong 3 mẫu của các hình thức tập thể. Đối lập với những dạng tổ hợp đô thị lớn, siêu đô thị, hình thức nhóm của Maki có tổ chức đô thị biến hóa hơn dựa vào tỉ lệ của con người theo đó thành phần cũng như tổng thể hoàn toàn độc lập và liên kết với nhau thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau.

Maki là một trong những người sáng lập Chuyển Hoá luận, một nhóm các kiến trúc sư Nhật Bản tham vọng sau chiến tranh tán thành sự giao thoa của kĩ thuật mới và niềm tin về kiến trúc hữu cơ. Cho đến năm 1959 Fumihiko Maki vẫn là một thành phần cực đoan trong nhóm, tập trung vào không gian và mối quan hệ giữa đặc và rỗng. Những thiết kế năm 70 thể hiện những mối quan hệ

mơ hồ và những thành phần nối lại với nhau, tỉ lệ con người, và những không gian chuyển tiếp bao gồm Trường cấp hai Kato Gakuen (1972) ở Numazu, Toà nhà trung tâm Đại học Tsubaka (1974), cũng như những đặc điểm về các kim tự tháp giậc cấp và chữ thập đóng vai trò quan trọng trong tổ chức của Bảo tàng nghệ thuật Iwasaki (1979), toà nhà YKK (1982) và cả những thiết kế sau này của Maki. fda

1993: Giành Giải thưởng Priztker, Giải thưởng quốc tế cao quý nhất ngành Kiến trúc. 25.1.2005: Ông mất tại Chicago.

Đặc điếm thiết kế của Fumihiko Maki:

Đặc trưng bởi không nhiều những hình khối điêu khắc và phát minh kỹ thuật mà bởi sự trang trọng, một ngôn ngữ cẩn trọng, nhắc lại những ảnh hưởng từ các công trình của thầy ông ở đại học Havard là KTS Sert với những mặt đứng thanh lịch và lớp bao che có tính chất cấu trúc. Ông có thể được xem là người đã lột tả được tính cô đọng của khái niệm Hiện đại.

Sử dụng những đường nét hình học với những xử lý tinh tế.

Tìm hình tượng kiến trúc ở những gì không ổn định (đám mây, hình tượng của tự nhiên,…). Việc tạo dáng mái cho một số công trình thể dục thể thao là ví dụ

Cho rằng thành phố hữu hình hơn, còn các công trình kiến trúc đơn lẻ là những mảnh vỡ của đô thị.

Bút pháp phong phú nhưng nhất quán, tạo ấn tượng sâu sắc đồng thời tạo nên nét đặc thù cho mình.

Đánh giá cao ý nghĩa xã hội của kiến trúc, ông luôn bám sát sự phát triển của những công nghệ xây dựng tiên tiến nhất, đồng thời vẫn quan tâm khai thác các yếu tố văn hóa truyền thống của Nhật Bản.

Coi trọng môi trường sinh thái, cố gắng làm cho kiến trúc thích ứng với các hoạt động không ngừng đổi mới của con người.

KYOTO CRAFT CENTER:

Dự án thể hiện tốt nhất ý tưởng “nhóm” mà cũng là một trong những thiết kế đầu tay thành công nhất của Maki là Hillside Terrace Apartment Complex thực hiện qua 6 giai đoạn từ 1969 đến 1992. Công trình đã thể hiện phong cách kiến trúc mô phỏng kích thước con người với những lối đi bộ và những không gian chuyển tiếp cung cấp những lối tiếp cận không gian bán hàng cho khách bộ hành và bảo đảm sự riêng tư cho những tầng căn hộ ở trên.

Hillside Terrace Apartment Complex SPIRAL BUILDING, TOKYO, 1985

Niềm đam mê của Fumihiko Maki là Nghệ thuật cắt giấy và ghép dán của Nhật Bản, tương tự như những không gian tầng lớp trong kiến trúc và những khu vườn Nhật thể hiện qua mặt đứng của Trung tâm Âm nhạc Wacoal (1985) hay còn gọi là Spiral Building thể hiện bối cảnh đô thị không đồng nhất của Tokyo, cũng như công trình TEPIA (1989) thể hiện lòng tôn kính đối với những hình tượng của nền kiến trúc thế kỉ 20 cũng như Trường phái Nghệ thuật lập thể.

Spiral Building đồng thời cũng thể hiện những Khái niệm của Chiều sâu hình tượng học (OKU): không gian trưng bày chính được bao bọc xung quanh được bao bọc bằng 1 đường Ramp bán nguyệt nhẹ nhàng được bắt đầu ở vùng trung tâm của ngôi nhà và được che chở khỏi đường phố bằng 1 không gian sảnh vào, tiệm café và không gian trưng bày. Công trình được chiếu sáng tự nhiên từ bên trên nên có thể nhìn rõ từ lối vào. Mối liên hệ thân thiết giữa nội thất và ngoại thất được tạo ra bởi một cầu thang rộng ngay mặt tiền. Công trình có 1 không gian miễn phí dành cho du khách nghỉ ngơi và xem được thành phố Tokyo.

Maki là bậc thầy của nghệ thuật sử dụng “từ vựng” (vocabulary) trong kiến trúc, kết quả là tạo nên những công trình lịch lãm trong sự hòa nhập tốt với khung cảnh của các đô thị lớn của Nhật Bản. Trong công trình này đã cho thấy sự kết hợp nhiều hình thức vừa tinh tế lại vừa lộn xộn. Không chỉ dừng lại ở các biểu hiện hình thể, rất nhiều thứ công năng khác nhau đã được “ghép” vào bên trong công trình này, đó là các nhà bảo tàng, quán sách, quầy bar, tiệm ăn, căn hộ, cửa hàng quần áo phụ nữ và thời trang…

Profile

1952 Bachelor of Architecture Degree from the University of Tokyo 1985 Architectural Institute of Japan Award

1993 Pritzker Architecture Prize, UIA Gold Medal 2001 Grand Prize of the Architectural Institute of Japan 2011 AIA Gold Medal Prize

Sự thử nghiệm của Fumihiko Maki trong kiến trúc công cộng ở Nhật Bản, nơi mà khái niệm truyền thống trước đây chưa từng tồn tại thể hiện qua các công trình thể thao và hội nghị: Cung thể thao phức hợp Fujisawa (1984) có mái thép ko rỉ,Cung thể thao Tokyo (1990), và trung tâm Hội nghị Makuhari (1998). Cung thể thao ở Sendagya Station hình thành một không gian năng động từ 3 công trình riêng rẽ tạo nên một mối quan hệ thống nhất và được liên kết với nhau thông qua những lối dành cho khách bộ hành với những hướng nhìn về những khu vườn Nhật ấn tượng. Công trình trải dài trên quy mô khu đất 4,5 ha với kết cấu mái kim tự tháp giậc bậc mô phỏng hình ảnh cái mũ của chiến binh Samurai. Công trình tiếp tục dc xây dựng ngầm dưới đất với 4,4 ha. Maki không chỉ tập trung vào những cái tổng thể mà còn chú ý vào những cái chi tiết chính xác, những thứ mà theo Maki thể hiện nhịp điệu và tỉ lệ trong kiến trúc.

Vật liệu chính: Thép cường độ cao, kính, mái lợp bằng kim loại được xử lý bằng công nghệ cao. Hệ thống mái được gia công bằng phương pháp thủ công đã cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa công nghệ cao và truyền thống văn hóa bản địa.

Một đặc điểm trong thiết kế của Maki là Nghệ thuật sử dụng thành thạo ánh sáng thể hiện qua những sáng tác của ông trong thập niên 90. Nhà thờ Tokyo (1995) đặc biệt với bức tường trong suốt tại sảnh chính ngăn cách công trình với sự hỗn tạp bên ngoài và không gian tưởng niệm.

Cùng với Arata Isozaki, Kisho Kurokawa và Kazuo Shinohara, Fumihiko Maki là một trong số ít những kiến trúc sư Nhật bản cùng thời có được nhữngthành công trên phương diện quốc tế. Những thiết kế của Maki bên ngoài Nhật Bản bao gồm: Trung tâm nghệ thuật ở khu vườn Yerba Buena ở San Francisco, Gian hàng Floating ở Groningen (1996), nhà giữ trẻ ở Ba lan, Tổ hợp thể thao Makuhari Messe ở Trung Quốc (1995), Republic Polytechnic ở Woodland Campus, Singapore (2006) công trình trải dài trên 20 ha có thể phục vụ cho hàng ngàn sinh viên (Maki cùng với DP Architects), Bảo tàng Aga Khan ở Toronto, Canada…

Bảo tàng nghệ thuật Kyoto:

Tổ hợp Makuhari Messes, Trung Quốc:

Fumihiko Maki đã giành được nhiều giải thưởng lớn, trong đó có Giải thưởng Pritzker năm 1993. Ông mất ngày 25.1.2005 để lại nhiều tiếc thương cho giới kiến trúc sư.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NHỮNG XU HƯỚNG KIẾN TRÚC Ở NHẬT BẢN ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 40)