tài liệu hoàn chỉnh , đầy đủ, chính xác. Đáp ứng đầy đủ kiến thức tổng quan về maketing . Ngoài ra, những ví dụ minh hoa giúp người đọc có thể hiểu bài một cách sâu sắc hơn. Hy vọng bạn sẽ hài lòng với bộ tài liệu của tôi. Xin chân thành cảm ơn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
KHOA KINH TẾ
TIỂU LUẬN:
NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
BÀ RỊA-VŨNG TÀU
MÔN: NGHIÊN CỨU MARKETING
GIẢNG VIÊN: ThS NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
LỚP: CD14DN
NHÓM: PHÍ THỊ KIM ANH
NGUYỄN THỊ THU TUYỀN
Bà Rịa Vũng Tàu,tháng 5 năm 2016
Lời mở đầu
Trang 2Song trái lại những mặt tích cực đó thì xã hội lại xuất hiện nhiều thànhphần tiêu cực như: Quan liêu, tham nhũng, kinh doanh buôn bán bất hợp pháp…
vì vậy các nhà sản xuất, các nhà doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với thịtrường buôn bán nhiều biến động và rủi do như sự phá sản hay thất bại của doanhnghiệp này, cùng với sự thành công trên thương trường của doanh nghiệp khác làmột xu thế tất yếu, nhưng thiết nghĩ điều mà làm cho nhiều nhà doanh nghiệpnhức nhối và lo ngại hơn cả đó là làm thế nào để trở thành một nhà doanh nghiệpchuyên nghiệp và thành công Đây cũng chính là vấn đề không chỉ đối với cácnhà doanh nghiệp nói riêng mà còn góp phần cho sự phát triển của đất nước
Bởi trong công cuộc đổi mới của đất nước ta đặc biệt về phương diện kinh
tế diễn ra sự thay đổi từ cơ chế tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa theo sự điều tiết của nhà nước chúng ta đã đạt được nhiềuthành tựu mang ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế chính trị, văn hoá xã hội ngày càngphong phú hơn, đa dạng hơn, đời sống con người ngày càng được nâng cao
Từ năm 1986 đến nay trong công cuộc đổi mới của Đảng đã diễn ra mộtcách liên tục, đó là: Vừa thử nghiệm vừ rút kinh nghiệm đã gặt hái được nhiềuthành công đưa đất nước ta từng bước đi lên một cách vững chắc cả về tăngtrưởng kinh tế và ổn định chính trị xã hội bằng hoạt động thực tiễn điều hành sản
Trang 3xuất kinh doanh thích nghi dần với nền kinh tế nhiều thành phần Vì vậy đối vớinền kinh tế nói riêng đã không ngừng đổi mới và phát triển, nhưng để có đượcchỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước thì phụ thuộc rất nhiều vào nhucầu tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩm và khách hàng đã trở thành vấn
đề sống còn của doanh nghiệp, trở thành vị trí trung tâm trong sản xuất, kinhdoanh, các nhà doanh nghiệp phải làm thế nào để đáp ứng một cách tốt nhất đốivới nhu cầu của khách hàng
Như vậy, để tiêu thụ được sản phẩm điện thoại di động của mình thì cáccông ty cũng như các nhà doanh nghiệp, các nhà sản xuất cần nắm bắt đựơc tâm
lý, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng xem họ muốn dùng loại điện thoại di độngnào, mẫu mã chất lượng sản phẩm ra làm sao, giá cả thế nào là hợp lý đối vớihọ… vì thế tất cả những gì mà nhà kinh doanh có thể làm là làm thế nào để giúpcho khách hàng có được những phản ứng tự nhiên để mua hàng họ muốn chắcchắn rằng họ đang mua đúng thứ họ cần giúp cho công việc kinh doanh đượcthuận lợi và phát triển mạnh mẽ hơn đem lại nhiều lợi ích cho nhà sản xuất kinhdoanh cũng như đối với người tiêu dùng giữa cung và cầu đều có lợi để góp phầnlàm cho xã hội ngày một giàu đẹp, văn minh, đất nước phồn thịnh
Đây cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài: “ Tìm hiểu nhu cầu sử dụngđiện thoại di động của sinh viên hiện nay” Tôi mong rằng với những đóng gópnhỏ bé của mình sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp, các nhà sản xuất trong nướccũng như nước ngoài tìm ra được những giải pháp để phục vụ cho nhu cầu sửdụng của sinh viên hiện nay đối với sản phẩm điện thoại di động trên thị trườngvới mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp nhất
2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1 Ý nghĩa khoa học
Trang 4Nhu cầu sử dụng điện thoại di động là vấn đề đang được nhiều ngành khoahọc quan tâm mỗi ngành tiếp cận theo một kiểu khác nhau dựa trên những đặcthù riêng về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của ngành Với đề tàinày chúng tôi tiếp cận theo hướng nghiên cứu tâm lý học Đó là sự vận dụng cac
lý thuyết tâm lý học đại cương, các kiến thức tâm lý chuyên ngành và ngoài ra làmột số ngành có liên quan để phát triển lý thuyết về nhu cầu nói riêng, đồng thờitìm hiểu những nhân tố tác động đến sự thoả mãn nhu cầu này
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua các kết quả thu đựơc từ đề tài nghiên cứu chúng tôi mong muốnqua đó đưa ra được các kiến nghị giúp cho những người quản lý, những doanhnghiệp hiểu và nắm bắt được nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viêntrên cơ sở đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thoả mãn nhucầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên ngày càng tốt hơn
3.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên nhằm làmsáng tỏ những vấn đề tâm lý của lứa tuổi sinh viên và nhu cầu sử dụng sản phẩmđiện thoại di động của sinh viên Phân tích thực trạng sử dụng điện thoại di độngcủa sinh viên ( các nguyên nhân tâm lý hình thành) để từ đó đề xuất các kiến nghịgiúp các nhà sản xuất điện thoại di động đáp ứng nhu cầu sử dụng của sinh viênhiện nay
4 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
4.1 Nghiên cứu lý luận
Trang 5- Đọc phân tích tài liệu để từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
- Làm rõ các khái niệm của đề tài
- Làm rõ đặc điểm tâm lý của lứa tuổi sinh viên
4.2 Nghiên cứu thực tiễn
Chúng tôi tập trung giải quyết ba nhiệm vụ chính sau:
- Tìm hiểu thực trạng người tiêu dùng là sinh viên sử dụng điện thoại di động ởmức độ nào?
- Đưa ra những giải pháp trong việc phát triển, mở rộng thị trường
- Đưa ra những kiến nghị cho các nhà sản xuất và phân phối điệnthoại di động nhằm giúp cho họ hiểu và nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu củangười tiêu dùng đặc biệt là sinh viên Từ đó có những chiến lược phát triển đểchiếm lĩnh được thị trường
5 Đối tượng, khách thể, phạm vi và mẫu nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên
Việc nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu với
Trang 6CD14DN,CD14DL,CD14CK,DH15KC,DH13CD,và nhiều sinh viên khác củatrường Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2016 đến tháng 5/2016.
5.4 Mẫu nghiên cứu
Đề tài được tiến hành chọn mẫu bằng bảng hỏi đối với 300 sinh viên tuổi từ 18đến 25 đang theo học tại trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu, với cơ cấu mẫu nhưsau:
-Cơ cấu mẫu theo giới tính:
+ Nam: 36người
+ Nữ :64người
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
6.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Tham khảo, thu thập thông tin về cơ sở lý luận thông qua một số công trìnhnghiên cứu khoa học và các sách báo của các học giả về các vấn đề có liên quanđến đề tài
6.2 Phương pháp phỏng vấn
Trao đổi với người tiêu dùng, chủ cửa hàng buôn bán điện thoại di động
về các vấn đề có liên quan đến đề tài
6.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài nhằm tìm hiểunhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên Để khẳng đinh tính khoa học
và khách quan của phương pháp đưa ra, chúng tôi đã tiến hành điều tra thử bằngcách chọn mẫu nghiên cứu khách thể 20 phiếu điều tra Kết quả cho thấy các câu
Trang 7hỏi đưa ra là phù hợp với yêu cầu Sau đó chúng tôi tiến hành điều tra nghiên cứu
ở các lớp trong trường Đại học Bà Rịa -Vũng Tàu
Bảng hỏi được sử dụng trong đề tài được xây dựng tập trung vào các nội dungnghiên cứu của đề tài
- Nhận thức chung về điện thoại di động của sinh viên
- Động cơ sử dụng điện thoại di động của sinh viên
- Nguồn thông tin của sinh viên về điện thoại di động
- Thực trạng sử dụng điện thoại di động của sinh viên
- Đánh giá của sinh viên về điện thoại di động
6.4 Phương pháp thống kê toán học
7_Kế hoạch nghiên cứu
7.1Dự toán thời gian làm việc và nguồn lực cho dự án
Trang 8Nội du
ng chi
Số lượng Đơn vị tính(Đồng) Thành tiền(Đồng)
NGƯỜI THỰC HIỆN
Trang 94 Tổng 330.000
7.3Điều tra thu thập dữ liệu
Trang 10STT Thời gian
Số lượng (người)
Hình thức thực hiện Địa điểm khảo sát
+)Thang đo và kích thước mẫu
Thang đo:Định tính và định lượng
Kích thước mẫu:100 người tương ứng với 100 người được điều tra
Phương pháp phân tích:thống kê miêu tả
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
Trang 11Trên thực tế có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về nhu cầu của con người.
Từ đầu thế kỷ XX, Small (Mỹ) đã lấy những hoạt động tâm lý của các cá nhânđều bắt nguồn từ những nhu cầu của họ như về của cải, quyền lực về sự tán thànhcủa người khác Nhà dân tộc học Milinowski đã nghiên cứu và lý giải nhu cầutheo chủ nghĩa chức năng như sau: Cuộc sống xã hội bắt nguồn từ sự cần thiếtđáp ứng những nhu cầu căn bản của các cá nhân ( ăn uống, an toàn ) Do đó mỗinền văn hóa đều được dựa trên nguyên tắc là mỗi tư tưởng, mỗi tập quán thựchiện một chức năng sống còn đối với các cá nhân dù đó là để thỏa mãn nhu cầusinh lý hay nhu cầu văn hóa A.Maslow coi nhu cầu là một hệ thống và ông chia
ra năm thứ bậc nhu cầu, các nhu cầu được xếp thứ tự từ thấp đến cao, từ các nhucầu thiết yếu đến các nhu cầu thứ yếu hơn và sự thỏa mãn nhu cầu cũng tuân theo
hệ bậc thang đó Khi nhu cầu cấp thiết được thỏa mãn thì sẽ tiến tới thỏa mãn nhucầu ở cấp bậc cao hơn Maslow chia hệ thống nhu cầu của con người như sau:
- Nhu cầu sinh lý
- Nhu cầu an toàn
Trang 12- Nhu cầu xã hội
- Nhu cầu được tôn trọng ( nhận biết)
- Nhu cầu tự khẳng định
Theo Maslow thì nhu cầu sinh lý là nhu cầu ở thứ bậc thấp Đây là nhu cầu
cơ bản đảm bảo cho sự tồn tại của con người như: Thức ăn, nước uống, nhà ở, Đây là nhu cầu thúc đẩy con người hoạt động mạnh mẽ nhất Nhu cầu sinh lý lànền tảng quyết định sự tồn tại và đòi hỏi được thỏa mãn, bởi muốn có những nhucầu khác con người trước hết phải duy trì sự tồn tại của mình đã
Nhu cầu ở bậc thứ hai là nhu cầu về sự an toàn, an ninh vì phải rất vất vảcon người mới bảo tồn được bản thân trước sự đe dọa của những hiểm họa xungquanh Sợ đau đớn về thể xác, tinh thần, sợ mất chỗ ở, sức khỏe và sợ chết chính vì những điều đó mà đã làm cho nhu cầu này ngày càng cao hơn
Con người chỉ tồn tại được khi sống trong xã hội Lịch sử tồn tại và pháttriển của loài người luôn là sự đấu tranh không ngừng với thiên nhiên thậm chígiữa con người với nhau để tồn tại Do vậy đã làm nảy sinh trong con người đòihỏi một sự liên kết, giao lưu và chấp nhận được yêu, được chia sẻ và có ai đó đểyêu vì sự đơn độc làm cho con người yếu đi , cho nên phải liên kết nhau lại tìmchỗ dựa cho các quan hệ tình cảm là nhu cầu ở bậc thang thứ ba trong thang nhucầu của Maslow
Con người luôn mong muốn tiến nhanh hơn, xa hơn và cao hơn, được chấpnhận là một thành viên của xã hội, rồi những ham muốn quyền lực đưa con ngườivào sự ganh đua vào các vị trí xã hội để được chú ý, được nhiều người biết đến
Vì vậy nhu cầu về sự tôn trọng được nảy sinh và đòi hỏi phải được thỏa mãn
Ở bậc thang cao nhất, Maslow đã xếp nhu cầu tự khẳng định Theo ông đó
là việc tự hoàn thiện bản thân, là định hướng của bất kỳ cuộc đời nào cũng muốn
Trang 13hướng tới Sự ham muốn của con người là vô bờ bến vì vậy con người luôn mongmuốn hướng tới sự hoàn hảo của bản thân, khẳng định sự tồn tại của mình giữanhiều người.
Trong sự phân loại nhu cầu của con người có một cách phân chia đượcnhiều tác giả thừa nhận, đó là: Sự phân loại nhu cầu của con người thành hainhóm lớn là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần Nếu xét về nguồn ngốclịch sử thì nhu cầu về vật chất có trước còn nhu cầu về tinh thần có sau Nếu xét
về thứ bậc thì nhu cầu vật chất có thứ bậc thấp hơn nhu cầu tinh thần
Nhu cầu về vật chất là cơ sở cho hoạt động sinh sống của con người nhưnhu cầu: ăn, mặc, ở nhu cầu này gắn với bản năng sinh tồn của con người màmột số tác giả gọi là nhu cầu sinh lý hay nhu cầu tất yếu Đây là những nhu cầucấp thiết, sơ đẳng nhất, nhưng nếu nhu cầu này không được thỏa mãn thì sẽkhông có sự nảy sinh cua các nhu cầu khác Những nhu cầu này mang tính sinhhọc nhiều hơn song phương thức thỏa mãn nhu cầu vật chất lại mang tình người
và thể hiện trình độ phát triển của con người
Nhu cầu về tinh thần là những nhu cầu thuộc về đời sống tâm hồn của conngười và là nhu cầu đặc biệt chỉ có ở con người, chứng tỏ sự phát triển cao củanhân cách con người Nhu cầu này được nảy sinh khi nhu cầu về vật chất đã đượcthỏa mãn Trong các nhu cầu tinh thần như: Nhu cầu được giao tiếp,kết bạn,thưởng thức âm nhạc thì bên cạnh đó nhu cầu hướng tới cái Chân- Thiện- Mĩ lànhững khía cạnh độc đáo của đời sống tinh thần, đạo đức của cuộc sống conngười trong cuộc sống cộng đồng
Khác với nhu cầu về mặt vật chất là những nhu cầu có giới hạn để đạt được
sự thỏa mãn thì nhu cầu về tinh thần của con người dường như vô hạn Khi mộtnhu cầu được thỏa mãn thì những nhu cầu này không hề lắng dịu đi mà trái lại nó
Trang 14còn tăng với mức độ cao hơn Ngược lại khi nhu cầu cấp cao hơn được thỏa mãnthì cũng tạo điều kiện nâng cao mức độ đòi hỏi của nhu cầu bậc thấp hơn.
Nhu cầu con người thường được phản ánh qua những giấc mơ, nguyệnvọng, mong muốn của con người Nó đóng vai trò rất to lớn trong việc tri phốinhững định hướng, tư duy, tình cảm và hành vi của con người Hơn nữa các nhucầu là một hệ thống và được hoạt động theo hệ thống Vì vậy hệ thống sẽ ngừnghoạt động hoặc bị phá vỡ khi một mắt xích trong đó bị trì trệ Khi một nhu cầuđược thỏa mãn thì nhu cầu mới được nảy sinh và có cấp độ cao hơn
Như vậy, sự sống còn xuất hiện là còn động cơ để thúc đẩy mọi hoạt độngcủa con người và nhu cầu chỉ trở thành hiện thực khi con người có hoạt động sảnxuất và hoạt động tiêu thụ các đối tượng thỏa mãn nhu cầu
A.G Covaliop chia nhu cầu xã hội thành ba loại:
- Nhu cầu về vật chất của con người Đó là những nhu cầu về: ăn uống, ở,mặc, đi lại
- Nhu cầu về tinh thần của con người Đó là những nhu cầu về lao động,nhận thức, thẩm mĩ, giao lưu
- Nhu cầu chính trị, đạo đức Đó là những nhu cầu về sự tự do, an ninh, antoàn, hòa bình, công bằng xã hội
Như vậy, các lý thuyết về nhu cầu đều dựa trên những quan điểm và cáchtiếp cận khác nhau, nhưng đều có điểm chung, đó là chỉ dừng lại ở cấp lý luận, lýthuyết căn bản về nhu cầu Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở quanđiểm: Nhu cầu của một con người là một hệ thống, khi hệ thống ấy bắt đầu pháthuy tác dụng thì con người chuyển sang một trạng thái tích cực, năng động nóichung cả về mặt sinh lý thần kinh và tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
Trang 15động nhận thức, rung cảm và hoạt động thực tiễn được diễn ra Nhu cầu của conngưòi không ngừng biến đổi theo sự phát triển của xã hội.
1.1.2 Các quan điểm công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Việt Nam về nhu cầu và nhu cầu tiêu dùng.
Ở Việt Nam nhu cầu là một vấn đề được nhiều ngành khoa học quan tâmnghiên cứu Đặc biệt đối với ngành tâm lý học thì nhu cầu luôn là vấn đề đượcquan tâm nghiên cứu nhiều nhất Bởi nhu cầu theo các nhà tâm lý học Mác xítđược coi là nguồn gốc tích cực của nhân cách, là nguyên nhân mọi hoạt động củacon người
Nhu cầu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đời sống tình cảm, sự hình thànhnhững kỹ xảo, thói quen của con người… Trong những năm gần đây, ở nước ta
đã có một số công trình không chỉ nghiên cứu nhu cầu nói chung, mà còn đi sâunghiên cứu ở một số lĩnh vực cụ thể như:
- Những nghiên cứu về nhu cầu trong lĩnh vực kinh tế:
+)Tác giả Lê Nhật Trường trong “ Giao tiếp nhân sự trong doanh nghiệp ” đãnghiên cứu nhu cầu với tư cách là động lực thúc đẩy hoạt động của con người.Theo ông muốn thúc đẩy người khác hành động một cách vui vẻ và thuận tình,thuận nghĩa là làm cho người đấy tự khởi phát cái ý muốn làm việc với ta thìtrước tiên là tìm hiểu nhu cầu và ước vọng căn bản của họ để thoả mãn cho họ
+)Tác giả Hoàng Toàn khi phân tích về tâm lý khách hàng đã nhấn mạnh rằng: “nhu cầu là khởi đầu của một hoạt động mua hàng của khách, toàn bộ quá trìnhmua hàng luôn nằm trong mối quan hệ giữa hoạt động có ý thức và quá trình thoảmãn nhu cầu ở người mua…”
Trang 16- Nghiên cứu nhu cầu trong lĩnh vực quản lý và lãnh đạo.
+)Tác giả Nguyễn Hải Khoát trong nghiên cứu về khía cạnh tâm lý của công táccán bộ, đã đưa ra khái niệm về nhu cầu Ông cho rằng nhu cầu là đòi hỏi của conngười đối với cái mà nó cần có để sống và phát triển
=> Như vậy nghiên cứ về “nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiệnnay” là một lĩnh vực ít được nghiên cứu và khai thác
Vì vậy qua nghiên cứu đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp những kiến thứcthực tiễn, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích cho các nhà kinh doanh và các hãng sảnxuất điện thoại di động cũng như cho sinh viên hay tất cả những người có nhucầu tiêu dùng điện thoại di động hiện nay
1.1.3CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN 1.1.3a.Mô hình chỉ số hài lòng của mỹ (American customer satisfaction index-ACSI)
Trang 171.1.3b.Mô hình chỉ số hài lòng của các quốc gia EU(European customer Satisfaction Index - ECSI)
Giá trị cảm nhận (Perceived value)
Sự hài lòng của khách hàng (SI)
Hình ảnh (Image)
Sự mong đợi
(Expectations)
Trang 181.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài.
1.2.1 Khái niệm nhu cầu.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm nhu cầu, nhưng đều đi đến
sự thống nhất chung đó là: Nhu cầu là nguyên nhân của hoạt động, là một thuộctính của nhân cách, nhu cầu là một trong những cội nguồn sinh ra tính tích cựccủa con người Đó là một trạng thái xuất hiện khi cá nhân cảm thấy cần có nhữngđiều kiện nhất định để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình, trạng thái tâm lý
đó kích thích cho con người hoạt động nhằm đạt được những điều mình mongmuốn Nhu cầu là điều kiện cần thiết để đảm bảo tồn tại và phát triển Được thoảmãn thì dễ chịu, thiếu hụt thì căng thẳng ấm ức, đó là những hướng định nghĩatâm lý học về nhu cầu Bình thường nhu cầu được hiểu như là cần sử dụng vàhoạt động là một cái gí đó
Nhu cầu của con người là muôn hình muôn vẻ, nhưng trên cơ sở đó có thểphân chia nhu cầu thành 2 loại đó là:
+ Nhu cầu vật chất
+ Nhu cầu tinh thần
Ngoài ra còn có nhu cầu của cá nhân, nhu cầu chung của tập thể, trong đónhu cầu của tập thể có thể kích thích, thúc đẩy và định hướng cho sự phát triểnnhu cầu cá nhân, cá nhân có nhu cầu của cá nhân và lại nuôi dưỡng nhu cầu xãhội, còn có cả nhu cầu cơ bản, nhu cầu thiết yếu
Có nhiều quan điểm định nghĩa khác nhau về nhu cầu nhưng có thể thấyrằng:
+ Nhu cầu có tính lịch sử cụ thể
Trang 19+ Sự phát triển của nhu cầu chịu sự quy định của các điều kiện kinh tế xãhội (đó là sự phát triển của kinh tế, văn hoá dân tộc và sự giao lưu giữa các dântộc)
+ Nhu cầu là trạng thái tâm lý đặc trưng của con người
+ Nhu cầu hình thành mục đích, động cơ có tác động đến hành vi của conngười
Trong từ điển tâm lý học do Nguyễn Khắc Việt chủ biên, đã đưa ra địnhnghĩa về nhu cầu như sau: Mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy củanhững nhu cầu nào đó Nhu cầu thể hiện sự lệ thuộc của một cơ thể sống vào môitrường bên ngoài, thể hiện thành những ứng sử, tìm kiếm khi cơ thể thiều nhữngđiều kiện để tồn tại và phát triển
Còn theo các nhà sáng lập chủ nghia Mác - Lênin thì “ nhu cầu là nhữngđòi hỏi khách quan của mỗi con người trong những điều kiện nhất định bảo đảmcho sự sống và phát triển của mình ” Như vậy nhu cầu là nguyên nhân khởi đầucho các hành động khác nhau của con người, là một trạng thái tâm lý của cánhân, là một yếu tối trong nhóm xu hướng của cấu trúc cá nhân Nhu cầu có tácdụng xác định xu hướng của cá nhân, xác định thái độ của con người đối với hiệnthực và trách nhiệm của bản thân Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối sống và hoạtđộng của cá nhân Nhu cầu là động lực bên trong của hoạt động nhưng chínhtrong quá trình hoạt động lại là điều kiện để làm nảy sinh nhu cầu mới của conngười Vì vậy trước khi nhu cầu trở thành động lực thúc đẩy tính tích cực hoạtđộng của con người nó đã được phản ánh qua ý thức Qua sự phản ánh đó của ýthức thì nhu cầu khách quan trở thành chủ quan và nó định hướng cho suy nghĩ, ýchí, tình cảm của cá nhân, xác định xu hướng và kích thích con người hoạt động
để thoả mãn đòi hỏi của nhu cầu Bởi vậy nhu cầu cần thiết cho mọi hoạt động
Trang 20của con người, hay nói cách khác nhu cầu là thuộc tính cơ bản nhất của conngười.
Nhu cầu là lợi ích là hạt nhân của đồi sống tâm lý được biểu hiện rõ nhất ởthái độ, tâm trạng, tình cảm, lối sống… của đới sồng tinh thần hàng ngày của conngười Nó tham gia thúc đẩy hành vi của xã hội, là động lực của sự phát triển xãhội
Con người trong xã hội muốn tồn tại và phát triển thì cần có các yếu tố đólà: sự phát triển của thể lực, của trí tuệ, của tình cảm và cao nhất là của xã hội.Tuy nhiên muốn đảm bảo cho sự phát triển của các yếu tố trên thì cần có các điềukiện cần thiết, tức là các nhu cầu cơ bản của con người Nhu cầu quyết định vàthúc đẩy mọi hoạt động của con người Nhu cầu nếu được thoả mãn sẽ làm nảysinh cảm xúc dương tính tạo cho sự phát triển nhân cách cá nhân hoàn thiện.Ngược lại nếu nhu cầu của con người không được thoả mãn sẽ dẫn đến cảm xúc
âm tính, là nguyên nhân nảy sinh những lệch chuẩn hành vi, về nhân cách và tâmbệnh lý nhân cách
Tóm lại theo chúng tôi thì nhu cầu là động cơ thúc đẩy hoạt động, điềuchỉnh hành vi của từng cá nhân và tập thể trong xã hội nói chung Nhu cầu là sựđòi hỏi của cá nhân và các nhóm xã hội muốn có những điều kiện nhất định đểsống và phát triển Vì vậy nhu cầu là một yếu tố cần thiết, tất yếu cho sự tồn tại
và phát triển của cá nhân Nó định hướng và quyết định cho mọi hoạt động củacon người Bởi vậy nhu cầu là một cái gì đó khi thiếu sẽ gây ra những hạn chếcho sự phát triển nhân cách của cá nhân
1.2.2 khái niệm nhu cầu tiêu dùng.
Trước hết tiêu dùng được hiểu là ăn, uống, tiêu thụ… Có hai khái niệmtương đối giống nhau đó là khái niệm “ khách hàng ” và khái niệm “ người tiêudùng ”
Trang 21Trong từ điển tiếng việt năm 1995 của viện ngôn ngữ học đã định nghĩa:“khách hàng là người đến với mục đích mua, bán, giao dịch với cửa hàng, cửa hiệu
”
Trong giáo trình tâm lý học hành vi về người tiêu dùng có khái niệm vềngười tiêu dùng như sau:”Người tiêu dùng là người sử dụng của cải vật chất vàtinh thần để thoả mãn các nhu cầu của cá nhân và nhu cầu của sản xuất” Thuậtngữ “người tiêu dùng” được dùng để mô tả hai loại đối tượng đó là người tiêudùng cá thể và người tiêu dùng tập thể Người tiêu dùng cá thể có mua sắm hànghoá phục vụ cho nhu cầu của bản thân Còn người tiêu dùng tập thể là những tổchức cơ quan mua sắm hàng hoá, dịch vụ cho tổ chức, cơ quan của mình
1.2.3 Khái niệm nhu cầu tiêu dùng điện thoại di động của sinh viên.
Dưới góc độ tâm lý học kinh doanh thì nhu cầu sử dụng điện thoại di động
là nhu cầu tiêu dùng Theo Mã Nghĩa Hiệp thì “ nhu cầu là đòi hỏi và ước muốncủa người tiêu dùng đối với hàng tiêu dùng, tồn tại dưới hình thái hàng hoá vàdịch vụ Nhu cầu tiêu dùng hàm chứa trong nhu cầu chung của con người”
Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội, thì nhu cầu sửdụng điện thoại di động là một đòi hỏi tất yếu của con người trong hoạt động củamình Sử dụng điện thoại di động đã trở thành nhu cầu của con người khi trình
độ, kinh tế xã hội và dân trí phát triển Bởi lẽ nhu cầu sử dụng điện thoại di động
đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc tiếp thu những thành tựu khoahọc kỹ thuật hiện đại, trong sự tiện lợi về sử dụng, đồng thời là phương tiện giaolưu trong mối quan hệ giữa con người với con người
Vậy thế nào là nhu cầu sử dụng điện thoại di động?
Nhu cầu sử dụng điện thoại di động là một loại hình nhu cầu cấp cao của conngười, nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu antoàn và nhu cầu tinh thần
Trang 22Nhu cầu tiêu dùng được biểu hiện cụ thể bởi mục đích mua hàng Chính mụcđích này đã trở thành động cơ thúc đẩy hoạt động mua hàng, chỉ khi nào có nhucầu thì người tiêu dùng mới tìm hiểu những sản phẩm phù hợp với thị hiếu và túitiến của mình Cũng như vậy khi có sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố như: kinh
tế, nhu cầu, sở thích, công việc…Thì người tiêu dùng sẽ đi đến quyết định sửdụng điện thoại di động
+ Đặc điểm nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay:
Nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay cũng có tínhchất co dãn, tính co dãn này phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân bên trong nhưkha năng có thể mua được chiếc điện thoại di động mình muốn hoặc nguyên nhânbên ngoài như sự tác động của người thân, bạn bè làm cho nhu cầu cũng như sựlựa chọn của chủ thể bị thay đổi
Trình độ văn hoá, đặc điểm tâm lý, giới tính… của cá nhân cũng ảnhhưởng rất lớn tới sự chọn lựa và tiêu dùng điện thoại di động Bởi ở mỗi lứa tuổi,giới tính, đặc tính nghề nghiệp cũng tạo cho con người những nhu cầu khác nhau,hay thậm trí cùng là một lứa tuổi, giới tình, nghề nghiệp nhưng ở thời điểm nàynhu cầu tiêu dùng của họ lại không giống ở thời điểm khác
Vì vậy nhu cầu sử dụng điện thoại di đông luôn luôn mang tính phát triển,nghĩa là càng ngày nhu cầu của con người càng cao hơn Cụ thể nếu như trướcđây con người chỉ quan tâm đến chất lượng của chiếc máy điện thoại di động, thìngày nay họ còn chú trọng đến hình thức, đến những hãng nổi tiếng và có nhiềutính năng sử dụng
Như trước đây thì điện thoại di động ra đời với chức năng duy nhất đó làtrao đổi thông tin một cách tiện lợi Nhưng khi đến với một bộ phận sinh viênhiện nay đối tượng “ bắt nhịp ” nhanh nhất với sự tân tiến và hiện đại của ngành
Trang 23khoa học công nghệ Thì điện thoại di động đã bị “ biến tướng ” thành một thứtrang sức nhằm chứng tỏ cái tôi của họ.
Hiện nay sinh viên dùng điện thoại di động phổ biến hơn Theo kết quảđiều tra cụ thể của một nhóm sinh viên trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu thì100%sinh viên đều sử dụng điện thoại di động
Nhưng đối với sinh viên những “đứa con cưng” của gia đình đã dùng điệnthoại di động như thế nào?
Họ có hai mục đích chính đó là:
Thứ nhất là để phục vụ cho nhu cầu, với những sinh viên này thì màn hìnhmầu, âm thanh nổi hay máy quay phim, chụp hình … không hề quan trọng mà họchỉ quan tâm đến chức năng chính của máy là nghe,gọi và nhắn tin Nhưng cũng
có những sinh viên ngoài giờ học ra họ còn đi làm thêm như làm marketting ởmột số công ty, thì chiếc điện thoại lại trở thành phương tiện để liên lạc với xếp
và khách hàng, hay thỉnh thoảng gọi điện về thăm hỏi gia đình và bạn bè ở xa
Nhưng không phải bạn sinh viên nào cũng sử dụng điện thoại một cáchnghiêm túc và hiền lành như vậy Hiện nay càng ngày càng đông số sinh viênbiến điện thoại di động thành thứ để “ chứng tỏ sự bản lĩnh, lòng tự tin ” Theolời một sinh viên nam cho rằng dùng điện thoại di động để chạy theo một giá trị
ảo, theo nghĩa khác họ lại coi điện thoại di động như một thứ đồ chơi trang tríthêm cho vẻ bề ngoài vốn dĩ đã rất hình thức của mình là “ tấm bùa hậu mệnh ”củng cố cho sự sành điệu của họ Những sinh viên này hay thay đổi điện thoại diđộng liên tục như một chú kỳ nhông luôn thay đổi mầu da theo môi trường
Ngay khi có một mẫu điện thoại di động mới ra đời được quảng cáo trên ty
vi là bạn đã có thể nhìn thấy ngay nó trong tay hay trong túi quần của một cô cậunào đó Hôm nay họ có thể đến lớp với chiếc điện thoại di động hiệu Nokia,nhưng hôm sau lại có thể là chiếc Samsung mới toe Một chủ cửa hàng điện thoại
Trang 24di động tại Vũng Tàu cho biết “sinh viên là một trong những đối tượng thay máyđiện thoại di động nhiều và nhanh nhất Nguyên nhân một phần cũng do nhiềuông bố bà mẹ cho chúng tiền tiêu mà không quan tâm đến chúng tiêu vào việc gì.Thỉnh thoảng lại để một cục tiền trước mặt con rồi đi biệt tăm,thử hỏi chúngkhông chơi thì để làm gì?Đó cũng là một trong những nguyên nhân để thúc đẩynhu cầu tiêu dùng điện thoại di động của sinh viên hiện nay.
Như vậy nhu cầu sử dụng điện thoại di động là một nhu cầu cấp cao, nhucầu tiêu dùng sản phẩm điện thoại di động nó được nảy sinh khi nền kinh tế đượcphát triển và đời sống người dân ngày càng được nâng cao Bởi thực chất nhu cầu
sử dụng điện thoại di động chính là trạng thái tâm lý của con người được thể hiện
ở sự mong muốn được sử dụng các phương tiện liên lạc, giao tiếp hiện đại nhằmphát triển nhân cách của mình
1.2.4 Khái niệm sinh viên.
Sinh viên là những người thuộc nhiều vùng miền khác nhau, đang theo họctại các trường chuyên nghiệp như: Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học…Theo các ngành nghề khác nhau, phần lớn là những người chưa có công việc ổnđịnh, họ sống chủ yếu còn lệ thuộc vào gia đình nên điều kiện kinh tế còn nhiềuhạn chế Nhưng họ lại là những người có điều kiện để tiếp xúc với văn hoá,khoahọc tiên tiến, họ có điều kiện để mở mang và phát triển tri thức, khoa học côngnghệ Vì vậy mà nhận thức của sinh viên cũng được nâng cao Họ là những ngườinăng động, sáng tạo, thích tiếp thu cái mới, cái hiện đại, thích giao lưu và họchỏi, thích thể hiện cái tôi trong sản phẩm, thích những cái đựơc coi là mốt, là thờitrang, và đặc biệt họ là những người rất nhạy cảm trong tiêu dùng
* Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi sinh viên
Trang 25Đặc điểm đầu tiên được đưa ra với lứa tuổi sinh viên là:
+)Họ phần lớn còn sống phụ thuộc vào gia đình, điều kiện kinh tế còn cónhiều hạn chế
+)Họ là những người rất năng động, ham học hỏi, ham khám phá, dễ tiếpcận với các công nghệ hiện đại
+)Ở lứa tổi sinh viên thì tình cảm và cảm xúc của họ chưa ổn định vì ởlứa tuổi này thường có tâm lý rất phức tạp, nhu cầu về giao lưu và cập nhập cácthông tin đòi hỏi rất cao đối với họ
Tóm lại những đặc điểm trên của lứa tuổi sinh viên cũng có ảnh hưởng rấtlớn đến nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay ngày mộtnhiều hơn và phổ biến hơn
1.2.5 Khái niệm điện thoại di động.
Theo từ điển tiếng việt của Nguyễn Hoàng Phê “ điện thoại di động là điệnthoại vô tuyến loại nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của
cơ sở cho thuê bao.”
Điện thoại di động ra đời từ những năm 20 của thế kỷ XX, khi đó nó chỉđược sử dụng như là các phương tiện thông tin giữa các đơn vị cảnh sát ở Mỹ.Mặc dù các công nghệ vô tuyến hiện đại khác đã được biết đến hơn 50 năm trướcđây, nhưng mãi đến năm 60 của thế kỷ XX các dịch vụ điện thoại di động mớixuất hiện ở dạng sử dụng được
Cấu tạo của một chiếc điện thoại di động bao gồm: Thiết bị di động ME vàmodul nhận dạng thuê bao SIM
ME (máy điện thoại di động) gồm có bàn phím số và màn hình chức năng
vô tuyến GSM ME không thể truy cập vào mạng thì không có Simcard hợp lệ
Trang 26- Simcard là tấm thẻ thông minh, chức năng chủ yếu là nhận thức thiết bịđầu cuối di động khi tham gia vào mạng.
Với những tính năng ưu việt là sử dụng thuận tiện, linh hoạt, cơ động, cácmáy điện thoại di động ngày càng nhỏ gọn, hiện đại, thích hợp nhiều tính năngnhư nhắn tin có hình ảnh, truy cập internet, nghe nhạc… Càng làm tăng tính hấpdẫn và thu hút khách hàng mua và sử dụng
Nhưng lại có khái niệm khác cho rằng điện thoại di động sẽ luôn là điệnthoại Tuy nhiên, với những mẫu sản phẩm mới nhất, có thể thấy chúng hiện naynửa là tivi, nửa là radio, và rồi sẽ trở thành ví điện tử hay thiết bị dân dụng trongtương lai Chắc hẳn nhiều người vẫn cho là điện thoại di động chỉ có chức năngđàm thoại Tuy nhiên những mẫu sản phẩm với duy nhất một tính năng đó đã trởthành chuyện cổ tích từ nhiều năm Di động hiện nay cần được nhìn nhận nhưmáy tính, trừ việc nó có thể nằm gọn trong túi và bạn phải trả phí cho mỗi phút
sử dụng
Trước hết phải nói đến khả năng truy cập mạng tốc độ cao Điện thoạitrình duyệt Web và gửi tin nhắn nhanh đã được biết đến từ nhiều năm nay.Nhưng thiết bị 3G trong thời gian tới sẽ cho phép vào mạng với tốc độ tươngđương DSL2 Mb/ giây, tạo điều kiện tải nhạc, video, game… vào máy dễ ràng.Hiện nay, mạng 3G chỉ hoạt động giới hạn trong khoảng 300 – 400 kb/giây, chủyếu tại châu Âu và châu A Riêng Mỹ vẫn phụ thuộc vào mạng 2,5G với khảnăng truyền dữ liệu 90kb/giây Một số mẫu tiêu biểu cho tính năng duyệt Web là
LG VX8000, Motorola V1150 và Sony Errissonericsson Z800i Hầu hết điệnthoại di động mới ra mắt hiện nay đều được tích hợp camera, tuy chúng chư hẳn
đã hoạt động hoàn hảo.Nhiều điện thoại tiêu biểu là LG A7110, cho phép quayvideo dài tới 30 phút, nhưng một số mẫu 2 megapixel như Sony ErrissonericssonK750i lại cung cấp khả năng điều chỉnh Zoom số và tiêu cự ảnh rất hạn chế Một
số đặc điểm không thể không nhắc tới khi đề cập đến điện thoại di động thời hiện
Trang 27đại là khả năng chơi nhạc Điện thoại di động hhiện nay cho phép người dùng lưutrữ 1 số lượng nhạc lớn, với nhiều thể loại yêu thích
Nhưng tình hình đang tiến triển theo chiều hướng khiến giới chuyên mônphải kinh ngạc Sony Errissonericsson công bố W800i lưu 150 bài hát trong bộnhớ 500MB Samsung SPH V5400 ra đời cùng ổ cứng 1,5 GB Nokia hãnh diệnvới N91 với bộ nhớ 4GB lưu 3000 bài hát Cùng lúc Itunes, MSN, Music,Napster và Sony Errisson connect đồng lạt công bố dịch vụ cho phép khách hàngtải nhạc trực tiếp về điện thoại di động Nhưng từ khi mạng 3G chính thức đi vàohoạt động người dùng sẽ vẫn phải dùng may tính làm trung gian để chuyển nhạc
về thiết bị của mình Chắc hẳn nhiều người vẫn mơ ước được xem ti vi trên mộtthiết bị lưu động, Mobi TV của Idetic chính là lựa chon mới cho người dân Mỹ.Chỉ với 10USD mỗi tháng, họ có thể thưởng thức 25 kênh trực tiếp qua điệnthoại Mobi TV hiện nay đang hạot động trong mạng Cingular1, Midwestwireless, và sprint PCS Hãng Qualcomm cũng đã tuyên bố xẽ cung cấp dich vụ
TV vào năm 2006 Verizon Wireless tiếp tục thử nghiệm Vcast, phát các đoạnvideoclip từ nguồn E, ESPN và Sesame Street Những điện thoại tương ứng chodịch vụ này có thể nói đến Nokia 6620, Samsung MM- A700 và Sanyo MM7400.Trong tương lai điện thoại di động có thể đa năng hơn thế
1.2.6 Sự phát triển của điện thoại di động ở Việt Nam
Hiện nay chiếc điện thoại di động đã quá quen thuộc trong các gia đìnhnhư cơm ăn, áo mặc hàng ngày, đến mức có khi chúng ta chẳng để ý đến nó.Song khi với một lý do nào đó, thông tin liên lạc bị gián đoạn bạn mới có thể thấychiếc điện thoại quan trọng với mình đến chừng nào Không chỉ dùng điện thoại
để liên lạc thông qua hình thức đàm thoại, nhắn tin,truy cập internet,facebook mà
có thể giải trí thông qua việc chơi các trò chơi điện tử
Điều đáng nói hơn là đã có trên 98% tổng số xã trên cả nước, trong đó hầuhết các xã biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đều đã có điện thoại.Phó tổng
Trang 28giám đốc VNPT Nguyễn Bá Thước cho biết: “ Con số 10 triệu thuê bao điệnthoại giúp cho mạng Viễn thông Việt nam phục vụ tốt hơn nhu cầu sử dụng dịch
vụ viễn thông của xã hội, của nhân dân, của khách hàng Viễn thông phát triểncũng tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội góp phần giữ vững an ninh quốcphòng Đây cũng là yếu tố xúc tác giữa thu hút thị trường đầu tư nước ngoài, thuhút các doanh nghiệp trong nước tăng cường đầu tư và phát triển các hoạt độngcủa mình Chỉ số này cũng đánh giá vị thế của Việt Nam trên thị trường viễnthông quốc tế”
Năm 1888 hoàn thành đường cáp điện thoại Sài Gòn- Hà Nội 100 nămsau, năm 1988, cả nước mới có 200 000 thuê bao, mật độ điện thoại cả nước chỉdừng ở mức 0,18 máy/ 100 dân Khi ngành Bưu chính viễn thông thực hiện chiếnlược tăng tốc giai đoạn một (1993- 1995) và đạt con số thuê bao trên 1 triệu số thìđây đã được xem như một kỷ lục với mật độ 1 máy/ 100 dân Có thể chia lịch sửchiếc điện thoại ở Việt Nam thành ba giai đoạn, 100 năm từ 1888 đến 1988 để có200.000 thuê bao, 8 năm sau, 1988- 1996 để có 1 triệu chiếc, và 8 năm tiếp theo1997- 2005 để có 10 triệu thuê bao Một sự phát triển theo cấp số nhân ÔngĐặng Đình Lâm- thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông nhận xét: “ Với tốc độ nàyngành Bưu chính viễn thông đang bước vào giai đoạn phát triển rất mạnh”
Con đường thăng tiến của lượng thuê bao điện thoại cũng tỷ lệ thuận với
sự phát triển nhanh, ổn định của nền kinh tế quốc dân Từ top 60 quốc gia, rồi top
30, đến nay Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có mạng điện thoại công cộngphát triển nhất
Sự phát triển vượt bậc của ngành viễn thông góp phần quan trọng vào sựphát triển kinh tế quốc dân và sau đó kinh tế quốc dân phát triển đẩy nhu cầu sửdụng điện thoại thông tin liên lạc, giải trí ngày càng nóng hơn
Trang 291.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng điện thoại di động.
Theo các nhà sáng lập ra Chủ nghĩa Mác- Lênin thì “Nhu cầu là những đòihỏi khách quan của mỗi con người trong điều kiện nhất định đảm bảo cho sựsống và phát triển của mình” Chính vì thế mà nhu cầu chịu sự chi phối và ảnhhưởng của những yếu tố sau:
1.3.1 Những yếu tố chủ quan
Nhu cầu của mỗi người là một trạng thái tâm lý, là một cái riêng có tínhchủ quan của cá nhân, nhu cầu phản ánh những đặc điểm của cá nhân bao gồm:đặc điểm sinh lý, thể chất, giới tính, lứa tuổi, trình độ… ở mỗi lứa tuổi khác nhauthì nhu cầu của mỗi người cũng khác nhau Do những đặc điểm sinh lý hay trình
độ mà các cá nhân có sự lựa chọn tiêu dùng khác nhau
Cụ thể như ở lứa tuổi sinh viên thì nhu cầu của họ đòi hỏi cao hơn vì trình độ học thức và lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi rất năng động thích được giao lưu và học hỏi thích sử dụng những sản phẩm gọn nhẹ, hợp thời trang và nhiều tiện ích đặc biệt còn do điều kiện sống xa gia đình nên nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên là rất cao.
1.3.2 Những yếu tố khách quan
Nhu cầu là cái độc đoán có tính cá nhân, nhưng nó vẫn có tính phổ biến.Chuẩn mực xã hội là bản chất chung của nhu cầu, bao gồm các yếu tố thời đại,giai cấp, dân tộc, phong tục tập quán, tính ý thức… mỗi gia đình khác nhau trong
xã hội cũng có sự ảnh hưởng đến nhu cầu của con người Sự phát triển của nhucầu thể hiện trình độ phát triển trong nhận thức của con người và khái quát lênthể hiện sự phát triển của cả một cộng đồng, một dân tộc
Như vậy, nhu cầu là sự thống nhất giữa mặt chủ quan và khách quan Đó lànhững tiêu chí, những chuẩn mực chung của mọi nhu cầu Đó là những yêu cầucủa dân tộc, của giai cấp và thời đại đặt ra đối với nhu cầu của mỗi con người
Trang 30Cụ thể như nhu cầu sử dụng điện thoại di động hiện nay của sinh viêncũng là một trong những nhu cầu có tính phổ biến phù hợp với chuẩn mực của xãhội.
CHƯƠNG II
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2 1.Giả thiết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Nhìn chung nhu cầu sử dụng điện thoại di động ngày càng nhiều do nền kinh tếphát triển, đới sống con người ngày càng được nâng cao Nhưng bên cạnh đó thìnhu cầu này lại chịu ảnh hưởng của những yếu tố khách quan như: nghề nghiệp,văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán… và ngoài những yếu tố khách quan
đó ra thì còn những yếu tố chủ quan như: lứa tuổi, sở thích, thói quen, động cơ,thái độ… xong có ba yếu tố chi phối mạnh nhất đến nhu cầu sử dụng điện thoại
di động của sinh viên hiện nay là sự tiện lợi của điện thoại di động và do đặcđiểm của điều kiện sống sinh viên thường là những người sống xa gia đình phảithuê ở các nhà trọ chỗ ở không ổn định, nên khi sử dụng điện thoại di động lại rấttiện lợi nó có thể phục vụ mọi lúc mọi nơi, ngoài ra sinh viên sử dụng điện thoại
di động là còn để phục vụ cho nhu cầu giao lưu và kết bạn
2.1.1.Giả thiết nghiên cứu
Trang 31Chúng tôi đã đặt ra 3 giả thiết nghiên cứu về nhu cầu sử dụng điện thoại di độngcủa sinh viên:
+)Giả thiết 1:Hầu hết sinh viên trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu có sử dụng
điện thoại di động
+)Giả thiết 2:Đa số sinh viên trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu đều sử dụng
điện thoại nokia và samsung
+)Giả thiết 3:Phần lớn sinh viên trường Đại học Bà Rịa -Vũng Tàu sử dụng
điện thoại có giá từ 1-3triệu
2.1.2.Câu hỏi nghiên cứu
+)Câu hỏi 1:Hầu hết sinh viên trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu
có sử dụng điện thoại di động không?
+)Câu hỏi 2:Sinh viên trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu sử dụng
điện thoại di động của nhà cung cấp nào nhiều nhất?
+)Câu hỏi 3:Đa số sinh viên Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu
sử dụng điện thoại di động có giá bao nhiêu?
2.2 Bảng câu hỏi khảo sát
2.2.1) Thiết kế bảng câu hỏi
Nội dung bảng hỏi gồm 4 phần chính như sau:
- Giới thiệu: người tiến hành điều tra, lý do và mục đích tiến hành điều tra, camkết giữ bí mật thông tin
- Phần lấy thông tin cá nhân: họ và tên, tuổi giới tính, địa chỉ của người đượcphỏng vấn
Trang 32- Phần gạn lọc: nhầm loại bỏ những cá nhân không phù hợp với cuộc điều tra
- Phần câu hỏi chính: đưa ra những câu hỏi nhằm thu thập những thông tin cầnthiết
2.2.2Bảng câu hỏi khảo sát ( bổ sung phụ lục)
3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Câu 1.Anh/chị là nam hay nữ?
Trang 33Biểu đồ 1:Kết quả điều tra cho thấy, những người được hỏi có cơ cấu giới tính
chênh lệch nhau trong đó Nam36người(36%) Nữ64 người(64%) chiếm nhiều hơn
nam.Có thể thấy nhu cầu sử dụng điện thoại của các bạn nữ nhiều hơn các bạn