1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

5 CHƯƠNG v các công cụ cơ bản của tài chính

47 811 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Công Cụ Cơ Bản Của Tài Chính
Năm xuất bản 2018
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 194,14 KB

Nội dung

II.QUẢN LÝ RỦI RO. Hợp đồng bảo hiểm là một cuộc đánh cược – Bạn có thể không đối mặt với rủi ro – Bằng cách trả một khoản phí bảo hiểm – Để nhận được sự yên tâm  Mặt khác các công ty

Trang 1

CHƯƠNGV:CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN

CỦA TÀI CHÍNH

 I.GIÁ TRỊ HIỆN TẠI:ĐO LƯỜNG GIÁ

TRỊ CỦA TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN.

 II.QUẢN LÝ RỦI RO.

 III.ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Trang 2

Nội dung nghiên cứu:

điểm khác nhau

cái gì quyết định giá trị của một tài sản

Trang 3

I.GIÁ TRỊ HIỆN TẠI:ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ CỦA TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN.

Gía trị hiện tại của bất kỳ khoản tiền tương lai nào là số tiền cần có ở hiện tại để tạo ra số tiền tương lai tương ứng với mức lãi suất hiện tại.

• VD 1: Tính giá trị tương lai của 100 USD sau N năm với lãi suất mỗi năm là 5%.Gỉa sử tiền lãi hàng năm

được để lại ngân hàng để sinh lãi (quá trình này được

gọi là ghi lãi kép).

• Vậy giá trị tương lai của 100$ là bao nhiêu?

Trang 5

 VD2: Gỉa sử có 200$ sau N năm, giá trị hiện tại của 200$ là bao nhiêu?

 Để tính giá trị hiện tại của một khoản tiền trong tương lai ta chia số tiền đó cho (1+r) N

Trang 6

 Tính gía trị hiện tại rất hữu ích trong nhiều ứng dụng , ví dụ quyết định của doanh nghiệp trong

khi định giá các dự án đầu tư

Ví dụ.Công ty A cân nhắc về xây dựng một nhà

máy mới Gỉa sử nhà máy có giá là 100 triệu usd tại thời điểm hiện tại và sẽ mang lại cho công ty

200 triệu usd sau 10 năm với lãi suất 5%.

 ( Công ty lựa chọn xây dựng công ty.)

I.GIÁ TRỊ HIỆN TẠI:ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ CỦA TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN.

Trang 7

I.GIÁ TRỊ HIỆN TẠI:ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ CỦA TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN

 Gía trị hiện tại giúp giải thích lý do đầu tư và

vì vậy lượng cầu vốn vay phụ thuộc vào lãi

suất theo hướng ngược chiều

Trang 8

 Hầu hết mọi người không thích rủi ro nghĩa

là họ không thích những điều xấu xảy ra đối với mình hơn là những điều tốt đẹp

II.QUẢN LÝ RỦI RO.

Trang 9

II.QUẢN LÝ RỦI RO.

 Các nhà kinh tế đã phát triển các mô hình về tính không thích rủi ro bằng cách sử dụng khái niệm độ hữu dụng (thỏa dụng)

Trang 10

 Độ hữu dụng: đo lường mức độ thỏa mãn của một

người khi sử dụng sản phẩm Độ hữu dụng mang tính chủ quan.

 Mỗi mức của cải cung cấp một số mức độ hữu dụng nào đó

Thể hiện hữu dụng biên giảm dần

 Của cải của một người càng nhiều thì mức độ hữu dụng anh ta nhận được từ một đồng tăng thêm càng

ít đi

Ví dụ: khi đánh bạc nếu thắng được 1000$ thì niềm vui

tăng lên nhưng không bằng niềm đau khi thua bạc

II.QUẢN LÝ RỦI RO.

Trang 12

2.Thị trường bảo hiểm.

Một cách đối mặt với rủi ro là mua bảo hiểm.

 Đặc điểm chung của hợp đồng bảo hiểm

khi một người đối mặt với rủi ro thì họ phải trả một khoản phí cho một công ty bảo hiểm để

đổi lại là công ty này đồng ý chấp nhân tất cả hoặc một phần rủi ro của khách hàng

II.QUẢN LÝ RỦI RO.

Trang 13

II.QUẢN LÝ RỦI RO.

Hợp đồng bảo hiểm là một cuộc đánh cược

– Bạn có thể không đối mặt với rủi ro

– Bằng cách trả một khoản phí bảo hiểm

– Để nhận được sự yên tâm

 Mặt khác các công ty bảo hiểm cũng đã tính toán rằng hầu hết mọi người sẽ không yêu cầu các công ty bảo hiểm bồi thường trên các hợp đồng của họ

Trang 14

 Vai trò của bảo hiểm không phải loại bỏ rủi ro vốn có trong cuộc sống mà để phân tán chúng một cách có hiệu quả hơn.

Ví dụ việc mua bảo hiểm hỏa hoạn không làm

mất nguy cơ mất nhà, nhưng nếu điều không

may xảy ra thì các công ty bảo hiểm sẽ đền bù cho khách hàng.

 Rủi ro đó sẽ chia cho hàng ngàn cổ đông của công ty bảo hiểm thay vì một người gánh chịu.

II.QUẢN LÝ RỦI RO.

Trang 15

II.QUẢN LÝ RỦI RO.

 Có 2 vấn đề làm hạn chế khả năng mua bảo hiểm

 Thứ nhất: lựa chọn ngược (adverse selection)

 Một người có rủi ro cao thích mua bảo hiểm hơn người có rủi ro thấp bởi vì người có rủi ro cao sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ sự bảo đảm của bảo hiểm

Trang 16

II.QUẢN LÝ RỦI RO.

 Thứ hai: Rủi ro đạo đức (moral hazard)

 Sau khi mua bảo hiểm khách hàng có ít động

cơ để cẩn thận cho các hành vi rủi ro của mình

 Bởi vì họ nghĩ rằng các công ty bảo hiểm sẽ

đền bù phần lớn các tổn thất

Trang 17

II.QUẢN LÝ RỦI RO.

 Gía bảo hiểm phản ánh những rủi ro thực sự

mà công ty bảo hiểm sẽ phải đối mặt sau khi bảo hiểm được mua

có rủi ro thấp sẽ không mua và họ chấp nhận chịu những bất ổn trong cuộc sống

Trang 18

II.QUẢN LÝ RỦI RO.

3.Đa dạng hóa rủi ro

– Để giảm thiểu rủi ro chúng ta cần đa dạng

hóa số tiền tiết kiệm của mình

Đa dạng hóa là thay thế một rủi ro đơn lẻ

bằng một số lượng lớn những rủi ro nhỏ hơn

và không có liên quan với nhau

– “Không đặt tất cả các trứng vào cùng một

giỏ”

Trang 19

II.QUẢN LÝ RỦI RO

 Rủi ro của một danh mục đầu tư phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu có trong danh mục

 Đại lượng để đo mức độ rủi ro là độ lệch chuẩn

Độ lệch chuẩn đo lường mức độ biến động của một biến

Trang 20

II.QUẢN LÝ RỦI RO.

Độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu trong danh mục đầu tư

 Số lượng cổ phiếu trong danh mục càng nhiều thì

độ lệch chuẩn càng thấp mức độ rủi ro càng nhỏ

 Ngược lại số lượng cổ phiếu càng í t, độ lệch

chuẩn càng cao rủi ro càng lớn

Trang 21

Hình 2 Đa dạng hóa để giảm rủi ro

49

1 Gia tăng số lượng cổ phiếu trong một Danh mục giảm được rủi ro đặc thù của Doanh nghiệp thông qua đa dạng hóa

Trang 22

II.QUẢN LÝ RỦI RO.

Đa dạng hóa (Diversification)

- Có thể loại bỏ rủi ro doanh nghiệp có tính đặc thù (rủi ro của một doanh nghiệp cụ thể)

- Không thể loại bỏ rủi ro thị trường (rủi ro liên quan đến toàn bô nền kinh tế, ảnh

hưởng đến các doanh nghiệp giao dịch trên thị trường chứng khoán)

Trang 23

 Khi nền kinh tế suy thoái các công ty bị thu

hẹp, lợi nhuận giảm, cổ tức giảm

Đa dạng hóa làm giảm rủi ro của việc sở

hữu cổ phiếu nhưng không loại bỏ rủi ro đó.

II.QUẢN LÝ RỦI RO.

Trang 24

4.Đánh đổi giữa rủi ro và sinh lợi.

 Một trong những nguyên lý của Kinh tế học là sự

đánh đổi Ở đây chúng ta sẽ xem xét sự đánh đổi

giữa sinh lợi và rủi ro.

 Trong lịch sử, cổ phiếu đã được trả mức sinh lợi cao hơn trái phiếu chính phủ và các tài khoản tiết kiệm ngân hàng

 Cổ phiếu hàng năm sinh lợi thực 8%, trái phiếu chính phủ chỉ có 3%/mỗi năm

II.QUẢN LÝ RỦI RO.

Trang 25

VD Một người phân bổ danh mục đầu tư của mình

giữa 2 loại tài sản:

- Nhóm được đa dạng hóa gồm các cổ phiếu rủi ro

Trang 26

Hình 3 Đánh đổi giữa rủi ro và sinh lợi

Sinh lợi (%/năm))

3 8

Cổ phiếu

Trang 27

 Mỗi một điểm trong hình 3 cho thấy sự phân bổ

cụ thể giữa một tập danh mục đầu tư các cổ phiếu

và các tài sản an toàn

 Khi ngừơi ta lựa chọn càng nhiều cổ phiếu thì

mức độ rủi ro và sinh lợi của tập danh mục càng tăng

 Sự đánh đổi giữa rủi ro và sinh lợi là tùy thuộc

vào khả năng chấp nhận rủi ro của mỗi người

II.QUẢN LÝ RỦI RO.

Trang 28

1.Phân tích cơ bản.

 Khi chọn danh mục cổ phiếu để đầu tư cần:

– Nghiên cứu các báo cáo kế toán của một

công ty và những triển vọng tương lai

– Để xác định giá trị tương lai công ty đó

Cổ phiếu được định giá thấp: Giá bán < giá trị

Cổ phiếu được định giá cao: Giá bán > giá trị

Cổ phiếu được định giá thỏa đáng: Giá bán =

giá trị

III.ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Trang 29

III.ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Phân tích cơ bản là phân tích chi tiết một

doanh nghiệp để ước tính giá trị của nó.

 Gía trị của một cổ phiếu bao gồm cổ tức

hiện tại và giá bán cuối cùng.

 Cổ tức của doanh nghiệp và giá bán cổ phiếu phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của công ty

Trang 30

III.ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

vào:

- Cầu về sản phẩm

- Bao nhiêu đối thủ cạnh tranh

- Vốn đầu tư

- Có tổ chức công đoàn hay không

- Khách hàng có trung thành hay không?

- Quy định thuế của chính phủ

Trang 31

III.ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Muốn chọn danh mục cổ phiếu để đầu tư có 3 cách:

– Thực hiện tất cả nghiên cứu cần thiết cho mình – Dựa vào lời khuyên của các nhà phân tích chứng khoán

– Mua cổ phần quỹ ủy thác đầu tư (a mutual fund)

• Người quản lý thực hiện các phân tích cơ bản

và đưa ra quyết định giùm bạn

Trang 32

III.ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

2.Gỉa thuyết thị trường hiệu quả.

 Đầu tiên mỗi công ty niêm yết trên thị trường

chứng khoán lớn được theo dõi sát bởi nhiều nhà quản lý quỹ

 Mỗi ngày các nhà quản lý quỹ theo dõi tin tức và tiến hành phân tích cơ bản để xác định giá trị của

cổ phiếu

 Họ sẽ mua cổ phiếu khi giá của nó giảm xuống

dưới giá trị cơ sở và bán nó khi giá của nó tăng

lên trên giá trị cơ sở.

Trang 33

III.ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

 Thứ hai là cân bằng giữa cung và cầu xác lập giá thị trường

 Tại mức giá thị trường số lượng cổ phiếu được chào bán bằng đúng số lượng cổ phiếu mà mọi người muốn mua.

Trang 34

III.ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

hiện tính hiệu quả của thông tin nghĩa là giá cổ phiếu phản ánh tất cả các thông tin sẵn có về giá trị của cổ phiếu

 Gía cổ phiếu sẽ thay đổi khi thông tin thay đổi

 Khi những tin tức tốt về doanh nghiệp được

đưa ra thì giá cổ phiếu tăng hoặc ngược lại

Trang 35

III.ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

 Ngoài ra theo giả thuyết thị trường hiệu quả thì giá cổ phiếu nên theo bước ngẩu nhiên (đường

đi của một biến số mà nó thay đổi không thể dự đoán được)

Điều này có nghĩa là các thay đổi của giá cổ

phiếu là không thể dự đoán được Không thể

dựa vào những thông tin có sẵn để dự đoán giá

cổ phiếu

Trang 36

III.ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

 Theo lý thuyết thị trường hiệu quả

 Điều duy nhất làm thay đổi giá cổ phiếu là tin tức làm thay đổi nhận thức của thị trường về giá trị của doanh nghiệp

 Tin tức thì phải chính xác không thể dự đoán trước

 Vì vậy giá cổ phiếu cũng không thể dự báo

trước được

Trang 37

III.ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

 Bước ngẫu nhiên và các quỹ chỉ số(đọc thêm)

 Giả thuyết thị trường hiệu quả

 Lý thuyết về phương thức vận hành của các thị trường tài chính

 Có lẽ không hoàn toàn đúng

 Bằng chứng

 Giá cổ phiếu – rất gần với bước ngẫu nhiên

 Quỹ chỉ số (Index fund)

 Quỹ tương hỗ mà nó thực hiện mua tất cả cổ phiếu

của một chỉ số chứng khoán nhất định

Trang 38

III.ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

 Bước ngẫu nhiên và các quỹ chỉ số

 Các quỹ chủ động (Active funds)

 Các quỹ tương hỗ được quản lý một cách chủ động

 Nhà quản lý danh mục chuyên nghiệp

 Chỉ mua những cổ phiếu tốt nhất

 Thành quả của các quỹ chỉ số

 Tốt hơn các quỹ chủ động

Trang 39

III.ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

 Bước ngẫu nhiên và các quỹ chỉ số

 Các nhà quản lý danh mục chủ động

 Sinh lợi thất hơn các quỹ chỉ số

 Thực hiện giao dịch mua bán thường xuyên hơn

 Chịu nhiều chi phí giao dịch hơn

 Tính phí cao hơn

 Chỉ có 25% các nhà quản lý quỹ đánh bại thị

trường

Trang 40

III.ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

3.Tính phi lý của thị trường .

 Giả thuyết thị trường hiệu quả

-Giả định rằng người mua và bán cổ phiếu xác định hợp lý về giá trị cơ bản của cổ phiếu

- Nhưng biến động của giá cổ phiếu một phần

là do tâm lý “bầy đàn”

Trang 41

III.ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

 Khi giá của một tài sản tăng lên vượt quá giá trị cơ bản của nó thì thị trường đang trải qua tình trạng bong bóng đầu cơ

Bong bóng đầu cơ phát sinh trên thị trường

chứng khoán là do:

Trang 42

Thứ nhất là do các khoản thanh toán cổ tức của

cổ phiếu đang nắm giữ

Thứ hai là giá bán cuối cùng Khi chúng ta mua

cổ phiếu ngày hôm nay, chúng ta hy vọng người khác trả giá cao hơn vào ngày mai

 Khi chúng ta định giá một cổ phiếu chúng ta

không chỉ ước tính giá trị của doanh nghiệp mà còn phải dự đoán người khác nghĩ giá trị của

doanh nghiệp như thế nào trong tương lai.

III.ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Trang 43

III.ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

 Các nhà kinh tế có nhiều tranh luận về việc định giá hợp lý.

 Những người theo tính phi lý của thị trường

(Market irrationality) cho rằng di chuyển của thị

trường chứng khoán theo những cách khó giải thích:

tin tức có thể bóp méo việc định giá hợp lý

 Những người theo giả thuyết thị trường hiệu quả

cho rằng không thể xác định chính xác việc định giá hợp lý một doanh nghiệp.

Trang 44

1.Một công ty sản xuất linh kiện vi tính đang xem xét mua thêm một số

thiết bị mới mà công ty kỳ vọng sẽ tăng được lợi nhuận trong tương lai Nếu lãi suất tăng hiện giá của các khoản thu nhập tương lai này.

a Gỉam Công ty nhiều khả năng mua thêm thiết bị.

b Tăng Công ty nhiều khả năng mua thêm thiết bị.

c Tăng Công ty ít khả năng mua thêm thiết bị.

d Giảm Công ty ít khả năng mua thêm thiết bị.

2.Công ty mỹ phẩm A đang xem xét việc xây dựng một nhà máy sản xuất

dầu gội mới Các chuyên viên kế toán và ban giám đốc nhóm họp và quyết định rằng xây dựng nhà máy không phải là ý tưởng tốt Nếu lãi suất giảm sau cuộc họp này

a.Hiện giá của nhà máy tăng.Nhiều khả năng công ty sẽ xây dựng nhà

máy.

b.Hiện giá của nhà máy tăng Ít khả năng công ty sẽ xây dựng nhà máy c.Hiện giá của nhà máy giảm.Nhiều khả năng công ty sẽ xây dựng nhà

Trang 45

3.Gỉa sử lãi suất là 5% Hãy xem xét 3 phương án

thanh tóan sau đây

1.500$ hôm nay

2 520 $ sau một năm kể từ hôm nay.

3 550$ sau hai năm kể từ hôm nay.

Mô tả nào sau đây là chính xác

a 1 có hiện giá thấp nhất và 3 có hiện giá cao nhất

b 3 có hiện giá thấp nhất và 2 có hiện giá cao nhất

c 2 có hiện giá thấp nhất và 1 có hiện giá cao nhất

d Các câu trên đều sai

Trang 46

4.Một công ty có một dự án đầu tư có chi phí 10

triệu$ bỏ ra hôm nay và mang lại một khoản tiền

15 triệu $ sau 4 năm.

a.Công ty có nên thực hiện dự án nếu lãi suất là :

11%, 10%, 9%, 8% ?

b.Hãy chỉ ra ngưỡng chính xác cho lãi suất giữa khả năng sinh lợi và không sinh lợi

5.Lãi suất ngân hàng là 8% Bạn đang xem xét mua

cổ phần của công ty X với giá 110$ Sau 1,2,3

năm, mỗi năm trả cổ tức 5$, bạn kỳ vọng bán cổ phiếu sau 3 năm là 120$ Vậy đầu tư vào cổ phiếu này có lợi không?

Trang 47

6.Trái phiếu A trả 8000$ sau 20 năm, trái phiếu B trả

8000$ sau 40 năm ( giả sử trái phiếu không trả lãi ) a.Nếu lãi suất là 3,5%, giá trị của mỗi trái phiếu ngày hôm nay là bao nhiêu? Trái phiếu nào có giá trị hơn? b.Nếu lãi suất là 7%, giá trị của mỗi trái phiếu là bao nhiêu? Trái phiếu nào có giá trị thay đổi % lớn hơn? c.Chon từ thích hợp để điền vào 2 chổ trống trong câu sau đây:” Gía trị của một trái phiếu( tăng/ giảm khi lãi suất tăng, và trái phiếu với thời hạn lâu hơn là

nhạy cảm nhiều/ít hơn vớinhững thay đổi lãi suất

Ngày đăng: 29/10/2018, 23:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 Hàm hữu dụng - 5 CHƯƠNG v   các công cụ cơ bản của tài chính
Hình 1 Hàm hữu dụng (Trang 11)
Hình 2 Đa dạng hóa để giảm rủi ro - 5 CHƯƠNG v   các công cụ cơ bản của tài chính
Hình 2 Đa dạng hóa để giảm rủi ro (Trang 21)
Hình 3 Đánh đổi giữa rủi ro và sinh lợi - 5 CHƯƠNG v   các công cụ cơ bản của tài chính
Hình 3 Đánh đổi giữa rủi ro và sinh lợi (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w