1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

134 99 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Muốn nâng cao mức sống của người dân, cần thực thiđồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thông qua việc lựa chọn được các loại hình sử dụng đất và

Trang 1

VBBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THIỆN HÙNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN LỆ THỦY,

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THIỆN HÙNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN LỆ THỦY,

TỈNH QUẢNG BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG HÀO

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu cótính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố bất kỳ

nội dung ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thíchnguồn gốc rõ ràng, minh bạch

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi

Huế, ngày tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Trần Thiện Hùng

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS TS Nguyễn Đăng Hào, là Thầyhướng dẫn luận văn của tôi, người đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi

hoàn thành tốt luận văn này Trong suốt quá trình nghiên cứu, Thầy đã thường

xuyên hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều Sự hiểu biết sâu sắc về khoa

học, cũng như kinh nghiệm của Thầy chính là tiền đề giúp tôi đạt được những thànhtựu và kinh nghiệm quý báu

Xin cảm ơn Phòng Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học Kinh tế Huế; Sở Tài

nguyên và Môi trường Quảng Bình; UBND huyện Lệ Thủy, Phòng Tài nguyên vàMôi trường huyện Lệ Thủy, các phòng, ban và UBND các xã của huyện Lệ Thủy đã

tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi khi thực hiện luận văn

Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên tôi, cổ vũ

và động viên tôi những lúc khó khăn để tôi có thể vượt qua và hoàn thành tốt luậnvăn này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: TRẦN THIỆN HÙNG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8 34 04 10Niên khóa: 2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG HÀO

Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu

a) Mục đích: Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử

dụng đất nông nghiệp Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất của các loại hình

sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại huyện Lệ Thủy Đề xuất được một số giải phápnhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy

b) Đối tượng nghiên cứu: Các loại hình sử dụng đất và các vấn đề liên quan

đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại các vùng sinh thái chính tại huyện Lệ Thủy

2 Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Phương pháp thu thập thông tin số liệu (Số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp)

- Phương pháp phân tích (Phương pháp thống kê mô tả, Phương pháp tổng hợp)

3 Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận

- Vùng đồng bằng: Các loại hình canh tác hiệu quả như chuyên lúa, lúa kếthợp nuôi cá, nuôi trồng thủy sản… đã tận dụng được thế mạnh của vùng là có nền

đất màu mỡ, hệ thống sông ngòi nhiều, hệ thống thủy lợi được đầu tư

- Vùng gò đồi: Các loại hình canh tác có thể tận dụng được thế mạnh của

vùng như lạc, khoai, sắn chưa phát huy được hiệu quả do chưa áp dụng được cơ giới

hóa vào sản xuất Loại hình trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả lâu năm là loại hìnhmang lại nhiều hiệu quả khi sử dụng đất tại vùng này

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

- Vùng núi: Loại hình trồng cây lâm nghiệp và loại hình chủ đạo, mang lạinhiều giá trị kinh tế, các loại hình khác chỉ nhằm đảm bảo cung cấp lương thực tại

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

2 CNH - HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ x

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Cấu trúc luận văn 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 6

1.1 Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp 6

1.1.1 Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp 6

1.1.2 Vai trò của đất nông nghiệp 9

1.1.3 Đặc điểm kinh tế của đất nông nghiệp 10

1.1.4 Sử dụng đất nông nghiệp 12

1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 16

1.2.1 Khái quát về hiệu quả 16

1.2.2 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế 20

1.2.3 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế 22

1.2.4 Khái niệm và sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .22

1.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 23

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

1.3 Cơ sở thực tiễn và tổng quan nghiên cứu 28

1.3.1 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới 28

1.3.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH 33

2.1 Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình .33

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 33

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 42

2.2 Thực trạng sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy .45

2.2.1 Tình hình biến động đất đai 45

2.2.2 Đặc điểm đất nông nghiệp của huyện Lệ Thủy 46

2.2.3 Tình hình biến động đất nông nghiệp 47

2.2.4 Các cây trồng và vật nuôi chính 53

2.2.5 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu 56

2.2.6 Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu 60

2.2.7 Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất 78

2.2.8 Hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất 81

2.2.9 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 84

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN LỆ THỦY 88

3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 88

3.2 Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy 90

3.2.1 Bố trí lại cơ cấu cây trồng 90

3.2.2 Tăng cường công tác khuyến nông và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 92

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

3.2.3 Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nông, lâm

nghiệp và thủy sản 94

3.2.4 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh nông sản 96

3.2.5 Nâng cấp chuỗi giá trị, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và thị trường tiêu thụ nông sản 96

3.2.6 Cải thiện điều kiện sản xuất của nông hộ và của vùng 97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99

I Kết luận 99

II Kiến nghị 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 102 BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tài nguyên đất huyện Lệ Thủy 37

Bảng 2.2: Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2013-2017 43

Bảng 2.3: Tình hình dân số huyện Lệ Thủy qua các năm 44

Bảng 2.5: Tỷ lệ đất nông nghiệp ở các cấp độ dốc 46

Bảng 2.6: Tỷ lệ đất nông nghiệp phân theo mức độ phì nhiêu 47

Bảng 2.7: Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2013 - 2017 48

Bảng 2.8: Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại các xã điều tra 56

Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất tại vùng đồng bằng .62

Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất tại vùng gò đồi .65

Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất tại vùng núi 68

Bảng 2.12: Thu chi trong sản xuất, kinh doanh cây cam tại vùng đồng bằng 70

Bảng 2.13: Thu chi trong sản xuất, kinh doanh cây cam tại vùng gò đồi 72

Bảng 2.14: Thu chi trong sản xuất, kinh doanh cây keo tại vùng gò đồi 73

Bảng 2.15: Thu chi trong sản xuất, kinh doanh cây cam tại vùng núi 75

Bảng 2.16: Thu chi trong sản xuất, kinh doanh cây keo tại vùng núi 76

Bảng 2.17: Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội 78

Bảng 2.18: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất 79

Bảng 2.19: So sánh mức phân bón với quy trình kỹ thuật 82

Bảng 2.20: So sánh mức sử dụng thuốc BVTV với với quy trình kỹ thuật 84

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài nguyên đất huyện Lệ Thủy 37Biểu đồ 2.2: Giá trị tổng sản phẩm xã hội theo các ngành kinh tế, giai đoạn 2013-2017

43Hình 1.1: Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất 19

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy 33

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sử dụng đất nông nghiệp như thế nào để đảm bảo an ninh lương thực vàphát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu cùng với sức ép của sự gia

tăng dân số trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang trở thành một vấn

đề vấn đề bức thiết của các nước đang phát triển Việt Nam đến nay vẫn cơ bản là

một nước nông nghiệp Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam vẫn đóngmột vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Từmột nền kinh tế tập trung mang nặng tính bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị

trường, nông nghiệp nước ta đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề về kinh

tế, xã hội cũng như môi trường Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, ViệtNam cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, trên cơ sở đó nâng caothu nhập cho người dân, cải thiện cảnh quan, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái

Sức ép của quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số khiến đất nông nghiệp

nước ta đang suy giảm nhanh chóng cả về số lượng cũng như chất lượng Conngười đã và đang khai thác quá mức sức sản xuất của đất đai nhưng chưa có biện

pháp hợp lý để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này Trong bối cảnh hiện nay, sự

ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với kịch bản nước biển dâng làm cho diện tích đất

canh tác ở các vùng đồng bằng ven biển ngày càng bị thu hẹp, việc nghiên cứucác loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loạihình sử dụng đất đó để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý,hiệu quả là vấn đề có tính chiến lược và cấp bách của từng địa phương cũng nhưcủa cả nước nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực, phát triển bền vững

Lệ Thủy là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Bình, đất đai của huyện

Lệ Thủy đa dạng về chủng loại, đất nông nghiệp chiếm tới hơn 90% tổng diện tích

tự nhiên, tuy nhiên khả năng khai thác nguồn tài nguyên đất nói chung và đất nôngnghiệp nói riêng phục vụ sản xuất còn rất nhiều hạn chế Sản xuất kém phát triển,hiệu quả kinh tế không cao, trong khi nguồn thu nhập chính của người dân nơi đâyphụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp Vì vậy, đời sống nhân dân trong huyện còn

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

gặp nhiều khó khăn, vất vả Muốn nâng cao mức sống của người dân, cần thực thi

đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

thông qua việc lựa chọn được các loại hình sử dụng đất và cơ cấu cây trồng, vậtnuôi hợp lý nhằm tăng năng suất, đồng thời áp dụng những biện pháp hữu hiệuchống thoái hoá, bảo vệ và nâng cao độ phì đất, hướng tới mục tiêu phát triểnnông nghiệp bền vững

Từ thực tế đó, để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất giảipháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên này, đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” đã được lựa

chọn nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện và

đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với điều kiện tự

nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Các loại hình chính sử dụng đất nông nghiệp của huyện Lệ Thủy là gì?

- Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các loại hình sử dụng đất chính tạihuyện Lệ Thủy hiện nay ra sao?

- Những giải pháp nào cần được thực thi để nâng cao hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp tại huyện Lệ Thủy trong thời gian tới?

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các loại hình sử dụng đất và các vấn đề liên quan đến hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp tại các vùng sinh thái chính tại huyện Lệ Thủy

4.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại địa bàn 03 xã đại diện cho 03vùng sinh thái chính của huyện Lệ Thủy, bao gồm:

- Vùng đồng bằng: Nghiên cứu tại xã An Thủy;

- Vùng gò đồi: Nghiên cứu tại xã Thái Thủy;

- Vùng núi: Nghiên cứu tại xã Kim Thủy

+ Về thời gian: Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

trong giai đoạn từ năm 2013-2017 Các giải pháp được nghiên cứu và đề xuất đếnnăm 2025

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập thông tin số liệu

a) Thông tin, số liệu thứ cấp: Gồm điều tra, thu thập các báo cáo tổng kết

năm, các báo cáo về tình hình triển khai các dự án, các báo cáo chuyên đề về quản

lý đất đai, niên giám thống kê của huyện Lệ Thủy; các báo cáo tình hình thực hiện

nhiệm vụ qua các năm của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy

b) Số liệu sơ cấp:

- Lựa chọn địa điểm nghiên cứu

Trên cơ sở thông tin thứ cấp về các xã thuộc các vùng sinh thái của huyện

Lệ Thủy, để chọn các điểm nghiên cứu tôi đã có các cuộc họp với UBND huyện,phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thảoluận và thống nhất về các tiêu chí lựa chọn điểm nghiên cứu Các tiêu chí được sửdụng bao gồm:

Điểm nghiên cứu cần có tính đại diện cho các loại hình sử dụng đất, tính đại

diện về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các vùng sinh thái

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

Điểm nghiên cứu cần được phân bố có tính đại diện cho các xã thuộc các

vùng sinh thái về mức độ tiếp cận cơ sở hạ tầng khác nhau, như khoảng cách tiếpcận đến các tuyến đường chính, trung tâm đô thị, trường học, chợ, trung tâm y tế

Điểm nghiên cứu có tính đại diện cho các hoạt động kinh tế có tính chất phổ

biến trong vùng như: nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, ngành dịch vụ, đi làm ăn xa

nghề-Điểm nghiên cứu có tính chất địa diện cho các mạng lưới tổ chức xã hội

trong vùng

Dựa trên các tiêu chí này, trên cơ sở phân tích lựa chọn thực địa trên bản đồcùng với sự tư vấn và thống nhất của các bên, các xã được lựa chọn bao gồm: Xã AnThủy (vùng đồng bằng), xã Thái Thủy (vùng gò đồi), xã Kim Thủy (vùng miền núi)

- Phương pháp chọn mẫu

Ở mỗi xã, tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có chủđịnh, tổng số hộ điều tra là 120 hộ, mỗi xã điều tra 40 hộ

Các tiêu chí được sử dụng bao gồm: Các hộ gia đình thuần nông, có nhiều

diện tích canh tác, nơi ở gần trung tâm xã để thuận lợi trong việc thu thập thông tin

Nội dung khảo sát được thực hiện theo mẫu tại phần Phụ lục

5.2 Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng khá nhiều trong nghiên cứu này, chẳng hạnnhư: Phương pháp phân tổ theo các tiêu chí khác nhau, bao gồm: phân tổ theo các

loại hình sử dụng đất, phân tổ theo mục đích sử dụng đất nông nghiệp, phân tổ theomức độ đầu tư, thu nhập của các loại hình sử dụng đất

- Phương pháp tổng hợp

Các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu đề tài được tổng hợp bằng

phương pháp xử lý thống kê trên phần mềm Microsoft Excel

Tổng hợp, phân tích các thông tin, tài liệu, số liệu đã điều tra tại các cơ quancấp huyện và các đơn vị hành chính trong huyện để phân tích, đánh giá các vấn đềcần nghiên cứu và rút ra kết luận

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

6 Cấu trúc luận văn

Đặt vấn đề

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Chương 2: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy,

tỉnh Quảng Bình

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất

nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Kết luận và kiến nghị

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp

1.1.1 Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp

a) Khái niệm đất nông nghiệp

Theo Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp, đất nông nghiệp là đất sử dụng vàomục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồngthủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng Đất nông nghiệp bao gồm

đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối vàđất nông nghiệp khác [2]

Theo Luật Đất đai sửa đổi năm 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, nhóm

đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: i) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa

và đất trồng cây hàng năm khác; ii) Đất trồng cây lâu năm; iii) Đất rừng sản xuất;iv) Đất rừng phòng hộ; v) Đất rừng đặc dụng; vi) Đất nuôi trồng thủy sản; vii) Đấtlàm muối; viii) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và cácloại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trựctiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vậtkhác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chomục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đấttrồng hoa, cây cảnh [7]

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất nông nghiệp được phân loại như sau:

Đất trồng cây hàng năm (CHN): là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian

sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cả đất

sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sửdụng vào mục đích chăn nuôi Loại này bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào

chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

- Đất trồng lúa (LUA): là ruộng, nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặctrồng lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác được pháp luật cho phép

nhưng trồng lúa là chính; bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước

còn lại, đất trồng lúa nương

+ Đất chuyên trồng lúa nước (LUC): là ruộng lúa nước cấy trồng từ hai vụ

lúa mỗi năm trở lên kể cả trường hợp luân canh với cây hàng năm khác, có khó

khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc phải bỏ hóa không quá một năm

+ Đất trồng lúa nước còn lại (LUK): là ruộng lúa nước không phải chuyên

trồng lúa nước

+ Đất trồng lúa nương (LUN): là đất nương, rẫy để trồng từ một vụ lúa trở lên

- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi (COC): là đất trồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên có cảitạo để chăn nuôi gia súc; bao gồm đất trồng cỏ và đất cỏ tự nhiên có cải tạo

- Đất trồng cây hàng năm khác (HNK): là đất trồng cây hàng năm không phải

đất trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu để trồng mầu, hoa, cây

thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tầm, cỏ không để chăn nuôi; gồm đất bằng trồng

cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác

+ Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK): là đất bằng phẳng ở đồng bằng,

thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác

+ Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK): là đất nương, rẫy ở trung

du và miền núi để trồng cây hàng năm khác

Đất trồng cây lâu năm (CLN): là đất trồng các loại cây có thời gian sinh

trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinhtrưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như Thanh long,

Chuối, Dứa, Nho, v.v.; bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây

ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác

- Đất trồng cây công nghiệp lâu năm (LNC): là đất trồng cây lâu năm có sảnphẩm thu hoạch (không phải là gỗ) để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệphoặc phải qua chế biến mới sử dụng được gồm chủ yếu là Chè, Cà phê, Cao su, Hồ

tiêu, Điều, Ca cao, Dừa, v.v

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

- Đất trồng cây ăn quả lâu năm (LNQ): là đất trồng cây lâu năm có sản phẩmthu hoạch là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến.

- Đất trồng cây lâu năm khác (LNK): là đất trồng cây lâu năm không phải đấttrồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây ăn quả lâu năm gồm chủ yếu là đấttrồng cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan không thuộc đất lâm nghiệp, đất vườntrồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm xen lẫn cây hàng năm

Đất lâm nghiệp (LNP): là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng

đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã có rừng bị khai

thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng), đất để trồng rừng mới

(đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng hoặc đất đã giao để trồng rừng

mới); bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng

- Đất rừng sản xuất (RSX): là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp

theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự

nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất,

đất trồng rừng sản xuất

- Đất rừng phòng hộ (RPH): là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầunguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắncát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;bao gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanhnuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ

- Đất rừng đặc dụng (RDD): là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thínghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo

vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theoquy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên

đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất

trồng rừng đặc dụng

Đất nuôi trồng thuỷ sản (NTS): là đất được sử dụng chuyên vào mục đích

nuôi, trồng thuỷ sản; bao gồm đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn và đất chuyênnuôi trồng thuỷ sản nước ngọt

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn (TSL): là đất chuyên nuôi, trồng thuỷ

sản sử dụng môi trường nước lợ hoặc nước mặn

+ Đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt (TSN): là đất chuyên nuôi, trồng

thuỷ sản sử dụng môi trường nước ngọt

Đất làm muối (LMU): là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối Đất nông nghiệp khác (NKH): là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà

kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọtkhông trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại

động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm

nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo câygiống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản,thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp [7]

1.1.2 Vai trò của đất nông nghiệp

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động

-thực vật và con người trên trái đất Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con ngườitồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người Đất đai tham gia vàotất cả các ngành kinh tế của xã hội Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể đất đai có vịtrí khác nhau

Trong nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đất đai có vị trí

đặc biệt Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế Đặc biệt

vì đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động Đất đai là đối tượng lao

động vì đất đai chịu sự tác động của con người trong quá trình sản xuất như: cày, bừa,

xới, để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển Đất đai là tư liệu lao động vì đất

đai phát huy tác dụng như một công cụ lao động Con người sử dụng đất đai để trồng

trọt và chăn nuôi Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp Với sinh vật,

đất đai không chỉ là môi trường sống, mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây

trồng Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai Diệntích, chất lượng của đất đai quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng cũng như cơ cấusản xuất của từng nông trại và của cả vùng Vì vậy, việc quản lý, sử dụng đất đai nói

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

chung cũng như đất nông nghiệp nói riêng một cách đúng hướng, có hiệu quả, sẽ gópphần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội.

Bên cạnh đó, một bộ phận lớn đất ngập nước: các đầm lầy, sông ngòi, kênhrạch, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biển, hồ nước nhân tạo,…còn có nhiều vaitrò quan trọng khác Đây là nơi cung cấp nhiên liệu, thức ăn, là nơi diễn ra các hoạt

động giải trí, nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gien quý hiếm Ngoài ra, đất

nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc nước thải, điều hoà dòngchảy (giảm lũ lụt và hạn hán), điều hòa khí hậu địa phương, chống xói lở ở bờ biển,

ổn định mạch nước ngầm cho nguồn sản xuất nông nghiệp, tích lũy nước ngầm, lànơi cư trú của các loài chim, phát triển du lịch,… Hướng sử dụng đất quy địnhhướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác và hiệu quả sản xuất Chỉ có thông qua đất,các tư liệu sản xuất mới tác động đến hầu hết các cây trồng, vật nuôi Vì vậy, muốnlàm tăng năng suất đất đai, giữ gìn và bảo vệ đất đai để đảm bảo cả lợi ích trước mắt

cũng như mục tiêu lâu dài, cần sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả, cần coi việc bảo

vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách

đối với mỗi quốc gia

1.1.3 Đặc điểm kinh tế của đất nông nghiệp

Trên phương diện kinh tế, đất nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau:

a) Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế

Nét đặc biệt của loại tư liệu sản xuất này chính là sự khác biệt với các tư liệu

sản xuất khác trong quá trình sử dụng Các tư liệu sản xuất khác sau một thời gian

sử dụng sẽ bị hao mòn và hỏng hóc, còn đất đai nếu sử dụng hợp lý, khoa học sẽ lạicàng tốt hơn Đặc điểm này có được là do đất đai có độ phì nhiêu Tùy theo mục

đích khác nhau, người ta chia độ phì nhiêu thành các loại khác nhau Cụ thể là:

+) Độ phì tự nhiên: được tạo ra do quá trình phong hóa tự nhiên Độ phì loại

này gắn với thuộc tính lý - hóa - sinh học của đất và môi trường xung quanh

+) Độ phì nhân tạo: có được là do kết quả của sự tác động có ý thức của con

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

người, bằng cách áp dụng hệ thống canh tác hợp lý, có căn cứ khoa học để

thỏa mãn mục đích của con người (làm đất, chăm sóc, luân canh, xen canh câytrồng và tưới tiêu)

+) Độ phì tiềm tàng: là hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đất ở một

thời điểm nhất định Độ phì nhiêu loại này là kết quả của sự tác động tổng hợp cácnhân tố tự nhiên và nhân tạo

+) Độ phì kinh tế: là độ phì nhiêu mà con người đã khai thác sử dụng cho

mục đích kinh tế thông qua sự hấp thụ và chuyển hóa của cây trồng sau một quátrình sản xuất

Từ đặc điểm này, trong nông nghiệp cần phải quản lý đất đai một cách chặtchẽ, theo quy định của Luật đất đai; phân loại đất đai một cách chính xác; bố trí sảnxuất nông nghiệp một cách hợp lý; thực hiện chế độ canh tác thích hợp để tăng năngsuất đất đai, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên đất

b) Diện tích đất là có hạn

Diện tích đất là có hạn do giới hạn của từng nông trại, từng hộ nông dân,từng vùng và phạm vi lãnh thổ của từng quốc gia Sự giới hạn về diện tích đất nôngnghiệp còn thể hiện ở khả năng có hạn của hoạt động khai hoang, khả năng tăng vụtrong từng điều kiện cụ thể Quỹ đất nông nghiệp là có hạn và ngày càng trở nênkhan hiếm do nhu cầu ngày càng cao về đất đai của quá trình đô thị hóa, côngnghiệp hóa cũng như đáp ứng nhu cầu đất ở khi dân số ngày một gia tăng Đặc điểmnày ảnh hưởng đến khả năng duy trì và mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp

Diện tích đất đai là có hạn không có nghĩa là mức cung về đất đai trên thị

trường là cố định Tuy quỹ đất đai là có hạn nhưng đường cung về đất đai trên thịtrường vẫn là một đường dốc lên thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa giá đất vàlượng cung về đất

Đặc điểm này cho thấy cần quy hoạch, và sử dụng đất đai hợp lý đồng thời

quản lý chặt chẽ để vừa đảm bảo nâng cao thu nhập cho người nông dân vừa đảmbảo an ninh lương thực trong thời kỳ CNH - HĐH

c) Vị trí đất đai là cố định

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

Các tư liệu sản xuất khác có thể được di chuyển trong quá trình sử dụng từ vị

trí này sang vị trí khác thuận lợi hơn, nhưng với đất đai việc làm đó là không thể.Chúng ta không thể di chuyển được đất đai theo ý muốn mà chỉ có thể canh tác trênnhững vị trí đất đai đã có sẵn Chính vị trí cố định đã quy định tính chất hóa - lý -sinh của đất đai đồng thời cũng góp phần hình thành nên những lợi thế so sánh nhất

định về sản xuất nông nghiệp

Từ việc nghiên cứu đặc điểm này cần phải bố trí sản xuất hợp lý cho từng

vùng đất phù hợp với lợi thế so sánh và những hạn chế của vùng; thực hiện quy

hoạch, phân bổ đất đai cho các mục tiêu sử dụng một cách thích hợp; xây dựng cơ

sở hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông cho từng vùng để tạo điều kiện sửdụng đất tốt hơn

d) Đất đai là sản phẩm của tự nhiên

Đất đai là sản phẩm mà tự nhiên ban tặng cho con người Song, thông qualao động để thỏa mãn mong muốn của mình, con người làm thay đổi giá trị và độ

phì nhiêu của đất đai Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con

người và thuộc sở hữu chung của toàn xã hội Tuy nhiên, Luật đất đai cũng khẳngđịnh quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ thuộc người sản xuất Nông dân có quyền sử

dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và thuê mướn đất

1.1.4 Sử dụng đất nông nghiệp

1.1.4.1 Sử dụng đất nông nghiệp

Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người

- đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường Quy luậtphát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi trường cũng như

hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý, pháthuy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất

Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại Trong mỗi

phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời

sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai Với vai trò là nhân tố cơ bản

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

của sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện ởcác khía cạnh sau:

- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian

sử dụng đất

- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình

thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất

- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh

tế sử dụng đất

- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai mộtcách kinh tế, tập trung, thâm canh

1.1.4.2 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp

- Đất nông nghiệp cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý

Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nông nghiệp có nghĩa là đất nông nghiệp cần

được sử dụng hết và mọi diện tích đất nông nghiệp đều được bố trí sử dụng phù hợp

với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng cao năng suất câytrồng, vật nuôi vừa duy trì được độ phì nhiêu của đất

- Đất nông nghiệp cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao

Đây là kết quả của nguyên tắc thứ nhất trong sử dụng đất nông nghiệp

Nguyên tắc chung là đầu tư vào đất nông nghiệp đến khi mức sản phẩm thu thêmtrên một đơn vị diện tích bằng mức chi phí tăng thêm trên một đơn vị diện tích đó

- Đất nông nghiệp cần được quản lý và sử dụng một cách bền vững

Sự bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa là cả số lượng và chất

lượng đất nông nghiệp phải được bảo tồn không những để đáp ứng mục đích trước

mắt của thế hệ hiện tại mà còn phải đáp ứng được cả nhu cầu ngày càng tăng củacác thế hệ mai sau Sự bền vững của đất nông nghiệp gắn liền với điều kiện sinh

thái môi trường Vì vậy, cần áp dụng các phương thức sử dụng đất nông nghiệp kết

hợp hài hòa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài

1.1.4.3 Quan điểm sử dụng đất bền vững

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

Là một hệ sinh thái, một phần do con người tạo ra nhằm mục đích phục vụ

con người, hệ sinh thái nông nghiệp chịu những tác động mạnh mẽ nhất từ chínhcon người Các tác động của con người, nhiều khi, đã làm cho hệ sinh thái biến đổivượt quá khả năng tự điều chỉnh của đất Con người đã không chỉ tác động vào đấtđai mà còn tác động cả vào khí quyển, nguồn nước để tạo ra một lượng lương thực,

thực phẩm ngày càng nhiều trong khi các hoạt động cải tạo đất chưa được quan tâm

đúng mức và hậu quả là đất đai cũng như các nhân tố tự nhiên khác bị thay đổi theo

chiều hướng ngày một xấu đi Ngày nay, nhiều vùng đất đai màu mỡ đã bị thoái hóanghiêm trọng, kéo theo sự xói mòn đất và suy giảm nguồn nước đi kèm với hạn hán,

lũ lụt,… Vì vậy, để đảm bảo cho cuộc sống của con người trong hiện tại và tươnglai cần phải có những chiến lược về sử dụng đất để không chỉ duy trì những khả

năng hiện có của đất mà còn khôi phục những khả năng đã mất Thuật ngữ “sử dụngđất bền vững” ra đời trên cơ sở của những mong muốn trên

Việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn

là mong muốn của con người trong mọi thời đại Nhiều nhà khoa học và các tổ chứcquốc tế đã đi sâu nghiên cứu vấn đề sử dụng đất một cách bền vững trên nhiều vùngcủa thế giới, trong đó có Việt Nam Việc sử dụng đất bền vững nhằm đạt được cácmục tiêu sau:

- Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất);

- Giảm rủi ro sản xuất (an toàn);

- Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất và nước(bảo vệ);

- Có hiệu quả lâu dài (lâu bền);

- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận)

Như vậy, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần tuý về mặt tự nhiên mà còn

cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội Năm mục tiêu mang tính nguyên tắc

trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững Trong thực tiễn, việc sử dụng đấtđạt được cả 5 mục tiêu trên thì sự bền vững sẽ thành công, nếu không sẽ chỉ đạtđược sự bền vững ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện Tại Việt Nam,

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc trên và được thể hiệntrong 3 yêu cầu sau:

- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị

trường chấp nhận Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên

mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai Năng suất sinh học bao gồm các sảnphẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả, và tàn dư để lại) Một hệthống sử dụng đất bền vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không

sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường

- Bền vững về mặt xã hội: thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống

người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển Đáp ứng nhu cầu của nông hộ làđiều cần quan tâm trước nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môitrường, ) Sản phẩm thu được cần thoả mãn cái ăn, cái mặc, và nhu cầu sống hàng

ngày của người nông dân

Nội lực và nguồn lực địa phương phải được phát huy Hệ thống sử dụng đấtphải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất đã đượcgiao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể Sử dụng đất sẽ bền vững nếuphù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập quán địa phương, nếu ngược lại sẽ không

được cộng đồng ủng hộ

- Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất bảo vệ được độ màu mỡ

của đất, ngăn chặn sự thoái hoá đất và bảo vệ môi trường sinh thái Giữ đất được thểhiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép

+ Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng

bền vững

+ Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%)

+ Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độccanh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm )

Ba yêu cầu bền vững trên là tiêu chuẩn để xem xét và đánh giá các loại hình

sử dụng đất hiện tại Thông qua việc xem xét và đánh giá các yêu cầu trên để giúpcho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở vùng sinh thái

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

1.1.4.4 Loại hình sử dụng đất

Trong đánh giá đất, FAO đã đưa ra những khái niệm về loại hình sử dụngđất, đưa việc xác định loại hình sử dụng đất vào nội dung các bước đánh giá đất và

coi loại hình sử dụng đất là một đối tượng của quá trình đánh giá đất

Loại hình sử dụng đất (land use type - LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sửdụng đất của mỗi vùng với những phương thức sản xuất và quản lý sản xuất trong

điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và kỹ thuật được xác định

Yêu cầu của các LUT là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai đểbảo vệ mỗi LUT phát triển bền vững Đó là những yêu cầu sinh trưởng, quản lý,

chăm sóc, các yêu cầu bảo vệ đất và môi trường

Có thể liệt kê một số LUT khá phổ biến trong nông nghiệp hiện nay, như:

- Chuyên trồng lúa: có thể canh tác nhờ nước mưa hay có tưới chủ động,trồng 1 vụ, 2 vụ hay 3 vụ trong năm;

- Chuyên trồng màu: thường được áp dụng cho những vùng đất cao thiếu

nước tưới, đất có thành phần cơ giới nhẹ;

- Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn, thực hiện những công thức luân canhnhiều vụ trong năm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu cuộcsống con người, đồng thời còn có tác dụng cải tạo độ phì của đất Cũng có thể nhằmkhắc phục những hạn chế về điều kiện tưới không chủ động một số tháng trong

năm, nhất là mùa khô

- Trồng cỏ chăn nuôi;

- Nuôi trồng thủy sản;

- Trồng rừng

Tại huyện Lệ Thủy, ngoài những loại hình kể trên, còn xuất hiện thêm một số

LUT khác như: Kết hợp giữa trồng lúa theo thời vụ với lúa tái sinh; kết hợp lúa với

NTTS (mô hình 2 vụ lúa, 1 vụ cá); Chuyên trồng cây lâu năm (chè, cây ăn quả) vàKết hợp trồng rừng với chăn nuôi đại gia súc (trồng keo - nuôi trâu, bò)

1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.2.1 Khái quát về hiệu quả

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

a) Khái niệm: Hiệu quả là một phạm trù khoa học phản ánh quan hệ so sánhgiữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó trong một thời kỳ nhất định [2]

b) Phân loại hiệu quả: Các nhà kinh tế thường phân loại hiệu quả theo cáctiêu thức sau đây:

- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội, hiệu quả bao gồm: hiệu quả kinh tế,hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc phòng

- Theo phạm vi lợi ích, hiệu quả bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh

tế - xã hội

- Theo mức độ phát sinh, hiệu quả bao gồm: hiệu quả trực tiếp và hiệu quảgián tiếp

- Theo cách tính toán, hiệu quả bao gồm: hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả

tương đối Hiệu quả tuyệt đối được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí Hiệu

quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí Hiệu quả sản xuất trongnông nghiệp đã được nhiều học giả nghiên cứu, nổi bật nhất là Theodore W Schultz(1964), Rizzo (1979) và Ellis (1993) Các học giả này đều cho rằng cần phân biệt 3khái niệm cơ bản về hiệu quả là: hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency), hiệu quảphân bổ (allocative efficiency) và hiệu quả kinh tế (economic efficiency)

- Hiệu quả kỹ thuật (TE): là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn

vị đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹthuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổbiến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể Hiệu quả

này thường được phản ánh trong hàm sản xuất Hiệu quả kỹ thuật liên quan đếnphương diện vật chất của sản xuất, hiệu quả này chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực

dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm Hiệu quả kỹ thuật phụthuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp,phụ thuộc vào kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế - xã hội

khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng

Như vậy, có thể hiểu hiệu quả kỹ thuật trong sử dụng đất nông nghiệp là sốlượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp trong

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nôngnghiệp Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, hiệu quả

sử dụng đất nông nghiệp chỉ ra rằng một đơn vị diện tích đất nông nghiệp đượcdùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm

- Hiệu quả phân bổ (AE): là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm

và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chiphí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả

kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá đầu vào và đầu ra Vì thế mà hiệu quả phân bổcòn được gọi là hiệu quả giá (price efficiency) Việc xác định hiệu quả này giống

như xác định các điều kiện về lý thuyết cận biên để tối đa hóa lợi nhuận Điều đó có

nghĩa là hiệu quả này đạt được khi giá trị biên của sản phẩm phải bằng chi phí biêncủa nguồn lực sử dụng vào sản xuất

- Hiệu quả kinh tế (EE): là mục tiêu của người sản xuất, là thước đo phản ánhmức độ thành công của người sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp đầu vào và đầu ratối ưu EE được tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (EE =TE*AE)

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹthuật và hiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều

được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp Nếu đạtđược một trong hai hiệu quả, hoặc là hiệu quả kỹ thuật, hoặc là hiệu quả phân bổ

thì mới chỉ thỏa mãn điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho hiệu quảkinh tế [5]

Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu về hiệu quả kỹ thuật vàhiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế Như vậy, để đạt

được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng cần phải đạt được cả hiệu quả kỹ thuật

và hiệu quả phân bổ Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế chỉ thể hiện mục đích của ngườisản xuất là tối đa hóa lợi nhuận Muốn sử dụng đất nông nghiệp bền vững cần quan

tâm đến cả hiệu quả về mặt xã hội và môi trường

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

Hình 1.1: Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất

Ba vấn đề trên có quan hệ mật thiết với nhau và có ý nghĩa quan trọng đốivới mục tiêu phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp Trong nhiều trườnghợp, đặc biệt ở các nơi dân cư có trình độ thấp, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, để đạt

được lợi ích kinh tế thì nhiều khi lợi ích về mặt xã hội và môi trường không đượcbàn đến Hậu quả là cạn kiệt, thoái hóa tài nguyên đất, đất lại cho năng suất thấphơn và thu nhập bị giảm, người nông dân ở những vùng đó lại tiếp tục bị rơi vào

vòng nghèo đói Và cứ như vậy, vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và phát triểnkhông bền vững duy trì hết thế hệ này qua thế hệ khác, tạo nguy cơ tụt hậu xa hơn

về mọi mặt giữa những bộ phận dân cư trong những vùng này với những vùng mà ở

đó người dân thành công trong việc điều hòa cả lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi

ích về môi trường trong quá trình phát triển

Song, để hiểu rõ về hiệu quả kinh tế, cần phải phân biệt kết quả với hiệu quả

kinh tế, phân biệt hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế Bêncạnh đó, cũng cần nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của phương thức đánh giáhiệu quả kinh tế theo quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại

Về sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả kinh tế, ta thấy, hiệu quả kinh tế làphạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được, cònkết quả kinh tế chỉ là một yếu tố trong được sử dụng để xác định hiệu quả mà thôi

Thực tế cho thấy, các hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tổ chức cũng

như của cả nền kinh tế quốc dân mang lại kết quả được tính bằng khối lượng sản

HQMT

Sử dụng đất nông nghiệp bền vững

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

phẩm hàng hoá, giá trị sản lượng hàng hoá, doanh thu bán hàng,… Nhưng kết quảnày chỉ phản ánh quy mô hoạt động kinh tế mà chưa phản ánh được trình độ tổ chứcsản xuất của một đơn vị hoặc một nền kinh tế, chưa trả lời được các câu hỏi như:

được tạo ra bằng cách nào? Bằng phương tiện gì? Chi phí bằng bao nhiêu?

Để giải quyết được vấn đề này, kết quả của quá trình sản xuất phải được đặt

trong mối quan hệ so sánh với chi phí và nguồn lực khác Trong điều kiện giới hạnnguồn lực, phải tạo ra kết quả sản xuất cao, tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoácho xã hội Chính điều này thể hiện trình độ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân màtheo C.Mác thì đây là cơ sở để phân biệt trình độ văn minh của nền sản xuất này sovới nền sản xuất khác Hiệu quả kinh tế chính là yếu tố thể hiện được điều này

1.2.2 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế

Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, tôi nhận thấy đã có hai quan điểm khác nhau

về vấn đề này, cụ thể là:

a) Quan điểm truyền thống

Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến hiệu quả kinh tế là nói đến phần

còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí Hiệu quả kinh tế

được đo bằng các chi phí và lãi Nhiều tác giả theo quan điểm này cho rằng, hiệu

quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay

ngược lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm Những chỉ tiêu

hiệu quả này thường là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn đượctính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh

Quan điểm truyền thống trên chưa thật toàn diện khi xem xét đến hiệu quả

kinh tế Sự thiếu toàn diện được thể hiện qua những khía cạnh sau:

Thứ nhất, hiệu quả kinh tế được xem xét với quá trình sản xuất kinh doanh

trong trạng thái tĩnh, chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư Trong khi đó, hiệu quảkinh tế lại là một vấn đề rất quan trọng không những cho phép chúng ta biết đượckết quả đầu tư mà còn giúp chúng ta xem xét trước khi ra quyết định có nên tiếp tục

đầu tư hay không và nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào Trên phương diện này,quan điểm truyền thống chưa đáp ứng được đầy đủ

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

Thứ hai, quan điểm truyền thống không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu

và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó, thu và chi trong tính toánhiệu quả kinh tế là chưa đầy đủ và chính xác

Thứ ba, hiệu quả kinh tế chỉ bao gồm hai phạm trù cơ bản là thu và chi Hai

phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính đơn thuần như chi phí về vốn,

lao động, thu về sản phẩm và giá cả Trong khi đó, các hoạt động đầu tư và phát

triển lại có những tác động không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn trên cả các

phương diện khác nữa Bên cạnh đó, có những phần thu lợi hoặc những khoản chiphí mà lúc đầu khó hoặc không lượng hoá được nhưng lại đáng kể thì lại khôngđược phản ánh ở cách tính theo quan điểm truyền thống này

b) Quan điểm hiện đại

Các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm hiện đại về hiệu quả kinh tế nhằm khắcphục những hạn chế của quan điểm truyền thống Theo quan điểm hiện đại, khi tínhhiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố Cụ thể là:

- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra Về mối quan hệnày, cần phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồnlực và hiệu quả kinh tế Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một

đơn vị đầu vào (I) đầu tư thêm hay là tỷ số ∂O/∂I (sản phẩm biên/đầu tư biên)

Hiệu quả phân bổ nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí

đầu tư thêm Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá đầu vào

và giá sản phẩm Hiệu quả phân bổ đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên.Hiệu quả kinh tế đạt được khi cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực

là tối đa [6]

- Yếu tố thời gian: các nhà kinh tế đương đại đã coi thời gian là một yếu tốtrong tính toán hiệu quả Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổngdoanh thu bằng nhau nhưng có thể có hiệu quả khác nhau trong những thời điểmkhác nhau

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

- Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường: các quan điểm hiện đại cho rằnghiệu quả về tài chính phải phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với chiến lược tăng

trưởng và phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia hiện nay

Nhận thức được những ưu điểm và hạn chế trong các quan điểm về hiệu quảkinh tế, trong nghiên cứu này, cả hai quan điểm được xem xét và tính toán hiệu quả

sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy

1.2.3 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế

Cho dù theo quan điểm truyền thống hay hiện đại, hiệu quả kinh tế luôn liênquan đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh Nội dung xác định

hiệu quả kinh tế bao gồm:

- Xác định các yếu tố đầu vào: Đó là chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi

phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư và đất đai,

- Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được): Trước hết hiệu quả kinh tế

là các mục tiêu đạt được của từng hộ gia đình, từng cơ sở sản xuất phải phù hợp vớimục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải trao đổi đượctrên thị trường, các kết quả đạt được là: khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất, giá trị

gia tăng/thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận,

Bản chất hiệu quả kinh tế, về mặt định lượng là xem xét, so sánh kết quả thu

được so với chi phí bỏ ra, người ta chỉ thu được hiệu quả kinh tế khi kết quả thuđược lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao vàngược lại Về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh tế cao là phản ánh nỗ lực của

từng khâu, của mỗi cấp trong hệ thống sản xuất phản ánh trình độ năng lực quản lýsản xuất kinh doanh Sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh

tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội Hai mặt định tính và định lượng

là cặp phạm trù của hiệu quả kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau

1.2.4 Khái niệm và sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Cho đến nay, chưa có tài liệu nào đưa ra khái niệm rõ ràng về “hiệu quả sử

dụng đất nông nghiệp” Tác giả Bùi Thị Thùy Dung cho rằng: “Hiệu quả sử dụng

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

đất nông nghiệp là một phạm trù khoa học phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả

kinh tế và chi phí kinh tế đã bỏ ra để đạt được kết quả đó trên một đơn vị diện tích

đất nông nghiệp được sử dụng trong một thời kỳ nhất định” [4] Vậy, vì sao cầnđánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp?

Đất nông nghiệp là một tài nguyên quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển

của một quốc gia Muốn quy hoạch và sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hiệuquả, cần phải đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng, đặc biệt là hiệu quả kinh tế để tìmlời giải cho các vấn đề như: Diện tích các loại đất nông nghiệp bằng bao nhiêu? Cơcấu mỗi loại đất như thế nào? Đất nông nghiệp đang được sử dụng ra sao? Hiệu quả

sử dụng cao hay thấp? Những nhân tố nào quyết định hiệu quả sử dụng nguồn tài

nguyên đất nông nghiệp? Giải pháp nào cần thực thi để nâng cao hiệu quả sử dụng

nguồn tài nguyên này nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia?

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là một đòi hỏi tất yếu của sựphát triển xã hội Đối với người sản xuất, tăng hiệu quả chính là cơ sở để họ tăng lợinhuận Đối với người tiêu dùng, tăng hiệu quả chính là đảm bảo cho họ có mức thỏadụng cao hơn (được sử dụng hàng hoá với lượng nhiều hơn, giá thấp hơn và chất

lượng tốt hơn) Xã hội càng phát triển với công nghệ cao, kỹ thuật mới, việc nâng

cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng gặp nhiều thuận lợi hơn Nâng cao hiệuquả sẽ làm tăng lợi ích của cả xã hội bởi lợi ích của cả người sản xuất và người tiêu

dùng đều được cải thiện Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông

nghiệp phải được đặt trong mối quan hệ bền vững với hiệu quả xã hội và hiệu quả

môi trường, cả trước mắt và lâu dài

1.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng đất nông nghiệp

1 - Diện tích và tỷ lệ diện tích đất đã sử dụng cho nông, lâm và ngư nghiệptrên tổng quỹ đất tự nhiên;

2 - Diện tích và cơ cấu diện tích đất đai phân bổ cho các lĩnh vực trong nội

bộ ngành nông, lâm và ngư nghiệp (đất SXNN, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủysản, đất nông nghiệp khác);

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

3 - Diện tích và tỷ lệ diện tích đất có khả năng phát triển nông, lâm và ngưnghiệp chưa được sử dụng;

4 - Hệ số sử dụng đất (hệ số lần trồng): Là hệ số giữa tổng diện tích gieotrồng tính trên tổng diện tích canh tác trong một năm;

Công thức này được sử dụng để tính hệ số quay vòng của đất, hệ số sử dụng

đất càng lớn thì năng suất đất đai sẽ càng cao

1.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp

1 - Năng suất bình quân (AP): Là mức sản lượng thu được trong quá trình

điều tra đối với từng loại cây trồng cụ thể trên một đơn vị diện tích

2 - Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ đượctạo ra trong một thời kỳ (thường là một năm)

Công thức tính:

Trong đó: GO là giá trị sản xuất

Q i là khối lượng sản phẩm loại i

P i là đơn giá sản phẩm loại i

3 - Năng suất đất đai: Được đo bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trên một đơn

vị diện tích đất canh tác Trong nghiên cứu này, GO là toàn bộ sản phẩm thu đượcquy ra tiền theo giá thị trường trên một hecta đất canh tác

4 - Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ

được sử dụng trong quá trình sản xuất (tính theo chu kỳ) Trong nông nghiệp, chi phí

trung gian bao gồm các khoản chi phí như: Giống cây, phân bón, thuốc trừ sâu,

Công thức tính:

Trong đó: IC là chi phí trung gian

C j là khoản chi phí thứ j trong vụ sản xuất

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

5 - Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong một nămhay một chu kỳ sản xuất VA được tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phítrung gian.

Công thức tính: VA = GO - IC

6 - Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuấtbao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích (tínhtheo chu kỳ của GO)

Công thức tính: MI = GO - IC - (A + T + lao động thuê)

Trong đó: MI: Thu nhập hỗn hợp.

GO: Tổng giá trị sản xuất.

IC: Chi phí trung gian.

A: Khấu hao tài sản cố định.

T: Các khoản thuế, phí phải nộp.

7 - Giá trị ngày công: Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất trongmột ngày lao động sản xuất trên một đơn vị diện tích cho một công thức luân canh,xen canh

1.2.5.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

1 - Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (TGO): là tỷ số giá trị sản xuất tínhbình quân trên một đơn vị diện tích với chi phí trung gian trong 1 chu kỳ sản xuất

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

Công thức tính:

1.2.5.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của các loại hình trồng cây

lâu năm (theo chu kỳ sản xuất)

1 - Giá trị hiện tại thuần (Net Present Value - NPV): Giá trị hiện tại thuần haygiá trị hiện tại của thu nhập thuần là khoản chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổngcác khoản chi phí của cả vòng đời cây trồng đã được đưa về cùng thời điểm hiện tại

Công thức tính:

Trong đó: NPV: giá trị hiện tại của thu nhập thuần

B i : Khoản thu của năm thứ i

C i : Khoản chi phí của năm thứ i

n: số năm (vòng đời) của cây trồng (từ năm 0 đến năm n)

r: tỷ suất chiết khấu được lựa chọn (tính bằng tỷ lệ lãi suất ngân hàng)

Đối với cây ăn quả và cây lâm nghiệp là những cây trồng một lần nhưng thu

nhiều lần nên để tính toán được chỉ tiêu NPV thì đòi hỏi phải có sự ghi chép cụ thểqua từng năm trong suốt chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây

NPV > 0: Quá trình sản xuất có hiệu quả kinh tế (tổng các khoản thu từ loạicây trồng đó lớn hơn tổng chi phí sau khi đã đưa về giá trị hiện tại) Nên tiếp tục mởrộng sản xuất

NPV < 0: Quá trình sản xuất không có hiệu quả kinh tế (tổng các khoản thu

từ loại cây trồng đó không bù đắp được chi phí sau khi đã đưa về giá trị hiện tại).Không nên tiếp tục mở rộng sản xuất

NPV = 0: Quá trình sản xuất không có tác dụng gì dù chấp nhận hay bác bỏ.Tùy thuộc vào tình hình sản xuất và thị trường cụ thể của địa phương mà đưa raquyết định có tiếp tục sản xuất hay không

2 - Tỉ lệ hoàn vốn nội bộ (Internal Rate Of Return - IRR): là tỉ lệ khấu trừ

được sử dụng trong tính toán nguồn vốn để quy giá trị thuần của dòng tiền hiện tại

của một dự án cụ thể về 0 Có thể xem tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất được sử

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

dụng làm ỷ lệ chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi trong vòng đời của mộtloại cây trồng lâu năm về cùng mặt bằng thời gian hiện tại.

Tỉ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) càng cao thì khả năng thực thi dự án là càng cao.Trong nghiên cứu này, IRR thể hiện khả năng thu lãi trung bình của khoản tiền đầu

tư vào sản xuất cây lâu năm trong suốt thời gian vòng đời của các cây trồng đó

Công thức tính:

Trong đó:

r 1 và r 2 là hai mức lãi suất chọn tùy ý sao cho r 1 > r 2 và r 1 - r 2 ≤ 5%

r 1 : Tỷ suất chiết khấu thấp hơn tại đó NPV 1 > 0 gần sát 0 nhất (tính bằng lãi suất ngân hàng bình quân ở thời kỳ thứ nhất)

r 2 : Tỷ suất chiết khấu cao hơn tại đó NPV 2 < 0 gần sát 0 nhất (tính bằng lãi suất ngân hàng bình quân ở thời kỳ thứ hai)

NPVr 1 : Giá trị hiện tại ròng tính theo r 1

NPVr 2 : Giá trị hiện tại ròng tính theo r 2

IRR > r: nên duy trì LUT với các loại cây trồng này

IRR < r: không nên duy trì LUT với các loại cây trồng này

IRR = r: LUT trồng các loại cây này không có tác dụng gì dù chấp nhận hay không.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng giá thị trường của các sản phẩmcùng loại tại địa phương và trong tỉnh cùng thời điểm nghiên cứu để làm giá thamchiếu khi phân tích cũng như đưa ra kết luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệptại 3 vùng nghiên cứu

1.2.5.5 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội

1 - Tỷ suất giá trị sản xuất theo công lao động (TGOLĐ): là tỷ số giá trị sảnxuất tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho mộtchu kỳ sản xuất

Công thức tính:

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

2 - Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động (TVALĐ): là tỷ số giá trị gia tăngtính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư cho một chu kỳsản xuất.

Công thức tính:

3 - Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo công lao động (TMILĐ): là tỷ số thu nhậphỗn hợp tính bình quân trên một đơn vị diện tích với số công lao động đầu tư chomột chu kỳ sản xuất

Công thức tính:

1.2.5.6 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả môi trường

Trong trường hợp nghiên cứu này chỉ xem xét đánh giá hiệu quả môi trường

của từng loại hình sử dụng đất dựa trên việc cho điểm của 2 tiêu chí, đó là: Mức độ

sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác Các tiêu chí đưa ra đượcdựa trên khả năng ảnh hưởng hiện tại và lâu dài đối với môi trường trong quá trình

sử dụng đất

Mức độ phân cấp chỉ tiêu đánh giá căn cứ vào kết quả thực tế của các hộ sửdụng đất nông nghiệp với 3 cấp: Cao, thấp và trung bình, tương ứng với mức điểm

3, 2 và 1

1.3 Cơ sở thực tiễn và tổng quan nghiên cứu

1.3.1 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Hiện nay, toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là3.256 triệu hecta, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền

Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%.Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5% Diện tích đất trồng trọt trên toàn thế giớimới chỉ chiếm 10,8% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu hecta), trong

đó chỉ có 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp còn 54% đất có khả năng sản

xuất nhưng chưa được khai thác Kết quả đánh giá đất nông nghiệp của thế giới chothấy: Chỉ có 14% đất có năng suất cao, 28% đất có năng suất trung bình, nhưng cótới 58% đất có năng suất thấp

DRAFT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 28/10/2018, 23:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chi cục thống kê huyện Lệ Thủy (2013-2017), Niêm giám thống kê, báo cáo thống kê năm 2013-2017, Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niêm giám thống kê, báo cáothống kê năm 2013-2017
2. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà (2006), Kinh tế nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tếnông nghiệp
Tác giả: Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2006
3. Phan Sỹ Cường (2000), Đánh giá hiệu quả kinh tế cây cam ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả kinh tế cây cam ở huyện Nghĩa Đàn-Nghệ An
Tác giả: Phan Sỹ Cường
Năm: 2000
4. Bùi Thị Thùy Dung (2009), Bài giảng kinh tế sử dụng đất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kinh tế sử dụng đất
Tác giả: Bùi Thị Thùy Dung
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2009
5. Phạm Văn Dư (2009), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Cộng sản, Số ra ngày 15/5/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp vùng đồng bằng sông Hồng”
Tác giả: Phạm Văn Dư
Năm: 2009
6. Nguyễn Văn Hoàn (2007), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Việt Yên, huyện Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyệnViệt Yên, huyện Bắc Giang
Tác giả: Nguyễn Văn Hoàn
Năm: 2007
8. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lệ Thủy (2013-2017), Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2013-2017, Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báocáo tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2013-2017
9. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy (2013-2017), Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất đai năm 2013-2017, Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hìnhquản lý, sử dụng đất đai năm 2013-2017
10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình (2015-2017), Tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2015-2017, Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng hợp báocáo tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2015-2017
11. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình (2013-2017), Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất đai năm 2013-2017, Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình quảnlý, sử dụng đất đai năm 2013-2017
12. Ngô Trung Sơn (2008), Giáo trình Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài nguyên môi trường và phát triển bềnvững
Tác giả: Ngô Trung Sơn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2008
13. Trương Văn Tuấn (2007), “Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk”, Tạp chí Khoa học - Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất tại huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk”
Tác giả: Trương Văn Tuấn
Năm: 2007
14. Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy (2013-2017), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013-2017.DRAFTTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khác
1.2. Số người trong độ tuổi lao động Khác
1.4. Sản xuất chính của hộ trong nông nghiệp:□ Trồng trọt □ Chăn nuôi □ Nuôi trồng thủy sản □ Khác PHẦN II: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w