1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGƯỜI QUẢN LÝ “GIẤU MẶT” TẠI VIỆT NAM

50 91 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 0,91 MB
File đính kèm NGƯỜI QUẢN LÝ GIẤU MẶT.rar (862 KB)

Nội dung

“Shadow director” – người quản lý “giấu mặt” là một khái niệm xuất hiện rất sớm tại Anh, được định nghĩa lần đầu tiên trong luật công ty Anh 1980. Hiện nay, theo luật công ty Anh, người quản lý “giấu mặt” là “người chỉ dẫn hoặc hướng dẫn các người quản lý của công ty, và các người quản lý đó đã quen với việc hành động như vậy” . Trong định nghĩa trên bao gồm hai loại người quản lý là người quản lý “giấu mặt” và người quản lý luật định. Người quản lý “giấu mặt” là người đưa ra các chỉ dẫn để người quản lý luật định làm theo, và sự hướng dẫn này phải diễn ra nhiều lần, đủ để người quản lý luật định quen với việc thực hiện các chỉ thị đó. Đặc biệt, người quản lý “giấu mặt” không mang các chức danh người quản lý trên thực tế, tuy nhiên vẫn phải có nghĩa vụ và trách nhiệm như một người quản lý. Trong pháp luật công ty của Úc, vế sau trong định nghĩa người quản lý đã đề cập đến người quản lý “giấu mặt”: “người không được bổ nhiệm làm người quản lý vẫn được coi là người quản lý nếu họ hành động dưới quyền của người quản lý; hoặc các người quản lý hoặc công ty đã quen với sự chỉ dẫn đó”. Tương tự, người quản lý “giấu mặt” đã được định nghĩa gián tiếp thông qua định nghĩa người quản lý trong luật công ty Singapore. Cụ thể, người quản lý “giấu mặt” là những ai chỉ dẫn cho người quản lý hoặc đại bộ phận người quản lý làm theo như thói quen. Qua các định nghĩa trên, một người có thể được coi là người quản lý “giấu mặt” khi: (i) họ không nắm giữ các chức danh người quản lý, (ii) chỉ đạo và hướng dẫn các người quản lý khác thực hiện theo, (iii) các người quản lý đã quen với việc chỉ dẫn đó. Pháp luật Việt Nam không có bất kỳ quy định nào định nghĩa trực tiếp hay gián tiếp về người quản lý “giấu mặt”. Sự thiếu vắng những quy định này không phải tại Việt Nam không có những người mang đặc tính của người quản lý “giấu mặt”, mà đây chính là một khuyết điểm của hệ thống pháp luật nước nhà. “Giấu mặt” là sự không xuất hiện, không trực tiếp thực hiện hành vi. Người “giấu mặt” là những người đứng sau, không trực tiếp thực hiện việc đưa ra các quyết định trên thực tế nhưng lại tác động đến những người quản lý khác thực hiện ý chí của mình. Người quản lý “giấu mặt” đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất lâu, từ khi đất nước bắt đầu mở cửa thị trường và hội nhập nền kinh tế thế giới. Thực tế cho thấy đã có rất nhiều vụ việc xuất hiện bóng dáng của người quản lý “giấu mặt”. Năm 1997, Tăng Minh Phụng, vì muốn vay tiền ngân hàng mà đã thành lập hàng loạt danh nghiệp để sử dụng tư cách pháp nhân. Ông thuê những người khác giữ các chức vụ quản lý như người quản lý, chủ tịch HĐQT,… còn mình thì không giữ bất kì chức vụ gì liên quan đến công ty nhưng chính ông lại là người đứng sau điều khiển họ hết lần này đến lần khác. Theo pháp luật nước ngoài, với những đặc điểm trên thì Minh Phụng sẽ được xem là người quản lý “giấu mặt”. Tiến sĩ Bùi Xuân Hải trong một số bài viết của mình cũng đã đề cập đến vấn đề người quản lý “giấu mặt” và đề xuất bổ sung các quy định để xác định người quản lý “giấu mặt”. Tuy nhiên, sau hai lần sửa đổi Luật Doanh nghiệp, kết quả là Luật doanh nghiệp 2005 và Luật doanh nghiệp 2014 vẫn chưa khắc phục được bất cập này.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

ĐẶNG THỊ THÙY GIANG

MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ NGƯỜI QUẢN LÝ “GIẤU MẶT” TẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

ĐẶNG THỊ THÙY GIANG

MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ NGƯỜI QUẢN LÝ “GIẤU MẶT” TẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

Chuyên ngành Luật kinh doanh – Mã số 52380101

Người hướng dẫn khoa học: ThS Dương Mỹ An

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018

Trang 3

MỤC LỤC



LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài – Tình hình nghiên cứu: 1

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: 5

3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu: 5

4 Kết cấu đề tài: 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG TY VÀ NGƯỜI QUẢN LÝ “GIẤU MẶT” 7

1.1 Tổng quan về người quản lý công ty: 7

1.1.1 Người quản lý là ai? 7

1.1.2 Giữa người quản lý và công ty có quan hệ gì? 10

1.1.3 Người quản lý công ty có những trách nhiệm gì? 12

1.1.4 Hậu quả pháp lý phải gánh chịu khi người quản lý công ty vi phạm trách nhiệm: 15

1.2 Tổng quan về người quản lý “giấu mặt”: 17

1.2.1 Ai là người quản lý “giấu mặt”? 17

1.2.2 Người quản lý “giấu mặt” cần có trách nhiệm gì? 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHẬN DẠNG VÀ XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM NGƯỜI QUẢN LÝ “GIẤU MẶT” 24

2.1 Nguyễn Đức Kiên – dấu hiệu người quản lý “giấu mặt” ẩn sau một cổ đông lớn: 24

2.2 Dấu hiệu của người quản lý “giấu mặt” thông qua việc chỉ đạo người quản lý không có kiến thức: 27

2.2.1 Vụ việc Epco - Tăng Minh Phụng: 28

2.2.2 Vụ việc Phạm Công Danh: 29

2.2.3 Nhận xét: 31

CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI QUẢN LÝ “GIẤU MẶT” 34

3.1 Nguyên nhân xuất hiện người quản lý “giấu mặt” gây thiệt hại cho công ty, bên thứ ba: 34

Trang 4

3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người quản lý “giấu mặt”: 34

KẾT LUẬN .40 DANH MỤC TÀI LIỆU 42



Trang 5

1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài – Tình hình nghiên cứu:

‟Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà

pháp luật không cấm”– đây là một quyền cơ bản của công dân được quy

định trong Hiến pháp Việt Nam 2013 Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp, lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, Những quy định này của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho công dân thành lập doanh nghiệp, tham gia đầu tư kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội Năm 2016, đã có 110.100 doanh nghiệp đăng kí thành lập

con số này cho thấy số lượng doanh nghiệp mới xuất hiện ngày càng nhiều

và có xu hướng tăng dần qua các năm

Tuy nhiên, liệu những doanh nghiệp mới xuất hiện này có thực chất hoạt động trên thực tế, có tham gia vào các hoạt động kinh doanh thương mại để tìm kiếm lợi nhuận như đúng mục đích mà Nhà nước mong muốn? Câu trả lời có thể nhận thấy thông qua những vụ việc, những đại án xuất hiện gần đây như đại án Oceanbank, đại án Phạm Công Danh, sàn vàng Khải Thái, Hàng loạt doanh nghiệp đăng kí kinh doanh nhưng không hề hoạt động, chỉ sử dụng tư cách pháp nhân để kí kết các hợp đồng vay vốn, giao kết các hợp đồng giả tạo, nhằm phục vụ lợi ích cho một số chủ thể nhất định Người đứng đầu những công ty trên thường là những người không có kiến thức chuyên môn, không là chủ sở hữu công ty, không tham gia điều hành quản lí các hoạt động của công ty; họ chỉ là những người quản lý công ty trên giấy tờ theo quy định của pháp luật Đằng sau họ là những chủ thể đầy quyền lực, mặc dù không là người quản lý các hoạt động của công ty nhưng gián tiếp ra lệnh và điều khiển mọi hoạt động công ty Những người đứng sau này thường được gọi là người quản lý “giấu mặt”,

1 Theo số liệu của Cục quản lí đăng kí đầu tư năm 2016

Trang 6

2

tuy không chính thức lộ diện và nắm giữ các chức danh quản lý nhưng là người tác động và đưa ra các quyết định cuối cùng đối với các vấn đề của công

ty, buộc những người quản lý khác phải tuân theo

Người quản lý là những cá nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng sự thành bại trong hoạt động của các công ty Người quản lý được công ty ủy quyền quản lý các hoạt động, tài sản và cả vận mệnh của công

ty Do đó, quyền hành của người quản lý là không hề nhỏ, đồng thời nghĩa

vụ trách nhiệm của những người này cũng tăng lên so với những lao động bình thường khác Người quản lý cần có kiến thức, đạo đức tốt để có thể nhận thức được những việc mình làm có đúng đắn và phù hợp với quy định của pháp luật hay không Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, được làm người quản lý là một điều vô cùng dễ dàng Chúng ta có cả làng giám đốc tại ngoại

ô Hải Phòng, khi mà cả người nằm liệt giường cũng được làm giám đốc; ở những trường hợp khác: bảo vệ, lái xe, giúp việc, đều bỗng nhiên giữ các chức vụ quản lý trong công ty

Pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật doanh nghiệp đã có những quy định về người quản lý, về trách nhiệm của những người này một cách cụ thể để tránh tình trạng lạm quyền gây ra thiệt hại cho công ty, cũng như quy định về những hậu quả pháp lý mà họ phải gánh chịu khi vi phạm nghĩa vụ người quản lý Tuy nhiên, những quy định này chỉ được áp dụng đối với người quản lý luật định, là những người thuộc nội hàm định nghĩa người quản lý theo Luật doanh nghiệp; còn đối với những người nằm ngoài nội hàm định nghĩa, nhưng vẫn tham gia quản lý, chi phối các hoạt động của công ty (như trường hợp người quản lý “giấu mặt” đã đề cập) vẫn chưa có các quy định điều chỉnh Do đó thực tiễn xử lý hành vi vi phạm của những người quản lý này còn nhiều bất cập và chưa thật triệt để Thực tế cho thấy việc xử lý trách nhiệm của những người này chỉ thông qua các vụ án hình

sự, do đó đối với các vụ việc chưa tới mức hình sự dường như vẫn bị bỏ ngỏ Đây là một trong những điểm bất cập cần điều chỉnh kịp thời

Trang 7

3

Về tình hình nghiên cứu xung quanh các quy định liên quan đến người quản lý trong doanh nghiệp, vấn đề này đã được khai thác nghiên cứu rất nhiều từ lúc có Luật doanh nghiệp 1999 ngày 12 tháng 6 năm 1999, đến khi

có Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005 (Luật doanh nghiệp 2005)

và hiện tại là Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014 (Luật doanh nghiệp 2014) Tuy nhiên các bài nghiên cứu đa số chỉ tập trung nghiên cứu trách nhiệm của người quản lý theo quy định của pháp luật như:

trách nhiệm hữu hạn một thành viên” của tác giả Phan Thị Thu Nhài năm 2014: luận văn đã nêu ra những nghĩa vụ của người quản lý nói chung cũng như nghĩa vụ của người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nói riêng Bên cạnh đó, cơ chế chỉ định, bổ nhiệm người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cũng được làm rõ Đặc biệt bài viết phân tích các vướng mắc và những sai phạm thường mắc phải khi tổ chức thực hiện nghĩa vụ của người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

của tác giả Đỗ Minh Tuấn trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp tháng 3/2016: bài viết bàn về nghĩa vụ trung thành thông qua phân tích các giao dịch có nguy cơ tư lợi giữa người quản lý công ty và công ty, việc sử dụng tài sản, thông tin và cơ hội của công ty và việc cạnh tranh với công ty Bài viết cũng đưa ra một số kiến nghị như xây dựng lại các khái niệm “nghĩa vụ trung thành của người quản lý công ty”,

“người có liên quan của người quản lý”, bên cạnh đó cần mở rộng kiểm soát các giao dịch có nguy cơ tư lợi đối với người quản lý công

ty và người liên quan đến những người này

công ty cổ phần ở Việt Nam”, của tác giả Đỗ Minh Tuấn năm 2017: luận văn đã đưa ra định nghĩa và tiến hành phân loại người quản lý trong công ty cổ phần, bên cạnh đó đi sâu phân tích nghĩa vụ người quản lý công ty cổ phần như: nghĩa vụ cẩn trọng, nghĩa vụ trung

Trang 8

4

thành, nghĩa vụ tuân thủ theo các quy định của pháp luật và điều lệ công ty, nghĩa vụ đối với người thứ ba Luận văn còn nêu ra các quy định về trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty cổ phần như trách nhiệm dân sự, kỷ luật, hành chính, hình sự Cuối cùng tác giả đưa ra một số hướng hoàn thiện các quy định pháp luật đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về người quản lý trên thực tế Đối với các nghiên cứu cụ thể liên quan đến người quản lý “giấu mặt”

là rất ít, cụ thể:

Anh và kinh nghiệm cho Việt Nam” là một công trình nghiên cứu của nhóm sinh viên Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2016 Công trình tập trung phân tích các quy định về giám đốc “giấu mặt” tại Anh như đưa ra các căn cứ xác định khái niệm và đặc điểm của giám đốc, giám đốc giấu mặt; phân tích nghĩa vụ và trách nhiệm của giám đốc, so sánh khái niệm giám đốc “giấu mặt” với các khái niệm

dễ nhầm lẫn khác như nhân viên quản lý, giám đốc thực tế Nhóm nghiên cứu cũng phân tích các vụ việc thực tế tại Việt Nam để thấy

rõ thực trạng chung về giám đốc “giấu mặt” tại nước nhà như vụ án Epco – Minh Phụng, vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn, sau đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, bài nghiên cứu này lại sử dụng từ “giám đốc” để dịch nghĩa cho từ

“director”, việc này đã thu hẹp phạm vi của từ “director” lại vì

“director” không chỉ bao gồm giám đốc mà còn bao gồm nhiều chức danh quản lý khác Đây là một điểm chưa hợp lí của bài nghiên cứu

từ góc độ luật so sánh” của tác giả Bùi Xuân Hải đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý tháng 4/2005: tác giả tập trung phân tích các quy định của Luật doanh nghiệp 1999 để xác định ai sẽ được xem là người quản lí doanh nghiệp, bên cạnh đó so sánh với pháp luật các nước khác để thấy được sự khác biệt trong việc định nghĩa khái niệm người

Trang 9

5

quản lý, thể hiện lỗ hổng pháp luật Việt Nam khi thiếu vắng các quy định liên quan người quản lý “giấu mặt” Tuy nhiên tác giả chỉ đề cập đến người quản lý “giấu mặt” ở mức độ sơ lược và khái quát thông qua việc đưa ra định nghĩa và một số ví dụ được xem là người quản

lý “giấu mặt”

Kế thừa mạch nghiên cứu cũng như mong muốn làm rõ thêm các quy định liên quan người quản lý “giấu mặt”, tác giả xin chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về người quản lý “giấu mặt” tại Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật học

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:

Bài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành về người quản lý “giấu mặt” và thực trạng xử lí trách nhiệm người quản lý “giấu mặt” tại Việt Nam

Các mục tiêu trên sẽ được cụ thể hóa qua hai câu hỏi:

Thứ nhất, pháp luật Việt Nam đã quy định về người quản lý “giấu mặt” hay chưa? Nếu có, những quy định này thể hiện dưới hình thức gì? Có điểm gì giống và khác với pháp luật các nước khác?

Thứ hai, liệu rằng hành vi gây thiệt hại của người quản lí “giấu mặt” tại Việt Nam có phải gánh chịu hậu quả pháp lý hay không?

3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu:

Bài viết kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu truyền thống như: Phân tích luật, so sánh đối chiếu pháp luật các quốc gia khác nhau (Anh, Úc, Singapore); nghiên cứu các tình huống thực tế, quy nạp, tổng hợp, nhận xét

và đưa ra đề xuất

Phạm vi nghiên cứu:

Trang 11

7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG

TY VÀ NGƯỜI QUẢN LÝ GIẤU MẶT”

1.1 Tổng quan về người quản lý công ty:

1.1.1 Người quản lý là ai?

Các Mác từng khẳng định: “Mọi lao động xã hội trực tiếp hoặc lao động chung khi thực hiện trên một quy mô tương đối lớn, ở mức độ nhiều

có hiệu quả, muốn đứng vững trên thị trường hay cạnh tranh với các doanh nghiệp khác đều cần đến quản lý Có nhiều định nghĩa được sử dụng để

hiểu: “quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện

các yếu tố như chủ thể, khách thể, mục tiêu, và điều kiện môi trường quản

lý Trong quản lý doanh nghiệp, một trong những yếu tố giữ vai trò chủ đạo chính là chủ thể, là những người quản lý có kiến thức, kinh nghiệm cũng như khả năng chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình

Dưới góc độ quản trị học, người quản lý “là những người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm

vai trò đại diện, vai trò của người lãnh đạo, vai trò đưa ra quyết định,… Với

4 Phan Thăng (2007), Quản trị học, NXB Thống Kê, tr 10

5 Luận văn A-Z (2017), “Khái niệm về quản lý”, http://luanvanaz.com/khai-niem-ve-quan-ly.html, truy cập lần cuối ngày 08/01/2018

6 Trần Văn Tân 2012, “Vai trò người quản lý”, quan-ly/, truy cập lần cuối ngày 08/01/2018

https://trantanhr.wordpress.com/2012/06/21/vai-tro-cua-nguoi-7 Phan Thăng, Tldd (4), tr 32

Trang 12

8

những vai trò quan trọng như vậy, hành động người quản lý ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành bại của doanh nghiệp Do đó, việc xác định ai là người quản lý của công ty là một điều vô cùng quan trọng, giúp họ xác định được những nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để hành động một cách đúng đắn

những chức danh được luật mặc định là người quản lý, các chức danh khác vẫn được xem là người quản lý nếu được quy định trong điều lệ công ty Định nghĩa người quản lý theo Luật doanh nghiệp Việt Nam được xây dựng theo hướng cho doanh nghiệp có quyền tự quyết, doanh nghiệp có thể tự quy định thêm những người nào sẽ là người quản lý Tuy nhiên, định nghĩa này đã giới hạn người quản lý lại, họ là một nhóm người đã được xác định trước, và chỉ những người này mới được coi là người quản lý của công ty Những cá nhân khác nằm ngoài nhóm người đã xác định trên, dù cho họ hành động như tư cách của một người quản lý vẫn không được xem là người quản lý Tóm lại, có thể nhận thấy một người được xem là người quản lý khi đáp ứng đủ hai điều kiện: thứ nhất, giữ các chức danh quản lý tại công ty; thứ hai, có thẩm quyền nhân danh công ty để ký kết các hợp đồng theo

Luật doanh nghiệp 2014 có quy định một số điều kiện và tiêu chuẩn

để trở thành người quản lý doanh nghiệp Các điều kiện này tương đối đơn giản và dễ dàng đáp ứng được Các điều kiện chủ yếu liên quan đến năng

8 Khoản 18 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014

9 Trương Nhật Quang (2016), Pháp luật về doanh nghiệp Các vấn đề pháp lý cơ bản, NXB Dân trí, tr 350

Trang 13

9

lực hành vi dân sự của cá nhân, đảm bảo không thuộc các đối tượng bị cấm

là người quản lý, có khả năng quản lý và có kinh nghiệm trong lĩnh vực mình quản lý Ngoài các quy định chung trong Luật doanh nghiệp 2014, các luật chuyên ngành cũng có thể quy định thêm các điều kiện đặc thù đối với người quản lý Người quản lý doanh nghiệp không là những đối tượng được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 Cụ thể những đối tượng đó là: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước; người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân

sự, người mất năng lực hành vi dân sự; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự,… Việc cấm các đối tượng này trở thành người quản lý nhằm hai hướng chính: thứ nhất, tránh sự lạm quyền, ảnh hưởng đến công vụ (đối với nhóm đối tượng cán bộ, công chức, quân nhân); thứ hai, bảo vệ lợi ích của công ty nói riêng và lợi ích xã hội nói chung (tránh trường hợp những nhóm đối tượng không đủ khả năng quản lý thực hiện các hành động vi phạm gây thiệt hại) Đối với các chức danh là giám đốc, thành viên HĐQT, thành viên HĐTV, họ còn phải đáp ứng thêm điều kiện là có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh công ty; ngoài ra còn đáp ứng thêm

2014 đã không còn cấm việc giám đốc, tổng giám đốc CTCP làm giám đốc, tổng giám đốc công ty khác như Luật doanh nghiệp 2005 ngày 29 tháng 11 năm 2005.11 Sự thay đổi này đã giúp nhiều người được trực tiếp quản lý công ty của mình, giảm thiểu tình trạng phải trở thành người quản lý “giấu mặt” bất đắc dĩ vì nhờ người khác đứng tên cho phù hợp với quy định của pháp luật

Khái niệm người quản lý theo Luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay được cho là tương tự với khái niệm “director” – người quản lý trong luật

10 Điều 65, Khoản 3 Điều 81, Khoản 1 Điều 151 Luật doanh nghiệp 2014

11 Khoản 2 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2014

Trang 14

10

công ty của các quốc gia khác trên thế giới.12 Đối với các nước theo hệ

thành viên ban quản lý, (ii) giữ vai trò hoặc thực hiện các vai trò của người quản lý, (iii) là người đưa ra các chỉ đạo để người quản lý làm theo Cụ thể, theo luật công ty Anh, “người quản lý là bất kỳ ai giữ chức danh quản lý,

những ai được bổ nhiệm vào vị trí người quản lý hoặc được bổ nhiệm vào

xác định người quản lý theo pháp luật Việt Nam, việc xác định người quản

lý ở các nước khác không phụ thuộc vào tên chức danh mà họ nắm giữ Người quản lý tại Việt Nam là những người được xác định trước theo pháp luật hoặc điều lệ công ty Còn khái niệm người quản lý theo pháp luật nước ngoài có hướng rộng hơn, không chỉ bao gồm những người được quy định trước mang chức danh người quản lý mà còn là bất kỳ ai hành động như một người quản lý trên thực tế

1.1.2 Giữa người quản lý và công ty có quan hệ gì?

Công ty là chủ thể không có thực nên phải hoạt động thông qua những thực thể tự nhiên khác Và một trong số đó chính là người quản lý, từ đó hình thành nên mối quan hệ giữa hai chủ thể này Mối quan hệ giữa người quản

an alternate director and is acting in that capacity.”

16 Michael D Hobson (1998), “The Law of Shadow Director”, Bond Law Review, volume 10:2, tr 184

17 Michael D Hobson, tlđd (16), tr 188

Trang 15

11

diện là công ty và người đại diện là người quản lý Cốt lõi của mối quan hệ này chính là sự ủy quyền để cụ thể hóa quyền lực thực hiện trên thực tế

Theo quy định về đại diện tại Bộ luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm

2015 (Bộ luật dân sự 2015), “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh

và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân xác lập, thực hiện giao dịch dân

nhân mà còn bao gồm cả pháp nhân Người đại diện và người được đại diện phải cùng nhau xác định phạm vi đại diện, những gì mà người đại diện được làm hoặc không được làm; nếu quyền hạn này không được xác định cụ thể thì người đại diện được xem là có quyền xác định tất cả các giao dịch mà

Tuy nhiên, người đại diện của công ty có nhiều điểm khác với quy định chung về người đại diện theo quy định của pháp luật dân sự Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa

được xem là người đại diện của công ty Người đại diện sẽ có một số quyền

và nghĩa vụ nhất định để cụ thể hóa quyền lực của công ty Một công ty có thể có nhiều người đại diện nên phạm vi thẩm quyền của từng người cần được xác định rõ để tránh trường hợp lạm quyền gây tổn hại cho công ty cũng như các bên thứ ba khác Người đại diện phải hành động một cách cẩn trọng, trung thực, tốt nhất để đảm bảo tối đa lợi ích hợp pháp của công ty;

họ phải trung thành với công ty, không được sử dụng những cơ hội của công ty để tư lợi cho bản thân Bên cạnh đó, người đại diện cũng có trách nhiệm thông báo thông tin về phần vốn góp, cổ phần mà mình nắm giữ tại các công ty khác để công ty được đại diện có thể kiểm soát Mặt khác, người

18 Khoản 1 Điều 134 Bộ luật dân sự 2015

19 Khoản 2 Điều 141 Bộ luật dân sự 2014

20 Khoản 1 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014

Trang 16

12

đại diện sẽ phải chịu trách nhiệm khi vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại cho

1.1.3 Người quản lý công ty có những trách nhiệm gì?

1.1.3.1 Trách nhiệm tuân thủ pháp luật, điều lệ công ty:

Người quản lý có trách nhiệm tuân thủ quy định pháp luật, điều lệ công ty và quyết định của cơ quan quản lý công ty Điều lệ công ty và quyết định của cơ quan quản lý công ty là những quy định mà tự công ty đặt ra, bắt buộc người quản lý thực hiện để công ty đạt hiệu quả hoạt động cao nhất Người quản lý phải chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý công ty Bên cạnh việc tuân theo những quy định đó, người quản lý cần tuân thủ cả quy định pháp luật, những quy tắc có tính xử sự chung, nhằm đảm bảo không xâm hại lợi ích các chủ thể khác trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận cho công ty

Luật doanh nghiệp 2014 không quy định rõ việc người quản lý công

ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) có phải tuân theo quyết định của HĐTV hay không Tương tự, Luật doanh nghiệp 2014 chỉ quy định người quản lý

nêu rõ có cần tuân thủ quyết định của HĐQT hay không Tuy nhiên, thông qua các quy định khác như thành viên và cổ đông có quyền khởi kiện người

gián tiếp hiểu rằng người quản lý có nghĩa vụ tuân theo các quyết định của HĐTV, HĐQT

Một vấn đề đặt ra là khi điều lệ và nghị quyết của cơ quan quản lý công ty (HĐTV, ĐHĐCĐ, HĐQT) không tuân thủ quy định pháp luật thì người quản lý có phải tuân theo hay không? Việc xem xét một quyết định

có phù hợp với quy định pháp luật hay không sẽ do tòa án hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, còn người quản lý không có nghĩa vụ

21 Điều 14 Luật doanh nghiệp 2014

22 Điểm a Khoản 1 Điều 160 Luật doanh nghiệp 2014

23 Điểm b Khoản 1 Điều 160, Điểm b Khoản 1 Điều 74 Luật doanh nghiệp 2014

Trang 17

13

thực hiện điều đó Do vậy, người quản lý vẫn phải tuân thủ các quyết định của HĐTV hoặc ĐHĐCĐ, HĐQT mặc dù các quyết định đó có thể vi phạm pháp luật.24

1.1.3.2 Trách nhiệm thông báo cho công ty:

Người quản lý công ty có nghĩa vụ thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm

quản lý phải thông báo sớm nhất có thể ngay sau khi có cổ phần hoặc phần vốn góp chi phối trong một doanh nghiệp khác Việc thông báo này nhằm tránh xảy ra các trường hợp xung đột quyền lợi giữa công ty mà người quản

lý làm việc và công ty mà người quản lý nắm quyền chi phối Việc thông báo này phải đảm bảo tính chính xác của thông tin, tránh tình trạng người quản lý cố tình lợi dụng để tư lợi cho công ty mình có cổ phần hoặc phần vốn góp chi phối

1.1.3.3 Trách nhiệm trung thành với công ty:

Người quản lý có trách nhiệm trung thành với lợi ích công ty và chủ

sở hữu công ty, không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, không lạm dụng chức vụ, địa vị và sử dụng tài sản của công ty để

yếu của nghĩa vụ này là việc trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu, thành viên, cổ đông Người quản lý không được đặt mình vào vị trí xung đột quyền lợi với công ty, không được đặt quyền lợi của mình hoặc

cá nhân, tổ chức khác cao hơn quyền lợi của công ty Người quản lý không được lợi dụng vị trí mình nắm giữ để làm lợi cho những chủ thể khác cũng như tư lợi cho bản thân

Tại Việt Nam, vi phạm nghĩa vụ này thường được thể hiện dưới dạng người quản lý thành lập doanh nghiệp riêng cạnh tranh trực tiếp với công

24 Trương Nhật Quang, tlđd (9), tr 374

25 Điểm c Khoản 1 Điều 71, Khoản 4 Điều 83, Điểm d Khoản 1 Điều 160 Luật doanh nghiệp 2014

26 Điểm b Khoản 1 Điều 71, Khoản 3 Điều 83, Điểm c Khoản 1 Điều 160 Luật doanh nghiệp 2014

Trang 18

14

ty mình làm quản lý Trong trường hợp này người quản lý đóng cả hai vai trò: vừa là người quản lý công ty, vừa là chủ sở hữu một công ty khác Điều này dễ dẫn đến trường hợp người quản lý sử dụng thông tin từ doanh nghiệp mình quản lý để cung cấp cho công ty mình sở hữu, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty mình làm chủ

Để khắc phục tình trạng này, Luật doanh nghiệp 2014 có quy định nhằm hạn chế đối với công ty cổ phần (CTCP) Những người quản lý CTCP như thành viên HĐQT, giám đốc, tổng giám đốc khi nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để thực hiện các công việc liên quan đến công việc kinh doanh của công ty thì phải giải trình để được nhận sự chấp thuận của HĐQT, Ban kiểm soát Việc giải trình phải nêu rõ nội dung và bản chất của công việc, giao dịch đó để HĐQT, Ban kiểm soát đánh giá và phê duyệt Quy định này giúp tránh tình trạng người quản lý lợi dụng thông tin của công ty để làm lợi cho cá nhân mình hoặc những chủ thể khác Bên cạnh đó, quy định này cũng giúp tạo tính minh bạch, công khai cho những giao dịch giữa công ty với những chủ thể khác liên quan đến người quản lý Không phải lúc nào giao dịch giữa công ty người quản lý sở hữu với công ty người quản lý làm việc cũng vi phạm nghĩa

vụ của người quản lý Do đó quy định này góp phần đảm bảo tính trung thành của người quản lý khi bị đưa vào tình huống xung đột lợi ích Đối với những việc không được HĐQT, Ban kiểm soát thông qua hoặc người quản lý thực hiện mà không thông báo, mọi lợi nhuận thu được đều sẽ thuộc về công ty

1.1.3.4 Trách nhiệm trung thực, cẩn trọng:

Người quản lý có trách nhiệm trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm

thật thà, còn “cẩn thận” là thận trọng trong hành động hoặc lời nói của mình, tránh sơ suất để khỏi xảy ra điều bất lợi hoặc không hay Nghĩa vụ trung thực và cẩn trọng nhấn mạnh tính an toàn trong hành động của người quản lý Người quản lý không được làm gì gian dối hoặc gây bất lợi cho công ty Tuy nhiên, nếu cứ hành động một cách an toàn như vậy, các quyết

27 Điểm a Khoản 1 Điều 71, Khoản 2 Điều 83, Điểm b Khoản 1 Điều 160 Luật doanh nghiệp 2014

Trang 19

15

định bạo dạng, sáng tạo sẽ không được thực hiện vì sẽ dễ vi phạm tính “cẩn trọng” khi gây ra thiệt hại cho công ty Khi không hành động như vậy, người quản lý sẽ không vi phạm nghĩa vụ “cẩn trọng”

Việc hành động nhằm bảo đảm lợi ích tối đa của công ty đã buộc người quản lý phải hành động, thậm chí có thể hành động ngoài vùng an toàn để thực hiện những quyết định táo bạo nhằm kiếm lợi nhuận lớn cho công ty Khi đó, nếu người quản lý hành động một cách quá an toàn hoặc không hành động thì sẽ vi phạm nghĩa vụ “đảm bảo lợi ích tốt nhất của công ty”

Như vậy, về lý thuyết, người quản lý có thể bị kiện vì vi phạm nghĩa

vụ “đảm bảo lợi ích tốt nhất của công ty” mặc dù đã hành động một cách

“trung thực”, “cẩn trọng” Tuy nhiên, thực tế cho thấy một người quản lý không phải lúc nào cũng đưa ra quyết định đúng trong mọi trường hợp Có nhiều yếu tố ngoại cảnh có thể xuất hiện và tác động vào quyết định của người quản lý đó, khiến quyết định đó mặc dù đúng vào tại thời điểm đưa

ra quyết định nhưng sai vào thời điểm thực hiện Để bảo vệ mình trách khỏi việc chịu trách nhiệm trước những quyết định sai đó, người quản lý cần phải tự giải thích và chứng minh rằng quyết định của mình là hợp lý hoặc

ít nhất là không bất hợp lý dựa trên những thông tin đã có tại thời điểm đưa

28 Trương Nhật Quang, tlđd (9), tr 367

Trang 20

16

Các thành viên HĐQT hoặc thành viên Ban kiểm soát mà không tham gia các hoạt động của HĐQT, Ban kiểm soát trong thời gian 6 tháng liên tiếp

Điều lệ công ty, nội quy lao động có thể quy định những vi phạm khác để miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm người quản lý Thỏa thuận giữa người

sử dụng lao động và người lao động là người quản lý cũng là một căn cứ để xác định áp dụng hình thức miễn nhiệm hay bãi nhiệm đối với người quản

lý hay không

1.1.4.2 Trách nhiệm hành chính:

Luật Doanh nghiêp 2014 không có quy định cụ thể về trách nhiệm hành chính của người quản lý doanh nghiệp khi họ vi phạm nghĩa vụ Trách nhiệm hành chính chỉ được áp dụng cho công ty đại chúng và một số công

ty hoạt động trong lĩnh vực được quản lý chặt chẽ như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm Những trách nhiệm này chủ yếu là cảnh cáo, phạt tiền, nộp lại khoản tiền thu lợi bất hợp pháp cho công ty

1.1.4.3 Trách nhiệm hình sự:

Không có một tội nào trong Bộ luật hình sự quy định riêng biệt đối với trường hợp người quản lý vi phạm nghĩa vụ của mình Tuy nhiên có rất nhiều tội liên quan đến việc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp Các tội điển hình như tội trốn thuế; tội

cố ý công khai thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong lĩnh vực chứng khoán; tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; tội thao túng thị trường chứng khoán; tội làm giả tài liệu hồ sơ chào bán, niêm

khoán

29 Điều 156, Điều 169 Luật doanh nghiệp 2014

30 Điều 200, Điều 209, Điều 210, Điều 210, Điều 211 Bộ luật hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015 (Bộ luật hình sự 2015)

Trang 21

17

1.1.4.4 Trách nhiệm dân sự:

hại mà người quản lý gây ra trong quá trình vi phạm nghĩa vụ của mình Trách nhiệm bồi thường sẽ có hai hướng là bồi thường thiệt hại theo hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Nếu điều lệ công ty, hợp đồng lao động có quy định về trách nhiệm bồi thường thì có thể sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng Còn những trường hợp khác gây thiệt hại sẽ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Luật doanh nghiệp 2014 quy định một số trường hợp người quản lý phải bồi thường thiệt hại phát sinh và hoàn trả các khoản thu được khi vi phạm các nghĩa vụ sau: không triệu tập cuộc họp HĐTV công ty TNHH hoặc họp ĐHĐCĐ CTCP, không triệu tập cuộc họp HĐQT CTCP, kiểm phiếu biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ sai, thông qua nghị quyết của HĐQT sai, sai sót về nội dung và hình thức cổ phiếu, giao dịch với người có liên quan của công ty TNHH hoặc CTCP mà không có sự chấp thuận của nội

Thiệt hại gây ra có thể là thiệt hại cho công ty hoặc thiệt hại của thành viên công ty TNHH, cổ đông CTCP hoặc bên thứ ba bất kỳ Việc chứng minh có thiệt hại trên thực tế, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm của người quản lý và thiệt hại là điều kiện bắt buộc để công ty, thành viên, cổ đông hoặc bên thứ ba đi kiện được bồi thường

1.2 Tổng quan về người quản lý “giấu mặt”:

1.2.1 Ai là người quản lý “giấu mặt”?

“Shadow director” – người quản lý “giấu mặt” là một khái niệm xuất hiện rất sớm tại Anh, được định nghĩa lần đầu tiên trong luật công ty Anh

1980 Hiện nay, theo luật công ty Anh, người quản lý “giấu mặt” là “người chỉ dẫn hoặc hướng dẫn các người quản lý của công ty, và các người quản

31 Khoản 3 Điều 67, Khoản 4 Điều 86, Khoản 2 Điều 120, Khoản 4 Điều 136, Khoản 5 Điều 145, Khoản 4 Điều 149, Khoản 5 Điều 153, Khoản 5 Điều 158 Luật doanh nghiệp 2014

Trang 22

18

gồm hai loại người quản lý là người quản lý “giấu mặt” và người quản lý luật định Người quản lý “giấu mặt” là người đưa ra các chỉ dẫn để người quản lý luật định làm theo, và sự hướng dẫn này phải diễn ra nhiều lần, đủ

để người quản lý luật định quen với việc thực hiện các chỉ thị đó Đặc biệt, người quản lý “giấu mặt” không mang các chức danh người quản lý trên thực tế, tuy nhiên vẫn phải có nghĩa vụ và trách nhiệm như một người quản

lý Trong pháp luật công ty của Úc, vế sau trong định nghĩa người quản lý

đã đề cập đến người quản lý “giấu mặt”: “người không được bổ nhiệm làm người quản lý vẫn được coi là người quản lý nếu họ hành động dưới quyền của người quản lý; hoặc các người quản lý hoặc công ty đã quen với sự chỉ

thông qua định nghĩa người quản lý trong luật công ty Singapore Cụ thể, người quản lý “giấu mặt” là những ai chỉ dẫn cho người quản lý hoặc đại

một người có thể được coi là người quản lý “giấu mặt” khi: (i) họ không nắm giữ các chức danh người quản lý, (ii) chỉ đạo và hướng dẫn các người quản lý khác thực hiện theo, (iii) các người quản lý đã quen với việc chỉ dẫn đó

Pháp luật Việt Nam không có bất kỳ quy định nào định nghĩa trực tiếp hay gián tiếp về người quản lý “giấu mặt” Sự thiếu vắng những quy định này không phải tại Việt Nam không có những người mang đặc tính của người quản lý “giấu mặt”, mà đây chính là một khuyết điểm của hệ thống pháp luật nước nhà “Giấu mặt” là sự không xuất hiện, không trực

32 Article 250 United Kingdom Company Company Act 2006: “In the Companies Acts “shadow direct or”, in relation to a company, means a person in accordance with whose directions or instructions the directors of the company are accustomed to act.”

33 Division 1, part 1.2, chapter 1, section 9, Australia Corporation Act 2001: “director of a company or other body means (b) unless the contrary intention appears, a person who is not validly appointed as a director if: (i) they act in the position of a director; or (ii) the directors of the company or body are accustomed to act in accordance with the person’s instructions or wishes

34 Article 4 Singapore Companies Act 2006: ““director” includes… and includes a person in accordance with whose directions or instructions the directors or the majority of the directors of a corporation are accustomed

to act and an alternate or substitute director;”

Trang 23

19

tiếp thực hiện hành vi Người “giấu mặt” là những người đứng sau, không trực tiếp thực hiện việc đưa ra các quyết định trên thực tế nhưng lại tác động đến những người quản lý khác thực hiện ý chí của mình Người quản

lý “giấu mặt” đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất lâu, từ khi đất nước bắt đầu

mở cửa thị trường và hội nhập nền kinh tế thế giới Thực tế cho thấy đã có rất nhiều vụ việc xuất hiện bóng dáng của người quản lý “giấu mặt” Năm

1997, Tăng Minh Phụng, vì muốn vay tiền ngân hàng mà đã thành lập hàng loạt danh nghiệp để sử dụng tư cách pháp nhân Ông thuê những người khác giữ các chức vụ quản lý như người quản lý, chủ tịch HĐQT,… còn mình thì không giữ bất kì chức vụ gì liên quan đến công ty nhưng chính ông lại

nước ngoài, với những đặc điểm trên thì Minh Phụng sẽ được xem là người quản lý “giấu mặt” Tiến sĩ Bùi Xuân Hải trong một số bài viết của mình cũng đã đề cập đến vấn đề người quản lý “giấu mặt” và đề xuất bổ sung các quy định để xác định người quản lý “giấu mặt” Tuy nhiên, sau hai lần sửa đổi Luật Doanh nghiệp, kết quả là Luật doanh nghiệp 2005 và Luật doanh nghiệp 2014 vẫn chưa khắc phục được bất cập này

Việc xác định ai là người quản lý “giấu mặt” tại Việt Nam trong bài viết này sẽ dựa theo các đặc điểm của người quản lý “giấu mặt” đã đề cập

ở trên Người quản lý “giấu mặt” là những người không giữ các chức danh quản lý tại công ty, đưa ra chỉ dẫn cho các người quản lý luật định để họ làm theo và quen với việc làm theo đó

Như đã đề cập ở các phần trước, người quản lý luật định là những người quản lý được xác định theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ công ty Những người quản lý này được xác định một cách rõ ràng thông qua các chức danh mà họ mang và quyền cũng như nghĩa vụ của họ với tư cách là một người quản lý Tuy nhiên, xuất hiện một số trường hợp khi mà người quản lý luật định không tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ của

35 Nguyễn Công Long (2007), “Bài học thời sự từ vụ án Minh Phụng – Epco 10 năm trước”, http://cand.com.vn/Kinh-te/Bai-hoc-thoi-su-tu-vu-an-Minh-Phung -Epco-10-nam-truoc-119304/, truy cập lần cuối ngày 08/01/2018

Trang 24

20

mình nữa, họ bị những chủ thể khác chi phối trong quá trình đưa ra quyết định Những chủ thể chi phối này vì một lý do nào đó mà không thể nắm giữ các chức danh quản lý để trực tiếp thực hiện việc điều hành và đưa ra các quyết định Từ đó đã hình thành nên một mối quan hệ giữa người quản

lý luật định với người quản lý “giấu mặt” để người quản lý “giấu mặt” gián tiếp thực hiện quyền hạn của mình Quyền hạn này là những thỏa thuận ngầm giữa người quản lý “giấu mặt” và người quản lý luật định Mối quan

hệ giữa hai người quản lý này thường là một mối quan hệ ẩn, không công khai Theo đó, trên danh nghĩa, người quản lý luật định sẽ là người trực tiếp đưa ra các quyết định, ký kết các hợp đồng theo thẩm quyền của mình, tuy nhiên quá trình nghiên cứu xem xét để đưa ra các quyết định thì người quản lý thực định không thực hiện, quá trình này được thực hiện bởi người quản lý “giấu mặt” Nói đúng hơn, người quản lý “giấu mặt” đã thay người quản lý luật định thực hiện quyền của họ, và người quản lý luật định chỉ là người giúp các quyết định được thông qua một cách hợp pháp

Một câu hỏi đặt ra là người quản lý “giấu mặt” có phải là người quản

lý thực tế hay không khi mà thực tế họ thực hiện công việc của những người quản lý? Cả hai người quản lý này đều không phải là người quản lý luật định, tuy nhiên giữa họ có những điểm khác biệt cơ bản Người quản lý thực tế hành động độc lập như một người quản lý, bản thân họ tự mình đưa

ra quyết định, không cần đưa ra chỉ dẫn cho người quản lý luật định Người quản lý thực tế được xem như một người quản lý, mặc dù không phù hợp với quy định pháp luật Một trường hợp ví dụ cho người quản lý thực tế là người quản lý hết nhiệm kì nhưng công ty chưa chỉ định người quản lý

quản lý Họ không chủ ý hành động với tư cách là một người quản lý, họ chỉ làm một việc là đưa ra các chỉ dẫn cho người quản lý luật định Người quản lý “giấu mặt” muốn hành động phải có sự góp sức của người quản lý

36 Trương Nhật Quang, tlđd (9), tr 356

Trang 25

21

luật định, còn bản thân người quản lý thực tế họ chỉ hành động độc lập mà

Còn một chủ thể rất dễ nhầm lẫn với người quản lý “giấu mặt”, đó chính là người cố vấn – những người đưa ra lời tư vấn trong những lĩnh vực

cụ thể Để có thể phân biệt được hai chủ thể này không hề dễ Họ đều là những người đưa ra những lời tư vấn mang tính chỉ dẫn, hướng dẫn cho người quản lý công ty làm theo Tuy nhiên, những lời chỉ dẫn của người cố vấn mang tính ảnh hưởng ít hơn, những lời chỉ dẫn tư vấn của họ được người quản lý công ty xem xét và quyết định có thực hiện theo hay không Bản chất của những lời tư vấn này xuất phát từ nhu cầu của người quản lý công ty khi họ cần có những sự chỉ dẫn, sự đánh giá để làm căn cứ giúp họ

tự mình đưa ra quyết định cuối cùng Còn sự chỉ dẫn, hướng dẫn của người quản lý “giấu mặt” có sức ảnh hưởng nhiều hơn so với những lời tư vấn của

cố vấn, sức ảnh hưởng này nhiều đến mức khiến người quản lý luật định

“đã quen” làm theo những chỉ dẫn dẫn đó Điều này có nghĩa người quản

lý luật định chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là luôn làm theo những chỉ dẫn của người quản lý “giấu mặt” Bản chất của những sự hướng dẫn, chỉ dẫn này là một mệnh lệnh buộc làm theo chứ không tạo điều kiện cho người quản lý công ty lựa chọn như sự tư vấn từ người tư vấn Hơn nữa, sự chỉ dẫn của người quản lý “giấu mặt” đi quá xa so với những lời tư vấn khi mà những chỉ dẫn của họ can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ công ty, khiến cho người quản lý quen và hành động theo những chỉ dẫn đó như một thói

người quản lý bình thường nữa, họ chỉ mang danh nghĩa là người quản lý, còn mọi hành động của họ đều do người quản lý “giấu mặt” chi phối

1.2.2 Người quản lý “giấu mặt” cần có trách nhiệm gì?

Ở nước ngoài, người quản lý “giấu mặt” là một chủ thể được công nhận

Họ là những người có kiến thức, có khả năng quản lý nhưng vì một lí do nào

37 Nguyễn Thị Vân Anh, tlđd (13), tr 24

38 Trịnh Huyền Nhung, tlđd (12), tr.26

Ngày đăng: 28/10/2018, 22:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Thúy An (2017), “Phiên xử sàn vàng Khải Thái “vỡ trận” do xuất hiện tình tiết mới”, http://cafef.vn/phien-xu-san-vang-khai-thai-vo-tran-do-xuat-hien-tinh-tiet-moi-2017082313332649.chn, truy cập lần cuối ngày 05/02/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phiên xử sàn vàng Khải Thái “vỡ trận” do xuất hiện tình tiết mới
Tác giả: Thúy An
Năm: 2017
3. Khôi Anh (2017), “Xét xử Hà Văn Thắm: Hoàng Thị Hồng Tứ lại bật khóc”, http://toaan.hanoi.gov.vn/hoat-dong-cua-toa-an-tp//view_content Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xét xử Hà Văn Thắm: Hoàng Thị Hồng Tứ lại bật khóc
Tác giả: Khôi Anh
Năm: 2017
4. Nguyễn Thị Vân Anh (2012), “Một số nghĩa vụ của người quản lý công ty trong CTCP theo Luật doanh nghiệp 2005” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nghĩa vụ của người quản lý công ty trong CTCP theo Luật doanh nghiệp 2005
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh
Năm: 2012
5. Khổng Chiêm (2018), “Sáu giám đốc công ty ma vay vốn khống đều xuất thân từ bảo vệ, nhân viên trông xe”, https://baomoi.com/6-giam-doc- cong-ty-ma-vay-von-khong-deu-xuat-than-tu-bao-ve-nhan-vien-trong-xe/c/24578945.epi, truy cập lần cuối ngày 05/02/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáu giám đốc công ty ma vay vốn khống đều xuất thân từ bảo vệ, nhân viên trông xe
Tác giả: Khổng Chiêm
Năm: 2018
6. Việt Dũng (2013), “Bầu Kiên bị cáo buộc thao túng ngân hàng ACB như thế nào”, https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/bau-kien-bi-cao-buoc-thao-tung-ngan-hang-acb-nhu-the-nao-2925415.html, truy cạp lần cuối ngày 05/02/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bầu Kiên bị cáo buộc thao túng ngân hàng ACB như thế nào
Tác giả: Việt Dũng
Năm: 2013
7. Bùi Xuân Hải (2005), “Người quản lí công ty theo Luật doanh nghiệp 1999 – Nhìn từ góc độ luật so sánh”, Tạp chí Khoa học pháp lý tháng 4/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người quản lí công ty theo Luật doanh nghiệp 1999 – Nhìn từ góc độ luật so sánh”
Tác giả: Bùi Xuân Hải
Năm: 2005
8. Koontz và O’Donnell (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu của quản lý
Tác giả: Koontz và O’Donnell
Nhà XB: NXB Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1992
9. Nguyễn Công Long (2007), “Bài học thời sự từ vụ án Minh Phụng – Epco 10 năm trước”, http://cand.com.vn/Kinh-te/Bai-hoc-thoi-su-tu-vu-an-Minh-Phung---Epco-10-nam-truoc-119304/, truy cập lần cuối ngày 08/01/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài học thời sự từ vụ án Minh Phụng – Epco 10 năm trước
Tác giả: Nguyễn Công Long
Năm: 2007
10. Thiên Long, Thúy An (2017), “Xét xử vụ sàn vàng ảo Khải Thái: Lật tẩy nhiều “ông chủ ngầm””, http://www.nguoiduatin.vn/xet-xu-vu-san-vang-ao-khai-thai-lat-tay-nhieu-ong-chu-ngam-a336609.html, truy cập lần cuối ngày 05/02/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xét xử vụ sàn vàng ảo Khải Thái: Lật tẩy nhiều “ông chủ ngầm”
Tác giả: Thiên Long, Thúy An
Năm: 2017
11. Phạm Duy Nghĩa (2014), Phương pháp nghiên cứu luật học, NXB Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu luật học
Tác giả: Phạm Duy Nghĩa
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2014
12. Nguyễn Văn Nghiệm (2011), “Các học thuyết quản lý”, http://vietschool.edu.vn/cac-hoc-thuyet-quan-ly/, truy cập lần cuối ngày 08/01/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các học thuyết quản lý
Tác giả: Nguyễn Văn Nghiệm
Năm: 2011
13. Trương Hữu Ngữ (2014), “Tội cố ý làm trái và sự lỗi thời của một điều luật”, http://www.thesaigontimes.vn/115827/Toi-co-y-lam-trai-va-su-loi----thoi-cua-mot-dieu-luat.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội cố ý làm trái và sự lỗi thời của một điều luật
Tác giả: Trương Hữu Ngữ
Năm: 2014
14. Phan Thị Thu Nhài (2014), “Nghĩa vụ của người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩa vụ của người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Tác giả: Phan Thị Thu Nhài
Năm: 2014
15. Trịnh Huyền Nhung, Nguyễn Thị Hoài Thương, Phạm Minh Tiến (2016), “Quy định về giám đốc "giấu mặt" (shadow director) trong pháp luật Anh và kinh nghiệm cho Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về giám đốc "giấu mặt" (shadow director) trong pháp luật Anh và kinh nghiệm cho Việt Nam
Tác giả: Trịnh Huyền Nhung, Nguyễn Thị Hoài Thương, Phạm Minh Tiến
Năm: 2016
16. Trương Nhật Quang (2016), Pháp luật về doanh nghiệp. Các vấn đề pháp lý cơ bản, NXB Dân trí Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về doanh nghiệp. Các vấn đề pháp lý cơ bản
Tác giả: Trương Nhật Quang
Nhà XB: NXB Dân trí
Năm: 2016
17. Trần Văn Tân (2012), “Vai trò người quản lý”, https://trantanhr.wordpress.com/2012/06/21/vai-tro-cua-nguoi-quan-ly/, truy cập lần cuối ngày 08/01/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò người quản lý
Tác giả: Trần Văn Tân
Năm: 2012
19. Trần Thúy (2017), “Đại án Phạm Công Danh: 4.700 tỷ vay từ BIDV đã đi đâu?”, http://cafef.vn/dai-an-pham-cong-danh-4700-ty-dong-vay-tu-bidv-da-di-dau-20170809200447039.chn, truy cập lần cuối ngày 05/02/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại án Phạm Công Danh: 4.700 tỷ vay từ BIDV đã đi đâu
Tác giả: Trần Thúy
Năm: 2017
20. Bùi Trang (2017), “Sàn vàng Khải Thái : Giám đốc bù nhìn ký khống giấy tờ nhận lương 25 triệu đồng một tháng”, https://baomoi.com/san- vang-khai-thai-giam-doc-bu-nhin-ky-khong-giay-to-nhan-luong-25-trieu-dong-thang/c/23078201.epi, truy cập lần cuối ngày 05/02/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sàn vàng Khải Thái : Giám đốc bù nhìn ký khống giấy tờ nhận lương 25 triệu đồng một tháng
Tác giả: Bùi Trang
Năm: 2017
21. Lê Tú (2017), “Thủ tục dùng công ty “sân sau” của Hà Văn Thắm”, http://www.nhandan.com.vn/phapluat/thoi-su-phap- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tục dùng công ty “sân sau” của Hà Văn Thắm
Tác giả: Lê Tú
Năm: 2017
22. Đỗ Minh Tuấn (2016), “Nghĩa vụ trung thành của người quản lý công ty cổ phần”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp tháng 3/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩa vụ trung thành của người quản lý công ty cổ phần”
Tác giả: Đỗ Minh Tuấn
Năm: 2016

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w