1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4

29 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 247,5 KB

Nội dung

Ngày nay cách mạng khoa học phát triển không ngừng, đòi hỏi mỗi người phải có trình độ cao để theo kịp thời đại. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ cuộc cách mạng: “Chiến lược con người” với mục tiêu “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài”. “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Để làm được như vậy thì chúng ta đều hiểu rằng đó chính là trách nhiệm cao cả của sự nghiệp giáo dục. “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan tọng thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Đây là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội nhanh và bền vững”. (Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IV) Những năm gần đây, giáo dục có nhiều thay đổi cả về nội dung và phương pháp: “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các bậc học, cấp học, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia, dân tộc đều thừa nhận vai trò nền tảng của giáo dục cấp tiểu học trong việc tạo cơ sở vững chắc giúp con người hình thành và phát triển nhân cách. Và trong nền tảng ấy, môn Tiếng Việt được coi là môn học quan trọng hàng đầu để phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy, tri thức khoa học ứng dụng cuộc sống, hướng tới việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt một cách trong sáng và nâng cao phẩm chất, nhân cách con người, góp phần lớn vào việc thực hiện mục tiêu chung của bậc học về tất cả các mặt: Đức, Trí, Thể, Mĩ. Dạy Tiếng Việt cho các em chính là đưa các em đến với thành tựu văn hóa khoa học, những tư tưởng tình cảm của thế hệ trước và cả của người đương thời, hướng các em tới vẻ đẹp trong tâm hồn, tình yêu thiên nhiên, đất nước, yêu con người. Mỗi bài học là một triết lí sống về đạo đức. Môn Tiếng Việt quan trọng như vậy nên dạy thế nào để nâng cao chất lượng đại trà và đồng thời vẫn bồi dưỡng được học sinh có năng khiếu nhằm cung cấp hiền tài cho quốc gia khi bậc tiểu học hiện nay không có trường chuyên lớp chọn? Là một giáo viên tâm huyết với nghề, tôi luôn trăn trở nghiên cứu, tìm tòi biện pháp nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. Trong sự hạn hẹp của đề tài, tôi mạnh dạn giới thiệu “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.” để các bạn đồng nghiệp tham khảo.

Trang 1

được như vậy thì chúng ta đều hiểu rằng đó chính là trách nhiệm cao cả của sự

nghiệp giáo dục “Giáo dục là quốc sách hàng đầu Phát triển giáo dục đào tạo

là một trong những động lực quan tọng thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người Đây là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội nhanh và bền vững” (Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IV)

Những năm gần đây, giáo dục có nhiều thay đổi cả về nội dung và phương

pháp: “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các bậc học, cấp học, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

Hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia, dân tộc đều thừa nhận vai trò nền tảngcủa giáo dục cấp tiểu học trong việc tạo cơ sở vững chắc giúp con người hìnhthành và phát triển nhân cách Và trong nền tảng ấy, môn Tiếng Việt được coi làmôn học quan trọng hàng đầu để phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy, tri thứckhoa học ứng dụng cuộc sống, hướng tới việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt mộtcách trong sáng và nâng cao phẩm chất, nhân cách con người, góp phần lớn vàoviệc thực hiện mục tiêu chung của bậc học về tất cả các mặt: Đức, Trí, Thể, Mĩ.Dạy Tiếng Việt cho các em chính là đưa các em đến với thành tựu văn hóakhoa học, những tư tưởng tình cảm của thế hệ trước và cả của người đương thời,hướng các em tới vẻ đẹp trong tâm hồn, tình yêu thiên nhiên, đất nước, yêu conngười Mỗi bài học là một triết lí sống về đạo đức Môn Tiếng Việt quan trọng

như vậy nên dạy thế nào để nâng cao chất lượng đại trà và đồng thời vẫn bồi dưỡng được học sinh có năng khiếu nhằm cung cấp hiền tài cho quốc gia khi bậc tiểu học hiện nay không có trường chuyên lớp chọn?

Là một giáo viên tâm huyết với nghề, tôi luôn trăn trở nghiên cứu, tìm tòibiện pháp nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu

Trong sự hạn hẹp của đề tài, tôi mạnh dạn giới thiệu “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4.” để các bạn đồng nghiệp

tham khảo

II Mục đích nghiên cứu:

- Nhằm nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn

tiếng Việt lớp 4

- Nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt tại trường Tiểu học

III Đối tượng nghiên cứu:

- Cơ sở lý luận của việc dạy Tiếng Việt ở Tiểu học

- Vấn đề bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học

Trang 2

IV Đối tượng khảo sát thực nghiệm:

- Thực trạng bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt ở trường tiểuhọc

Khảo sát chất lượng học sinh môn Tiếng Việt lớp 4 (năm 2015 – 2016; 2016

-2017 )

- Nghiên cứu về đổi mới phương pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu TiếngViệt theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, thực nghiệm dạy theophương pháp lấy học sinh làm trung tâm

V Phương pháp nghiên cứu:

1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

- Nghiên cứu tâm lý học lứa tuổi, phương pháp dạy học Tiếng Việt

2 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra

VI Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

- Đề tài nghiên cứu các biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Tiếng Việtlớp 4

- Thời gian nghiên cứu: 2 năm (Năm học 2015 – 2016; 2016 - 2017)

Trang 3

B NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tiếng Việt là một trong số các ngôn ngữ hết sức phong phú, đa dạng và có

sức biểu cảm “Tiếng Việt là một ngôn ngữ có tính thẩm mĩ cao, có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.” (Đặng Thai Mai) Bởi sức biểu

đạt nội dung và sắc thái tình cảm của Tiếng Việt dựa vào từ ngữ, ngữ pháp, dấucâu và cả ngữ điệu giao tiếp, trong đó, yếu tố từ ngữ chiếm một phần quantrọng Từ ngữ Tiếng Việt tinh tế và giàu hình ảnh Bên cạnh đó ngữ pháp TiếngViệt cũng trừu tượng, linh hoạt Do đó nếu biết cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháptrong nói và viết văn sẽ giúp ta truyền đạt đến người nghe, người đọc nhữngthông tin một các có hiệu quả nhất

Mục tiêu bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt không phải đểtạo ra những nhà văn, nhà thơ, nhà ngôn ngữ học mà là bồi dưỡng lẽ sống, tâmhồn, khả năng tư duy và năng lực ngôn ngữ, năng lực cảm thụ văn chương, đặcbiệt giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt Trên cơ sở đó góp phần hình thànhnhân cách con người Việt Nam vừa hiện đại, có tri thức, thấm nhuần truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, ưa chuộng lối sống lành mạnh vừa tiếp thu tốt giá trịvăn hóa tiên tiến trên thế giới Vì vậy, công tác bồi dưỡng học sinh có năngkhiếu môn Tiếng Việt là công tác hết sức quan trọng để tạo ra con người Việt

Nam trong thời kì mới “Yêu Tổ quốc, tri thức, năng động, sáng tạo”.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG HỌC SINH CÓ NĂNG KHIẾU MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4

1.2 Về phía phụ huynh học sinh

Là một địa phương có bề dày truyền thống hiếu học nên các em được giađình rất quan tâm Đời sống kinh tế của nhân dân ở địa phương đều được nângcao, dân trí càng phát triển hơn Phụ huynh học sinh có điều kiện mua bổ sungcác đầu sách cho con em mình

2 Khó khăn

Nhìn chung, hiện nay giáo viên tại đơn vị trường học mà tôi công tác luônchú ý bồi dưỡng học sinh có năng khiếu ở nhiều môn, nhiều nội dung nhưngviệc giải quyết mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng đại trà và công tác bồidưỡng học sinh có năng khiếu qua nhiều tiết học và nhiều môn học còn gặpnhiều khó khăn do:

2.1 Về phía giáo viên:

Trang 4

Kiến thức Tiếng Việt, tư duy nghệ thuật phần nào còn hạn chế ở một sốgiáo viên.

Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu còn ít do không chuyêntrách về vấn đề này

Tư tưởng lạc hậu, chưa năng động sáng tạo, dẫn đến tình trạng có nhữnghọc sinh có “’giờ chết” trong tiết học

Tóm lại: Thực trạng bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt

hiện nay tuy có nhiều thuận lợi song cũng không ít khó khăn

Tuy vậy, khó khăn nào cũng có hướng giải quyết, thuận lợi nào cũng cầnphát huy Từ những thuận lợi và khó khăn của học sinh mà tôi đã nghiên cứu và

tìm ra: “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt lớp 4”.

CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP

I Biện pháp 1: Phân loại đối tượng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.

1 Phân loại đối tượng

Ngay sau khi Ban giám hiệu phân công nhiệm vụ cho năm học mới, tôinhận học bạ, đọc từng quyển để nắm bắt tình hình học sinh về các vấn đề như:nằng lực, phẩm chất, năng khiếu Sau đó tôi trao đổi với giáo viên phụ tráchlớp năm trước để có cái nhìn tổng quát hơn từng học sinh trong lớp

Từ những tiết học đầu tiên, tôi luôn chú ý quan sát để phân loại học sinhxem những học sinh nào có khả năng môn Tiếng Việt Vì những học sinh có khảnăng môn Tiếng Việt có những biểu hiện sau:

- Các em có lòng say mê văn học, có hứng thú với nghệ thuật ngôn từ, yêuthích thơ ca, ham mê đọc sách báo, thích nghe kể chuyện Có những em ước mơtrở thành nhà văn, nhà thơ, giáo viên Phần lớn những em này không hờ hữngtrước vẻ đẹp của ngôn từ trong văn chương, cố gắng ghi nhớ, có ý thức ghi chépnhững câu văn hay câu thơ mà em yêu thích

- Các em có những phẩm chất tư duy có tính thống nhất, tư duy phân loại,phân tích trừu tượng hóa, có năng lực quan sát, nhận xét ngôn ngữ của bản thân

và của mọi người xung quanh

- Về khả năng sử dụng từ: Những học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việtthường có khả năng sử dụng từ chính xác, biết sử dụng từ tượng hình, tượngthanh phù hợp với câu nói hoặc câu văn khi viết

Trang 5

Sau khi tìm hiểu, quan sát qua một số tiết dạy, tôi đã phân loại được đốitượng học sinh theo khả năng trình độ: Giỏi, khá, trung bình hay yếu để xâydựng kế hoạch bồi dưỡng.

2 Thời gian bồi dưỡng

Đơn vị nơi tôi công tác có 100% học sinh được học 2 buổi/ngày Vì vậy, rấtthuận lợi cho tôi xây dựng kế hoạch như sau: bồi dưỡng học sinh có năng khiếumôn Tiếng Việt trong các tiết học chính khóa, trong tiết hướng dẫn học

Kết luận: Lựa chọn đối tượng bồi dưỡng chính xác là những hạt giống tốt

hứa hẹn một mùa bội thu Phân loại đối tượng và xây dựng khung thời gian bồidưỡng phù hợp để học sinh hứng thú khám phá kiến thức, đúng với năng lực củacác em, các em sẽ không cảm thấy quá khó Đồng thời chuẩn bị chu đáo nộidung phù hợp với đối tượng học sinh trước khi lên lớp sẽ giúp giáo viên chủđộng tự tin trong từng tiết dạy để nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng họcsinh có năng khiếu, hoàn thành trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao phó

II Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi

1 Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt trong tiết học chính khóa:

Một trong những phương pháp dạy học hiện nay để đáp ứng mục tiêu của

Đảng và Nhà nước: “Nâng cao chất lượng đại trà, bồi dưỡng mũi nhọn” là phương pháp dạy học phân hóa đối tượng Phương pháp này giáo viên đã nắm

rõ song vận dụng vào từng tiết dạy vẫn gặp nhiều khó khăn vướng mắc cần tìmbiện pháp tháo gỡ Để khắc phục những khó khăn này, tôi lập kế hoạch dạy học

thật chi tiết phân định kiến thức: Đâu là kiến thức khó dành cho học sinh khá giỏi, đâu là kiến thức dành cho học sinh trung bình Như vậy là tôi đã giúp cho

tất cả học sinh đều được phát huy hết khả năng của bản thân trong từng tiết học

*Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” (Tiếng Việt 4/1)

Tôi phân định kiến thức như sau:

- Những kiến thức dành cho học sinh trung bình:

+ Phần đọc từ khó, đọc từng câu nối tiếp hay luyện đọc câu dài tôi thường gọinhững học sinh trung bình để các em có thể đọc đúng bài tập đọc

+ Trong phần tìm hiểu bài nắm nội dung bài tập đọc:

Những câu hỏi không cần khái quát mà chỉ cần tái hiện nội dung như sáchgiáo khoa Ví dụ: Đang đi trên đường Dế Mèn gặp ai? Chị Nhà Trò đang làmgì? Tôi cũng dành cho học sinh trung bình để các em không những đọc đượcbài tập đọc mà còn nắm được một cách sơ giản nội dung bài tập đọc Đây chính

là khâu nâng cao chất lượng đại trà

- Những kiến thức dành cho học sinh có năng khiếu:

+ Phần đọc: Đọc mẫu toàn bài, đọc diễn cảm tôi thường gọi những học sinh khá

có năng khiếu để các em phát huy hết khả năng cảm nhận vẻ đẹp ngôn từ mà cácnhà văn nhà thơ đã sáng tạo khi sử dụng trong văn cảnh cụ thể ở bài tập đọc.Qua đó những học sinh trung bình cũng học hỏi được cách đọc của bạn để nângcao khả năng đọc cho bản thân

Trang 6

+ Phần tìm hiểu nội dung: Những câu hỏi đòi hỏi phải tư duy khái quát cao như:

Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn chị Nhà Trò? Ý chính của đoạn 1 là gì?Hãy nêu nội dung bài tập đọc? thì tôi sẽ gọi những học sinh khá giỏi trong lớp.Với cách làm như trên, tôi đã đồng thời giải quyết được cả hai vấn đề:Nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn TiếngViệt trong từng tiết dạy

2 Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt trong các tiết hướng dẫn học

Đơn vị nơi tôi công tác tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày nên theo phânphối chương trình, mỗi này đều có một tiết hướng dẫn học để học sinh hoànthành bài trong ngày và giáo viên bồi dưỡng học sinh có năng khiếu các môn.Những học sinh học tốt là những học sinh đã hoàn thành bài khi tiết học kếtthúc Vì vậy, đến tiết hướng dẫn học, tôi bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các

em Tôi chia 5 tiết hướng dẫn học/1 tuần luân phiên cho tất cả các môn học saocho các em được bồi dưỡng toàn diện Tôi phân chia như sau: 2 tiết bồi dưỡnghọc sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt, 3 tiết bồi dưỡng học sinh có năng khiếumôn Toán và các môn khác Môn Tiếng Việt được phân chia thời lượng nhiềuhơn bởi môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn và đây là môn học nền tảng Họcsinh học tốt môn Tiếng Việt thì mới có khả năng học tốt được các môn khác.Dựa vào thời khóa biểu từng ngày, tôi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng như sau:

Thứ hai: Bồi dưỡng Toán

Thứ ba: Bồi dưỡng các môn khác

Thứ tư: Bồi dưỡng Tập đọc và cảm thụ văn học

Thứ năm: Bồi dưỡng toán hoặc các môn khác

Thứ sáu: Bồi dưỡng luyện từ và câu, tập làm văn

2.1 Bồi dưỡng tập đọc và cảm thụ văn học cho học sinh có năng khiếu:

Tập đọc như là chiếc chìa khóa đầu tiên giúp các em bước vào kho tàngkiến thức của nhân loại Tập đọc giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng đọc,hướng tới vẻ đẹp văn chương, bồi dưỡng cảm thụ văn học, viết văn đúng, viếthay Mỗi bài tập đọc là một triết lí sống, đạo làm người mà cha ông ta muốn gửiđến các em Đây là cách giáo dục nhẹ nhàng mà hiệu quả nhất Qua bài giảngcủa thầy cô ấn tượng về bài văn, bài thơ học trong trường được lưu giữ theo suốtcuộc đời của các em Những hình ảnh đẹp, những câu văn hay được các emnâng niu giữ gìn Đó chính là giữ gìn ngôn ngữ truyền thống tốt đẹp của dân tộctrước sự hội nhập của ngoại ngữ hiện nay Vì vậy, mặc dù đã được học trongchương trình chính khóa, đến tiết hướng dẫn học, tôi bồi dưỡng kĩ năng đọc,giúp các em hiểu nội dung, cảm nhận cái hay, cái đẹp mà tác giả gửi vào tácphẩm một cách sâu sắc hơn

Ví dụ: Sau khi đã được học tiết tập đọc: “Tre Việt Nam” đến tiết hướng dẫn họctôi bồi dưỡng học sinh khá giỏi thông qua phiếu học tập như sau:

Bài 1: Em hãy đọc thuộc lòng thật hay đoạn thơ mà em yêu thích.

Sau khi học sinh đọc xong tôi hỏi học sinh về giọng đọc, cách ngắt nhịpcâu thơ trong đoạn thơ đó Tôi cung cấp cho các em cách đọc hay đoạn thơ để

Trang 7

các em thấy được sự biểu đạt phong phú của Tiếng Việt, giúp các em yêu TiếngViệt hơn.

Bài 2: Cho 4 câu thơ:

Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con.

Câu hỏi 1: Hình ảnh cây tre gợi lên phẩm chất gì của người Việt Nam? Câu hỏi 2: Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào? Sử dụng như vậy có

tác dụng gì?

Qua bài tập như vậy các em được dịp trình bày khả năng hiểu biết của bảnthân về văn chương, về vốn sống, khả năng diễn đạt, cách sắp xếp và lựa chọn từngữ Qua đó tôi còn giáo dục được các em về truyền thống tốt đẹp của dân tộcViệt Nam: tính ngay thẳng, tinh thần sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc; phẩmchất của phụ nữ Việt Nam: cần cù, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh

2.2 Bồi dưỡng luyện từ và câu cho học sinh có năng khiếu:

Học sinh tiểu học có vốn ngôn từ còn khá hạn chế song nói năng, giao tiếpvới bạn bè, thầy cô tương đối tốt Nhưng khi gặp một vấn đề nào đó trong việcphải có những từ ngữ, hình ảnh mới một chút về một chủ đề đang tìm hiểu để

diễn đạt, các em sẽ lúng túng ngay Trong tiết luyện từ và câu, thông qua các bài

tập thực hành, các em được mở rộng, bổ sung một số vốn từ mới, các thành ngữ, tục ngữ, ca dao theo từng chủ đề mà các em đang học Đây chính là cơ hội để

học sinh sáng tạo trong việc tìm tòi, học hỏi, tích lũy, hiểu rộng hơn vốn ngônngữ cho bản thân Vì vậy, sau khi học sinh đã được trang bị kiến thức trong sáchgiáo khoa ở giờ học chính khóa, đến tiết hướng dẫn học, tôi mở rộng nâng caokiến thức dựa trên kiến thức cơ bản đã học

Ví dụ: Tiết luyện từ và câu, học sinh học bài: “Mở rộng vốn từ: Dũng cảm”, tôidựa vào phạm vi kiến thức đã học để xây dựng nội dung bồi dưỡng cho học sinhkhá giỏi trong tiết hướng dẫn học như sau:

Bài 1: Những từ nào sau đây trái nghĩa với từ “Dũng cảm”: hèn nhát, hèn

mạt, trung hậu, hiếu thảo, nhát gan, nhút nhát, lễ phép, cần cù, tận tụy, ngăn nắp, bạc nhược, gan dạ, anh dũng, hòa nhã, khiếp nhược, đoàn kết, thân thương, quý mến.

Bài 2: Những thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về lòng dũng cảm:

Gan vàng dạ sắt, vào sinh ra tử, đồng sức đồng lòng, việc nhỏ nghĩa lớn, thương con quý cháu, máu chảy ruột mềm, môi hở răng lạnh, gan lì tướng quân, chân lấm tay bùn.

Thông qua 2 bài tập này tôi đã giúp học sinh củng cố mở rộng vốn từ vềdũng cảm: Hiểu nghĩa của từ, biết thêm những thành ngữ tục ngữ nói về lòngdũng cảm để có thể sử dụng trong giao tiếp hàng ngày

2.3 Bồi dưỡng tập làm văn cho học sinh có năng khiếu:

Trang 8

Ví dụ: Trong tuần, học sinh học tiết tập làm văn chính khóa bài: Luyện tập xây dựng kết bài trong văn miêu tả cây cối Đến tiết hướng dẫn học cuối ngày

thứ sáu, tôi xây dựng nội dung như sau:

- Yêu cầu học sinh trung bình chưa hoàn thành trong ngày mở bài ra tựhoàn thành tiếp Còn học sinh khá, giỏi đã hoàn thành bài, tôi xây dựng nội dungbồi dưỡng:

Tôi hỏi học sinh để học sinh nhớ lại nội dung bài đã học:

- Có mấy kiểu kết bài trong văn miêu tả cây cối?

- Thế nào là kết bài không mở rộng?

Sau đó đưa đề bài để học sinh làm bài tập

Mùa xuân đem đến cho ta bao sắc màu của những loài hoa đẹp Hãy viếtđoạn kết bài mở rộng cho một cây hoa thường nở vào dịp tết mà em yêu thích.Hướng dẫn học sinh viết:

+ Đố em biết cây hoa nào mà mỗi khi nhìn thấy nó mọi người nghĩ ngay đếnTết?

+ Cây hoa này có những lợi ích gì?

+ Khi viết phần kết bài cho cây này, ta nên viết những nội dung gì?

Giáo viên chốt lại: Khi viết kết bài mở rộng, ta nên nêu lợi ích của cây đào:Hoa đào làm cho mùa xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng Nó gợi chonhững người con xa quên nhớ về quê hương mỗi khi Tết đến xuân về Quả đào

ăn thơm ngon bổ dưỡng Em yêu cây đào và rất mong cây đào luôn được giữgìn, chăm sóc, phát triển

+ Học sinh có năng khiếu viết bài

+ Lúc này tôi đi quan sát, giúp đỡ học sinh trung bình yếu hoàn thành bài trongngày

+ Sau đó tôi quay lại chữa bài cho học sinh có năng khiếu: gọi học sinh đọc bài,học sinh khác nhận xét về nội dung đoạn kết, chấm câu, sử dụng từ ngữ, hìnhảnh nào trong cách viết của bạn mà em yêu thích?

Nhờ cách làm đó mà tôi đã phát huy hết tối đa khả năng của từng học sinh.Trong giờ học mọi học sinh đều phải làm việc một cách tích cực, không còncảnh học sinh giỏi ngồi chơi để chờ học sinh trung bình hoàn thành bài Theotôi, muốn làm được như vậy thì giáo viên phải xây dựng nội dung tiết hướng dẫnhọc thật chu đáo: bám sát vào nội dung học chính khóa trong ngày, xác định nộidung nào cần bồi dưỡng, lựa chọn mức độ bồi dưỡng sao cho nâng dần từ dễ đếnkhó để tạo sự tự tin trong học sinh; không được coi nhẹ tiết hướng dẫn học là chỉhoàn thành bài trong ngày và chuẩn bị bài ngày hôm sau (Đây là những nội dungdành cho học sinh trung bình, còn học sinh có năng khiếu phải được củng cố vànâng cao hơn yêu cầu đó)

3 Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu trong câu lạc bộ học tập Tiếng Việt 3.1 Luyện từ và câu

3.1.1 Bồi dưỡng lý thuyết từ vựng:

Trang 9

Học sinh muốn sử dụng đúng từ ngữ trong nói và viết thì cần phải nắm

được kiến thức về từ và khả năng nắm nghĩa khi sử dụng nên tôi cung cấp chocác em sâu hơn về mặt lý thuyết mà các em đã học trong chương trình

Tuy nhiên tôi xây dựng nội dung bồi dưỡng không vượt ra ngoài nhữngkiến thức đã học về từ đơn, từ phức, danh từ, động từ, tính từ, từ cùng nghĩa, từtrái nghĩa

a Phân loại nhận diện từ theo cấu tạo

- Dựa vào số lượng tiếng của từ mà chia thành từ đơn, từ phức

+) Từ đơn là từ có một tiếng và có nghĩa.

+) Từ phức là từ có hai tiếng trở lên.

- Phân biệt từ ghép và từ láy

+) Từ ghép: có quan hệ mặt ngữ nghĩa (cả hai tiếng đều có nghĩa hợp thành từ

ghép)

Ví dụ: bến xe, nhà lá, ruộng đồng,

+) Từ láy: Nếu có quan hệ về mặt ngữ âm (các tiếng của từ láy giống nhau về

âm đầu, vần hoặc cả âm đầu cả vần và thanh)

Ví dụ: Xanh xao, loanh quanh, xanh xanh, đo đỏ,

- Phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại

+) Từ ghép tổng hợp: Giữa các tiếng có quan hệ đẳng lập mang tính tổng hợp

khái quát nghĩa của những từ đơn hợp thành

Ví dụ: Nhà + cửa  nhà cửa

Núi + sông  núi sông

+) Từ ghép phân loại: có yếu tố cụ thể hóa, cá thể hóa nghĩa cho yếu tố kia.

Ví dụ: xe điện, xe máy, xe ô tô,

Láy toàn bộ

Trang 10

- Các từ có 2 tiếng tuy giống nhau về âm như ba ba, thuồng luồng, thằn lằn, chôm chôm không phải từ láy nhưng đều được xem là từ láy.

- Các từ như cong queo, cuống quýt, kính coong, kính cẩn cũng là từ láy

viết dưới dạng các con chữ khác nhau (bởi vì bản chất nó vẫn cùng một âm tiếtnhưng phiên âm khác nhau)

- Các từ yếu ớt, ầm ĩ, ồn ã, ồ ạt……cũng là từ láy bởi đây là dạng láy đặc

biệt: láy cấu trúc ngữ âm khuyết đi phụ âm đầu

b Phân loại từ theo từ loại:

Từ chia theo từ loại thì là danh từ, động từ, tính từ

+) Chỉ hiện tượng: Gió, mưa, bão, chớp,

+ Chỉ khái niệm: đạo đức, niềm vui, thái độ (Những sự vật mà ta nhận ra đượcbằng suy nghĩ chứ không phải bằng giác quan)

+ Chỉ đơn vị: con, cái, rặng

- Muốn biết một từ có phải là danh từ hay không ngoài việc dựa vào khái niệm ta còn thử khả năng kết hợp:

+) Thêm vào trước nó một từ chỉ số lượng, nếu được thì đó là danh từ

Ví dụ: dãy núi, vài lọ hoa, những học sinh  núi, lọ hoa, học sinh là danhtừ

+) Thêm vào sau nó một từ chỉ trỏ: này, kia, đó, nọ xem có được không, nếuđược là danh từ

Ví dụ: Ngôi nhà ấy, học sinh kia,  Ngôi nhà, học sinh là danh từ

- Danh từ chia làm hai loại:

+) Danh từ chung: là tên gọi chung của một loại sự vật.

Ví dụ: học sinh, công nhân, bác sĩ,

Danh từ chung không cần viết hoa

+) Danh từ riêng: là tên gọi riêng của một sự vật cụ thể Danh từ riêng phải viết

hoa tất cả các con chữ đầu của mỗi tiếng

VN

Trang 11

Để vườn hoa thêm đẹp, em thường tưới cho hoa.

Trạng ngữ

*Động từ:

- Khái niệm: là từ chỉ hoạt động hay trạng thái của sự vật.

Ví dụ: ăn, ngủ, tỏa,

Lưu ý:Từ “bị, được” chỉ trạng thái tiếp thu nên là động từ.

Từ “có” chỉ trạng thái tồn tại hoặc sở hữu nên “có” là động từ

Từ “là” là động từ chỉ được dùng trong câu giới thiệu, nhận xét, đánh giá

- Muốn biết một từ có phải là động từ hay không ta dựa vào khái niệm Nếu những từ mà dấu hiệu nhận biết không rõ ràng, ta không thể dựa vào khái niệm thì ta thử khả năng kết hợp của nó:

+) Thêm vào trước nó một trong những từ: đã, đang, sẽ, hãy, đừng, chớ nếu

được thì đó là động từ

Ví dụ: Lên thác, xuống ghềnh

Thêm vào thành: đã lên thác, đừng xuống ghềnh  lên, xuống là động từ

+) Thêm vào sau nó các từ: nhé, đi, nào, thôi, nếu được thì là động từ

Ví dụ: Từ “học, vui, phấn khởi”: Học thôi, vui đi, phấn khởi nhé,  học, vui,phấn khởi là động từ chỉ trạng thái (Học sinh rất hay nhầm là tính từ)

*Tính từ:

- Khái niệm: Tính từ là từ chỉ tính chất của sự vật (Như kích thước, hình

thể, khối lượng, dung lượng, của sự vật)

+) Buồn, vui, đau khổ là động từ chỉ trạng thái

“Nỗi buồn, niềm vui, sự đau khổ” là danh từ

+) Đẹp, xinh là tính từ Còn “Cái đẹp”, “Cái xinh” là danh từ

c Các dạng bài tập bồi dưỡng:

Trang 12

Sau khi hướng dẫn xong phần lí thuyết của mỗi đơn vị kiến thức, tôi đưa ra một số dạng bài tập để rèn luyện kĩ năng nắm kiến thức về tự vựng:

* Dạng 1: Cho câu văn, câu thơ yêu cầu học sinh dùng gạch chéo phân tách từng từ đơn, từ phức.

Ví dụ: Dùng gạch chéo phân cách các từ trong hai câu thơ dưới đây

Cháu nghe câu chuyện của bà Hai hàng nước mắt cứ nhòa rưng rưng

* Dạng 2: Phân loại từ theo nhóm và đặt tên cho nhóm

+) Từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại

+) Từ ghép, từ láy

+) Danh từ, động từ, tính từ

+) Theo chủ điểm

Ví dụ 1: Cho các từ: học gạo, học tập, học hành, học bạn, anh trai, anh em, bạn đường, bạn bè, học đòi

Hãy sắp xếp các từ đó thành 2 nhóm: Từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại

Ví dụ 2: Xếp các từ dưới đây thành 3 nhóm, tương ứng với 3 chủ điểm đã học (Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm) rồi ghi vào vị trí trong bảng:

Tài nghệ, tài ba, xinh xắn, xinh xẻo, tài đức, tài năng, quả cảm, can đảm, tài giỏi, tài hoa, đẹp đẽ, gan góc, dan dạ, dan lì, cường trường, vạm vỡ, lực lưỡng, tươi đẹp, lộng lẫy, anh hùng, dũng cảm, rực rỡ, thướt tha

Người ta là hoa đất Vẻ đẹp muôn màu Những người quả cảm

………

………

………

………

………

………

………

………

………

* Dạng 3: Cho sẵn câu thơ, câu văn yêu cầu học sinh xác định từ loại:

Ví dụ: Tìm danh từ trong các câu thơ sau:

Anh dắt em vào cõi Bác xưa Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa

* Dạng 4: Dạng bài phát hiện từ dùng sai và sửa lại cho đúng

Ví dụ: Con mèo nhà em tất tươi tốt

Không khí trong veo đã khiến cho tâm hồn em trở nên sảng khoái

* Dạng 5: Kể tên theo chủ điểm

Ví dụ: Kể tên 6 trò chơi em thường chơi cùng các bạn trên sân trường (chủ điểm: Đồ chơi – Trò chơi)

* Dạng 6: Đặt câu, viết đoạn văn với từ cho sẵn

Trang 13

Ví dụ: Viết từ 3 đến 5 câu nói về du lịch hoặc thám hiểm, trong đó có sử dụng từnói về du lịch hoặc thám hiểm vừa tìm được ở bài tập 1, 2? (Luyện từ và câu:

Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm)

* Dạng 7: Điền vào chỗ chấm đẻ tạo thành từ theo chủ điểm

Ví dụ: Điền tiếng “Đánh”, hoặc tiếng “Đá” vào chỗ chấm để có tên trò chơi, đồchơi thích hợp dưới đây:

* Dạng 8: Giải nghĩa hoặc tìm thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm

Ví dụ: Em hiểu thành ngữ này như thế nào?

Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo

Kết quả: Thông qua hệ thống bài tập, tôi đã giúp học sinh tích lũy một số vốn

từ, hiểu được một lượng kiến thức nhất định về ngữ nghĩa Tiếng Việt và vậndụng, sử dụng vào hoạt động giao tiếp trong cuộc sống và trong việc học TiếngViệt trên lớp

3.1.2 Bồi dưỡng về ngữ pháp

Ở lớp 4, học sinh được học về một số kiểu câu: câu hỏi, câu kể (Ai làm gì,

ai là gì, ai thế nào?), câu khiến, câu cảm, thành phần phụ là trạng ngữ và một sốdấu câu: Dấu chấm hỏi, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm, dấuchấm than

Thực tế: các em thường nhầm lẫn các kiểu câu kể, nhầm trạng ngữ, cụmdanh từ là câu hay đặt câu thiếu thành phần nên tôi thường tập trung vào một sốkiến thức cơ bản

a Bồi dưỡng về câu:

- Khi nói: Hạ giọng ởcuối câu

- Có 3 kiểu câu kể:

+) Ai làm gì?

Cấu trúc: Danh từ hoặccụm danh từ làm chủngữ, động từ hoặc cụmđộng từ làm vị ngữ

Câu nêu hoạt động củađối tượng

* Cách làm xuôiBước 1: Chọn đối tượng cần nóiđến

Bước 2: Chọn hoạt động / đặc điểm/ thông tin cần nói đến của đốitượng

* Cách làm ngượcBước 1: Tìm hoạt động / đặc điểm /thông tin cần nói đến

Bước 2: Chọn đối tượng phù hợpvới hoạt động / đặc điểm / thông tin

đã chọn

Trang 14

Trong câu thường cócác từ: “đã” “đang”

“sẽ”…

+) Ai là gì?

Cấu trúc: Danh từ hoặccụm danh từ làm chủngữ + “là” + danh từhoặc cụm danh từ ở vịngữ

Câu nêu thông tin,định nghĩa….của đốitượng

Trong câu thườngchứa từ “là”

+) Ai thế nào?

Cấu trúc: Danh từ hoặccụm danh từ làm chủngữ, tính từ hoặc cụmtính từ làm vị ngữ

Câu nêu đặc điểm, tínhchất….của đối tượngTrong câu thường cócác từ “rất”, “hơi”,

- Bước 1: Con hãy quan sát chiếcbút, nó có những điều gì mà conthích và muốn nói tới > Học sinhliệt kê: màu sắc, hoa văn, ngòi,…

> tôi hướng dẫn: Chiếc bút nóichung hay những điều các con vừa

kể được gọi là đối tượng trong câu.Vậy các đối tượng ấy là gì? Cóhoạt động gì? Hay như thế nào?Bước 2: Tôi chọn từng đối tượngcủa bước 1 và yêu cầu mỗi họcsinh nói 1 điều gì đó phù hợp

Màu sắc+) Chiếc bút có màu vàng

+) Màu vàng của chiếc bút thật bắtmắt

+) Chiếc bút có màu vàng như màunắng

+) Chiếc bút như đang mặc chiếc

áo vàng óng

……

Vậy với 1 đối tượng, học sinh đãnói được rất nhiều câu văn vớinhiều cách diễn đạt khác nhau.Làm lần lượt với từng đối tượngnhư vậy, với chiếc bút nói chungthì học sinh nói được rất nhiều câuvăn, hỗ trợ đắc lực vào việc viếtvăn của các em

Ngày đăng: 25/10/2018, 20:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 4 – NXBGD Khác
2. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4 – BGD- ĐT Khác
3. Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 4 – Trần Mạnh Hưởng – Lê Hữu Tỉnh – NXBGD Khác
4. Bài tập luyện từ và câu Tiếng Việt 4 – Trần Mạnh Hưởng – Lê Hữu Tỉnh – NXBGD Khác
5. Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học – Trần Mạnh Hưởng – NXBGD Khác
6. Thế giới quanh ta – Chuyên đề số 61, 64, 65 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w