1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu ôn thi triết học Mác Lê Nin

58 284 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 240 KB

Nội dung

Tổng hợp các câu hỏi ôn tập Triết học Mác Lê Nin và các bài tập, đề thi tham khảo

Trang 1

Câu 1: Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những

sự thay đổi về chất và ngược lại?

a.Khái niệm chất và k/niệm lượng

b.Trình bày quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

c.Ý nghĩa phương pháp luận

Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu

tố cấu thành sự vật, đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật đượcsinh ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó

Chất của sự vật được tạo thành từ chính các thuộc tính khách quanvốn có của sự vật

- Khái niệm lượng

Định nghĩa: Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy địnhkhách quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lượng các yếu tố cấuthành, qui mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của quá trình vận động, pháttriển của sự vật

Một sự vật có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, được xác địnhbằng các phương thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sựvật

Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính chất tương đối Chất vàlượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng, haymột quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy

b Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặtchất và lượng Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hoá về chấtcủa sự vật, hiện tượng Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thayđổi được gọi là độ

Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định, mối liên hệ thống

nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi vềlượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng

Trang 2

Điểm nút là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự

thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật

Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi trước đó gây ra gọi

là bước nhảy Vậy bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyểnhoá về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên

Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau Đó làcác bước nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, … Bướcnhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời cũng làđiểm khởi đầu cho một giai đoạn mới; là sự gián đoạn trong quá trình vậnđộng, phát triển liên tục của sự vật

Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật Chấtmới tác động tới lượng cúạư vật trên nhiều phương diện như: làm thay đổikết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật

Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện

chứng giữa hai mặt chất và lượng Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm núttất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chấtmới sẽ tác động trở lại lượng của sự vật, tạo ra những biến đổi mới về lượngcủa sự vật Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổbiến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tựnhiên, xã hội và tư duy

c ý nghĩa phương pháp luận

Bất kỳ sự vât, hiện tượng nào cũng là thể thống nhất giữa hai mặt chất

và lượng, do đó, trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loạichỉ tiêu về phương diện chất và lượng của sự vật, tạo nên nhận thức toàndiện về sự vật

Vì những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngượclai, do đó, trong nhận thức và thực tiễn, tuỳ theo mục đích cụ thể, cần từngbước tích luỹ về lượng để có thể làm thay đổi về chất của sự vật; đồng thời

có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng của

sự vật

Vì sự thay đổi về lượng chỉ có thể dẫn đến những biến đổi về chất của

sự vật với điều kiện lượng phải được tích luỹ tới giới hạn điểm nút, do đó,trong công tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng tả khuynh, cũng nhưtuởng hữu khuynh

Trong nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt cáchình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụthể

Trang 3

Câu 2: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

a.Phân tích khái niệm mối liên hệ,liên hệ phổ biến

b.Nêu các tính chất của mối liên hệ

c.Trình bày ý nghĩa phương pháp luận

TL:

a Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến

Mối liên hệ dùng để chỉ sự qui định, sự tác động và chuyển hoá lẫn

nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sựvật, hiện tượng trong thế giới

Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệcủa các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mốiliên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mốiliên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ơ mọi sự vật, hiện tượngcủa thế giới

b Tính chất của các mối liên hệ

- Tính khách quan: Mọi mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng là khách

quan, là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng

- Tính phổ biến: Mối liên hệ mang tính phổ biến thể hiện:

Thứ nhất, bất cứ sự vật nào cũng liên hệ với sự vật, hiện tượng khác.

Thứ hai, mối liên hệ thể hiện ở những hình thức riêng biệt, cụ thể tuỳ

theo điều kiện nhất định Song, dù dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ làbiểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất Những hình thức cụ thểđược các nhà khoa học cụ thể nghiên cứu Phép biện chứng duy vật chỉnghiên cứu những mối liên hệ chung nhất, bao quát nhất của thế giới

- Tính đa dạng phong phú: sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không

gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau

c ý nghĩa phương pháp luận

Từ nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến rút ra được quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể.

- Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thựctiễn cần xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộphận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác độngqua lại giữa sự vật đó với sự vật khác

Trang 4

- Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tìnhhuống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thùcủa đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thựctiễn Đồng thời khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình triết trung, nguỵbiện.

Trang 5

Câu 3: Nguyên lý về sự phát triển

a.Phân tích khái niệm phát triển

b.Nêu các tính chất của sự phát triển

c.trình bày ý nghĩa phương pháp luận

TL:

a Khái niệm phát triển

- Quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần tuý vềlượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật; đồng thời, nó cũng xem sựphát triển là quá trình liên tục, không trải qua những bước quanh co phứctạp

Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệmphát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đilên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn

- Khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niệm vận động (biến đổi)nói chung Phát triển là sự biến đổi về chất theo hướng ngày càng hoàn thiệncủa sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn

- Phát triển là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn cócủa sự vật; là quá trình thống nhất giữa phủ định những nhân tố tiêu cực và

kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sựvật

b Những tính chất cơ bản của sự phát triển

- Tính khách quan: Phát triển của các sự vật, hiện tượng diễn ra bên ngoài ý

thức, không phụ thuộc vào ý thức con người Nguồn gốc của sự phát triểnnằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng Đó là quá trình giải quyết liêntục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

- Tính phổ biến: Tính phổ biến của phát triển được hiểu là nó diễn ra ở mọi

lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, tư duy

- Tính đa dạng, phong phú: Mỗi sự vật, hiện tượng có quá trình phát triển

khác nhau Tồn tại ở không gian, thời gian khác nhau, sự vật phát triển sẽkhác nhau

c ý nghĩa phương pháp luận

- Mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong quá trình phát triển, nên trong nhậnthức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải có quan điểm phát triển Quanđiểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sựvật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng,

Trang 6

phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chấtthụt lùi.

- Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, địnhkiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn Biết vận dụng mộtcách sáng tạo nguyên lý phát triển vào hoạt động nhận thức của mình

Trang 7

Câu 4:Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

a.Khái niệm mâu thuẫn và tính chất chung của mâu thuẫn

b.Phân tích quá trình vận động của mâu thuẫn

c.Ý nghĩa phương pháp luận

TL:

a Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn.

- Khái niệm

Mâu thuẫn là phạm trù dùng để chỉ mối liên hệ thông nhất, đấu tranh

và chuyển hoá giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các

sự vật, hiện tượng với nhau

Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính,

những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điềukiện, tiền đề tồn tại của nhau

- Các tính chất chung của mâu thuẫn

+ Tính khách: mâu thuẫn biện chứng là tính qui định vốn có của mọi sự vật

hiện tượng, không phụ thuộc vào ý thức của con người

+ Tính phổ biến : Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng cũng

như trong tất cả các giai đoạn phát triển của chúng Mâu thuẫn này mất đimâu thuẫn khác nẩy sinh thay thế

+ Tính đa dạng phong phú: Một sự vật không chỉ có một mâu thuẫn mà có

nhiều mâu thuẫn khác nhau Mỗi mâu thuẫn có vị trí và vai trò khác nhau đốivới vận động và phát triển của sự vật Có các loai mâu thuẫn như: mâu thuẫnbên trong và mâu thuẫn bên ngoài, mâu thẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơbản, …

b Quá trình vận động của mâu thuẫn

Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừađấu tranh với nhau

Thống nhất của các mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ sự liên hệ,

ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặtnày lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại

Sự thống nhất của các mặt đối lập bao hàm cả sự đồng nhất của nó

Đấu tranh của các mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ khuynh hướng

tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập

Trong sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, sự đấu tranhgiữa chúng là tuyệt đối, còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối

Trang 8

Tóm lại, sự tác động qua lại dẫn đến chuyển hoá giữa các mặt đối lập

là một quá trình Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt vàphát triển thành hai mặt đối lập Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung độtvới nhau gay gắt và khi điều kiện đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hoá lẫnnhau, mâu thuẫn được giải quyết Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới đượchình thành và quá trình tác động, chuyển hoá giữa hai mặt đối lập lại tiếpdiễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển

c ý nghĩa phương pháp luận

Trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiệnmâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc,khuynh hướng của sự vận động và phát triển

Trong nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch

sử, cụ thể, tức là phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và có phương phápgiải quyết phù hợp Đồng thời, cần phải phân biệt đúng vai trò, vị trí của cácloại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định

Trang 9

Câu 5:Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

a.Thực tiễn là gì?

b.Nêu các hình thức cơ bản của thực tiễn

c.Trình bày vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

TL:

- Khái niệm “thực tiễn”

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch

sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội

b Hoạt động thực tiễn rất đa dạng phong phú, song có ba hình thức cơ bản sau:

+ Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiêncủa thực tiễn

+ Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của các tổ chức cộng đồngngười khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ để thúc đẩy

sự phát triển

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của thựctiễn Đây là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con ngườitạo ra gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hộinhằm xác định các quy luật biến đổi và phát triển của đối tượng nghiên cứu

Các hình thức hoạt động thực tiễn có mối quan hệ biện chứng vớinhau tác động qua lại lẫn nhau, trong đó hoạt động sản xuất ra của cải vậtchất là hoạt động cơ bản nhất, đóng vai trò quyết định với các hoạt độngkhác

c Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

* Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức.

Thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức; nó đề ra nhu cầu,nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức.Chính con người có nhu cầu tất yếu khách quan là phải giải thích thế giới vàcải tạo thế giới nên con người tất yếu phải tác động vào sự vật, hiện tượngbằng hoạt động thực tiễn của mình Sự tác động đó làm cho các sự vật, hiệntượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhaugiữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắmđược bản chất, các quy luật vận động, phát triển của thế giới Trên cơ sở đóhình thành nên các lý thuyết khoa học

Thông qua hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngàycàng hoàn thiện; năng lực tư duy lôgíc không ngừng được củng cố và phát

Trang 10

triển; các phương tiện nhận thức ngày càng hiện đại, có tác dụng “ nối dài”các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới

*Thực tiễn là tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức Đồng thời, thực tiễn không ngừng bổ xung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.

Vai trò của tực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn

quán triệt quan điểm thực tiễn Quan điểm này yêu cầu nhận thức phải xuất

phát từ thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thựctiễn.Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành

Trang 11

Câu 6: Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

a.Trình bày khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

Trình bày tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa TL:

a Khái niệm văn hóa và nền văn hoá

- Khái niệm: Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do

con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trìnhlịch sử của mình; biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch

- Khái niệm: Nền văn hoá là biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất

của văn hoá được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế - chính trị củamỗi thời kỳ lịch sử, trong đó ý thức hệ của giai cấp thống trị chi phốiphương hướng phát triển và quyết định hệ thống chính sách, pháp luật quản

lý các hoạt động văn hoá

b Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

* Những nội dung cơ bản của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

Xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa gồm các nội dung sau:

- Cần phải nâng cao dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới.

+ Nâng cao dân trí là nội dung cơ bản của nền văn hóa XHCN vì chỉkhi được chuẩn bị tốt về trí tuệ và tính thần thì NDLĐ mới có ảnh hưởngtích cực đến tiến trình XD CNXH

+ Xây dựng đội ngũ trí thức vừa là mục tiêu cấp bách, vừa lâu dài của

sự nghiệp xây dựng CNXH và CNCS

- Xây dựng con người mới phát triển toàn diện.

+ Con người là sản phẩm của lịch sử, nhưng chính con người sáng tạo

ra lịch sử Vì vậy, trong mỗi thời kỳ lịch sử nhât định cần có những mâuccon người nhất định, có năng lực đáp ứng nhu cầu của sự phát triển

Trang 12

+ Khi GCCN trở thành giai cấp cầm quyền thì vấn đè xây dựng conngười mới đáp ứng nhu cầu XD XNXH là một tất yếu Đây là một trongnhững nội dung cơ bản của văn hóa vô sản, của nền văn hóa XHCN.

+ Con người mới XHCN là con người có tinh thân, năng lực xây dựngthành công CNXH; con ngơừi lao động mới; con người có tính thần yêunước chân chính và tính thần quốc tế trong sáng; là con người sống có tìnhnghĩa cộng đồng cao

- Xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa

+ Lối sống là những biểu hiện sự khác biệt giữa những cộng đồngngười khác nhau; là tổng thể các hình thái hoạt động của con người, phảnánh các điều kiện vật chất, tinh thần và xã hội của con người; là sản phẩm tấtyếu của một hình thái KT - XH và có tác động đến hình thái KT – XH đó

+ Lối sống XHCN được xây dựng trên những điều kiện cơ bản của nó

Đó là chế độ công hữu về TLSX trong đó sở hữu toàn dân giữ vai trò chủđạo; nguyên tắc phân phối theo lao động; quyền lực nhà nước thuộc về nhândân; hệ tư tưởng của GCCN giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tính thần củaXH…

- Xây dựng gia đình văn hoá xã hội chủ nghĩa

+ Gia đình là một hình thức cộng đồng đặc biệt, ở đó con người chungsống với nhau bởi hai mối quan hệ dặc biệt là hôn nhân và huyết thống

+ Gia đình là một giá trị văn hóa, nó có gắn bó, tương tác với văn hóacộng đồng dân tộc, giai cấp và mỗi tầng lớp xã hội trong một thời kỳ lịch sửnhất định của mỗi quốc gia, dân tộc

+ Cách mạng XHCN là tiền đề quan trọng để xây dựng gia đình vănhóa mới XHCN Muốn vậy phải xây dựng được cơ sở kinh tế - xã hội củanó

+ Gia đình văn hóa XHCN được xây dựng cùng với tiến trình pháttriển của công cuộc CM XHCN trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa

* Phương thức xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

- Giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấpcông nhân trong đời sống tinh thần của xã hội

- Không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của đảng cộng sản và vai trò

quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hoá

Trang 13

- Xây dựng nền văn hoá XHCN phải theo phương thức kết hợp giữa việc

kế thừa những giá trị trong di sản văn hoá dân tộc với tiếp thu có chọn lọc tinhhoa văn hoá của nhân loại

- Tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động và sángtạo văn hoá

Trang 14

Câu 7: Quy luật phủ định

a.Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng

b.Phân tích nội dung phủ định của phủ định

c.Trình bày ý nghĩa phương pháp luận

TL:

a Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng

Sự phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình

vận động và phát triển

Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ những sự phủ

định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật

Phủ định biện chứng có các đặc trưng sau:

- Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân bên trong bảnthân sự vật, đó chính là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong sựvật

- Phủ định biện chứng có tính kế thừa: kế thừa những nhân tố hợp quy luật

và loại bỏ nhân tố trái quy luật

Tóm lại, phủ định biện chứng là khuynh hướng tất yếu của mối liên hệ

bên trong giữa cái cũ và cái mới, là sự tự khẳng định của các quá trình vậnđộng, phát triển của sự vật

b Phủ định của phủ định.

Trong chuỗi phủ định tạo nên quá trình phát triển của sự vật, mỗi lầnphủ định biện chứng đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triểntiếp theo của nó Trải qua nhiều lần phủ định, tức “phủ định của phủ định”

sẽ tất yếu dẫn đến kết quả là sự vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật

Phủ định của phủ định diễn ra theo hình thức “xoáy ốc” Khuynhhướng phát triển theo đường xoáy ốc thể hiện tính biện chứng của sự pháttriển, đó là tính kế thừa, tính lặp lại và tiến lên Mỗi vòng mới của đườngxoáy ốc, dường như lặp lại, nhưng với một trình độ cao hơn

Tóm lại, nội dung của quy luật phủ định của phủ định phản ánh mối

quan hệ biện chứng giữa cái phủ định và cái khẳng định trong quá trình pháttriển của vật Phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới rađời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích cực từ trong sự vật cũ,phát huy nó trong sự vật mới và tạo nên tính chu kỳ của sự phát triển

c ý nghĩa phương pháp luận

Trang 15

Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức một cáchđúng đắn về xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Quá trình đókhông diễn ra theo đường thẳng mà là con đường quanh co, phức tạp, gồmnhiều giai đoạn, nhiều quá trình khác nhau.

Trong tự nhiên, cái mới ra đời và phát triển theo quy luật khách quan.Trong đời sống xã hội, cái mới ra đời trên cơ sở hoạt động có mục đích, có ýthức tự giác và sáng tạo của con người Đồng thời, cần nâng cao tính tíchcực của nhân tố chủ quan trong mọi hoạt động, có niềm tin vào sự tất thắngcủa cái mới và khắc phục tư tưởng bảo thủ, giáo điều, kìm hãm sự phát triểncủa cái mới

Trong quá trình phủ định cái cũ phải theo nguyên tắc kế thừa có phêphán

Trang 16

Câu 8:Hai phương thức sản xuất giá trị thặng dư và gia trị siêu ngạch a.Trình bày phương thức giá trị sản xuất ,giá trị thặng dư tuyệt đối b.Trình bày phương thức giá trị thặng dư tương đối

c.Trình bày giá trị thặng dư siêu ngạch

TL:

a Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

+ Khái niệm: Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được

tạo ra do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu,trong khi năng suất lao động xã hội, giá trị sức lao động và thời gian laođộng tất yếu không thay đổi

+ Hạn chế: Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối có các hạn

chế sau:

Thứ nhất: Do ngày lao động chỉ có độ dài giới hạn, do đó không thể

kéo dài mãi ngày lao động

Thứ hai: Do cấu tạo sinh lý của con người cần phải có thời gian nghỉ

ngơi để tái phục hồi sức lao động lên không thể kéo dài quá mức ngày laođộng

+ Phương pháp này áp dụng phổ biến trong giai đoạn đầu của chủnghĩa tư bản

b Sản xuất giá trị thặng dư tương đối

+ Khái niệm: Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư được tạo ra

do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất laođộng xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điềukiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ

+ Cách thức thực hiện: Để rút ngắn được thời gian lao động tất yếu,phải giảm giá trị sức lao động Muốn hạ thấp giá trị sức lao động phải giảmgiá trị những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân Muốnvậy:

Một là: Tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu

sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân;

Hai là: Tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu

sản xuất để sản xuất ra tư liệu tiêu dùng

Tóm lại: Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các

nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhânlàm thuê trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản

Trang 17

c Giá trị thặng dư siêu ngạch

- Khái niệm: Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu

được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hoáthấp hơn giá trị thị trường của nó

VD: - Giả định trong một ngành sản xuất có 3 doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất; Thị trường cung = cầu.

NGHIỆP

SẢNLƯỢNG

G.TRỊ

CÁBIỆT

TGLĐ

XH CT

TỔNGG.T C.B

TỔNGG.T T.T

m SIÊU

NGẠCH

Trang 18

Câu 9 Quan điểm của V.I.Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý

a.trình bày khái quát con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý b.Trình bày giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính

c.Trình bày mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính,nhận thức lý tính với thực tiễn

TL:

“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”.

Trực quan sinh động và tư duy trừu tượng là hai giai đoạn nhận thực

có đặc tính khác nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình nhận thức

- Trực quan sinh động tức nhận thức cảm tính là giai đoạn mà con

người sử dụng các giai đoạn để tác động trực tiếp vào các sự vật nhằm nắmbắt các sự vật ấy Trực quan sinh động gồm ba hình thức là cảm giác, tri giác

và biểu tượng

+ Cảm giác là sự phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng

khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người

+ Tri giác là hình ảnh tương đối trọn vẹn về sự vật khi sự vật đó đang trực

tiếp tác động vào các giác quan Tri giác nảy sinh trên sơ sở của cảm giác, là

sự tổng hợp nhiều cảm giác

+ Biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn

trực quan sinh động Đó là hình ảnh cảm tính và tương đối hoàn chỉnh cònlưu lại trong bộ óc con người về sự vật khi sự vật đó không còn trực tiếp tácđộng vào các giác quan

- Tư duy trừu tượng là đặc trưng của giai đoạn nhận thức lý tính.

Nhận thức lý tính là giai đoạn phản ánh gián tiếp, trừu tượng và kháiquát những thuộc tính những đặc điểm bản chất của đối tượng

Nhận thức lý tính được thể hiện ở các hình thức như khái niệm, phánđoán và suy luận

+ Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặctính bản chất của sự vật

+ Phán đoán là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau đểkhẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đốitượng

Trang 19

+ Suy luận là hình thức của tư duy liên kết các phán đoán lại với nhau để rút

ra tri thức mới

- Tư duy trừu tượng là giai đoạn nhận thức ở trình độ cao hơn so vớitrực quan sinh động, nhưng giữa chúng có mối quan hệ biện chứng Trựcquan sinh động đem lại tài liệu cho tư duy trừu tượng, không có trực quansinh động thì không có tư duy trừu tượng Nhờ có tư duy trừu tượng mà conngười đạt đến trình độ phản ánh sâu sắc hơn, chính xác hơn và đầy đủ hơncái bản chất của đối tượng

Tuy nhiên, tư duy trừu tượng tự nó không chứng minh được tính chânthực của những tri thức, do vậy, nhận thức phải trở về thực tiễn, dùng thựctiễn làm tiêu chuẩn, thước đo tính chân thực của sản phẩm của nhận thức

Tóm lại, nhận thức của con người từ trực quan sinh động đến tư duy

trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là một vòng khâu trong sự vậnđộng, phát triển của nhận thức Những vòng khâu này không ngừng nối tiếp

và mở rộng tạo nên tính quy luật chung của quá trình vận động, phát triểncủa nhận thức

* ý nghĩa phương pháp luận

Không được tuyệt đối hóa vai trò của giai đoạn nhận thức cảm tínhcũng như giai đoạn nhận thức lý tính

Nhận thức không dừng lại ở trình độ nhận thức cảm tính mà phảinâng lên trình độ nhận thức lý tính

Cần phải đối chiếu, kiểm nghiệm những kết quả đạt được ở giai đoạnnhận thức lý tính với thực tiễn

Trang 20

- a,.Khái niệm “thực tiễn”

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch

sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội

-b Hoạt động thực tiễn rất đa dạng phong phú, song có ba hình thức cơ bản sau:

+ Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiêncủa thực tiễn

+ Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của các tổ chức cộng đồngngười khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ để thúc đẩy

sự phát triển

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của thựctiễn Đây là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con ngườitạo ra gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hộinhằm xác định các quy luật biến đổi và phát triển của đối tượng nghiên cứu

Các hình thức hoạt động thực tiễn có mối quan hệ biện chứng vớinhau tác động qua lại lẫn nhau, trong đó hoạt động sản xuất ra của cải vậtchất là hoạt động cơ bản nhất, đóng vai trò quyết định với các hoạt độngkhác

c.Khái niệm “nhận thức”

Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới

khách quan vào trong đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo

ra những tri thức về thế giới khách quan

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận thức dựa trênnhững nguyên tắc sau:

Một là, thừa nhận thế giới tồn tại khách quan độc lập với ý thức con

người

Hai là, thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người.

Ba là, khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích

cực, tự giác và sáng tạo

Trang 21

Bốn là, coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức,

là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý

Trang 22

Câu 11:Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

a.Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là gi?

b.Trình bày vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội TL:

a Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội

* Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh

hoạt vật chất của xã hội

Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố chính là phương thức sản xuất vậtchất, điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số Cácyếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhautạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó phương thứcsản xuất vật chất là nhân tố cơ bản nhất

* ý thức xã hội là phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nẩy sinh

từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triểnnhất định

ý thức cá nhân là mặt tinh thần của đời sống cá nhân riêng biệt, phảnánh những điều kiện vật chất và sinh hoạt vật chất của cá nhân đó Mối quan

hệ giữa ý thức cá nhân và ý thức xã hội thuộc mối quan hệ giữa cái chung vàcái riêng

- Tuỳ theo góc độ xem xét người ta có thể phân ý thức xã hội thành các dạngkhác nhau

+ Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội baogồm các hình thức khác nhau: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thứcđạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ, triết học,

+ Theo trình độ phản ánh có thể phân biệt ý thức xã hội thông thường và ýthức lý luận

ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những quanniệm của con người trong một cộng đồng người nhất định, được hìnhthành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệthống hóa, khái quát hóa thành lý luận

Trong ý thức xã hội thông thường, tâm lý xã hội là bộ phận quan trọngnhất

ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống, kháiquát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những kháiniệm, phạm trù, quy luật

Trang 23

ý thức lý luận đạt trình độ cao và mang tính hệ thống tạo thành các hệ

tư tưởng

Trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội cũng có tính giai cấp, phản ánhđiều kiện sinh hoạt vật chất và lợi ích khác nhau, đối lập nhau giữa các giaicấp

b Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; ý thức xã hội là sự phản ánh

tồn tại xã hội và phụ thuộc vào tồn tại xã hội

Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất thay đổi thìnhững tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền,triết học, đạo đức, văn hoá, nghệ thuật, sớm hay muộn sẽ biến đổi theo

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải một cách giản đơntrực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian Không phải bất cứ tưtưởng, quan điểm lý luận, hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng

và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi nào xét đến cùngthì chúng ta mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế được phản ánh bằngcách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy

Trang 24

Câu 12:Hàng hóa,sức lao động

a.Sức lao động là gi?

b.Trình bày điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa

c.Phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa sức lao động?

TL:

a Sức lao động là gì

Khái niệm: Sức lao động là toàn bộ những năng lực về thể chất và tinh

thần tồn tại trong cơ thể sống được con người vận dụng để sản xuất ra mộthàng hóa nào đó

b.Phân tích điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:

- Một là, người lao động phải tự do về thân thể, sở hữu sức lao

động nào đó và chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định.

+ Người lao động phải tự do về thân thể: Chỉ khi tự do về thân thểngười lao động mới có thể bình đẳng với người mua về mặt pháp lý và khi

đó họ mới có quyền bán thứ hàng hóa chỉ tồn tại trong chính bản thân mình,nếu không tự do về thân thể thì họ không thể bán sức lao động như là hànghóa

+ Muốn bán sức lao động thì họ phải có sức lao động hay phải sở hữusức lao động nào đó về thể lực hay trí lực

+ Chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định vì nếu bán vĩnhviễn thì đồng nghĩa bán ngay bản thân mình, do sức lao động tồn tại gắn vớibản thân con người

- Hai là, người lao động phải không còn tư liệu sản xuất chủ yếu

để kết hợp với sức lao động của mình nên buộc phải bán sức lao động để kiếm sống.

Chỉ khi không có tư liệu sản xuất người lao động mới buộc phải bánsức lao động cho người khác sử dụng để sản xuất hàng hóa, nếu có TLSX họ

sẽ tự sản xuất hàng hóa và không đi làm thuê hay bán sức lao động

c Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

- Giá trị của hàng hóa sức lao động

+ Khái niệm: Giá trị hàng hóa sức lao động là thời gian lao động tất

yếu để thiết để tái sản xuất ra sức lao động quyết định thông thường nó đượctình bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt dùng để tái sản xuất ra sức laođộng của người công nhân

Trang 25

+ Giá trị hàng hoá sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị củanhững tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động.

Cụ thể:

Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết về vật chất và tinh thần

để tái sản xuất ra sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người côngnhân

Hai là, chi phí đào tạo người công nhân.

Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho

con cái người công nhân

- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động

+ Khái niệm: Giá trị sử dụng của sức lao động là khả năng thỏa mãn

nhu cầu của người tiêu dùng để sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó Nóicách khác là thỏa mãn nhu cầu làm tăng giá trị

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động chỉ được thể hiện trongqua trình tiêu dùng để sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó

+ Hàng hoá sức lao động có đặc điểm đặc biệt, vì khác với hàng hóathông thường khác trong quá tình sử dụng giá trị của nó không nhữngđược bảo tồn mà còn tăng thêm về lượng

+ Hàng hóa SLĐ là điều kiện của sự bóc lột chứ không phải là cáiquyết định có hay không có bóc lột

Trang 26

Câu 13:Quan điểm của chủ nghĩa duy vật về con người

a.Trình bày bản tính tự nhiên của con người

b.trình bày bản tính xã hội của con người

c.Phân tích bản chất của con người

TL:

a Khái niệm con người.

Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thốngnhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội

- Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau:

+ Thứ nhất, con người là kết quả tiến hoá và phát triển lâu dài của giới tự

nhiên Sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt làhọc thuyết của Đácuyn về sự tiến hoá của các loài đã chứng minh nhận địnhtrên

+Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự

nhiên cũng “là thân thể vô cơ của con người” Do đó, những biến đổi củagiới tự nhiên và tác động của qui luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếpthường xuyên qui định sự tồn tại của con người và xã hội loài người, nó làmôi trường trao đổi vật chất giữa con người và giới tự nhiên; ngược lại, sựbiến đổi và hoạt động của con người, loài người luôn luôn tác động trở lạimôi trường tự nhiên, làm biến đổi môi trường tự nhiên

- Bản tính xã hội của con người được phân tích từ hai góc độ sau:

+ Thứ nhất, nhờ có lao động mà con người vượt qua loài động vật để tiến

hoá và phát triển thành người

+ Thức hai, sự tồn tại và phát triển của con người luôn bị chi phối bởi các

nhân tố xã hội và các quy luật xã hội Xã hội biến đổi thì mỗi con người do

đó cũng có sự thay đổi tương ứng Ngược lai, sự phát triển của mỗi cá nhânlại là tiền đề cho sự phát triển xã hội

Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tínhthống nhất của nó, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫnnhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quátrình làm ra lịch sử của chính nó

Bản chất con người

Trong luận cương về Phoiơbăc, Mác cho rằng: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của những cá nhân riêng biệt.

Trang 27

Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ

Con người là sản phẩm tất yếu của những quan hệ kinh tế, chính

trị-xã hội trong những điều kiện lịch sử xác định, khi những quan hệ này thayđổi thì do đó cũng có sự thay đổi bản chất của con người Như thế, conngười, xét từ giác độ bản chất xã hội của nó, là sản phẩm của lịch sử; lịch sửsáng tạo ra con người trong chừng mực nào thì con người lại cũng sáng tạo

ra lịch sử trong chừng mực đó

Tóm lại, với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt động

thực tiễn, thông qua hoạt động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên, làm cảibiến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của nó thì đồng thờicon người cũng sáng tạo ra lịch sử của chính nó, thực hiện sự phát triển củalịch sử đó

Trang 28

Câu 14: Tồn tại xã hội và ý thức của xã hội

a.tồn tại xã hội và ý thức xã hội là gi?

b.Tại sao nói :Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội?Lấy vd minh họa?

c.Tại sao nói :Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội?Lấy vd minh họa

d.tại sao noi:Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của no? Lấy vd minh họa

TL:

a Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội

* Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh

hoạt vật chất của xã hội

Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố chính là phương thức sản xuất vậtchất, điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số Cácyếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhautạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó phương thứcsản xuất vật chất là nhân tố cơ bản nhất

* ý thức xã hội là phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nẩy sinh

từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triểnnhất định

ý thức cá nhân là mặt tinh thần của đời sống cá nhân riêng biệt, phảnánh những điều kiện vật chất và sinh hoạt vật chất của cá nhân đó Mối quan

hệ giữa ý thức cá nhân và ý thức xã hội thuộc mối quan hệ giữa cái chung vàcái riêng

- Tuỳ theo góc độ xem xét người ta có thể phân ý thức xã hội thành các dạngkhác nhau

+ Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức xã hội baogồm các hình thức khác nhau: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thứcđạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mỹ, triết học,

+ Theo trình độ phản ánh có thể phân biệt ý thức xã hội thông thường và ýthức lý luận

ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những quanniệm của con người trong một cộng đồng người nhất định, được hìnhthành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệthống hóa, khái quát hóa thành lý luận

Trang 29

Trong ý thức xã hội thông thường, tâm lý xã hội là bộ phận quan trọngnhất.

ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống, kháiquát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những kháiniệm, phạm trù, quy luật

ý thức lý luận đạt trình độ cao và mang tính hệ thống tạo thành các hệ

tư tưởng

Trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội cũng có tính giai cấp, phản ánhđiều kiện sinh hoạt vật chất và lợi ích khác nhau, đối lập nhau giữa các giaicấp

B ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội

Nhiều yếu tố của ý thức xã hội có thể tồn tại rất lâu dài ngay cả khi cơ

sở tồn tại xã hội sản sinh ra nó đã được thay đổi căn bản Sở dĩ như vậy làvì:

- Một là, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội cho nên nói chung ý

thức xã hội chỉ có thể biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội Mặtkhác tồn tại xã hội thường biến đổi với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội khôngphản ánh kịp và trở nên lạc hậu

- Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do

tính lạc hậu, bảo thủ của một hình thái ý thức xã hội

- Ba là, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn

người, những giai cấp nhất định trong xã hội Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạchậu thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bánhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ

C ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.

Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệtnhững tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại

xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thựctiễn của con người, hướng hoạt động đó vào những nhiệm vụ mới do sự pháttriển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra

D ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình.

Những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnhđất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận củathế hệ trước Trong xã hội có giai cấp, sự kế thừa có tính chất giai cấp

* ý nghĩa phương pháp luận

Ngày đăng: 25/10/2018, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w