1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

bien te bao goc phoi chuot thanh te bao mau

10 411 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 136,33 KB

Nội dung

sản xuất tế bào máu bằng tế bào gốc, công nghệ sinh học, liệu pháp gen, chữa bệnh ung thư, nuôi cấy tế bào, tế bào gốc, công nghệ tế bào gốc, nuôi cấy tế bò gốc, tế bào gốc, liệu pháp tế bào gốc, y học, ứng dụng công nghệ sinh học trong y học

Biến tế bào gốc phôi chuột thành tế bào máu! Các chuyên gia thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên (Hà Nội) vừa tuyên bố đã tách và nhân nuôi tế bào gốc phôi chuột và sử dụng các tế bào gốc này để cứu sống chuột chiếu xạ liều gây chết. Thành công này mở ra triển vọng trong việc chữa trị nhiều căn bệnh ở người bằng tế bào gốc tại Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Mộng Hùng, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết, công trình nghiên cứu nói trên được tiến hành trong 18 tháng qua và là một nhánh của đề tài khoa học cấp nhà nước KC 04.24 về nghiên cứu công nghệ tế bào gốc. Đối tượng nghiên cứu là gà, chuột và thỏ. Còn nhớ vào đầu năm 2005, TS Hùng cũng đã thành Tế bào gốc (stem cells) biệt hoá thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. công trong việc tạo ra gà khảm bằng vi tiêm tế bào gốc. Tách, nhân nuôi rồi khu biệt thành tế bào gốc máu. Để tách tế bào gốc từ phôi chuột, ban đầu TS Hùng cùng cộng sự đã sử dụng phôi chuột nhắt trắng bình thường (3-4 ngày tuổi). Tiếp đến, vài chục tế bào gốc ban đầu được tách từ những phôi này rồi được nhân nuôi thành hàng vạn tế bào theo một quy trình đặc biệt Kết quả kiểm tra hình thái tế bào và chất chỉ thị hoá mô đã chứng minh những tế bào tách từ phôi chuộttế bào gốc. Trước đây cũng đã có một số nhà nghiên cứu tuyên bố tách được tế bào gốc phôi chuột nhưng không có chứng minh cụ thể. Sau khi tách và nhân nuôi thành công tế bào gốc phôi chuột, nhóm nghiên cứu sử dụng những con chuột nhắt trắng trưởng thành để thí nghiệm. Chúng được chiếu xạ với liều lượng 800-900 rơn ghen. Liều lượng này có thể làm chuột chết sau 7 ngày do phá huỷ toàn bộ hồng cầu, bạch cầu và các tế bào tạo máu. Cuối cùng, các chuyên gia tiêm khoảng 10 nghìn tế bào gốc vào ven đuôi của mỗi chuột chiếu xạ. Kỹ thuật tiêm cũng tương đối khó. Kết quả cho thấy những con chuột được tiêm tế bào gốc sống được trên 10 ngày, một số chuột được giết để xét nghiệm tế bào gốc máu trong tuỷ xương và lách. Một số con sống được hơn một tháng. Khi mổ những con chuột đó, nhóm nghiên cứu thấy các ổ tạo máu mới xuất hiện ở lách chuột. Theo TS Hùng, các tế bào gốc phôi chuột đã biệt hoá thành những tế bào gốc máu này bởi các tế bào gốc máu tự nhiên của chuột đã chết hoàn toàn trong quá trình chiếu xạ. Như vậy, với thành công này, nhóm nghiên cứu đã chứng minh rằng có thể thay thế tế bào bị chết trong cơ thể bằng tế bào gốc. Mong muốn của TS Hùng là có điều kiện nghiên cứu tế bào gốc phôi người nhằm mục đích chữa bệnh. Ông tin tưởng đã làm được ở chuột thì cũng có thể làm được ở người mặc dù hai loài có nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên, hiện Việt Nam chưa có luật về nghiên cứu tế bào gốc phôi người. Được biết, Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi các bộ, ngành, các cơ quan nghiên cứu đề nghị cho ý kiến nhằm chuẩn bị ban hành các quy định pháp luật liên quan tới nghiên cứu tạo tế bào gốc từ phôi người nhân bản để điều trị bệnh. Đào thải, có hay không? Còn về vấn đề đào thải, TS Hùng cho biết những phôi chuột nói trên là phôi bình thường, không phải là phôi được nhân bản từ chính tế bào của chuột thí nghiệm. Do vậy, tế bào gốc được tách từ những phôi chuột này sẽ bị đào thải sau nhiều lần chữa trị. Một cách tránh đào thải là nhân bản phôi rồi tách tế bào gốc. Tuy nhiên, nếu chuột mang bệnh di truyền thì cũng không thể sử dụng trực tiếp tế bào của chính nó (dù có biến thành tế bào gốc nhân bản) để chữa bệnh. Được biết, trong ba năm qua, TS Bùi Xuân Nguyên cùng cộng sự thuộc Viện Công nghệ sinh học cũng đã tự tiến hành tách tế bào gốc từ phôi chuộtphôi lợn nhân bản 3-7 ngày tuổi (chưa công bố). Tuy nhiên, nhóm của ông dừng lại ở giai đoạn duy trì những tế bào gốc này, nghĩa là giữ cho chúng sống, nhân lên thành nhiều tế bào và không cho chúng tự biệt hoá thành các tế bào chuyên biệt (vẫn giữ được những đặc điểm ban đầu). Đây là công đoạn cực kỳ khó khăn. Tế bào được duy trì từ vài tháng tới 1 năm để xác định xem đó có thật sự là tế bào gốc hay không và nếu đúng thì đó có phải là những dòng tế bào ổn định hay không. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu của TS Nguyên sẽ chủ động tiến hành biệt hoá những tế bào gốc nói trên thành các dòng tế bào chuyên biệt như tế bào máu, tế bào thần kinh, tuyến tuỵ . Tuy nhiên, ông cho biết thêm muốn làm như vậy cần phải có đầu tư của Nhà nước. Hiện nhóm của ông tự nghiên cứu lĩnh vực này chứ chưa có đầu tư theo các dự án lớn, chính thức. Ngoài ra, tại Việt Nam vẫn còn ít các chuyên gia trong lĩnh vực này. Nhiều nước trên thế giới chẳng hạn như Hàn Quốc hiện ủng hộ nhân bản vô tính, tạo ra phôi người thông qua kỹ thuật nhân bản, và từ phôi nhân bản đó tách tế bào gốc nhằm điều trị những bệnh cần chuyển tế bào gốc. Những nước này đầu tư hàng trăm triệu đôla cũng như có đội ngũ chuyên gia lên tới hàng trăm người. . chuột và thỏ. Còn nhớ vào đầu năm 2005, TS Hùng cũng đã thành Tế bào gốc (stem cells) biệt hoá thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. công trong

Ngày đăng: 15/08/2013, 01:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN