Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu,danh mục tài liệu tham khảo… nội dung của luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Một số vấn đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN PHƯƠNG THÚY
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN VĂN PHÁT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn: “Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Qu ảng Bình” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng vàchưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào
Tác giả luận văn
Nguyễn Phương Thúy
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Qu ảng Bình”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân
và tập thể Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện cho tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Phòng Sau đại học của
Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Phát trong thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thiện công trình khoa học này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự hỗ trợ, ủng hộ nhiệt tình tại
địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình, cùng các anh chị đồng nghiệp và quý khách hàng.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả luận văn
Nguyễn Phương Thúy
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Niên khóa : 2015 – 2017
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN PHÁT
Tên đề tài: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
1 Tính cấp thiết
Đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp trong và ngoài nước,các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã nỗ lực hiện đại hóa và đa dạng hóa cácphương thức thanh toán quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mạiquốc tế Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trongnhững ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam cung cấp các sản phẩm dịch vụ thanh toánquốc tế cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình là mộtchi nhánh lớn trong hệ thống, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển đó Tuy nhiên,xét trong toàn hệ thống, dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắcphục
Sau quá trình nghiên cứu chương trình cao học tại trường Đại học Kinh tế Huế cũngnhư làm việc thực tế tại đơn vị, tôi chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngânhàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Quảng Bình” làm đề tàiluận văn thạc sĩ, nhằm vận dụng những kiến thức, lý luận học được để giải quyết những vấn
đề mang tính chất chiến lược mà Chi nhánh đang hướng tới
2 Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu, báo cáo của các ngân hàng sau đó được
xử lý, tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế để đánh giáthực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế, từ đó rút ra nhận xét về chất lượng dịch vụthanh toán quốc tế tại Ngân hàng BIDV Quảng Bình để có đề xuất phát triển dịch vụ
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua cuộc điều tra bằng bảng hỏi theophương pháp chọn mẫu sau đó sử dụng phương pháp ước lượng thống kê, sàng lọc và
áp dụng phương pháp SPSS16 để xử lý
3 Kết quả nghiên cứu
Luận văn đã trình bày được thực trạng về phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Quảng Bình; nhận diện nhữngkết quả đạt được, những thành công, hạn chế và nguyên nhân Từ đó, luận văn đã đề xuấtcác giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam- Chi nhánh Quảng Bình trong những năm tới; đồng thời, đưa ra nhữngkiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, chính quyền địa phương tỉnh QuảngBình cũng như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhằm hỗ trợ đơn vị hoạtđộng an toàn, hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Phát triển Việt Nam
2 BIDV Quảng Bình Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Quảng Bình
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii
MỤC LỤC v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ x
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Nội dung nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Thương mại 4
1.1.2 Vai trò của Ngân hàng Thương mại 4
1.1.3 Các hoạt động của ngân hàng thương mại 6
1.2 LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
1.2.1.Khái niệm thanh toán quốc tế 8
1.2.2 Thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 9
1.2.3.Các phương thức thanh toán quốc tế 10
1.3 Nội dung về phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 18
1.3.1.Các khái niệm: 18
1.3.2 Ý nghĩa của việc phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế 19
1.3.3 Nội dung cơ bản về phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế 20 1.3.4.Các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 22TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 71.4.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN THANH TOÁN
QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 25
1.4.1.Nhân tố khách quan 25
1.4.2.Nhân tố chủ quan 27
1.5.KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 28
1.5.1.Kinh nghiệm về phát triển thanh toán quốc tế của một số ngân hàng thương mại .29
1.5.2.Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Quảng Bình 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 36
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 36
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Quảng Bình 36
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 38
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN -CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 41
2.2.1.Tăng trưởng doanh số thanh toán quốc tế 42
2.2.2.Tăng trưởng thu dịch vụ ròng từ thanh toán quốc tế 43
2.2.3.Thị phần trong lĩnh vực thanh toán quốc tế 45
2.2.4 Tỷ lệ thu dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế so với tổng thu dịch vụ 48 2.2.5.Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế theo sản phẩm cụ thể tại Chi nhánh BIDV Quảng Bình: 49TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 82.3 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ &
PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH 51
2.3.1 Mẫu điều tra 51
2.3.2 Kết quả Đánh giá của cán bộ nhân viên ngân hàng về phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại BIDV Quảng Bình 52
2.3.3 Đánh giá của khách hàng về phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình 55
2.4.Đánh giá chung thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Quảng Bình 60
2.4.1.Kết quả đạt được 60
2.4.2.Những tồn tại, hạn chế 61
2.4.3 Nguyên nhân 62
CHƯƠNG 3:ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Phát triển dịch vụ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 67
3.1.ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA BIDV 67
3.1.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 67
3.1.2 Định hướng hoạt động kinh doanh và hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình 69
3.2.Giải pháp phát triển thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Quảng Bình 70
3.2.1.Đẩy mạnh chiến lược marketing ngân hàng 70
3.2.2.Nâng cao dịch vụ tư vấn trong thanh toán quốc tế 71
3.2.3.Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán đối với hoạt động thanh toán quốc tế 72 3.2.4.Tuyển chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách 73
3.2.5.Đa dạng hóa các sản phẩm thanh toán quốc tế tại Chi nhánh 77
3.2.6.Tổ chức hội nghị khách hàng để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ 77 3.2.7.Hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế 78TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
1.KẾT LUẬN: 86
2.KIẾN NGHỊ 87
2.1.Đối với Chính phủ Việt Nam 87
2.2.Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 90
2.3.Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 94
2.3.1.Tích cực xây dựng, mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý 94
2.3.2.Xây dựng chính sách kinh doanh ngoại hối linh hoạt gắn với dịch vụ thanh toán quốc tế 95
2.3.3.Nâng cấp, hoàn thiện các chương trình ứng dụng công nghệ ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế 96
2.3.4.Thống nhất mô hình hoạt động thanh toán quốc tế trên toàn hệ thống 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 103 BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Quảng Bình từ 2015 đến
2017 .39
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng từ năm 2015 đến 2017 40
Bảng 2.3: Tình hình thu dịch vụ từ năm 2015 đến 2017 41
Bảng 2.4: Doanh số thanh toán quốc tế tại BIDV Quảng Bình 2015 – 2017 42
Bảng 2.5 Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế tại một số Chi nhánh BIDV 2015 - 2017 47
Bảng 2.6: Tỷ lệ thu dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV Quảng Bình 2015 - 2017 48
Bảng 2.7: Danh mục sản phẩm thanh toán quốc tế tại BIDV Quảng Bình 49
Bảng 2.8: Tình hình phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế tại BIDV Quảng Bình 2015 – 2017 49
Bảng 2.9: Thông tin về đối tượng điều tra là CB CNV của Ngân hàng 52
Bảng 2.10: Phân tích thống kê mô tả đánh giá của CBNV Ngân hàng 54
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Thu dịch vụ ròng từ hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV Quảng Bình
2015-2017 44
Biểu đồ 2.2 Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế tại một số NHTM tại Quảng Bình 2015 - 2017 46
Biểu đồ 2.3 : Số lượng giao dịch thanh toán quốc tế theo sản phẩm 2015 -2017 49
Biểu đồ 2.4 : Doanh số giao dịch thanh toán quốc tế theo sản phẩm 2015 -2017 50
Biểu đồ 2.5: Điểm trung bình các yếu tố khảo sát đánh giá của khách hàng 56
Biểu đồ 2.6: Đánh giá của khách hàng về cơ sở vật chất của ngân hàng 56
Biểu đồ 2.7: Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ TTQT 57
Biểu đồ 2.8: Đánh giá của khách hàng về đội ngũ nhân viên 58
Biểu đồ 2.9: Đánh giá của khách hàng lòng trung thành thương hiệu 59
Biểu đồ 2.10: Kết quả khảo sát đánh giá của khách hàng đối với dịch vụ 59
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức hoạt động của BIDV Quảng Bình 38
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo hướng mở cửa hội nhập sâu sắcvới thế giới đã mang lại nhiều thành tựu quan trọng Kể từ sau sự kiện Việt Nam gianhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 2006 hoạt động mua bán, trao đổi vớinước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng, đòi hỏi phải cónhững phương thức thanh toán quốc tế hiện đại, nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.Đáp ứng nhu cầu đó của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các ngân hàng thươngmại ở Việt Nam đã nỗ lực hiện đại hóa và đa dạng hóa các phương thức thanh toánquốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trongnhững ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam cung cấp các sản phẩm dịch vụ thanh toánquốc tế cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước Với nhiều năm kinh nghiệm tronglĩnh vực ngân hàng, hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam đã có những sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Bình là một chi nhánhlớn trong hệ thống, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển đó Tuy nhiên, xét trongtoàn hệ thống, dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam chi nhánh Quảng Bình vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục Việcnghiên cứu một cách có hệ thống các nội dung, từ đó đưa ra các giải pháp phát triểndịch vụ thanh toán quốc tế là một nhu cầu khách quan và phù hợp với các ngân hàngthương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêngtrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Vì vậy sau quá trình nghiên cứu chương trìnhcao học tại trường Đại học Kinh tế Huế cũng như làm việc thực tế tại đơn vị, tôi chọn
đề tài: “Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ
nhằm vận dụng những kiến thức, lý luận học được để giải quyết những vấn đề thực tế
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng, đề tài mong muốn đề xuất một số giảipháp có tính khả thi nhằm phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại BIDV Quảng Bìnhtrong thời gian tới
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại BIDV.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các dịch vụ thanh toán quốc tế và phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế củaBIDV Quảng Bình
Đối tượng điều tra: Khách hàng và Cán bộ nhân viên của BIDV Quảng Bình
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Tại BIDV Quảng Bình
- Phạm vi nội dung: Dịch vụ thanh toán quốc tế của BIDV Quảng Bình
- Phạm vi thời gian: Nguồn tài liệu, số liệu thứ cấp thu thập qua 3 năm: 2015 - 2017
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu và báo cáo hoạt động sản xuất kinhdoanh BIDV Quảng Bình, báo cáo của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn; thôngtin đã được công bố trên các tạp chí khoa học, công trình và đề tài khoa học, từ các hộithảo khoa học trong và ngoài nước
Số liệu sơ cấp
- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện Cụ thể tại luận văn,tác giả tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên trong số các khách hàng và cán bộ nhân viênBIDV Quảng Bình với quy mô mẫu là 200 khách hàng và 100 cán bộ Để tiến hànhkhảo sát nhân viên và khách hàng, tác giả tiến hành xây dựng thang đo, sử dụng thang
đo Likert 5 mức độ
- Hình thức điều tra: gặp trực tiếp phỏng vấn và/hoặc thông qua các cán bộquản lý khách hàng với bảng hỏi đã được thiết kế sẵnTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 144.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng để hệ thống hoá và tổng hợp tàiliệu điều tra theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu Số liệu thứ cấp thuthập được, được tổng hợp và kiểm tra tính xác thực trước khi sử dụng Các số liệu thứ cấpđược tổng hợp và tính toán theo các chỉ số phản ánh thực trạng hoạt động kinh doanh củaNgân hàng BIDV Quảng Bình
- Các số liệu thu thập được sẽ sử dụng phương pháp ước lượng thống kê, sànglọc và áp dụng phần mềm SPSS16 (Phần mềm hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu sơcấp), phần mềm EXCEL để lấy số liệu phân tích
4.3 Các phương pháp phân tích :
- Phương pháp thống kê mô tả, dùng các chỉ tiêu số tương đối, số tuyệt đối để
mô tả các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu trong mối quan hệ vớimặt chất của chúng
- Phương pháp dãy số động thái được sử dụng nhằm phân tích sự biến động và
xu thế của hiện tượng trong thời gian nghiên cứu
- Phương pháp phân tích nhân tố và hồi quy được vận dụng để làm rõ và phântích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại BIDV QuảngBình kết hợp với kiểm định độ tin cậy thang đo; phân tích tương quan biến
5 Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu,danh mục tài liệu tham khảo… nội dung của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ thanh toán
quốc tế của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 15CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Thương mại
Theo Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010, “Ngân hàng thương mại làloại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”(Mục 3, Điều 4).
Như vậy, có thể nói NHTM là một loại hình doanh nghiệp có cơ cấu, tổ chức bộmáy, cấu trúc tài chính giống như một doanh nghiệp Hoạt động của NHTM cũng như cácdoanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận Tuy nhiên, khác với doanhnghiệp thông thường, NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt bởi:
Thứ nhất, lĩnh vực kinh doanh của NHTM là quyền sử dụng vốn, đối tượngkinh doanh là tiền tệ
Thứ hai, đầu tư kinh doanh của NHTM được xếp vào loại đầu tư kinh doanh cóđiều kiện
Thứ ba, hoạt động ngân hàng thương mại là loại hình kinh doanh có độ rủi rocao hơn nhiều so với các loại hình kinh doanh khác và thường có ảnh hưởng sâu sắc,mang tính chất dây chuyền đối với nền kinh tế
Từ những phân tích trên có thể định nghĩa NHTM là một trong những định chếtài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản
là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còncung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của
xã hội
Ngân hàng thương mại đóng vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, lànơi khai thác, tập trung vốn và điều hòa vốn cho nền kinh tế
1.1.2 Vai trò của Ngân hàng Thương mại
Theo tổ chức và mục tiêu hoạt động của các loại hình ngân hàng, hiện nay hệthống Ngân hàng Việt Nam bao gồm hai cấp: Ngân hàng thương mại và Ngân hàngTrung ương Ngân hàng thương mại ra đời với vai trò cơ bản là vai trò trung gian:TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 16nhận tiền từ người có vốn nhàn rỗi muốn cho vay, trả lãi cho họ và dùng số tiền ấy sửdụng vào nhiệm vụ cho vay, chứng khoán và các dịch vụ khác của ngân hàng, ngàycàng thể hiện rõ vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế, cụ thể:
Thứ nhất, NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế:
Với hoạt động đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở mọi tổchức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế (vốn tạm thời nhàn rỗi được giải phóng từ quátrình sản xuất, từ nguồn tiết kiệm của dân cư…) thông qua nghiệp vụ tín dụng, ngânhàng thương mại cung cấp vốn cho nền kinh tế, đáp ứng đầy đủ kịp thời cho quá trìnhtái sản xuất Chính nhờ hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt là hoạtđộng tín dụng, các doanh nghiệp có điều kiện cải thiện và phát triển hoạt động kinhdoanh của mình, góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế Vì vậy, chúng ta cóthể khẳng định chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanhchính là ngân hàng thương mại
Thứ hai, NHTM là cầu nối các doanh nghiệp với thị trường:
Cơ chế thị trường ra đời đòi hỏi các nhà máy, xí nghiệp khơi dậy sức sốngbằng các dây chuyền sản xuất hiện đại năng suất cao, thực hiện chuyển giao côngnghệ từ các nước tiên tiến Điều này không thể thực hiện bằng vốn tự có của cácdoanh nghiệp vốn dĩ đã rất ít ỏi Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần một phần vốnkhông nhỏ là vốn lưu động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh - một vấn
đề luôn là mối lo thường trực của các doanh nghiệp Ngoài ra, các doanh nghiệpcòn phải có một ngân quỹ để dành cho việc đào tạo đội ngũ lao động phù hợp với
sự phát triển của khoa học - kỹ thuật - công nghệ cao, đặc biệt trong điều kiện nước
ta vẫn còn thiếu nhiều những chuyên gia đầu ngành, những cán bộ có năng lực vànhững công nhân lành nghề Tất cả những khía cạnh đó đều đòi hỏi sự có mặt củatín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp
Thứ ba, NHTM là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế:
Như đã nói ở trên, hệ thống ngân hàng được chia làm hai cấp: Ngân hàng Nhànước và các NHTM Nhà nước điều tiết ngân hàng, ngân hàng dẫn dắt thị trường thôngqua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các NHTM trong hệ thống từ đó góp phần
mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông và thông qua việc cung ứng tíndụng cho các ngành trong nền kinh tế, NHTM thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền tậphợp và phân chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17Thứ tư, NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế:Một trong các điều kiện quan trọng góp phần thúc đẩy sự hội nhập nền kinh tếquốc gia với nền kinh tế thế giới đó là nền tài chính quốc gia Nền tài chính quốc gia làcầu nối với nền tài chính quốc tế thông qua hoạt động của NHTM trong các lĩnh vựckinh doanh như nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ ngoại hối vàcác nghiệp vụ khác Đặc biệt các hoạt động thanh toán quốc tế, buôn bán ngoại hối,quan hệ tín dụng với các ngân hàng Nhà nước của NHTM trực tiếp hoặc gián tiếp tácđộng góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và thông qua đó NHTM
đã thực hiện vai trò điều tiết tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tàichính quốc tế
1.1.3 Các hoạt động của ngân hàng thương mại
Th ứ nhất, hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là việc tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức và
cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nguồn vốn hoạt động của ngânhàng theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi cho người gửi tiền theo thỏathuận Đây là hoạt động quan trọng của NHTM, tạo nguồn vốn chủ lực cho ngân hàng.NHTM được sử dụng các công cụ và biện pháp mà pháp luật cho phép để huy độngcác nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng cho vay đáp ứng nhu cầucủa nền kinh tế Các hình thức huy động vốn:
+ Nhận tiền gửi: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm,các loại tài khoản khác
+ Phát hành giấy tờ có giá: Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu…
+ Đi vay từ các TCTD khác và từ Ngân hàng Trung ương
Th ứ hai, hoạt động cho vay
Là hoạt động cung ứng vốn của ngân hàng trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất,kinh doanh, tiêu dùng trên cơ sở thỏa mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng Khithực hiện nghiệp vụ cho vay, ngân hàng luôn đảm bảo hai nguyên tắc: 1) Nguyên tắcquản lý mục đích tiền vay; 2) Nguyên tắc hoàn trả Đối với NHTM, cho vay là nghiệp
vụ sinh lời chủ yếu và được thực hiện thông qua các hình thức phổ biến tùy theo tiêuchí như:
+ Căn cứ thời gian cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18+ Căn cứ vào tính chất luân chuyển vốn vay: Cho vay vốn cố định và Cho vayvốn lưu động.
+ Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Cho vay sản xuất kinh doanh và Cho vaytiêu dùng
+ Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tiền vay: Cho vay có đảm bảo bằng tài sản vàCho vay không có đảm bảo bằng tài sản
+ Các phương thức cho vay khác
Th ứ ba, hoạt động ngân quỹ
Là hoạt động thu chi tiền mặt tại ngân hàng bao gồm:
+ Tiền mặt tại quỹ gồm tiền giấy và tiền kim loại hiện có tại kho của ngân hàng.Nhu cầu dự trữ tiền mặt cao hay thấp tùy thuộc vào quy mô hoạt động của ngân hàng,nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng
+ Tiền gửi ở ngân hàng khác
+ Tiền gửi ở Ngân hàng Trung ương
Th ứ tư, hoạt động đầu tư
Là việc ngân hàng có thể mua bán các loại trái khoán chính phủ hoặc trái phiếucông ty để thu lợi tức đầu tư, mang lại thu nhập cho ngân hàng Ngày nay, hoạt độngđầu tư của các ngân hàng còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực hơn nhằm tìm kiếm lợi nhuận.Các ngân hàng có thể thành lập các công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính,công ty bất động sản trực thuộc để mở rộng hoạt động kinh doanh
Th ứ năm, các hoạt động khác
+ Dịch vụ thanh toán: cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch
vụ thanh toán trong nước, thu chi hộ điện tử, thanh toán lương tự động, dịch vụ thanhtoán quốc tế
+ Mua bán ngoại tệ
+ Dịch vụ thẻ: thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế
+ Dịch vụ POS: Chấp nhận thanh toán thẻ trên thiết bị POS
+ Dịch vụ ngân hàng điện tử: internet banking, mobile banking, bankplus + Dịch vụ thanh toán hóa đơn: thanh toán vé máy bay, tiền điện, tiền nước, nạptiền điện thoại, mua bảo hiểm xe máy, ví điện tử TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 191.2 LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1.Khái niệm thanh toán quốc tế
“Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tếthông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao
đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau” (TS Trầm Thị Xuân Hương (2007), Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội)
Thương mại phát triển, hoạt động buôn bán, trao đổi kinh tế không chỉ bó hẹptrong nội bộ một nước mà còn diễn ra giữa các chủ thể kinh tế của các quốc gia khácnhau, khắp các khu vực trên thế thế giới Chính việc trao đổi các hoạt động kinh tế,thương mại giữa các quốc gia đã phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền của nướcnày với nước khác “Trong mối quan hệ chi trả này, các quốc gia phải cùng nhau quyđịnh những yếu tố cấu thành nên cơ chế thanh toán giữa các quốc gia như: chủ thểtham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ và các phương thức đòi hoặc chi trảtiền tệ Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó tạo thành thanh toán quốc tế giữa các
quốc gia” (PGS.NGƯT Đinh Xuân Trình (1996), Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB Thống kê, Hà Nội) Thanh toán quốc tế được hiểu là việc thanh toán các
nghĩa vụ tiền tệ có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệkhác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước Thanh toánquốc tế bao gồm các nghiệp vụ chi trả về tiền tệ, phát sinh từ các quan hệ kinh tế,thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tố chức tài chính quốc tế, giữa các cá nhân, tổchức của các quốc gia khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vựckinh tế đổi ngoại bằng các phương thức khác nhau
Về cơ bản, thanh toán quốc tế phát sinh trên cơ sở hoạt động thương mại quốc tế,
nó là khâu cuối cùng của quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức
và cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau, nếu công tác thanh toán quốc tế được tổ chứctốt, được thực hiện nhanh chóng, an toàn và chính xác thì nó sẽ tác động trực tiếp vào việcrút ngắn thời gian chu chuyển vốn, giảm bớt và khắc phục được những rủi ro liên quan tới
sự biến động của tiền tệ, góp phần thúc đẩy ngoại thương phát triển
Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, với sự tác động mạnh mẽ của thành tựukhoa học kỹ thuật cùng với xu hướng đổi mới của thời đại, quan hệ quốc tế đã và đangTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20chuyển sang một thời kỳ mới Sự giao lưu hàng hóa không còn bị giới hạn bởi chế độchính trị mỗi quốc gia, thị trường quốc tế mở rộng, vì vậy nội dung thanh toán quốc tế củamỗi nước cũng phải đổi mới cho phù hợp với xu thế của thời đại.
Như vậy, quan hệ kinh tế của một nước biểu hiện một cách tập trung thông quathương mại quốc tế dẫn đến sự ra đời của thanh toán quốc tế và ngược lại thanh toán quốc
tế có tác dụng đòi bẩy làm cho thương mại quốc tế ngày càng phát triển Nó chính là mộtyếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại, là một mắt xíchkhông thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân
1.2.2 Thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
Sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại hiện đại đã góp phần thúc đẩyhoạt động thanh toán quốc tế giữa các nước diễn ra nhanh chóng, thuận lợi chính xác
và đảm bảo được quyền lợi của các bên tham gia thanh toán quốc tế Ngân hàngthương mại là một tổ chức trung gian tài chính, có bề dày kinh nghiệm hoạt động tronglĩnh vực tài chính tiền tệ, có mạng lưới và quan hệ đại lý với các ngân hàng khác rấtrộng Các ngân hàng thương mại có thể tiếp cận và ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiêntiến bậc nhất giúp các hoạt động thanh toán diễn ra một cách nhanh chóng, chính xác
Có thể hiểu thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại bao gồm tất cả các hoạtđộng nghiệp vụ của ngân hàng thương mại nhằm thực hiện việc thanh toán các nghĩa
vụ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tố chức tàichính quốc tế, giữa các cá nhân, tổ chức của các quốc gia khác nhau
Khi đề cập đến hoạt động ngoại thương là đề cập đến quan hệ buôn bán traođổi hàng hoá giữa các nước, về cơ bản, thanh toán quốc tế phát sinh dựa trên cơ sởhoạt động ngoại thương Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của một quá trình sảnxuất và lưu thông hàng hoá Vì vậy, nếu công tác thanh toán quốc tế được tổ chứctốt, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mới có hiệu quả Thanh toán quốc tế trở thànhmột yếu tố quan trọng đế đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại Nhưngtrong hoạt động mua bán luôn gắn liền với lợi ích của các bên tham gia Công tácthanh toán trong nội địa từng nước đã khó khăn phức tạp nhưng thanh toán quốc tếcàng khó khăn phức tạp hơn nhiều Lý do là vì các bên tham gia hợp đồng thuộc cácquốc gia khác nhau, không có sự tương đồng ở nhiều lĩnh vực: chế độ chính trị, kinh
tế, xã hội,… Trong mối quan hệ này mỗi bên tham gia ngoài việc chấp hành luậtTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21pháp trong nước còn phải tuân thủ các hiệp định, hiệp ước cũng như các tập quánthương mại khác Trong mua bán quyền lợi của các bên tham gia thường mâu thuẫnvới nhau, bên nào cũng muốn dành về mình phần thuận lợi hơn Để giải quyết mâuthuẫn này cần có sự tham gia của ngân hàng thương mại Lúc này, các ngân hàngthương mại đóng vai trò trung gian, tạo sự tin tưởng, thuận lợi cho cả hai bên Sự rađời và phát triển của ngân hàng thương mại hiện đại đã góp phần thúc đẩy hoạt độngthanh toán quốc tế giữa các nước diễn ra nhanh chóng, thuận lợi chính xác và đảmbảo được quyền lợi của các bên tham gia Ngân hàng thương mại là một tổ chứctrung gian tài chính, có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền
tệ, đồng thời lại có mạng lưới và quan hệ đại lý với các ngân hàng thương mại ở cácquốc gia khác Chính những điều trên mà hầu hết mọi hoạt động thanh toán quốc tếđều diễn ra cần có sự tham gia của các ngân hàng thương mại
1.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế
“Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiềntrong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu”
(Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương) Mỗi
phương thức thanh toán đều có ưu, nhược điểm riêng Các nhược điểm đều có thể dẫntới những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động thanh toán quốc tế Vì vậy việc vận dụng cácphương thức thanh toán quốc tế thích hợp phải được các bên bàn bạc thống nhất và ghivào trong hợp đồng ngoại thương Một số phương thức thanh toán quốc tế thông dụngđang được sử dụng phổ biến tại các ngân hàng thương mại trên thế giới là:
1.2.3.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance Payment)
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàngyêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ởnước ngoài Ngân hàng chuyển tiền thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nướcngười hưởng để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền Phương thức thanh toán này có thể
áp dụng để thanh toán tiền hàng mậu dịch và các khoản chuyển tiền phi mậu dịch.Chuyển tiền để thanh toán tiền hàng mậu dịch có thể được thực hiện trước lúc giaohàng (người mua ứng trước cho người bán), ngay lúc giao hàng hoặc sau khi giaohàng Chuyển tiền trong thanh toán phi mậu dịch được thực hiện theo yêu cầu của
Trang 22Trong phương thức thanh toán chuyển tiền, ngân hàng đóng vai trò trung gianthanh toán giữa người chuyển tiền và người hưởng, thực hiện theo lệnh của các bênliên quan Nếu hai bên mua bán thiếu đạo đức trong kinh doanh thì rủi ro hoàn toàn cóthể xảy ra Điều này có thể ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động thanh toánquốc tế tại ngân hàng thương mại.
Người mua phải gánh chịu rủi ro khi áp dụng phương thức thanh toán chuyểntiền trả trước Những rủi ro này có thể phát sinh do các nguyên nhân sau:
- Người bán thiếu uy tín, giao hàng không đúng số lượng, chất lượng như thỏathuận trong hợp đồng;
- Người bán giao hàng chậm, chiếm dụng vốn của người mua;
- Người bán không giao hàng vì bị phá sản, không có hàng để giao, hoặc khigiá cả thị trường có xu hướng tăng, người bán sẽ bán lô hàng cho khách hàng khác,thậm chí chấp nhận bị phạt vi phạm hợp đồng nếu thấy vẫn có lợi cho mình
Người bán phải gánh chịu rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán chuyểntiền trả sau, theo đó, người mua nhận được hàng trước khi thanh toán Rủi ro các thểphát sinh từ các nguyên nhân sau:
- Người mua chậm thanh toán do gặp khó khăn về tài chính;
- Người mua từ chối nhận hàng khi giá cả thị trường có xu hướng giảm, do đó sẽkhông thực hiện thanh toán
Rủi ro đối với ngân hàng phục vụ người mua: ngân hàng cho người mua vaythanh toán tiền hàng nhưng hàng nhận về không đúng quy cách, thương vụ thua lỗ,người mua kéo dài thời gian trả nợ vay ngân hàng hoặc không đủ khả năng trả nợngân hàng
Rủi ro đối với ngân hàng phục vụ người bán: ngân hàng cho vay thu mua hàngxuất khẩu nhưng người bán không thu được tiền hoặc thu hồi tiền chậm, ảnh hưởngđến thời gian thu hồi nợ của ngân hàng hoặc ngân hàng không thu được nợ
1.2.3.2 Phương thức thanh toán nhờ thu (Documentary Collection)
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán mà người xuất khẩusau khi giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ nào đó cho nhà nhập khẩu thì tiến hành
ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền hàng trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do ngườixuất khẩu lập Có hai hình thức nhờ thu là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23- Nhờ thu trơn (Clean Collection): Là phương thức thanh toán mà người xuấtkhẩu sau khi giao hàng và giao bộ chứng từ trực tiếp cho nhà nhập khẩu, lập hối phiếu
và ủy nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu
- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection): Là phương thức mà ngườixuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ giao hàng, lập hối phiếu và bộ chứng từ gửivào ngân hàng yêu cầu thu hộ số tiền trên tờ hối phiếu Người mua chỉ nhận được bộchứng từ để nhận hàng khi đã trả tiền (Document againts payment - D/P) hoặc đã chấpnhận trả tiền số tiền trên hối phiếu (Document against acceptance - D/A).So vớiphương thức thanh toán nhờ thu trơn, phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từđược đảm bảo hơn, vì ngân hàng đã thay mặt người xuất khẩu kiểm soát bộ chứng từxuất nhập khẩu Tuy nhiên, ngân hàng cũng không thể kiểm soạt được việc trả tiềncủacác bên Nếu chứng từ đến trước, hàng hóa đến sau, người mua có thể chưa nhậnchứng từ để kéo dài thời gian chờ hàng đến mới thanh toán, hoặc không chấp nhận trảtiền để từ chối nhận hàng
Trong phương thức thanh toán nhờ thu, ngân hàng đóng vai trò trung gian thanhtoán tiền hàng giữa người mua và người bán và hưởng phí dịch vụ, khi hoạt động nhờthu trong thanh toán quốc tế càng phát triển thì hiệu quả mang lại cho ngân hàng càngđược tăng lên Tuy nhiên, nếu các ngân hàng thiếu thận trọng trong nghiên cứu kháchhàng và xử lý nghiệp vụ của mình thì ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro Điều này sẽ ảnhhưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng và hiệu quả kinh doanhchung của ngân hàng
Trong phương thức thanh toán này, ngân hàng không liên quan đến một cam kếtnào về trả tiền cho người bán, không có trách nhiệm đối với thiện chí thanh toán của nhànhập khẩu Ngân hàng thu hộ hoạt động với tư cách là đại lý của ngân hàng chuyển chứng
từ và phải theo sát những chỉ thị của ngân hàng chuyển chứng từ Tuy nhiên trong phươngthức thanh toán này, nếu ngân hàng thực hiện tài trợ nhập khẩu đối với người mua, hoặctài trợ xuất khẩu đối với người bán, ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro liên đới khi các đốitác gian lận, lừa đảo hay cố tình không thanh toán
Rủi ro đối với người bán: Người mua có thể từ chối nhận hàng, không nhận chứng
từ và không thanh toán Người bán không có cơ sở pháp lý để khiếu nại người mua khingười mua từ chối nhận hàng và thanh toán vì ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanhtoán Người bán sẽ gánh chịu chi phí khi hàng chuyển trả về nước.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24Rủi ro đối với ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu: ngân hàng cho vay thanh toán
bộ chứng từ nhờ thu D/P nhưng hàng giao không đúng quy cách phát sinh thua lỗ,tranh chấp giữa các bên Người mua không có khả năng trả nợ hoặc trả nợ không đúnghạn, điều này ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác tín dụng
Rủi ro đối với ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu: ngân hàng cho nhà xuất khẩuchiết khấu bộ chứng từ hàng xuất Sau khi chiết khấu, chứng từ hàng xuất đã gửi đinhờ thu nhưng người mua trì hoãn thanh toán, kéo dài thời gian thanh toán khôngchuyển trả tiền hàng, thậm chí trả hàng về không thanh toán làm cho nhà xuất khẩu viphạm cam kết thanh toán với ngân hàng, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, ảnh hưởng đếnchất lượng hoạt động kinh doanh ngân hàng
1.2.3.3 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit)
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng(ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người mở thư tín dụng), pháthành một văn bản cam kết sẽ trả ngay, hoặc chấp nhận trả vào một ngày trong tương lai,một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi số tiền trong thư tín dụng, ngườiđược chỉ định trong thư tín dụng) nếu họ xuất trình cho ngân hàng đầy đủ bộ chứng từthanh toán hoàn toàn phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng
Trong phương thức tín dụng chứng từ, thư tín dụng là một văn bản pháp lý quantrọng cho việc thanh toán tiền hàng, nó xác định cam kết trả tiền của ngân hàng mở thưtín dụng Vì vậy, trong thực tế người ta còn gọi phương thức tín dụng chứng từ làphương thức thanh toán thư tín dụng (Letter of Credits) hay còn gọi là phương thứcthanh toán bằng L/C Thư tín dụng (L/C) là văn bản của ngân hàng mở thư tín dụnglập ra theo yêu cầu của nhà nhập khẩu (người mở thư tín dụng dụng), nhằm cam kết trảtiền cho người hưởng lợi (người xuất khẩu, người được chỉ định trong thư tín dụng)một số tiền nhất định, trong khoảng thời gian nhất định nếu người này xuất trình chongân hàng đầy đu bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện và điều khoảnđược chỉ ra trong thư tín dụng Các Thư tín dụng thương mại trong thanh toán quốc tế
có thể phân loại như sau:
- Phân biệt Thư tín dụng theo thể loại:
+ Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable Letter of Credit): Là loại L/C màngân hàng mở và người nhập khẩu có thể bổ sung, sửa đổi, hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nàoTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25mà không cần báo trước người hưởng Loại L/C này ít được sử dụng trong thanh toánquốc tế;
+ Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable Letter of Credit): Là loại L/C
mà sau khi phát hành nó không được sửa đổi, hủy bỏ nếu không có sự ưng thuận củacác bên liên quan
- Phân theo thời hạn thanh toán: Có ba loại L/C
+ Thư tín dựng trả ngay (At sight): Là L/C không hủy ngang mà ngân hàng mởcam kết sẽ thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu ngay khi nhận được bộ chứng từphù hợp L/C trong thời hạn hiệu lực của tín dụng;
+ Thư tín dụng có kỳ hạn (Ussance L/C): Là L/C không hủy ngang được ngânhàng mở cam kết thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu sau một thời gian nhất định
đã được thỏa thuận giữa các bên liên quan, sau khi nhà xuất khẩu trình đủ bộ chứng từphù hợp L/C và trong thời hạn hiệu lực của L/C;
+ Thư tín dụng trả chậm (Deffered Payment L/C): Là L/C không hủy ngangđược ngân hàng mở cam kết sẽ trả dần cho người hưởng toàn bộ số tiền của L/C trongthời hạn hiệu lực của L/C
- Phân theo phương thức sử dụng : Có các loại L/C sau:
+ Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (Coníirmed Irrevocable Letter ofCredit): Là loại L/C không thể hủy bỏ, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theoyêu cầu của ngân hàng mở L/C;
+ Thư tín dụng không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourseLetter of Credit): Là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng
mở không có quyền đòi tiền lại từ người xuất khẩu trong bất kỳ trường hợp nào;
+ Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit): Là loại L/C chophép người xuất nhẩu được chuyển nhượng một phần hay toàn bộ số tiền của L/C chongười thứ hai thường là người cung cấp hàng hóa L/C chuyển nhượng chỉ cho phépchuyển nhượng một lẩn Chi phí chuyển nhượng thường do người chuyển nhượng đầutiêu trả
+ Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit): Là loại L/C không hủyngang được ngân hàng mở L/C cam kết khi L/C sử dụng hết tổng giá trị ban đầu của
nó thì tự động lập lại giá trị ban đầu;TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26+ Thư tín dụng giáp lưng (Back to bank Letter of Credit): Là loại L/C khônghủy ngang được mở dựa trên L/C khác, nghĩa là sau khi nhận được L/C do nhà nhậpkhẩu mở, nhà xuất khẩu yêu cầu ngân hàng mở một L/C khác cho người cung cấphàng hóa hưởng L/C này được sử dụng trong trường hợp mua bán trung gian;
+ Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause Letter of Credit): Là loại L/C màngười xuất khẩu được người nhập khẩu ứng trước một phần hay toàn bộ giá trị hàngnhập khẩu cho người bán thông qua ngân hàng của nhà nhập khẩu;
+ Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal Letter of Credit): Là L/C không hủy ngang,
nó chỉ hiệu lực khi có một L/C khác đối ứng với nó được mở;
+ Thư tín dụng dự phòng (Stanby Letter of Credit): Là loại L/C không hủyngang mà ngân hàng mở L/C cam kết trả lại cho nhà nhập khẩu các khoản tiền đã cungứng cho nhà xuất khẩu như tiền đặt cọc, tiền ứng trước, chi phí mở L/C khi nhà xuấtkhẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng mà L/C đã quy định
Trong phương thức tín dụng chứng từ, L/C là cơ sở pháp lý cho việc thanh toáncòn hợp đồng mua bán là cơ sở pháp lý ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ giữa ngườimua và người bán Trách nhiệm thanh toán của ngân hàng chỉ căn cứ trên chứng từhoàn toàn phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C mà không phụ thuộc vàohàng hóa đã đến cảng hay chưa đến cảng, người mua đã nhận hàng hay chưa nhậnhàng Mọi tranh chấp liên quan đến hàng hóa do hai bên mua bán giải quyết trên cơ sởhợp đồng đã ký
Ngoài ra, L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán Tính độc lập của L/Cthể hiện ở chỗ: ngân hàng mở chỉ căn cứ vào đơn xin mở Thư tín dụng của người mua
để phát hành L/C, do vậy người mua có thể dùng L/C để cụ thể hóa, chi tiết hóa, hoặcdùng L/C để đính chính, sửa chữa một số nội dung nào đó của hợp đồng miễn là saukhi mở được người bán chấp nhận nội dung L/C và giao hàng
Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng vừa là trung gian thanh toántiền hàng giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu vừa là người đảm bảo thanh toán chohai bên mua bán Người bán nhận được sự đảm bảo thanh toán từ ngân hàng mở L/Choặc ngân hàng xác nhận, đảm bảo thu được tiền hàng khi xuất trình chứng từ thanhtoán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C Người mua được ngân hàng mởL/C, ngân hàng xác nhận dùng uy tín và tài chính của ngân hàng để cam kết thanh toánTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27cho người bán yên tâm giao hàng Tuy nhiên đây không phải là phương thức tuyệt đối
an toàn cho người bán hoặc người mua mà thực tế phát sinh cũng dẫn đến những bấtlợi, rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các bên liên quan
- Rủi ro đối với người bán
+ Có thể bị ngân hàng mở L/C hoặc người mua từ chối thanh toán với chứng từ
có sự bất đồng trong bộ chứng từ xuất trình;
+ L/C là sự cam kết thanh toán của ngân hàng mở L/C đối với người bán Dovậy, khi ngân hàng mở L/C bị phá sản thì nhà xuất khẩu có thể gặp rủi ro về chậmthanh toán, hoặc không được thanh toán tiền hàng đã giao;
- Rủi ro đối với người mua:
+ Người bán lừa đảo không giao hàng nhưng lập chứng giả để nhận tiền;
+ Người bán không giao hàng khi giá cả thị trường biến động bất lợi cho họ, điềunày có thể dẫn đến tình trạng chậm sản xuất, làm giảm lợi nhuận của người mua
- Rủi ro đối với ngân hàng mở L/C:
+ Người mua mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản;
+ Người bán lừa đảo lập chứng từ giả;
+ Quá trình vận chuyển gặp sự cố hoặc gian lận hàng hóa;
+ Ngân hàng mở L/C không thực hiện đúng theo quy tắc thực hành về tín dụngchứng từ UCP của phòng thương mại Quốc tế
- Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận:Ngân hàng xác nhận có thể gặp bất lợi khikhông nhận được mạng lưới tài chính của ngân hàng phát hành khi đã đổng ý xác nhậntheo yêu cầu của họ và hậu quả là ngân hàng xác nhận phải nhận trách nhiệm thanhtoán thay cho ngân hàng mở khi họ thiếu thiện chí thanh toán, mất khả năng thanhtoán, thậm chí bị phá sản
- Rủi ro đối với ngân hàng thông báo: Thiếu thận trọng trong kiểm tra khóa mãxác định tính xác thực của L/C, thông báo nhầm L/C giả
- Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu chứng từ:Các bất lợi gây nên rủi ro chongân hàng mở L/C đều có thể ảnh hưởng đến ngân hàng chiết khấu Đồng thời mọi sơsuất trong xử lý nghiệp vụ của ngân hàng chiết khấu cũng gây bất lợi, rủi ro cho họ.Một số rủi ro của ngân hàng chiết khấu là:
+ Ngân hàng mở L/C bị phá sản;TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28+ Người mua từ chối thanh toán, hoặc người mua phá sản;
+ Tổn thất hàng trong quá trình vận chuyển hoặc gian lận hàng hải;
+ Ngân hàng chiết khấu thiếu sự thận trọng trong kiểm tra chứng từ, không tìmthấy sai sót của người bán khi lập chứng từ, gây nên bất hợp lệ chứng từ tạo cơ hội chongân hàng mở và người mở L/C từ chối chứng từ;
+ Nếu xảy ra các nguyên nhân bất khả kháng như các sự kiện về thiên tai, chiếntranh, nổi loạn, đảo chính, đình công, đóng cửa các hoạt động ngân hàng do bị khủnghoảng kinh tế nếu ngày xuất trình chứng từ hoặc ngày hết hiệu lực L/C rơi vào ngày màcác sự kiện trên xảy ra thì UCP cho phép ngân hàng phát hành được miễn khả năng thanhtoán trong khi nhà xuất khẩu đã giao hàng và ngân hàng đã chiết khấu bộ chứng từ
1.2.3.4 Phương thức thanh toán ghi sổ (Open account)
Phương thức thanh toán ghi sổ là một trong những phương thức thanh toánquốc tế, theo đó người bán mở một tài khoản hoặc một quyển sổ để ghi nợ người muasau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ có thể làtháng, quý hoặc năm người mua trả tiền cho người bán
Đặc điểm của phương thức này thể hiện đây là phương thức thanh toán không có
sự tham gia của các ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản, bên người bán chỉ
mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên Nếu người mua mở tài khoản đểghi, tài khoản ấy chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị thanh toán giữa hai bên
Trong phương thức ghi sổ, thực chất là người bán cho người mua vay số tiền trảchậm, tuy nhiên ở đây người bán có tính lãi trên số tiền trả chậm này Như vậy, hànghoá sau khi đã giao cho người mua thì người bán mới chỉ nhận được một phần số tiềnhàng, do vậy mặc dù có tính lãi trên số tiền trả chậm thì rủi ro đối với người bán là vẫncao Đối với người mua thì có thể giải quyết được vấn đề thiếu vốn tức thời, nhưng họlại phải chịu giá cao hơn do phải trả lãi trên số tiền sẽ trả định kỳ
Với đặc điểm của phương thức ghi sổ, nó sẽ phù hợp trong trường hợp nhà nhậpkhẩu khan hiếm ngoại tệ, khi đó họ chấp nhận trả giá cao hơn, đổi lại họ sẽ mua đượchàng hoá Nó cũng phù hợp trong các mối quan hệ mua bán hàng đổi hàng hoặc hàng bángiao làm nhiều lần Phương thức này chỉ áp dụng giữa các bên có quan hệ mua bánthường xuyên và tin cậy lẫn nhau, giữa nội bộ các công ty với nhau, giữa công ty mẹ vàcông ty con Nó cũng có thể được áp dụng trong các thanh toán phi mậu dịch.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 291.3 Nội dung về phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 1.3.1 Các khái niệm:
1.3.1.1 Khái niệm về phát triển:
Theo Từ điển Tiếng Việt, phát triển là “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến
nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”.
1.3.1.2 Khái niệm về phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế có ý nghĩa mấu chốt trong việc phát triển thươngmại quốc tế của nền kinh tế nói chung, vì vậy, trong những năm gần đây các ngânhàng đều có bước chuyển dịch dần trong việc chú trọng phát triển dịch vụ thanh toánquốc tế
“Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng có thể được hiểu một cáchđơn giản là việc gia tăng các loại hình dịch vụ thanh toán quốc tế đồng thời mở rộngthị phần, đối tượng khách hàng kết hợp nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụthanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách
hàng”.( Nguyễn Thị Cẩm Thủy, Phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đối với
các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Luận án Tiến sỹ kinh
tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội)
Như vậy, phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHTM trước hết là gia tăng
về mặt số lượng các loại hình dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng Trên cơ sở đadạng hóa các loại hình dịch vụ thanh toán quốc tế, các NHTM có cơ hội mở rộng thịphần, đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ, hướng người sử dụng dịch vụ tiếp cậnđến những phương thức thanh toán mới Muốn như vậy, ngoài đa dạng hóa các loạihình, nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc áp dụng công nghệ hiện đại và nângcao trình độ của các cán bộ ngân hàng, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng
là yêu cầu không thể thiếu Kết quả là các dịch vụ thanh toán quốc tế ngân hàng cungcấp cho khách hàng ngày càng tiện ích, nhanh chóng, chính xác hơn
Thông qua việc phát triển doanh số, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toánquốc tế của mình, các ngân hàng thương mại mong muốn phát triển về mặt doanh thu,lợi nhuận từ các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế Qua đó, các ngân hàng thươngmại có thể củng cố vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế trong hoạt động kinhdoanh, bên cạnh các nghiệp vụ tín dụng và huy động vốn truyền thống của ngân hàng.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 301.3.2 Ý nghĩa của việc phát triển dịch vụ Thanh toán quốc tế
* Đối với nền kinh tế
Thanh toán quốc tế có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoạinói chung và trong hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh hiện naykhi mỗi quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại làcon đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mình
Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán, trao đổi hànghóa, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khách hanh Nếu không cóhoạt động thanh toán quốc tế thì không có hoạt động kinh tế đối ngoại Thanh toánquốc tế thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, nếu việc tổ chức thanh toánquốc tế được tiến hành nhanh chóng, an toàn chính xác sẽ làm cho các nhà sản xuấtkinh doanh yên tâm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của mình, nhờ đó thúc đẩyhoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt là hoạt động ngoại thương, từ đó giúpphát triển nền kinh tế chung
* Đối với các ngân hàng thương mại
Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng, quyết định sự tồntại của một ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là:
- Dịch vụ thanh toán quốc tế góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngânhàng, giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụtài chính liên quan tới TTQT, từ đó thu hút và mở rộng đến nhiều đối tượng kháchhàng Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, lợi nhuận
- Phát triển sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế góp phần nâng cao uy tín và vịthế và sức cạnh tranh của NHTM trong cơ chế thị trường Hoạt động TTQT không chỉ
là một hoạt động đơn thuần mà còn là hoạt động bổ trợ cho các hoạt động kinh doanhkhác của Ngân hàng
- Hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng Khi thực hiệnnghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi củacác doanh nghiệp có quan hệ TTQT với các nhân hàng dưới hình thức các khoản kýquỹ chờ thanh toán
- Phân tán rủi ro cho ngân hàng Nếu như hoạt động tín dụng chứa nhiều rủi rothì hoạt động thanh toán quốc tế chứa rất ít rủi ro và mang lại nguồn thu ổn định cho
Trang 31- Thúc đẩy quan hệ hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
Để phát triển dịch vụ ngân hàng theo hướng hiện đại, các ngân hàng buộc phải có sựliên kết hợp tác với nhau Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu cho phép các ngân hàngtrên toàn thế giới có cơ hội hợp tác, liên kết để cùng phát triển, một ngân hàng có thểhoạt động cung cấp dịch vụ đến khắp nơi trên toàn thế giới thông qua sự liên kết vớicác ngân hàng quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế
- Trong quá trình thực hiện thanh toán, nếu khách hàng không có đủ khả năngtài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chiết khấu bộ chứng từ
- Bên cạnh đó, qua việc thực hiện thanh toán, Ngân hàng còn có thể tư vấn chokhách hàng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho khách hàng
1.3.3 Nội dung cơ bản về phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế
Phát triển thanh toán quốc tế như đã nêu trên là một hướng đi mới của cácNHTM Muốn đạt được sự phát triển toàn diện, bền vững đòi hỏi các NHTM phải xácđịnh được nội dung cơ bản làm định hướng trong quá trình đổi mới, đó là phát triển về
số lượng, chất lượng và cơ cấu, cụ thể:
* V ề số lượng
Đó là việc tăng qui mô, số lượng các dịch vụ thanh toán quốc tế đã có và mởthêm các dịch vụ thanh toán quốc tế mới, nó gắn liền với việc đa dạng hóa các loạihình dịch vụ thanh toán quốc tế Đây là nội dung quan trọng nhất của chiến lược dịch
vụ ngân hàng, bởi lẽ tăng qui mô, số lượng dịch vụ thanh toán quốc tế đã có và pháttriển thêm dịch vụ thanh toán quốc tế mới sẽ làm đổi mới danh mục dịch vụ,tăng cường khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Đây là yếu tố quyết định đến sự tồntại và phát triển của NHTM trong môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu kháchhàng, nâng cao vị thế với đối thủ cạnh tranh, hướng đến tăng lợi nhuận.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32Về việc phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế mới có thể hiểu là những dịch vụthanh toán quốc tế lần đầu tiên được đưa vào danh mục dịch vụ kinh doanh của NHTM.Theo cách hiểu này, dịch vụ thanh toán quốc tế mới được chia thành hai loại:
Thứ nhất, dịch vụ thanh toán quốc tế mới hoàn toàn là những dịch vụ thanhtoán quốc tế mới đối với cả Ngân hàng và thị trường Khi đưa ra thị trường loại dịch
vụ này, Ngân hàng không phải đối mặt với cạnh tranh nên có thể đem lại nguồn thunhập lớn Tuy nhiên, Ngân hàng phải chủ động trong việc đưa ra các biện pháp để hạnchế những rủi ro trong đầu tư vốn lớn, thiếu kinh nghiệm và sự chấp nhận của kháchhàng đối với dịch vụ mới này
Thứ hai, dịch vụ thanh toán quốc tế mới về chủng loại (dịch vụ sao chép) làdịch vụ thanh toán quốc tế chỉ mới đối với Ngân hàng, không mới so với thị trường.Loại dịch vụ thanh toán quốc tế mới này đã có sự cạnh tranh trên thị trường Thu nhậptiềm năng có thể bị giảm do dịch vụ bị cạnh tranh Tuy nhiên, phát triển dịch vụ thanhtoán quốc tế mới loại này Ngân hàng có thể tận dụng được lợi thế của người đi sau,
sẽ tránh được những sai lầm của người đi trước Vì vậy phát triển dịch vụ thanh toánquốc tế mới loại này được coi là trọng tâm của xu thế phát triển dịch vụ thanh toánquốc tế mới của các NHTM hiện nay
* V ề chất lượng
Đó là hoàn thiện dịch vụ thanh toán quốc tế đã có, gắn liền với việc nâng caochất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, thể hiện ở tính chính xác, nhanh nhạy, tính tiệních… mà dịch vụ thanh toán quốc tế có thể mang lại cho khách hàng
Việc phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế về chất lượng có tác dụng lớn trong
cả duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, bởi sự khác biệt của nó so vớidịch vụ của đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế theohướng nâng cao chất lượng không phải tạo thêm các dịch vụ thanh toán quốc tế mới
mà chỉ là việc tạo ra những phiên bản mới, cải tiến mới những dịch vụ thanh toán quốc
tế hiện tại với những tính năng tác dụng mới ưu việt hơn dịch vụ thanh toán quốc tế cũ
Vì vậy, việc phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế về chất lượng hiện nay thường tậptrung theo hướng sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế bằng việc hiện đạihóa công nghệ, tăng cường thiết bị, phương tiện phục vụ khách hàng, đổi mới phongcách giao dịch của nhân viên.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 33Thứ hai, làm cho việc sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế trở nên dễ dàng, hấpdẫn hơn và đem lại cho khách hàng những giá trị và tiện ích mới bằng cách hoàn thiệnqui trình, đơn giản hóa thủ tục nghiệp vụ và tính năng của dịch vụ thanh toán quốc tế,tăng cường hướng dẫn khách hàng về qui trình sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế,thông tin kịp thời về những đổi mới của dịch vụ thanh toán quốc tế.
Thứ ba, thay đổi cách thức phân phối bằng việc mở cửa giao dịch ngoài giờ hànhchính, tăng cường các giao dịch qua hệ thống phân phối Ngân hàng hiện đại
1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
khác ở đây bao gồm các mặt hoạt động tín dụng, huy động vốn lẫn kinh doanh ngoại
tệ Khi ngân hàng cho vay thu mua hàng xuất khẩu, hoặc cho vay trên cơ sở đảm bảobằng bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C, ngân hàng sẽ thu lãi trên khoản vốn đã đầu tưtín dụng này, nếu nghiệp vụ thanh toán quốc tế được thực hiện an toàn thì đồng vốn tíndụng sẽ được thu hồi cả gốc lẫn lãi, sẽ làm tăng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh tíndụng của ngân hàng Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngânhàng bán ngoại tệ cho khách hàng có nhu cầu thanh toán tiền hàng nhập khẩu, hoặcmua của khách hàng có nguồn ngoại tệ thu về trong thanh toán hàng xuất Khi nghiệp
vụ thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng càng phát triển sẽ tạo điều kiện cho hoạtTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34động kinh doanh ngoại tệ phát triển Hoạt động thanh toán quốc tế còn có khả năng hỗtrợ tăng cường và củng cố nguồn vốn cho ngân hàng Khi thực hiện nghiệp vụ thanhtoán quốc tế, mọi nguồn thu ngoại tệ từ nước ngoài hoặc chi ngoại tệ để thanh toán chonước ngoài, các ngân hàng thương mại phải thực hiện thông qua các tài khoản Nostro -tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình tại nước ngoài Khi hoạt động thanh toán quốc tếcàng phát triển thì doanh số giao dịch qua các tài khoản này càng lớn Đặc biệt, khidoanh số thanh toán hàng xuất càng cao thì nguồn vốn ngoại tệ thu về trên tài khoảnNostro càng lớn, số dư tiền gửi ngoại tệ của ngân hàng thương mại càng cao.
Hai là, dịch vụ thanh toán quốc tế được đánh giá thông qua việc tuân thủ các quy trình, quy định về thanh toán quốc tế có liên quan trong quá trình tác nghiệp tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Quảng Bình Các giaodịch thanh toán quốc tế luôn chịu sự ràng buộc chặt chẽ của không chỉ các điều luậtquốc gia, các quy định nội bộ trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam, mà còn chịu sự điều chỉnh của các điều luật, các thông lệ quốc tế có liênquan Chính vì vậy, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy định về thanh toán quốc tế
là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hoạt động thanh toán quốc
tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Quảng Bình
Ba là, dịch vụ thanh toán quốc tế được đánh giá thông qua khả năng và chất lượng tư vấn trong quá trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế Thanh
toán quốc tế được đánh giá là một lĩnh vực phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro do việc thanhtoán được thực hiện giữa nhiều quốc gia, với sự khác biệt trong tập quán, quy định Vìvậy, các ngân hàng thương mại cần làm tốt vai trò tư vấn cho khách hàng trong việclựa chọn phương thức, phương tiện thanh toán quốc tế phù hợp, hạn chế rủi ro có thểphát sinh gây ra thiệt hại cho khách hàng
1.3.4.2 Các chỉ tiêu định lượng đánh giá phát triển thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại có thể xácđịnh qua một số chỉ tiêu định lượng tuyệt đối và tương đối sau:
a Các chỉ tiêu định lượng tuyệt đối
Chúng ta có thể đánh giá việc phát triển thanh toán quốc tế tại ngân hàngthương mại qua một số chỉ tiêu định lượng tuyệt đối sau:TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35Một là, phát triển thanh toán quốc tế được đánh giá qua việc tăng trưởng doanh thu dịch vụ thanh toán quốc tế Khi thực hiện các yêu cầu của khách hàng có liên quan đến
thanh toán quốc tế, ngân hàng thu được một mức phí nhất định theo biểu phí dịch vụ củangân hàng đối với từng nghiệp vụ cụ thể như: Phí mở L/C, phí sửa đổi L/C, phí thanh toánL/C, phí nhận và xử lý ủy thác thu, phí thanh toán nhờ thu, phí thanh toán chuyển tiền đi,phí thanh toán chuyển tiền đến Để thu các khoản phí này, ngân hàng có thể thu theo một
tỷ lệ nhất định trên giá trị dịch vụ thực hiện hoặc thu cố định theo từng nghiệp vụ phátsinh như: Phí mở L/C được thu theo tỷ lệ phần trăm trên trị giá L/C phát hành, phí thôngbáo L/C thu cố định theo từng L/C nhận được Khi các mặt hoạt động này càng phát triểnthì hiệu quả mang lại từ doanh thu dịch vụ thanh toán quốc tế càng lớn, càng góp phầnlàm tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Hai là, phát triển thanh toán quốc tế được đánh giá thông qua việc tăng trưởng
doanh số thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại trong một thời gian nhất định.
Doanh số trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng tổng giá trị tất cả các giao dịchthanh toán quốc tế được thực hiện tại một ngân hàng thương mại Doanh số thanh toánquốc tế thể hiện một phần quy mô của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàngthương mại Tăng trưởng doanh số hoạt động thanh toán quốc tế tại một ngân hàngthương mại chứng tỏ hoạt động thanh toán quốc tế càng phát triển, góp phần lớn vàokết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại đó
Ba là, phát triển thanh toán quốc tế được đánh giá thông qua việc tăng trưởng
thị phần trong lĩnh vực thanh toán quốc tế so với các ngân hàngthương mại khác hoạt
động trên địa bàn Chỉ tiêu này thể hiện năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thươngmại so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn trong mảng dịch vụ thanh toán quốc tế.Nếu dịch vụ thanh toán quốc tế của một ngân hàng thương mại có chất lượng tốt vớinhiều tiện ích cho khách hàng, chắc chắn khả năng cạnh tranh của ngân hàng đó sẽ tốthơn so với các ngân hàng khác, qua đó gia tăng thị phần trong lĩnh vực thanh toánquốc tế trên địa bàn
Bốn là, phát triển thanh toán quốc tế cũng được đánh giá thông qua việc tăng
trưởng số lượng sản phẩm thanh toán quốc tế của một ngân hàng thương mại Hiện nay,
với sự hỗ trợ tích cực của công nghệ - kỹ thuật hiện đại, các ngân hàng thương mại đã đưa
ra rất nhiều sản phẩm trong dịch vụ thanh toán quốc tế của mình Về lĩnh vực nhập khẩu,TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36một số sản phẩm chủ yếu của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam có thể kể đến: Tíndụng thư, Tài trợ nhập khẩu hoặc Bảo lãnh nhận hàng nhập khẩu Về lĩnh vực xuất khẩu,một số sản phẩm chủ yếu của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam bao gồm: Nhờ thuxuất khẩu, Tín dụng thư, Tài trợ xuất khẩu hoặc Bao thanh toán Ngân hàng thương mạinào càng đa dạng hóa được số lượng sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế của mình sẽchiếm được lợi thế trong hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, để có thể đánh giá sâu hơn về hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàngthương mại, chúng ta có thể vận dụng từ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinhdoanh tại ngân hàng để phân tích qua một số chỉ tiêu định lượng tương đối dưới đây
b Các chỉ tiêu định lượng tương đối
- Tỷ lệ doanh thu thanh toán quốc tế so với tổng doanh thu = Doanh thu thanh toán quốc tế/Tổng doanh thu
Chỉ số này xác định cơ cấu nguồn thu dịch vụ thanh toán quốc tế trong tổngnguồn thu tại ngân hàng Nói cách khác, đây là tỷ trọng của doanh thu dịch vụ thanhtoán quốc tế trong tổng nguồn thư từ các hoạt động kinh doanh ngân hàng
- Tỷ lệ doanh thu thanh toán quốc tế so với doanh thu dịch vụ = Doanh thu thanh toán quốc tế/Doanh thu từ phí dịch vụ ngân hàng
Chỉ số này cho thấy tỷ trọng của nguồn thu hoạt động thanh toán quốc tế trongtổng nguồn thu dịch vụ ngân hàng
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.4.1 Nhân tố khách quan
1.4.1.1 Các chính sách vĩ mô của Nhà nước
Đây là một nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, các khách hàng của ngân hàng và ảnh hưởng đến chínhhoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
a Chính sách quản lý ngoại hối
Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối thông qua việc đề ra các chính sách nhằmkiểm soát luồng vận động của ngoại hối vào ra và các quy định về trạng thái ngoại tệcủa các tổ chức tín dụng Căn cứ vào tình hình cụ thể và những biến động trên thịtrường mà Nhà nước áp dụng các chính sách quản lý ngoại hối tự do hay thắt chặtTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37nhằm hướng sự vận động của hoạt động ngoại hối đi vào ổn định theo chủ trương củaNhà nước Hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến sự vận động luồng tiền tệ ravào quốc gia, do đó chịu sự quản lý ngoại hối của quốc gia.
b Chính sách thuế
Các chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp Đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu Thông qua việc ápdụng mức thuế cao hay thấp đối với mặt hàng xuất nhập khẩu nào đó sẽ hạn chế haykhuyến khích sản xuất hay nhập khẩu mặt hàng đó
c Chính sách kinh tế đối ngoại
Việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược là bảo hộ mậu dịch hay tự dohoá mậu dịch có ảnh hưởng lớn đến hành vi của các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sựsôi động hay trầm lắng của hoạt động thanh toán quốc tế Sự lựa chọn chính sách đốingoại của quốc gia nếu thiên về xu hướng bảo hộ mậu dịch sẽ gây khó khăn cản trởhoạt động ngoại thương, ngược lại nếu thiên về xu hướng tự do hoá mậu dịch sẽ tạođiều kiện cho ngoại thương phát triển, qua đó thúc đẩy hoạt độngthanh toán quốc tếcủa ngân hàng thương mại phát triển
1.4.1.2 Sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị ở các quốc gia xuất nhập khẩu
Hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởngmạnh mẽ bởi tác động của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia Mỗi
sự biến động về chế độ chính trị của nước bạn hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sựsẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thoả thuận giữa các bên Sự suy thoái kinh tế, biếnđộng chính trị sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tự do hoá thương mại, đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh toán Những thayđổi về cơ chế, chính sách của một quốc gia như thay đổi những quy định về dự trữngoại hối, quy định về thuế, phí xuất nhập khẩu hoặc đơn giản là môi trường pháp lý,nền kinh tế của một quốc gia chưa ổn định và thường xuyên thay đổi khiến cho cácbên đối tác không dự đoán trước được tình hình làm ảnh hưởng đến khả năng thanhtoán, vì vậy gây thiệt hại cho các bên tham gia, trong đó có các ngân hàng thương mại
1.4.1.3 Các yếu tố về phía khách hàng
Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là yếu tố quyết định đến sự sống còncủa ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thươngTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 38mại nói riêng Nếu ngân hàng có thể thu hút một lượng lớn khách hàng thường xuyên
có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì sẽ tạo điều kiện rất tốt để hoạt động thanhtoán quốc tế phát triển.Ngoài ra, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tàichính, trình độ nghiệp vụ ngoại thương, hành vi đạo đức của khách hàng cũng ảnhhưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
1.4.2.2 Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng
Luật pháp mỗi nước khác nhau nên trong thương mại đã có những quy địnhthống nhất, những thông lệ quốc tế mà các bên tham gia, kể cả ngân hàng đều phảituân thủ Cán bộ ngân hàng làm công tác thanh toán quốc tế phải nắm rõ các phươngtiện và phương thức thanh toán quốc tế, bởi vì các phương tiện và phương thức nàyquy định rất chặt chẽ nội dung từng câu chữ, chi li và có hiệu lực quốc tế Muốn thựchiện được công việc trôi chảy, tránh hiểu lầm và gây thiệt hại đáng tiếc cho ngân hàng,đòi hỏi cán bộ thanh toán quốc tế phải có chuyên môn cao Hơn nữa, chứng từ giaodịch trong thanh toán quốc tế đều sử dụng ngoại ngữ nên đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ mộttrình độ ngoại ngữ nhất định
1.4.2.3 Công nghệ của các ngân hàng thương mại
Hệ thống ngân hàng mỗi nước dù đã hay đang phát triển đều rất quan tâm đếnhoạt động thanh toán quốc tế Tiêu chí hoạt động thanh toán quốc tế là phải nhanh chóng,kịp thời và chính xác Do đó, các công nghệ tiên tiến của ngành ngân hàng đều được ứngdụng nhằm thực hiện tốt hơn tiêu chí trên Ngân hàng ở các nước đều có mức đầu tư đáng
kể vào công nghệ thông tin, viễn thông và xử lý dữ liệu
1.4.2.4 Uy tín của ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế
Một ngân hàng có uy tín lớn là ngân hàng có các hoạt động đa dạng và phongphú cả về quy mô lẫn chất lượng, điều này sẽ thu hút một số lượng lớn khách hàng đếnTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 39với ngân hàng Không những thế, một ngân hàng có uy tín sẽ dễ dàng mở rộng đượcthị trường trong nước và quốc tế Đặc biệt khi ngân hàng có uy tín trên trường quốc tế,
sẽ rất thuận lợi khi thực hiện các nghiệp vụ mang tính bảo lãnh thanh toán cho kháchhàng trong nước và nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đồng thời các ngân hàng và đối tácnước ngoài sẽ tin tưởng lựa chọn ngân hàng để giao dịch
1.4.2.5 Các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế
Các hoạt động kinh doanh khác như hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, hoạtđộng kinh doanh ngoại tệ là các hoạt động có tác dụng bổ trợ cho hoạt động thanh toánquốc tế của ngân hàng thương mại Một nền đất nước với chính sách đóng cửa kinh tế,hạn chế xuất nhập khẩu sẽ gây khó khăn cho việc mở rộng thanh toán quốc tế tại các ngânhàng thương mại vì nhu cầu giao dịch ngoại thương không lớn Trái ngược lại, một nềnkinh tế với chính sách mở cửa hội nhập tạo điều kiện lớn cho việc phát triển hoạt độngthanh toán quốc tế ở mức độ cao tại các ngân hàng thương mại
1.4.2.6 Mạng lưới ngân hàng đại lý
Quan hệ ngân hàng đại lý của một ngân hàng thương mại được thiết lập nhằmgiải quyết công việc ngay tại một nước, địa phương trong khi ngân hàng thương mạichưa có chi nhánh tại nước, địa phương đó Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trênthế giới giúp cho việc giao dịch và thanh toán ra nước ngoài được thực hiện nhanhchóng, đúng địa chỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro Ngược lại, thông qua ngânhàng đại lý, ngân hàng lại có điều kiện thực hiện các dịch vụ uỷ thác của ngân hàngđại lý để mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế
1.5 KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
Từ sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Kinh tế Thếgiới WTO, hoạt động của các ngân hàng thương mại ở thị trường Việt Nam đang ngàycàng phát triển.Tuy nhiên, trong khi các ngân hàng thương mại trong nước cạnh tranhkhốc liệt về mảng nghiệp vụ tín dụng và huy động vốn, thì các ngân hàng nước ngoàilại đi sâu phát triển các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, kinh doanh vốn và thị trườngngoại hối, thanh toán quốc tế và tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ lưu ký chứng khoán.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40Các ngân hàng nước ngoài có nhiều lợi thế hơn các ngân hàng thương mại Việt Nam
về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và đặc biệt là thế mạnh của các sản phẩm dịch vụngân hàng với nhiều ưu điểm vượt trội Do đó, khi tham gia hoạt động kinh doanh tạithị trường Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài sẽ đi vào phát huy những sản phẩmdịch vụ này Trong khi đó, mảng nghiệp vụ thanh toán quốc tế ở các ngân hàng thươngmại ở Việt Nam ngoại trừ một số ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, BIDV,Techcombank thì hầu hết chưa được quan tâm chú trọng phát triển Sau đây lànhững thành tựu và kinh nghiệm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của một sốngân hàng thương mại trong nước và ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, hiện đang điđầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế ở Việt Nam
1.5.1 Kinh nghiệm về phát triển thanh toán quốc tế của một số ngân hàng thương mại
1.5.1.1 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Tại Việt Nam, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là một trong những ngânhàng thương mại Nhà nước đi tiên phong trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, tạo dựngđược uy tín lớn trong lĩnh vực thanh toán đối ngoại Tháng 4/1963, Ngân hàng NgoạiThương chính thức khai trương, hoạt động như một ngân hàng đối ngoại độcquyền.Trong những năm qua, Ngân hàng Ngoại Thương luôn đóng vai trò chủ đạo,duy trì vị trí số một, vững chắc trong thị phần thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnhcủa cả nước với doanh số thanh toán xuất nhập khẩu không ngừng tăng qua cácnăm.Với thế mạnh là một ngân hàng đối ngoại chủ lực của quốc gia, Ngân hàng NgoạiThương Việt Nam đã thiết lập quan hệ đại lý nhiều ngân hàng lớn cả trong và ngoàinước Đây chính là nền tảng cơ bản cho sự phát triển của dịch vụ thanh toán quốc tếtại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.Trên thế giới, hiện tại Ngân hàngthương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam có quan hệ ngân hàng đại lý với khoảng1.700 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, làngân hàng thương mại có quan hệ đại lý lớn nhất trong các ngân hàng thương mại ởViệt Nam Trong số đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam luônđặt quan hệ đại lý chính với các ngân hàng hàng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnhthổ đó Tại Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam cóquan hệ với tất cả các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam bao gồm: 3 ngân hàngTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ