ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẶNG THỊ NGỌC HÂN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10 Chuyên ngà
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐẶNG THỊ NGỌC HÂN
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Mã số: 60140111
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS ĐẶNG THỊ DẠ THỦY
Thừa Thiên Huế, năm 2018
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì một công trình khoa học nào khác
Huế, tháng 5 năm 2018
Tác giả
Đặng Thị Ngọc Hân
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học TS Đặng Thị Dạ Thủy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Sinh , Phòng đào tạo sau Đại học và Ban Giám Hiệu Trường ĐHSP Huế cùng trường ĐH
An Giang đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu
Cảm ơn Ban Giám hiệu, cùng các thầy cô giáo tổ Sinh (trường THPT Nguyễn Khuyến, THPT Vĩnh Trạch, THPT Long Xuyên và THPT Ischool) cùng tập thể học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Khuyến, trường THPT Vĩnh Trạch đã tạo điều kiện thuận lợi và hợp tác cùng chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài
Cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn ở bên động viên giúp đỡ tôi để hoàn thành luận văn này
Tác giả
Đặng Thị Ngọc Hân
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 6
MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Mục đích nghiên cứu 8
3 Giả thuyết khoa học 8
4 Phạm vi nghiên cứu 9
5 Đối tượng nghiên cứu 9
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
7 Phương pháp nghiên cứu 9
8 Cấu trúc của luận văn 11
9 Những đóng góp mới của đề tài 11
10 Lược sử vấn đề nghiên cứu 11
NỘI DUNG 15
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 15
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 15
1.1.1 Kỹ năng tự học 15
1.1.1.1 Kỹ năng 15
1.1.1.2 Tự học 16
1.1.1.3 Kỹ năng tự học 18
1.1.2 Hoạt động học tập rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh 23
1.1.2.1 Hoạt động học tập 23
1.1.2.2 Hoạt động học tập rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh 24
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 51.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 29
1.2.1 Thực trạng rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trong dạy học Sinh học của giáo viên ở một số trường THPT 29
1.2.2 Thực trạng học Sinh học của HS ở một số trường Trung học phổ thông 35
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 38
CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG TỰ HỌC TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO, SINH HỌC 10 39
2.1 Mục tiêu, cấu trúc nội dung phần Sinh học Tế bào 39
2.1.1 Mục tiêu 39
2.1.1.1 Kiến thức 39
2.1.1.2 Kỹ năng 39
2.1.1.3 Thái độ 40
2.1.1.4 Năng lực cần phát triển 40
2.1.2 Cấu trúc nội dung phần Sinh học Tế bào 40
2.2 Thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 43
2.2.1 Nguyên tắc thiết kế và tổ chức hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 43
2.2.2 Quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 44
2.2.3 Vận dụng quy trình thiết kế hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 49
2.2.3.1 Dạng hoạt động trả lời câu hỏi, hoàn thiện bảng biểu, sơ đồ, tranh câm 49
2.2.3.2 Dạng hoạt động thiết lập bảng biểu, sơ đồ, bản đồ tư duy 51
2.2.3.3 Dạng hoạt động giải bài tập thí nghiệm 53
2.2.3.4 Dạng hoạt động thực hành quan sát mô hình, mẫu vật 55
2.2.3.5 Dạng hoạt động giải bài tập, bài tập tình huống 57
2.2.4 Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 59
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 62.2.4.1 Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong khâu nghiên cứu tài liệu mới trong dạy học phần Sinh học tế bào,
Sinh học 10 59
2.2.4.2 Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức trong dạy học phần Sinh học tế bào, Sinh học 10 62
2.2.5 Tiêu chí đánh giá kỹ năng tự học thông qua thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập 64
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 67
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 68
3.1 Mục đích thực nghiệm 68
3.2 Nội dung thực nghiệm 68
3.3 Phương pháp thực nghiệm 68
3.4 Xử lý kết quả thực nghiệm 69
3.5 Kết quả thực nghiệm 69
3.5.1 Phân tích định lượng 69
3.5.2 Phân tích định tính 73
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 74
KẾT LUẬN 75
1 Kết luận 75
2 Kiến nghị 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
14 Demo Version - Select.Pdf SDKTN Thực nghiệm
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Kết quả điều tra nhận thức của GV về rèn KNTH của HS 29
Bảng 1.2 Kết quả điều tra về mức độ sử dụng các HĐHT được GV thiết kế để rèn luyện KNTH cho HS 30
Bảng 1.3 Kết quả điều tra mức độ sử dụng các HĐHT được GV thiết kế để rèn luyện KNTH trong các khâu của quá trình dạy học Sinh học ở trường THPT 31
Bảng 1.4 Kết quả điều tra mức độ rèn luyện các KN thành phần của KNTH trong dạy học Sinh học ở trường THPT 32
Bảng 1.5 Kết quả điều tra về thực trạng GV sử dụng các hình thức để rèn luyện KNTH cho HS trong dạy học Sinh học ở trường THPT 33
Bảng 1.6 Kết quả điều tra về thuận lợi và khó khăn khi thiết kế và tổ chức các HĐHT để rèn luyện KNTH cho HS trong dạy phần SHTB nói riêng và dạy Sinh học nói chung ở trường THPT 34
Bảng 1.7 Kết quả điều tra về việc tự học trong học tập môn Sinh học của HS ở trường THPT hiện nay 36
Bảng 2.1 Phân biệt pha sáng và pha tối 49
Bảng 2.2 Các dấu hiệu đặc trưng của tế bào 51
Bảng 2.3 Thí nghiệm chứng minh sự trao đổi chất qua màng sinh chất 54
Bảng 2.4 Sự vận chuyển các chất qua thận 57
Bảng 2.5 Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện KNTH (Nhóm KN thực hiện KHHT) của HS trong dạy học phần SHTB (Sinh học 10) 65
Bảng 2.6 Đánh giá việc rèn luyện KNTH (Nhóm KN thực hiện KHHT) cho HS trong dạy học phần SHTB (Sinh học 10) 66
Bảng 2.7 Các mức độ đạt được của KNTH trong thực nghiệm 67
Bảng 3.1 Bảng thống kê các bài thực nghiệm 68
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp kết quả qua các lần kiểm tra KNTH của HS 70
Bảng 3.3 Bảng tổng hợp đánh giá tiêu chí mức độ qua 3 lần kiểm tra 71
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 9DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được về KNTH của HS qua các lần
kiểm tra 70
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ biểu diễn mức độ đạt được của tiêu chí 1 qua 3 lần kiểm tra 71
Biểu đồ 3.3 Biểu đồ biểu diễn mức độ đạt được của tiêu chí 2 qua 3 lần kiểm tra 72
Biểu đồ 3.4 Biểu đồ biểu diễn mức độ đạt được của tiêu chí 3 qua 3 lần kiểm tra 72
HÌNH Hình 1.1 Cấu trúc của KNTH 22
Hình 1.2 Cấu trúc của KN thực hiện KHHT 23
Hình 2.1.Tóm tắt nội dung phần Sinh học tế bào 42
Hình 2.2 Quy trình thiết kế và tổ chức HĐHT theo định hướng phát triển KNTH 45 Hình 2.3 Các pha của quá trình quang hợp 49
Hình 2.4 Cấu trúc màng sinh chất 50
Hình 2.5 Sơ đồ mô tả cơ chế hoạt động của enzim saccarôzơ 50
Hình 2.6 Cấu tạo tế bào động vật và thực vật 53
Hình 2.7.Thí nghiệm tính thấm của tế bào 53
Hình 2.8 Mô hình của phân tử ADN 56
Hình 2.9 Gà con 56
Hình 2.10 Thỏ 56
Hình 2.11 cấu trúc và chức năng của bộ máy Golgi 58
Hình 2.12 Chu kỳ tế bào 58
Hình 2.13b Cốc nước sau khi nhỏ giọt mực vài phút 60
Hình 2.13 a Cốc nước mới nhỏ vào giọt mực 60
Hình 2.14 Ngâm tế bào hồng cầu trong 3 loại môi trường khác nhau 61
Hình 2.15 Các kỳ trong quá trình nguyên phân của một tế bào 63
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong Nghị quyết trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”
Việc thay đổi sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) nhằm đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học, theo đường lối chính sách của Đảng với mục tiêu thay đổi vị trí và vai trò của người thầy đồng thời phát huy vai trò tự học của học sinh (HS) nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, nhằm tạo ra những con người mới đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Công cuộc đổi mới này liên quan nhiều lĩnh vực như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa (SGK), đổi mới thiết bị dạy và học, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra đánh giá
Hiện nay đổi mới phương pháp dạy học được triển khai theo hướng phát triển năng lực, đổi mới từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực (NL) Theo định hướng này, giáo dục không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng (KN) các môn học mà còn chú ý tới những NL chung cần thiết cho nhiều lĩnh vực như NL hợp tác, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề, NL tự học Trong đó NL tự học là một trong những NL quan trọng và cốt lõi cần phải có ở mỗi cá nhân
Lớp 10 là giai đoạn chuyển tiếp giữa 2 cấp học, là giai đoạn chuyển tiếp từ thiếu niên đến trưởng thành Các em đã phát triển khá hoàn thiện về sinh lý và có những suy nghĩ tư duy thể hiện “cái tôi” của mình Đây cũng là giai đoạn tác động đến nhận thức về thái độ học tập của mình, và định hướng nghề nghiệp cho tương lai Trí nhớ của HS lứa tuổi này cũng tăng cường tính chất chủ định, có tổ chức nên
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 11các em có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, logic và ý nghĩa Tư duy trừu tượng và tư duy độc lập dần dần chiếm ưu thế HS bắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ Chẳng hạn các em đã biết tiến hành các thao tác như so sánh, phân loại, hệ thống hóa để ghi nhớ và tái hiện tài liệu theo cách hiểu của mình Ở một số HS hoạt động học tập đạt mức phát triển cao và ham hiểu biết nhiều lĩnh vực Các em không còn chấp nhận yêu cầu học thuộc lòng của giáo viên (GV) Chính vì vậy, đây là lứa tuổi thích hợp cho việc rèn luyện và phát triển kỹ năng tự học (KNTH) Xây dựng được kiến thức, KNTH và thái độ là nền tảng cấu thành NL tự học để có thể tự nghiên cứu trong một xã hội học tập suốt đời
Mặt khác, nội dung phần Sinh học tế bào (SHTB), Sinh học 10 nghiên cứu đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống Thành phần kiến thức chủ yếu là các kiến thức đại cương nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu trúc của tế bào, về các quá trình sống cơ bản ở cấp độ Hệ tế bào như chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng, sinh sản Nhằm phát huy tính tích cực của HS trong học tập, nội dung phần này trong SGK đã biên soạn theo cách tiếp cận mới, đó là nhiều câu lệnh để HS hoạt động Tuy nhiên, các hoạt động học tập (HĐHT) trong SGK còn đơn giản, chưa phát huy được sự hứng thú học tập, chưa rèn luyện được KNTH Do
đó, việc nghiên cứu thiết kế và tổ chức các HĐHT để rèn luyện cho HS KN học tập, đặc biệt là KNTH là vấn đề thiết thực, đáp ứng được chủ trương đổi mới dạy học theo định hướng phát triển NL của HS của Bộ GD & ĐT
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài : "Tổ chức
các hoạt động học tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh học Tế bào, Sinh học 10 "
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thiết kế và tổ chức các HĐHT trong dạy học phần SHTB nhằm
rèn luyện KNTH cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học 10
3 Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế các HĐHT theo định hướng rèn luyện cho HS KNTH có chất lượng và tổ chức sử dụng theo một quy trình hợp lý thì sẽ phát triển cho HS KNTH trong dạy học phần SHTB
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 124 Phạm vi nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng các HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH (tập trung rèn luyện KN thực hiện kế hoạch học tập (KHHT)) trong khâu nghiên cứu tài liệu mới, khâu củng cố hoàn thiện kiến thức trong dạy học phần SHTB, Sinh học 10
5 Đối tượng nghiên cứu
Các HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH trong khâu nghiên cứu tài liệu mới, hoàn thiện và củng cố kiến thức trong dạy học phần SHTB, Sinh học 10
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), về KNTH, về các HĐHT để rèn luyện KN, đặc biệt là KNTH
6.2 Điều tra thực trạng về việc sử dụng PPDH và các biện pháp dạy học để rèn luyện cho HS KN nói chung và rèn luyện KNTH nói riêng ở cấp trung học phổ thông (THPT)
6.3 Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần SHTB, Sinh học 10 làm cơ
sở cho việc thiết kế các dạng HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH
6.4 Nghiên cứu quy trình thiết kế các HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH trong phần SHTB, Sinh học 10 Vận dụng quy trình để thiết kế các HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH của phần SHTB, Sinh học 10
6.5 Nghiên cứu quy trình tổ chức các HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH trong dạy học phần SHTB Vận dụng quy trình để tổ chức các HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH trong phần SHTB, Sinh học 10
6.6 Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá mức độ rèn luyện KNTH của HS trong dạy học SHTB, Sinh học 10
6.7 Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả việc sử dụng các HĐHT
để rèn luyện cho HS KNTH đã xây dựng được trong phần SHTB, Sinh học 10
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối lãnh đạo của Nhà nước về công tác giáo dục
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 13- Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới giáo dục như: dạy học theo tiếp cận NL, HĐHT để rèn luyện cho HS KNTH
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến rèn luyện cho HS KN nói chung và KNTH nói riêng
- Nghiên cứu các tài liệu về SHTB chương trình Sinh học 10 ở THPT
7.2 Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi với những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực mình đang nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn của các chuyên gia để định hướng cho
việc triển khai đề tài
7.3 Phương pháp điều tra
- Đối với GV: Phỏng vấn, sử dụng phiếu điều tra, dự giờ nhằm tìm hiểu thực trạng về nhận thức và thực trạng tổ chức hoạt động để rèn luyện cho HS KNTH trong các khâu của quá trình dạy học
- Đối với HS: Phỏng vấn, sử dụng phiếu điều tra nhằm tìm hiểu về nhận
thức và thực trạng sử dụng các hình thức KNTH của HS
7.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Để đánh giá KNTH ở HS, chúng tôi tiến hành xây dựng bộ tiêu chí Căn cứ vào các tiêu chí được đặt ra để tiến hành đo mức độ đạt được của KN theo thời gian Tiến hành thực nghiệm theo mục tiêu (không có lớp đối chứng) trên HS lớp 10 ở
một số trường THPT trên địa bàn tỉnh An Giang
7.5 Phương pháp thống kê toán học
- Sử dụng một số công cụ toán học để xử lý các kết quả điều tra và kết quả thực nghiệm sư phạm Tham số sử dụng để xử lý: phần trăm (%)
- Thu thập và thống kê số liệu từ kết quả của tất cả các lần tổ chức thực nghiệm (TN)
Tỉ lệ phần trăm số HS TN = Số HS đạt được ở các mức độ TN
Tổng số HS được TN Trong đó số HS đạt được ở các mức độ TN có thể là:
+ Số HS chưa đạt
+ Số HS đạt ở mức thấp
Demo Version - Select.Pdf SDK