ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN VĂN A XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VỀ SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC LĨNH HỘI KIẾN THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 12
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN VĂN A
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
VỀ SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC LĨNH HỘI KIẾN THỨC HÓA HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Bộ môn Hóa học
Mã số: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS LÊ VĂN DŨNG Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác
Huế, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn A
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Khoa Hóa học Trường ĐHSP Huế được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo, đồng nghiệp và sự nỗ lực của bản thân tôi đã hoàn thành luận văn này
Tôi chân thành biết ơn sâu sắc sự giúp đỡ to lớn của TS Lê Văn Dũng và quý thầy cô tham gia giảng dạy trong suốt khóa học, sự chỉ dẫn tận tình đầỳ tâm huyết của quý thầy cô đã giúp tôi hoàn thành luân văn của mình
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ Hóa Học trường THPT An Phú ( An Giang ), trường THPT Quốc Thái ( An Giang ), trường THPT Trần Văn Thành ( An Giang ) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm
Cảm ơn các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho luận văn hoàn thành đúng tiến độ và có nội dung sâu sắc
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 8 năm 2018
Học viên
Nguyễn Văn A Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 6
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Mục đích nghiên cứu 8
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 9
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Giả thuyết khoa học 9
7 Những đóng góp của đề tài 10
PHẦN 2: NỘI DUNG 11
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11
1.1 Đổi mới PPDH theo hướng dạy học tích cực 11
1.1.1 Những xu hướng dạy học hóa học hiện nay 11
1.1.2 Dạy học tích cực 12
1.1.3 Một số phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực cần được phát triển ở trường phổ thông 13
1.1.4 Điều kiện áp dụng phương pháp dạy học tích cực 16
1.2 Khái niệm về năng lực 18
1.2.1 Khái niệm về năng lực 18
1.2.2 Năng lực đặc thù môn hóa học 18
1.3 Vấn đề tự học ở trường THPT 22
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 51.3.1 Tự học và các hình thức tự học đối với sự phát triển tư duy và lĩnh hội kiến
thức của học sinh 22
1.3.2 Thực trạng vấn đề dạy – học môn hóa học của HS THPT hiện nay 23
1.3.3 Thiết kế đề cương bài học – giải pháp có hiệu quả để phát huy tính tích cực chủ động và khuyến khích ý thức tự học của học sinh 25
1.4 Bài tập hóa học 26
1.4.1 Khái niệm về BTHH 26
1.4.2 Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học 26
1.4.3 Phân loại bài tập hóa học 27
1.4.4 Xu hướng phát triển của BTHH hiện nay [15] 27
1.4.5 Ý nghĩa của BTHH đối với việc phát triển năng lực tư duy và tạo hứng thú cho HS trong học tập môn hóa học 28
Tiểu kết chương 1 29
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VỀ SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC LĨNH HỘI KIẾN THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 30
2.1 Phân tích mục tiêu, vị trí và nội dung kiến thức về sắt và hợp chất của sắt trong chương trình hóa học 12 30
2.1.1 Nội dung 30
2.1.2 Mục tiêu 30
2.1.3 Vị trí 31
2.1.4 Thiết kế đề cương bài học cho sắt và hợp chất của sắt 31
2.2 Thiết kế đề cương bài học trên cơ sở xây dựng hệ thống câu hỏi cho học sinh chuẩn bị ở nhà 34
2.2.1 Cơ sở xây dựng Đề cương bài học 34
2.2.2 Sử dụng Đề cương bài học như là một “mắt xích ”trong quá trình dạy học34 2.3 Đề cương bài học về sắt và hợp chất cúa sắt 35
2.3.1 Chủ đề 1: SẮT (1 tiết) 35
2.3.2 Chủ đề 2: hợp chất của sắt (2 tiết) 40
2.3.3 Chủ đề 3: hợp kim của sắt (1 tiết) 46
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 62.3.4 Chủ đề 4 48
2.3.5 Chủ đề 5: thực hành và kiểm tra (2 Tiết) 56
2.4 Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập về sắt và hợp chất của sắt nhằm nâng cao năng lực lĩnh hội kiến thức hóa học cho học sinh trung học phổ thông 61
2.4.1 Kiến thức 61
2.4.2 Các dạng bài tập về sắt và hợp chất 63
Tiểu kết chương 2 98
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 99
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 99
3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 99
3.3 Kế hoạch thực nghiệm sư phạm 99
3.3.1 Lựa chọn địa bàn, đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm 99
3.3.2 Nội dung thực ngiệm sư phạm 101
3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm 102
3.4.1 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm 102
3.4.2 Xử lí thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm 112
3.4.3 Đánh giá, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 116
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 118
1 KẾT LUẬN 118
2 KIẾN NGHỊ 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121 PHỤ LỤC
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Chọn lớp TN và lớp ĐC 100 Bảng 3.2 Kết quả học sinh đạt điểm xi của 2 bài kiểm tra của trường THPT Trần
Văn Thành 102
Bảng 3.3 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 15 phút –
Hóa khối 12 của trường THPT Trần Văn Thành 102 Bảng 3.4 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 45 phút –
Khối 12 của trường THPT Trần Văn Thành 103
Bảng 3.5 Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh trường THPT
Trần Văn Thành 104
Bảng 3.6 Kết quả học sinh đạt điểm xi của 2 bài kiểm tra của trường THPT
Quốc Thái 105
Bảng 3.7 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 15 phút –
Hóa khối 12 của trường THPT Quốc Thái 105 Bảng 3.8 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 45 phút –
Khối 12 của trường THPT Quốc Thái 107
Bảng 3.9 Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh khối 12 trường THPT
Quốc Thái 108
Bảng 3.10 Kết quả học sinh đạt điểm xi của 2 bài kiểm tra của trường THPT
An Phú 109
Bảng 3.11 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 15 phút
của học sinh khối 12 trường THPT An Phú 109
Bảng 3.12 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 45 phút
của học sinh khối 12 trường THPT An Phú 110
Bảng 3.13 Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh khối 12 trường THPT
An Phú 111
Bảng 3.14 Tổng hợp các tham số đặc trưng 115
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 3.1 Đường lũy tích bài kiểm tra 15 phút – Khối 12 của trường THPT
Trần Văn Thành 103 Hình 3.2 Đường lũy tích bài kiểm tra 45 phút – Khối 12 của trường THPT
Trần Văn Thành 104 Hình 3.3 Biểu đồ phân loại kết quả học tập của học sinh khối 12 trường THPT
Trần Văn Thành 105 Hình 3.4 Đường lũy tích bài kiểm tra 15 phút – Khối 12 của trường THPT
Quốc Thái 106 Hình 3.5 Đường lũy tích bài kiểm tra 45 phút – Khối 12 của trường THPT
Quốc Thái 107 Hình 3.6 Biểu đồ phân loại kết quả học tập của học sinh khối 12 trường THPT
Quốc Thái 108 Hình 3.7 Đường lũy tích bài kiểm tra 15 phút của học sinh khối 12 trường THPT
An Phú 110 Hình 3.8 Đường lũy tích bài kiểm tra 45 phút của học sinh khối 12 trường THPT
An Phú 111 Hình 3.9 Biểu đồ phân loại kết quả học tập của học sinh khối 12 trường THPT
An Phú 112
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 10PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong chương trình THPT, Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông Môn hoá học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh và nhạy Vì vậy giáo viên bộ môn hoá học cần hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu thích khoa học
Nhằm đạt được mục tiêu đào tạo ra thế hệ những người lao động đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành giáo dục đào tạo phải tiến hành đổi mới trên mọi mặt: nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện,… Trong đó, trọng tâm là đổi mới phương pháp, đổi mới phương tiện là quan trọng Công cuộc đổi mới phương pháp dạy học và phương tiện dạy học đã được Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy học – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”
Trong đổi mới hoạt động dạy học hóa học, vai trò của bài tập hóa học đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của bộ môn hóa học, đi tới mục tiêu nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, do đó dạy và học hóa học không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt và lĩnh hội kiến thức khoa học mà còn phải nâng cao tính thực tiễn của môn học: rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo thực hành, nâng cao khả năng
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 11hóa học là nguồn quan trọng để học sinh thu nhận kiến thức, củng cố khắc sâu những lí thuyết đã học phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, nâng cao năng lực nhận thức Tuy nhiên việc bố trí thời lượng trong làm bài cho phần kiến thức, bài tập hóa học rất ít đặc biệt với các bài tập trắc nghiệm Do vậy đa số học sinh THPT hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân loại và tìm ra phương pháp
giải phù hợp theo yêu cầu của ngành giáo dục về “Đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh trong dạy học hóa học ở trương THPT”
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy, tôi đã tích luỹ được một số phương pháp giải nhanh bài tập, nhằm đáp ứng được yêu cầu của sự thay đổi về nội dung và hình thức thi trong những năm gần đây, nhất là kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia Từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục ở cấp THPT, góp phần nâng cao chất lượng của
bộ môn, đổi mới phương pháp dạy học để phát triển tư duy cho học sinh, giúp các
em tự lực tự mình tìm ra tri thức, tạo tiền đề cho việc phát triển tính tích cực, khả năng tư duy của các em ở cấp học cao hơn cũng như trong đời sống sau này, đó
cũng chính là lí do tôi chọn đề tài: “ Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập về sắt
và hợp chất của sắt nhằm nâng cao năng lực lĩnh hội kiến thức hóa học cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông“
2 Mục đích nghiên cứu
Phân tích và hệ thống hóa lý thuyết chủ đạo dùng trong bài tập hóa học phần sắt và hợp chất của sắt ở chương trình lớp 12 trung học phổ thông
Khai thác và nghiên cứu sâu tất cả các dạng bài tập về sắt và hợp chất của sắt, giúp các em rèn luyện kĩ năng giải toán trong các đề thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia nhằm nâng cao năng lực lĩnh hội kiến thức hóa học cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề về cơ sở lý luận dạy học hóa học: Phương pháp dạy, phương pháp học hóa học và các vấn đề lien quan
Điều tra cơ bản về thực trạng dạy và học phần bài tập về sắt và hợp chất của sắt của giáo viên hiện nay
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 12 Nghiên cứu phương pháp xây dựng và sử dụng bài tập hóa học để rèn luyện kĩ năng và phát triển tư duy cho học sinh
Thiết kế và xây dựng hệ thống bài tập về sắt và hợp chất của sắt trong chương trình hóa học lớp 12 ở trường THPT
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và quá trình học môn Hóa Học ở
trường THPT
4.2 Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống hóa lý thuyết và bài tập về sắt và hợp
chất của sắt – Hóa học 12
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Các Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu các tài liệu lý luận dạy học và phương pháp dạy học hóa học
Nghiên cứu lý thuyết về kiểm tra đánh giá
Phân tích tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết, phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học theo hướng nâng cao năng lực tư duy và suy luận logic của học sinh
5.2 Các Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Các phương pháp: Khảo sát, điều tra, phỏng vấn, phương pháp chuyên gia
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy thực nghiệm để kiểm chứng hiệu quả của đề tài
Nghiên cứu tình hình dạy học hóa học khối 12 hiện nay
Nghiên cứu kỹ năng vận dụng giải bài tập hóa học của học sinh khối 12
Nghiên cứu thực tế dạy học môn Hóa Học ở trường THPT Quốc Thái, trường THPT An Phú thuộc Huyện An Phú, Tỉnh An Giang, trường THPT Trần
Văn Thành thuộc Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang
5.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả thực nghiệm
6 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng một cách có hiệu quả hệ thống bài tập về sắt và hợp chất của sắt phù hợp với thời lượng học tập, trình độ nhận thức của học sinh và tiếp
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 13triển năng lực lĩnh hội kiến thức hóa học cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông
7 Những đóng góp của đề tài
Xây dựng phương pháp giải bài tập về sắt và hợp chất của sắt ở lớp 12, phù hợp với các đề thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, trên cơ sở vận dụng lý thuyết chủ đạo
Giúp học sinh nắm vững được bản chất của Hóa Học, nâng cao năng lực suy luận logic, kỹ năng lập luận nhanh, kỹ năng giải toán tốt để đạt hiệu quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia phát triển năng lực lĩnh hội kiến thức hóa học cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông
Chứng tỏ được dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp, các hình thức
tổ chức là những con đường đưa người giáo viên đến thành công
Demo Version - Select.Pdf SDK