Chị Ngô Thị N. cho rằng ông Trương Văn K. là công chức thuộc Phòng Tài chính huyện M. có hành vi vi phạm pháp luật. Chị N. đã gửi đơn tố cáo ông K. tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện M.a. Xác định người có thẩm quyền giải quyết tố cáo của chị N., nêu căn cứ pháp lý. Theo quy định của pháp luật, chị N. có được tố cáo ông K. tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện không? Nêu căn cứ pháp lý?b. Việc giải quyết tố cáo nói trên được thực hiện theo thủ tục như thế nào?c. Trong trường hợp chị N. bị đe dọa, trù dập vì việc tố cáo, việc bảo vệ chị N. được thực hiện theo quy định nào của pháp luật?”
Trang 1MỞ ĐẦU
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới công tác giải quyết hiệu quả các khiếu nại, tố cáo nói chung, việc giải quyết tố cáo nói riêng và coi việc thực hiện quyền
tố cáo là phương thức thể hiện dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các vi phạm pháp luật khác Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn các quy định liên quan đến quyền tố cáo và thực hiện quyền tố cáo của công dân, em xin lựa chọn giải quyết tình huống của đề tài số 4 làm nội dung cho BTHK của mình:
“Chị Ngô Thị N cho rằng ông Trương Văn K là công chức thuộc Phòng Tài chính huyện M có hành vi vi phạm pháp luật Chị N đã gửi đơn tố cáo ông K tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện M.
a Xác định người có thẩm quyền giải quyết tố cáo của chị N., nêu căn cứ pháp
lý Theo quy định của pháp luật, chị N có được tố cáo ông K tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện không? Nêu căn cứ pháp lý?
b Việc giải quyết tố cáo nói trên được thực hiện theo thủ tục như thế nào?
c Trong trường hợp chị N bị đe dọa, trù dập vì việc tố cáo, việc bảo vệ chị N được thực hiện theo quy định nào của pháp luật?”
NỘI DUNG
1 Khái quát chung
1.1 Người tố cáo
Tố cáo là việc công dân theo thủ tục quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
Khái niệm về người tố cáo được quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Tố cáo 2011 như
sau:“Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo”.Công dân dù bị ảnh hưởng trực
tiếp hay không bị ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm pháp luật đều có quyền thực hiện việc
tố cáo khi biết được có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội Mục đích của hoạt động tố cáo là nhằm việc xử lý hành vi vi phạm và người có hành vi vi phạm, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể được cho là bị gây thiệt hại, bảo vệ trật tự
an toàn xã hội
Trang 2Khi công dân thực hiện quyền tố cáo thì sẽ phát sinh những quan hệ pháp luật nhất định như:
+ Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo Chủ thể này phải đảm bảo tính
trung thực và chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình cung cấp Trong trường hợp người tố cáo cố tình cung cấp sai sự thật thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
vu khống quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);
+ Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo, đây là người
được cho là có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức;
+ Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố
cáo thông qua các hoat động: tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và xử lý tố cáo.1
1.2 Bảo vệ người tố cáo
Điều 34 của Luật Tố cáo năm 2011 quy định việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện tại tất cả những nơi có thể ảnh hưởng đến người tố cáo, bao gồm: nơi cư trú, công tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản của người cần được bảo vệ hoặc những nơi khác do
cơ quan có thẩm quyền quy định Cũng theo quy định của Điều này, đối tượng bảo vệ không chỉ có người tố cáo mà còn cả những người thân thích của người tố cáo như vợ hoặc chồng, con cái, bố mẹ, anh em ruột thịt ; thời hạn bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền quyết định tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của từng vụ việc, mức độ, tính chất của hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng cần được bảo vệ Luật xác định trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo thuộc về người giải quyết tố cáo; đồng thời, cũng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được bảo vệ và các nội dung cơ bản về bảo vệ người tố cáo như bảo vệ bí mật thông tin; bảo vệ tại nơi công tác, nơi làm việc, nơi cư trú; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm,
uy tín của người tố cáo
Triển khai chế định này của Luật, ngày 03/10/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2012/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành ngày 20/11/2012) quy định các biện pháp bảo vệ người tố cáo và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo, bao gồm, các nội dung rất cụ thể như sau:
+ Một là, về bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo trong quá trình tiếp nhận, thụ
lý, giải quyết tố cáo;
1 Tố cáo là gì, https://thukyluat.vn/news/binh-luan/to-cao-la-gi-16776.html, ngày truy cập 10/9/2018.
Trang 3+ Hai là, về trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
+ Ba là, về bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo;
+ Bốn là, về bảo vệ tài sản của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo; + Năm là, về bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo;
+ Sáu là, về bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức;
+ Bảy là, về bảo vệ việc làm đối với người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động mà không phải là viên chức 2
Các quy định của pháp luật về bảo vệ người tố còn được quy định trong các Luật khác như: Luật hình sự Việt Nam, Luật phòng chống tham nhũng,
2 Giải quyết tình huống
2.1 Xác định người có thẩm quyền giải quyết tố cáo của chị N., nêu căn cứ pháp lý Theo quy định của pháp luật, chị N có được tố cáo ông K tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện không? Nêu căn cứ pháp lý?
- Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo của chị N là Chủ tịch UBND huyện M.
Căn cứ pháp lý:
+ Khoản 2 Điều 29 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về nhiệm
vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND cấp huyện như sau:
“2 Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức,
khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định
của pháp luật;”
+ Khoản 2 Điều 13 Luật Tố cáo năm 2011:
“2 Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
2 Pháp luật về bảo vệ người tố cáo hiện nay và một số kiến nghị,
http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1555, ngày 21/11/2012
Trang 4cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.”
Giải thích:
Theo khoản 2 Điều 29 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 thì ông K là công chức của Phòng Tài chính huyện M nên ông K sẽ thuộc thẩm quyền quản lý của chủ tịch UBND huyện M
Theo khoản 2 Điều 13 Luật Tố cáo năm 2011 thì chủ tịch UBND huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp Ông K
là công chức thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của chủ tịch UBND huyện M nên người có thẩm quyền giải quyết tố cáo của ông K chính là chủ tịch UBND huyện M
- Chị N được tố cáo ông K đến chủ tịch UBND huyện M
Căn cứ pháp lý:
+ Khoản 1 Điều 20 Luật Tố cáo năm 2011 quy định về việc xử lý tố cáo:
“1 Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và
xử lý như sau:
a) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày, kể
từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo
và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá
15 ngày;
b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận
tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.”
+ Khoản 2 Điều 20 Luật Tố cáo năm 2011 quy định về các trường hợp người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo:
“2 Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp sau đây:
a) Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới;
b) Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không
có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;
Trang 5c) Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện
để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.”
Giải thích:
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi đơn tố cáo của chị N đáp ứng được các điều kiện của pháp luật, không rơi vào các trường hợp không được thụ lý giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Tố cáo năm 2011 thị chị N được gửi đơn tố cáo
đó đên chủ tịch UBND huyện M thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (bộ phận một cửa) của UBND huyện M
2.2 Việc giải quyết tố cáo nói trên được thực hiện theo thủ tục như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
+ Điều 18 Luật Tố cáo năm 2011 quy định về trình tự giải quyết tố cáo:
“Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:
1 Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
2 Xác minh nội dung tố cáo;
3 Kết luận nội dung tố cáo;
4 Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
5 Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.”
+ Điều 11 Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tố cáo:
“1 Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử
lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
2 Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định
xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo theo một trong các hình thức quy định tại Khoản 1 Điều
30 của Luật tố cáo và được thực hiện như sau:
a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác với thành phần gồm: Người giải quyết tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo, người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị nơi người bị tố cáo công tác, cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan Trước khi tiến hành cuộc họp công khai, người có thẩm quyền phải có văn bản thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết Thời gian thông báo phải trước 3 ngày làm việc;
Trang 6b) Niêm yết tại Trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết;
c) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng gồm: Báo nói, báo hình, báo viết và báo điện tử Người giải quyết tố cáo có thể lựa chọn một trong các hình thức thông báo trên báo nói, báo hình, báo viết hoặc báo điện tử để thực hiện việc công khai Trường hợp cơ quan có Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử, người có thẩm quyền giải quyết phải công khai trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử.
Số lần thông báo trên báo nói ít nhất là 02 lần phát sóng; trên báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 02 số phát hành Thời gian đăng tải trên báo điện tử, trên Cổng thông tin điện tử hoặc trên Trang thông tin điện tử của cơ quan giải quyết tố cáo ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày đăng thông báo.
3 Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện bằng một trong các hình thức được quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều này.”
+ Chương 2, Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30/9/2013 quy định quy trình giải quyết tố cáo
Giải thích:
Như vậy căn cứ các quy định trên thì tố cáo của chị N sẽ được giải quyết lần lượt theo các bước sau đây:
- Bước 1: Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo
Khi nhận được đơn tố cáo của chị N thì bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND huyện M phải có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:
+ Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện M thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của chị N và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;
+ Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện M thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì
Trang 7người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền giải quyết
- Bước 2: Thụ lý, xác minh nội dung tố cáo
Chủ tịch UBND huyện M sẽ ban hành quyết định thụ lý giải quyết tố cáo (sau đây gọi tắt là quyết định thụ lý) Việc thay đổi, bổ sung nội dung quyết định thụ lý phải thực hiện bằng quyết định của chủ tịch UBND huyện M Trong trường hợp chủ tịch UBND huyện M tiến hành xác minh thì trong quyết định thụ lý phải thành lập Đoàn xác minh tố cáo hoặc Tổ xác minh tố cáo (sau đây gọi chung là Tổ xác minh) có từ hai người trở lên, trong đó giao cho một người làm Trưởng đoàn xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh (sau đây gọi chung là Tổ trưởng Tổ xác minh) Trong quá trình xác minh, Tổ xác minh phải làm việc với ông K, chị N; thu thập các tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; báo cáo kết quả xác minh…(Theo quy định tại các điều từ Điều 12 - Điều 20 của Thông tư 06/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo)
- Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo
Căn cứ báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, các thông tin, tài liệu, chứng cứ
có liên quan, đối chiếu với các quy định của pháp luật, Thanh tra huyện M ban hành kết luận nội dung tố cáo
- Bước 4: Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo
Ngay sau khi có kết luận về nội dung tố cáo, chủ tịch UBND huyện M phải căn cứ kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo để xử lý theo quy định tại điều 24 Thông tư 06/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ ngày 30/9/2013
- Bước 5: Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị
tố cáo và thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo.
Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 06/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ ngày 30/9/2013 thì:
+ Chủ tịch UBND huyện M có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ
+ Trong trường hợp chị N có yêu cầu thì chủ tịch UBND huyện M thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho chị N, trừ những thông tin thuộc bí mật Nhà nước Việc thông báo kết quả giải quyết tố cáo được thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:
- Gửi kết luận nội dung tố cáo, quyết định, văn bản xử lý tố cáo
- Gửi văn bản thông báo kết quả giải quyết tố cáo theo Mẫu số 19-TC ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-TTCP trong đó phải nêu được kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo, nội dung quyết định, văn bản xử lý tố cáo
Trang 82.3 Trong trường hợp chị N bị đe dọa, trù dập vì việc tố cáo, việc bảo vệ chị
N được thực hiện theo quy định nào của pháp luật?
Căn cứ pháp lý:
+ Khoản 1 Điều 39 Luật Tố cáo năm 2011:
“1 Khi người giải quyết tố cáo nhận được thông tin người tố cáo bị đe dọa, trả thù, trù dập thì có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp kịp thời ngăn chặn, bảo vệ người tố cáo và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi
đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo.”
+ Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tố cáo
“1 Khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình hoặc người thân thích của mình, người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo
cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ Yêu cầu bảo vệ của người tố cáo phải bằng văn bản Trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể yêu cầu trực tiếp bằng miệng hoặc thông qua các phương tiện thông tin khác, nhưng sau đó phải thể hiện ngay bằng văn bản.”
Giải thích:
Như vậy, khi có căn cứ cho rằng mình bị đe dọa, trù dập thì chị N phải có văn bản
đề nghị chủ tịch UBND huyện M áp dụng biện pháp bảo vệ đối với mình Trong trường hợp khẩn cấp, chị N có thể yêu cầu trực tiếp bằng miệng hoặc thông qua các phương tiện thông tin khác, nhưng sau đó phải thể hiện ngay bằng văn bản Văn bản đề nghị phải có các nội dung chính sau: ngày, tháng, năm đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ; họ tên, địa chỉ của người tố cáo; họ tên, địa chỉ của người cần được bảo vệ; lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ; chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo
Khi nhận được đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực thì chủ tịch UBND huyện M phải ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo thẩm quyền hoặc có thể phối hợp với cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp kịp thời ngăn chặn, bảo vệ chị N và đề nghị cơ quan
có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật đối với người có hành vi đe doạ, trả thù, trù dập chị N
3 So sánh một số quy định của Luật Tố cáo năm 2011 so với Luật Tố cáo năm 2018.
Trang 93.1 Về thẩm quyền giải quyết tố cáo
Luật Tố cáo năm 2018 cũng quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo của chủ tịch UBND huyện tại khoản 2 Điều 13 Về cơ bản, Luật Tố cáo năm 2018 đã kế thừa những quy định của Luật Tố cáo 2011 và bổ sung thêm thẩm quyền cho chủ tịch UBND huyện đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các cơ quan, tổ chức do chủ tịch UBND huyện quản lý trực tiếp.3
3.2 Về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo
Luật Tố cáo năm 2018, thì trình tự giải quyết tố cáo đã giảm đi 01 bước còn 04 bước so với Luật Tố cáo năm 2011 (05 bước) Theo đó, Luất Tố cáo năm 2018 quy định trình tự giải quyết tố cáo gồm 04 bước sau đây:
1 Thụ lý tố cáo
2 Xác minh nội dung tố cáo
3 Kết luận nội dung tố cáo
4 Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo
3.3 Về trình tự, thủ tục bảo vệ người tố cáo
So với Luật Tố cáo năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018 đã quy định cụ thể trình tự, thủ tục bảo vệ người tố cáo.Luật mới đã quy định việc đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ; cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ; thay đổi,
bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ nếu xét thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ; chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ:
Khi khẩn cấp, có thể điện thoại đề nghị được bảo vệ ngay
Trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.4
Trường hợp chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ
Thời gian bảo vệ được tính từ thời điểm bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ cho đến khi việc áp dụng biện pháp bảo vệ được chấm dứt trong 2 trường hợp Đó là, khi người giải quyết tố cáo đã ra kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo Cơ quan đã quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ khi xét thấy căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ không còn hoặc theo đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ.5
3 Xem thêm tại điểm b, khoản 2, Điều 13 Luật Tố cáo năm 2018.
4 Xem thêm tại khoàn 3, Điều 50 Luật Tố cáo năm 2018;
5 Bị trù dập, đe dọa người tố cáo phải làm gì?,
https://baomoi.com/bi-tru-dap-de-doa-nguoi-to-cao-phai-lam-gi-de-duoc-bao-ve/c/27007733.epi, ngày 24/7/2018;
Trang 10Luật Tố cáo năm 2018 cũng quy định rõ, cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ có thể thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ nếu xét thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ
Từ chối việc áp dụng biện pháp bảo vệ phải nêu rõ lý do, thông báo bằng văn bản.
Trường hợp đề nghị của người tố cáo không có căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người tố cáo hoặc gửi thông báo cho người giải quyết tố cáo để giải thích rõ lý do cho người tố cáo 6
Trường hợp không thực hiện được yêu cầu, đề nghị bảo vệ người tố cáo thì phải báo cáo hoặc thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do đến cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ; báo cáo hoặc thông báo về kết quả thực hiện việc bảo vệ cho cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ
Cũng theo quy định của Luật Tố cáo năm 2018, việc bảo vệ người tố cáo phải được lập thành hồ sơ Căn cứ vào vụ việc cụ thể, hồ sơ này gồm: Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo; yêu cầu hoặc đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người giải quyết tố cáo; kết quả xác minh thông tin về đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ; quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ; văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ; văn bản về việc thay đổi, bổ sung, chấm dứt biện pháp bảo vệ
KẾT LUẬN
Với sự ra đời của Luật Tố cáo năm 2018, thì những vấn đề liên quan đến tố cáo và bảo vệ người tố cáo sẽ là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tạo niềm tin và đảm bảo chắc chắn để người tố cáo yên tâm thực hiện quyền tố cáo của mình góp phần đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong tiến trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội hội chủ nghĩa.7 Đồng thời, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và ổn định tình hình kinh
tế - xã hội
Trên đây là toàn bộ nội dung BTHK của em, do thời gian tìm hiểu còn ngắn cũng như hiểu biết còn chưa sâu kỹ nên em rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy (cô)
Em xin cảm ơn!
6 Xem thêm tại khoản 3, Điều 51 Luật Tố cáo năm 2018;
7 Pháp luật về bảo vệ người tố cáo hiện nay và một số kiến nghị,
http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1555, ngày 21/11/2012.