1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp khai thác du lịch homestay tỉnh vĩnh long

129 423 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Sự tác động sâu sắc của du lịch homestay đến các yếu tố của xã hội, tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử, tăng cường giao lưu văn hóa với ngư

Trang 1

NGUYỄN THỊ THANH NHI

GIẢI PHÁP KHAI THÁC DU LỊCH HOMESTAY

Trang 2

NGUYỄN THỊ THANH NHI

GIẢI PHÁP KHAI THÁC DU LỊCH HOMESTAY

Trang 3

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS TRẦN VĂN THÔNG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM ngày 14 tháng 10 năm 2017

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

4 PGS.TS Phan Đình Nguyên Ủy viên

5 TS Nguyễn Văn Hóa Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn

TS Nguyễn Quyết Thắng

Trang 4

TP HCM, ngày 25 tháng 8 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ THANH NHI Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 02/9/1987 Nơi sinh: Trà Vinh

Chuyên ngành : Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành MSHV: 1541890026

I- Tên đề tài: “Giải pháp khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long”

II- Nhiệm vụ và nội dung:

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch homestay

- Thực trạng khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch

homestay tỉnh Vĩnh Long

- Đề xuất các giải pháp phù hợp trong việc khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long

trong thời gian tới

III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/2/2017

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25/8/2017

V- Cán bộ hướng dẫn: TS Trần Văn Thông

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

TS TRẦN VĂN THÔNG

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Thanh Nhi

Trang 6

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng Quý Thầy Cô Trường Đại học Công nghệ TP HCM, Viện Đào tạo sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm để tôi hoàn thành tốt các học phần và luận văn tốt nghiệp Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy TS Trần Văn Thông - người trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Đồng thời, tôi xin cảm ơn Ban Lãnh đạo Sở, Lãnh đạo Phòng Quản lý Du lịch, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch, đồng nghiệp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và các đơn vị hoạt động homestay trên địa bàn tỉnh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi tiếp cận thực tế và cung cấp thông tin

để tôi có thể hoàn thành luận văn đúng tiến độ

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Nhi

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài “Giải pháp khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp khách du lịch quốc tế và nội địa, phỏng vấn các chuyên gia để làm cơ sở đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp khai thác phù hợp

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, ba nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách đối với sự khai thác du lịch homestay là “Mức chi phí”, “Dịch vụ du lịch homestay”

“Tài nguyên du lịch” Trong đó, “Dịch vụ du lịch homestay” là nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự hài lòng của du khách đối với việc thu hút khách du lịch và khai thác du lịch homestay tại Vĩnh Long

Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp để khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới

Trang 8

ABSTRACT

Project “Solution on homestay development in Vinh Long” carried out by directly interview from international, domestic tourists and profesional experts to eluvate current state and suggest suitable solutions on homestay development

The result of study affects three factors that lead to satisfaction of clients are the expension, services in homestay and tourist resources in which services are the most important factor to client satisfaction in tourist attaction in generally and homestay development in particularly

With this result, the author suggests solutions in tourist attraction for homestay development in future

Trang 9

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 1

2 Lược khảo về tài liệu nghiên cứu 2

2.1 Tình hình nghiên cứu thế giới 2

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 5

3 Mục tiêu nghiên cứu 7

3.1 Mục tiêu tổng quát 8

3.2 Mục tiêu cụ thể 8

4 Câu hỏi nghiên cứu 8

5 Phạm vi nghiên cứu 8

6 Phương pháp nghiên cứu 9

6.1 Phương pháp định tính 9

6.2 Phương pháp định lượng 9

7 Ý nghĩa của đề tài 9

7.1 Về mặt khoa học 9

7.2 Về mặt thực tiễn 9

8 Cấu trúc đề tài 10

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH HOMESTAY 11

1.1 Các vấn đề cơ bản về du lịch homestay 11

1.1.1 Lược sử về du lịch homestay 11

1.1.2 Khái niệm về du lịch homestay 12

1.1.3 Đặc điểm của du lịch homestay và đối tượng tham gia vào du lịch homestay 13

1.1.3.1 Đặc điểm của du lịch homestay 13

1.1.3.2 Đối tượng tham gia vào du lịch homestay 14

1.1.4 Khái niệm du lịch cộng đồng 14

1.1.5 Du lịch cộng đồng và du lịch homestay 15

1.1.6 Mô hình nghiên cứu 16

1.1.6.1 Mô hình lý thuyết 17

Trang 10

1.1.6.2 Mô hình nghiên cứu tham khảo 21

1.1.6.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu 22

1.1.6.4 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách 24

1.1.6.5 Tiến trình nghiên cứu đề tài 25

1.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay một số quốc gia và Việt Nam 26

1.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở một số quốc gia 26

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay tại Việt Nam 29

Chương 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH HOMESTAY 32

TỈNH VĨNH LONG 32

2.1 Giới thiệu về homestay tỉnh Vĩnh Long 32

2.1.1 Tổng quan về du lịch tỉnh Vĩnh Long 32

2.1.1.1 Vị trí địa lý 32

2.1.1.2 Tài nguyên tự nhiên 32

2.1.1.3 Tài nguyên du lịch nhân văn 32

2.1.1.4 Các điểm du lịch chủ yếu 34

2.1.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 34

2.1.1.6 Điểm tham quan du lịch 35

2.1.1.7 Các tiện nghi khác 35

2.1.2 Lượt sử về du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long 36

2.2 Tiềm năng và thực trạng khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long 38

2.2.1 Tiềm năng phát triển du lịch homestay trên cù lao An Bình 38

2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên 38

2.2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 40

2.2.2 Thực trạng khai thác du lịch homestay trên Cù lao An Bình trong giai đoạn từ 2012 - 2016 44

2.2.2.1 Thực trạng quản lý du lịch homestay 44

2.2.2.2 Thực trạng khai thác hoạt động du lịch homestay 48

2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long 59

2.3.1 Thông tin chung của đáp viên 59

2.3.2 Thực trạng khách du lịch tham quan du lịch homestay Vĩnh Long 62

Trang 11

2.3.2.1 Số lần đến du lịch Homestay Vĩnh Long 62

2.3.2.2 Phương tiện đến tham quan Homestay Vĩnh Long 63

2.3.2.3 Mục đích chuyến du lịch Homestay Vĩnh Long 63

2.3.2.4 Thời gian đến tham quan Homestay Vĩnh Long 64

2.3.2.5 Nguồn thông tin về Homestay Vĩnh Long 65

2.3.2.6 Hình thức tham quan Homestay Vĩnh Long 66

2.3.2.7 Lý do đến tham quan Homestay Vĩnh Long 66

2.3.2.8 Thời gian kéo dài của chuyến tham quan Homestay Vĩnh Long 67

2.3.2.9 Các hoạt động du lịch tham gia 68

2.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long 68

2.3.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Crobach’s Alpha 68

2.3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá 70

2.3.3.3 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 74

2.3.3.4 Hồi quy tuyến tính đa biến 74

Chương 3 GIẢI PHÁP KHAI THÁC DU LỊCH HOMESTAY 77

TỈNH VĨNH LONG 77

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 77

3.1.1 Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam 77

3.1.2 Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Long 77

3.1.3 Một số chỉ tiêu dự báo 78

3.1.4 Căn cứ vào kết quả nghiên cứu 79

3.2 Giải pháp khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 79

3.2.1 Mức hợp lý của chi phí 79

3.2.2 Giải pháp khai thác dịch vụ du lịch homestay 81

3.2.3 Giải pháp khai thác tài nguyên du lịch 85

3.3 Các giải pháp khác 88

3.3.1 Công tác quản lý 88

3.3.2 Công tác quảng bá xúc tiến du lịch 89

3.3.3 Khai thác thị trường khách du lịch homestay Vĩnh Long 89

Trang 12

3.3.4 Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội 91

3.4 Kiến nghị 91

3.4.1 UBND Vĩnh Long 92

3.4.2 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long 92

3.4.3 UBND cấp xã 93

3.4.4 Đối với các doanh nghiệp lữ hành 93

3.4.5 Đối với cộng đồng địa phương 93

PHẦN KẾT LUẬN 94

Trang 13

TNHH TM DV: Trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ

TTXTDL: thông tin xúc tiến du lịch

Trang 14

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1: Điểm riêng giữa homestay và cộng đồng 16

Bảng 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách 24

Bảng 1.3: Tình hình hoạt động Homestay tại 5 Bang/ Tỉnh của Malaysia 27

Bảng 2.1: Lượt khách và doanh thu du lịch tỉnh Vĩnh Long 55

Bảng 2.2: Thông tin chung của đáp viên 60

Bảng 2.3: Phương tiện đến tham quan du lịch Homestay Vĩnh Long 63

Bảng 2.4: Thời gian đến tham quan Homestay Vĩnh Long 64

Bảng 2.5: Nguồn thông tin về Homestay Vĩnh Long 65

Bảng 2.6: Các hoạt động du lịch tham gia 68

Bảng 2.7: Kết quả kiểm định thang đo 69

Bảng 2.8: Kiểm định KMO và Bartlett’s 71

Bảng 2.9: Phân tích nhân tố khám thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng 71

Bảng 2.10: Phân tích nhân tố khám thang đo Sự hài lòng 73

Bảng 2.11: Kết quả hồi quy tuyến tính 75

Biểu 2.1: Tình hình khách đến du lịch Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2016 56

Biểu 2.2: Tình hình doanh thu du lịch Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2016 56

Trang 15

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ Parasuraman và cộng sự 18

Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả 23

Hình 1.3: Tiến trình nghiên cứu 25

Hình 2.1: Vị trí địa lý của Cù lao An Bình 39

Hình 2.2 : Mô hình đăng ký kinh doanh (nguồn: Tác giả) 45

Hình 2.3: Số lần đến du lịch Homestay Vĩnh Long 62

Hình 2.4: Mục đích chuyến du lịch Homestay Vĩnh Long 64

Hình 2.5: Hình thức tham quan Homestay Vĩnh Long 66

Hình 2.6: Lý do đến tham quan Homestay Vĩnh Long 66

Hình 2.7: Thời gian kéo dài của chuyến tham quan Homestay Vĩnh Long 67

Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh 74

Trang 16

là loại hình lưu trú du lịch homestay đang được nhiều đối tượng quan tâm, đây là loại hình lưu trú tại nhà dân

Sự tác động sâu sắc của du lịch homestay đến các yếu tố của xã hội, tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử, tăng cường giao lưu văn hóa với người dân tại điểm đến với du khách, nâng cao ý thức văn hóa ứng xử trong cộng đồng người dân, đồng thời góp phần thu hút đầu tư vào hạ tầng giao thông, tạo nguồn thu nhập cho người dân, tạo cơ hội việc làm cho nhiều hộ gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng cường an sinh xã hội

Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch homestay cũng có những hạn chế, bị tác động dưới nhiều gốc độ Sự du nhập từ bên ngoài đến văn hóa bản địa tại các homestay khiến bản sắc văn hóa truyền thống bị lai tạp, bởi vì du lịch homestay càng phát triển thu hút du khách từ nhiều nền văn hóa khác nhau mang theo những lối sống khác nhau đặc biệt là lối sống phóng khoáng phương Tây có thể làm biến đổi lối sống của người dân địa phương Nếu chúng ta không có định hướng, cơ chế quản

lý cụ thể sẽ dẫn đến các giá trị văn hóa truyền thống ít nhiều mai một đi và sự hoạt động đại trà của các homestay tạo nên chất lượng không tốt về dịch vụ và ấn tượng xấu đến các đối tượng khách du lịch Thực tế này không chỉ diễn ra ở một tỉnh nào

mà đang diễn ra hầu hết trong phạm vi cả nước

Là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, Vĩnh Long là một trong những tỉnh đầu tiên phát triển mô hình lưu trú này, đặc biệt là tại cù lao An Bình thuộc huyện Long Hồ, là nơi đầy tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch sông nước, du lịch miệt vườn

Trang 17

Đây là loại hình du lịch đang thu hút khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế đến tham quan và nghỉ ngơi

Nhằm tạo cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch bền vững và quảng bá hình ảnh Vĩnh Long vượt qua giới hạn phạm vi ở trong nước, thời gian qua, các sản phẩm nổi trội của địa phương được phát triển hầu khắp Tuy nhiên, những lợi thế trên trở thành bất lợi khi các địa phương đang dẫm chân lên nhau do chỉ khai thác những gì sẵn có

từ thiên nhiên mà chưa đầu tư được những sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách: địa phương nào cũng lấy mô hình du lịch miệt vườn để khai thác (đi thuyền trên sông, thăm vườn trái cây, nghe đờn ca tài tử, đêm nghỉ tại nhà dân; các hoạt động này phát triển một cách thiếu kiểm soát, gây nhàm chán cho du khách

Vĩnh Long còn là một tỉnh nghèo so với cả nước, cơ sở vật chất, hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, phát triển vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng hiện có và nhất là phát triển theo hướng bền vững vẫn còn là vấn đề thách thức Từ những lý do trên, đã đặt

ra vấn đề cần có định hướng, giải pháp cụ thể cho sự phát triển du lịch homestay trong

thời gian tới của tỉnh Vĩnh Long Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Giải pháp khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long” làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp của mình

Với đề tài này tác giả hy vọng sẽ có những đóng góp tích cực trong sự phát triển du lịch homestay nói riêng và ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long nói chung

2 Lược khảo về tài liệu nghiên cứu

Việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu các đề tài trong và ngoài nước liên quan có ý nghĩa rất lớn về thực tiễn và làm tiền đề cho quá trình nghiên cứu và vận dụng vào đề tài “Giải pháp khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long” Tìm hiểu, nắm bắt thông tin và học hỏi kinh nghiệm từ các vấn đề đã nghiên cứu giúp cho đề tài có hướng gắn với thực tiễn và mang tính khả thi

2.1 Tình hình nghiên cứu thế giới

Tiêu chuẩn nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê của ASEAN, tiêu chuẩn này ban hành với mục tiêu xây dựng một tiêu chuẩn toàn diện về nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê mà có thể được các nước thành viên ASEAN áp dụng như được khuyến nghị trong Kế hoạch chiến lược của ASEAN (ATSP) 2011 - 2015 nhằm tạo

Trang 18

ra các trải nghiệm có chất lượng của khách tham quan bằng cách giới thiệu nguồn tài nguyên nông thôn của các nước thành viên theo cách hấp dẫn, an toàn Việc hình thành tiêu chuẩn này sẽ tăng chất lượng dịch vụ, chất lượng trang thiết bị và nguồn nhân lực trong các chương trình nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê của ASEAN bằng cách đưa ra cách thức có tổ chức hướng tới trình độ quản lý ở mức chuyên nghiệp có tính tới nhu cầu, khả năng và sự đa dạng văn hóa của tất cả quốc gia thành viên ASEAN

Kevin Hannam (2009), “Homestay và phát triển cộng đồng bền vững”, Khoa Kinh doanh và Luật, Đại học Sunderland, Reg Vardy, St Peter Campus, Sunderland SR6 0DD, Vương quốc Anh Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển mô hình du lịch Homestay ở tỉnh Chiang Mai, thuộc miền Bắc Thái Lan, là một ngôi làng nhỏ với môi trường trong lành vô cùng thuận lợi cho việc phát triển mô hình homestay Tại đây người dân cùng nhau tình nguyện tham gia mô hình du lịch này Bên cạnh đó, còn có một nhóm trẻ em nữ và thiếu niên trong làng được đào tạo bài bản để phục vụ nhu cầu du khách, nhóm nhạc truyền thống được hình thành và giao lưu xuyên suốt với du khách, dịch vụ massage bằng dược thảo Kết quả cho thấy, bốn khía cạnh bao gồm: sự hiếu khách của chủ nhà, dịch vụ du lịch, giá trị gia tăng và quan hệ công chúng, được đánh giá với số điểm rất cao, trong khi 5 tiêu chuẩn còn lại như chỗ ở, các dịch vụ nuôi dưỡng, an toàn, văn hóa và quản lý chiếm số điểm cũng khá cao, còn riêng về môi trường và tài nguyên thì đạt số điểm trung bình

Bandit Santikul và Manat Chaisawat (2009), “Sự phát triển của du lịch cộng đồng tại miền Đông của đảo Phuket, Thái Lan”: Đề tài tập trung phân tích tình hình hoạt động du lịch, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch phía đông của đảo Phuket, Thái Lan Đề tài cũng đã đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở phía đông đảo Phuket, Thái Lan nhằm đề ra nhiều giải pháp phát triển

du lịch khu vực một cách hiệu quả và bền vững Nghiên cứu áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để giải quyết những mục tiêu trên Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những người dân địa phương đang sinh sống và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch tại khu vực phía đông đảo Phuket Thông tin phục vụ

Trang 19

cho phương pháp nghiên cứu định tính được thu thập bằng phỏng vấn chuyên sâu chuyên gia và nhà quản lý hoạt động du lịch của khu vực Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định t, và kiểm định ANOVA để phân tích số liệu Kết quả của đề tài chỉ rõ khu vực phía Đông đảo Phuket có nhiều tiềm năng để phát triển của du lịch cộng đồng, tác giả cũng đã đưa ra nhiều đề xuất liên quan đến hoạt động hỗ trợ người dân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời tổ chức nhiều chương trình huấn luyện, đào tạo để du lịch cộng đồng thật sự hiệu quả và góp phần phát triển

sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng cho những mục tiêu mà vấn đề nghiên cứu đã đặt ra Tác giả đã thu thập thông tin bằng cách phỏng

vấn người dân ở Bagan đã và đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại địa phương, đồng thời phỏng vấn chuyên gia, những bộ phận chức năng thuộc chính phủ Myanmar ở Bagan, những nhà quản lý các đơn vị kinh doanh du lịch ở Bagan Tác giả cũng đã sử dụng thống kê mô tả, kiểm định ANOVA, và kiểm định t để phân tích số liệu Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho biết người dân địa phương thường tham gia những hoạt động nào của kinh doanh du lịch tại Bagan, và cũng đã nêu rõ những động cơ giúp người dân tham gia vào hoạt động du lịch của địa phương Dựa vào những kết quả này, nhóm tác giả đã có những đề xuất hữu ích cho chính phủ và những nhà quản lý hoạt động du lịch ở Bagan, Myanmar khai thác hiệu quả tiềm năng tham gia kinh doanh du lịch của người dân địa phương nhằm phát triển hiệu quả hơn nữa hoạt động du lịch của địa phương

Kang Santran và Aree Tirasatayapitak (2008), “Sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor, Siem Reap, Campuchia” Đề tài gồm

Trang 20

những mục tiêu chính như sau: (1) Phân tích tình hình tham gia của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor; (2) Phân tích những chính sách phát triển

du lịch bền vững của chính phủ Campuchia trong thời gian vừa qua; (3) Phân tích ảnh hưởng của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor, Campuchia; (4) Đề xuất giải pháp cho du lịch có sự tham gia của cộng đồng ở Angkor, Campuchia Nghiên cứu đã sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để giải quyết những mục tiêu trên Mười cuộc phỏng vấn chuyên sâu và 380 bảng câu hỏi đã thu thập thông tin cần thiết cho đề tài Các kỹ thuật phân tích của SPSS được sử dụng

để phân tích số liệu sơ cấp đối với nghiên cứu định lượng Kết quả phân tích cho thấy, trong thời gian qua hoạt động tham gia vào kinh doanh du lịch của cộng đồng ở Angkor, Campuchia là khác cao Trong thời gian tới, chính phủ Campuchia nên khuyến khích cộng đồng tham gia nhiều hơn nữa ở tất cả các lĩnh vực của hoạt động

du lịch Bên cạnh đó chính phủ và các tổ chức quản lý du lịch nên có nhiều chính sách hỗ trợ cho việc phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự phát triển chung của địa phương Ngoài ra, cần phải quan tâm đến nhận thức và trình độ của người dân địa phương nhằm phát huy tối đa nguồn lực sẵn có để phát triển du lịch Angkor, Siem Reap, Campuchia một cách hiệu quả và bền vững

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Tài liệu hướng dẫn vận hành Du lịch lưu trú tại nhà dân, được Liên minh Châu

Âu (EU) tài trợ, chương trình phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (dự án EU) là chương trình tăng cường năng lực ngành cho các bên liên quan trong ngành du lịch Việt Nam Tài liệu được biên soạn nhằm nâng cao năng lực cho những người điều hành homestay ở các khu vực nông thôn xa xôi hẻo lánh ở Việt Nam nhằm tăng cường chuẩn điều hành homestay, tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương

Tiêu chuẩn Việt Nam đánh giá Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (TCVN 7800:2009) tiêu chuẩn này được biên soạn trên cơ sở dự thảo đề nghị của Tổng cục

Du lịch Việt Nam và Tổng cục Đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố áp dụng cho nơi sinh sống của người sở hữu nhà hoặc sử dụng hợp pháp

Trang 21

trong thời gian cho thuê lưu trú, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà

Một số đề tài luận văn thạc sĩ như:

Nguyễn Thị Quỳnh (2015) với đề tài “Phát triển du lịch homestay tỉnh Ninh Bình”, tác giả khẳng định du lịch homestay là loại hình còn khá mới mẻ với nước ta,

loại hình du lịch phát triển dựa trên những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và đặc biệt

là văn hóa bản địa, thông qua đó du lịch homestay góp phần chia sẽ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương Du khách tham gia hoạt động du lịch homestay được cùng

ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với gia đình người dân địa phương để thông qua đó tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa

Phạm Thị Hồng Cúc (2008) với đề tài “Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại cù lao Bình Hòa Phước, tỉnh Vĩnh Long” Tác giả đã tập trung tìm

hiểu hiện trạng tham gia của cộng đồng vào trong các dịch vụ du lịch tại cù lao Bình Hòa Phước, đồng thời phân tích vai trò của cộng đồng đối với sự phát triển du lịch của cù lao nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung và đưa ra các giải pháp phát triển

Nguyễn Quốc Nghi và ctv (2012), “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh An Giang” Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch

Trang 22

cộng đồng của người dân ở tỉnh An Giang Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ

135 hộ gia đình (80 hộ đã tham gia và 55 hộ chưa tham gia tổ chức du lịch cộng đồng) tại hai xã Mỹ Hòa Hưng (huyện Chợ Mới) và xã Châu Giang (Thị xã Tân Châu) tỉnh

An Giang Ứng dụng mô hình hồi quy binary logistic, nghiên cứu cho thấy, 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân là trình

độ học vấn của chủ hộ, qui mô gia đình, thu nhập gia đình, vốn xã hội và nghề truyền thống Trong đó, nhân tố qui mô gia đình tác động mạnh nhất đến quyết định tham gia phát triển du lịch của người dân

Nguyễn Quốc Nghi và Phan Văn Phùng (2010), “Giải pháp phát triển du lịch homestay tại cụm cù lao An Bình - Vĩnh Long” Trong thời gian vừa qua, ngành du lịch Vĩnh Long đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, đặc biệt là sự phát triển của loại hình du lịch ở nhà dân (Homestay) tại cụm cù lao An Bình đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân địa phương và làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của tỉnh Tuy nhiên, hiệu quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh vì thế cần phải có những giải pháp thiết thực và mang tính cấp bách để phát huy tối đa hiệu quả của loại hình du lịch vừa mới vừa độc đáo này Nhận định: Thông qua các tài liệu đã lược khảo cho thấy, mô hình du lịch homestay tại Việt Nam còn hạn chế, phát triển chưa hết tiềm năng vốn có Để phát triển loại hình homestay cần nhiều yếu tố quan trọng như: mức độ sẵn lòng tham gia của cộng đồng tại địa phương, các yếu tố về văn hóa xã hội, lịch sử truyền thống, các dịch vụ tiện ích, yếu tố về tự nhiên… trong đó, yếu tố cộng đồng được xem là yếu tố rất quan trọng, vì cộng đồng là người góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên, giáo dục du khách, vai trò quyết định trong việc phát triển bền vững Hiện nay, sự tham gia của cộng đồng còn rất hạn chế, có thể vì nhiều yếu tố như các đơn vị, công cụ hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng vào du lịch còn yếu kém (sự phát triển du lịch văn hóa trong

9 nhân tố của Paphangkorn Thaochalee và ctg, 2011), hiệu quả kinh tế của mô hình

du lịch homestay mang lại cho người dân tham gia (Trần Thị Kim Trang, 2009)

3 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 23

3.1 Mục tiêu tổng quát

Thực trạng khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long, qua đó đề xuất giải pháp phù hợp cho việc khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới

3.2 Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch homestay

Thực trạng khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long

Đề xuất các giải pháp phù hợp trong việc khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long

4 Câu hỏi nghiên cứu

Tác động của sự phát triển du lịch homestay đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân tại Vĩnh Long như thế nào ?

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách du lịch đối với sự phát triển của loại hình du lịch homestay tại ở Vĩnh Long ?

Các giải pháp nào phù hợp trong việc khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch và thu hút khách

du lịch đến Vĩnh Long?

5 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Đề tài được thực hiện tại các homestay của thuộc huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long Trong đó chủ yếu tập trung tại cù lao An Bình là nơi có loại hình du lịch homestay phát triển ở Vĩnh Long

Thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài là 8 tháng, từ tháng 01/2017 đến tháng 08/2017 Giới hạn thời gian về tác động của loại hình du lịch homestay được nghiên cứu từ khi loại hình du lịch này hình thành và phát triển tại 4 xã cù lao Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng khai thác du lịch homestay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, thông qua các hộ dân tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch homestay tại cù lao An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

Trang 24

Dữ liệu thứ cấp có được từ báo cáo, kế hoạch, các bài báo, thu thập trong giai đoạn 2012 - 2016

Dữ liệu sơ cấp từ khảo sát 200 khách du lịch đang có mặt tại các homestay bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối tượng khảo sát thông qua bảng câu hỏi đã được soạn thảo trước

6 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đồng thời sử dụng hai phương pháp định tính và định lượng

6.1 Phương pháp định tính

Thông qua tổng hợp, xử lý, đối chiếu, phân tích, so sánh số liệu thứ cấp thu thập trong khoảng (2012 - 2016) từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long; Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Vĩnh Long; Tổng cục Du lịch; Hội đồng Du lịch và

Lữ hành thế giới và một số nghiên cứu trước đó

6.2 Phương pháp định lượng

Được thực hiện trên cơ sở phát phiếu điều tra khảo sát để thu thập thông tin từ khách du lịch có mặt tại các hộ kinh doanh du lịch homestay, thông qua phần mềm thống kê SPSS, sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính nhằm phân tích, đánh giá kết quả thống kê để xác định các yếu tố ảnh hưởng Từ đó, đối chiếu với kết quả, nhận định, đánh giá của phương pháp định tính nhằm đề xuất các giải pháp khai thác homestay

Vĩnh Long trong thời gian tới

7 Ý nghĩa của đề tài

7.1 Về mặt khoa học

Đề tài nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý thuyết về du lịch homestay Đề tài sử dụng làm tài liệu nghiên cứu phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học

7.2 Về mặt thực tiễn

Đề tài nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch trong việc hoạch định phát triển du lịch homestay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; đồng thời là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành du lịch ở các trường cao đẳng và đại học Đề tài đề xuất các nhóm giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi cao

Trang 25

nhằm giúp nâng cao lợi ích cho cộng đồng tham gia loại hình du lịch homestay tại Vĩnh Long

8 Cấu trúc đề tài

Nội dung đề tài cơ bản có 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch homestay

Chương 2: Thực trạng khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long

Chương 3: Giải pháp khai thác du lịch homestay tỉnh Vĩnh Long

Trang 26

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH HOMESTAY

1.1 Các vấn đề cơ bản về du lịch homestay

1.1.1 Lược sử về du lịch homestay

“Du lịch homestay được hình thành và phát triển ở nhiều nước Châu Âu từ thập niên 80 của thế kỷ XX và loại hình này cũng đang được khai thác ở các nước nông nghiệp Châu Á trong đó có Việt Nam Khi quá trình đô thị hóa nhanh, thời kỳ kinh tế

mở cửa giao lưu văn hóa rộng rãi như ngày hôm nay thì nhu cầu du lịch của con người ngày càng trở nên đa dạng và thay đổi nhiều Không ít du khách có cảm giác nhàm chán với các tour du lịch bị đóng khung trong những khách sạn sang trọng, cảnh sắc nhân tạo, mà họ muốn trải nghiệm thực tế cuộc sống, văn hóa ở vùng đất họ đến Chính vì vậy, du lịch homestay đang là một cánh cửa cần được mở rộng để giải phóng

du khách khỏi những chuyến du lịch thụ động đồng thời là hướng đi mới thu hút nguồn lao động lớn ở nông thôn, cải thiện sinh kế, tránh tình trạng di dân ào ạt ra các vùng thành thị và tạo tiền đề để bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của địa phương” (Phạm Thành Long, 2015, trang 120)

“Homestay là loại hình du lịch đang bước đầu phát triển tại Việt Nam, tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Bắc và đồng bằng sông Cửu Long Trên thực tế, homestay

ở Việt Nam được khởi nguồn từ nhu cầu của những vị khách “Tây ba lô” và loại hình

du lịch này xuất phát từ tính tự phát của chủ hộ Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn tại các homestay, du khách vừa có cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp của di sản văn hóa bản địa, vừa có thể hiểu thêm về nếp ăn ở, sinh hoạt cũng như nét văn hóa của cư dân địa phương Qua đó có thể thấy, homestay là một loại hình du lịch gắn với cộng đồng theo xu hướng tích cực khám phá, tìm hiểu văn hóa, cùng làm, cùng sống và trao đổi trực tiếp với người dân bản xứ Loại hình homestay không chỉ có tác động tích cực đến sự phát triển chung của du lịch mà còn đang có tác động sâu sắc đến xã hội như: tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo tồn di tích văn hóa, lịch sử của người dân bản địa và du khách; tạo ra sự giao lưu văn hóa, phong tục tập quán giữa các dân tộc và các quốc gia khác nhau; tăng cường các mối quan hệ cộng đồng người dân; sự gắn bó của chính quyền địa phương và người dân bản xứ; giáo dục ý thức về

Trang 27

phong cách ứng xử trong cộng đồng người dân Đồng thời, loại hình du lịch này cũng

có tác động đến kinh tế như: thu hút các nhà đầu tư vào du lịch và các lĩnh vực khác như: hệ thống giao thông, trường học, mở rộng và nâng cấp các làng nghề truyền thống, trùng tu các di tích lịch sử tạo ra nguồn thu nhập cho người dân, tạo cơ hội việc làm cho nhiều hộ gia đình nghèo; góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa phương” (Phạm Thành Long, 2015, trang 122)

1.1.2 Khái niệm về du lịch homestay

Giống như nhiều loại hình du lịch khác, du lịch homestay có nhiều khái niệm khác nhau được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra với nhiều tên gọi khác nhau, một số ý kiến cho rằng du lịch homestay chỉ đơn giản là một phương thức lưu trú tại nhà dân

và cũng có ý kiến cho rằng đây là một loại hình du lịch

Du lịch homestay là việc du khách tham gia vào đời sống gia đình của người dân bản xứ thông qua việc học tập, du lịch, tham quan, tìm hiểu văn hóa, Đặc biệt, theo hình thức này, du khách sẽ được “cùng ăn, cùng ở và cùng làm” với chủ nhà cũng như luôn được xem như người nhà (Thompson, 1998)

Theo Hiệp hội Homestay Malaysia, “Homestay là loại hình mà du khách được

ở và sinh hoạt cùng nhà với người dân bản xứ như thành viên trong gia đình, để khám phá phong cách sống người dân, trải nghiệm cuộc sống thường ngày của họ để biết được văn hóa nơi đó”

Homestay là một loại hình du lịch gắn với cộng đồng theo xu hướng tích cực khám phá, tìm hiểu văn hóa bản địa, cùng làm, cùng sống và trao đổi trực tiếp với

người dân bản xứ (Nguyễn Văn Chất, Dương Đức Minh, Tạp chí khoa học Văn hoá

và Du lịch)

Tiêu chuẩn nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê của ASEAN năm 2014 thì homestay là một hình thức của du lịch cộng đồng, khái niệm nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê đang được chấp nhận với tư cách là một công cụ phát triển nông thôn ở nhiều nước ASEAN Chương trình nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê có thể nâng cao chất lượng cuộc sống ở cấp độ địa phương thông qua tạo ra thu nhập,

hỗ trợ văn hóa địa phương, nghệ thuật và việc kinh doanh hàng thủ công, khuyến

Trang 28

khích sự khôi phục lại các điểm mang tính lịch sử và địa phương, và thúc đẩy sự bảo tồn thiên nhiên thông qua giáo dục cộng đồng (TCDL, 2014) Đồng thời, việc hình thành các tiêu chuẩn nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê của ASEAN là cần thiết, tạo ra cơ hội để tiêu chuẩn hóa một sự hiểu biết cơ bản về nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê là gì và để thiết lập một điều kiện cho cách tiếp cận mang tính phối hợp, khuyến khích hợp tác với các chủ thể có liên quan, tạo ra một môi trường tích cực trong khi làm sống lại nền kinh tế nông thôn cũng như xóa đói giảm nghèo Tiêu chuẩn quốc gia đánh giá về nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê TCVN 7800:2009 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố thì homestay được hiểu là dạng nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, là nơi sinh sống của người sở hữu nhà hoặc

sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà Tóm lại, du lịch homestay có rất nhiều quan niệm và ý kiến nhìn nhận về tên gọi của nó, nhưng cơ bản có thể hiểu: Du lịch homestay là loại hình du lịch mà trong

đó khách du lịch có thể trải nghiệm đời sống của người dân địa phương, cùng ăn, cùng ở, cùng làm, thông qua đó họ có thể khám phá nét văn hóa truyền thống của bản

xứ, trong đó gia đình bản xứ đóng vai trò then chốt trong mọi việc, nhất là sự tương tác với khách du lịch

1.1.3 Đặc điểm của du lịch homestay và đối tượng tham gia vào du lịch homestay

1.1.3.1 Đặc điểm của du lịch homestay

Nơi diễn ra hoạt động của du lịch homestay thường chưa bị tác động nhiều bởi các yếu tố về sự phát triển và đô thị hóa Nơi hầu hết các hoạt động trao đổi văn hóa

và tương tác giữa khách và gia đình chủ xảy ra Với nét hoang sơ của tài nguyên tự nhiên và pha lẫn nét độc đáo của tài nguyên nhân văn, những nét độc đáo ấy có thể là: ngôi nhà gỗ truyền thống, nét sinh hoạt của người dân bản xứ, văn hóa ẩm thực, được thể hiện trong không gian sinh sống của gia đình và cộng đồng

Hộ gia đình đóng vai trò chính yếu trong việc tổ chức và phục vụ khách du lịch, nguồn thu được phân bổ hợp lý vì trước hết cho gia đình sau đó cho cả cộng

Trang 29

đồng, đồng thời phục vụ cho việc bảo tồn, nâng cao chất lượng sống và phát triển cộng đồng, đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho người dân địa phương

Đảm bảo sự trải nghiệm và hòa nhập của khách du lịch, hoạt động của du lịch homestay được tổ chức theo dạng cùng ăn, cùng ở, cùng làm, đem lại sự hòa nhập thật sự cho khách du lịch vào mọi mặt đời sống của người dân bản địa

Thường được hình thành ở nơi hạn chế về điều kiện để xây dựng các cơ sở lưu trú cao cấp như: resort, khách sạn,

1.1.3.2 Đối tượng tham gia vào du lịch homestay

Có thể khẳng định rằng, du lịch homestay là quá trình giao lưu văn hóa của cộng đồng bản địa, vùng miền, quốc gia với các nền văn hóa khác nhau

Đối tượng khách tham gia hoạt động của du lịch homestay phần lớn trẻ tuổi là các học sinh, sinh viên đến từ các trường đại học, cao đẳng tìm hiểu khám phá về loại hình du lịch, nghiên cứu thực tế, đồng thời trải nghiệm nét văn hóa vùng miền

Ngoài ra, đối tượng thứ hai đó là các nhà nghiên cứu, chuyên gia khảo sát thực địa, lập đề án, quy hoạch nhằm tìm ra các giải pháp phát triển du lịch nói chung và homestay nói riêng

Đặc biệt là nhóm khách quốc tế muốn khám phá tìm hiểu vùng đất mới, trải nghiệm nét văn hóa mới, đối tượng này chiếm số lượng lớn, sử dụng dịch vụ và chi tiêu cao hơn so với các đối tượng khác

Hiện nay, tại khu vực ĐBSCL, hiện tượng khách du lịch quốc tế nghỉ dưỡng kết hợp làm từ thiện, đối tượng này khá phổ biến trong đó có thanh thiếu niên tham gia chương trình du lịch homestay, trải nghiệm sinh hoạt của người dân kết hợp với việc làm từ thiện như xây cầu, đường, xây nhà, trường học cho các địa phương mà họ đến

1.1.4 Khái niệm du lịch cộng đồng

Du lịch homestay là một hình thức của du lịch cộng đồng, nên việc tìm hiểu về

du lịch cộng đồng có ý nghĩa khái quát và tạo cơ sở nghiên cứu nền tảng đối với du lịch homestay Trong phần này, tác giả xin đề cập đến một số quan niệm cũng như là khái niệm chính của loại hình du lịch này

Trang 30

Theo Nicole Hausle và Wolffang Strasdas: “Du lịch cộng đồng là một hình thái

du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”

Theo Hsien Hue Lee, Đại học cộng đồng Hsin-Hsing, Đài Loan: “Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn Đồng thời khuyến khích và tạo ra các cơ hội tham gia của người dân địa phương trong du lịch”

Tại Hội thảo “Chia sẽ bài học kinh nghiệm Phát triển Du lịch cộng đồng” được Tổng cục Du lịch tổ chức có sự tham gia của cộng đồng nhằm đảm bảo văn hóa, thiên nhiên bền vững, nâng cao nhận thức và tăng quyền lực cho cộng đồng Cộng đồng được chia sẽ lợi ích từ hoạt động du lịch, nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của chính phủ

và các tổ chức quốc tế”

Ngoài ra, có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau, tuy nhiên theo GS.TS Phạm Trung Lương thì “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại cho du khách những trải nghiệm về bản sắc cộng đồng, trong đó cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, được hưởng lợi ích kinh tế - xã hội từ hoạt động du lịch và có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường, bản sắc văn hóa của cộng đồng”

1.1.5 Du lịch cộng đồng và du lịch homestay

Du lịch homestay không đơn thuần là nơi cung cấp dịch vụ lưu trú và ăn uống cho du khách, mà nó chính là một hình thức của du lịch cộng đồng với những nét độc đáo hấp dẫn về cả tài nguyên tự nhiên và nhân văn, trong đó nhấn mạnh đến tài nguyên nhân văn với những giá trị tiêu biểu của gia đình bản xứ và cộng đồng địa phương

Du lịch homestay góp phần làm phong phú và đa dạng, cũng như gắn kết khách du lịch trở nên gần gủi hơn đối với cộng đồng địa phương trong du lịch cộng đồng Amran Hamzah (2013) đã đưa ra nhận định: “Du lịch homestay là một phần của

du lịch cộng đồng, nó tạo ra cơ hội cho việc tương tác và trao đổi văn hóa giữa gia đình bản xứ và khách du lịch Thông qua những hoạt động nâng cao nhận thức và hiểu biết dựa trên trao đổi văn hóa và tôn trọng những giá trị của gia đình người bản

Trang 31

địa, khách du lịch nhận được sự tiếp đón nồng hậu của gia chủ cùng với những dịch

Sự hấp dẫn về tài nguyên tự nhiên và nhân

văn, nhấn mạnh tài nguyên nhân văn

Sự hấp dẫn các tài nguyên tự nhiên và nhân văn

Mục tiêu Nhấn mạnh việc khai thác và bảo tồn các giá

Khách du lịch có được những hiểu biết và

trải nghiệm chủ yếu thông qua gia đình

người bản xứ, phụ thuôc nhiều vào sự nhiệt

tình của khách du lịch lẫn các thành viên

của gia đình bản xứ

Khách du lịch có được những hiểu biết

và trải nghiệm chủ yếu thông qua cộng đồng địa phương

Lưu trú Lưu trú tại nhà người dân, sinh hoạt, cùng ăn cùng ở với các thành viên trong gia đình Khách có nhiều lựa chọn hình thức lưu trú trong đó có lưu trú tại nhà dân

Lợi ích

cộng đồng

Phần lớn lợi ích thu được thuộc về các thành

viên trong gia đình đón khách và một phần

thuộc về cộng đồng địa phương, thành viên

trong gia đình đóng vai trò hướng dẫn viên

và xem khách du lịch là thành viên trong gia

đình

Lợi ích thuộc về cộng đồng và một phần lợi nhuận thu được từ du lịch, sẽ dùng cho việc phát triển cộng đồng Các thành viên trong cộng đồng có thể thu được lợi nhuận từ du lịch với vai trò khác nhau như: hướng dẫn, đón tiễn khách, bán hàng lưu niệm,…

Nguồn: Tổng hợp từ nhiều tác giả

Tuy nhiên, để khai thác và phát triển loại hình du lịch này, chúng ta cần nhìn nhận và cân nhắc cẩn thận bởi vì du lịch homestay mang những khía cạnh nhạy cảm

về văn hóa và xã hội khi đón những vị khách xa lạ đến với gia đình bản xứ và cộng đồng địa phương

1.1.6 Mô hình nghiên cứu

Trước khi tác giả tiến hành nghiên cứu xây dựng mô hình, tác giả đưa ra khái niệm về sự hài lòng, việc đưa ra khái niệm này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nghiên cứu tiếp theo của luận văn ở chương 2 và chương 3

Theo Fornell (1995) “sự hài lòng hoặc sự thất vọng sau khi tiêu dùng, được định nghĩa như là phản ứng của khách hàng về việc đánh giá bằng cảm nhận sự khác nhau giữa kỳ vọng trước khi tiêu dùng với cảm nhận thực tế về sản phẩm sau khi tiêu dùng nó”

Trang 32

Theo Hansemark và Albinsson (2004), “Sự hài lòng của khách hàng là một thái

độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ, hoặc một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và những gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn”

Theo Zeithaml và Bitner (2000), sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ

Như vậy, từ các khái niệm trên, ta có thể khẳng định rằng: sự hài lòng chính là

sự so sánh giữa những lợi ích thực tế được cảm nhận và kỳ vọng Nếu lợi ích thực tế không như kỳ vọng thì dẫn đến khách hàng sẽ thất vọng, nếu lợi ích thực tế đáp ứng với kỳ vọng mà họ đã đặt ra thì khách hàng sẽ hài lòng, nếu lợi ích thực tế cao hơn

kỳ vọng của khách hàng thì sẽ tạo ra hiện tượng hài lòng cao hơn hoặc là hài lòng vượt quá mong đợi

Việc sử dụng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch có sự tác động mạnh mẽ đến việc hiểu rõ khách cần gì, muốn gì nhất, từ đó có cơ

sở để tác giả đưa ra các giải pháp phù hợp

1.1.6.1 Mô hình lý thuyết

a) Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ của Parasuraman và cộng sự (1985)

Parasuraman và cộng sự (1985) cho rằng: “Chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi (kỳ vọng) của khách hàng và nhận thức (cảm nhận) của họ khi đã

sử dụng qua dịch vụ”

Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận - Giá trị kỳ vọng

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra mô hình 5 khoảng cách về chất lượng dịch vụ:

Trang 33

Nguồn: Parasuraman và cộng sự (1985)

Hình 1.1: Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ Parasuraman và cộng sự Khoảng cách 1 (GAP 1) là giữa sự mong đợi thật sự của khách hàng và nhận

thức của nhà quản lý về dịch vụ cung cấp Nếu khoảng cách này lớn tức là nhà quản

lý không biết khách hàng mong đợi gì Hiểu khách hàng mong đợi gì là bước đầu tiên, quan trọng nhất trong việc cung cấp dịch vụ có chất lượng đối với một doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ

Khoảng cách 2 (GAP 2) là khoảng cách giữa sự hiểu biết của nhà quản lý về

những gì khách hàng mong chờ với việc chuyển hóa chúng vào tiêu chuẩn của chất lượng dịch vụ (hay không lựa chọn đúng tiêu chuẩn dịch vụ) Khoảng cách này sẽ rất lớn nếu như người quản lý cho rằng mong đợi của khách hàng không thể đáp ứng

Khoảng cách 3 (GAP 3) là khoảng cách giữa chất lượng dịch vụ cung cấp thực

tế với những tiêu chí mà doanh nghiệp đưa ra Khoảng cách này có liên quan trực tiếp đến năng lực phục vụ của nhân viên vì không phải lúc nào các nhân viên có thể đồng đều hoàn thành hết các tiêu chí chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra

Khoảng cách 4 (GAP 4) là khoảng cách chất lượng dịch vụ được cung cấp với

những thông tin, quảng cáo hay lời hứa mà doanh nghiệp hứa đem đến cho khách hàng Những hứa hẹn qua quảng cáo hình ảnh sách báo cũng làm tăng sự kì vọng của

Trang 34

khách hàng đồng thời cũng làm giảm sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch

vụ nếu khách hàng cảm nhận nó không đúng với những gì đã quảng cáo hứa hẹn trước

đó Khoảng này sẽ xuất hiện khi có sự so sánh chất lượng mà khách hàng cảm nhận được với những thông tin dịch vụ đã được truyền tải đến họ

Khoảng cách 5 (GAP 5) là khoảng cách chất lượng dịch vụ của công ty, chất

lượng được coi là hoàn hảo nếu khoảng cách này bằng 0 Khoảng cách này phụ thuộc vào sự biến thiên của cách khoảng cách 1, 2, 3 và 4 Nâng cao chất lượng dịch vụ là hạn chế được khoảng cách 5

Parasuraman và cộng sự cũng nghiên cứu thang đo SERVQUAL đánh giá chất lượng dịch vụ được cảm nhận bởi khách hàng gồm 10 thành phần: phương tiện hữu hình (tangibles), độ tin cậy (reliability), khả năng đáp ứng (responsiveness), năng lực phục vụ (competence), tiếp cận (access), ân cần (courtese), thông tin (communication), tín nhiệm (credibility), an toàn (security), thấu hiểu khách hàng (understanding customer) Thang đo 10 thành phần này bao quát hầu hết mọi khía cạnh của dịch vụ nhưng có sự phức tạp trong đo lường, không đạt giá trị cao trong một số trường hợp Theo nghiên cứu của Parasuraman và Ctg (1988) đã cho ra đời thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL gồm 5 thành phần (22 biến) như sau:

1 Phương tiện hữu hình (tangibles): thể hiện ngoại hình, trang phục của nhân viên, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ, trang trí món ăn

2 Độ Tin cậy (reliability): thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời gian

3 Khả năng đáp ứng (responsiveness): thể hiện sự nhiệt tình giúp đỡ khách hàng

và cung ứng dịch vụ nhanh chóng

4 Sự đảm bảo (assurance): thể hiện trình độ chuyên môn, thái độ lịch sự niềm

nở và tạo sự tin tưởng cho khách hàng

5 Sự đồng cảm (empathy): thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng khách hàng

Qua nhiều nghiên cứu và kiểm định thì 5 thành phần này gần như là đơn giản và đầy đủ nhất Ở mỗi thành phần Parasuraman thiết lập nhiều biến quan sát đo lường đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ theo thang đo likert Ông cho rằng

Trang 35

với từng loại hình dịch vụ và từng tính chất nghiên cứu khác nhau thì số lượng biến quan sát cũng khác nhau

b) Mô hình đánh giá dựa trên kết quả thực hiện của Cronin và Taylor (1992)

Trên cơ sở mô hình SERVQUAL của Parasuraman, các nhà nghiên cứu Cronin

và Taylor (1992) với mô hình SERVPERF là biến thể của SERVQUAL, cho rằng mức độ cảm nhận của khách hàng đối với sự thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp phản ánh tốt nhất chất lượng dịch vụ mà không cần có sự kỳ vọng Kết luận này đã được đồng tình bởi các tác giả khác như Lee và cộng sự (2000), Brady và cộng sự (2002) Bộ thang đo SERVPERF cũng phát biểu tương tự như phần hỏi về cảm nhận của khách hàng trong mô hình SERVQUAL nhưng bỏ qua phần hỏi về kỳ vọng Chất lượng dịch vụ được xác định như sau:

2 Độ Tin cậy (reliability): thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời gian

Khi công ty XYZ hứa làm điều gì đó vào thời gian nào đó thì họ sẽ làm; khi bạn gặp trở ngại, công ty XYZ chứng tỏ mối quan tân thực sự muốn giải quyết trở ngại đó; thực hiện dịch vụ đúng ngay từ lần đầu; công ty XYZ lưu ý để không xảy ra một sai xót nào; cung cấp dịch vụ đúng như thời gian họ đã hứa

3 Khả năng đáp ứng (responsiveness): thể hiện sự nhiệt tình giúp đỡ khách hàng

và cung ứng dịch vụ nhanh chóng

Nhân viên công ty XYZ cho bạn biết khi nào thực hiện dịch vụ, nhanh chóng thực hiện dịch vụ, luôn sẵn sàng giúp bạn và đáp ứng yêu cầu của bạn

Trang 36

4 Sự đảm bảo (assurance): thể hiện trình độ chuyên môn, thái độ lịch sự niềm

nở và tạo sự tin tưởng cho khách hàng

Cách cư xử của nhân viên XYZ gây niềm tin cho bạn, bạn cảm thấy an tòan trong khi giao dịch với công ty XYZ, nhân viên luôn niềm nở và có đủ hiểu biết để trả lời câu hỏi của bạn

5 Sự đồng cảm (empathy): thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng khách hàng

Công ty XYZ luôn đặc biệt chú ý và có nhân viên biết quan tâm đến bạn, lấy lợi ích của bạn là điều tâm niệm của họ, nhân viên hiểu rõ những nhu cầu, làm việc vào những giờ thuận tiện

Thang đo SERVPERF và SERVQUAL giống nhau về 5 thành phần và số biến quan sát nhưng SERVPERF thì bảng câu hỏi bỏ qua phần kì vọng, khái niệm mơ hồ đối với người trả lời giúp hạn chế sai sót và nâng cao chất lượng thu thập dữ dữ liệu

và bảng câu hỏi SERVPERF cũng ngắn gọn hơn bảng câu hỏi SERVQUAL Tuy nhiên như đã nói ở phần trên thì mỗi thành phần Parasuraman thiết lập nhiều biến quan sát đo lường đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ theo thang đo likert Ông cho rằng với từng loại hình dịch vụ và từng tính chất nghiên cứu khác nhau thì

số lượng biến quan sát cũng khác nhau

1.1.6.2 Mô hình nghiên cứu tham khảo

Theo mô hình nghiên cứu của Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011), sử dụng mô hình phân tích chất lượng dịch vụ, kiểm định thang đo mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ bằng hệ số Cronbach’s Alpha; công cụ chủ yếu là phân tích nhân tố khám phá Nghiên cứu mô hình lý thuyết về chất lượng dịch vụ gồm có

5 nhóm yếu tố tác động: phong cảnh du lịch, hạ tầng kỹ thuật, phương tiện vận chuyển, hướng dẫn viên du lịch, cơ sở lưu trú Trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu đã sử dụng thang đo Likert cho điểm từ 1 đến 5 để đo lường các biến quan sát, cũng như thang đo chất lượng dịch vụ du lịch homestay Vĩnh Long, thang đo về giá

cả cảm nhận và thang đo sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Vĩnh Long sử dụng thang đo Likert cho điểm từ 1 đến 5 để đo lường các biến quan sát

Trang 37

Theo tác giả Hồ Lê Thu Trang và Phạm Thị Kim Loan (2012), kết quả phân tích cho thấy có 10 yếu tố tác động: nhân viên chuyên nghiệp, hoạt động mua sắm đa dạng, sự đa dạng cảnh quan thiên nhiên, người dân địa phương thân thiện, các món

ăn đa dạng, chất lượng, các hoạt động tham gia đa dạng, hàng lưu niệm/sản vật địa phương, nhà vệ sinh, vệ sinh môi trường, an ninh - trật tự, an toàn

Phan Ngọc Châu (2013) đã chỉ ra có 5 nhóm nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre, bao gồm: an toàn, an ninh và sự đáp ứng; năng lực phục vụ và sự đồng cảm; cơ sở vật chất phục vụ du lịch, chất lượng sản phẩm du lịch; mức độ hợp lí của chi phí

Trong nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc Trăng (2011), tác giả Đinh Công Thành và cộng sự cho rằng có 5 yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách gồm: yếu tố an ninh, an toàn, cảnh quan, môi trường, yếu tố con người, cơ sở hạ tầng du lịch, hoạt động tại điểm đến

1.1.6.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào mô hình nghiên cứu lý thuyết và các mô hình nghiên cứu tham khảo, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất:

Tài nguyên du lịch: Theo Lưu Thanh Đức Hải (2012) thì đặc trưng địa phương

là yếu tố chủ đạo tác động đến sự hài lòng của du khách Các yếu tố về cảnh quan tự nhiên, di tích, làng nghề, lễ hội, hàng lưu niệm, sản vật địa phương, hay sự đa dạng của các món ăn, tính liên kết giữa các điểm du lịch,… Khi những yếu tố này đáp ứng được nhu cầu của du khách, họ sẽ cảm thấy hài lòng

An ninh, an toàn trật tự và vệ sinh môi trường: Đinh Công Thành và cộng

sự (2011) cho rằng khi đi du lịch đến một điểm đến nào đó, thì du khách rất chú trọng đến vấn đề an ninh, an toàn Điều này góp phần tạo cho họ một chuyến đi vui vẻ, trọn vẹn Những điểm du lịch được thắt chặt vấn đề an ninh trật tự, an toàn thường được

du khách tin tưởng và hài lòng hơn

Mức hợp lý của Chi phí: Theo Cronin và Taylor (1992), những nhân tố như

cảm nhận của khách hàng về giá cả hàng hoá hay chi phí sử dụng dịch vụ không ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm mà ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng Khách

Trang 38

hàng thường không mua những sản phẩm có chất lượng cao nhất, mà mua những sản phẩm làm cho họ hài lòng nhất

Dịch vụ du lịch homestay: Theo Đinh Công Thành và cộng sự (2011), thì yếu

tố cơ sở hạ tầng, vật chất có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch Trong đó: Cơ

sở vật chất đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra, thực hiện sản phẩm du lịch, quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch Cơ sở vật chất du lịch bao gồm cơ sở vật chất ngành du lịch và cơ

sở vật chất một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch: thương nghiệp, dịch vụ…, thành phần của cơ sở vật chất bao gồm: cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú, công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá phục vụ du lịch, cơ sở y tế, mạng lưới cửa hàng chuyên nghiệp,… Thái độ của cộng đồng địa phương cần ứng xử thân thiện, tôn trọng, hỗ trợ khách du lịch trong quá trình tham quan, tìm hiểu tại địa phương, hiểu biết về nguồn tài nguyên cộng đồng đang sở hữu để bảo vệ và giới thiệu đến du khách,… Ngoài ra, lực lượng lao động du lịch là yếu tố quan trọng trong việc thoả mãn sự hài lòng của du khách, kiến thức, ngoại ngữ thật vững và một bản lĩnh chuyên môn nghề nghiệp để sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống phát sinh nào trong suốt thời gian làm việc

Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch homestay

ở trên, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu, tập trung vào các nội dung sau:

Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả

Tài nguyên du lịch của Vĩnh Long

trong sự phát triển homestay

Trang 39

❖ Giả thiết nghiên cứu:

Giả thuyết H1 (+): Tài nguyên du lịch có tác động tích cực đến sự hài lòng của

1.1.6.4 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách

Bảng 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách

Tài nguyên

du lịch

Hồng Giang (2011)

2 Sự đa dạng của sản phẩm tham quan Đề xuất của tác giả

3 Di tích lich sử, làng nghề, lễ hội Đỗ Thị Thanh Vinh (2013)

Hồng Giang (2011)

3 An toàn trong vận chuyển Đề xuất của tác giả

4 Vệ sinh an toàn thực phẩm Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn

Hồng Giang (2011)

Mức hợp lý

của chi phí

5 Chi phí mua quà lưu niệm Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014)

Dịch vụ

du lịch

homestay

Kim Loan (2012)

3 Thái độ phục vụ của chủ nhà Đề xuất của tác giả

4 Thái độ phục vụ của nhân viên Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn

Hồng Giang (2011)

Trang 40

THANG ĐO BIẾN QUAN SÁT NGUỒN

5 Thái độ của cư dân địa phương Đinh Công Thành và cộng sự

(2011)

6 Trình độ ngoại ngữ của chủ nhà và hướng dẫn viên địa phương

Đề xuất của tác giả và Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011)

Nguồn: Tổng hợp nhiều tác giả.

Trong thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách, tác giả tự

đề xuất ra 4 biến quan sát, bao gồm: hài lòng về tài nguyên du lịch Vĩnh Long; hài lòng về cơ sở du lịch homestay; hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch homestay; hài lòng về các sản phẩm du lịch homestay

1.1.6.5 Tiến trình nghiên cứu đề tài

Hình 1.3: Tiến trình nghiên cứu

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách DL đối với DL homestay tỉnh Vĩnh Long

Cơ sở đề xuất giải pháp

(Chiến lược phát triển DL VN, Định hướng phát triển

DL Vĩnh Long, Ý kiến nhận định của Khách du lịch)

Ngày đăng: 18/10/2018, 23:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương (2007), “Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng Việt Nam, dự án tổ chức phát triển du lịch Hà Lan”, Trường Đại học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng Việt Nam, dự án tổ chức phát triển du lịch Hà Lan
Tác giả: Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương
Năm: 2007
2. Bùi Thị Hải Yến (2007), Tài Nguyên du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài Nguyên du lịch
Tác giả: Bùi Thị Hải Yến
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2007
5. Đinh Công Thành và cộng sự (2011),“Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc Trăng”, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, trang 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc Trăng”
Tác giả: Đinh Công Thành và cộng sự
Năm: 2011
6. Đỗ Thị Thanh Vinh (2013), “Ảnh hưởng văn hóa cộng đồng đến việc phát triển mô hình du lịch Homestay”, Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp bộ môn, khoa Kinh tế, trường Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng văn hóa cộng đồng đến việc phát triển mô hình du lịch Homestay”
Tác giả: Đỗ Thị Thanh Vinh
Năm: 2013
7. Đỗ Văn Xê và Lê Hoàng Ân (2010), “Giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang”, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số 12, trang 336 - 345 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển du lịch Tiền Giang”
Tác giả: Đỗ Văn Xê và Lê Hoàng Ân
Năm: 2010
8. Hiệp hội du lịch tỉnh Vĩnh Long (2013), Hội nghị chuyên đề “Tìm giải pháp liên kết khai thác phát huy du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn”, Vĩnh Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm giải pháp liên kết khai thác phát huy du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn
Tác giả: Hiệp hội du lịch tỉnh Vĩnh Long
Năm: 2013
9. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008),“Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”
Tác giả: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
Năm: 2008
10. Hồ Lê Thu Trang và Phạm Thị Kim Loan (2012), “Các yếu tố quyết định sự hài lòng và sự sẵn lòng quay lại của khách nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc Trăng”, Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ, trang 212 - 213 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các yếu tố quyết định sự hài lòng và sự sẵn lòng quay lại của khách nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc Trăng”
Tác giả: Hồ Lê Thu Trang và Phạm Thị Kim Loan
Năm: 2012
11. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế (2015), “Phát triển nguồn lực du lịch tiểu vùng sông Mê Kong”, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn lực du lịch tiểu vùng sông Mê Kong”
Tác giả: Kỷ yếu Hội thảo quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông
Năm: 2015
12. Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014), “Đánh giá sự hài lòng của khách nội địa về chất lượng dịch vụ du lịch tại làng cổ Đường Lâm”, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trang 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá sự hài lòng của khách nội địa về chất lượng dịch vụ du lịch tại làng cổ Đường Lâm
Tác giả: Lê Thị Tuyết và cộng sự
Năm: 2014
13. Lê Thị Hiền Thanh (2008), “Phát triển du lịch homestay ở Sa Pa”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển du lịch homestay ở Sa Pa”
Tác giả: Lê Thị Hiền Thanh
Năm: 2008
14. Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011)“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang”, Đại học Cần Thơ, trang 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang”
16. Mai Văn Nam (2008), Giáo trình Kinh tế lượng, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế lượng
Tác giả: Mai Văn Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin
Năm: 2008
17. Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thị Bích Huệ, Chu Mạnh Trinh (2011), “Nghiên cứu homestay, mô hình lưu trú phù hợp công tác bảo tồn thiên nhiên tại cụm đảo cù lao Chàm, tỉnh Quảng Nam”, Ban quản lý khu bảo tồn cù lao Chàm Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu homestay, mô hình lưu trú phù hợp công tác bảo tồn thiên nhiên tại cụm đảo cù lao Chàm, tỉnh Quảng Nam”
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc, Dương Thị Bích Huệ, Chu Mạnh Trinh
Năm: 2011
18. Nguyễn Diễm Phúc (2013), “Bảo vệ Môi trường Du lịch cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long” Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bảo vệ Môi trường Du lịch cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long”
Tác giả: Nguyễn Diễm Phúc
Năm: 2013
20. Nguyễn Kiều Nga (2013) “Nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch tại Cù lao An Bình - tỉnh Vĩnh Long” Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Cửu Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch tại Cù lao An Bình - tỉnh Vĩnh Long”
21. Nguyễn Thị Quỳnh (2015) “Phát triển du lịch homestay tỉnh Ninh Bình”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển du lịch homestay tỉnh Ninh Bình”
23. Nguyễn Quốc Nghi và Phạm Lê Hồng Nhung (2011), “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng Tiền Giang”, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng Tiền Giang”
Tác giả: Nguyễn Quốc Nghi và Phạm Lê Hồng Nhung
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2011
24. Nguyễn Quốc Nghi và Phan Văn Phùng (2010), “Phát triển du lịch Homestay tại Cụm Cù Lao An Bình - Vĩnh Long”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch Homestay tại Cụm Cù Lao An Bình - Vĩnh Long”
Tác giả: Nguyễn Quốc Nghi và Phan Văn Phùng
Năm: 2010
25. Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Đình Hòa (2008), “Giáo trình Marketing du lịch”, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing du lịch”
Tác giả: Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Đình Hòa
Nhà XB: Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân
Năm: 2008

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w