1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước cấp huyệntại huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

114 228 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 887,57 KB

Nội dung

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC CHO HUYỆN PHÚ VANG ...31 1.2.1.Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ NGUYÊN HẠNH

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ NGUYÊN HẠNH

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN XUÂN KHOÁT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sựhướng dẫn khoa học của Giáo viên hướng dẫn

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là

hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ học vị nào Mọi sự giúp đỡcho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và mọi thông tin trích dẫn trongluận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Học Viên

Nguyễn Thị Nguyên Hạnh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ

tận tình của các tổ chức, tập thể, cá nhân trong và ngoài trường

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã dạy

bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên PGS TS Nguyễn

Xuân Khoát - giảng viên Trường Đại Học kinh tế Huế, người đã trực tiếp hướng

dẫn và tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tàiluận văn này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các phòng ban của UBND huyện Phú Vang,Chi cục Thống kê huyện Phú Vang, Kho bạc nhà nước huyện Phú Vang đã giúp đỡ

và tạo mọi điều thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài

Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân

đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tuy đã có sự nổ lực, cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những

khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy (cô) bạn bè

để luận văn này được hoàn thiện hơn!

Học Viên

Nguyễn Thị Nguyên Hạnh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ NGUYÊN HẠNH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Niên khóa: 2016-2018

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Khoát

Tên đề tài: QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA

THIÊN HUẾ

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội, công việc đầu tư phát triển cơ

sở hạ tầng là một trong những vấn đề then chốt nhất, công tác đầu tư xây dựng cơbản ở huyện Phú Vang trong thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, góp phần làm thay

đổi cho diện mạo của huyện Bên cạnh những kết quả đạt được, việc quản lý vốnđầu tư còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa phát huy được hiệu quả tốt nhất của nó.Với

tình hình cả nước đang thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quản lý việc chi tiêutrong xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước đang rất cần thiết và quantrọng Để góp phần hoàn thiện việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN cho đầu

tư XDCB tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách

nhà nước cấp huyện tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”

2 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp như:

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

- Phương pháp phân tích:

+ Phương pháp thống kê mô tả

+ Kiểm định chất lượng của thang đo

3 Kết quả nghiên cứu:

Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn

đầu tư xây dựng cơ bản thuộc NSNN cấp huyện

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn NSNN đầu tư

xây dựng cơ bản tại địa bàn huyện Phú Vang giai đoạn 2014 - 2016, từ đó đề xuất

địa phương các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ

bản thuộc ngân sách Nhà nước cấp huyện tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

đến năm 2020.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

BCKTKT : Báo cáo kinh tế - kỹ thuật

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ iii

DANH MỤC VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ ix

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 6

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 6

1.1.1 Tổng quan về đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Ngân sách Nhà nước 6

1.1.2 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước 19

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước .28

1.2 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC CHO HUYỆN PHÚ VANG 31

1.2.1.Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Ngân sách Nhà nước tại một số địa phương 31

1.2.2.Bài học kinh nghiệm rút ra từ tham khảo của các tỉnh, thành phố trong cả nước 36

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG,TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 38

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 38

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 38 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 42TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

2.2.PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN PHÚ VANG 48

2.2.1 Tình hình thu, chi ngân sách Nhà nước 48

2.2.2 Công tác quy hoạch và lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư 52

2.2.3 Công tác triển khai thực hiện dự án phân bổ vốn đầu tư 53

2.2.4.Công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá nghiệm thu và quyết toán côngtrình 57

2.2.5.Công tác quản lý, tổ chức sử dụng công trình 59

2.2.6 Phân tích kết quả khảo sát các đối tượng điều tra về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN cấp huyện tại địa bàn huyện Phú Vang 60

2.3 Đánh giá chung thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 73

2.3.1 Những kết quả đạt được 73

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 76

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 81

3.1 ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN PHÚ VANG 81

3.1.1 Định hướng 81

3.1.2 Mục tiêu 77

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ THUỘC NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 83

3.2.1 Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện 83

3.2.2 Hoàn thiện công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện 85

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

3.2.3 Nâng cao chất lượng đấu thầu và quản lý thi công công trình vốn đầu tư

XDCB thuộc NSNN cấp huyện 86

3.2.4.Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB tại huyện Phú Vang 88

3.2.5 Một số giải pháp khác 88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91

1 Kết luận 91

2 Kiến nghị 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Phú Vang 2014 - 2016 41

Bảng 2.2 : Tình hình dân số huyện Phú Vang từ 2012-2016 42

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất NLTS theo giá so sánh năm 2010 45

Bảng 2.4: Thu chi ngân sách tại địa bàn huyện giai đoạn 2014-2016 49

Bảng 2.5 Kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Phú Vang giai đoạn 2014-2016 52

Bảng 2.6 Kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Phú Vang giai đoạn 2014-2016phân theo lĩnh vực đầu tư 53

Bảng 2.7 Tình hình thực hiện kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Phú Vang giai đoạn 2014-2016 54

Bảng 2.8 Tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư XDCB huộc NSNN huyện Phú Vang giai đoạn 2014-2016 56

Bảng 2.9 Tình hình thực hiện kế hoạch vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Phú Vang giai đoạn 2014-2016 53

Bảng 2.10 Số lượng vốn, công trình đầu tư của huyện Phú Vang giai đoạn 2014-2016 được tổ chức kiểm tra 59

Bảng 2.11: Đặc điểm của đối tượng khảo sát 61

Bảng 2.12: Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc NSNN cấp huyện tại huyện Phú Vang 63

Bảng 2.13: Kết quả đánh giá công tác quy hoạch, kế hoạch 65

Bảng 2.14: Kết quả đánh giá công tác thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, tổ chức thi công và giám sát 66

Bảng 2.15: Kết quả đánh giá Công tác quyết toán vốn NSNN trong XDCB 68

Bảng 2.16: Kết quả đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá các công trình sử dụng NSNN 70 Bảng 2.17: Kết quả đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn ngân sách

nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Phú Vang 72

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý huyện Phú Vang 39Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Phú Vang năm 2016 44

Sơ đồ 1.1: Các giai đoạn đầu tư của một dự án 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội, công việc đầu tư phát triển cơ

sở hạ tầng là một trong những vấn đề then chốt nhất Thực hiện đường lối đổi mớicủa Đảng và Nhà nước về phát triển đất nước, đặc biệt được sự hỗ trợ của nguồnvốn ngân sách Nhà nước (NSNN), các tổ chức quốc tế và nguồn huy động từ nội bộnền kinh tế của huyện Phú Vang, công tác đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) ở huyệnPhú Vang trong thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, góp phần làm thay đổi cho diệnmạo của huyện Kết cấu hạ tầng kỹ thuật từng được nâng cao và hệ thống "điện,

đường, trường, trạm" ngày càng được đồng bộ hoá đã tạo tiền đề cho kinh tế - xã

hội của huyện không ngừng tăng trưởng, hoà nhập chung vào sự phát triển của tỉnh

và của cả nước Bên cạnh những kết quả đạt được, việc quản lý vốn đầu tư cònnhiều bất cập trong các khâu như cấp phát, sử dụng và thanh toán vốn đầu tư, tìnhtrạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư vẫn còn nhiều

Huyện Phú Vang nằm giáp trung tâm thành phố Huế, nhưng không nằm trêntuyến đường quốc lộ, địa hình đồng bằng và đầm phá ven biển nên nền kinh tế chủyếu vẫn là nông nghiệp, các ngành công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ lẻ, việc huy

động nguồn vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh còn hạn chế, chủ yếu dựa vào

khai thác quỹ đất, nên việc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư XDCB từnguồn vốn ngân cần được chú trọng Với tình hình cả nước đang thực hành tiếtkiệm, chống lãng phí, quản lý việc chi tiêu trong xây dựng cơ bản từ nguồn ngânsách nhà nước đang rất cần thiết và quan trọng Để góp phần làm sáng tỏ cơ sở lýluận và hoàn thiện việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB

tôi lựa chọn đề tài: “Qu ản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước cấp huyệntại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”để làm đề tài nghiên

cứu luận văn tốt nghiệp của mình

Trong những năm gần đây vấn đề quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bảnthuộc ngân sách nhà nước đã được nhiều tác giả trong nước quan tâm và nghiêncứu Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều nội dung quanTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

trọng về quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước, cáckết quả đạt được đã có tác động nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước và các địa phương.Trên cơ sở kế thừa các kêt quả nghiên cứu trước nhằmđịnh hướng, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây

dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước tại địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh ThừaThiên Huế

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung:

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý vốn NSNN đầu tư xây dựng

cơ bản tại địa bàn huyện, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm quản lý vốn đầu tư xây

dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước cấp huyện tại địa bàn huyện Phú Vang, tỉnhThừa Thiên Huế trong thời gian đến

2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư xâydựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước cấp huyện;

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại

địa bàn huyện Phú Vang giai đoạn 2014-2016;

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng thuộc

ngân sách nhà nước cấp huyện tại địa bàn huyện Phú Vang

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bảnthuộc ngân sách Nhà nước cấp huyện tại địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Đề tài này tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến

công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước cấp huyệntại địa bàn huyện Phú Vang giai đoạn năm 2014-2016

- Về không gian:Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tôi đã tiến hành điều tra nghiên

cứu các công trình đầu tư xây dựng tại địa huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế;TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

- Về thời gian:

+ Số liệu thứ cấp: đề tài nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn NSNN cấp

huyện trong đầu tư XDCB từ năm 2014 - 2016

+ Số liệu sơ cấp: điều tra các công trình đang xây dựng từ năm 2014 đến

2016 có sử dụng vốn NSNN, phân tích thực trạng và từ đó đề xuất các định hướng,giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN trên địa bàn huyện Phú Vang

đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1.Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập số liệu thứ cấp: Từ các số liệu, tài liệu các phòng, ban của UBNDhuyện; các số liệu công bố của Chi cục Thống kê huyện, Cục Thống kê tỉnh, sáchtham khảo chuyên ngành, tạp chí…

- Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra 60 cán

bộ, công chức và cán bộ của các đơn vị đang công tác tại huyện Phú Vang, tỉnhThừa Thiên Huế trong lĩnh vực quản lý NSNN theo mẫu bảng khảo sát đã đượcthiết kế sẵn phục vụ cho nghiên cứu về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từnguồn vốn NSNN, bao gồm: Công tác quy hoạch, kế hoạch; Công tác thẩm định,phê duyệt, đấu thầu, tổ chức thi công và giám sát; Công tác quyết toán vốn NSNNtrong XDCB; Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá các công trình sử dụngNSNN.Bên cạnh đó, luận văn cũng tiến hành xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng

như mức độ tác động của các yếu tố này đến công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ

bản từ nguồn vốn NSNN của Huyện

Phương pháp chọn mẫu: luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫunhiên đơn giản Dựa vào danh sách thu thập được, luận văn chọn ra môt cách ngẫu

nhiên 60 đối tượng để tiến hành khảo sát

4.2.Phương pháp tổng hợp và phân tích:

- Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày

số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trênTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

những số liệu và thông tin thu thập được trong điều kiện không chắc chắn Luận văn

sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thể hiện sự hội tụ (giá trị trung bình) và sự

phân tán (độ lệch chuẩn) của các nhận định liên quan đến công tác quản lý vốn đầu

tư xây dựng cơ bản từ NSNN

- Kiểm định chất lượng thang đo

Theo Joseph Franklin Hair, Jr (1995), độ tin cậy của số liệu được định nghĩanhư là một mức độ mà nhờ đó sự đo lường của các biến điều tra là không gặp phải

các sai số, và nhờ đó cho ta các kết quả trả lời từ bản thân phía người được phỏngvấn là chính xác và đúng với thực tế Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert với 5mức độ đo lường và để đánh giá độ tin cậy của thang đo được xây dựng, ta sử dụng

hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số Cronbach’s Alpha, mang tên nhà tâm lý học giáodục người Mỹ Lee Joseph Cronbach (1916 – 2001), thể hiện phép kiểm định thống

kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát, được sử dụngtrước nhằm loại bỏ các biến không phù hợp Theo nhiều nhà nghiên cứu và ứng

dụng thực tiễn, hệ số Cronbach’s Alpha:

+ Từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được, trong trường hợp khái niệm đangnghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu;

+ Từ 0,7 đến gần 0,8 thì thang đo lường là sử dụng được;

+ Từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt

Bên cạnh đó, hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) thể hiệnmột phép kiểm định nhằm tìm ra các biến mâu thuẫn với hành vi trung bình củanhững người khác để loại bỏ những biến này Nó làm sạch thang đo bằng cáchloại các biến “rác” trước khi xác định các nhân tố đại diện Hệ số tương quanbiến tổng (item-total correlation) lớn hơn 0,3 chứng tỏ các biến tương ứng

không có tương quan thật tốt với toàn bộ thang đo và có thể bị loại bỏ

Tiêu chuẩn lựa chọn thang đo là khi nó có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên

và hệ số tương quan biến tổng của các biến (item-total correlation) lớn hơn 0,3

Phương pháp phân chất lượng thang đo được tiến hành trong luận văn nhằm xácđịnh sự liên kết giữa các nhận định đưa ra trong phiếu khảo sát Từ đó, quyết định nên

loại bỏ hay giữ lại các biến đó cho phân tích sau này.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

5 Cấu trúc luận văn

Luận văn kết cấu gồm: mở đầu, kết luận và 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

thuộc ngân sách nhà nước

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộcngân sách nhà nước tại huyện bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ

bản thuộc ngân sách Nhà nước cấp huyện tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU

TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1.1 Tổng quan về đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Ngân sách Nhà nước

1.1.1.1 Đầu tư xây dựng cơ bản

- Khái niệm đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản

+ Đầu tư

Đầu tư được hiểu theo cách chung nhất, đó là hoạt động bỏ vốn vào các lĩnh

vực kinh tế, xã hội để mong thu được lợi ích dưới các hình thức khác nhau trong

tương lai Đầu tư hay hoạt động đầu tư là việc huy động các nguồn lực hiện tại để

tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai.Nguồn lực bỏ ra đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, tài sản vậtchất khác Biểu hiện của tất cả các nguồn lực bỏ ra nói trên gọi chung là vốn đầu tư(VĐT) Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tàisản vật chất (nhà cửa, các công trình giao thông, thủy lợi…), tài sản trí tuệ (trình độ

văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…) và nguồn nhân lực

+ Đầu tư xây dựng cơ bản

Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là một bộ phận của hoạt động đầu tư, đó là

việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn

và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuậtcho nền kinh tế quốc dân

Đầu tư XDCB là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật

chất, nguồn nhân lực và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa và cấu trúc hạ tầng, mua sắmtrang thiết bị, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thườngxuyên nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tiềm lực mớicho nền kinh tế xã hội (KT – XH), tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi ngườitrong xã hội

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

Giai đoạn I

Chuẩn bị đầu

Chạy thử, nghiệmthu, quyết toán

Thi công, xâydựng

Ký kết HĐ: xâydựng, thiết bị

Đầu tư XDCB bằng vốn NSNN chủ yếu được tiến hành theo kế hoạch nhànước, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KT – XH trong từng thời kỳ

- Các giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản

Dự án đầu tư được hình thành và phát triển với nhiều giai đoạn riêng biệt,

nhưng gắn kết chặt chẽ với nhau, thậm chí đan xen với nhau theo một tiến trìnhlôgic Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, trình tự thực hiện dự án đầu tư bao

gồm 8 công việc phân thành 2 giai đoạn theo Sơ đồ 1.1

Nghiên cứu cơ

hội đầu tư

Sơ đồ 1.1: Các giai đoạn đầu tư của một dự án

Giai đoạn II

Thực hiện đầu tư

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

Qua sơ đồ ta thấy, bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau, giai đoạn trước

là cơ sở thực hiện giai đoạn sau Tuy nhiên do tính chất và quy mô dự án mà mộtvài bước có thể gộp nhau như ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đối với dự án vừa và nhỏ

thì có thể không cần phải có bước nghiên cứu cơ hội đầu tư và bước nghiên cứu dự

án tiền khả thi mà xây dựng luôn dự án khả thi, thậm chí chỉ cần lập báo cáo kinh tế

kỹ thuật đối với những dự án quá nhỏ và những dự án có thiết kế mẫu

Khi bước trước đã thực hiện xong, trước khi triển khai thực hiện bước tiếptheo phải kiểm tra và đánh giá về kinh tế, tài chính, kỹ thật của bước đó, nếu đạt yêucầu về các tiêu chuẩn, quy phạm (nếu có) cho bước đó và được cấp có thẩm quyềnchấp nhận mới được thực hiện bước tiếp theo Đáng lưu ý nhất là thực hiện trình tự

theo giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư dự án

1.1.1.2.V ốn đầu tư xây dựng cơ bản

- Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Theo Nghị định 385 – HĐBT ngày 07 tháng 11 năm 1994 của Hội đồng bộ

trưởng về việc bổ sung, thay thế điều lệ quản lý XDCB đã ban hành kèm theo Nghịđịnh 232 – CP ngày 06/6/1981 thì “Vốn đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí đã bỏ ra đểđạt được mục đích đầu tư bao gồm: chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng,

chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máymóc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán” Các văn bản phápluật sau Nghị định này không đưa ra định nghĩa về vốn đầu tư XDCB nữa Tuynhiên, thuật ngữ “Vốn đầu tư XDCB” vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhiều vănbản pháp luật hiện nay

Vốn đầu tư XDCB là giá trị tài sản xã hội đã được sử dụng nhằm thực hiệncác dự án đầu tư XDCB mang lại hiệu quả trong tương lai Hay nói cách khác, đầu

tư phát triển là đầu tư mang lại kết quả làm tăng giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ

nâng cao mức thu nhập bình quân của mỗi quốc gia, nhưng ý nghĩa quan trọng nhấtcủa đầu tư phát triển là làm thay đổi cơ cấu KT – XH của mỗi quốc gia

- Các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

+ Vốn ngân sách Nhà nước: Vốn ngân sách nhà nước được hình thành từ tíchlũy của nền kinh tế và được nhà nước bố trí trong kế hoạch ngân sách để cấp chochủ đầu tư thực hiện công trình theo kế hoạch hằng năm.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

+ Vốn tín dụng đầu tư bao gồm: Vốn của NSNN dùng để cho vay, vốn huy

độngcủa các đơn vị trong nước và tầng lớp dân cư Vốn vay dài hạn của các tổ chức

tài chính, tín dụng quốc tế

+ Vốn tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh, vốn này hình thành từ lợinhuận (sau nộp thuế của nhà nước), vốn khấu hao cơ bản để lại, tiền thanh lý tài sản

và các nguồn khác thu theo quy định của nhà nước

+ Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài: vốn này của các tổ chức, cá nhân

nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được

Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp tác kinhdoanh hoặc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

+ Vốn vay nước ngoài bao gồm: vốn do Chính phủ vay theo hiệp định ký kếtvới nước ngoài, vốn do các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ trực tiếp vay củacác tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và do ngân hàng Đầu tư phát triển đi vay

+ Vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài

+ Vốn huy động của dân cư bằng tiền, vật liệu hoặc công cụ lao động

1.1.1.3.V ốn đầu tư XDCB thuộc NSNN

- Khái niệm vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN

Các nguồn lực thuộc quyền sở hữu và chi phối toàn diện của Nhà nước được

sử dụng cho hoạt động đầu tư XDCB được gọi là vốn đầu tư XDCB từ NSNN.NSNN với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước tham gia

huy động và phân phối vốn đầu tư thông qua hoạt động thu chi của ngân sách

+ Căn cứ vào phạm vi, tính chất và hình thức thu cụ thể, vốn đầu tư XDCB từ

NSNN được hình thành từ các nguồn sau:

Nguồn vốn thu trong nước (thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ bán, khoản

cho thuê tài sản, tài nguyên của đất nước… và các khoản thu khác)

Nguồn vốn từ nước ngoài (vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, nguồn

viện trợ phi Chính phủ)

+ Theo phân cấp quản lý ngân sách chia vốn đầu tư XDCB từ NSNN chia thành:

Vốn đầu tư XDCB của ngân sách trung ương được hình thành từ các

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

khoản thu của ngân sách trung ương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợi íchquốc gia Nguồn vốn này được giao cho các bộ, ngành quản lý sử dụng.

Vốn đầu tư XDCB của ngân sách địa phương được hình thành từ các

khoản thu của ngân sách địa phương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợi íchcủa từng địa phương đó Nguồn vốn này thường được giao cho các cấp chính quyền

địa phương (tỉnh, huyện, xã) quản lý thực hiện

+ Theo mức độ kế hoạch hoá, vốn đầu tư từ NSNN được phân thành:

 Vốn đầu tư XDCB tập trung: Nguồn vốn này được hình thành theo kế hoạch

với tổng mức vốn và cơ cấu vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho từng

bộ, ngành và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

 Vốn đầu tư XDCB từ nguồn thu được để lại theo Nghị quyết của Quốc hội:

thu từ thuế nông nghiệp, thu bán, cho thuê nhà của Nhà nước, thu cấp đất, chuyểnquyền sử dụng đất…

Vốn đầu tư XDCB theo chương trình dự án quốc gia

Vốn ĐTXDCB thuộc NSNN nhưng được để lại tại đơn vị để đầu tư tăngcường cơ sở vật chất như: truyền hình, thu học phí…

Nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN phần lớn được sử dụng để đầu tư cho các

dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; có vốn đầu tư lớn, có tác dụngchung cho nền kinh tế - xã hội; các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặckhông muốn tham gia đầu tư Nguồn vốn cấp phát không hoàn lại này từ NSNN cótính chất bao cấp nên dễ bị thất thoát, lãng phí, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ Tuynhiên trong nguồn vốn NSNN thì loại nguồn vốn không được đưa vào kế hoạch vàcấp phát theo kế hoạch của Nhà nước (vốn để lại tại đơn vị) khả năng quản lý, kiểmsoát của Nhà nước gặp khó khăn hơn Vốn ngoài nước thường phụ thuộc vào điềukiện nhà tài trợ đặt ra, cũng làm cho việc quản lý bị chi phối Đối với viện trợ khônghoàn lại thường do phía nước ngoài điều hành, nên giá thành công trình rất cao…

- Vốn đầu tư từ NSNN được đầu tư cho các dự án sau:

+ Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh không có khả năngthu hồi vốn và được quản lý sử dụng theo phân cấp chi NSNN cho đầu tư phát triển.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

+ Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sựtham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

+ Chi cho công tác điều tra, khảo sát lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội vùng, lãnh thổ; quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn khi được Chínhphủ cho phép

1.1.1.4 Phân lo ại đầu tư XDCB

Phân loại đầu tư XDCB có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý Mỗihình thức đầu tư có vị trí, đặc điểm khác nhau; đòi hỏi phải có cách quản lý khácnhau Theo các tiêu chí khác nhau, hoạt động đầu tư có thể chia thành các loại sau:

- Theo mối quan hệ với sự gia tăng của cải vật chất xã hội, đầu tư được chia thành hai loại

+ Đầu tư phát triển: là hoạt động đầu tư mà kết quả của nó tạo ra tài sản mớicho nền kinh tế; làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội; làm gia tăng của cải vật chất

và nâng cao đời sông tinh thần của xã hội Loại đầu tư này thường là các hoạt độngđầu tư XDCB như xây dựng nhà máy, đường sá, trường học, bệnh viện…

+ Đầu tư chuyển dịch: là hoạt động đầu tư không làm tăng thêm của cải xã hội

mà chỉ là sự chuyển dịch giá trị giữa các nhà đầu tư như các hoạt động mua cổphiếu, trái phiếu…

- Theo quan hệ quản lý, đầu tư được chia thành hai loại

+ Đầu tư trực tiếp: là hoạt động đầu tư mà trong đó người bỏ vốn trực tiếptham gia quản lý vốn đầu tư

+ Đầu tư gián tiếp: là hoạt động đầu tư mà người bỏ vốn tách biệt khỏi ngườiquản lý (đầu tư tài chính, gửi tiết kiệm mua trái phiếu, cổ phiếu )

- Theo cơ cấu nguồn vốn, hoạt động đầu tư XDCB có thể được chia thành hai loại

+ Hoạt động đầu tư XDCB từ các nguồn ngoài NSNN: là hoạt động đầu tư

sử dụng các nguồn vốn ngoài NSNN như: vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn

vay các ngân hàng thương mại, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Nhà nước, vốnđầu tư của các khu vực dân doanh và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)…TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

Tuy hoạt động đầu tư XDCB ngoài NSNN được sử dụng các nguồn vốn khácnhau về tính chất, về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng Song các hoạt động đầu tư

có các đặc điểm chung:

Một là, các hoạt động đầu tư này đều hướng vào mục tiêu kinh tế, có khả

năng thu hồi vốn trực tiếp Do vậy, các dự án thuộc loại hình vốn đầu tư này đượcxác định hiệu quả kinh tế là hàng đầu (tất nhiên hiệu quả kinh tế phải gắn liền với

hiệu quả xã hội)

Hai là, để quản lý vốn đầu tư trên, thường sử dụng các công cụ gián tiếp là

chủ yếu (quy hoạch, các đòn bẩy kinh tế như: thuế, lãi suất, các chính sách ưu đãi

đầu tư…) Do đó các thủ tục hành chính cần được đơn giản đến mức tối đa để tạomôi trường khuyến khích đầu tư

+ Hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn NSNN: là hoạt động đầu tư chỉ sử dụngvốn NSNN, hoặc chủ yếu bằng nguồn vốn NSNN Nội dung và phạm vi sử dụngnguồn vốn này là:

Thứ nhất: Trên phương diện tổng thể nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư XDCB từ

NSNN được hình thành qua hai kênh: từ khoản tích luỹ của NSNN (phần còn lại của

tổng thu NSNN sau khi trừ chi thường xuyên, chi trả nợ, chi lập quỹ dự trữ tài chính…)

và khoản đi vay: trong nước (tín phiếu, công trái, trái phiếu chính phủ…) và vay nướcngoài (thông qua các dự án từ nguồn ODA được đưa vào cân đối NSNN)

Thứ hai: Trên phương diện phân cấp quản lý theo luật NSNN Vốn đầu tư

XDCB từ NSNN bao gồm: vốn đầu tư XDCB do trung ương quản lý và vốn đầu tư

XDCB do địa phương quản lý

Vốn đầu tư XDCB do trung ương quản lý là số vốn đầu tư từ ngân sách trung

ương được cân đối cho các chương trình, dự án đầu tư của các bộ, ngành trung ương

theo kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm, nằm trong quy hoạch và kế hoạch đượcQuốc hội thông qua

Vốn đầu tư XDCB do địa phương quản lý bao gồm: vốn đầu tư được cân đối

từ tổng chi ngân sách địa phương dành cho đầu tư phát triển; vốn được hỗ trợ, bổsung từ nguồn vốn XDCB tập trung của ngân sách trung ương và vốn đầu tư XDCB

từ nguồn để lại theo Nghị quyết của Quốc hội.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

Thứ ba: Về phạm vi sử dụng: dù được hình thành từ nguồn nào hoặc do cấp

nào quản lý, vốn đầu tư XDCB từ NSNN chỉ đầu tư vào các dự án của Nhà nước;không có khả năng hoặc ít có khả năng trực tiếp thu hồi nhưng lại tạo ra hiệu quả

KT - XH chung trên phạm vi ngành, lãnh thổ và cả nền kinh tế

Đặc điểm về nguồn hình thành, phân cấp quản lý và phạm vi - đối tượng sử

dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN nêu trên là những đặc trưng rất khác biệt so vớicác nguồn vốn đầu tư khác Đặc điểm này sẽ chi phối toàn bộ hệ thống cơ chế chínhsách quản lý vốn đầu tư theo hướng mở rộng phân cấp gắn với trách nhiệm và tăng

cường kiểm tra giám sát

1.1.1.5 Đặc trưng của đầu tư và đầu tư XDCB thuộc NSNN

Khác với các hoạt động kinh tế - thương mại thông thường, đầu tư (trong đó

có đầu tư XDCB) là một loại hình hoạt động phức tạp, có nhiều nét đặc thù như:

thời gian thi công kéo dài, độ rủi ro lớn, vốn đầu tư lớn lại chịu ảnh hưởng bởi nhiềuyếu tố (tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội …) Do vậy hoạt động đầu tư phải đượcthực hiện thông qua các dự án đầu tư Sản phẩm của hoạt động đầu tư XDCB đượcgọi là công trình xây dựng

Theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc banhành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng:

"Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn đểtạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự

tăng trưởng về số lượng, hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm

hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định Dự án đầu tư xây dựng công trìnhbao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con

người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị vớiđất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và

phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồmcông trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,

năng lượng và các công trình khác" TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

Qua sự phân tích các khái niệm đầu tư nói chung và đầu tư XDCB nói riêng

có thể rút ra một số đặc trưng phổ biến của đầu tư và đầu tư XDCB như sau:

Một là: Đầu tư, trong đó đầu tư XDCB là hoạt động bỏ vốn Do đó quyết

định đầu tư là quyết định tài chính như: tổng mức đầu tư, nguồn hình thành vốn đầu

tư, khả năng và thời gian hoàn vốn, cơ cấu vốn đầu tư … Vì vậy, nhiều dự án đầu tư

có thể khả thi ở các phương diện khác (môi trường, xã hội…) nhưng không khả thi

trên phương diện tài chính thì cũng cần được xem xét lại Tuy nhiên, khái niệm về

hiệu quả được đề cập ở đây phải được nhìn nhận cả trên hai góc độ: hiệu quả kinh tế

và hiệu quả xã hội

Hai là: Đầu tư, nhất là đầu tư XDCB là hoạt động có tính chất lâu dài, có

những dự án đầu tư kéo dài hàng chục năm Đây là một đặc điểm khác biệt của đầu

tư XDCB so với các hình thức đầu tư khác Do tính chất lâu dài, nên mọi khía cạnhđều phải tính toán quy hoạch, dự phòng sự thay đổi trong quá trình thực hiện dự án

Quá trình đầu tư XDCB gồm ba giai đoạn: chuẩn bị dự án, thực hiện dự án

và khai thác dự án

Giai đoạn chuẩn bị dự án và giai đoạn thực hiện dự án là hai giai đoạn kéo

dài thời gian nhưng lại không tạo ra sản phẩm Đây là nguyên nhân chính gây ramâu thuẩn giữa đầu tư và tiêu dùng Có nhà kinh tế cho rằng: "đầu tư là quá trìnhlàm bất động hoá một số vốn nhằm thu lợi nhuận trong nhiều thời kỳ nối tiếp saunày" Muốn nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB cần chú ý tập trung các điều kiện

đầu tư có trọng điểm nhằm đưa nhanh các dự án đầu tư vào khai thác sử dụng

Khi xét hiệu quả vốn đầu tư XDCB cần quan tâm nghiên cứu cả ba giai đoạncủa quá trình đầu tư, hết sức tránh tình trạng thiên lệch, chỉ tập trung vào giai đoạnthực hiện dự án (tức là việc đầu tư vào xây dựng các dự án) mà không chú ý đếnthời gian khai thác dự án Việc coi trọng hiệu quả kinh tế - xã hội do đầu tư XDCBmang lại là hết sức cần thiết nên phải có phương án lựa chọn tối ưu; đảm bảo trình

tự XDCB Chính vì chu kỳ sản xuất kéo dài nên việc hoàn vốn được các nhà đầu tư

đặc biệt quan tâm Phải lựa chọn trình tự bỏ vốn cho thích hợp để giảm đến mức tối

đa thiệt hại do ứ đọng vốn ở sản phẩm dở dang TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

Ba là: Sản phẩm của các dự án đầu tư XDCB thường có tính đơn chiếc Do vậy,

ngay cả khi hai công trình liền kề nhau, nhưng chi phí thi công thực tế của mỗi công trìnhcũng khác nhau Đây là đặc điểm cần lưu ý trong quá trình quản lý vốn đầu tư

Bốn là: Hoạt động đầu tư luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi

ích trong tương lai Nhà đầu tư mong muốn và chấp nhận đầu tư trong điều kiện lợiích thu được trong tương lai lớn hơn lợi ích hiện tại mà họ tạm thời hy sinh Nói

cách khác, mục đích tối cao của đầu tư là hiệu quả Hiệu quả vừa là mục tiêu, độnglực vừa là phương tiện của hoạt động đầu tư

Năm là: Đầu tư là lĩnh vực có mức độ rủi ro lớn và mạo hiểm Đầu tư chính là

việc đánh đổi những tiêu dùng chắc chắn của hiện tại để mong nhận được những tiêudùng lớn hơn, nhưng chưa thật chắc trong tương lai "Chưa thật chắc chắn” chính là yếu

tố rủi ro mạo hiểm.Vì vậy có nhà kinh tế nói rằng: "đầu tư là đánh bạc với tương lai"

Rủi ro trong lĩnh vực đầu tư XDCB chủ yếu do thời gian của quá trình đầu tưkéo dài Trong thời gian này các yếu tố kinh tế, chính trị và cả tự nhiên ảnh hưởng sẽgây nên những tổn thất mà các nhà đầu tư không lường định hết khi lập dự án Cácyếu tố bão lụt, động đất, chiến tranh có thể tàn phá các công trình được đầu tư Sự

thay đổi chính sách như: thay đổi chính sách thuế, mức lãi suất, sự thay đổi thịtrường, thay đổi nhu cầu sản phẩm… cũng có thể gây nên thiệt hại cho các nhà đầu tư

Đặc điểm này chỉ ra rằng, muốn khuyến khích đầu tư cần phải quan tâm đến

lợi ích của các nhà đầu tư Lợi ích mà các nhà đầu tư quan tâm nhất là hoàn đủ vốn

đầu tư cho họ và lợi nhuận tối đa thu được nhờ hạn chế và tránh được rủi ro Vì vậy,

các chính sách khuyến khích đầu tư cần quan tâm đến ưu đãi, miễn giảm thuế, vềkhấu hao cao, lãi suất vốn vay thấp, cơ chế thanh toán vốn kịp thời…

Sáu là: Sản phẩm của đầu tư XDCB có tính cố định Nó gắn liền với đất

đai, nơi sản xuất và nơi sử dụng Sau khi xây dựng xong cố định tại một chỗ, các

thành quả của hoạt động đầu tư XDCB là các công trình xây dựng sẽ hoạt động

ngay nơi mà nó được tạo dựng nên Do đó các điều kiện địa hình có ảnh hưởng

rất lớn đến quá trình thực hiện dự án đầu tư, cũng như tác dụng sau này của các

Trang 27

Quá trình sản xuất thường tiến hành ngoài trời và bị ảnh hưởng lớn của điềukiện thiên nhiên Vật liệu xây dựng nhiều, có trọng lượng lớn (nhất là xây dựngphần thô, chủ yếu là vật liệu nặng); nhu cầu vận chuyển lớn, chi phí vận chuyểncao Do vậy, phải có một tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật đặc biệt để đưa vật liệu

đến tận công trình theo tiến độ thi công

Nơi làm việc và lực lượng lao động không ổn định trong XDCB dẫn tới thời

gian ngừng việc nhiều, chờ đợi, năng suất lao động thấp, dể gây tâm lý tạm bợ, tuỳtiện trong làm việc và sinh hoạt của cán bộ, công nhân ở công trường

Hoàn thành một dự án đầu tư XDCB phải trải qua nhiều giai đoạn, có rấtnhiều đơn vị tham gia thực hiện Trên một công trường, có rất nhiều đơn vị làm cáccông việc khác nhau; các đơn vị này lại cùng hoạt động trong cùng một không gian,thời gian Do đó việc tổ chức thi công cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau bằng cáchợp đồng giao nhận thầu xây lắp

Giá bán được định trước khi chế tạo sản phẩm, tức là trước khi nhà thầu

biết giá thành thực tế của mình Ước lượng đúng đắn giá cả và các phương tiện thi

công khó khăn vì phải dựa trên những giả thiết mà rất có thể khi thi công thực tế bị

phủ định Điều phụ thuộc này, buộc nhà thầu phải nắm chắc dự toán và kiểm tra

thường xuyên trong quá trình thi công

Ngoài những đặc điểm của đầu tư XDCB nói chung thì đầu tư XDCB từNSNN còn có đặc điểm riêng đó là:

+ Quy mô vốn đầu tư lớn: các công trình được đầu tư xây dựng từ nguồnvốn này đa số là các công trình lớn, có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng đến sự pháttriển kinh tế - xã hội; tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của các vùng, địa

phương hoặc ngành của nền kinh tế

+ Về khả năng thu hồi vốn: Mặc dù tất cả các công trình XDCB từ NSNN

đều là những công trình có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế; Song khảnăng thu hồi vốn lại rất thấp, thậm chí không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp Do

vậy, các dự án này thường không hấp dẫn các thành phần kinh tế khác Nói cách

khác, đầu tư XDCB từ NSNN là hoạt động đầu tư chỉ hướng vào các lĩnh vực màTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

các thành phần kinh tế không được phép đầu tư (an ninh quốc phòng), hay khôngmuốn đầu tư vì không thu được lợi ích trực tiếp (hồ, thuỷ lợi, đê…); hoặc không cókhả năng đầu tư do phải sử dụng một lượng vốn đầu tư rất

+ Nguồn vốn để thực hiện đầu tư là do NSNN cấp phát trực tiếp Đây là một

đặc trưng cơ bản để phân biệt với các hình thức đầu tư khác Tuy nhiên trên thực tế,

các nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế thị trường có mối quan hệ mật thiết và đanxen với nhau

+ Việc quản lý vốn đầu tư rất khó khăn, dễ bị thất thoát lãng phí Đây là một

đặc điểm rất quan trọng trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn

NSNN so với các nguồn khác Từ đó, đòi hỏi việc quản lý vốn đầu tư XDCB từnguồn NSNN phải được thường xuyên chú trọng, quản lý vốn cần theo đúng quy

định của pháp luật

1.1.1.6 Vai trò c ủa đầu tư XDCB thuộc NSNN

Đầu tư XDCB thuộc NSNN đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong

bối cảnh Việt Nam - một quốc gia đang trên đà phát triển kinh tế và tăng trưởng trênthế giới Cụ thể có các vai trò sau:

- Một là, đầu tư XDCB thuộc NSNN là công cụ kinh tế quan trọng để Nhà

nước trực tiếp tác động đến các quá trình phát triển KT - XH, điều tiết vĩ mô, thúc đẩytăng trưởng kinh tế, giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước Bằng việc cung

cấp các dịch vụ công cộng, như: hạ tầng KT - XH, an ninh quốc phòng… mà các thànhphần kinh tế khác không muốn, không thể hoặc không được đầu tư; các dự án đầu tư từ

NSNN được triển khai ở các vị trí quan trọng, then chốt nhất nhằm đảm bảo cho nền

KT - XHphát triển ổn định theo định hướng xã hội chủ nghĩa

- Hai là, đầu tư XDCB thuộc NSNN được coi là một công cụ để Nhà nước chủ

động điều tiết, điều chỉnh hàng loạt các quan hệ và những cân đối lớn của nền kinh tế:

+ Đầu tư XDCB thuộc NSNN là một công cụ để Nhà nước chủ động điềuchỉnh tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế:

Về mặt cầu: Đầu tư (trong đó có đầu tư Chính phủ) sẽ tạo ra khả năng

kích cầu tiêu dùng trong sản xuất, thúc đẩy lưu thông, tạo việc làm và thuTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

nhập… Tuy nhiên tác động của đầu tư đối với tổng cầu chỉ là ngắn hạn Trongkhi tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư sẽ kéo theo tổng cầu

tăng, các yếu tố giá cả đầu vào của đầu tư tăng, sản lượng cân bằng tăng theo dẫnđến cân bằng cung cầu mới

Về mặt cung: Khi các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, năng lực mới của

nền kinh tế tăng lên thì lại tác động làm tăng tổng cung trong dài hạn, kéo theo sản

lượng tiềm năng tăng, giá cả sản phẩm giảm Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phéptăng tiêu dùng, kích thích đầu tư Đây là nguồn cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển

kinh tế - xã hội Như vậy thông qua chi đầu tư XDCB từ NSNN, Chính phủ có thểchủ động xử lý những cân đối vĩ mô của nền kinh tế

+ Đầu tư XDCB từ NSNN là công cụ để Nhà nước chủ động điều chỉnh cơcấu kinh tế ngành, vùng, lãnh thổ Thông qua các chương trình dự án đầu tư lớn

(chương trình 135, dự án đường Hồ Chí Minh, chương trình kiên cố hoá trường lớp

học, giao thông nông thôn…) Nhà nước đã bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư pháttriển kinh tế ở những vùng sâu, vùng xa nhằm thực hiện chủ trương xoá đói, giảm

nghèo, đảm bảo sự công bằng trong việc thụ hưởng các thành quả của tăng trưởng,

tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định, vững chắc Xét về mặt bản chất,

đầu tư của Chính phủ là một giải pháp để điều chỉnh những khuyết tật vốn có của

nền kinh tế thị trường

- Ba là, đầu tư XDCB thuộc NSNN tạo điều kiện cho các thành phần kinh

tế và cho toàn nền kinh tế phát triển.Vốn đầu tư thuộc NSNN được coi là “vốnmồi” để thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước vào đầu tư phát triển;

cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển sẽ tạo khả năng lớn để thu hút vốn đầu tưtrong và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, du

lịch… Có đủ vốn đầu tư trong nước mới góp phần giải ngân, hấp thụ được cácnguồn vốn ODA, có hạ tầng kinh tế - xã hội tốt mới thu hút được vốn FDI, cóvốn đầu tư “mồi” của Nhà nước mới khuyến khích phát triển các hình thức

BOT… Như vậy đầu tư từ NSNN có vai trò hạt nhân để thúc đẩy xã hội hoátrong đầu tư, thực hiện CNH - HĐH đất nước.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

- Bốn là, đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN tạo điều kiện phát triển

nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân Các

dự án đầu tư vào các lĩnh vực trên (như đã nêu) rất tốn kém, độ rủi ro cao, khả năngthu hồi vốn thấp nên thường được Nhà nước đầu tư bằng nguồn NSNN Khi hoàn

thành và đưa vào sử dụng sẽ cung cấp các dịch vụ công, tạo điều kiện nâng cao hiệu

quả đầu tư của nền kinh tế - xã hội

- Năm là, sản phẩm đầu tư XDCB có ý nghĩa lớn về mặt chính trị, xã hội,

nghệ thuật và an ninh - quốc phòng:

+ Về mặt kinh tế - xã hội: Cơ cấu đầu tư XDCB thể hiện đường lối phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn

+ Về mặt nghệ thuật: Đầu tư XDCB góp phần mở mang đời sống văn hoá,tinh thần làm phong phú thêm nền kiến trúc của đất nước

+ Về mặt an ninh, chính trị và quốc phòng: Đầu tư XDCB góp phần tăng cườngtiềm lực quốc phòng của đất nước, ổn định an ninh trật tự, và chính trị xã hội

1.1.2 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước

1.1.2.1.Khái ni ệm quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN

Quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN là quản lý quá trình phân phối và sửdụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ ngân sách nhà nước để đầu tư tái sản xuất tài sản

cố định nhằm từng bước tăng cường, hoàn thiện, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹthuật và năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế quốc dân đảm bảo hiệu quả sửdụng vốn

1.1.2.2.Nguyên t ắc quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc NSNN phải tuân thủ theo cácnguyên tắc:

- Thứ nhất, Nhà nước ban hành các chính sách; các định mức chi phí trong

hoạt động xây dựng để lập, thẩm định và phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán vàquyết toán thanh toán VĐT xây dựng công trình; định mức kinh tế - kỹ thuật trongthi công xây dựng; các nguyên tắc, phương pháp lập điều chỉnh đơn giá, dự toán

đồng thời hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các vấn đềtrên.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

-Thứ hai, lập và quản lý (QL) chi phí phải rõ ràng đơn giản dễ thực hiện, đảm

bảo hiệu quả và mục tiêu của dự án đầu tư XDCB; ghi theo đúng nguyên lệ trongtổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán quyết toán đối với các công trình, dự án có

sử dụng ngoại tệ để việc quy đổi VĐT được thực hiện một cách có cơ sở và để tínhtoán chính xác tổng mức đầu tư, dự toán công trình theo giá nộitệ

Chủ thể đứng ra QL toàn bộ quá trình đầu tư là Nhà nước Tuy nhiên cần lưu

ý đối với người quyết định đầu tư là bố trí đủ vốn để đảm bảo tiến độ của dựán

- Thứ ba, chi phí của dự án xây dựng công trình phải phù hợp với các bước

thiết kế và biểu hiện bằng tổng mức đầu tư, tổng dự toán quyết toán khi kết thúcxây dựng và đưa công trình vào sửdụng

Thứ tư, căn cứ vào khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế

-kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước để thực hiện quá trình QL vốn đầu xâydựng công trình phù hợp với yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ

- Thứ năm, giao cho Bộ Tài Chính hướng dẫn việc cấp vốn cho các dự án đầu

tư xây dựng công trình sử dụng vốn NSNN, Bộ Xây Dựng có trách nghiệm hướng

dẫn việc lập và QL chi phí dự án đầu tư xây dựng côngtrình

- Thứ sáu, đối với các công trình ở địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

căn cứ vào các nguyên tắc QL vốn để chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với

các sở liên quan lập các bảng giá vật liệu nhân công và chi phí sử dụng máy thicông xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của thị trường địa phương để ban

hành và hướng dẫn

1.1.2.3.N ội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NS Nhà nước

- Quản lý quy hoạch và phân bổ vốn đầu tư

Dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp quy hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh, cấp huyện và quy hoạch ngành đã được phê duyệt;tuân thủ các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng

đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Đối với các dự án đầu tư không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm

quyền phê duyệt, chủ đầu tư phải báo cáo với cấp có thẩm quyền để xem xét, chấpthuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình chưa có trong quy hoạch xây

dựng thì vị trí, quy mô xây dựng phải ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan

có thẩm quyền phê duyệt về quy; riêng trong khu vực thị trấn, nếu chưa có quyhoạch chi tiết phải có giấy phép quy hoạch của cấp có thẩm quyền

Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp, lấy ý kiến

các cơ quan chuyên môn cấp huyện có liên quan và trình Ủy ban nhân dân cấp

huyện quyết định phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngânsách do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý theo quy định

Kế hoạch vốn đầu tư được điều chỉnh, bổ sung hàng quý trên cơ sở thực tếtriển khai dự án được phản ánh thông qua công tác giám sát đầu tư

- Quản lý công tác đền bù giải phóng mặt bằng

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việcliên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phậndân cư trên một phần đất nhất định để trả lại mặt bằng thực hiện các quy hoạch cho

việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới

Đây là công tác tiền đề cho việc thi công công trình (với các dự án vướng đấtđền bù giải tỏa) do đó việc một dự án có thực hiện đúng mục tiêu đề ra ban đầu

haykhông thì khâu quản lý đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) ban đầu này rấtquan trọng Việc quản lý ở khâu này bao gồm việc thẩm định đối tượng được đềnbù,phạm vi đền bù, tổng giá trị đền bù theo các quy định của pháp luật

- Quản lý công tác thẩm định, phê duyệt, đấu thầu

Thẩm định dự án đầu tư: là việc tổ chức xem xét một cách khách quan cókhoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của

dự án Từ đó có quyết định đầu tư và cho phép đầu tư Nội dung thẩm định dự án

đầu tư bao gồm:

- Đánh giá sự cần thiết của dự án đầu tư xây dựng:

+ Phân tích chuyên sâu nhằm bảo bảo dự án đầu tư mang lại lợi ích to lớn vàrất cần thiết cho xã hội như ảnh hưởng đến môi trường dân sinh,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

+ Đánh giá toàn diện về lợi ích kinh tế mà dự án mang lại, đảm bảo công

trình xây dựng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt

- Thẩm định kỹ thuật: Kiểm tra, đánh giá và phân tích toàn bộ các yếu tố,tiêu chuẩn kỹ thuật, các công nghệ được áp dụng vào dự án nhằm đảm bảo dự án đủtiêu chuẩn và khả thi để thực hiện

- Thẩm định khả năng vốn tài chính dự án:

+ Đánh giá phân tích và tính toán tổng vốn đầu tư xây dựng công trình, và cơ

cấu thu hồi vốn của dự án

+ Đánh giá nguồn vốn đầu tư

+ Chi phí bỏ ra và lợi nhuận mang lại khi đưa dự án vào sử dụng UBND cấphuyện tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư Đầu mối thẩm định dự

án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc người quyết địnhđầu tư Người quyết định đầu tư có thể thuê tư vấn để thẩm tra một phần hoặc toàn

bộ nội dung liên quan đến các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án và các yếu tố

đảm bảo tính khả thi của dự án

Phê duyệt dự án đầu tư: sau khi có kết quả thẩm định, người quyết định đầu

tư (Uỷ ban nhân dân cấp huyện) phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình

Đấu thầu: là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời

thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, côngbằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế Để thực hiện một dự án đầu tư xây dựng cơbản theo cơ chế mới người ta có thể áp dụng một trong ba phương thức chủ yếu là:

Tự làm, Chỉ định thầu và Đấu thầu Trong đó, phương thức đấu thầu đang được ápdụng rộng rãi với hầu hết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản Nếu đứng ở mỗi góc

độ khác nhau sẽ có những cách nhìn khác nhau về đấu thầu trong xây dựng cơ bản

+ Các hình thức đấu thầu xây dựng cơ bản: Việc lựa chọn nhà thầu có thể

được thực hiện theo hai hình thức chủ yếu sau đây:

 Đấu thầu rộng rãi : Đấu thầu rộng rãi là hình thức không hạn chế số lượng nhà

thầu tham gia Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin

đại chúng và ghi rõ các điều kiện, thời gian dự thầu Đối với những gói thầu lớn, phức

tạp về công nghệ bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ tưTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

cách và năng lực tham gia dự đấu thầu Hình thức đấu thầu hiện nay được khuyếnkhích áp dụng nhằm đạt tính cạnh tranh cao trên cơ sở tham gia của nhiều nhà thầu.Tuy nhiên, hình thức này được áp dụng cho các công trình thông dụng không có yêucầu đặc biệt về kĩ thuật, mĩ thuật cũng như không cần bí mật và tuỳ theo từng dự án cụthể trong phạm vi một địa phương, một vùng, toàn quốc và quốc tế

Đấu thầu hạn chế : Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu

mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham gia Danh sách nhà thầutham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp nhận Hìnhthức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kịên sau : Chỉ có một

số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của đấu thầu; Các nguồn vốn sửdụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế; Do tình hình cụ thể của gói thầu màviệc đấu thầu hạn chế có lợi thế; Do yêu cầu về tiến độ thực hiện dự án được người

có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận

- Quản lý công tác thi công xây dựng công trình

Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm: Quản lý chất lượng xâydựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình,quản lý môi trường xây dựng

+ Quản lý chất lượng công trình xây dựng: Nó bao gồm các quy trình cầnthiết để đảm bảo rằng dự án đầu tư XDCB sẽ thoả mãn được nhu cầu cần thiết phảitiến hành thực hiện đầu tư dự án (làm rõ lý do tồn tại của dự án)

+ Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

 Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy môcủa

công trình xây dựng; quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi côngxây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;

 Lập và kiểm tra thực hiện các biện pháp thi công của nhà thầu theo hồsơ,tiến độ thi công Lập và ghi nhật ký thi công đầy đủ theo đúng quy định

 Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công

trình xây dựng Nghiệm thu nội bộ, lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận xây dựng,hạng mục hoàn thành và công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

+ Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình

 Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định

 Kiểm tra sự phù hợp về năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình

với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng bao gồm: Kiểm tra về đội ngũ nhân lực,thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng đưa vào công trường; Kiểm tra hệthống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình; Kiểm tra cácloại giấy phép sử dụng các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu cao về an toànphục vụ thi công xây dựng công trình; Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sảnxuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầuthi công xây dựng công trình;

 Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công

trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu thiết kế Khi

có nghi ngờ chủ đầu tư có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc thuê đơn vị có năng lực đểkiểm tra lại vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng;

+ Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình

Việc thi công xây dựng công trình phải tuân thủ thực hiện theo khối lượngcủa thiết kế dự toán đã được phê duyệt Khối lượng thi công xây dựng được tính

toán, xác định theo kết quả xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng,

nhà thầu giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối

lượng thiết kế, dự toán được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợpđồng Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được

duyệt thì chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải xem xét để xử lý Đối với các dự áncông trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư phải báo cáo

người ra quyết định đầu tư để xem xét, quyết định Khối lượng phát sinh được chủđầu tư, người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán và

quyết toán công trình

+ Quản lý môi trường xây dựng

Nhà thầu thi công phải triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi

trường xây dựng Có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải rác thải xâyTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

dựng và vật liệu thu gom trong quá trình thi công công trình Đối với công trình thi

công trong đô thị phải thực hiện các biện pháp bao che công trường, thu dọn phế

thải tập kết đúng nơi quy định, bố trí thời gian thi công phù hợp để chống ồn đếnxung quanh, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về môi

trường Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về

bảovệ môi trường thì chủ đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cóquyền đình chỉ thi công xây dựng công trình và yêu cầu nhà thầu phải thực hiện

đúng các biện pháp bảo vệ môi trường

- Quản lý công tác giải ngân, kiểm tra, giám sát vốn

Việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà

nước đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc sau:

+ Đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành đúngquy định về quản lý tài chính đầu tư và xây dựng của pháp luật hiện hành và nộidung hướng dẫn tại Thông tư này

+ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng

đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế

độ quản lý tài chính đầu tư

+ Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các chủđầu tư hoặc Ban quản lý dự án thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, sử

dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nước

+ Cơ quan Tài chính các cấp thực hiện công tác quản lý tài chính vốn đầu tư

về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư, tình hình quản lý, sử dụngvốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành

+ Cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát, thanh toán vốn kịp

thời, đầy đủ, đúng quy định cho các dự án khi có đủ điều kiện thanh toán vốn

Bên cạnh công tác giải ngân thì công tác kiểm tra và giám sát vốn cũng rất quantrọng Kiểm tra giám sát gắn với các biện pháp xử phạt thích đáng đối với các vi phạm

các quy định về điều kiện năng lực hành nghề, các hoạt động tư vấn công trình theoTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

dõi kiểm tra các kết quả đạt được tiến hành đối chiếu với các yêu cầu của quá trình đầu

tư, đảm bảo phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển chung của cả nước

Quá trình giám sát tức là giá tổng thể đầu tư, dự án đầu tư, thực hiện các chức

năng thanh tra chuyên ngành xây dựng, thanh tra tài chính và cuối cùng là ngăn

ngừa và xử lý các vi phạm

- Công tác thanh tra, kiểm tra dự án hoàn thành

Tất cả các dự án đầu tư dùng vốn ngân sách Nhà nước, vốn huy động và vốnkhác của Nhà nước khi hoàn thành phải được thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn

đầu tư theo quy định tại thông tư số 19/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính

Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các ngành chức năng, ủy ban nhân dân(UBND) huyện tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các

quy định của Pháp luật về hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân tham gia

hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố và báo cáo UBND tỉnh kết quả thanh tra,kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

1.1.2.4 Các ch ỉ tiêu đánh giá hiệu quả và kết quả quản lý vốn ĐT XDCB từ

ngu ồn NSNN

+ Giá trị TSCĐ huy động trong kỳ

Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xâydựng có khả năng phát huy tác dụng một cách độc lập đã kết thúc quá trình xâydựng, mua sắm, đã được nghiệm thu và có thể đưa vào hoạt động

Chỉ tiêu tài sản cố định được huy động có thể được tính bằng giá trị (tiền) vàhiện vật (số lượng ngôi nhà, bệnh viện, trường học ) Chỉ tiêu giá trị tài sản cố định

huy động có thể tính theo giá dự toán hoặc giá thực tế tùy vào mục đích sử dụng

chúng Giá trị dự toán được sử dụng làm cơ sở để tính giá trị thực tế của tài sản cố

định, lập kế hoạch vốn đầu tư và tính toán vốn đầu tư thực hiện, đồng thời đây là cơ

sở để thực hiện thanh quyết toán vốn đầu tư giữa chủ đầu tư và các nhà thầu

Giá trị thực tế của tài sản cố định huy động được sử dụng để kiểm tra việcthực hiện kỹ thuật, tài chính, dự toán đối với công trình đầu tư từ nguồn vốn NSNNcác cấp, tính mức khấu hao hàng năm.TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

Giá trị TSCĐ huy động trong kỳ = vốn đầu tư thực hiện kỳ trước chuyển sang

kỳ nghiên cứu + vốn đầu tư thực hiện trong kỳ - chi phí không làm gia tăng giá trị

TSCĐ - vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động chuyển sang kỳ sau

Để phản ánh mức độ đạt được kết quả cuối cùng trong số vốn đầu tư đã được

thực hiện người ta thường sử dụng chỉ tiêu: hệ số huy động TSCĐ

Hệ số huy động TSCĐ = Giá trị huy động TSCĐ trong kỳ / (tổng vốn đầu tư

thực hiện trong kỳ + vốn đầu tư thực hiện kỳ trước nhưng chưa được huy động) +

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng được nhu cầu sản

xuất, phục vụ của các TSCĐ đã được huy động vào quá trình sản xuất ra sản phẩmhoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư.Tài sản cố định được huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là sảnphẩm cuối cùng của công cuộc đầu tư và được thể hiện bằng tiền hoặc hiện vật

trên địa bàn địa phương

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm được thể hiện ở các chỉ tiêu như: công suất,

mức tiêu dùng nguyên vật liệu trên một đơn vị thời gian trên địa bàn địa phương

- Đánh giá hiệu quả của vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ở cấp độ vùng.

Trong đầu tư XDCB nó được thể hiện bằng hệ số huy động TSCĐ

Giá trị TSCĐ huy động đưa vào sử dụng

Hệ số huy động TSCĐ =

-Tổng vốn đầu tư XDCB bằng vốn NSNN

Hệ số này có giá trị từ 0 =>1, nếu hệ số này càng cao thì hiệu quả chi NSNN

trong đầu tư xây dựng cơ bản càng cao

Như đã phân tích trên, vốn NSNN trong đầu tư XDCB hầu hết là vốn NSNN

cho các dự án đầu tư XDCB không có khả năng thu hồi vốn, hoặc là lĩnh vực không

đem lại lợi nhuận cao, nên hầu như không phân tích hiệu quả tài chính mà chỉ phân

tích hiệu quả kinh tế xã hội, nhưng do đặc thù của các dự án đầu tư XDCB là khimột dự án đầu tư XDCB đã hoàn thành thì nó thường đạt được các chỉ tiêu hiệu quảTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

kinh tế - xã hội đã đề ra (ví dụ: số km đường tăng thêm/vốn đầu tư, số trường học

tăng thêm/vốn đầu tư ) Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả chi NSNN trong đầu tưXDCB, người ta sẽ không đánh giá hiệu quả ở cấp độ dự án mà chỉ đánh giá hiệu

quả ở cấp độ vùng (hoặc quốc gia); bên cạnh các chỉ tiêu phân tích hiệu quả ở cấp

độ vùng, ta còn phải đánh giá hiệu quả quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB

bằng cách đánh giá chu trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ khâu lập dự toán cho đếnkhâu quyết toán cuối cùng, nếu quá trình quản lý vốn NSNN không tốt, bị buônglỏng, nhiều kẻ hở thì thất thoát vốn đầu tư sẽ tăng từ đó giảm hiệu quả vốn NSNN

trong đầu tư XDCB

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước.

1.1.3.1.Các nhân t ố chủ quan

Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: năng lực quản lý của người lãnh đạo vàtrình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý vốn NSNN trong đầu

tư XDCB, tổ chức bộ máy quản lý vốn NSNN cũng như quy trình nghiệp vụ, công

nghệ quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB

- Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý vốn NSNN trong XDCB.

Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy chi NSNN trong đầu tư

XDCB,bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân

sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên

một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm vàquyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máyquản lý chi ngân sách nhà nước ở địa phương Năng lực quản lý của người lãnh đạo

có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý

NSNN trong đầu tư XDCB ở từng địa phương nói riêng Nếu năng lực của người

lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực

tế thì việc quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB sẽ không hiệu quả, dễ gây tìnhtrạng chi vượt quá thu, chi đầu tư giàn trải, phân bổ vốn cho đầu tư XDCB khôngTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy

được sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xãhội

- Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB

Hoạt động quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB được triển khai có thuậnlợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý vốn NSNN

trong đầu tư XDCB và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ

quản lý Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từngkhâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập,chấp hành, quyết toán và kiểm toán vốn NSNN trong đầu tư XDCB có tác động rấtlớn đến quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp

sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý Quytrình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làmnâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi ngân sách nhà

nước trong đầu tư XDCB, giảm các yếu tố sai lệch thông tin Từ đó nâng cao được

hiệu quả quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn địaphương

- Công nghệ thông tin vào công tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB

trên địa bàn

Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đangthực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của nó Thực tế đã chứng minh vớiviệc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý vốn NSNN nói chung

và quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB ở địa phương nói riêng sẽ giúp tiết kiệm

được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống

nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ mộtcách hiệu quả Chính vì lẽ đó mà công nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh

hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn

1.1.3.2 Các nhân t ố khách quan

- Điều kiện tự nhiên

Xây dựng cơ bản thường được tiến hành ngoài trời, do đó nó chịu ảnh hưởngcủa điều kiện khí hậu Bên cạnh đó, ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiênkhác nhau, do vậy cần phải có những thiết kế, kiến trúc phù hợp với điều kiện tựTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 18/10/2018, 14:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Xây dựng (2010)
Tác giả: Bộ Xây dựng
Năm: 2010
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính (2006), Quyết định 32/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 06/06/2006 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra kiểm tra tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ trưởng Bộ Tài chính (2006
Tác giả: Bộ trưởng Bộ Tài chính
Năm: 2006
3. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 56/2008/QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày 17/07/2008 về ban hành quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn NSNN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài chính (2008)
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2008
5. Bùi Mạnh Tuyên (2015), Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngânsách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Tác giả: Bùi Mạnh Tuyên
Năm: 2015
13. Lê Toàn Thắng (2012), Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội, Đại học Quốc gia, Hà NộiNguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương, 2007. Giáo trình Kinh tế đầu tư.Hà Nội: Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhànước của thành phố Hà Nội", Đại học Quốc gia, Hà NộiNguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương, 2007. "Giáo trình Kinh tế đầu tư
Tác giả: Lê Toàn Thắng
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2012
14. Nguyễn Mạnh Hùng (2016), Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Huế, Đại học kinh tế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồnngân sách Nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố Huế
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng
Năm: 2016
15. Nguyễn Hồng Minh (2017), Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách xã tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, Đại học kinh tế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bảnthuộc nguồn vốn ngân sách xã tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
Tác giả: Nguyễn Hồng Minh
Năm: 2017
18. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện (2014 -2016), Báo cáo tình kiểm tra xây dựng cơ bản qua các năm 2014 -2016TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình kiểm tra xâydựng cơ bản qua các năm 2014-2016
4. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011, Thông tư quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước Khác
6. Chính phủ (1999), Nghị Định 385- HĐBT ngày 7/11/của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung thay thế điều lệ quản lý xây dựng cơ bản đã ban hành kèm theo Nghị định số 232 – CP ngày 6 tháng 6 năm 1982 Khác
7. Chính phủ (1999), Nghị Định 232- CP ngày 6/6/1981 của Chính phủ về ban hành điều lệ quản lý xây dựng cơ bản Khác
8. Chính phủ (2000), Nghị Định 12-CP ngày 4/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi và bổ sung một số điều trong quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị Định 52 CP Khác
9. Chính phủ (2009), Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Khác
10. Chính phủ (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng Khác
11. Chính phủ (2009), Chỉ thị 1792 CT-TTg năm 2011về tăng cường quản lý công tác vốn đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ Khác
12. Kho bạc Nhà nước huyện Phú Vang (2014 -2016), Báo cáo quyết toán xây dựng cơ bản các năm 2014 -2016 Khác
17. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện (2014 -2016), Báo cáo tình hình thực hiện xây dựng cơ bản qua các năm 2014 -2016 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w