1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 20152017

97 261 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

Khái niệm đăng ký quyền sử dụng đất Theo Điều 3 Luật Đất đai 2013: “Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khácgắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sửdụng đấ

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên:………

Lớp:……….Khóa học………

Tên Đồ án/Khóa luận tốt nghiệp:………

………

Tính chất của Đồ án/Khóa luận: Nghiên cứu cơ bản/Nghiên cứu ứng dụng/Bổ sung lý thuyết/Hoàn chỉnh vốn kiến thức/… 1 Nội dung nhận xét: a Thái độ, tác phong làm việc:………

b Tiến trình thực hiện đồ án/khóa luận:………

c Nội dung: - Phần cơ sở lý thuyết:………

- Giá trị pháp lý và thực tiễn của số liệu nghiên cứu………

- Phương pháp nghiên cứu, xử lý số liệu và mức độ giải quyết các vấn đề:……

………

d Thu thập tài liệu tham khảo:………

e Hình thức và bố cục trình bày:………

f Nhận xét khác:………

………

2 Kết luận:

Đồng ý hoặc không đồng ý cho sinh viên được bảo vệ đồ án/khóa luận trước Hội đồng cấp trường

NGƯỜI HƯỚNG DẪN TRƯỞNG KHOA

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sựhướng dẫn của cô giáo Th.s Nguyễn Thị Kim Liên Các nội dung nghiên cứu,kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thứcnào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trongphần tài liệu tham khảo

Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũngnhư số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chúthích nguồn gốc

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm về nội dung luận văn của mình

Tác giả

Lương Từ Thịnh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Qua những năm học tập tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ ThuậtQuảng Nam, em đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo tận tìnhcủa các thầy, cô giáo ngành Quản lý đất đai thuộc khoa Nông Nghiệp Đặcbiệt, trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã nhận được sự giúp đỡ trực tiếp

là cô giáo Th.S Nguyễn Thị Kim Liên

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo khoa Nông Nghiệp, cùng toànthể thầy, cô đã dạy bảo chúng em suốt những năm học tập trên giảng đườngTrường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Quảng Nam

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Nguyễn Thị Kim Liên là người

đã chỉ bảo em phương pháp nghiên cứu để hoàn thành đồ án tốt nghiệp củamình

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các bác, các cô, các anh,các chị thuộc Văn phòng Đăng Ký Đất Đai Quảng Nam; em xin cảm chịNguyễn Thị Út cán bộ phòng cấp GCN QSDĐ đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điềukiện thuận lợi giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này

Trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp em đã cố gắng hếtsức mình nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nênchắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự chỉ bảo,đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài báo cáo của em đượchoàn thiện hơn

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình cùng các bạn trong lớp

đã động viên em hoàn thành bài Báo cáo tốt nghiệp của mình

Tam Kỳ, ngày tháng năm 2018

Sinh viên

Lương Từ Thịnh

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GCN Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở

hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

VPĐKĐĐ Văn phòng đăng ký đất đai

BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường

Y

Hình 2 1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam 27

Bảng 3 1 Kết quả cấp lần đầu và cấp mới, cấp đổi, cấp lại theo từng huyện,

thị xã, thành phố trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2017 69

Trang 5

Bảng 3 2 Tổng hợp kết quả cấp GCN các loại đất năm 2015 71 Bảng 3 3 Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận cấp GCN các loại đất tính

Bảng 3 7 Tình hình tồn đọng chưa cấp GCN lần đầu đối với đất ở nông thôn

năm 2017 (diện tích: ha) 78

Bảng 3 8 Tổng hợp kết quả tình hình tồn đọng chưa cấp GCN lần đầu năm

2017 79

MỤC LỤC

Trang 7

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Trong tất cả các điều kiện cần thiết để quá trình sản xuất được thực hiện,tạo ra của cải vật chất, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngườithì đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Các-Mác từng nói: “Đất là mẹ, sứclao động là cha, sản sinh ra mọi của cải vật chất” Chính vì vậy, quá trình khaithác sử dụng đất đai phải luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội Xã hộicàng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng tăng trongkhi đất đai thì hữu hạn, cả về chất và về lượng

Luật Đất đai 2013 ra đời đã xác định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân doNhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” Hiện nay công tác đăng

ký đất đai, cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chínhđược thực hiện theo nhiều văn bản Công tác ĐKĐĐ, cấp GCN, lập HSĐC làmột trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai ĐKĐĐ thực chất là thủtục hành chính bắt buộc nhằm thiết lập một hệ thống HSĐC đầy đủ và cấpGCN cho chủ sử dụng đất hợp pháp, nhằm thiết lập mối quan hệ giữa Nhànước và người sử dụng là cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm chắc toàn bộ đấtđai theo pháp luật Từ đó, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, quyền và lợiích hợp pháp của người sử dụng được bảo vệ và phát huy, đảm bảo đất đaiđược sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả

Quảng Nam là một tỉnh miền Trung đang trên đà phát triển, có dân số1.480.790 người với diện tích tự nhiên rộng 10.574,74 km², mật độ dân số lêntới 140 người/ km² Với các khu công nghiệp như khu công nghiệp Chu Lai,Điện Nam – Điện Ngọc, khu công nghiệp Tam Thăng ;cùng các cụm côngnghiệp thương mại, dịch vụ, đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoàinước, đó chính là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội Nhữngnăm trở lại đây, quá trình đô thị hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ Cho nênviệc sử dụng đất trên địa bàn của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua vẫn cònnhiều khó khăn, thách thức nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết Để có cách

Trang 8

giải quyết thích hợp với những khó khăn trên đòi hỏi chúng ta cần nhìn nhậnlại công tác ĐKĐĐ, cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liềnvới đất Từ đó tìm ra cách giải quyết đúng đắn và triệt để với tình hình địaphương Xuất phát từ những yêu cầu thực tiến trên, được sự đồng ý, nhất trícủa ban chủ nhiệm ngành Quản lý đất đai khoa Nông nghiệp-Trường Caođẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Quảng Nam với sự giúp đỡ của cô giáo Th.s Nguyễn

Thị Kim Liên, Em tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng công tác

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ năm 2015 đến năm

- Đánh giá những khó khăn, thuận lợi trong quá trình cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

2.2 Yêu cầu

- Thu thập số liệu đúng thực tế, chính xác và đầy đủ, có độ tin cậy, phảnánh đúng quá trình thực hiện chính sách cấp giấy chứng nhận trên địa bànnghiên cứu

- Nắm vững, những quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Số liệu điều tra, thu thập phải chính xác, trung thực, khách quan, phảnánh đúng thực trạng cấp giấy chứng nhận của địa phương

Trang 9

- Đồng thời đưa ra các đề xuất có tính khả thi, phù hợp với thực tế củađịa phương.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn2015-2017

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

- Phạm vi thời gian:

+ Thời gian sử dụng số liệu từ năm 2015 – 2017

+ Thời gian thực tập: Đề tài được tiến hành từ 27/4/2018 đến ngày31/5/2018

4 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh QuảngNam

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

- Tìm hiểu đánh giá thực trạng đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2017

- Đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại và hạn chế trongcông tác đăng ký đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnhQuảng Nam

- Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và phát huymặt tích cực để thực hiện có hiệu quả trong công tác đăng ký đất cấp GCNcủa tỉnh Quảng Nam, từ đó góp phần hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước

về đất đai trên địa bàn Tỉnh

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu, dữ liệu

Trang 10

+ Điều tra thu thập các tài liệu tại các tài liệu thứ cấp về: điều kiện tựnhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất

+ Điều tra thu thập số liệu về: công tác đăng ký quyền sử dụng đất vàcấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

5.2 Phương pháp tổng hợp xử lý và phân tích số liệu

- Phương pháp được sử dụng nhằm sắp xếp những số liệu thu thập đượcthành các nhóm, các tiêu chí nhất định phù hợp với tổng mục đích nghiêncứu

- Phương pháp này nhằm phân tích, tổng hợp các số liệu thu thập đượctheo những tiêu chí xác định để làm rõ những đặc trưng trong quá trình đăng

ký, cấp GCN, lập HSĐC

- Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được tiến hànhchọn lọc thông tin cần thiết liên quan đến đề tài

5.3 Phương pháp phân tích, so sánh số liệu

Phương pháp so sánh cho thấy mối tương quan giữa các mặt trong đăng

ký, cấp GCN và lập HSĐC

Cụ thể là so sánh các số liệu qua các năm để rút ra những kết luận vàtìm ra các mguyên nhân tạo nên sự biến đổi đó

5.4 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này nhằm lấy ý kiến tham khảo của các chuyên gia về cácngành, các lĩnh vực có liên quan, để công tác đăng ký, cấp GCN và lậpHSĐC có tính khoa học, hợp lý

5.5 Phương pháp kế thừa

Thừa kế những số liệu của những người đi trước đồng thời bổ sungnhững vấn đề, số liệu mới cho phù hợp với nội dung nghiên cứu

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần nội dung nghiên cứu, phần kết luận và kiếnnghị và tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài được trình bàytrong 3 chương:

Trang 11

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở khoa học

1.1.1 Khái niệm về quyền sử dụng đất

Theo Điều 1 Luật Đất đai 2013 Phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định

về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diệnchủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản

lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đaithuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[16]

Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hìnhthức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang

sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Nhànước cấp GCN cho những trường hợp đủ điều kiện được cấp giấy, đủ cácchứng từ pháp lý có liên quan

1.1.2 Khái niệm đăng ký quyền sử dụng đất

Theo Điều 3 Luật Đất đai 2013: “Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khácgắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lýđất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.”

ĐKQSDĐ là thủ tục hành chính bắt buộc do cơ quan Nhà nước thực hiện

và được thực hiện với tất cả các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất.ĐKQSDĐ là công việc để thiết lập lên hệ thống HSĐC đầy đủ nhất cho tất cảcác loại đất trong phạm vi địa giới hành chính để thực hiện cấp GCN cho cácđối tượng đủ điều kiện làm cơ sở để Nhà nước quản chặt, lắm chắc đến từngthửa đất và từng sử dụng đất

Trang 12

1.1.3 Khái niệm về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Theo Điều 3, Luật đất đai 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý đểNhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắnliền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàquyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, GCN là chứng thư pháp lý xác định quyền sử dụng đất đaihợp pháp của người sử dụng Đây là một trong những quyền quan trọng đượcngười sử dụng đất đặc biệt quan tâm, thông qua GCN, nhà nước xác nhập mốiquan hệ pháp lý giữa nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đất đai với các tổchức, hộ gia đình và cá nhân được nhà nước giao cho sử dụng Mặt khác GCNcòn có ý nghĩa xác định phạm vi giới hạn, diện tích sử dụng

GCN luôn luôn bao gồm nội dung pháp lý và nội dung kinh tế trongmột số quan hệ chuyển dịch quyền sử dụng đất, GCN có giá trị như một ngânphiếu

1.1.4 Mẫu giấy chứng nhận đang được sử dụng hiện nay

Giấy chứng nhận được cấp cho người sử dụng đất theo một mẫu thốngnhất trong cả nước đối với mọi loại đất Mẫu giấy chứng nhận được quy địnhtheo điều 3 thông tư 23/2014/TT-BTNMT như sau:

a Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo mộtmẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất,nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang

in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen ( được gọi là phôi Giấy chứngnhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm,bao gồm các nội dung theo quy định sau đây:

- Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" inmàu đỏ; mục "I Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn

Trang 13

liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6chữ số, bắt đầu từ BA 000001, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên

và Môi trường;

- Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II Thửa đất, nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xâydựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày thángnăm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấpGiấy chứng nhận;

- Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất" và mục "IV Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứngnhận";

- Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV Nhữngthay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với ngườiđược cấp Giấy chứng nhận; mã vạch

b Nội dung và hình thức cụ thể của Giấy chứng nhận quy định tại khoản

1 Điều này được thể hiện theo Mẫu ban hành kèm theo

Sau đây là mẫu giấy chứng nhận đang được UBND tỉnh Quảng Nam sửdụng:

Trang 14

Hình 1 1 Trang 01 và 04 mẫu GCN

Trang 15

Hình 1 2 Trang 02 và 03 mẫu GCN 1.1.5 Vị trí, vai trò của công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận trong quản lý nhà nước về đất đai.

1.1.5.1 Đăng ký quyền sử dụng đất là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai

Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản

lý nhằm đảm bảo việc sử dụng đất một cách đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và cóhiệu quả cao nhất Nhà nước chỉ giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộgia đình, cá nhân Người sử dụng đất được hưởng quyền lợi và có trách nhiệmthực hiện nghĩa vụ sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật

Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là việc bảo vệ lợiích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ trong việc thựchiện các nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích của Nhànước và lợi ích chung của toàn xã hội trong sử dụng đất

Thông qua việc lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, đăng ký quyền sử dụng đất quy định trách nhiệm pháp lý giữa cơ

Trang 16

Luật đất đai Hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cung cấpthông tin đầy đủ nhất và là cơ sở pháp lý chặt chẽ để xác định các quyền củangười sử dụng đất được bảo vệ khi bị tranh chấp, xâm phạm; cũng như xácđịnh các nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải tuân thủ theo pháp luật.

1.5.1.2 Đăng ký quyền sử dụng đất là điều kiện đảm bảo để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ; đảm bảo cho đất đai được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả

Đối tượng của quản lý Nhà nước về đất đai là toàn bộ diện tích các loạiđất trong phạm vi lãnh thổ của các cấp hành chính Vì vậy, Nhà nước muốnquản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai thì trước hết phải nắm chắc thông tin về tìnhhình đất đai theo yêu cầu của quản lý đất

- Đối với đất đai Nhà nước đã giao quyền sử dụng, các thông tin cầnthiết bao gồm: tên chủ sử dụng, vị trí, thể hình, kích thước, diện tích, hạngđất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, những ràng buộc về quyền sử dụng,những thay đổi trong quá trình sử dụng đất và cơ sở pháp lý

- Đối với đất đai Nhà nước chưa giao quyền sử dụng, các thông tin cầnthiết bao gồm: vị trí, diện tích, thể hình, loại đất

Tất cả những thông tin trên phải được thực hiện chi tiết với từng thửa đấtkết hợp với thực hiện đăng ký đất, thiết lập hệ thống hồ sơ đầy đủ, chi tiết đếntừng thửa đất trên cơ sở thực hiện đồng bộ với các nôi dung: đo đạc lập bản

đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, phận hạng vàđịnh giá đất, Nhà nước mới thực sự quản được tình hình đất đai trong toàn

bộ phạm vi lãnh thổ hành chính các cấp và thực hiện quản lý chặt chẽ mọibiến động đất đai theo đúng pháp luật

1.5.1.3 Đăng ký quyền sử dụng đất là một nội dung quan trọng có quan

hệ hữu cơ với các nội dung khác của quản lý Nhà nước về đất đai

Đăng ký quyền sử dụng đất nhằm thiết lập nên hệ thống hồ sơ địa chính

và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với đầy đủ các thông tin về tựnhiên, kinh tế, xã hội pháp lý của thửa đất

Trang 17

Việc ban hành và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý

và sử dụng đất đai là cơ sở pháp lý cho việc đăng ký quyền sử dụng đất đúngthủ tục, đúng đối tượng, đúng quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Kết quả công tác điều tra đo đạc là cơ sở khoa học cho việc xác định vịtrí, thể hình, kích thước, diện tích, loại đất, tên chủ sử dụng, phục vụ cho yêucầu tổ chức kê khai đăng ký

Kết quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là căn cứ khoa họcđịnh hướng cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,đảm bảo cho việc sử dụng đất một cách ổn định, hợp lý, có hiệu quả Thôngqua việc giao đất, cho thuê đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác độnggián tiếp đến đăng ký quyền sử dụng đất, đảm bảo cho việc thiết lập nên hệthống hồ sơ địa chính ban đầu đơn giản, ổn định, tiết kiệm Công tác quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng trực tiếp ảnh hưởng đến việc đăng kýquyền sử dụng đất, thiếu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ không thể giảquyết triết để các trường hợp sử dụng đất không có nguồn gốc rõ ràng, hợppháp, do đó sẽ không thể hoàn thành công tác đăng ký quyền sử dụng đấtnhanh gọn, dứt điểm

Ngược lại, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp GCN là cơ sở cần thiết vàtạo tiền đề cho việc triển khai và thực hiện tốt tất cả các nội dung, nhiệm vụquản lý Nhà nước về đất đai, kết quả đăng ký quyền sử dụng đất cung cấpnhững thông tin đầy đủ, chính xác thực trạng tình hình sử dụng đất để dánhgiá và đề xuất, bổ sung hoặc điều chỉnh các chủ trương, chính sách, chiếnlược quản lý và sử dụng đất Hồ sơ địa chính còn là căn cứ đầy đủ, tin cậynhất cho công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai, công tác quyhoạch và kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, thống kêđất đai Qua đăng ký quyền sử dụng đất, chất lượng tài liệu đo đạc sẽ đượcnâng cao do những sai sót được người sử dụng đất phát hiện và được xử lýtriệt để, kết quả đo đạc và thống kê đất đai có đầy đủ cơ sở pháp lý về từngthửa đất và trở lên có hiệu quả thiết thực trong thực tiễn quản lý đất đai

Trang 18

1.2 Cơ sở pháp lý

1.2.1 Các văn bản pháp lý

Các văn bản do Quốc hội, Chỉnh phủ, Thủ tướng Chỉnh phủ ban hành cóquy định về việc cấp GCN và các vấn đề có liên quan

- Luật đất đai 2003 (sửa đổi bổ sung 2009)

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thihành Luật đất đai

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định

bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thựchiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khinhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai

- Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2009 về cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất;

- Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Namthông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013, quy định về chế độ sở hữu đất đai,quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đấtđai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền

và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định

về giá đất

- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định

về thu tiền sử dụng đất

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định

về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Trang 19

- Nghị định số 84/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 07 năm 2013 của Chínhphủ quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư.

- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất;

- Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ trưởng Bộ

Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất

- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 8/02/2007 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc hướng dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ quy định

chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Hồ sơ địa

chính

- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 Quy định về Thống kê,

kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Thông tư 30/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban

hành ngày 02/06/2014 Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mụcđích sử dụng đất, thu hồi đất

1.2.2 Một số quy định chung về công tác cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất

1.2.2.1 Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Theo quy định tại Điều 98 của Luật Đất đai 2013 nguyên tắc cấp GCNđược quy định như sau:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất Trường hợp người sử dụngđất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thịtrấn mà có yêu cầu thì được cấp một GCN chung cho các thửa đất đó

Trang 20

Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữuchung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì GCN phải ghi đầy đủ tên củanhững người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sảnkhác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 GCN; trường hợp các chủ sửdụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một GCN và trao cho người đạidiện.

Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền vói đất đượcnhận GCN sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của phápluật

Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liềnvới đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc đượcmiễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hơp thuê đất trả tiền thuê đấthàng năm thì được nhận GCN ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và

họ, tên chồng vào GCN, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tênmột người

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà giấy chứng nhận đã cấpchỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi

cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu

Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với

số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 hoặc giấychứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so vớiranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không cótranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi GCN

Trang 21

được xác định theo số liệu đo đạc thực tế Ngườỉ sử dụng đất không phải nộptiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranhgiới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đođạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phầndiện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp GCN theo quy địnhtại Điều 99 của Luật Đất đai 2013

1.2.2.2 Những đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Theo quy định tại Điều 99 của Luật Đất đai 2013 Nhà nước cấp GCNcho những trường hợp sau đây:

Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy địnhtại các điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai 2013;

Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này cóhiệu lực thi hành;

Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặngcho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhậnquyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thuhồi nợ;

Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấpđất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành

án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại,

tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chếxuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

Trang 22

mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

Người sử dụng đất tách thửa, họp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặccác thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợpnhất quyền sử dụng đất hiện có;

Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại giấy chứng nhận bịmất

1.2.2.3 Các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2013của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Cáctrường họp không cấp GCN bao gồm:

Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộccác trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai 2013

Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công íchcủa xã, phường, thị trấn

Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê,thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khucông nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanhnghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặcdụng

Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn ỉiền với đất

Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vói đất nhưng đã có thôngbáo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Tổ chức, ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thutiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộnggồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây

Trang 23

truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩatrang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

1.2.2.4 Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn ỉỉền với đất

Theo Điều 100, Điều 101 của Luật Đất đai 2013 có quy định điều kiệncấp GCN như sau:

*Trường hợp cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất cỏ giấy tờ về quyền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong cácloại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụngđất:

+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm

1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đaicủa Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thờiCộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước

có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính trướcngày 15 tháng 10 năm 1993;

+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sảngắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền vớiđất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được ủy ban nhân dân cấp xã xácnhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ởthuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ

cũ cấp cho người sử dụng đất;

Trang 24

+ Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993theo quy định của Chính phủ.

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờquy định như trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ vềviệc chuyến quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đếntrước ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tụcchuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không cótranh chấp thì được cấp GCN và không phải nộp tiền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định củaTòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bảncông nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại,

tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thìđược cấp GCN; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thựchiện theo quy định của pháp luật

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, chothuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật Đất đai 2013 có hiệulực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật

*Trường hợp cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật Đất đai 2013 cóhiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đấtđai 2013, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nôngnghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh

tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nayđược ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổnđịnh, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

Trang 25

quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử

dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy địnhtại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 nhưng đất đã được sử dụng ổn định từtrước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nayđược ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợpvới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xâydựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phêduyệt đối với nơi đã có quy hoạch thi được cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1.2.2.5 Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

* Theo điều 70 của nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 hướng

dẫn thi hành luật đất đai 2013 thì trình tự, thủ tục cấp GCN quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất đổi với hộ gia đình,

cá nhân quy định như sau:

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăngký

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đấtđai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì ủy ban nhân dân cấp xã cótrách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:

+ Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so vớinội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100của Luật Đất đai 2013 và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì xác nhậnnguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phùhợp với quy hoạch

Trang 26

Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tàisản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không cógiấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CPthì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; đối với nhà ở, côngtrình xây dựng thì xác nhận thời điếm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộctrường họp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt;xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổchức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bảnđồ;

+ Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các côngviệc tại Điểm a Khoản 2 điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP , ủy ban nhân dâncấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địachính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụngđất nộp (nếu có);

+ Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tìnhtrạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở ủy ban nhândân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ

sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai

Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:

+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Vănphòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiếnxác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều 70 Nghị định43/2014/NĐ-CP

+ Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa

có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sửdụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất đo người sửdụng đất nộp (nếu có)

Trang 27

+ Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trongnước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của

tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạcbản đồ

+ Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường họp cần thiết;xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơnđăng ký

+ Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặchiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33

và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lýnhà nước đối với loại tài sản đó Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc,

cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trảlời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai

+ Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơđịa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có)

+ Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sỏ' hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệuđịa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính,trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc đượcghi nợ theo quy định của pháp luật; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên vàmôi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấtvào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đượccấp, trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi Giấy chứng

Trang 28

nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấtcho ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp.

Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:

+ Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền kýquyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyềncấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chínhtheo quy định của pháp luật

+ Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai

Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định củapháp luật mà nay có nhu cầu cấp GCN thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứngnhận; Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiệncác công việc

*Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân được quy định

cụ thể hơn tại Điều 8 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014quy định về hồ sơ địa chính như sau:

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồmcó:

+ Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

+ Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai vàĐiều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đâygọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sửdụng đất;

Trang 29

+ Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghịđịnh số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sảngắn liền với đất.

Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thìphải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ vềquyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạngnhà ở, công trình đã xây dựng);

+ Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổchức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7năm 2004

+ Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việcmiễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).+ Đối với đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất vào mục đíchquốc phòng, an ninh thì ngoài giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 1Điều 8 thông tư số 24/2014/TT-BTNMT phải có quyết định của Bộ trưởng BộQuốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an về vị trí đóng quân hoặc địa điểm côngtrình; bản sao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sửdụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn các quân khu, trênđịa bàn các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, trên địa bàn tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương mà có tên đơn vị đề nghị cấp Giấy chứngnhận

+ Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kềphải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhândân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồthể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đấtliền kề được quyền sử dụng hạn chế

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đốivới tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng

Trang 30

đất; đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất đãđược cấp Giấy chứng nhận gồm có:

+ Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mẫu số 04a/ĐK theo thông tư số24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.+ Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghịđịnh số 43/2014/NĐ-CP

+ Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp trong giấy tờ vềquyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã có sơ đồ tài sản phù hợp với hiệntrạng)

+ Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp chứng nhận bổ sung quyền

sở hữu tài sản gắn liền với đất

+ Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việcmiễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có)

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đốivới trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý gồm có:

+ Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mầu số 04a/ĐK theo thông tư số24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.+ Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất để quản lý+ Sơ đồ hoặc trích đo địa chính thửa đất, khu đất được giao quản lý (nếucó)

Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho ngườinhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng của

tổ chức đầu tư xây dựng để bán được thực hiện theo quy định tại Khoản 3Điều 72 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

1.2.2.6 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở

Trang 31

hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Thẩm quyền cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Điều 105 Luật Đất Đai 2013:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôngiáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên vàmôi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân,cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ởgắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng

nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây

dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắnliền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sởhữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quantài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ

1.3 Cơ sở thực tiễn

1.3.1 Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam

Hiến pháp năm 1980 ra đời, nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ đất đai vàthống nhất quản lý Quyết định số 201/CP ngày 01 tháng 07 năm 1980 củaHội đồng Chính phủ về thống nhất và công tác quản lý ruộng đất trong cảnước Chỉ thị số 299/TT ngày 10 tháng 11 năm 1980 về đo đạc phân hạng đất.Năm 1987, lần đầu tiên luật đất đai Việt Nam ra đời tạo cơ sở pháp lý chocông tác quản lý và sử dụng đất ở nước ta Năm 1992 Luật đất đai tiếp tục bổsung nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong giai đoạn mới Để khắc phục

Trang 32

những hạn chế đó Nghị quyết 10/NQ-TƯ đến ngày 05 tháng 04 năm 1988 vềđổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp được ban hành

Do quá trình phát triển kinh tế - xã hội biến đổi và đã phát sinh nhiều vấn

đề mà Luật đất đai 1993 khó giải quyết Ngày 26/11/2003 Luật đất đai 2003

ra đời có những sửa đổi phù hợp với nền kinh tế thị trường trong giai đoạnmới Sau khi Luật đất đai này có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2014, cùng vớicác văn bản hướng dẫn thi hành luật đã làm cho việc quản lý đất đai chặt chẽ,công bằng làm tăng hiệu quả sản xuất của đất đai Đáp ứng yêu cầu nguyệnvọng của nhân dân, đưa công tác quản lý và sử dụng đất đi vào nề nếp ổnđịnh

Luật đất đai sửa đổi năm 2013 ra đời đã thể chế hóa đúng và đầy đủnhững quan điểm, định hướng của nghị quyết số 10/NQ-TƯ tại hội nghị lần

VI Ban Chấp hành trung ưng Đảng, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạnchế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai 2013

1.3.2 Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất ở tỉnh Quảng Nam

Trong bối cảnh chung của đất nước, thực tiễn đất đai trên địa bàn tỉnhQuảng Nam cũng đặt ra nhiều vấn đề trong quá trình tổ chức quản lý và khaithác sử dụng Quá trình triển khai của Đảng và Nhà nước đã đạt được nhữngkết quả tích cực Đất đai được giao và cho thuê đúng quy định của pháp luật,tạo điều kiện cho người dân sử dụng yên tâm sản xuất Đất đai được sử dụngngày càng đầy đủ về cả số lượng lẫn phát huy tiềm năng, điều này thông quahiệu quả sản xuất Công tác quản lý ngày càng chặt chẽ thông qua việc cấpGCN QSDĐ Quá trình giám sát theo dõi việc sử dụng đất, thực hiện quyền vànghĩa vụ của người sử dụng được thực hiện một cách thường xuyên và nghiêmtúc

Tuy nhiên, việc quản lý Nhà nước về đất đai là một công tác khó khănphức tạp, các quan hệ đất đai đa dạng nhưng cũng hết sức nhạy cảm Do đóviệc gặp phải khó khăn trong quá trình thực hiện là điều khó tránh khỏi Điềunày đòi hỏi các sự quan tâm của các bộ ban ngành mà trong đó là sự quan tâm

Trang 33

của các cấp lãnh đạo trong tỉnh Quảng Nam và phải có sự phố hợp chặt chẽ đểlàm công tác quản lý và sử dụng đất theo đúng quy đinh pháp luật và phù hợpvới thực tế.

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Miền Trung, nằm ở trung độ

cả nước, có tọa độ địa lý:

Từ 14°57’10’’ đến 16°03’50” vĩ độ bắc

Từ 107°12’40” đến 108°44’20” kinh độ đông

- Phía bắc giáp : Tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng

- Phía nam giáp : Tỉnh Quảng Ngãi

- Phía tây giáp : Nước Lào và tỉnh Kon Tum

- Phía đông giáp : Biển Đông

Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Nam là 1057474 ha Toàn tỉnh có 02thành phố và 1 thị xã và 15 huyện,với 244 đơn vị hành chính cấp xã ( 207 xã,

25 phường và 12 thị trấn )

- 02 thành phố: Tam Kỳ và Hội An

- 07 huyện, thị trung du, đồng bằng: thị xã Điện Bàn, các huyện gồm:Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Núi Thành, Phú Ninh

- 09 huyện miền núi: Hiệp Đức, Tiên Phước, Phước Sơn, Nam Giang,Đông Giang, Tây Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My và Nông Sơn

Trang 34

Phía đông có bờ biển chạy dài trên 125km, vùng đặc quyền kinh tế rộnglớn hơn 40.000 km² hình thành nhiều ngư trường với nguồn lợi hải sản phongphú để phát triển nghề khai thác thủy sản.

Quảng Nam nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Miền Trung, phía bắcgiáp thành phố Đà Nẵng, phía nam giáp khu kinh tế Dung Quất, có sân bay,đường xuyên Á nê rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội và

có tầm quang trọng an ninh, quốc phòng

Hình 2 1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam

2.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình Quảng Nam đa dạng, có đầy đủ các dạng địa hình: đồi núi,vùng bán sơn địa và đồng bằng ven biển Dựa vào đặc điểm địa hình, địa thếcủa tỉnh có thể phân ra 3 vùng địa hình chính:

- Địa hình vùng núi: Tập trung ở các huyện miền núi phía tây của tỉnh:Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My,Tiên Phước và Hiệp Đức Địa hình phức tạp, mức độ chia cắt mạnh, có hìnhdạng lượn sóng Độ cao trung bình từ 700 m - 800 m, độ dốc lớn 25° - 30°, cónơi trên 45°, hướng thấp dần từ tây sang đông

Trang 35

- Địa hình vùng gò đồi trung du: Vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phíatây và vùng đồng bằng ven biển, độ cao trung bình từ 100-200 m, độ dốctrung bình 15° - 20°, địa hình đặc trưng có dạng bát úp và lượn sóng, mức độchia cắt trung bình Vùng trung du với độ cao trung bình 100 m, địa hình đồibát úp xen kẽ các dải đồng bằng, thuộc phía tây của các huyện Thăng Bình,Duy Xuyên, Đại Lộc, Quế Sơn

- Địa hình vùng đồng bằng ven biển: Là vùng thuộc khu vực sông VuGia, Thu Bồn, Tam Kỳ Địa hình tương đối bằng phẳng, nhiều nơi xen lẫn cácvùng gò đồi thấp Thổ nhưỡng chủ yếu ở đây là đất phù sa được bồi hàngnăm

Nhìn chung địa hình Quảng Nam khá phức tạp, đồi núi chiếm ¾ diệntích, mức độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn, rất khó khăn cho việc xây dựng cơ sở

hạ tầng, khai thác tiềm năng đất đai với việc bảo vệ tài nguyên môi trường,thường gây ra các thiên tai như lũ quét, sạt lở đất Tuy nhiên với đặc điểm địahình đa dạng, tiềm năng đất đai phong phú, có điều kiện phát triển sản xuấtnông lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh,trồng nguyên liệu Vùng núi phía tây có tiềm năng rất lớn về thủy lợi, thủyđiện

2.1.1.3 Khí hậu

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa khu vựcNam Trung bộ, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa, chịu ảnh hưởng củamùa đông lạnh Nhiệt độ trung bình năm 25,3℃, không có sự cách biệt lớngiữa các tháng trong năm Lượng mưa trung bình 2.580 mm, phân bố khôngđều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưatập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm

Một số chỉ tiêu khí hậu khu vực như sau:

- Nhiệt độ trung bình năm : 25,3℃

- Lượng mưa trung bình năm : 2.580 mm

- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm : 82- 85%

Trang 36

- Lượng bốc hơi trung bình năm : 800-1000 mm

* Gió bão, lũ lụt

Gió thịnh hành theo hai hướng gió mùa đông bắc và đông nam Tháng 6,

7 có gió tây nam khô nóng

Bão thường xuất hiện vào tháng 9-12, tốc độ gió có khi đạt > 30m/s.Mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào Miền Trung thường gây

ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùngven sông

Lũ lụt thường xuất hiện vào tháng 9, 10, 11, xuất hiện kèm theo các đợtgió mùa đông bắc

Nhìn chung khí hậu Quảng Nam mang đặc điểm chung của khí hậunhiệt đới ẩm gió mùa, có nền nhiệt cao, số giờ nắng bình quân trong năm gần

2000 giờ, tổng tích ôn lớn (9000°C) thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triểncủa cây trồng, con vật nuôi Tuy nhiên chế độ mưa tập trung theo mùa, lượngmưa lớn với địa hình dốc gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi và lũ lụt thườngxảy ra

2.1.1.4 Dân số, lao động và việc làm

Dân số toàn Tỉnh năm 2015 là 1.480.790 người, trong đó dân số nam726.343 người chiếm tỷ lệ 49,05%, dân số nữ 754.447 người chiếm tỷ lệ50.95%, dân số phân bố không đồng đều tập trung nhiều ở khu vực đô thị,đồng bằng ven biển, phân bố ít ở khu vực miền núi

Dân số tập trung ở khu vực nông thôn là 1.123.945 người chiếm 75.90%;dân số ở khu vực đô thị ( các thành phố, thị xã và thị trấn ) là 356.845 ngườichiếm 24.1% Mật độ dân số 140 người/km²

Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 10,51%

Theo cuộc tổng điều tra dân số ngày 01.04.2009, có 34 tộc người cùngsinh sống trên địa bàn Quảng Nam trong đó đông nhất là người Kinh (91,1%),người Cơ Tu (3,2%), người Xơ Đăng (2,7%), và người Gié Triêng (1,3%),tộcngười còn lại chỉ chiếm 0,9% dân số

Trang 37

Quảng Nam có lực lượng lao động dồi dào, với trên 887.000 người(chiếm 62% dân số toàn tỉnh), trong đó lao động ngành nông nghiệp chiếm61,57%, ngành công nghiệp và xây dựng là 16,48% và ngành dịch vụ là21,95%.

Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện đáng kể Tỷ lệ lao độngđược đào tạo nghề chiếm 30% tổng số lao động, trong đó nguồn nhân lực chấtlượng cao là gần 18.000 người

Là một tỉnh với quy mô dân số trung bình, nhưng cơ cấu dân số trẻ và đaphần trong độ tuổi lao động sẽ đặt ra nhu cầu lớn về tiêu dùng và hưởng thụvăn hoá, nhất là các hoạt động văn hoá công cộng, các loại hình văn hoá, nghệthuật mới, các hoạt động thể thao

2.1.1.5 Thủy văn

Hệ thống sông ngòi nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam có tổng chiều dàikhoảng 941 km, bao gồm các hệ thống sông chính như sông Thu Bồn, sông

Vu Gia, sông Tam Kỳ:

Sông Thu Bồn là con sông lớn của tỉnh Tổng chiều dài 198 km, diện tíchlưu vực 10.350 km², lưu lượng bình quân 232 m³/s

Sông Vu Gia dài 52 km, có lưu vực khoảng 5.500 km², lưu lượng bìnhquân 400 m³/s, mùa lũ 27.000 m³/s

Sông Tam Kỳ bắt nguồn từ các dãy núi phía tây, chảy theo hướng đông.Diện tích lưu vực 1.040 km², lưu lượng đỉnh lũ của dòng chính là 4.000 –5.000 m³/s

Ngoài ra còn có các sông nhỏ: sông Vĩnh Điện, sông Trường Giang, sôngQuảng Huế, sông Bà Rén, sông An Tân, Ly Ly và hệ thống khe suối phân bố

ở khu vực miền núi

Tuy nhiên hệ thống sông đều ngắn, dốc nên vào mùa mưa thường xảy ra

lũ quét ở vùng thượng lưu và lũ lụt ở vùng hạ lưu; mùa khô mực nước cácsông hạ thấp, nhiều nơi bị khô kiệt Dòng chảy các sông suối luôn thay đổi,luân chuyển dòng và bị bồi lắng hoặc xói lở vào mùa mưa lũ Do vậy trong

Trang 38

quá trình khai thác cần đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững cho phát triểnnông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, đô thị và nước sạch cho dân cư, đô thị.

2.1.1.6 Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên khoáng sản:

Quảng Nam có nhiều tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, đã phát hiện

và đánh giá được hơn 200 điểm quặng và mỏ với hơn 35 chủng loại khoángsản Khoáng sản kim loại có sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, thiếc, titan, vàng,

…, khoáng sản phi kim loại như đá vôi xi măng, đất sét, đá xây dựng, cát xâydựng, than bùn, cát thủy tinh, đất sét, cao lanh làm gốm sứ Có thể nói QuảngNam là một trong những tỉnh có nhiều vàng nhất của Việt Nam; tỉnh duy nhất

ở ngoài miền Bắc có than đá kèm theo hàng chục tỉ m3 khí mêtan Tỉnh có từ1300- 1500 triệu m3 cát trắng có chất lượng rất tốt (SiO2 chiếm trên 99%,Fe2O3 chỉ chiếm dưới 0,05%; thành phần hạt Thạch Anh đạt trên 99%); có 20

mỏ nước khoáng trong đó có những mỏ nước khoáng có chất lượng tốt nhưPhú Ninh, Tây Viên Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nên QuảngNam có tiềm năng phát triển một số ngành công nghiệp có thế mạnh như khaikhoáng và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng,…

Trang 39

Nguồn lợi thủy sản Quảng Nam có diện tích ngư trường rộng trên40.000 km2 , có trữ lượng gần 90.000 tấn hải sản các loại, khả năng cho phépkhai thác hàng năm 42- 45 ngàn tấn với 30% sản lượng có thể đưa vào chếbiến xuất khẩu Có nhiều loại hải sản quý như hải sâm, bào ngư, tôm hùm,đặc biệt có yến sào ở Cù lao chàm Trên đất liền có khoảng 30.000 ha mặtnước (cả 3 loại: nước lợ, nước ngọt, nước mặn), trong đó có gần 10.000 ha bãitriều, hàng chục ngàn ha eo biển, thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản.

2.1.1.7 Thực trạng môi trường

Đối với nước mặt: Nhìn chung, chất lượng nước mặt ở Quảng Namvẫn còn tốt, phần lớn chưa bị tác động mạnh bởi các chất gây ô nhiễm, đặcbiệt là các kim loại nặng và các loại hóa chất độc hại Tại một số thời điểm cóhiện tượng ô nhiễm cục bộ tại các đoạn sông chảy qua các khu đô thị, khu dân

cư tập trung, các khu, cụm công nghiệp như: sông Trường Giang, đoạn chảyqua huyện Thăng Bình và Núi Thành; sông Vĩnh Điện, đoạn chảy qua thị trấn

và khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc; hạ lưu sông Thu Bồn tại sôngHoài, sông Đế Võng và sông Cổ Cò…, với các chất gây ô nhiễm chính là chấtrắn lơ lửng, chất hữu cơ và vi sinh Các nguồn ô nhiễm chủ yếu như nước thảisinh hoạt từ các hộ gia đình, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, giết mổ động vật,các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp…chưa qua xử lý hay mới được xử

lý sơ bộ ( lắng ) xả vào các thủy vực

Ngoài ra, các hoạt động khai thác khoáng sản tại các huyện miền núiphía tây đã góp phần làm gia tăng ô nhiễm tại các dòng sông, trong đó tiềm ẩncác nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước bởi các hóa chất dùng để tuyển vàng

Trang 40

Đối với nước ngầm: Nước ngầm là nguồn nước chính cung cấp chosinh hoạt và các hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh Do cấu tạo địa chất vàhiện tượng ngập úng trong mùa mưa và chất ô nhiễm từ nguồn nước mặt xâmnhập, nước ngầm ở vùng đồng bằng và ven biển của tỉnh Quảng Nam đã códấu hiệu bị suy giảm cả về chất lượng lẫn trữ lượng, như tại một số xã: TamTiến, Tam Giang, Tam Hòa, Tam Hải (huyện Núi Thành); phường HòaThuận, An Sơn, Trường Xuân, Tân Thạnh (tp Tam Kỳ); phường Sơn Phong,Minh An, Cẩm Nam, Cửa Đại và Cẩm Hà (tp Hội An) và các xã ven biểnBình An, Bình Dương ( huyện Thăng Bình).

Các chất gây ô nhiễm nước ngầm ở Quảng Nam chủ yếu là vi sinh,nhiễm mặn, chua phèn Nguồn gây ô nhiễm chính từ nước thải sinh hoạt từ gia đình, bệnh viện và từ các cụm công nghiệp, khu công nghiệp; sự xâm thực

của nước biển và nước thải từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng như sảnxuất nông nghiệp; khai thác khoáng sản

2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội

2.1.2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp giữ được nhịp độ tăngtrưởng, có chuyển biến trong cơ cấu sản xuất, chuyển đổi mùa vụ và từngbước nâng cao hiệu quả sản xuất Một số cây công nghiệp đã được phát triểntrong chương trình vùng nguyên liệu, như nguyên liệu giấy, cao su Kinh tếvườn, kinh tế trang trại tiếp tục được triển khai thực hiện có kết quả Hoànthành qui hoạch 03 loại rừng, công tác giao đất, giao rừng đã được tập trungchỉ đạo và thực hiện tích cực, nâng độ che phủ rừng lên 45%, đạt chỉ tiêu đề

ra Kinh tế thuỷ sản phát triển mạnh, giá trị sản xuất tăng bình quân gần 6,5%.Sản lượng nuôi trồng năm 2010 ước 27.000 tấn, gấp gần 3 lần so với năm

2005 Một số khu vực có điều kiện nuôi tôm thẻ chân trắng đã đem lại hiệuquả kinh tế rõ rệt, từ 200 ha nuôi năm 2006 lên trên 1.000 ha năm 2010 với

Ngày đăng: 17/10/2018, 08:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của tỉnh Quảng Nam Khác
[2]. Báo cáo tình hình thực hiện pháp luật đất đai [3]. Báo cáo thuyết minh số liêu thống kê đất đai 2016 [4]. Luật đất đai năm 2013 Khác
[5]. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định chi tiết một số điều luật của luật đất đai Khác
[6]. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Khác
[7]. Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính Khác
[8]. Báo cáo tốt nghiệp của Phạm Ngọc Hải – trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội Khác
[9]. Báo cáo tốt nghiệp khóa Liên thông k7 - trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w