Vận dụng quan điểm này trong quá trình nghiên cứu đề tài đã xác địnhcác yếu tố, phân cấp từ đó xác định được các loại đất đai khác nhau phân hóatrên địa bàn nghiên cứu, đồng thời đánh gi
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THỊ HẠNH
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP
VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
Huế, Năm 2017
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THỊ HẠNH
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP
VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Mã số: 60440217
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS LÊ VĂN ÂN
Huế, Năm 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giảcho phép sử dụng và chưa được công bố trong bất kì một công trình nào khác
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hạnh
Trang 4Lời Cảm Ơn
Trong quá trình nghiên cứu và soạn thảo đề tài nghiên cứu luận văn, ngoài sự nỗ lực của chính bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ nhiều tổ chức và cá nhân như :
Ban chủ nhiệm Khoa Địa Lý, Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế và đặc biệt là TS Lê Văn Ân đã tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Các cán bộ và nhân viên của Sở Tài nguyên
và môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục Thống kê - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ tận tình trong quá trình thu thập số liệu và thông tin.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Huế, tháng 10 năm 2017 Học viên thực hiện Phạm Thị Hạnh
iii
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục 1
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1 Tính cấp thiết của đề tài 8
2 Mục tiêu và nhiệm vụ 8
3 Giới hạn của đề tài 9
4 Các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 9
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 13
6 Cấu trúc đề tài 14
PHẦN NỘI DUNG 15
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG – LÂM NGHIỆP 15
1.1 Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong đánh giá đất theo FAO .15 1.1.1 Đất và đất đai 15
1.1.2 Loại hình sử dụng đất đai 16
1.1.3 Đánh giá và đánh giá đất đai 17
1.1.4 Đơn vị đất đai (Land Units) 17
1.1.5 Khả năng đất đai và phân loại khả năng sử dụng đất đai 18
1.1.6 Hiện trạng sử dụng đất đai 19
1.1.7 Quy hoạch sử dụng đất đai 20
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp 20
1.2.1.Trên thế giới 20
1.2.2 Đánh giá đất đai ở Việt Nam 22
Trang 61.2.3 Đánh giá đất đai ở tỉnh Thừa Thiên Huế 25
1.3 Quan điểm, phương pháp, nguyên tắc, nội dung và quy trình đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế 26
1.3.1 Quan điểm đánh giá đất đai 26
1.3.2 Phương pháp đánh giá sử dụng trong đề tài 27
1.3.3 Nguyên tắc đánh giá đất đai 28
1.3.4 Nội dung chính của đánh giá đất đai 29
1.3.5 Quy trình đánh giá đất đai 29
Chương 2 ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 34
2.1 Khái quát về lãnh thổ nghiên cứu 34
2.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên 34
2.1.2 Đặc điểm địa lý kinh tế - xã hội 44
2.2 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 47
2.2.1 Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 47
2.2.2 Xác định và phân cấp chỉ tiêu cho bản đồ đơn vị đất đai 48
2.2.3 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và đặc điểm các đơn vị đất đai 56 2.2.4 Xác định loại hình sử dụng đất đai 57
2.2.5 Đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi đất đai cho các loại hình sử dụng đất đã chọn 60
Chương 3 ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 69
3.1 Cơ sở khoa học của việc đề xuất 69
3.1.1 Hiện trạng sử dụng đất nông – lâm nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế 69
Trang 73.1.2 Định hướng phát triển nông – lâm nghiệp của vùng đồng bằng
ven biển Thừa Thiên Huế đến năm 2020 72
3.2 Đề xuất quy hoạch 80
3.2.1 Đề xuất hướng sử dụng đất đai cho phát triển nông - lâm nghiệp vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế 80
3.2.2 Đề xuất hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng 82
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai cho phát triển nông – lâm nghiệp 83
3.3.1 Tiết kiệm đất đai 83
3.3.2 Áp dụng các tiến bộ mới về công nghệ sinh học 83
3.3.3 Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất 84
3.3.4 Quản lí tốt tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường 84
3.3.5 Về huy động vốn 85
3.3.6 Về đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Bản đồ hành chính vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên HuếHình 2.2 Bản đồ thổ nhưỡng vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên HuếHình 2.3 Bản đồ độ dốc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 2.4 Bản đồ độ dày tầng đất vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên HuếHình 2.5 Bản đồ thành phần cơ giới vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên HuếHình 2.6 Bản đồ đơn vị đất đai vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên HuếHình 2.7 Sơ đồ phân hạng khả năng thích nghi đất đai theo FAO (1976) ở
vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế
Hình 2.8 Bản đồ phân hạng thích nghi cho loại hình lúa nước 2 vụ có tưới
vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 2.9 Bản đồ phân hạng thích nghi cho loại hình lúa nước 1 vụ và hoa màu
vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 2.10 Bản đồ phân hạng thích nghi cho loại hình Nông - Lâm kết hợp
vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 2.11 Bản đồ phân hạng thích nghi cho loại hình rừng trồng vùng đồng bằng
ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 2.12 Bản đồ phân hạng thích nghi cho loại hình cây công nghiệp ngắn ngày
vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Hình 3.1 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng đồng bằng ven biển tỉnh
Thừa Thiên Huế
Hình 3.2 Bản đồ đề xuất quy hoạch sản xuất Nông - Lâm nghiệp vùng đồng bằng
ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Trang 9LUT : Loại hình sử dụng đất đaiNLN : Nông - lâm nghiệp
KHKT : Khoa học - kĩ thuật
Trang 10Thừa Thiên Huế 50Bảng 2.5 Phân cấp chỉ tiêu độ dày tầng đất vùng đồng bằng ven biển tỉnh
Thừa Thiên Huế 51Bảng 2.6 Phân cấp chỉ tiêu thành phần cơ giới vùng đồng bằng ven biển tỉnh
Thừa Thiên Huế 52Bảng 2.7 Phân cấp chỉ tiêu điều kiện tưới vùng đồng bằng ven biển tỉnh
Thừa Thiên Huế 53Bảng 2.8 Phân cấp chỉ tiêu khẳ năng thoát nước vùng đồng bằng ven biển
tỉnh Thừa Thiên Huế 54Bảng 2.9 Chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ 55Bảng 2.10: Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất đai cho loại hình sử dụng đất đai
vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế 58Bảng 2.11 Bảng đánh giá và phân hạng thích nghi cho lúa nước hai vụ
có tưới 64Bảng 2.12 Bảng đánh giá và phân hạng thích nghi cho lúa nước 1 vụ và
hoa màu 64Bảng 2.13 Bảng đánh giá và phân hạng thích nghi cho NLKH 65Bảng 2.14 Bảng đánh giá và phân hạng thích nghi cho trồng rừng 66Bảng 2.15 Bảng đánh giá và phân hạng thích nghi cho cây công nghiệp
ngắn ngày 66
Trang 11Bảng 2.16 Bảng tổng hợp đánh giá và phân hạng thích nghi theo từng loại
hình sử dụng đất đai vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa ThiênHuế 67Bảng 3.1 Thống kê tình hình sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016 69Bảng 3.2 Thống kê tình hình sử dụng đất vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa
Thiên Huế năm 2016 70Bảng 3.3 Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá về kinh tế 74Bảng 3.4 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng 75Bảng 3.5 Kết quả đánh giá hiệu quả KT-XH và môi trường của các loại hình
sử dụng đất 79Bảng 3.6 Đề xuất quy hoạch phát triển nông – lâm nghiệp vùng đồng bằng
ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế 81
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ nước tađược hình thành trong một thời gian địa chất lâu dài Thừa Thiên Huế có dảiđồng bằng hẹp ngang kéo dài theo chiều dài lãnh thổ của tỉnh Các nhân tốhình thành đất phân hóa theo không gian đã để lại cho Thừa Thiên Huế một
hệ đất rất phức tạp Sự đa dạng về các loại đất là điều kiện quyết định nhấtđến sự hình thành cơ cấu nông nghiệp đa dạng Tuy nhiên, sản xuất nôngnghiệp của tỉnh hiện nay vẫn còn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quảkinh tế thấp Vì vậy, “Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch sảnxuất nông – lâm nghiệp vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”mang tính khoa học và thực tiễn
- Xây dựng cơ sở lý luận liên quan vấn đề nghiên cứu
- Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sự phân hóađất đai và sử dụng đất đai tại địa bàn nghiên cứu
- Xây dựng bản đồ đất đai tỷ lệ 1: 50 000 trên địa bàn nghiên cứu
- Đánh giá giá trị tiềm năng của các loại đất đai cho một số loại hình sảnxuất nông - lâm nghiệp điển hình
- Đề xuất quy hoạch sản xuất NLN phù hợp với giá trị tiềm năng đất đai
và điều kiện địa lí của địa phương
Trang 133 Giới hạn của đề tài
3.1 Giới hạn phạm vi không gian nghiên cứu
Giới hạn không gian nghiên cứu của đề tài dựa vào quy định của ChínhPhủ về tiêu chí các xã đồng bằng và được cụ thể hóa trong quyết định của Ủyban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về các xã đồng bằng ven biển Giới hạnnày được cụ thể hóa trong hình 2.1
3.2 Giới hạn đối tượng và nội dung nghiên cứu
- Xây dựng bản đồ đất đai theo quy trình của FAO và đến cấp loại đất đai
- Việc đánh giá tiềm năng đất đai chỉ thực hiện cho một số loại hình sảnxuất NLN điển hình (loại hình sản xuất phổ biến tại địa phương) và có hiệuquả như: Lúa nước hai vụ có tưới, lúa nước và rau màu, trồng rừng ven biển,trồng cây công nghiệp ngắn ngày
4 Các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Đề tài đã sử dụng các quan điểm sau vào quá trình nghiên cứu:
4.1.1 Quan điểm lãnh thổ
Đồng nhất tương đối là thuộc tính cơ bản phổ biến của mọi sự vật
Hệ thống tự nhiên nói chung, đất và đất đai nói riêng do sự phân hóa tấtyếu của các cấu trúc thành phần, các nhân tố hình thành đất, đất đai sẽtạo nên những đơn vị đất đai với những giá trị đặc thù đối với hoạt động
KT – XH Vì vậy, khi nghiên cứu tài nguyên đất đai sử dụng cho mọihoạt động kinh tế phải đứng trên quan điểm lãnh thổ để tìm ra được sựsai biệt theo lãnh thổ của tài nguyên và những giá trị đặc thù của nó đốivới hoạt động KT - XH
Vận dụng quan điểm này trong quá trình nghiên cứu đề tài đã xác địnhcác yếu tố, phân cấp từ đó xác định được các loại đất đai khác nhau phân hóatrên địa bàn nghiên cứu, đồng thời đánh giá giá trị của từng loại đất cho cácloại hình NLN lựa chọn
Trang 144.1.2 Quan điểm tổng hợp
Các cấu trúc thành phần có tính bình đẳng trong việc cấu thành hệ thống.Tài nguyên đất và đất đai tương ứng cũng được hình thành bởi sự tác độngcủa tổng thể tất cả các nhân tố
Mặt khác, các nhân tố tham gia vào hệ thống tự nhiên, vào sự hình thànhđất, đất đai có vai trò mang tính bình đẳng Vì vậy, khi nghiên cứu tài nguyên(nghiên cứu lý thuyết) và nghiên cứu tài nguyên ứng dụng bắt buộc ngườinghiên cứu phải đứng trên quan điểm tổng hợp (xem xét tác động của từngthành phần, nhân tố, tác dụng của tổng thể các thành phần, nhân tố) đồng thờiphải xác định được vai trò của từng nhân tố, thành phần Quan điểm này đượcvận dụng vào nghiên cứu đề tài thể hiện qua việc chọn rất nhiều chỉ tiêu, cácchỉ tiêu lựa chọn mang tính điển hình đại diện cho việc hình thành các loại đấtđai và tiềm năng đối với sản xuất NLN
4.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Các cấu trúc thành phần của các hệ thống tài nguyên nói chung, cácnhân tố hình thành đất và đất đai nói riêng luôn vận động không ngừngtheo thời gian và kéo theo sự vận động của từng hệ thống, toàn bộ hệ thống
tự nhiện cũng như đất và đất đai Vì vậy khi nghiên cứu cần phải nhìn nhận
sự vận động, dự báo được sự vận động của tài nguyên, của các loại đất vàđất đai qua đó đề xuất quy hoạch hợp lý Đồng thời đề xuất các giải phápnhằm hạn chế sự vận động theo hướng bất lợi của tài nguyên Quan điểmnày được chúng tôi vận dụng thông qua việc đề xuất hệ thống các giải phápnhằm làm bền vững hóa quy hoạch đề xuất đối với loại hình lựa chọn
4.1.5 Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc đối với bất
kỳ ngành sản xuất và lãnh thổ ở quy mô nào trong xu thế kinh tế hiện nay
Vì vậy, quan điểm phát triển bền vững trở thành một yêu cầu và là chỉ tiêuđánh giá quan trọng đối với nghiên cứu ứng dụng Việc đánh giá đề xuất mô
Trang 15hình thích ứng với tiềm năng đất đai của đề tài đã phản ánh được việc thựcthi quan điểm này trong nghiên cứu Mặt khác, để đảm bảo tính phát triểnbền vững trong nghiên cứu đề tài còn cân nhắc đến vấn đề bảo vệ môitrường, tài nguyên thiên nhiên, đồng thời hạn chế ảnh hưởng tiêu cực làmgia tăng mối quan hệ thúc đẩy đối với các ngành kinh tế cùng hưởng lợi từđiều kiện tự nhiên như du lịch (thông qua làm tăng giá trị tài nguyên du lịchsinh thái…), dịch vụ, chế biến nông phẩm.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp thu thập, xử lý tư liệu, số liệu
Thu thập, xử lí tư liệu, số liệu là cở sở lý luận cho vấn đề nghiên cứuđồng thời là cơ sở dữ liệu quan trọng cho kết luận khoa học
Phương pháp này đã được thực thi trong quá trình nghiên cứu như sau:
- Dựa vào các nguồn tài liệu, số liệu thu thập được xử lí để xây dựng
cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc đánh giá đất đai vận dụng vào lãnh thổnghiên cứu
- Thu thập các dữ liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện KT –XH,tình hình sử dụng đất, định hướng sử dụng đất từ các cơ quan chuyên mônvới phương pháp kế thừa có tính chọn lọc
4.2.2 Phương pháp thực địa
Phương pháp thực địa là một trong những phương pháp nghiên cứu đặcthù của khoa học Địa lý Phương pháp nghiên cứu thực địa là phương phápnghiên cứu thực tế (trắc địa…) các đối tượng địa lý, qua đó thu thập các tưliệu cần thiết về đối tượng làm cơ sở cho kết luận khoa học theo mục tiêunghiên cứu đặt ra
Dựa vào lý luận phương pháp trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ nghiêncứu đặt ra, phương pháp nghiên cứu thực địa được vận dụng vào nghiêncứu đề tài như sau:
- Khảo sát các loại hình sản xuất NLN tại địa bàn nghiên cứu
Trang 16- Tiến hành chụp ảnh minh họa cho các kết luận khoa học, các loại hìnhsản xuất NLN hiệu quả và kém hiệu quả.
- Tiến hành thu thập số liệu về đối tượng sản xuất, đầu tư, hiệu quả sảnxuất qua các hộ gia đình
Đề tài đã tiến hành các tuyến thực địa như sau:
- Tuyến 1: Khảo sát dọc dải cồn cát thuộc các xã ven biển của huyệnPhong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc
- Tuyến 2: Khảo sát theo nhóm đất phù sa từ Thành phố Huế đến thị trấnSịa ( huyện Quảng Điền ), qua xã Phú Hồ, Phú Lương ( huyện Phú Vang )
- Tuyến 3: Dọc theo quốc lộ 1A
4.2.3 Phương pháp bản đồ
Bản đồ là nguồn tri thức, phương tiện trực quan không thể thiếu đượctrong quá trình nghiên cứu của đề tài Với việc chồng xếp bằng các phầnmềm Arcgis Arcview GIS… các hợp phần tự nhiên nhằm xác lập sự đồngnhất hay phân chia của nhân tố tự nhiên cũng như thể hiện chúng trên bản
đồ Việc sử dụng các bản đồ ( hành chính, thổ nhưỡng, độ dốc, độ dày tầngđất, thành phần cơ giới, các đơn vị đất đai ) để tính toán các tiềm năng, lợithế so sánh, sức chứa và khả năng phục hồi của lãnh thổ Từ các bản đồđơn tính được chống xếp, phân tích, tổng hợp các yếu tố trội và tính đồngnhất tương đối nhằm đưa ra bản đồ phân hạng thích nghi cho từng loại hìnhsản xuất NLN
4.2.4 Phương pháp điều tra
Phương pháp điều tra là phương pháp thu thập thông tin qua các đốitượng được phỏng vấn điều tra Phương pháp này nhằm khai thác các thôngtin mới, kiểm tra thông tin thu thập còn nghi vấn… hoặc sự tham kiến đốitượng đối với vấn đề nghiên cứu nhất là loại hình, tính hiệu quả của loại hìnhsản xuất NLNvà hệ thống giải pháp cần đề xuất
Trang 17Phương pháp này được thực thi như sau:
- Xây dựng phiếu điều tra và bộ câu hỏi phỏng vấn dựa trên nhiệm vụcủa
đề tài và tư liệu cần thu thập phỏng vấn điều tra đặt ra
- Chọn đối tượng điều tra, phỏng vấn: Các đối tượng được lựa chọn cụthể là: Nông dân, cán bộ quy hoạch sản xuất trong từng lĩnh vực NLN
4.2.5 Phương pháp chuyên gia
Vấn đề nghiên cứu của đề tài liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc khoahọc và quản lý Vì vậy để làm tăng giá trị, độ tin cậy của kết luận khoa học,đồng thời thuận lợi cho quá trình thực hiện đề tài đã dựa vào đội ngũ cácchuyên gia chuyên sâu Cụ thể là các nhà khoa học, các chuyên gia, các cán
bộ hoạch định chính sách, các kỹ sư chuyên sâu trong lĩnh vực NLN Thôngqua đội ngũ các chuyên gia lựa chọn, đề tài đã lấy ý kiến và quy trình nghiêncứu, kỹ thuật sản xuất các loại hình và nhu cầu sinh thái từng đối tượng sảnxuất NLN đặc trưng tại địa bàn nghiên cứu
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm luận chứng cho việc địnhhướng quy hoạch lãnh thổ phục vụ phát triển sản xuất NLN nói riêng, quyhoạch phát triển KT – XH và môi trường nói chung tại địa bàn nghiên cứu
- Góp phần xác lập cơ sở lý luận phân vùng ĐLTN cho quy hoạch sửdụng hợp lý lãnh thổ trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực sảnxuất NLN
5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tư liệu cần thiết giúp các nhàhoạch định phát triển KT – XH làm tư liệu khi xây dựng chiến lược phát triểnnông – lâm nghiệp của tỉnh, tìm ra hướng phát triển hiệu quả cho các loại hìnhsản xuất NLN tại địa phương
Trang 18- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo chocác công trình nghiên cứu khoa học cùng hướng ở các lãnh thổ có điều kiện tựnhiên tương đồng.
Trang 19PHẦN NỘI DUNGChương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG – LÂM
1.1.1.2 Đất đai (Land)
Theo định nghĩa của FAO, đất đai bao gồm tất cả các yếu tố của môitrường tự nhiên Những yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đất.Như vậy, đất đai không chỉ có lớp phủ thổ nhưỡng mà còn bao gồm cảnhững yếu tố của môi trường liên quan như địa chất, địa mạo, khí hậu, thuỷvăn, lớp phủ thực vật, động vật[20] Đất đai là một tổng thể tự nhiên bao gồmđặc tính của các thành phần cấu tạo: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng,sinh vật
Đặc điểm của đất đai là có sự phân hoá không gian theo lãnh thổ Cáclãnh thổ có thể khác nhau về độ cao, độ dốc, độ dày tầng đất Dựa vào sựphân hoá này có thể phân cấp lãnh thổ thành các đơn vị tổng thể tự nhiên có
sự đồng nhất tương đối về các thành phần trên Tên gọi các đơn vị lãnh thổnày tuỳ thuộc vào quan điểm nghiên cứu, nội dung và mục tiêu nghiên cứu
Trang 20Trong nhiều công trình đánh giá cho mục tiêu sử dụng đất đai NLN thường sửdụng thuật ngữ ĐVĐĐ[20]
1.1.2 Loại hình sử dụng đất đai
Loại hình sử dụng đất đai (LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụngđất đai của một vùng với những phương thức quản lí sản xuất trong các điềukiện KT - XH và kỹ thuật được xác định[9]
Trên thế giới, học thuyết về LHSDĐĐ đã được Duddley Stamp (thế kỷXIX) xây dựng và sau này được Kostrowiky và các đồng sự của ông pháttriển Gần đây Beek và Bennerma đã hoàn chỉnh và được Brinkman vàSmyth sử dụng trong đề cương đánh giá đất đai[3] Loại hình sử dụng có thểhiểu theo nghĩa rộng là các LHSDĐĐ chính dùng trong đánh giá khái quát
Ví dụ: nông nghiệp nhờ nước trời, nông nghiệp có tưới, đồng cỏ, rừng hoặc có thể mô tả chi tiết hơn là kiểu sử dụng đất đai Kiểu sử dụng đất làmột LHSDĐĐ được mô tả chi tiết theo các thuộc tính nhất định để đánh giácác yếu tố cần sử dụng đất của nó và để lập kế hoạch đầu tư cần thiết Ví dụ:trồng mía quy mô nhỏ, quảng canh hoặc trồng mía quy mô lớn có thâmcanh, trồng cà phê gia đình bán thâm canh Đôi khi, người ta không phânbiệt thật rạch ròi các loại hình sử dụng đất chính và các kiểu sử dụng đất, màgọi chung là các LHSDĐĐ, với mức độ chi tiết thay đổi theo phạm vi và cácmục đích nghiên cứu
Trong việc nghiên cứu, đánh giá đất đai dẫn đến đề xuất sử dụng nhằmgóp phần vào qui hoạch sử dụng đất đai hợp lí thì điều quan trọng là cần lựachọn và áp dụng vào thực tế các LHSDĐĐ nào đáp ứng tốt nhất cho nhu cầucủa con người; đảm bảo nhu cầu phát triển lâu bền về cả sinh thái, kinh tế,quản lí và bảo tồn; phù hợp với sự phân hoá không gian của đất đai Mỗi loạihình sử dụng đều có những yêu cầu sử dụng đất đai khác nhau “Yêu cầu sửdụng đất đai là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất của đất đai để đảmbảo cho mỗi loại hình sử dụng đất dự kiến phát triển được bền vững Yêucầu sử dụng đất đai được thể hiện trực tiếp qua các yếu tố và chỉ tiêu phân
Trang 21cấp trong xác định ĐVĐĐ”[3] Chỉ tiêu trong phân cấp lãnh thổ có thể là cáccác yếu tố tự nhiên thuận lợi hoặc ngược lại có thể lấy theo các yếu tố gâytrở ngại cho sử dụng đất đai Hướng phân cấp theo yếu tố trở ngại lấy yếu tốhạn chế lâu dài khó khắc phục làm cơ sở để xác định khả năng đất đai.
1.1.3 Đánh giá và đánh giá đất đai
Một điều kiện của tự nhiên không thích hợp với hoạt động này nhưng lại có thể thích hợp với các hoạt động khác[20]. Thông thườngmột thành phần của tự nhiên là đa trị, còn đối với một hoạt động KT – XH làđơn trị Vì vậy, một thành phần của tự nhiên có giá trị đối với hoạt động KT
- XH này nhưng là hạn chế đối với hoạt động KT – XH khác (và ngược lại).Đối với đánh giá tài nguyên đất đai và quy hoạch sử dụng tài nguyên đất đaithì đánh giá chính là xác định mức độ thích hợp của các điều kiện tự nhiên
và KT - XH cho các LUT đồng thời kết quả của nó là tiền đề cho các địnhhướng, đề xuất quy hoạch sản xuất NLN theo hướng sử dụng đất đai hợp lí
có hiệu quả
Trang 221.1.4 Đơn vị đất đai (Land Units)
Theo FAO[23], thuật ngữ đơn vị đất đai dùng để chỉ một diện tích đất đaivới những điều kiện môi trường đặc trưng riêng, được phân biệt nhờ cácthuộc tính như đặc điểm đất đai và chất lượng đất đai ĐVĐĐ được xem làđơn vị tự nhiên cơ sở để đánh giá đất đai, ĐVĐĐ không phụ thuộc vào tỷ lệbản đồ và kiểu loại bản đồ
Theo Hội Khoa học đất Việt Nam[3], ĐVĐĐ được hiểu là những vùngđất trên thực tế, tương ứng với các khoảnh đất trên bản đồ có sự đồng nhấttương đối về các chỉ tiêu, đó là các tính chất, đặc điểm đất đai cơ bản thuộc về
tự nhiên (đất, nước, khí hậu ) và cả KT - XH Một vùng đất có cùng khảnăng sử dụng, với cùng một mức độ thích hợp cho một LUT nào đó được xácđịnh là một ĐVĐĐ ĐVĐĐ là đơn vị cơ sở để tiến hành đánh giá, phân hạng,qui hoạch, bố trí sử dụng đất đai Vì vậy, cần phải được tổ hợp, xác định mộtcách hợp lí và chuẩn xác
Theo Trần An Phong[20] được sử dụng làm đơn vị cơ sở cho đánh giá làthể tổng hợp của nhiều loại bản đồ được chồng ghép lên nhau như bản đồ đất,đẳng mưa, độ dốc, độ dày tầng đất, ngập lụt Kết quả xây dựng bản đồ ĐVĐĐ
là có sự đồng nhất tương đối của các yếu tố tự nhiên và có sự phân biệt của mộthoặc nhiều yếu tố tự nhiên so với vùng lân cận Ví dụ: độ dốc, độ cao địa h.nh,loại đất Các ĐVĐĐ được thể hiện trên bản đồ là những vùng với những đặctính và chất lượng đủ để tạo nên sự khác biệt với các ĐVĐĐ khác
Mục đích chính của việc xác định các ĐVĐĐ là tìm ra mức độ thích nghitối đa để từ đó việc bố trí LHSDĐĐ đưa lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệmôi trường
Trên quan điểm địa lí ứng dụng, đề tài vận dụng cách tiếp cận này đểphân cấp lãnh thổ nghiên cứu thành các đơn vị cơ sở - các ĐVĐĐ MỗiĐVĐĐ thể hiện chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến sử dụng đất đai và là đơn vị
cơ sở để đánh giá nhằm bố trí các LHSDĐĐ hợp lí
Trang 231.1.5.1 Khả năng đất đai
Theo Dent D.Young A, khả năng (capability) đất đai là tiềm năng của đấtđai cho các loại sử dụng hay hoạt động quản lí cụ thể Nó không nhất thiếtphải là loại sử dụng tốt nhất hay có lợi ích lớn nhất Việc phân loại khả năngđất đai chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên thể hiện các hạn chế Các hạn chế
là những đặc điểm đất đai gây trở ngại cho sử dụng đất Các hạn chế bao gồm:
- Các hạn chế lâu dài là các hạn chế khó khắc phục bằng cách cải tạothông thường, kể cả những cải tạo quy mô nhỏ; Ví dụ: Độ dốc lớn, độ dàytầng đất mỏng
- Hạn chế tạm thời là các hạn chế có thể chuyển đổi bằng biện phápchăm sóc, quản lí;
Ví dụ: Hàm lượng dinh dưỡng đất, khả năng điều tiết nước
Chỉ tiêu phân loại khả năng đất đai chủ yếu dựa vào các hạn chế lâu dàinhư độc dốc, độ dày tầng đất, độ ngập lụt Chỉ tiêu này cũng khác nhau tuỳquốc gia; Ví dụ, ở các nước Liên Xô cũ, giới hạn độ dốc để canh tác cây hàngnăm là < 50; các nước vùng Caribê là < 100; Indonesia là < 220
1.1.5.2 Phân loại khả năng sử dụng đất đai
Phân loại khả năng sử dụng đất đai là phân loại, xây dựng các chỉ tiêu cơbản về đất đai cho loại hình sử dụng, làm cơ sở cho việc quy hoạch và sử dụngđất đai trong sản xuất NLN, bảo vệ đất, chống thoái hoá và xói mòn đất
Theo Nguyễn Ngọc Nhị[19], các đặc điểm chính của đất đai được chútrọng phân tích khi phân loại khả năng sử dụng gồm có:
- Độ dốc địa hình ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất đai và quyết định cácbiện pháp làm đất để không làm tăng nguy cơ xói mòn
- Độ dày tầng đất tối thiểu là độ dày tầng đất được giới hạn khi gặp cácvật cản cho sự hoạt động của rễ như kết von, đá ong
- Nhóm đất theo đá mẹ biểu thị sự khác nhau về thành phần cơ giới vàthành phần hóa học của đất như độ chua, độ phì của đất
1.1.6 Hiện trạng sử dụng đất đai
Trang 24Hiện trạng sử dụng đất đai thể hiện qua phân bố các loại cây trồng, thảmthực vật tự nhiên là kết quả của quá trình sử dụng đất đai trong quá khứ vàhiện tại, làm tiền đề cho hướng phát triển trong tương lai.
Trong phân loại hiện trạng sử dụng đất đai các loại hình sử dụng đất đaithường bao gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất dân cư [19] Hiện trạng
sử dụng đất đai phản ảnh khả năng sử dụng đất đai, đồng thời cũng là mộttrong những tiền đề cho việc đề xuất sử dụng đất đai phù hợp với thực tế
1.1.7 Quy hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất đai là tổng hợp các kết quả đánh giá đất đaitheo yêu cầu sử dụng hay các kết quả phân loại khả năng sử dụng đất đaivới các nghiên cứu về tình hình KT - XH, thị trường để đề xuất các phươnghướng sử dụng đất đai hợp lí
C.Sys Vanranst và Debaveye đã đưa ra sơ đồ các bước nghiên cứu trongquy hoạch sử dụng đất đai Theo sơ đồ này, có thể thấy mục đích chính củaquy hoạch sử dụng đất là lựa chọn dạng, loại hình sử dụng tối ưu cho mộtĐVĐĐ xác định, có tính đến các điều kiện tự nhiên, KT - XH cũng như cácphương hướng bảo vệ môi trường và đất đai trong tương lai
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp
Trang 25+ Ở Hoa Kỳ: Phân loại khả năng thích nghi đất đai có tưới của Cục cải
tạo đất đai thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ biên soạn năm 1951 Hệ thốngphân loại bao gồm các lớp, từ lớp có thể trồng trọt được (Arable) đến lớp cóthể trồng trọt được một cách giới hạn (Limited arable) và lớp không thể trồngtrọt được (Non arable)
Trong hệ thống phân loại này, ngoài đặc điểm đất đai, một số chỉ tiêu vềkinh tế cũng được xem xét nhưng ở phạm vi thủy lợi [19] Ngoài ra, phân loại
theo khả năng đất đai cũng được mở rộng trong công tác đánh giá đất đai ở
Hoa Kỳ Phương pháp này do Klingebiel và Montgomery đề nghị năm 1961.Trong đó, các đơn vị bản đồ đất đai được nhóm lại dựa vào khả năng sản xuấtmột loại cây trồng hay thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu chính là các hạn chếcủa lớp phủ thổ nhưỡng đối với mục tiêu canh tác được đề nghị
+ Ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu: Việc phân hạng và đánh giá đất đai được
thực hiện từ những năm 1960, qua 3 bước:
Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng: So sánh loại thổ nhưỡng theo tính chất
tự nhiên
Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai: Yếu tố đất được xem xét kết
hợp với địa hình, khí hậu, độ ẩm đất
Đánh giá kinh tế đất đai: Đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của tự
nhiên Phương pháp này thuần túy quan tâm đến khía cạnh tự nhiên của đốitượng đất đai, chưa xem xét đầy đủ khía cạnh KT-XH của việc sử dụng đất đai
+ Đề cương đánh giá đất đai của FAO:
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, song song với tiến trình thống nhấtquan điểm về phân loại thổ nhưỡng, FAO đã tài trợ những chương trìnhnghiên cứu có tính toàn cầu về đánh giá đất đai và sử dụng đất đai trên quanđiểm lâu bền Kết quả là một dự thảo đầu tiên về phương pháp đánh giá đấtđai đã ra đời vào năm 1972 Dự thảo đã được nhiều quốc gia thử nghiệm vàgóp ý bổ sung, sau đó được Brinkman và Smyth biên soạn lại và in ấn năm
1973 Tại Hội nghị Rome 1975, các chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất đai
Trang 26của FAO và các quốc gia khác (K.J.Beek, J.Bennema, P.J.Mabiler,G.A.Smyth ) đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước, bổ sung và biên soạn
lại để hình thành đề cương đánh giá đất đai (A Framework for Land
Evaluation) được công bố vào năm 1976, sau đó được bổ sung, hoàn chỉnhnăm 1983 Tài liệu này được cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng vàchấp nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai [3]
Tiếp theo đề cương tổng quát 1976 [22] là hàng loạt tài liệu hướng dẫn
cụ thể khác về đánh giá đất đai cho từng đối tượng chuyên biệt cũng đượcFAO xuất bản như:
- Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ nước mưa (FAO, 1984)
- Đánh giá đất đai cho lâm nghiệp (1984), (1994); Đánh giá đất đai chonền nông nghiệp được tưới (FAO, 1985)
- Hướng dẫn đặt kế hoạch sử dụng đất (1988)
- Đánh giá đất đai cho đồng cỏ quảng canh (1989)
- Đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển (1990)
- Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho việc sử dụng đất(1990) [16]
1.2.2 Đánh giá đất đai ở Việt Nam
Từ năm 1954, ở miền Bắc, Vụ Quản lí đất và Viện Nông hóa thổ nhưỡng
đã có công trình nghiên cứu và phân hạng vùng sản xuất nông nghiệp, nhằmtăng cường công tác quản lí, xếp hạng độ màu mỡ đất đai và xếp hạng thu thuếnông nghiệp Từ đó đến nay, công tác phân hạng, đánh giá đất đai ở Việt Nam
đã được nhiều cơ quan nghiên cứu và thực hiện như: Viện Quy hoạch và Thiết
kế nông nghiệp, Viện Nông hoá - Thổ nhưỡng, Tổng cục địa chính… [5]
Đặc biệt từ năm 1980 đến nay, việc nghiên cứu đánh giá đất đai đã đượcđẩy mạnh với việc sử dụng phương pháp của FAO vào Việt Nam Nhiều nhàkhoa học và các cơ quan có liên quan đến sử dụng đất đai đã tiến hành nhiềucông trình nghiên cứu về đánh giá phân hạng đất đai phục vụ cho mục tiêu
Trang 27phát triển N-LN ở nước ta Có thể nêu ra một số công trình:
+ Đánh giá phân hạng đất đai toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và các cộng sự
thực hiện năm 1984, tỷ lệ bản đồ 1/500.000) dựa vào nguyên tắc phân loại khả
năng đất đai (Land Capability Classification) của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ.
Chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình được phân cấp nhằm mụcđích sử dụng đất đai tổng hợp bao gồm 7 nhóm; trong đó đánh giá cho sản xuấtnông nghiệp (4 nhóm), lâm nghiệp (2 nhóm) và mục đích khác (1 nhóm)
+ Vận dụng phương pháp phân loại khả năng đất đai của FAO, BùiQuang Toản và cộng tác viên đã tiến hành đánh giá và qui hoạch sử dụngđất khai hoang ở Việt Nam (1985) Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá
bao gồm các điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, thuỷ văn và tưới tiêu, khí
hậu nông nghiệp Hệ thống phân hạng đến cấp lớp (class) thích nghi cho
từng loại hình sử dụng đất
+ Năm 1989, Viện Thổ nhưỡng - Nông hoá đã tiến hành nghiên cứu đánhgiá, phân hạng đất đai Tây Nguyên cho cây cao su, cà phê, chè và dâu tằm do
Vũ Cao Thái chủ trì Đề tài đã vận dụng phương pháp phân hạng đất đai của
FAO theo kiểu định tính để đánh giá tiềm năng đất đai của vùng.
+ Năm 1990, tác giả Hoàng Xuân Ti và cộng sự đã thực hiện đề tài "Nghiên
cứu đánh giá tiềm năng sản xuất đất trống đồi núi trọc và xác định phương hướng sử dụng hợp lí", việc đánh giá tiềm năng đất đai dựa trên phân loại sinh khí hậu, xây dựng bản đồ mức độ thích hợp về mặt sinh khí hậu, đánh giá khả năng
gây trồng và phục hồi rừng, áp dụng cho vùng đồi Quảng Nam - Đà Nẵng
+ Thời kỳ từ năm 1990-1995, trong Chương trình khoa học công nghệ
cấp Nhà nước “Khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp, mã số KN - 03” do Viện Khoa học Lâm nghiệp chủ trì có đề tài “Đánh giá tiềm năng sản xuất
đất lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa” Việc đánh giá
đất đai lâm nghiệp được tiến hành trong phạm vi toàn quốc và trên 4 đốitượng chính: Đất vùng đồi núi, đất cát biển, đất ngập mặn sú vẹt, đất chuaphèn Đối với lãnh thổ đồi núi, việc xác định các đơn vị sử dụng đất đai dựa
Trang 28trên 5 yếu tố tự nhiên: độ cao, đất, độ dốc, độ dày tầng đất, lượng mưa; Đánh
giá tổng hợp tiềm năng đất đai lâm nghiệp dựa trên 4 yếu tố: độ dốc, độ dàytầng đất, thành phần cơ giới, hàm lượng chất hữu cơ
+ Trong chương trình qui hoạch tổng hợp (Master Plan) vùng đồng bằngsông Cửu Long, việc nghiên cứu khả năng sử dụng đất đai toàn vùng đồngbằng đã được thực hiện Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá là các điềukiện tự nhiên có liên quan đến mục tiêu sử dụng đất
Nhìn chung, trong nhiều công trình, căn cứ để xác định phân hạng đất
đai thường gồm 5 yếu tố: chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện thời tiết khí hậu,
điều kiện tưới tiêu Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu và đánh giá, phân hạng đất
đai ở Việt Nam chủ yếu mới chỉ áp dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp;đối với ngành lâm nghiệp, nghiên cứu mới chỉ ở mức độ khái quát
+ Trong thời kỳ 1992-1994, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đãthực hiện công tác đánh giá đất đai trên 9 vùng sinh thái của cả nước với bản
đồ tỉ lệ 1/250.000 (mã số KT- 02.09.00, Trần An Phong chủ trì) và ở một sốđịa phương.Các công trình đã vận dụng phương pháp của FAO vào việc đánhgiá hiện trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, xác
định đất đai (Land) là một vùng đất bao gồm tất cả các thành phần của môi
trường tự nhiên có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai Do đó, đất đai không
chỉ đề cập đến thổ nhưỡng mà còn bao gồm cả địa hình, khí hậu, thuỷ văn,
sinh vật cùng với những công trình cải tạo đất như hệ thống đê điều, hay các
hệ thống tưới tiêu Đơn vị cơ sở để đánh giá là các ĐVĐĐ hay đơn vị bản đồ
đất đai (Land Unit/Land Mapping Unit) Các ĐVĐĐ được xác định dựa trên
7 chỉ tiêu tự nhiên (loại đất, độ dày tầng đất, độ dốc, lượng mưa, thuỷ văn,tưới tiêu, nhiệt độ) Kết quả đánh giá đã khẳng định nội dung, phương phápđánh giá đất đai theo tiêu chuẩn của FAO vào điều kiện cụ thể của Việt Nam
là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay
Nhìn chung, các công trình đánh giá đất đai trên thế giới và ở nước ta
có đặc điểm [12]
Trang 29- Xác định đất đai (Land) là một vùng đất bao gồm các yếu tố của môi
trường tự nhiên có ảnh hưởng đến sử dụng đất Đơn vị cơ sở để đánh giá là
các ĐVĐĐ.
- Chú ý đến các thành phần tự nhiên có ảnh hưởng đến phẩm chất đất
đai, trong đó chú trọng các yếu tố hạn chế lâu dài, khó khắc phục.
- Đánh giá đất đai gắn với mục đích sử dụng bao gồm các dạng: Đánh
giá chất lượng, đánh giá định lượng vật chất, đánh giá kinh tế
- Phương pháp đánh giá chủ yếu là cho điểm, tính %, đánh giá thích nghicủa đất đai cho các loại hình sử dụng
Hướng nghiên cứu này thích hợp cho việc đánh giá nhằm xây dựng cácbản đồ thích nghi cho cây trồng Qua các công trình, tác giả đã tham khảođược những khái niệm, nguyên tắc lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu, xây dựngđơn vị lãnh thổ đánh giá và các vấn đề khác liên quan đến sử dụng đất đaiNLN để vận dụng có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu
1.2.3 Đánh giá đất đai ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc đồng bằng duyên hải miền Trung nênviệc đánh giá đất đai phục vụ cho quy hoạch NLN đã được quan tâm đúngmức Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đề tài nghiên cứu:
- Nhóm đề tài đánh giá tài nguyên đất đai và quy hoạch sử dụng đất đaitheo cấp huyện gồm:
1 Trần Ngọc Sơn (2008), Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển
nông - lâm nghiệp bền vững huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn
Thạc sĩ Địa lý Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
2 Huỳnh Văn Chương, Nguyễn Thế Lân, Xây dựng cơ sở dữ liệu để phục
vụ công tác đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất tại xã Phú Sơn, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
- Nhóm đề tài nghiên cứu về điều kiện tự nhiên gồm:
1 Lê Năm (2004), Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng sử
Trang 30dụng đất đai nông lâm nghiệp vùng đồi núi Thừa Thiên Huế Luận án Tiến sĩ
khoa học Địa lý tự nhiên, Đại học sư phạm Hà Nội
Trang 312 Lê Phúc Chi Lăng (2015), Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thỗ nhưỡng
tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp bền vững luận án
Tiến sĩ – Viện Địa lí, Viện Khoa Học Công Nghệ Việt Nam
3 Nguyễn Văn Lin(2013), Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy
hoạch phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế, luận văn thạc sĩ - trường ĐHSP
Từ tổng quan các tài liệu liên quan, vấn đề nghiên cứu trên cho thấy chođến nay chưa có đề tài nào đề cập đến việc đánh giá tài nguyên đất đai phục vụquy hoạch sản xuất nông - lâm nghiệp ở vùng đồng bằng ven biển của tỉnh Nhất
là đánh giá đất đai cho việc định hướng phát triển nông nghiệp thương phẩmchưa có một đề tài nào nghiên cứu Vì vậy, đề tài nghiên cứu là hoàn toàn mới vàkết quả nghiên cứu chính là đóng góp của đề tài
1.3 Quan điểm, phương pháp, nguyên tắc, nội dung và quy trình đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
1.3.1 Quan điểm đánh giá đất đai
Dựa trên cơ sở quan điểm nghiên cứu đề tài chung, quá trình đánh giáđất đai đề tài lựa chọn ba quan điểm cần quán triệt và được cụ thể trong đánhgiá đất đai bao gồm:
1.3.1.1 Quan điểm tổng hợp
Dựa vào FAO, điều kiện địa lý địa bàn nghiên cứu để đảm bảo tính kháchquan trong đánh giá đất đai đề tài đã lựa chọn 7 chỉ tiêu điển hình đại diện: Loạiđất, độ dốc, độ dày, thành phần cơ giới, điều kiện tưới, điều kiện thoát nước và vịtrí Trong đó nhóm chỉ tiêu địa mạo, thổ nhưỡng được coi trọng hàng đầu vì đây
là những chỉ tiêu ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành đất đai, đặc điểm và giátrị đối với sản xuất, kỹ thuật canh tác NLN Các chỉ tiêu được lựa chọn cho đánhgiá mang tính tổng thể theo phương pháp tiếp cận hệ thống theo quy trình từngbước tùy thuộc từng loại hình đánh giá và đặc điểm đơn vị sử dụng đất đai Đốivới đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai, các yếu tố địa mạo và thổ nhưỡng được
Trang 32coi trọng Đối với đề xuất LHSDĐĐ đề tài đã kết hợp giữa tiềm năng, địnhhướng sử dụng đất đai, hiện trạng sử dụng đất và kết quả đánh giá hiệu quả KT -
XH, môi trường
1.3.1.2 Quan điểm lãnh thổ
Quan điểm này được cụ thể hóa trong đánh giá đất đai của đề tài là:
- Chọn đơn vị cơ sở đánh giá: Từ mục tiêu và loại hình đánh giá sảnxuất NLN, đơn vị cơ sở đánh giá đã được lựa chọn là đơn vị đất đai vì mỗiđơn vị đất đai vừa đồng nhất tương đối về điều kiện tự nhiên vừa đồng nhấtđiều kiện KT – XH nhất là đối tượng và kỹ thuật sản xuất NLN
- Xác định sự phân bố các đơn vị đất đai theo không gian dựa trên mốiquan hệ của các chỉ tiêu điển hình bằng phương pháp chồng xếp bản đồ
- Đánh giá giá trị tiềm năng của từng đơn vị đất đai cho mỗi loại hìnhlựa chọn
1.3.1.3 Quan điểm phát triển bền vững
Để đảm bảo tính bền vững quá trình đánh giá và đề xuất đề tài đã dựavào tổng thể các cở sở sau:
- Khách quan đánh giá tiềm năng của đất đai đối với từng loại hình (cơ
sở ưu tiên)
Điều kiện địa lý của từng địa phương: Đặc điểm địa lý tự nhiên, KT
-XH, hiện trạng sử dụng đất (hiệu quả và kém hiệu quả), quy hoạch, kế hoạchphát triển KT – XH chung của địa phương
- Giá trị sử dụng tài nguyên của các ngành kinh tế khác và mối quan hệvới loại hình đề xuất
1.3.2 Phương pháp đánh giá sử dụng trong đề tài
* Phương pháp phân tích theo đơn vị lãnh thổ cơ sở:
+ Phân chia lãnh thổ thành các đơn vị đất đai (đồng nhất về các chỉ tiêu:loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới…)
Trang 33+ Phân tích, so sánh yêu cầu sử dụng đất đai NLN với đặc điểm của cácĐVĐĐ, xác định LHSDĐĐ phù hợp cho từng đơn vị cơ sở.
* Phương pháp bản đồ: Được thực hiện qua các bước:
+ Chồng xếp các bản đồ đơn tính (sau khi đã phân cấp theo chỉ tiêu đánhgiá) thành lập bản đồ đơn vị đất đai
+ Liên kết các bản đồ đơn vị đất đai với các bản đồ khác (thủy hệ, giaothông, hiện trạng sử dụng đất đai…) để xây dựng các bản đồ đánh giá,bản đồ đề xuất cho các LHSDĐĐ
Phương pháp chồng xếp bản đồ được thực hiện trên máy tính thông qua
sử dụng phần mềm GIS
* Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO: Áp dụng trong việc đánh giá,
so sánh yêu cầu sử dụng của các LHSDĐĐ với đặc điểm của các ĐVĐĐ đểxác định các mức độ thích hợp
1.3.3 Nguyên tắc đánh giá đất đai
Dựa vào các tài liệu: Cẩm nang phân hạng đất đai đa mục tiêu củaMahler, Iran, (1972); Đánh giá đất đai cho quy hoạch nông nghiệp của Beek
và Bennema (1972); Đánh giá đất đai cho nông thôn của Brinkman và Smyth(1973), các nhà khoa học của FAO (1976) đã xây dựng nên một hệ thống khảnăng phân hạng thích nghi đất đai cho các kiểu sử dụng đất khác nhau Đây là
hệ thống bao gồm các nguyên tắc và quan điểm trên cơ sở đánh giá thích nghicấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương
Theo FAO, đánh giá đất đai phải dựa trên các nguyên tắc sau:
- Mức độ thích nghi của đất đai phải được đánh giá phân hạng cho một loại
sử dụng đất cụ thể
- Việc đánh giá phải có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và mức đầu
tư cần thiết trên các loại đất khác nhau
- Đánh giá phải dựa trên quan điểm tổng hợp
- Việc đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT - XH của vùng
Trang 34- Khả năng thích hợp dựa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững Cácnhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được dùng để quyết định.
- Đánh giá đất đai phải tiến hành so sánh các LHSDĐĐ khác nhau
1.3.4 Nội dung chính của đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai bao gồm các vấn đề sau:
- Xác định các chỉ tiêu và quy trình xây dựng bản đồ ĐVĐĐ
- Xác định, mô tả các loại hình sử dụng đất và yêu cầu sử dụng đất
- Hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai
- Phân hạng thích hợp đất đai
- Đề xuất sử dụng đất đai
1.3.5 Quy trình đánh giá đất đai
Theo FAO, đánh giá đất đai gồm những bước sau:
* Các bước trong đánh giá và quy hoạch sử dụng đất đai:
+ Thu thập tài liệu
+ Xác định các đơn vị đất đai
+ Đánh giá khả năng thích hợp
+ Xác định hiệu quả môi trường và KT - XH
+ Xác định loại hình sử dụng đất đai thích hợp nhất
+ Đề xuất quy hoạch sử dụng đất đai
Trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, đối với địa bàn cấp huyện có thể vậntheo trình tự 8 bước cho đánh giá như sau:
Trang 35+ Thực tế khảo sát để xác định loại hình sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.+ Điều tra nhu cầu của người sử dụng đất.
+ Đề ra mục tiêu đánh giá và xếp hạng ưu tiên
+ Xác định mục tiêu
+ Xác định loại sử dụng đất đai
Bước 2 Thu thập tài liệu:
Tài liệu có liên quan đến đánh giá đất đai bao gồm tài liệu về điềukiện tự nhiên, điều kiện KT - XH - môi trường Bên cạnh đó các bản đồnhư: Bản đồ thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất là không thể thiếu trongquá trình đánh giá đất đai Việc thu thập tài liệu như vậy là khá khó khăn vàtốn kém Để giảm bớt thời gian và chi phí ở bước này, tác giả sử dụng cácphương pháp sau:
+ Tổng hợp, chỉnh sửa, chọn lọc để sử dụng tối đa tài liệu sẵn có
+ Tập trung thu thập số liệu cần thiết trong đánh giá
+ Sử dụng công nghệ mới như: Tách số liệu từ bản đồ để phân tích
+ Đối chiếu số liệu qua các thời kỳ và hiện trạng để chỉnh sữa cho phù hợp
Bước 3 Xác định loại hình sử dụng đất:
Một mảnh đất có thể được đưa vào nhiều loại hình sử dụng khác nhaunhưng thông thường thì không có hiệu quả như nhau Cần phải xem xét nhữngloại hình sử dụng nào là đặc trưng và có triển vọng Việc xác định LHSDĐĐ
Trang 36phụ thuộc vào lãnh thổ nghiên cứu lớn hay nhỏ: Đối với lãnh thổ nhỏ, mức độnghiên cứu chi tiết hơn thì các loại hình sử dụng đất phải được xác định kỹlưỡng đến cấp kiểu sử dụng đất như: Chuyên lúa, cây hoa màu, cây ăn quả…Tuy nhiên, trong công tác đánh giá này việc xác định loại hình sửdụng đất cần căn cứ trên nhu cầu sinh lí - sinh thái của nhóm cây trồng,đồng thời phải phù hợp với chiến lược phát triển KT - XH và tập quáncanh tác của địa phương.
Bước 4 Xác định đơn vị đất đai:
ĐVĐĐ là vạt đất hay khoanh đất có đặc trưng cụ thể, có thể xác địnhtrên bản đồ ĐVĐĐ là cơ sở cho việc đánh giá, là kết quả của sự chồng xếpcác bản đồ đơn tính như: Bản đồ loại đất, bản đồ độ dốc, bản đồ độ dàytầng đất, bản đồ khả năng tưới…Tuỳ thuộc vào phạm vi lãnh thổ nghiêncứu, mức độ chi tiết của công tác đánh giá mà chọn yếu tố chủ đạo vạchranh giới các ĐVĐĐ Vì vậy, việc xác định các ĐVĐĐ là tìm ra mức độthích hợp tối đa để bố trí sử dụng đất đai đưa lại hiệu quả kinh tế cao và có
ý nghĩa bảo vệ môi trường
Bước 5 Đánh giá phân hạn mức độ thích nghi:
Khả năng thích hợp đất đai là sự phù hợp của một ĐVĐĐ nhất địnhđối với một loại hình sử dụng đất cụ thể và được xem xét trong điều kiệnhiện tại và tương lai
* Phân hạng đất theo FAO (1976)
2 Rất thích hợp (S1)
3 Thích hợp (S2)
4 Ít thích hợp (S3)
5 Không thích hợp (N)
Bước 6 Phân tích hiệu quả KT - XH và môi trường:
Đánh giá đất đai không chỉ dừng lại ở việc xác định ĐVĐĐ, loại hình sử
Trang 37dụng đất mà còn phải đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả kinh tế và bền vững
về môi trường Những nghiên cứu về một nền nông nghiệp bền vững vàkhông gây các tác hại xấu cho thế hệ mai sau đã được tiến hành ở nhiều nướctrên thế giới Việc điều tra các vấn đề KT - XH như: Dân số, lao động, thịtrường, phong tục tập quán và văn hoá địa phương…là cần thiết khi làm côngtác quy hoạch, là cơ sở để hình thành mục tiêu nghiên cứu
Bước 8 Đề xuất sử dụng đất:
Quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành từ công tác đánh giá đất đai
và trên cơ sở những kiến nghị về sử dụng đất ở từng khu vực Trong khi đánhgiá đất đai thường tập trung vào tiềm năng của các ĐVĐĐ riêng lẻ và cho cácmục đích sử dụng khác nhau thì việc quy hoạch sử dụng đất đai được tiếnhành trên quy mô tổng thể và phải xác định mối quan hệ giữa các LHSDĐĐ.Mục đích cuối cùng của đánh giá và quy hoạch đất đai là việc áp dụng các kếtquả đánh giá, các phương án sử dụng đất vào nhu cầu thực tiễn phát triển củacon người nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn
Phương pháp đánh giá đất của FAO nhấn mạnh khả năng thích nghi củamỗi ĐVĐĐ cho mục đích sử dụng cụ thể bằng tăng cường các biện pháp kỹthật và quản lí Việc ứng dụng kết quả đánh giá đất đai vào thực tiễn sản xuất
ở mỗi lãnh thổ rất đa dạng và phức tạp, nó sẽ tạo nên một hệ thống sử dụngđất phù hợp với hệ thống cây trồng, vật nuôi của từng địa phương
Tiểu kết chương 1
Trang 38Trong chương 1, đề tài đã thực hiện được những công việc sau:
- Phân tích làm rõ các khái niệm liên quan đến đánh giá đất đai theo hướngdẫn của FAO
- Vận dụng vào lãnh thổ nghiên cứu đưa ra 8 bước trong đánh giá và quyhoạch sử dụng đất đai:
Trang 39Chương 2 ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG – LÂM NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG
VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Khái quát về lãnh thổ nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ với đồngbằng hẹp ngang kéo dài cùng với chiều dài lãnh thổ của tỉnh Theo quy địnhcủa Chính Phủ về tiêu chí các xã đồng bằng và được cụ thể hóa trong quyếtđịnh của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thì vùng đồng bằng ven biểnbao gồm các xã:
- Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hòa, Phong Hải, Điền hải,Phong Bình, Phong Chương, Phong Hòa, Phong Thu, Thị trấn Phong Điền,Phong Hiền, Phong An (thuộc huyện Phong Điền)
- Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Công, thị trấn Sịa, QuảngPhước, Quảng Vinh, Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành (thuộchuyện Quảng Điền)
- Hải Dương, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Toàn, Hương Vân,Hương Chữ, Hương Xuân, Hương An, Hương Hồ (thuộc huyện Hương Trà)
- Hương Sơ, Thành phố Huế, Hương Long, Thủy Biều, Thủy Xuân, Thủy
An (thuộc Thành phố Huế)
- Phú Thanh, Phú Mậu, Phú Dương, Phú Thượng, Phú Mỹ, Thị trấnThuận An, Phú Thuận, Phú An, Phú Xuân, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Đa, VinhThái, Vinh phú, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh An, Vinh
hà (thuộc huyện Phú Vang)
- Thủy Vân, Thủy Thanh, Thủy Dương, Thủy Châu, Thủy Lương, ThủyTân, Thị trấn Phú Bài, Thủy Phù (thuộc huyện Hương Thủy)
Trang 40- Lộc Bổn, Lộc Sơn, Lộc An, Lộc Hòa, Lộc Điền, Thị trấn Phú Lộc, LộcTrì, Lộc Thủy, Lộc Bình, Vinh Hiền, Vinh Quang, Vinh Hưng, Vinh Mỹ, VinhHải, Lộc Vĩnh, Lộc Tiến, Lộc Thủy (thuộc huyện Phú Lộc)
Vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế có diện tích 165.900 ha,chiếm 26,6% diện tích tự nhiên của tỉnh (tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là502.629 ha) Ranh giới vùng nghiên cứu được xác định theo ranh giới các xãthuộc vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế, phù hợp với ranh giới đượcxác định theo Địa chí tỉnh Thừa Thiên Huế, 2005
Theo quy định này của tỉnh vùng đồng bằng ven biển Thừa Thiên Huế có
vị trí địa lí như sau:
a Vị trí về mặt tọa độ địa lí
Vùng đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý từ
16010'36'' - 16044'30'' vĩ độ Bắc và 107018'22'' - 108012'57'' kinh độ Đông
Vị trí về mặt hành chính
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị
Phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, thị trấn lăng Cô
Phía Đông giáp biển Đông
+ Phía Tây giáp các xã: Phong Mỹ, Phong Sơn (huyện Phong Điền),Hương Bình, Hương Thọ (huyện Hương Trà), Thủy Bằng, Phú Sơn(huyện Hương Thủy), Xuân Lộc (huyện Phú Lộc)
Từ các số liệu về vị trí trên cho thấy đồng bằng ven biển Thừa ThiênHuế nằm ở khu vực trung gian chuyển tiếp của các hệ thống tự nhiên Theochiều Bắc - Nam, đồng bằng nằm ở khu vực chuyển tiếp của khí hậu miềnBắc và đới gió mùa Á xích đạo phía Nam) Theo chiều Đông - Tây đồng bằngven biển Thừa Thiên Huế nằm và chuyển tiếp giữa hệ thống đồi núi phía Tây
và hệ thống biển phía Đông Đối với vị trí này có ảnh hưởng rất lớn đến đất
và đất đai
2.1.1.2 Thành tạo đá - thành tạo vật chất (mẫu chất) liên quan đến sự hình