1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG QUẢN lý và sử DỤNG tài NGUYÊN đất xây DỰNG ở ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

99 219 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 8,36 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHAN DUY BẢO THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT XÂY DỰNG Ở ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHAN DUY BẢO

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT XÂY DỰNG Ở ĐỒNG BẰNG

VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ: 60 85 0101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS ĐỖ QUANG THIÊN

Thừa Thiên Huế, 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêngtôi Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc Các sốliệu sử dụng, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tíchmột cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của địa bàn nghiên cứu.Các kết quả này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trải qua quá trình học tập 02 năm tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, cùng với sự giảng dạy và giúp đở tận tình của các nhà khoa học và sự nỗ lực của bản thân, Tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ khoa học của mình

Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Đỗ Quang Thiên - Thầy hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Hà Văn Hành, TS Bùi Thị Thu, TS Trần Hữu Tuyên, PGS.TS Nguyễn Văn Canh, TS Đỗ Thị Việt Hương, TS Nguyễn Quang Tuấn… đã có nhiều góp ý cho các nội dung luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn thư viện trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, khoa sinh học, khoa Địa lý - Địa chất, khoa Môi trường đã tạo điều kiện để tôi có những tài liệu quý giá phục vụ cho nghiên cứu luận văn của bản thân.

Tôi chân thành cảm ơn các Công ty, các phòng, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã cung cấp các số liệu quý báu liên quan đến luận văn.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các lãnh đạo và đồng nghiệp tại UBND huyện Sơn Tịnh đã giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian cũng như động viên tôi hoàn thành luận luận văn

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và dành tặng luận văn này cho gia đình

và người thân, những người luôn lo lắng và dõi theo bước đi của tôi Đó cũng là động lực lớn nhất giúp tôi luôn cố gắng trong cuộc sống và học tập.

TP Huế, ngày 10 tháng 08 năm 2018

Tác giả luận văn

Phan Duy Bảo

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC BẢNG i

DANH MỤC CÁC HÌNH ii

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT iii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Nội dung nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4

7 Cấu trúc luận văn 4

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 5

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5

1.1.1 Tài nguyên đất xây dựng 5

1.1.2 Quy hoạch và sử dụng đất xây dựng 6

1.1.3 Quản lý đất xây dựng và các nội dung quản lý nhà nước về đất đai 7

1.2 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT XÂY DỰNG 9

1.2.1 Tổng quan tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta 9

1.2.2 Khái quát về công tác nghiên cứu, quản lý tài nguyên đất xây dựng 11

1.3 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 14

1.3.1 Vị trí vùng nghiên cứu 14

1.3.2 Đặc điểm khí hậu, thủy - hải văn 15

1.3.3 Địa hình - Địa mạo 25

1.3.4 Dân cư, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng 30

Chương 2 ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT XÂY DỰNG VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

Trang 5

NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT XÂY DỰNG VÙNG NGHIÊN

CỨU 33

2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT XÂY DỰNG 33

2.1.1 Nguyên tắc đánh giá tài nguyên đất xây dựng 33

2.1.2 Phương pháp đánh giá tài nguyên đất xây dựng 34

2.1.3 Vấn đề khai thác hợp lý tài nguyên đất xây dựng 35

2.1.4 Cấu trúc nền công trình 35

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc tính và khả năng xây dựng của TNĐXD 37

2.2 ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT XÂY DỰNG VÙNG NGHIÊN CỨU 39

2.2.1 Địa tầng và tính chất cơ lý vùng nghiên cứu 39

2.2.2 Các đặc điểm của nước dưới đất liên quan đến đất xây dựng 58

2.2.3 Phân khu tài nguyên đất xây dựng vùng ĐBVB Quãng Ngãi 60

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT XÂY DỰNG VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN QUẢNG NGÃI VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 64

3.1 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG, PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ VÀ CÁC KHU DÂN CƯ, CÔNG NGHIỆP 64

3.1.1 Các đô thị vùng ĐBVB Quảng Ngãi 64

3.1.2 Các khu - cụm công nghiệp 68

3.1.3 Các khu dân cư nông thôn 71

3.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT XÂY DỰNG 72

3.2.1 Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện qui hoạch, kế hoạch SDĐ 73

3.2.2 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ 74

3.2.3 Đăng ký quyền SDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ 75

3.2.4 Thống kê, kiểm kê đất đai 75

3.2.5 Quản lý tài chính về đất đai 76

3.2.6 Quản lý, phát triển thị trường quyền SDĐ trong thị trường bất động sản 76

Trang 6

3.2.7 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ 76

3.2.8 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 77

3.2.9 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 79

3.3 ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT 79

3.3.1 Hiệu quả sử dụng đất xây dựng 79

3.3.2 Tính hợp lý của việc sử dụng đất 80

3.3.3 Những tồn tại trong việc sử dụng đất 81

3.3.4 Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác lập qui hoạch sử dụng đất 82

3.4 CÁC GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI VÙNG NGHIÊN CỨU 83

3.4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 83

3.4.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai trong khu vực 84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Phân bố giờ nắng trung bình tháng nhiều năm tại Quảng Ngãi 15

Bảng 1.2: Các đặc trưng thống kê nhiệt độ trạm Quảng Ngãi 16

Bảng 1.3: Đặc trưng nhiệt độ mặt đất 16

Bảng 1.4: Các Đặc trưng nhiệt độ không khí và mặt đất tại Quảng Ngãi 17

Bảng 1.5: Đặc trưng gió quan trắc tại Quảng Ngãi 17

Bảng 1.6: Đặc trưng độ ẩm tương đối trung bình tháng trạm Quảng Ngãi 18

Bảng 1.7: Lượng bốc hơi trung bình (mm) tháng tại trạm Quảng Ngãi 18

Bảng 1.8: Phân bố tỷ lệ (%) bão ảnh hưởng tới Quảng Ngãi trong các tháng 19

Bảng 1.9: Lượng mưa ngày lớn nhất (mm/ngày) ở các trạm đo tại Quảng Ngãi 19

Bảng 1.10: Lượng mưa trung bình nhiều năm tại khu vực Quảng Ngãi 20

Bảng 1.11: Đặc trưng mưa bình quân tháng và năm tại các trạm đo (mm) 20

Bảng 1.12: Phân phố lưu lượng dòng chảy năm (Q, m3/s) trên sông Trà Khúc 22

Bảng 1.13: Đặc trưng thống kê mùa lũ tại trạm Sơn Giang (sông Trà Khúc) 22

Bảng 1.14: Đặc trưng dòng bùn cát lơ lửng trên sông Trà Khúc và sông Vệ 23

Bảng 2.1a Giá trị trung bình thành phần hạt và các chỉ tiêu cơ lý nhóm đất dính vùng nghiên cứu 45

Bảng 2.1b Giá trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý nhóm đất dính vùng nghiên cứu 48

Bảng 2.2a Giá trị trung bình thành phần hạt và các tính chất cơ lý đất rời phân bố trong phạm vi ĐBVB Quảng Ngãi 51

Bảng 2.2b Giá trị trung bình các tính chất cơ lý đất rời phân bố trong phạm vi vùng ĐBVB Quảng Ngãi 53

Bảng 2.3a Giá trị trung bình thành phần hạt và các chỉ tiêu cơ lý nhóm đất yếu vùng ĐBVB Quảng Ngãi 56 Bảng 2.3b Giá trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý nhóm đất yếu ĐBVB Quảng Ngãi 57

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí vùng đồng bằng ven biển Quảng Ngãi 14

Hình 1.2 Địa hình vùng ĐBVB Quảng Ngãi 26

Hình 2.1 Bản đồ Địa chất vùng ĐBVB Quảng Ngãi (tỷ lệ 1/50.000 thu nhỏ) 40

Hình 2.2 Mặt cắt địa chất qua TP Quảng Ngãi (tỷ lệ ngang 1/50.000, tỷ lệ đứng 1:2000 thu nhỏ) 41

Hình 2.3 Thu thập các số liệu TNĐXD (Địa tầng và mẫu cơ lý) từ các hố khoan khảo sát ĐCCT khu vực thành phố Quảng Ngãi 42

Hình 2.4 Khảo sát TNĐXD và lấy mẫu đất rời (đất loại cát) tại khu vực hạ lưu sông Trà Khúc (huyện Tư Nghĩa) 51

Hình 2.5 Mẫu đất dính (đất loại sét) lấy từ lõi khoan tại khu vực huyện Mộ Đức 62 Hình 2.6 Khảo sát TNĐXD và lấy mẫu đất dính tại khu vực huyện Sơn Tịnh 63

Hình 2.7 Mẫu đất than bùn tại khu vực Bàu Lớn, Xã Bình Phú huyện Bình Sơn 64

Hình 3.1 Bản đồ điều chỉnh quy hoạch TP Quảng Ngãi đến năm 2030 65

Hình 3.2 Bản đồ quy hoạch chi tiết KCN VSIP, Quãng Ngãi 67

Hình 3.3 Bản đồ quy hoạch chung KKT Dung Quốc, Quảng Ngãi 68

Hình 3.4 Bản đồ điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN Quảng Phú 69

Hình 3.5 Bản đồ điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN Tịnh Phong 71

Trang 9

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

ATNĐ Áp thấp nhiệt đới

BVMT Bảo vệ môi trường

HTNĐ Hội tụ nhiệt đới

KCN Khu công nghiệp

KTTV Khí tượng thủy văn

MTĐC Môi trường địa chất

PTBV Phát triển bền vữngLĐĐ Luật đất đai

QHXD Qui hoạch xây dựng QLĐĐ Quản lý đất đai QLNN Quản lý nhà nước GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền SDĐGMĐB Gió mùa Đông BắcGMTN Gió mùa Tây Nam

TNĐXD Tài nguyên đất XDTCCL Tính chất cơ lýTNMT Tài nguyên môi trườngTNTN Tài nguyên thiên nhiên TNĐĐ Tài nguyên đất đai TTPTQĐ TT phát triển quỷ đất SDĐ

Sử dụng đất UBND Ủy ban nhân dân VPĐK Văn phòng đăng kýXDCT Xây dựng công trình

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, vấn đề quản lý

và khai thác hợp lý (KTHL) Tài nguyên đất xây dựng (TNĐXD) luôn được Đảng,Nhà nước ưu tiên phát triển trước một bước Đặc biệt tại các khu đô thị, các khu dân

cư, công nghiệp ở các vùng đồng bằng ven biển, nhu cầu SDĐ cho xây dựng tănglên đột biến nhằm xây dựng các dạng công trình khác nhau, cũng như mở rộng,chỉnh trang đô thị Trong đó, tỉnh Quảng Ngãi, nhất là vùng đồng bằng ven biển và

gò đồi, vấn đề đầu tư xây dựng và hoàn thiện từng bước cơ sở hạ tầng (CSHT) đãlàm thay đổi đáng kể diện mạo của lãnh thổ này trong những năm qua Song có thểthấy rằng, các công trình xây dựng chủ yếu dựa trên nền kiến trúc đô thị cũ, chưachú ý đúng mức đến mối quan hệ giữa nền, móng và kết cấu phần bên trên (côngtrình) Hơn nữa, công tác quản lý đất đai (QLĐĐ) nói chung, đặc biệt là quản lý và

sử dụng TNĐXD nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, gây tốn kém trong công tác xử lýnền và gia tăng giá thành xây dựng

Đồng bằng ven biển (ĐBVB) Quảng Ngãi hiện nay đang trong giai đoạnphát triển mạnh về công nghiệp và đô thị hóa.Trong đó, thành phố Quảng Ngãiđược mở rộng về hướng Đông của tỉnh, các KCN Dung Quất đã xây dựng nhữngcảng nước sâu để vận chuyển hàng hóa, các tuyến đường vành đai như Dung Quất-

Sa Huỳnh liên kết các huyện đồng bằng Bình Sơn, Thành phố Quảng Ngãi, TưNghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ bằng tuyến đường ven biển, các tuyến đường bờ Bắc, bờNam sông Trà Khúc kéo dài đến các cửa biển, các khu dân cư cao cấp như VSIP, AnPhú Sinh đều được mở rộng về phía biển Hiện nay, QũyĐXD tuy chưa đến mứccạn kiệt, song cần có những định hướng quản lý quy hoạch cụ thể và đánh giánghiêm túc về thực trạng quản lý TNĐXD, nhằm hướng tơi khai thác hợp lý và tiếtkiệm qũy đất ngày càng thu hẹp trong tương lai

Như đã đề cập, khác với các tỉnh ven biển miền Trung, các tài liệu điều tra cơbản về địa chất, Địa chất thủy văn (ĐCTV), Địa chất công trình (ĐCCT) tại tỉnhQuảng Ngãi khá phong phú và đa dạng Ngoài ra, trong nhiều năm qua, các cơ quan

Trang 11

khảo sát xây dựng đã tiến hành khoan hàng nghìn lỗ khoan ĐCCT, lấy và thínghiệm rất nhiều mẫu đất đá để cung cấp số liệu cho thiết kế, thi công công trình.Nhưng số liệu thí nghiệm tính chất cơ lý (TCCL) hiện có đang còn lưu trữ phân tán

ở nhiều cơ quan, các số liệu thí nghiệm TCCL của đất đá lại được thí nghiệm, phântích bằng các thiết bị, phương pháp không đồng nhất Kết quả chênh lệch nhau quálớn, không đảm bảo độ tin cậy của số liệu Mặt khác, số liệu TCCL đất đá thu thậpđược không phải là số liệu phân tích từ các mẫu riêng lẽ mà chủ yếu là giá trị trungbình cộng của các TCCL không được hệ thống hóa theo tiêu chí khoa học và xử lýbằng phương pháp xác xuất thống kê để chọn các giá trị đặc trưng dùng cho thiết

kế, tính toán công trình

Do vậy, đề tài: “Thực trạng quản lý và sử dụng tài nguyên đất xây dựng ở

đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Ngãi” được học viên chọn lựa nhằm hướng tới

vấn đề khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ quỹ ĐXD không những cótính cấp thiết và ý nghĩa khoa học cao mà còn có ý nghĩa lớn về mặt thực tiễn trong

giai đoạn hiện nay.

2 Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá được thực trạng qui hoạch, quản lý và sử dụng TNĐXD vùngnghiên cứu

- Đề xuất các giải pháp quản lý TNĐXD nhằm nâng cao hiệu quả công tácqui hoạch, mở rộng các đô thị ven biển trên quan điểm tiết kiệm quỹ đất

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

- Đất đá cho mục đích xây dựng (đất phi nông nghiệp) vùng đồng bằng venbiển Quảng Ngãi

- Cán bộ quản lý về đất đai nói chung và đất xây dựng nói riêng

b Phạm vi nghiên cứu

Đồng bằng ven biển Quảng Ngãi từ huyện Bình Sơn đến huyện Đức Phổ,được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam, phía Namgiáp huyện Bồng Sơn tỉnh Bình Định, phía Tây giáp các huyện miền núi QuảngNgãi (từ độ cao <30m), phía Đông giáp Biển Đông

Trang 12

4 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung vào các nội dung chínhnhư sau:

- Thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các vấn đề nghiên cứu vàkhu vực ĐBVB Quảng Ngãi;

- Đánh giá khái quát về tài nguyên đất xây dựng lãnh thổ nghiên cứu;

- Nghiên cứu hiện trạng quản lý, sử dụng TNĐXD và đề xuất định hướnghoàn thiện các giải pháp QLNN về TNĐXD vùng đồng bằng nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu và nội dung nghiên cứu nêu trên, tác giả sẽ sửdụng tổ hợp phương pháp nghiên cứu chủ yếu như dưới đây:

- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu: Thu thập và tìm hiểucác tài liệu về chính sách, pháp luật như: LĐĐ, các Nghị Định, Thông Tư hướngdẫn thi hành; Các tài liệu liên quan đến tình hình qui hoạch xây dựng các khu - cụmcông nghiệp, dân cư, khu đô thị, du lịch, khu phi nông nghiệp; Công tác QLĐĐ, báocáo về quy hoạch SDĐ,…Trên cơ sở đó tiến hành chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử

lý số liệu phù hợp với nội dung nghiên cứu Các kết quả đạt được sẽ thể hiện trênbảng biểu, hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ, bản đồ,…

- Phương pháp phỏng vấn kết hợp khảo sát thực địa: Phỏng vấn các đốitượng bao gồm: các nhà qui hoạch, các cán bộ chuyên môn và QLNN về đất đai,các hộ dân, các cán bộ, công nhân viên sống trong và xung quanh các khu qui hoạchxây dựng, khu - cụm công nghiệp, đô thị, du lịch,… Ngoài ra, trong quá trìnhnghiên cứu, tác giả đã thực hiện nhiều đợt nghiên cứu, khảo sát hiện trạng tại cáckhu vực đã, đang và sẽ QHXD ở vùng nghiên cứu

- Phương pháp bản đồ: Biên tập và chỉnh lý các loại bản đồ chuyên môn khácnhau như: bản đồ địa hình, địa chất, bản đồ hiện trạng phân bố các khu - cụm côngnghiệp, dân cư, đô thị, du lịch, bản đồ quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng vùngĐBVB Quảng Ngãi

- Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng để tham vấn ý kiến của các chuyêngia có kinh nghiệm trong QLNN về đất đai: Các nhà khoa học, các cán bộ chuyên

Trang 13

môn, quản lý ở các Sở, địa phương… trên cơ sở tổng hợp các ý kiến để đề xuất cácgiải pháp QLNN về đất đai, ĐXD cho khu vực nghiên cứu.

Ngoài các phương nghiên cứu chính nêu trên luận văn còn sử dụng phươngpháp phân tích hệ thống, phương pháp xử lý thống kê và các phương pháp củanhững ngành khoa học khác

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

a Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện cơ sở lý thuyết, phương pháp

quản lý đất đai nói chung và ĐXD nói riêng, đồng thời cung cấp số liệu, tài liệu choviệc xây dựng, phát triển bộ môn khoa học này

b Ý nghĩa thực tiễn: Định hướng hoàn thiện các giải pháp nâng cao hiệu

quả QLNN về TNĐXD, góp phần tiết kiệm quỹ đất xây dựng và PTBVKT - XHkhu vực nghiên cứu

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luậnvăn gồm 3 chương:

Chương 1.Tổng quan các vấn đề và khu vực nghiên cứu

Chương 2 Đánh giá khái quát về tài nguyên đất xây dựng vùng đồng bằngven biển Quảng Ngãi

Chương 2 Thực trạng quản lý, sử dụng tài nguyên đất xây dựng vùng nghiêncứu và đề xuất định hướng hoàn thiện các giải pháp quản lý

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1.1 Tài nguyên đất xây dựng

Về mặt thuật ngữ khoa học đất đai được hiểu theo nghĩa rộng là một diệntích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố khí hậu, bề mặt, thổnhưỡng, diện mạo địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy, ) Các lớp trầm tíchsát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, thực vật và động vật,trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ vàhiện tại để lại (san nền, xây dựng hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường

sá, nhà cửa ).Như vậy, đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳngđứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật,diện tích nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiềunằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảmthực vật cùng các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đốivới hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người3

Theo LĐĐ năm 1993 của nước CHXHCN Việt Nam: “Đất đai là tài nguyên vôcùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môitrường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xãhội, an ninh quốc phòng Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức,xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay Ðất là một dạng tàinguyên vật liệu của con người và có 2 dạng sau: Đất đai để ở, xây dựng CSHT đượcgọi là TNĐXD; Thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp được gọi là tàinguyên đất nông nghiệp, lâm nghiệp LĐĐ sửa đổi 2013 nhấn mạnh đất đai là tàinguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt; là tài sản, nguồn lực tolớn của đất nước, quyền SDĐ là hàng hoá đặc biệt Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả

và tiết kiệm tài nguyên đất là động lực phát triển của xã hội Thật vậy, trong các điềukiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là điều kiện đầutiên, là cơ sở tự nhiên của một quá trình sản xuất, là nơi tìm được công cụ lao động,

Trang 15

nguyên liệu lao động và nơi sinh tồn của xã hội loài người 16.

Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành

và phát triển của mọi nền văn minh vật chất - văn minh tinh thần, các thành tựu kỹthuật vật chất - văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản - SDĐ.Ngày nay, sự phát triển KT-XH mạnh mẽ, cùng với sự tăng nhanh dân số đã làmcho mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên tụccủa con người trong quá trình SDĐ đã dẫn đến huỷ hoại mội trường đất, một sốcông năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề SDĐ càng trở nên quan trọng vàmang tính toàn cầu

Đất xây dựng là toàn bộ đất đá, thổ nhưỡng và các phế liệu sản xuất, sinhhoạt được sử dụng vào mục đích xây dựng để làm nền công trình, làm môi trườngxây dựng cho các loại công trình (đất đá xung quanh công trình) và làm vật liệu xâydựng tự nhiên (cát sỏi lòng sông, đất đắp, đá xây dựng ) 17 Tuy vậy, trongnghiên cứu này chỉ quan tâm đến tài nguyên đất xây dựng được sử dụng làm nềncông trình phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Đất là tài nguyên qúi giá, trong đó quĩ đất dành cho xây dựng là bộ phận tàinguyên quan trọng được gọi là TNĐXD (Engineering Soil Resources) Đối với các

đô thị thì tài nguyên này đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa to lớn Khả năng sử dụngTNĐXD phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc nền (CTN) đất Để đánh giá TNĐXD củalãnh thổ cần phải điển hình hóa chúng theo đặc điểm CTN Các yếu tố hình thànhnênTNĐXD thuộc về môi trường địa chất (Địa tầng, tính chất cơ lý của đất đá trongphạm vi nghiên cứu và nước dưới đất) cùng với qui mô và đặc trưng kỹ thuật củaCTXD và môi trường bao quanh, quyết định đặc tính và khả năng xây dựng của nềnđất phục vụ qui hoạch, thiết kế - thi công các CTXD, hướng đến KTHL, bảo vệ vàPTBVTNĐXD 21

1.1.2 Quy hoạch và sử dụng đất xây dựng

Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động KT-XH, quốcphòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và BVMTtrên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục

Trang 16

tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định (Luật quy hoạch, 2014) Quy hoạchSDĐ là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mụctiêu phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, BVMT và thích ứng với biến đổi khíhậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu SDĐ của các ngành, lĩnh vực đối vớitừng vùng KT-XH và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định (LĐĐ2013) Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệthống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môitrường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ

án quy hoạch đô thị (Luật QHĐT 2009)

Dựa vào quỹ đất, mục đích SDĐ, chính sách thuế, các nước có bảng phânloại đất khác nhau: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng (đất xâydựng cơ sở hạ tầng, đất KCN, đất thương mại, du lịch, sinh thái, bảo tồn), đất đô thị,đất ven đô thị, đất an ninh quốc phòng, đất ở và hành chính nông thôn, đất chưa sửdụng, đất hoang… Ở Việt nam, theo LĐĐ 2013, đất đai được chia thành 3 loại: đấtnông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng

1.1.3 Quản lý đất xây dựng và các nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Có thể hiểu thuật ngữ quản lý chính là sự tác động định hướng bất kỳ lên một

hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa và hướng nó phát triển phù hợp với những qui luậtnhất định QLNN về đất đai là tổng thể các hoạt động có tổ chức bằng quyền lực nhànước thông qua các phương pháp và công cụ thích hợp để tác động đến quá trình khaithác SDĐ đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm phục vụ cho việc phát triển KT-

XH của đất nước qua các thời kỳ QLĐĐ bằng quyền lực của nhà nước được thựchiện thông qua các phương pháp và công cụ quản lý: Phương pháp hành chính;phương pháp kinh tế; thông qua quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở luật pháp QLĐĐ làmột chủ trương lớn, có tầm chiến lược quan trọng của mỗi quốc gia, là cơ sở để hìnhthành một nền kinh tế quan trọng, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo việclàm, tạo môi trường sống cho dân cư đồng thời còn đảm bảo cho việc nâng cao hiệuquả quản lý và SDĐ đô thị và nông thôn theo đúng quy hoạch và pháp luật 24

Theo Lucreotit “Đất là mẹ của muôn loài, không có cái gì không từ lòng mẹ

Trang 17

Đất mà ra” Theo thuyết Âm dương ngũ hành: Đất là một trong 5 yếu tố tạo thành

vũ trụ: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ Theo Stephen Hawkin, cách đây 15 tỷ năm đãxảy ra một vụ nổ lớn “Big Bang” hình thành thiên hà Hệ Mặt trời cũng được hìnhthành bằng cách đó Trong Hệ mặt trời có sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, saoMộc, sao Thổ, sao Thiên vương, sao Hải vương.Theo định nghĩa của LHQ, QLĐĐ(Land management) là quá trình lưu giữ và cập nhật những thông tin về sở hữu, giátrị, SDĐ và những thông tin khác liên quan đến đất (Land administration guidelines,1996) QLĐĐ là quá trình đảm bảo theo luật pháp cho việc sử dụng, phát triển quỹđất, khai thác lợi nhuận thu được từ đất (thông qua thuế, cho thuê, bán) và giảiquyết các tranh chấp liên quan đến đất đai Đối tượng QLĐĐ liên quan đến cả 2 đốitượng đất công và đất tư bao gồm các công việc: đo đạc đất đai, đăng ký đất đai,định giá đất đai, giám sát sử dụng, lưu giữ và cập nhật các thông tin đất đai, cungcấp các thông tin đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai QLĐĐ là quản lý TNĐ,trong đó có TNĐXD được xem xét trên cả phương diện môi trường và kinh tế

Theo LĐĐ 2013, nội dung QLNN về đất đai nói chung và ĐXD nói riêngbao gồm 15 nội dung sau 16:

1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổchức thực hiện văn bản đó

2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lậpbản đồ hành chính

3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng SDĐ và bản đồquy hoạch SDĐ; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất

4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch SDĐ

5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ

6 Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

7 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhậnquyền SDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

8 Thống kê, kiểm kê đất đai

9 Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Trang 18

10 Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.

11 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ

12 Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy địnhcủa pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

13 Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

14 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản

lý và sử dụng đất đai

15 Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ QLNN

về đất đai, xây dựng hệ thống QLĐĐ hiện đại, đủ năng lực, đảm bảo QLĐĐ có hiệulực và hiệu quả

1.2 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT XÂY DỰNG

1.2.1 Tổng quan tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta

Từ thế kỷ thứ X - XV là thời kỳ hình thành và phát triển cực thịnh của nhànước phong kiến Việt Nam, ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước chiếm đại bộ phậnbao gồm ruộng làng, xã, ruộng quốc khố và ruộng phong cấp Chính vì thế dân ta cócâu: “Đất vua, chùa làng” Ở nước ta, công tác đạc điền và quản lý điền địa có lịch

sử lâu đời, để nắm vững và QLĐĐ nhà nước phong kiến đã lập ra các hồ sơ như:

Sổ địa bạ thời Gia Long, sổ địa bộ thời Minh Mạng Do chính sách cai trị của thựcdân pháp nên trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại nhiều chế độ quản lý điền địakhác nhau: Chế độ quản lý thủ điền thổ tại Nam kỳ; Chế độ bảo tồn điền trạchsau đổi thành quản thủ địa chánh tại Trung Kỳ; Chế độ bảo thủ để áp (còn gọi

là để đương) áp dụng với bất động sản của người Pháp và kiều dân kết ước theo luật

lệ Pháp quốc Chế đọ điền thổ theo sắc lệnh 29/3/1925 áp dụng tại Bắc Kỳ

Chế độ điền thổ theo sắc lệnh 21/7/ 1925 (sắc lệnh 1925) áp dụng tại Nam kỳ

và các nhượng địa Pháp quốc ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.Sau năm 1954, miềnNam Việt Nam vẫn thừa kế và tồn tại ba chế độ quản lý thủ điền địa trước đây: Tânchế độ điền thổ theo Sắc lệnh 1925; Chế độ điền thổ địa bộ ở những địa phươngthuộc Nam kỳ đã hình thành trước Sắc lệnh 1925; Chế độ quản thủ địa chính áp

Trang 19

dụng ở một số địa phương thuộc Trung kỳ Tuy nhiên từ năm 1962, chính quyềnViệt Nam cộng hoà đã có Sắc lệnh 124-CTNT triển khai công tác kiến điền và quảnthủ điền địa tại những địa phương chưa thực hiện Sắc lệnh 1925 Như vậy từ năm

1962, trên lãnh thổ Miền Nam tồn tại hai chế độ: Chế độ quản thủ điền địa và tânchế độ điền thổtheo Sắc lệnh 192524

Sau năm 1975, QĐ số 201/CP 01/7/1980 về việc thống nhất quản lý ruộngđất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước, đây được xem là vănbản đầu tiên quy định chế độ QLĐĐ thống nhất cả nước sau khi đất nước đượcthống nhất QLNN ruộng đất bao gồm các nội dung: Điều tra, khảo sát và phân

bố các loại đất; Thống kê, đăng ký đất đai; Quy hoạch SDĐ; Giao đất, thu hồi đất,trưng dụng đất; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lýSDĐ; Giải quyết các tranh chấp về đất; Qui định các chế độ, thể lệ quản lý việcSDĐ và tổ chức việc thực hiện các chế độ, thể lệ đó

Trong quá trình thi hành LĐĐ 1988 đã bộc lộ nhiều điều không phù hợp,LĐĐ 1993 ra đời thay thế LĐĐ 1988 LĐĐ 1993 khẳng định lại quyền sở hữu đấtđai đồng thời quy định rõ nội dung QLNN về đất đai (7 nội dung) Phân định rõ đấtđai thành 6 loại đất (nông nghiệp, lâm nghiệp, đô thị, khu dân cư nông thôn, chuyêndùng và đất chưa sử dụng) Luật quy định quyền của UBND các cấp trong việc giaođất, cho thuê đất, thu hồi đất và cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ, quyền của Chínhphủ trong việc giao đất theo hạng mức đất và loại đất

LĐĐ 2013 khắc phục tồn tại của LĐĐ 1993 và các luật sửa đổi bổ sung năm

1998, 2001 đáp ứng yêu cầu quản lý SDĐ phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.LĐĐ 2013 khác với LĐĐ 1993 ở một số nội dung cơ bản như sau 16:

- Phân định rõ 3 nhóm đất chính: nhóm đất nông nghiệp (bao gồm đất nôngnghiệp và lâm nghiệp quy định ở LĐĐ 1993), Nhóm đất phi nông nghiệp (bao gồmđất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng và một phần đất chưa sử dụng ở LĐĐ1993) Luật quy định rõ đất KCN, đất khu công nghệ cao, đất sử dụng cho KKT, đấtlàm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh

- Quy định việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất thuộc thẩm quyền của

Trang 20

UBND cấp huyện và cấp tỉnh (chính phủ không làm chức năng này).

- Quy định về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài SDĐ ở Việt Nam:được giao đất, được thuê đất để xây dựng CSHT, công trình công cộng, xây dựngnhà ở để bán hoặc cho thuê, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyềnSDĐ ở và sở hữu nhà ở

1.2.2 Khái quát về công tác nghiên cứu, quản lý tài nguyên đất xây dựng

Trên thế giới, công tác nghiên cứu, quản lý TNĐXD nhằm phục vụ cho các mụcđích xây dựng khác nhau bắt đầu từ rất sớm, song đến đầu thế kỷ 21 đến nay thì cácnước Liên xô (cũ), Niger, New Zealand, Anh, Thổ Nhỉ Kỳ, Tanzania, Trung Quốc,Jamaica, Brazil … gần như đã hoàn thiện Cụ thể là các công trình nghiên cứu của tácgiảChurinov M.V (1972)34, Akpokodje E.G (1979)31,M Matula (1979)38,Lomtadze (1983)13, Bell D.H (1985)32, Schalkwjk AV, Price GV (1990) 43,Maharaj RJ (1995) 40, Waters, C.N., Northmore, K., Prince, G & Marker, B.R(1996) 42, Ercan A, Ergun M, et al (2001)37,Yabasi N (2001) 44, Msindai K.A.(2002) 39, Zuquette LV, Pejon OJ, Collares JQ (2004) 45, Culshaw M.G & PriceS.J (2011)35, Dobbs M R., Culshaw M G., et al (2011)36 Trên lãnh thổ ViệtNam, việc nghiên cứu TNĐXD ở các tỷ lệ bản đồ khác nhau cũng đã được triển khaikhắp nơi, nhưng lại không đồng đều, thiếu tính nhất quán và hệ thống Thật vậy, trongthời gian dài, các cơ quan điều tra địa chất, khảo sát thiết kế, quy hoạch chỉ tiếnhành nghiên cứu ở từng địa điểm xây dựng cụ thể, trong đó mối quan tâm hàng đầu

là nghiên cứu địa tầng và TCCL của đất đá nằm trong đới ảnh hưởng công trình.Việc nghiên cứu các yếu tố của TNĐXD, phát hiện quy luật biến đổi của chúng hầunhư không được quan tâm Bên cạnh đó, công tác điều tra TNĐXD chỉ tập trungvào những khu vực nhất định như các thành phố lớn, khu đô thị, KCN, các côngtrình thủy điện, đường giao thông, hải cảng, cụ thể như sau15, 17, 18:

Trước năm 1975, công tác nghiên cứu TNĐXD vẫn còn mang tính chấttruyền thụ và hầu như chưa được áp dụng trong thực tiễn nghiên cứu, khảo sát xâydựng Ngoài công tác khảo sát, thiết kế các công trình cụ thể, việc nghiên cứu

Trang 21

TNĐXD bắt đầu được chú trọng Tập thể tác giả do Đinh Xuân Bảng và Phạm Xuân

đã chủ trì đề tại nghiên cứu “Tính chất cơ lý của đất đồng bằng Bắc Bộ và ThanhNghệ Tĩnh” Nhóm nghiên cứu do Nguyễn Thanh chủ biên đã tổng hợp, xử lý tàiliệu hiện có và thành lập sơ đồ ĐCCT lãnh thổ đồng bằng và vùng ven rìa Bắc Bộ tỷ

lệ 1/200.000.Tuy vậy, ở khu vực miền Bắc, trong nghiên cứuTNĐXD vẫn khôngtheo một nguyên tắc khoa học thống nhất làm cơ sở cho Nhà nước tham khảo, sửdụng trong QHXD và khai thác kinh tế trên phạm vi lãnh thổ.Nếu như trên phầnlãnh thổ phía Bắc, trước năm 1975 công tác khảo sát phục vụ xây dựng ngày càng

mở rộng (kể cả miền núi) thì ở phần đất phía Nam công tác điều tra cơ bản đượctiến hành với quy mô hạn chế hơn nhiều và hầu như chỉ tập trung vào các thành phốlớn, đồng bằng, nhất là đồng bằng Nam Bộ

Từ năm 1975 đến năm 1985, nhìn chung công tác nghiên cứu, quản lýTNĐXD tuy có đa dạng hơn, sử dụng nhiều phương pháp, thiết bị điều tra, thínghiệm hiện đại hơn, nhưng khối lượng giảm đi nhiều so với thời gian trước đây.Trong lúc đó, hàng loạt công trình nghiên cứu lại được triển khai rộng rãi Cụ thể làviệc nghiên cứu TCCL đất ở đồng bằng Nam Bộ được Nguyễn Thanh hoàn tất vàođầu năm 1986 Tổng cục Địa chất đã hoàn thành đo vẽ và lập bản đồ ĐCCT QuốcGia tờ Hà Nội - Hải Phòng - Nam Định tỷ lệ 1/200.000 Về cơ bản, đến năm 1985phần lớn lãnh thổ phía Bắc (đến Kỳ Anh - Hà Tĩnh) đã được đánh giá TNĐXD tỷ lệ1/200.000 Tuy nhiên, do việc thu thập, xử lý số liệu hiện có chưa đầy đủ, đồng bộ,phương pháp nghiên cứu và nguyên tắc không nhất quán nên chất lượng và hiệu quả

sử dụng bị hạn chế Do vậy Viện ĐC và KS đã tiến hành bổ sung, chỉnh biên, khớpnối các tờ bản đồ ĐCCT tỷ lệ 1/200.000 thuộc phạm vi đồng bằng Bắc Bộ

Từ năm 1985 - 2000, các nghiên cứu về TNĐXD tiêu biểu là công trìnhnghiên cứu trên quy mô cả nước do Nguyễn Thanh, Nguyễn Đức Đại và Phạm Văn

Tỵ chủ trì, đó là bản đồ ĐCCT lãnh thổ Đông Dương tỷ lệ 1/1.000.000 và bản đồĐCCT Việt Nam tỷ lệ 1/500.000, trong đó tại những vùng kinh tế trọng điểm thànhlập ở tỷ lệ 1/250.000 Công trình tổng hợp về ĐCCT Việt Nam cũng được thể hiệntrong luận án tiến sĩ của Phạm Văn Tỵ Ngoài ra, công tác đo vẽ lập bản đồ ĐCCT ởcác tỷ lệ khác nhau từ 1/200.000 đến 1/10.000 cũng được triển khai rộng rãi hơn

Trang 22

trên nhiều bộ phận lãnh thổ của đất nước Trên phần lãnh thổ phía Bắc đã tiến hành

đo vẽ lập bản đồ ĐCCT 1/200.000 tờ Lạng Sơn - Tuyên Quang, bản đồ ĐCCT1/50.000 thành phố Hà Nội, Đông Triều - Phả Lại, Phả Lại – Uông Bí (Liên đoàn2) Ở miền Trung đã hoàn thành đo vẽ lập bản đồ ĐCCT 1/200.000 Gia Rai - BàRịa, Phan Rang - Nha Trang, Tuy Hòa - Quy Nhơn, Quảng Ngãi - Bồng Sơn, BìnhSơn - Hải Vân và ở tỷ lệ 1/50.000 tờ Nha Trang, Quy Nhơn - Phú Mỹ, KCN DungQuốc - Vạn Tường, Sông Cầu - Tuy An, Thanh Hóa (Liên đoàn 7) Ở phía Nam đãtiến hành lập bản đồ ĐCCT Đồng Nai tỷ lệ 1/100.000, ĐBNB tỷ lệ 1/200.000,1/50000 tờ thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa - Long Thành, Long Thành - VũngTàu, Cần Thơ (Liên đoàn 8) Phần lãnh thổ phía Bắc đã tiến hành đo vẽ lập bản đồĐCCT tỷ lệ 1/200.000 tờ Vạn Yên, Điện Biên - Yên Bái bản đồ ĐCCT tỷ lệ1/50.000 tờ Hải Phòng, Thái Bình Cũng trong thời gian này, chương trình địa chất

đô thị ra đời (1990 - 2000), trong đó việc đánh giá TNĐXD tỷ lệ 1/25000 được triểnkhai chủ yếu ở các đô thị lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng - Hội An, NhaTrang, TP HCM, Vũng Tàu,… và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước Từ năm

2000 cho đến nay, do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trong quá trình công nghiệphóa và hiện đại hóa đất nước, nên công tác nghiên cứu TNĐXD ở tỷ lệ lớn (chi tiết)bắt đầu được chú trọng và triển khai ở một số thành phố lớn bằng vốn ngân sách củađịa phương

Các công trình nghiên cứu điển hình liên quan đến TNĐXD tại vùng nghiêncứu được liệt kê như dưới đây1, 10, 11, 20:

Công trình nghiên cứu địa mạo phục vụ quy hoạch và phát triển đô thị dảiĐBVB Đà Nẵng - Quảng Ngãi của Đặng Văn Bào và cộng sự năm 2000

Bản đồ địa chất và khoáng sản tỉnh Quảng Ngãi của Cục địa chất và khoángsản Việt Nam năm 2006

Báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản nhóm tờ Quảng Ngãi, tỉ

lệ 1: 50.000, Hà Nội của Thân Đức Duyện năm 1999

Báo cáo kết quả lập bản đồ ĐCTV - ĐCCT tỷ lệ 1: 200.000 vùng QuảngNgãi - Bồng Sơn của tác giả Nguyễn Văn Đức năm1998

Trang 23

Báo cáo điều tra địa chất đô thị Quảng Ngãi của Vũ Ngọc Trân năm 2000.Nghiên cứu cân bằng và qui hoạch khai thác sử dụng có hiệu quả lâu bền cácnguồn nước phục vụ phát triển kinh tế dân sinh đến năm 2010 trên địa bàn tỉnhQuảng Ngãi của Nguyễn Kim Ngọc năm 1999.

Ngoài ra, còn có các báo Quy hoạch chung KKT Dung Quất, tỉnh QuảngNgãi đến năm 2025 7; Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2017; Báo cáo kếtquả thống kê đất đai năm 2017 25; quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020,định hướng đến năm 2030 26; Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5năm kỳ đầu (2011-2015) 29 Một số công trình nghiên cứu liên quan khác đượcliệt kê ở phần tài liệu tham khảo

Như vậy, các nghiên cứu nêu trên bước đầu đã có sự quan tâm đến TNĐXDkhu vực miền Trung nói chung và ĐBVB nghiên cứu nói riêng, đồng thời đã cungcấp những số liệu phong phú, có độ tin cậy nhất định về TNĐXD khu vực, tạo tiền

đề quan trọng cho công tác quản lý và sử dụng TNĐXD về sau

1.3 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

1.3.1 Vị trí vùng nghiên cứu

Trang 24

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí vùng đồng bằng ven biển Quảng Ngãi

ĐBVB Quảng Ngãi kéo dài từ huyện Bình Sơn đến huyện Đức Phổ và đượcgiới hạn như sau: Phía Bắc giáp huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáphuyện Bồng Sơn tỉnh Bình Định, phía Tây giáp các huyện miền núi Quảng Ngãi vàphía Đông giáp Biển Đông với diện tích tự nhiên khoảng 2031 km2, bao gồm 6huyện ven biển và thành phố Quảng Ngãi (Hình 1) Nằm trong vùng kinh tế trọngđiểm miền Trung với hệ thống giao thông thuận lợi như đường sắt Bắc - Nam, Quốc

lộ 1A chạy qua tỉnh và tuyến Quốc lộ 24 nối tỉnh Quảng Ngãi với Kon Tum, TâyNguyên, Lào và Đông Bắc Thái Lan, cùng các tuyến giao thông quan trọng khác đãgiúp lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các vùng, miềntrong nước và quốc tế Với đường bờ biển dài hơn 130 km có nhiều cửa biển lớnnhư Sa Kỳ, Cửa Đại, Mỹ Á, Sa Huỳnh

Ngoài ra, vùng biển Quảng Ngãi là nơi tiếp giáp của hai dòng hải lưu nónglạnh nên có lượng phù du phong phú, với diện tích ngư trường tương đối lớn, nguồnhải sản đa dạng Do có sự lồi lõm, nhiều mũi đá cứng nhô ra biển, chia cắt bờ thànhnhững vũng, vịnh, đặc biệt có cảng nước sâu Dung Quất Cách bờ biển 25 km làđảo Lý Sơn với chiều dài 5,5 km, chiều ngang chỗ rộng nhất là 2,5 km, diện tích

Trang 25

trên đảo khoảng 10 km2 là nơi tập trung nhiều dân cư làm nghề biển 46, 47.

Nhìn chung vị trí địa lý vùng nghiên cứu có nhiều thuận lợi cho việc khaithác những thế mạnh về tiềm năng lao động, đất đai, biển, phục vụ sự nghiệp pháttriển KT-XH của tỉnh, mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút vốn đầu tư, giao lưuthông thương với các tỉnh trong nước và Quốc tế, hoà nhập chung vào xu thế pháttriển kinh tế của đất nước

1.3.2 Đặc điểm khí hậu, thủy - hải văn

Trên cơ sở tham tham khảo các tài liệu dã công bố 12, 47, có thể khái quát

về đặc điểm khí thậu, thủy - hải văn vùng ĐBVB nghiên cứu như dưới đây:

Trang 26

Thấp nhất 12.4 14.3 13.5 17.3 19.6 20.0 21.1 21.1 20.6 17.0 15.5 13.8 12.4

Nhờ chế độ bức xạ nhiệt cao, với cán cân bức xạ trong năm luôn dương và ítbiến động trong năm đã thể hiện tính nhiệt đới rõ rệt của khu vực Quảng Ngãi Toàntỉnh có nhiệt độ không khí trung bình từ 25  260C Quy luật phân hóa nhiệt độ theo

độ cao thể hiện rất rõ, trong năm chênh lệch biên độ nhiệt 7.30C Miền núi và đồngbằng chênh lệch nhiệt độ từ 340C Đồ thị phân bố nhiệt độ trong năm dạng mộtđỉnh, lớn nhất vào tháng VI-VII là 290C, thấp nhất vào tháng I đều lớn hơn 200C (20

 220C) Nói chung, khu vực nghiên cứu có nhiệt độ quanh năm tương đối cao(bảng 1.2), Biên độ trung bình ngày của nhiệt độ không khí trong tỉnh khoảng 8 -

90C Mùa hè bắt đầu từ tháng VI đến tháng X và mùa đông bắt đầu từ tháng XI đếntháng III năm sau

Bảng 1.4: Các Đặc trưng nhiệt độ không khí và mặt đất tại Quảng Ngãi

Nhiệt độ trung bình năm (0C) 25.8 30.2

Thông thường nhiệt độ mặt đất cao hơn không khí đặc biệt là nhiệt độ trungbình và cao nhất tuyệt đối Tính hấp thụ nhiệt của bề mặt đất rất lớn (bảng 1.3, 1.4)

1.3.2.3 Hoàn lưu và gió

Do chịu sự chi phối của hoàn lưu gió mùa Châu Á, gió ở khu vực QuảngNgãi thay đổi khá rõ theo mùa Về mùa đông, gió tín phong Đông Bắc có nguồn gốc

từ cao áp Thái Bình Dương thổi vào chiếm ưu thế với hướng Đông - Đông Bắc,xen kẽ là các đợt gió mùa cực đới với cường suất yếu Về mùa hạ, luồng gió mùamùa hạ có nguồn gốc Bắc ấn Độ Dương và từ vịnh Băng Gan thổi tới theo hướngTây Nam Luồng gió mùa Tây Nam qua dãy Trường Sơn để lại mưa phía Tây

Trang 27

Trường Sơn và mang không khí hanh khô qua Đông Trường Sơn tạo nên thời kỳnóng nực kéo dài hay còn gọi là hiệu ứng phơn ở sườn khuất gió Dưới tác dụng củahiệu ứng phơn mùa mưa ở Quảng Ngãi chậm lại vào nửa sau mùa nóng và nửa đầumùa nóng và nửa đầu mùa lạnh Tốc độ gió mạnh nhất đo được 40 m/s theo hướngTây tại trạm Quảng Ngãi (bảng 1.5).

Bảng 1.5: Đặc trưng gió quan trắc tại Quảng Ngãi

NWE

NWN

NWN

NWNTốc độ TB

Bảng 1.6: Đặc trưng độ ẩm tương đối trung bình tháng trạm Quảng Ngãi

Độ ẩm tương

Bảng 1.7: Lượng bốc hơi trung bình (mm) tháng tại trạm Quảng Ngãi

Khả năng bốc hơi ở Quảng ngãi có dạng hai đỉnh lớn nhất tháng V và VII,nhỏ nhất tháng XII và VI Theo tài liệu quan trắc lượng bốc hơi xấp xỉ 1000

Trang 28

mm/năm và có xu thế giảm dần khi chiều cao tăng phù hợp với sự giảm nhiệt độtheo độ cao Mặt khác nhiệt độ mặt đất quanh năm tương đối cao cũng góp phầnlàm tăng khả năng bốc hơi lưu vực Lượng bốc hơi trong năm phân bố không đồngđều theo các tháng, có tháng đạt và vượt 100 mm và có xu thế giảm dần vào mùamưa (bảng 1.7) Chênh lệch giữa lượng bốc hơi và lượng mưa từ 6 - 7 lần cho thấyrằng tính mất cân đối của lượng nước trong năm Chính vì vậy có những thời kỳthiếu nước nghiêm trọng trong những tháng mùa kiệt, nhưng vừa bắt đầu mùa mưathì gây ngập lụt.

1.3.2.5 Bãovà áp thấp nhiệt đới

Bão thường đổ bộ vào Quảng Ngãi từ tháng IX đến tháng XI và biến đổi kháphức tạp qua các năm, có năm bão ảnh hưởng sớm, có năm muộn, có năm lại hoàntoàn không có (bảng 1.8).Bão gây gió mạnh, mưa lớn có ảnh hưởng lớn tới đời sống

và sản xuất Tại Quảng Ngãi đã có những trận bão rất mạnh đổ bộ trực tiếp như bão

số 14 đổ bộ ngày 23/10/1971 và tan ở thượng Lào ngày 24/10/1971, có gió mạnhnhất trên cấp 12, tốc độ gió tới 40 m/s Ngoài bão, còn có ATNĐ, là giai đoạn đầu

và giai đoạn cuối của bão, có sức gió mạnh nhất vùng gần trung tâm đạt cấp 6 - 7.Điển hình vào ngày 1/12/1986 ATNĐ kết hợp với GMĐB gây mưa rất to từ ngày 3 -4/12/1986 gây lũ lớn trên sông Trà Khúc và sông Vệ

Bảng 1.8: Phân bố tỷ lệ (%) bão ảnh hưởng tới Quảng Ngãi trong các tháng

Các yếu tố khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo một lượng mưa khá phong phúcho khu vực Quảng Ngãi Lượng mưa có ảnh hưởng rất lớn đến lượng dòng chảysông ngòi, cung cấp phần lớn lượng nước cho dòng chảy mặt.Quy luật phân bốdòng chảy mặt diễn biến như quy luật phân bố mưa Các trung tâm dòng chảy lớnthường trùng với các tâm mưa lớn Hệ số tương quan giữa mưa và dòng chảy mặtthường cao, nghĩa là chúng quan hệ mật thiết với nhau

1.3.2.6 Chế độ mưa

Nguyên nhân gây mưa lũ chủ yếu là do bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ),không khí lạnh (KKL) và sự kết hợp hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới (HTNĐ) hay

Trang 29

cao áp Thái Bình Dương Theo số liệu thống kê của Tổng cục KTTV từ năm 1961

-1989 có 35 đợt ảnh hưởng của KKL và các hình thái thời tiết khác kết hợp hoạtđộng Trung bình mỗi năm có từ một đến hai đợt ảnh hưởng, năm nhiều nhất (1978,

1982, 1984) có tới 3 đợt, ngược lại có những năm không có đợt nào (1961, 1962).Bảng 1.9: Lượng mưa ngày lớn nhất (mm/ngày) ở các trạm đo tại Quảng Ngãi

Tháng 10 và 11 là thời gian hoạt động mạnh nhất của hình thái thời tiết kiểunày Bão, ATNĐ, HTNĐ, KKL không hoạt động đơn độc, chúng thường xuất hiệnxen kẽ liên tiếp và gây ra mưa lớn Chẳng hạn nếu sau bão vẫn có KKL hoạt độngthì diện mưa và cường độ mưa càng lớn và kéo dài Lượng mưa năm trung bình trênlưu vực sông Trà Khúc có trị số khá lớn Lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa lũchính; ngược lại vào mùa kiệt lượng mưa tập trung vào thời kỳ lũ tiểu mãn Biếnđổi lượng mưa trung bình nhiều năm trên lưu vực không đồng đều Lượng mưa tăngdần từ đồng bằng lên miền núi, điều đó được lý giải bởi điều kiện vi khí hậu do yếu

tố địa hình cục bộ chi phối trong khu vực

Bảng 1.10: Lượng mưa trung bình nhiều năm tại khu vực Quảng Ngãi

Chỉ

TràBồng

SơnGiang

SơnHà

QuảngNgãi

TràKhúc

CổLũyLượng mưa

Trang 30

Giang 105,8 40,5 42,9 90,4 205,2 210,6 162,7 171,6 274,8 694,4 858,3 274,1 3122,7 260,2Sơn Hà 85,1 33,3 35 41,4 206,1 221,5 155,8 171,3 283,1 600,5 661,9 211,3 2732,9 227,7Trà

Bồng 100,6 34,8 38,6 69,5 235,6 229,3 224,1 210,7 260,1 694,9 722,5 230,6 3097,6 258,1Trà

Khúc 89,8 30,8 37,7 25 111,9 114,8 64,2 124,6 257,3 531,8 505,7 214,9 2105,4 175,4Quảng

Cổ Lũy 63,2 23,9 11,1 15,2 103,5 117,7 45,7 90,5 232,7 466,7 461,2 210 1853,2 154,4

Vùng đồng bằng lượng mưa biến đổi từ X0 = 2000 - 2400 mm/ năm Biếnđộng lượng mưa hàng năm trong lưu vực tương đối lớn, lượng mưa đo được ở cáctrạm chênh lệch nhiều trong năm và phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa hình cục

bộ và khí hậu địa phương Qua các chuỗi số liệu thống kê mưa trung bình thángnhiều năm trên các trạm đo chính ở tỉnh Quảng Ngãi cho thấy mùa mưa kéo dài từtháng 9 đến tháng 12, trong đó tập trung chủ yếu ở hai tháng 10 - 11, cũng là haitháng có đỉnh lũ cao nhất trên sông ngòi (bảng 1.9 - 1.11)

So với mùa mưa ở cả nước thì Quảng Ngãi và các tỉnh miền Trung có mùamưa đến muộn và kết thúc vào nửa đầu mùa lạnh Vì vậy thường có sự phối hợphoạt động của các dạng thời tiết bất lợi, gây ra mưa lớn trên diện rộng Nhìn chungmùa mưa ở đây không dài và tập trung chủ yếu ở hai tháng 10 - 11 trong khi cáctháng ít mưa (tháng khô) lại khá dài, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8 Trong nhiềunăm thiếu nước, tình trạng mưa ít đã gây ra khó khăn lớn cho đời sống và sản xuất

1.3.2.7 Thủy văn sông ngòi

Hệ thống sông ngòi vùng nghiên cứu thuộc loại trung bình và nhỏ (F <3500km2) với tổng lượng dòng chảy hàng năm của bốn con sông ở tỉnh Quảng Ngãikhoảng 11,45 tỷ m3như sông Trà Khúc, Trà Bồng, Vệ, Trà Câu Trong đó, hệ thốngsông Trà Khúc và sông Vệ đóng vai trò quan trọng nhất, đóng góp tới 62% lượngnước mặt, chi phối chế độ thuỷ văn vùng ĐBVB Quảng Ngãi Những biến độngdòng chảy và dòng bùn cát của các sông này có quan hệ chặt chẽ tới quá trình phát

Trang 31

triển lòng dẫn vùng ĐBVB nói chung và tai biến xói - bồi ở cửa sông nói riêng Chế

độ thuỷ văn trên sông Trà Khúc phản ảnh mối quan hệ điển hình giữa các yếu tốmưa - dòng chảy và điều kiện địa hình vùng sườn núi ở khu vực Quảng Ngãi

Trên sông Trà Khúc có hiện tượng chảy vòng phổ biến thể hiện qua sự uốnkhúc của dòng sông với những đỉnh cong lớn ở vùng ĐBVB Lưu lượng bình quânnăm của sông Trà Khúc là 225 m3/s Tổng lượng nước hàng năm của lưu vực sôngTrà Khúc khá lớn, chỉ tính đến tuyến đập Thạch Nham đã lên tới đến 5.554 x 106 m3trong đó phần sinh ra trên lưu vực thuộc tỉnh Kon Tum là 2.399 x106 m3 (chiếm43%), phần sinh ra trên lãnh thổ Quảng Ngãi là 3.155 x 106 m3 (chiếm 57%) Mùa

lũ kéo dài từ tháng X đến tháng XII, mùa kiệt kéo dài từ tháng I -IX, xen lẫn là thời

kỳ lũ tiểu mãn xuất hiện vào các tháng V - VI và IX Tháng dòng chảy lớn nhất làtháng XI, nhỏ nhất là tháng IV (bảng 1.12)

Bảng 1.12: Phân phố lưu lượng dòng chảy năm (Q, m3/s) trên sông Trà Khúc

Dòng chảy mùa lũ chính trong thời gian 3 tháng (X - XII) chiếm 66 - 75%tổng lượng dòng chảy năm Môdun dòng chảy trung bình lớn nhất là 1,52 m3/s.km2.Mùa kiệt kéo dài trong 9 tháng với dòng chảy khá nhỏ; lượng nước mùa kiệt chiếm25- 34 % tổng lượng nước cả năm, nhỏ hơn hai lần so với mùa lũ (bảng 1.13)

Bảng 1.13: Đặc trưng thống kê mùa lũ tại trạm Sơn Giang (sông Trà Khúc)

Trang 32

mẽ, thông qua hai quá trình trái ngược nhau là bồi tụ và xói lở Cường độ xói lở - bồi

tụ thể hiện qui mô tốc độ và tính chất phát triển của một dòng sông, nếu không nó chỉcòn là một hồ chết hay dòng sông đang suy thoái mà thôi.Lưu lượng tạo lòng đoạnsông Trà Khúc từ thành phố Quảng Ngãi tới cửa sông có giá trị Qtl = 1400m3/s.Bảng 1.14: Đặc trưng dòng bùn cát lơ lửng trên sông Trà Khúc và sông Vệ

a Sóng biển:Vùng nghiên cứu nằm cạnh đứt gẫy kiến tạo lớn dọc trục kinh

tuyến 1090, nên phần lớn đường bờ biển của tỉnh có phương á kinh tuyến, theo trụcBắc Tây Bắc - Nam Đông Nam (ngoại trừ khu vực bờ biển Dung Quất - cửa Sa Cần

ở phía Bắc có hướng gần trùng trục Tây - Đông) Thềm lục địa tương đối hẹp, vùngbiển ven bờ nằm bên vùng nước sâu của trũng Biển Đông, do đó sóng có điều kiệnphát triển mạnh Hơn nữa, vùng biển Quảng Ngãi còn chịu ảnh hưởng mạnh của cáchướng gió mùa và các hiện tượng nhiễu động thời tiết cực đoan như bão, ATNĐ,hoạt động của dải HTNĐ, giông lốc, Ngoài khơi vào mùa Đông (X - III năm sau),các hướng sóng chính là Đông Bắc, sau đó đến hướng Bắc Mùa Hè (IV - IX),hướng sóng chính là Tây Nam Trong thời kỳ các mùa chuyển tiếp, xuất hiện hướng

Trang 33

sóng Đông, Đông Nam Ngoài sóng gió, do vùng biển nghiên cứu rất sâu, nên cònchịu ảnh hưởng mạnh của loại sóng lừng sau những đợt gió mạnh ngừng thổi.

Vùng biển ven bờ chịu ảnh hưởng của hiện tượng sóng khúc xạ do ma sátđáy, nên khi sóng vận động từ ngoài khơi vào đới ven bờ hướng sóng thay đổi lệchdần với xu hướng vuông góc với đường bờ Các hướng sóng chính ven bờ trongmùa Đông (thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc) là Đông Bắc và Đông ĐôngBắc Ngược lại, các hướng sóng chính trong mùa Hè (thời kỳ gió mùa Tây Nam) làĐông Nam và Đông Đông Nam Cường độ sóng hoạt động trong mùa Đông mạnh

mẽ hơn rất nhiều so với thời gian mùa Hè Mặt khác, do mùa mưa bão xảy ra chủyếu trong các tháng cuối năm (tháng X- XII), nên sóng lớn trong bão có thể quan sátthấy trên các hướng Bắc, Đông Bắc và Đông trong thời gian mùa Đông

b Thuỷ triều:Từ Bắc xuống Nam có chế độ thuỷ triều thay đổi phức tạp.

Đây là vùng ảnh hưởng chủ yếu của loại triều hỗn hợp, giữa nhật triều không đều vàbán nhật triều không đều Độ lớn thuỷ triều thấp, trung bình khoảng 97- 122cm Độlớn của thuỷ triều ven biển phía Nam có phần trội hơn phía Bắc

c Dòng chảy ven biển: Nằm trong hoàn lưu dòng chảy chung vùng phía tây

Biển Đông, đó là hệ thống dòng chảy phát sinh và chịu sự chi phối chính của hai hệthống gió mùa: GMĐB (mùa Đông) và gió GMTN (mùa Hè) Dòng chảy ở đới ven

bờ còn chịu sự chi phối của địa hình cục bộ ven biển và độ sâu đáy biển nông venbờ.Thời kỳ GMĐB hoạt động, hướng gió thổi từ ngoài khơi vào đất liền, nên hướngchảy chính ngoài khơi theo trục Đông Bắc - Tây Nam và vào ven bờ theo trục Bắc-Nam kèm theo hiện tượng nước dâng do gió mùa Vào thời kỳ gió mùa Tây Namhoạt động, hướng gió thổi từ đất liền ra biển, hướng chảy chính về phía Đông Bắc,kèm theo hiện tượng nước trồi ven bờ do nước từ tầng sâu chuyển lên mặt Tốc độdòng chảy nhìn chung không cao, trong thành phần dòng chảy tổng hợp có mặtdòng chảy tuần hoàn (các loại dòng triều) và dòng dư (do lũ từ trong sông, dòngmật độ, dòng trôi do gió và dòng sóng khi đổ vỡ ven bờ ) Mỗi loại dòng thànhphần có điều kiện phát sinh khác nhau và giữ vai trò nhất định trong động lực pháttriển địa hình ven biển

Trang 34

1.3.3 Địa hình - Địa mạo

Trang 35

Hình 1.2 Địa hình vùng ĐBVB Quảng NgãiQuảng Ngãi có đường bờ biển dài gần 130 km, bờ biển bị chia cắt bởi các

Trang 36

cửa sông và cửa đầm phá ven biển, như các cửa Sa Cần, cửa Sa Kỳ, cửa Đại, cửa

Lở, cửa Mỹ Á và cửa Sa Huỳnh Cảnh quan khu vực ven biển rất đa dạng bởi sựhiện diện của hệ thống vũng vịnh và mũi đá lớn như vũng Dung Quất, vũng ViệtThanh, mũi Ba Làng An, mũi Sa Huỳnh và các đầm phá ven biển như đầm LâmBình, đầm An Khê, đầm Nước Mặn Ngoại trừ các vùng bờ biển tương đối cao ởkhu vực phía Bắc và phía Nam của tỉnh, phần lớn vùng bờ biển Quảng Ngãi đềuthấp thuộc kiểu bờ vùng đồng bằng hạ lưu của các con sông cỡ vừa và nhỏ, có diệntích lưu vực dưới 3.500 km2 như sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Vệ, sông TràCâu Địa hình bề mặt đồng bằng Quảng Ngãi thoải và thấp dần từ Tây sang Đông,

có độ cao từ 1.0 - 30.0m Trầm tích bề mặt có nguồn gốc rất đa dạng: sông, biển,sông - biển hỗn hợp phủ trên các lớp đá granit, bazan, có tuổi từ Proterozoi đếnNeogen Địa hình ĐBVB nghiên cứu có đặc điểm chung giống như các khu vựckhác ở Miền Trung là sự hiện diện của các dải cát cao song song với đường bờ giữvai trò như những đê cát chắn sóng tự nhiên, bảo vệ phần đất thấp phía sau các cồncát Vùng ven biển còn có kiểu địa hình thấp đặc trưng, đó là dạng đầm lầy cửa

sông đang bồi lấp (liman) và các đầm phá ven biển (lagoon).

Khác với Quảng Nam, đồng bằng Quảng Ngãi không có sự chuyển tiếp vớiquy luật từ núi - đồi - đồng bằng gò - đồng bằng phẳng theo hướng từ lục địa rabiển, liên quan với các chuyển động nâng hạ khối tảng với xu hướng chung là nângyếu đã hình thành địa hình gò đồi và đồng bằng nằm xen nhau ra tận bờ biển hiệnđại Cấu trúc địa chất - tân kiến tạo cũng tạo nên sự phân dị của đồng bằng theochiều từ bắc xuống nam, tạo nên bốn vùng chính sau đây1, 20:

1.3.3.1 Đồng bằng mài mòn - bóc mòn dạng gò đồi Bình Sơn

Nằm ở đông bắc diện tích nghiên cứu, vùng này được giới hạn bởi thunglũng sông Trà Khúc ở phía nam Do ảnh hưởng của các đới đứt gãy phương kinhtuyến, vùng có sự phân dị rõ từ tây sang đông với ba dải địa hình sau (hình 1.2):

Nằm kế liền các khối núi phía tây là dải đồng bằng gò đồi Bình Khương Phú Sơn có tính phân bậc được tạo bởi quá trình bóc mòn kiểu pediment hoá (các

-bề mặt cao 80 - 100m, 40 - 60m) và quá trình mài mòn với di tích các thềm biển cao

Trang 37

40 - 60m, 20 - 30m Hoạt động xâm thực, xói mòn dọc các khe suối, mương xói đãtạo địa hình gò đồi thoải trên các bề mặt thềm này.

- Nằm giữa dải đồng bằng gò đồi Bình Khương - Phú Sơn ở phía tây và dảiđồi thoải Vạn Tường phía đông là dải đồng bằng mài mòn tích tụ dạng gò thấp vớicác đồi núi sót Sơn Tịnh Các đồng bằng dạng gò thoải Phong Niên và Bazan hìnhthành trên các bồn trũng tuổi Pleistocen muộn và được lấp đầy bởi các trầm tích hạtmịn tướng vũng vịnh hệ tầng Hoà Bình và Phong Niên dày Phần trung tâm của dảiđồng bằng là các đồi núi thấp Trà Bình - Vĩnh Lộc tồn tại dạng đảo giữa các vũngvịnh cổ với các bề mặt thềm mài mòn 20- 30m, 40- 60m còn được bảo tồn tốt

Dải đồng bằng mài mòn bóc mòn dạng gò đồi Vạn Tường nổi cao từ 30

-60 m sát đường bờ hiện đại đã tạo nên một sự bất thường của ĐBVBnghiên cứu.Các bề mặt lượn sóng thoải cao 30 - 60m cấu tạo bởi đá bazan bị phong hoá mạnhvới lớp đá ong dày khá phổ biến trên dải đồng bằng này không phải là bề mặt phuntrào nguyên sinh mà chính là sản phẩm do hoạt động mài mòn của biển trongPleistocen Dạng địa hình do hoạt động núi lửa chỉ còn được bảo tồn với các đỉnhdạng mặt bàn cao 80 - 140m trên đỉnh các khối núi sót Thình Thình, Thiên Ấn Cũng chỉ trên các bề mặt sót này mới tồn tại vỏ phong hoá alferit chứa bouxit.Đường bờ biển trong phạm vi dải đồng bằng này được định hướng khá thẳng theocác đứt gãy kiến tạo phương tây bắc - đông nam và á kinh tuyến với các klif dốcđứng cao trên 30 m cấu tạo bởi đá phun trào bazan

1.3.3.2 Đồng bằng xâm thực - mài mòn - tích tụ dạng gò thoải sông Trà Khúc

Hoạt động của sông Trà Bồng, sông Vệ dọc các đới đứt gãy phương á vĩtuyến và đông bắc - tây nam trên phông chung của móng nâng tương đối yếu dạngkhối tảng tổ hợp với dao động mực nước đại dương đã tạo nên tính đặc thù củađồng bằng sông Trà Khúc Đồng bằng có dạng tam giác châu không đối xứng vớiđỉnh là khu vực Nghĩa Thắng, cạnh phía bắc được kéo dài khá thẳng phương á vĩtuyến dọc lòng sông Trà Khúc, về phía nam, tam giác châu sông Trà Khúc mở rộng

về đông nam và hòa nhập với tam giác châu sông Vệ

Về hình thái, đồng bằng có tính phân bậc khá rõ theo chiều từ tây sang đông

và chiều xa dần lòng sông Từ chân sườn núi ra phía biển, các bậc địa hình có độ

Trang 38

cao thấp dần, bắt đầu là các thềm mài mòn 20 - 30m và 40 - 60m được bảo tồn tốtvới địa hình dạng gò thoải Khu vực thành phố Quảng Ngãi, tây thị trấn Sông Vệ là

bề mặt đồng bằng gò lượn sóng thoải cao 8 - 15m cấu tạo bởi các trầm tích hỗn hợpsông biển hệ tầng Đà Nẵng Từ thành phố Quảng Ngãi tới thôn Hoà Bình - núi ĐáBạc là địa hình tương đối phẳng, được cấu tạo bởi tích tụ vũng vịnh tuổi Holocentrung và các thế hệ bãi bồi sông Tính phân bậc địa hình trên bị phá vỡ bởi sự xuấthiện các bar cát thuộc các thế hệ khác nhau Bar cát tuổi cuối Pleistocen muộn tồntại dạng sót với địa hình dạng vòm, cao 10 - 15m, tạo nên một đê thiên nhiên, làgiới hạn phía đông cho các hoạt động của sông Giữa đê cát này và đê cát hiện đạigiáp bờ biển là một dải trũng, định hướng theo một đới sụt dọc đứt gãy phương ákinh tuyến, được lấp đầy bởi thành tạo hỗn hợp sông - biển - đầm lầy tuổi Holocen

1.3.3.3 Đồng bằng tích tụ - mài mòn dạng lượn sóng thoải Mộ Đức - Đức Phổ

Dọc dải ven biển từ sông Vệ tới Đức Phổ, lại phát triển cấu trúc đặc trưngcủa dải đồng bằng ven biển Trung bộ Việt Nam, đó là cấu trúc của hệ đầm phá - đêcát (lagoon - bar) phát triển song song với đường bờ hiện tại Khác với khu vực phíabắc, hệ đầm phá - đê cát ở đây đã được cố định từ cuối Pleistocen muộn, các thànhtạo Holocen chỉ kế thừa và chồng phủ lên thành tạo cổ

Các dạng địa hình của đồng bằng đều được kéo dài trên 20 km theo phươngtây bắc - đông nam, phân dị theo quy luật chung của hệ đầm phá - đê cát, từ tâysang đông gồm: thềm mài mòn 40 - 60 m và mài mòn - tích tụ 20 - 30m tồn tại dạngnhững mảnh sót hẹp bám sát chân sườn núi với chiều rộng chỉ đạt vài trăm mét.Chiếm diện tích lớn hơn cả là thềm tích tụ vũng vịnh cao 8 - 15m cấu tạo bởi trầmtích hệ tầng Phong Niên, đó là bề mặt lượn sóng, nghiêng thoải từ chân sườn núi vềphía đông Trung tâm đồng bằng phân bố dải địa hình phẳng, hơi trũng, được thànhtạo do các thế hệ đầm phá tuổi Holocen với ba bậc địa hình: 4 - 6m, 2 - 3 m và 1 - 2

m phân bố đối xứng qua đáy trũng hiện đại Cũng như đồng bằng sông Trà Bồng, đêcát thiên nhiên đông Mộ Đức với độ cao 10 - 15 mét kéo dài liên tục trên 30 km đãtạo nên một bức tường thiên nhiên che chắn đồng bằng Mộ Đức trước những biếnđộng của biển cả và chính đê cát cổ này còn được giới hạn với bờ biển hiện tại bởimột thế hệ đê cát do gió cao trên 15 mét nằm kế liền phía đông và song song với

Trang 39

chúng Mặc dù có nhiều mặt tích cực, song cấu trúc đầm phá - đê cát cũng tạo nênmột số khó khăn cho cuộc sống dân sinh, đặc biệt là sự ngập lụt trong phạm vi phíatây các đê cát.

1.3.3.4 Đồng bằng mài mòn - tích tụ Sa Huỳnh

Từ mũi Sa Huỳnh tới Vĩnh Tuy, nhiều dải đồi núi lấn sát ra bờ biển, tạo nêndải đồng bằng nhỏ hẹp nhất chạy dọc theo bờ biển Dải đồng bằng này cũng như bờbiển tại đây có phương kéo dài á kinh tuyến Hình thái chung của đồng bằng gắnliền với cơ chế thành tạo chúng, đó là các doi cát nối đảo có chiều rộng chỉ vài chụctới vài trăm mét ở phía ngoài, phân cách các đồng bằng nhỏ hẹp nguyên là các vũngvịnh cổ với biển hiện đại Bờ biển trong vùng có xu hướng chung là xói lở và hiệntại nhiều vách xói đang lấn sát đường QL1A

1.3.4 Dân cư, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng

Trên cơ sở báo cáo tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ngãi đến năm

2020 và báo cáo thực hiện phát triển nhiệm vụ phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ngãinăm 20179, 60, 30, có thể khái quát đặc điểm dân cư, KT-XH và CSHT củaĐBVB nghiên cứu như sau:

1.3.4.1 Dân cư

Đến năm 2017 dân số trung bình của khu vực ĐBVB tỉnh Quảng Ngãi là1.064.879 người, trong đó dân tộc kinh chiếm đa số Mật độ dân số toàn 554người/km2, thuộc loại thấp so với các tỉnh thành khác trong cả nước Dân cư phân

bố không đều giữa các vùng lãnh thổ, tập trung đông ở các thành phố, thị xã, cáchuyện đồng bằng như TP Quảng ngãi: 3084 người/km2, huyện Bình Sơn: 379người/km2, huyện Sơn Tịnh: 550 người/km2, huyện Tư Nghĩa:745 người/km2; huyệnNghĩa hành: 384 người/km2 , huyện Mộ Đức: 595 người/km2; huyện Đức Phổ: 384người/km2 Sự phân bố dân cư ở khu vực tương đối đồng đều giữa các vùng tạothuận lợi cho việc xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, điện, nước, thủy lợi,trường học, trạm y tế phục vụ sản xuất và dân sinh

1.3.4.2 Kinh tế - xã hội

Tình hình KT-XH của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực và đạt được kết

Trang 40

quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng5,0%, đạt kế hoạch; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 16.670 tỷ đồng, tăng 5,1% sonăm trước Phần lớn các sản phẩm công nghiệp đều tăng, trong đó, nhà máy lọc dầuDung Quất vượt công suất (đạt 6,787 triệu tấn) GRDP bình quân đầu người đạt 50triệu đồng/người, tương đương 2.293USD/người Tổng thu cân đối ngân sách trênđịa bàn ước khoảng 17.299 tỷ đồng, giảm 37,8% so với năm 2015, đạt 77,4% dựtoán Tổng vốn đầu tư xã hội tăng 5,11% Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêudùng và doanh thu vận tải đều tăng; chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ; tín dụng ngânhàng ổn định, nợ xấu trong tầm kiểm soát Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 334,43triệu USD, giảm 14,9% so với năm 2015, đạt 81,6% kế hoạch Kim ngạch nhậpkhẩu ước đạt 299,69 triệu USD, giảm 0,5% so với năm 2015, đạt 80,6% kế hoạch.Công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính được chútrọng đổi mới, thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đến khảosát, tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh Kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông

và đô thị được quan tâm đầu tư và ngày càng hoàn thiện

1.3.4.3 Cơ sở hạ tầng giao thông

Vùng nghiên cứu có 3 tuyến quốc lộ là QL 1A, QL 24 và QL 24B với tổngchiều dài 275 km; 15 tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều dài 582km; 161 tuyếnđường huyện với tổng chiều 1.228,34 km và 1.976,47 km đường xã; ngoài ra còn hệthống giao thông trong nội bộ khu dân cư và nội đồng Toàn bộ hệ thống giao thông

đã phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng phát triển KT-XH, an ninh - quốcphòng Toàn tỉnh có 4.061,81 km đường, trong đó: Đường bê tông nhựa: 194,00 km,chiếm 4,78% Đường bê tông xi măng: 713 km, chiếm 17,55% Đường láng nhựa:1.289,46 km, chiếm 31,75% Đường đất: 1.865,35 km, chiếm 45,92% Mạng lướiđường bộ cơ bản trải rộng khắp địa bàn tỉnh với mật độ 0,79km/km2 và 3,33km/1.000 dân, những năm qua bằng nhiều nguồn vốn đã đầu tư xây dựng hệ thốnggiao thông nối liền các huyện trong tỉnh và từ huyện đến các xã bằng đường nhựa

và BTXM Giao thông phát triển đã tạo thuận lợi cho KT - XH phát triển, việc đi lạicủa nhân dân cũng được thuận lợi hơn và đặc biệt là các huyện miền núi Tỷ lệđường bộ bằng nhựa và bê tông xi măng là 54,08%, đường đất còn chiếm tỷ lệ

Ngày đăng: 16/10/2018, 07:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[46].Website: http://www.quangngai.gov.vn/userfiles/file/dudiachiquangngai[47].Website: http://quangngai.kttvttb.vn/ Link
[15].Nguyễn Bá Hoằng (2001), Đánh giá tài nguyên đất xây dựng khu vực Vũng Tàu - Bà Rịa. LATS Địa chất công trình, trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội. Quang Thiên và nnk (2015), Đánh giá và khai thác hợp lý tài nguyên đất xây dựng. Giáo trình SĐH, Đại học Khoa học - Đại học Huế Khác
[17].Đỗ Quang Thiên (2014), Đánh giá và khai thác hợp lý tài nguyên đất xây dựng.Bài giảng cao học ngành QLTNMT. Đại học Khoa học, Đại học Huế Khác
[18].Đỗ Quang Thiên (2013), Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện địa hình - địa chất vùng đồng bằng ven biển Quảng Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu.Dự án NCKH cấp tỉnh, Quảng Nam Khác
[19].Đỗ Quang Thiên và nnk (2004), Phân chia các kiểu cấu trúc nền đất yếu khu vực thành phố Huế và đề xuất các giải pháp kỹ thuật cải tạo hợp lý phục vụ qui hoạch xây dựng., Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, Sở KH và CN TT Huế, số:3 (46), tr 24-35 Khác
[21].Phạm Văn Tỵ (1999), Quan điểm khoa học đánh giá tài nguyên đất xây dựng, Hội nghị khoa học Địa chất công trình và môi trường Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, tr:19-26 Khác
[22].Phạm Văn Tỵ (1999), Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất xây dựng của thành phố Hà Nội. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp thành phố Khác
[23].Phạm Văn Tỵ (1997), Khai thác hợp lý tài nguyên nước dưới đất và đất xây dựng ở Hà Nội, Hội nghị khoa học Địa chất công trình với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Hà Nội, tr: 9-18 Khác
[24].Nguyễn Khắc Sơn (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước về đất đai, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội Khác
[25].Sở tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ngãi (2017), Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2017, Quảng Ngãi Khác
[26].UBND tỉnh Quảng Ngãi (2013), Quyết định số 190/QĐ-UBND ngày 14/8/2013 về việc Phê duyệt quy hoạch vùng tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Khác
[27].UBND tỉnh Quảng Ngãi (2015), Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 5/3/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Khác
[29].UBND tỉnh Quảng Ngãi (2012), Quy hoạch SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011-2015),Quảng Ngãi Khác
[30].UBND tỉnh Quảng Ngãi (2018), Báo cáo số 333/BC-UBND ngày 2/12/2018 về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2017, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2018, Quảng Ngãi.2. Tiếng Anh Khác
[31]. Akpokodje E.G. (1979), The Importance of Engineering Geological Mapping in the Development of the Niger Delta Basin. Bull.Int Assoc. Eng Geol 19:101-108 Khác
[32].Bell D.H (1985), Engineering Geology and Subdivision Plainning in New Zealand. Eng. Geol 22:45-59 Khác
[33].Bulletin of the International Association of Engineering Geology (1982), An engineering geological map of the soils and rocks of the United Kingdom Khác
[34].Churinov M.V. (1972), The engineering-geological map of USSR at scale 1:2 500 000. Glavnoe Upravlenie Geodezii I Kartografii (Chief Administration for Geodesy and Cartography), Moscow Khác
[35].Culshaw M.G. &amp; Price S.J. (2011), The contribution of urban geology to the development, regeneration and conservation of cities. Bulletin of Engineering Geology and the Environment, 70, 333–376 Khác
[36].Dobbs M. R., Culshaw M. G., et al. (2011), Methodology for creating national engineering geological maps of the British Geological Survey, University of Birmingham Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w