Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT 1.2.4.1.Căn cứ tính thuế GTGT Là giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT Thuế GTGT = Giá chưa thuế × thuế suất thuế GTGT a Giá tính thuế Giá tính thuế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SỐ 1 THỪA
THIÊN HUẾ
Lớp: K48 D Kế Toán
MSV: 14K4051016
Niên khóa: 2014 – 2018
Trang 2Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn chuyển tiếp từ lý thuyết sang thực hành, là cơ hội để tiếp xúc với thực tiễn, tiếp xúc với những số liệu có thật, cách thức xử lý nghiệp vụ phát sinh, áp dụng lý thuyết đã được quý thầy cô dạy bảo vào thực tế Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn quý thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế nói chung và thầy (cô) giáo khoa Kế toán - Kiểm toán nói riêng đã tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Cổ phần Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế”.
Ngoài ra, tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo quý cơ quan, bộ phận kế toán cùng toàn thể anh (chị) các bộ phận khác đã hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo - Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền đã rất tận tình hướng dẫn tôi trong việc thiết lập dàn ý cho bài khóa luận, hiểu rõ được các mục tiêu cần đạt của các phần trình bày để tôi
có được một định hướng chính xác hơn khi làm bài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè - những người đã luôn đồng hành cùng tôi, luôn chia sẻ,động viên, giúp đỡ tôi Tuy nhiên do hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức, kinh nghiệm nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý thầy cô giáo, những người quan tâm đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Huế, tháng 04 năm 2018 Sinh viên thực hiện Trần Viết Giáng Châu
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Kết cấu đề tài 4
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế 5
1.1.1 Khái niệm về thuế 5
1.1.2 Đặc điểm của thuế 5
1.1.3 Vai trò của thuế đối với Nhà nước, xã hội và nền kinh tế quốc dân 6
1.2 Thuế Giá trị gia tăng 8
1.2.1 Tổng quan về thuế Giá trị gia tăng 8
1.2.2 Đặc điểm và vai trò của thuế GTGT 9
1.2.2.1 Đặc điểm 9
1.2.2.2 Vai trò 10
1.2.3 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế GTGT 12
1.2.3.1 Đối tượng nộp thuế GTGT 12
1.2.3.2 Đối tượng chịu thuế GTGT 12
1.2.3.3 Đối tượng không chịu thuế GTGT 12
1.2.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT 13
1.2.4.1 Căn cứ tính thuế GTGT 13
1.2.4.2 Phương pháp tính thuế GTGT 20
1.2.5 Kê khai, nộp thuế, hoàn thuế 24
1.2.5.1 Kê khai thuế 24
1.2.5.2 Nộp thuế 25
1.2.5.3 Hoàn thuế 26
Trang 41.2.5.4 Quyết toán thuế 28
1.3 Kế toán thuế Giá trị gia tăng 29
1.3.1 Kế toán thuế Giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ 29
1.3.1.1 Các chứng từ sử dụng 29
1.3.1.2 Tài khoản sử dụng 29
1.3.1.3 Kết cấu tổng quan của tài khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 133 29 1.3.1.4 Phương pháp hạch toán 30
1.3.2 Kế toán thuế Giá trị gia tăng đầu ra 31
1.3.2.1 Các chứng từ sử dụng 31
1.3.2.2 Tài khoản sử dụng 31
1.3.2.3 Kết cấu tổng quan của tài khoản Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 333 31
1.3.2.4 Phương pháp hạch toán TK 3331 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SỐ 1 TT HUẾ 33
2.1 Tổng quan về Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế 33
2.1.1 Một số thông tin chung về Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế.33 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế 33
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 34
2.1.3.1 Chức năng 34
2.1.3.2 Nhiệm vụ 35
2.1.4 Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh của Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế 35
2.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế 36
2.1.6 Tình hình cơ bản của công ty qua 3 năm 2015-2017 40
2.1.6.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 40
2.1.5.2 Tình hình tài sản-nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015-2017 43
2.1.5.3 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015-2017 51
Trang 52.2 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty cổ phần Tư vấn Xây
dựng số 1 TT Huế 55
2.2.1 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 55
2.2.2 Kế toán thuế Giá trị gia tăng tại Công ty 58
2.2.2.1 Đặc điểm thuế GTGT tại Công ty 58
2.2.2.2 Kế toán thuế GTGT đầu vào 58
2.2.2.3 Thuế Giá trị gia tăng đầu ra của Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế 74
2.2.3 Kê khai, nộp thuế Giá trị gia tăng 79
2.2.3.1 Kê khai thuế GTGT 79
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN SỐ 1 TỈNH TT HUẾ 92
3.1 Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế : 92
3.2 Đánh giá về công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế 93
3.2.1 Ưu điểm 93
3.2.2 Nhược điểm 94
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán thuế GTTGT tại Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế : 95
PHẦN III: KẾT LUẬN 97
3.1 Kết luận 97
3.2 Kiến nghị 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 6DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐÔ, BIỂU ĐỒ
* Bảng
Bảng 2.1 Tình hình Lao động của Công ty qua 3 năm 2015-2017 41
Bảng 2.2 Cơ cấu và biến động Tài sản – Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2015-2017 44
Bảng 2.3 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2015-2017 52
* Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Kế toán thuế GTGT đầu vào 30
Sơ đồ 1.2: Kế toán thuế GTGT đối với hàng bán trả ngay 32
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý CTCP Tư vấn Xây dựng Số 1 TT Huế 37
Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ bộ máy kế toán tại CTCP Tư vấn Xây dựng Số 1 TT Huế 56
Sơ đồ 2.3 – Hệ thống kế toán trên máy tính của Công ty 57
Sơ đồ 2.4 Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào 60
* Biểu đồ: Biểu đồ 2.1 - Cơ cấu TSNH và TSDH trong Tổng TS Công ty qua 3 năm 2015-2017 46
Biểu đồ 2.2 - Cơ cấu NPT và VCSH trong Tổng NV qua 3 năm 2015-2017 49
Trang 7DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1: Hóa đơn GTGT đầu vào số 0000510 62
Biểu 2.2: Hóa đơn GTGT đầu vào số 0000696 64
Biểu 2.3: Phiếu xuất kho số XH1001/11 65
Biểu 2.4: Giấy đề nghị thanh toán 67
Biểu 2.5: Sổ chi tiết 133 70
Biểu 2.6: Hóa đơn GTGT đầu vào số 0003793 72
Biểu 2.7: Phiếu chi tiền thanh toán số PC0000586 73
Biểu 2.8: Hóa đơn giá trị gia tăng 77
Biểu 2.9: Sổ chi tiết tài khoản Thuế và các Khoản phải nộp Nhà nước 78
Biểu 2.10: Bảng kê hóa đơn mua vào quý 4 năm 2017 80
Biểu 2.11: Bảng kê hóa đơn bán ra quý 4 năm 2017 81
Biểu 2.12: Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV/2017 82
Biểu 2.13: Tờ khai thuế GTGT quý 4 năm 2017 87
Biểu 2.14: Giấy nộp tiền vào Ngân sách nhà nước 91
Trang 9HHDV Hàng hóa dịch vụ
Trang 10PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
Các công ty, doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều thì sẽ mang lại các khoản thucho Ngân sách Nhà nước Trong đó thuế chính là nguồn thu chủ yếu của Ngân sáchchiếm đến 80-90% tỷ trọng Ngân sách Nhà nước Thuế ra đời cùng với sự phát triềncủa nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, cùng với Nhà nước quản lý nền kinh tế Không nhữngthế, thuế còn là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân sách nhà nước; là công cụ thực hiệnđiều tiết mục tiêu kinh tế vĩ mô, kích thích sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việclàm, đóng vai trò tái phân phối các nguồn tài chính, góp phần đảm bảo công bằng xãhội, kiềm chế lạm phát, góp phần bảo hộ sản xuất trong trước và tạo điều kiện hòanhập với nền kinh tế thế giới Thuế giá trị gia tăng là một trong các loại thuế có tầmquan trọng trong nền kinh tế Trong hầu hết các loại hàng hóa dịch vụ của mọi lĩnhvực, ngành nghề, thuế giá trị giá tăng đều chiếm một phần trong tổng giá trị của nó Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng số 1 Thừa Thiên Huế từ khi hoạt động đếnnay tuy trải qua nhiều giai đoạn khó khăn song vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối vớiNgân sách Nhà nước Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được nhiều doanhthu, đảm bảo tuân thủ pháp luật Nhà nước, công sức đó là sự đóng góp của toàn thểnhân viên tại doanh nghiệp, không thể không kể đến vai trò của kế toán -trợ lý đắc lực
Trang 11giúp giám đốc hoạch định và đưa ra những quyết định phù hợp với tình hình thực tế tạidoanh nghiệp mình Hơn hết, kế toán thuế là một mảng luôn luôn được quan tâm vàtồn tại trong mọi doanh nghiệp Nhận thấy tầm quan trọng của kế toán thuế trong việcgiúp doanh nghiệp thực hiện các thủ tục cần thiết gửi cơ quan thuế, sẵn sàng giải trìnhvới cơ quan thuế khi được yêu cầu, nếu có vấn đề gì xảy ra thì người đại diện hợppháp trong công ty phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật, và một người Kếtoán thuế cần phải hiểu và thực hiện đúng theo luật, các chuẩn mực kế toán, để tránhtình trạng thất thu nguồn Ngân sách và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, vì vậy
tôi quyết định chọn đề tài: “Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đáp ứng các mục tiêu sau:
- Mục tiêu chung:
Tìm hiểu về thực trạng Kế toán thuế GTGT tại Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TTHuế và đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả hệ thống thuế GTGT tại Công ty
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống cơ sở lý luận về kế toán thuế GTGT
+ Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổphần Tư vấn xây dựng số 1 Thừa Thiên
+ Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán thuế GTGTtại Công ty
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty CP
Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế
4 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài được thực hiện tại phòng kế toán Công ty CP Tư VấnXây Dựng Số 1 TT Huế
Trang 12Về thời gian: Số liệu liên quan đến tài chính qua 3 năm từ 2015-2017 và quý IVnăm 2017.
5 Phương pháp nghiên cứu
Để có thể hoàn thành bài báo cáo, tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, nghiên cứu các thông tin liên quan
đến đề tài như: Luật Kế toán 2015, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Thông tư 200hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp, các giáo trình Kế toán tài chính, cácBCTC của công ty, chứng từ sổ sách liên quan, các bài khóa luận tốt nghiệp đạihọc đề tài về kế toán thuế GTGT, photo hay chụp ảnh những tài liệu cần thiếtcho đề tài … nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán thuế GTGT và phântích tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN trong doanh nghiệp, đồng thờilàm cơ sở để so sánh với thực tế nghiên cứu được
- Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép lại trình tự công việc mà nhân
viên kế toán thuế GTGT thực hiện từ việc tiếp nhận chứng từ, kiểm tra thôngtin, hạch toán trên phần mềm máy tính và lưu trữ chứng từ, …
- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành hỏi trực tiếp các cán bộ phòng kế toán về
những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, trao đổi về những thắc mắc, nhữngthông tin chưa được rõ trên tài liệu thu thập được liên quan tới phần hành kế toánthuế GTGT và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN của doanh nghiệpthông qua những câu hỏi nhỏ
Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu về tình hình tài
sản-nguồn vốn, kết quả kinh doanh và tình hình lao động của công ty để thấy sựbiến động của từng chỉ tiêu cũng như cơ cấu của một bộ phận so với tổng thểcủa một chỉ tiêu nào đó
So sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối theo tỷ lệ phần trăm: được sửdụng khi tính sự biến động của tài sản-nguồn vốn, tình hình kết quả sảnxuất kinh doanh và tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017
Trang 13 So sánh số tương đối cơ cấu: dùng khi tính cơ cấu của mỗi chỉ tiêu trongtổng tài sản, nguồn vốn và khi tính cơ cấu lao động theo mỗi tiêu chí quatừng năm.
- Phương pháp phân tích số liệu: Từ kết quả đã được so sánh cùng với kiến thức
đã được học, tiến hành đánh giá, đưa ra nhận xét tổng hợp về các vấn đề liênquan đến tình hình tài chính, tình hình thuế GTGT và tình hình thực hiện nghĩa
vụ đối với NSNN của Công ty
- Phương pháp mô tả, sơ đồ: Qua quan sát, thể hiện lại cách hạch toán, luân
chuyển chứng từ, phương pháp đối ứng tài khoản, phương pháp tổng hợp vàcân đối tài khoản về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua mô tả hoặc trìnhbày sơ đồ minh họa
6 Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lí luận về kế toán thuế Giá trị gia tăng trong doanh nghiệpChương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế Giá trị gia tăng tại Công ty CP TưVấn Xây Dựng Số 1 TT Huế
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế Giá trị giatăng tại Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Số 1 TT Huế
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trang 14PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế
1.1.1 Khái niệm về thuế
Trên thực tế thuế đã ra đời từ khi Nhà nước hình thành, gắn liền với sự tồn tại vàphát triển của Nhà nước Từ đó đến nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về thuếđược đưa ra:
Theo kinh tế học thì thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước sử dụngquyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công.Theo tính chất pháp lý thì thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các thể nhân
và pháp nhân được Nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật, nhằm đáp ứngcác nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước
Theo Philip E.Taylor (1963): “Thuế là sự đóng góp cưỡng bách của mỗi người
cho Chính phủ để trang trải các khoản chi phí và quyền lợi chung, mà ít căn cứ vào các lợi ích riêng được hưởng”.
Từ những quan điểm trên, ta có thể khái niệm chung về thuế như sau: “Thuế là
một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân, thể nhân cho Nhà nước theo mức độ
và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm
sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội” ( Theo Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Thị Liên
(2007))
1.1.2 Đặc điểm của thuế
Thuế có những đặc điểm như sau:
Tính bắt buộc
Trang 15Theo nhà kinh tế học Joseph E Stiglitz thì “Thuế khác với đa số những khoản
chuyển giao tiền từ người này sang người kia: Trong khi tất cả những khoản chuyển giao đó là tự nguyện thì thuế lại là bắt buộc”.Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Thị Liên
(2007)
Tính bắt buộc thể hiện ở chỗ, đối với người nộp thuế, đây là nghĩa vụ chuyểngiao tài sản của họ cho Nhà nước khi có đủ điều kiện mà không phải là quan hệ thanhtoán dù trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng Đối với các cơ quan thu thuế, khi thaymặt Nhà nước thực hiện các hành vi nhất định cũng không được phép lựa chọn thựchiện hay không thực hiện hành vi thu thuế, có sự phân biệt đối xử đối với NNT
Tính pháp lý
Tính pháp lý được thể hiện thông qua các quy định cần thiết về vi phạm, hìnhthức và các thủ tục, quy trình pháp lý liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế như: đối tượngchịu thuế, đối tượng nộp thuế, mức thuế phải nộp, thời hạn nộp thuế và những chế tàimang tính cưỡng chế khác
Tính không hoàn trả trực tiếp
Trước khi thu thuế, Nhà nước không hứa hẹn cung ứng trực tiếp một dịch vụcông cộng nào cho NNT Sau khi nộp thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trựctiếp nào cho NNT Những lợi ích từ việc nộp thuế sẽ được hoàn trả gián tiếp thông quacác dịch vụ công cộng của Nhà nước cho cộng đồng và xã hội
1.1.3 Vai trò của thuế đối với Nhà nước, xã hội và nền kinh tế quốc dân
Huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước
Đây là vai trò đầu tiên của thuế Mỗi một loại thuế mà Nhà nước ban hành đềunhằm vào mục đích là tạo nguồn thu cho NSNN Trong nền kinh tế thị trường thì vaitrò này của thuế càng nổi bật bởi thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất
Tỷ trọng các khoản thu từ thuế thường chiếm trên 80% tổng thu của ngân sách Ở nước ta,nguồn thu từ thuế cũng thường chiếm từ 80% đến 90% tổng các khoản thu của NSNN
Trang 16 Điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Thuế là công cụ giúp ổn định giá cả thị trường và kiềm chế lạm phát
Trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều biến động, khủng hoảng, suy thoái… vàkinh tế trong nước vẫn đang trong giai đoạn phát triển, thị trường luôn có những biếnđộng khó lường Để kiểm soát những biến động này, Nhà nước phải sử dụng kết hợpđồng thời nhiều biện pháp và chính sách, trong đó có sự tham gia của chính sách thuế.Trường hợp lạm phát làm cho giá cả tăng cao, Nhà nước có thể dùng biện phápđiều chỉnh tăng thuế để làm giảm bớt áp lực tăng cầu giả tạo, trên cơ sở đó điều chỉnhlại cân bằng quan hệ cung cầu
Trường hợp lạm phát nảy sinh từ nguyên nhân chi phí thì việc giảm thuế đối vớicác yếu tố đầu vào là cần thiết Việc này nhằm giảm áp lực tăng chi phí và tạo điềukiện hạ giá thành sản phẩm, từ đó lập lại quan hệ cung cầu, ổn định giá cả thị trường
Thuế có vai trò trong chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
Với việc thiết kế và xây dựng hệ thống chính sách thuế có phân biệt theo ngành,vùng khác nhau, Nhà nước có thể thúc đẩy phát triển nhiều ngành nghề kinh tế mũinhọn, then chốt và các vùng kinh tế trọng điểm, góp phần khuyến khích chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Chính sách thuế phân biệt theo các mức thuế suất cao thấp khác nhau đối vớitừng ngành nghề sản xuất kinh doanh, từng sản phẩm dịch vụ, tùy thuộc vào sự cầnthiết cuẩ sản xuất và đời sống xã hội
Việc áp dụng các hình thức ưu đãi thuế đối với hàng hóa, dịch vụ phù hợp vớichuyển dịch cơ cấu kinh tế thường sẽ làm cho giá cả hàng hóa dịch vụ đó giảm xuống,khi đó lượng cầu sẽ tăng lên Và để đáp ứng cho sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng, các
DN sẽ mở rộng quy mô sản xuất nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn
Ngược lại, khi áp dụng mức thuế suất cao, giá cả tăng lên thì đồng nghĩa với việcgiảm sút về cầu, thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh Lúc đó, DN sẽ tìm lĩnh vực đầu
tư mới để chuyển dịch cơ cấu kinh tế với mục đích sản xuất mặt hàng khác có thể tạolợi nhuận nhiều hơn
Trang 17 Thuế góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước
Trong các công cụ bảo hộ thì thuế quan được coi là hàng rào bảo hộ linh hoạt vàhiệu quả nhất nhằm điều hòa áp lực cạnh tranh
Thực tế, đối với các ngành sản xuất yếu kém trong nước, khả năng cạnh tranh vớicác sản phẩm nhập khẩu kém cả về giá cả và chất lượng Nếu muốn duy trì và phát huycác ngành này buộc Nhà nước phải có chính sách bảo hộ nhất định để hạn chế đượctính cạnh tranh gay gắt từ các mặt hàng nhập khẩu cùng loại, đồng thời hỗ trợ cácdoanh nghiệp trong nước gia tăng sản xuất
Các chính sách bảo hộ mà Nhà nước đưa ra là áp dụng mức thuế suất cao đối vớihàng nhập khẩu, thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu, thuế chống bán phá giá, thuếchống trợ cấp và thuế đối kháng… nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho những mặt hàngsản xuất trong nước và giảm bớt hoặc triệt tiêu lợi thế giá cả giữa hàng nhập khẩu vàhàng nội địa
Điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội
Trong nền kinh tế thị trường, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước, thị trường
tự điều chỉnh thì sự phân phối của cải và thu nhập sẽ mang tính tập trung rất cao, tạo rahai cực đối lập nhau: một thiểu số người sẽ giàu có lên nhanh chóng, còn cuộc sốngcủa đại bộ phận dân chúng ở mức thu nhập thấp Do đó cần có sự can thiệp của Nhànước vào quá trình phân phối thu nhập, thực hiện công bằng xã hội…
1.2 Thuế Giá trị gia tăng
1.2.1 Tổng quan về thuế Giá trị gia tăng
“Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được thu ở khâu tiêu thụ hàng hóa dịch vụ”.( Theo Luật Thuế giá trị gia tăng, 2008)
Như vậy, thuế GTGT đánh trên phần giá trị mới được tạo ra trong quá trình sảnxuất kinh doanh Vấn đề cơ bản là phải xác định được GTGT ở mỗi giai đoạn sản xuất
Trang 18kinh doanh, có như vậy mới tính được một cách chính xác số thuế GTGT của giaiđoạn đó.
GTGT được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị HHDV bán ra với tổnggiá trị HHDV mua vào tương ứng trong kỳ tính thuế:
-Tổng giá trị HHDV mua vào tương ứng
a) Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp
Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn nhưng chỉ thu phần giá trị tăng thêm củahàng hóa dịch vụ theo từng phân đoạn trong quá trình sản xuất, lưu thông trên thịtrường và đến tay người tiêu dùng cuối cùng Tổng số thuế thu được của tất cả các giaiđoạn bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng Do vậy, thuếGTGT tránh được hiện tượng trùng lắp, tạo ra sự công bằng giữa các chủ thể tronghoạt động sản xuất kinh doanh, kích thích lưu thông hàng hóa từ sản xuất đến tiêudùng
b) Thuế GTGT có tính trung lập
Thuế GTGT không phải yếu tố chi phí mà là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán củangười cung cấp hàng hóa dịch vụ và không bị ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh củangười nộp thuế Nên dù lãi hay lỗ, doanh nghiệp cũng phải nộp thuế GTGT Ngoài ra,thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia quá trình sản xuấtkinh doanh bởi tổng số thuế của tất cả các giai đoạn luôn bằng số thuế tính trên giá bán
ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít Vì vậy , thuế GTGT không ảnhhưởng lớn đến mục tiêu khuyến khích hay hạn chế sản xuất kinh doanh theo ngànhnghề cụ thể
c) Thuế GTGT là thuế gián thu
Trang 19Thuế GTGT là loại thuế mà người nộp thuế không phải người chịu thuế Là số tiền
mà người chịu thuế nộp cho Nhà nước thông qua hình thức người nộp thuế thu hộ.Thuế GTGT được cộng vào giá bán hàng hóa dịch vụ nên gánh nặng nộp thuế đượcchuyển từ người nộp thuế sang người chịu thuế, hay nói cách khác giá cả hàng hóadịch vụ mà người tiêu dùng mua bao gồm cả thuế GTGT
d) Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập
Thuế GTGT đánh vào hàng hóa dịch vụ , người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ phải trảkhoản thuế bằng nhau nếu cùng tiêu dùng một loại hàng hóa, dịch vụ, không phân biệtngười có thu nhập cao hay thu nhập thấp Nên tỉ lệ chịu thuế GTGT của người thunhập thấp cao hơn so với người thu nhập cao và ngược lại, người thu nhập thấp phảitrích một khoản khá lớn từ thu nhập của mình để nộp thuế GTGT, trong khi người thunhập cao chỉ phải bỏ ra một một phần ít hơn để chi tiêu
1.2.2.2 Vai trò
a) Thuế GTGT là một khoản thu quan trọng của NSNN
NSNN được thu từ nhiều nguồn khác nhau: từ thuế, phí, lệ phí, viện trợ nướcngoài, tín dụng,… nhưng thuế và phí, đặc biệt thuế là nguồn thu chủ yếu, là bộ phận
cơ bản của nền tài chính quốc gia Ở các nước thuộc tổ chức hợp tác và kinh tế pháttriển, thuế GTGT chiếm 20% tổng thu ngân sách
Hiện nay, ở Việt Nam thuế tiêu dùng (trong đó bao gồm thuế GTGT) chiếm tỷ trọng khoảng 40% trong tổng thu ngân sách hàng năm
b)Thuế GTGT góp phần ổn định giá cả, mở rộng lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển
Trước đây theo Luật thuế doanh thu, Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thuphát sinh của sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêudùng Nếu các sản phẩm, hàng hóa chịu thuế càng cao qua nhiều khâu thì số thuế Nhànước thu được cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn đếntình trạng thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước đó.Điều đó mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất và lưu thông hàng hóa
Trang 20Khi thuế GTGT ra đời, Nhà nước chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm củacác sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thông mà không thu thuế đối với toàn bộdoanh thu phát sinh như mô hình thuế doanh thu.
Theo nghiên cứu thì phần lớn các nước trong đó có cả Việt Nam, sau khi áp dụngthuế GTGT thì giá cả các loại hàng hóa dịch vụ đều không thay đổi hay chỉ thay đổimột tỷ lệ không đáng kể và mức sản xuất của các DN, mức tiêu dùng của dân chúngkhông sút giảm, hay chỉ sụt giảm một tỷ lệ nhỏ trong thời gian đầu, kể cả các trườnghợp tăng thuế suất thuế GTGT đối với một số mặt hàng trong định kỳ điều chỉnh.Như vậy có thể thấy, việc áp dụng thuế GTGT đã góp phần ổn định giá cả, mởrộng lưu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển
c)Thuế GTGT góp phần khuyến khích đầu tư, mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Thuế GTGT có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích đầu tư, phát triển sảnxuất kinh doanh Thuế GTGT không thu vào vốn, nên khuyến khích các cơ sở sản xuấtkinh doanh bỏ vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất Hơn nữa, thuếGTGT không đánh vào hoạt động đầu tư tài sản cố định, toàn bộ số thuế GTGT phảitrả khi mua sắm tài sản cố định sẽ được Nhà nước cho khấu trừ hoặc hoàn lại cho DN.Thuế GTGT có tác dụng bảo hộ sản xuất trong nước thông qua việc đánh thuếvào hàng hóa nhập khẩu Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của các DN sản xuấtkinh doanh trong nước, bảo hộ được thị trường tiêu thụ hàng hóa nội địa, kích thíchsản xuất trong nước phát triển, tạo điều kiện hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thếgiới Bên cạnh đó, việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu sẽ tạo môi trường đầu tư thuậnlợi cho các DN trong nước cũng như các DN nước ngoài
d)Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng
Trang 21Do yêu cầu của việc kê khai thuế GTGT, khấu trừ thuế GTGT đầu vào, tính đúngthu nhập chịu thuế buộc các DN phải chú trọng đến công tác mở sổ kế toán, ghi chép,quản lý và sử dụng hóa đơn chứng từ.
Thông qua việc chấp hành những yêu cầu đó đã giúp cơ quan chức năng và cơquan thuế nắm được tình hình kinh doanh của các DN, hạn chế thất thu cho NSNN.1.2.3 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế GTGT
1.2.3.1 Đối tượng nộp thuế GTGT
Theo điều 4, Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 của Quộc hội ban hànhngày 03 tháng 06 năm2008:
Người nộp thuế GTGT bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuếGTGT
1.2.3.2 Đối tượng chịu thuế GTGT
Theo Điều 2 Thông tư 219/2013 /TT-BTC, hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT vàNghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành:
“Hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, các nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT”
1.2.3.3 Đối tượng không chịu thuế GTGT
Đối tượng không chịu thuế GTGT được bổ sung và nêu rõ tại Điều 4 Thông tư219/2013/TT-BTC Có 26 nhóm hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế.Dưới đây là một số khoản được thay đổi tại Điều 1 Thông tư 71/2014/TT-BTC:
- Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản,sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh
Trang 22kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôitrồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làmviệc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốctế
- Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhânlàm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụhoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ
Tính chất hàng hóa dịch vụ không chịu thuế gồm: Mang tính chất thiết yếu; thuốccác hoạt động ưu đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo; của một số ngành cần khuyến khíchphát triển; nhập khẩu nhưng không tiêu dùng tại Việt Nam; khó xác định giá trị tăng thêm.1.2.4 Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT
1.2.4.1.Căn cứ tính thuế GTGT
Là giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT
Thuế GTGT = Giá chưa thuế × thuế suất thuế GTGT
a) Giá tính thuế
Giá tính thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ được xác định theo Thông tư26/2015/TT-BTC, sửa đổi bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC)
Nguyên tắc: Giá tính thuế là giá chưa có thuế GTGT
- Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam
- Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bánchưa có thuế GTGT Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt làgiá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT
- Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệmôi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu
Trang 23thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuếtiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị giatăng.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhậpkhẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) vớithuế bảo vệ môi trường (nếu có) Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theoquy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh
doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá
tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thờiđiểm phát sinh các hoạt động này
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ,biếu, tặng cho, trả thay lương là giá chưa thuế GTGT của HHDV tươngđương, cùng loại trên thị trường tại thời điểm phát sinh hoạt động trao đổi,biếu tặng, trả thay lương
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định củapháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0);trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiệntheo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuếnhư hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng,kho tàng, bến, bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị là số tiền chothuê chưa có thuế GTGT
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theogiá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồmkhoản lãi trả góp, lãi trả chậm
- Đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa cóthuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu
Trang 24- Đối với xây dựng, lắp đặt, là giá trị công trình, hạng mục công trình hayphần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT.
- Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế là giá chuyểnnhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT (được sửađổi cụ thể tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC)
- Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ, ủy thácxuất nhập khẩu hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiềncông, tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT
- Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanhtoán là giá đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết thì giá chưa có thuế được xác định như sau:
Giá chưa thuế GTGT =Giá thanh toán (tiền vé, bán tem,…)
1 + thuế suất
- Đối với điện của các nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điệnlực Việt Nam, bao gồm cả điện của nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộccác tổng công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá tính thuếGTGT để xác định số thuế GTGT nộp tại địa phương nơi có nhà máy đượctính bằng 60% giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước, chưa baogồm thuế giá trị gia tăng
- Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặtcược, là số tiền thu từ hoạt động này đã bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệttrừ số tiền đã trả thưởng cho khách
Giá tính thuế được tính theo công thức sau:
Giá tính thuế= Số tiền thu được
Trang 25Giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá tính thuế =Giá đã có thuế GTGT
1 + thuế suất
- Đối với dịch vụ cầm đồ, số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãiphải thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàngcầm đồ (nếu có) được xác định là giá đã có thuế GTGT
Giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá tính thuế = Số tiền phải thu
1+thuế suất
- Đối với hoạt động in, giá tính thuế là tiền công in Trường hợp cơ sở in thựchiện các hợp đồng in, giá thanh toán bao gồm cả tiền công in và tiền giấy inthì giá tính thuế bao gồm cả tiền giấy
- Đối với dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ
ba bồi hoàn, đại lý xử lý hàng bồi thường 100% hưởng tiền công hoặc tiềnhoa hồng thì giá tính thuế GTGT là tiền công hoặc tiền hoa hồng đượchưởng (chưa trừ một khoản phí tổn nào) mà doanh nghiệp bảo hiểm thuđược, chưa có thuế GTGT
- Đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này,giá tính thuế là giá thanh toán ghi trong hợp đồng mua dịch vụ chưa có thuếgiá trị gia tăng
- Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đếnkhoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giáhàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng
Trang 26b) Thuế suất:
Hiện nay, có 3 mức thuế suất áp dụng cho các loại hàng hóa chịu thuế GTGT, đó
là mức thuế 0%, 5%, 10% ( Theo Luật Thuế giá trị gia tăng, 2008)
Điều kiện để hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%:
-Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩuhoặc uỷ thác gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổchức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;
-Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và cácchứng từ khác theo quy định của pháp luật;
-Có tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu
Thuế suất 5%:
-Nước sạch phục vụ sản xuất sinh hoạt, không gồm các loại nước uống đóng
chai, bình và các loại nước giải khát khác thuộc diện áp dụng mức thuế suất10%
-Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăngtrưởng vật nuôi, cây trồng
-Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp;nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sảnphẩm nông nghiệp
Trang 27-Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉqua sơ chế làm sạch, phơi, sấy khô,bóc vỏ,tách hạt, cắt lát, ướp muối, bảo quảnlạnh và các hình thức bảo quản thông thường khácở khâu kinh doanh thươngmại.
-Mủ cao su sơ chế như mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm; nhựa thông sơ chế;lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cábao gồm các loại lưới đánh cá, cácloại sợi, dây giềng loại chuyên dùng để đan lưới đánh cá không phân biệtnguyên liệu sản xuất
-Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thươngmại, trừ gỗ, măng và các sản phẩm quy định tại điểm 1 mục II phần A Thông tư219/2013/TT-BTC ngày 18/12/2013)
-Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn.Sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây
và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nôngnghiệp
-Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế
-Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập
-Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuấtphim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim
-Đồ chơi cho trẻ em; Sách các loại, trừ sách không chịu thuế
-Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ;các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thứckhoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn, không bao gồm trò chơi trựctuyến và dịch vụ giải trí trên Internet
Thuế suất 10%:
Áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ còn lại
Trang 28- Các mức thuế suất thuế GTGT nêu trên đây được áp dụng thống nhấtcho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinhdoanh thương mại.
- Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khácnhau thì phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hànghoá, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phảitính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở sản xuất,kinh doanh
c) Thời điểm để tính thuế GTGT là:
Theo Điều 8 Thông tư 219/2013 /TT-BTC:
- Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sửdụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu đượctiền
- Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặcthời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưathu được tiền
- Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu vềcước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch
vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụkết nối viễn thông
- Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêuthụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền
- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựngnhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện
dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinhdoanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ
- Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàngiao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, khôngphân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền
Trang 29- Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan
1.2.4.2 Phương pháp tính thuế GTGT
a)Phương pháp khấu trừ thuế GTGT
Theo Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC:
- Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủchế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn,chứng từ bao gồm:
+Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa,cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn,chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhânkinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều 13 Thông tưnày;
+Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ
hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn tại Điều
13 Thông tư này;
+Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạtđộng tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương phápkhấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay
- Doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên làm căn cứ xác định cơ sở kinhdoanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn tại điểm akhoản 1 Điều này là doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT vàđược xác định như sau:
+Doanh thu hàng năm do cơ sở kinh doanh tự xác định căn cứ vào tổng cộng chỉtiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên Tờ khai thuế GTGTtháng của kỳ tính thuế từ tháng 11 năm trước đến hết kỳ tính thuế tháng 10 năm hiệntại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT hoặc trên Tờ khai thuế GTGTquý của kỳ tính thuế từ quý 4 năm trước đến hết kỳ tính thuế quý 3 năm hiện tại trước
Trang 30năm xác định phương pháp tính thuế GTGT Thời gian áp dụng ổn định phương pháptính thuế là 2 năm liên tục.
+Đối với cơ sở kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh trong cả năm thì xác định theodoanh thu của năm trước năm tạm nghỉ kinh doanh
+Đối với cơ sở kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh một thời gian trong năm thì xácđịnh doanh thu theo số tháng, quý thực kinh doanh theo hướng dẫn tại điểm b khoảnnày
+ Trường hợp năm trước năm tạm nghỉ kinh doanh cơ sở kinh doanh kinh doanhkhông đủ 12 tháng thì xác định doanh thu theo số tháng, quý thực kinh doanh theohướng dẫn tại điểm b khoản này
- Xác định số thuế GTGT phải nộp:
Trong đó: Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ+ Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa,dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng
+ Thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế củahàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hànghóa, dịch vụ đó
+ Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thìthuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế quy định tạikhoản 12 Điều 7 Thông tư này
+ Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khibán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra Khilập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế,thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán Trường hợp hóa đơn chỉ ghigiá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa
Trang 31có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giáthanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ.”
b) Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT
Theo Điều 13, Thông tư 219/2013/TT-BTC:
- Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý
+ Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán củavàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tươngứng
+ Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơnbán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng vàcác khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng
+ Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng,bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tácvàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng
- Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đáquý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý Trườnghợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+)không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăngcủa kỳ sau trong năm Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kếtchuyển tiếp sang năm sau
- Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị giatăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mứcngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phươngpháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
Trang 32+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyệntheo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
+ Hộ, cá nhân kinh doanh;
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư
và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóađơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cungcấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khaithác dầu khí
+ Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợpđăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
+ Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt độngnhư sau:
+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyênvật liệu: 3%;
+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%
+ Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghitrên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoảnphụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng
- Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụthuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thìkhông áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này
- Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuếGTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định; trườnghợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặctrong một hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ
Trang 33khác nhau mà không tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngànhnghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán, cơquan thuế xác định doanh thu, thuế GTGT phải nộp theo tỷ lệ % trên doanh thu của hộkhoán theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này căn cứ vào tài liệu, số liệu khai thuế của
hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế và ý kiếncủa Hội đồng tư vấn thuế xã, phường
- Trường hợp hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán kinh doanh nhiềungành nghề thì cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ của hoạt động kinhdoanh chính
- Bảng danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu hướngdẫn tại khoản 2, khoản 3 Điều này được ban hành kèm theo Thông tư này
- Hợp tác xã, tổ chức hợp tác, tổ chức kinh tế tập thể có thu nhập từ hoạt độngtrồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,
- Hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất nông nghiệp có giá trị sản lượng hànghóa đến 90 triệu đồng/ năm và thu nhập đến 60 triệu đồng/ năm
1.2.5 Kê khai, nộp thuế, hoàn thuế
1.2.5.1 Kê khai thuế
Theo Điều 15 Thông tư 151/2014/TT-BTC, có hai cách để xác định đối tượng kê khaithuế
a) Cách xác định đối tượng kê khai thuế GTGT theo tháng:
Khai thuế GTGT theo tháng áp dụng đối với những doanh nghiệp có tổng doanhthu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề > 50 tỷ đồng
Những doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý mà có tổng doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ >50 tỷ đồng muốn chuyển sang kê khai theo tháng thì phảigửi thông báo cho cơ quan thuế theo Mẫu07/GTGT(Ban hành kèm thông tư 151/2014/
Trang 34TT-BBTC) Chậm nhất là cùng thời hạn nộp tờ kê khai thuế GTGT của tháng đầu tiêncủa năm bắt đầu kê khai thuế GTGT theo tháng.
b) Cách xác định đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý:
Khai thuế GTGT theo quý áp dụng đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề <50 tỷ đồng
Những doanh nghiệp mới thành lập thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý Saukhi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ vào tổngdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12tháng) thực hiện kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý
Các cơ sở sản xuất kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT phải có trách nhiệm lập
và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tính thuế GTGT từng quý theo mẫu quy định Thờihạn nộp tờ khai chậm nhất ngày thứ 30 của quý tiếp theo
Các cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phải có trách nhiệm lập
và gửi cho cơ quan tờ khai thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê hàng hóa, dịch vụmua vào, bán ra theo mẫu quy định Thời gian nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuwschậm nhất 20 ngày của đầu tháng tiếp theo Trong trường hợp không phát sinh thuếđầu vào, đầu ra thì cơ sở kinh doanh vẫn kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế Cơ
sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai và chịu trách nhiệm về tính chínhxác của việc kê khai
1.2.5.2 Nộp thuế
Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ sau khi nộp tờ khai cho
cơ quan thuế phải nộp thuế GTGT và NSNN, chậm nhất là ngày 30 của quý tiếp theo(nếu nộp thuế theo quý)
Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ sau khi nộp tờ khai cho
cơ quan thuế phải nộp thuế GTGT và NSNN, chậm nhất là ngày 20 của quý tiếp theo(nếu nộp thuế theo tháng)
Trang 35Tổ chức, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên thuếGTGT kê khai và thực hiện nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, chậm nhấtkhông quá 30 ngày của quý tiếp theo Riêng cá nhân kinh doanh nộp thuế theo mứcthuế khoán ổn định thì nộp thuế theo thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuếNgười nhập khẩu thì nộp thuế GTGT của hành nhập khẩu theo từng lần nhậpkhẩu, thời hạn nộp theo thời hạn nộp thuế nhập khẩu.
1.2.5.3 Hoàn thuế
a) Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT
Theo Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có sốthuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khaitheo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừvào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiênhoặc sau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưađược khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sởkinh doanh được hoàn thuế
- Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng
ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và pháttriển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu
tư từ 01 năm (12 tháng) trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sửdụng cho đầu tư theo từng năm
- Trường hợp, nếu số thuế GTGT lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụngcho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT
- Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư (Sửa đổi bổ sung tại khoản 12 Điều 1Thông tư 26/2015/TT-BTC): Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộpthuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà
để bán) cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thựchiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự
Trang 36án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanhđang thực hiện Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuếGTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.
- Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đốivới trường hợp kê khai theo quý) (Sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Thông tư26/2015/TT-BTC) có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hànghóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuếgiá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăngđầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồngthì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuếđược hoàn thuế giá trị gia tăng (Sửa đổi bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Thông tư26/2015/TT-BTC) khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợpnhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộpthừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết
- Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo
- Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định củapháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sửdụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặctrên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng
- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặcgiấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối vớihàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh Việc hoàn thuế GTGTthực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa củangười nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua tại Việt Nam mang theokhi xuất cảnh
- Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyềntheo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ướcquốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
Trang 37b) Điều kiện hoàn thuế GTGT
Theo Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:
- Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theohướng dẫn tại điểm 1, 2, 3,4, 5 Điều 18 Thông tư này phải là cơ sở kinh doanh nộpthuế theo phương pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệphoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan cóthẩm quyền, có con dấu theo đúng quy định của pháp luật, lập và lưu giữ sổ kế toán,chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngânhàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh
- Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khaithuế GTGT thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào sốthuế được khấu trừ của tháng tiếp sau
1.2.5.4 Quyết toán thuế
- Các cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ lập và gửi tờ khaiđiều chỉnh thuế GTGT năm cho cơ quan thuế, chậm nhất không quá 90 ngày kể từngày 31/12 của năm điều chỉnh Số liệu trên tờ khai điều chỉnh được sử dụng để điềuchỉnh thuế GTTGT của tháng 3 năm sau
- Năm quyết toán được tính theo năm dương lịch
- Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm nộp số thuế GTGT còn thiếu vào Ngân sáchNhà nước sau 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán thuế GTGT, nếu nộp thừađược trừ vào số thuế GTGT phải nộp của kỳ tiếp sau, hoặc được hoàn thuế GTGT nếu
cơ sở thuộc trường hợp và đối tượng được hoàn thuế GTGT
- Cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của số liệu quyết toánthuế GTGT, nếu cơ sở kinh doanh báo cáo sai, để trốn lậu thuế GTGT sẽ bị xử phạttheo quy định của pháp luật
Trang 381.3 Kế toán thuế Giá trị gia tăng
1.3.1 Kế toán thuế Giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
1.3.1.1 Các chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng
- Phiếu thu, Phiếu chi
Tài khoản 133: Thuế GTGT được khấu trừ
- Tài khoản 1331- Thuế GTGT được khấu trừ HHDV: phản ánh thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dung vào SXKD hànghóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế
- Tài khoản 1332- Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ: phản ánh thuế GTGT
đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ dung vào hoạt động SXKD hàng hóa,dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế của quátrình mua sắm bất động sản đầu tư
1.3.1.3 Kết cấu tổng quan của tài khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 133
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
a) Bên Nợ
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
b) Bên Có
Trang 39-Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
-Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
-Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá;-Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại
Trang 40(5) (4)
(3) (2) (1)